7 minute read

2.4.2. Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

BĐKH gây ra điều kiện nóng ẩm cao sẽ làm tăng nguy cơ các loại bệnh lan truyền theo muỗi và vi khuẩn theo đường nước (sốt rét, sốt xuất huyết, tiêu chảy). Bên cạnh đó, khi môi trường không khí bị ô nhiễm gia tăng sẽ làm cho các bệnh về đường hô hấp tăng. BĐKH làm mất đất, sản xuất lương thực giảm sút sẽ gây nguy cơ suy dinh dưỡng, ốm đau… Ngoài ra, do BĐKH làm cho các hiện tượng thời tiết cực đoan tăng, thiên tai (bão, lũ quét, lụt, hạn hán) gia tăng làm cho số người chết, bị thương, ốm đau, bệnh tật gia tăng… Về ngắn hạn, BĐKH chủ yếu liên quan tới thiên tai: Các cơn bão vào Việt Nam sẽ có số lượng và mức độ khốc liệt tăng lên mỗi năm, tàn phá trên diện rộng đối với cuộc sống con người, các công trình xây dựng và tài sản tại các khu dân cư và các hoạt động sản xuất tại các vùng ven biển hay vùng núi có độ dốc cao (miền Trung). Hạn hán nặng cùng lũ lụt và ngập úng sẽ xảy ra nhiều hơn với mức độ nghiêm trọng hơn, gây tác động xấu trên diện rộng cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân các vùng núi và đồng bằng châu thổ. Về trung hạn, BĐKH và các thiên tai có thể tạo điều kiện làm bùng phát các dịch bệnh thông thường và phát sinh các loại dịch bệnh mới. Tốc độ lan truyền dịch bệnh cũng sẽ nhanh hơn, đồng thời xuất hiện các vấn đề như: gia tăng nhiệt độ, sa mạc hóa (vùng núi, cao nguyên), nước biển dâng... và những vấn đề thứ cấp như xâm nhập mặn nhiều hơn, khan hiếm nước ngầm và nước mặt, ô nhiễm nguồn nước... Về dài hạn, BĐKH làm mực nước biển dâng sẽ làm ngập một số vùng ven biển, gây ra tình trạng mất đất sinh sống, sản xuất và di dân. Ngoài ra, BĐKH cũng gây nên hiện tượng sa mạc hóa ở quy mô lớn làm mất đất trên diện rộng gây tổn thất cho các ngành nông nghiệp và thủy sản. BĐKH làm nhiệt độ tăng cao sẽ làm thay đổi các hệ sinh thái và gây ra các khó khăn cho sản xuất nông – lâm nghiệp và ngư nghiệp (Trần Tú, 2012) [26].

2.4.2. Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

Advertisement

Trước những tác động xấu từ biến đổi khí hậu gây ra, Bộ NN&PTNT đã xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; bảo vệ và phát triển rừng gắn với xóa đói, giảm nghèo ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số… Ðặc biệt, việc nghiên cứu phát triển và chuyển giao các giống cây trồng mới (lúa, ngô, lạc, đậu tương, rau màu, cà-phê, chè) có năng suất, chất lượng cao

thích nghi điều kiện canh tác (chịu mặn, chịu hạn, chịu phèn), chế độ canh tác (ngập lụt, hạn hán) phục vụ sản xuất hàng hóa theo mô hình canh tác nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA) được chú trọng để vẫn duy trì được năng suất cây trồng. Bên cạnh đó, tập trung triển khai nhân rộng các mô hình, biện pháp canh tác tiên tiến như thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), kỹ thuật canh tác 3 giảm 3 tăng (3G3T), kỹ thuật canh tác 1 phải 5 giảm (1P5G), quản lý dịch bệnh tổng hợp (EPM), hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI), làm đất tối thiểu, che phủ bằng thảm thực vật, hình thành các chuỗi liên kết nông sản bền vững… Năm 2019, diện tích được chứng nhận VietGAP là 39,3 nghìn ha, trong đó, quả 22,66 nghìn ha; rau 5,99 nghìn ha; lúa 5,27 nghìn ha; chè 5,12 nghìn ha; cà phê 101 ha; cây khác 105 ha. Trên địa bàn cả nước đã triển khai xây dựng và phát triển mô hình chuỗi với 1.484 chuỗi (tăng 388 chuỗi so với năm 2018), 2.374 sản phẩm (tăng 948 sản phẩm) và 3.267 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi nông sản ATTP theo chuỗi (tăng 93 địa điểm). Đồng thời, Bộ đã cùng các địa phương, doanh nghiệp đang tiến hành xây dựng các chuỗi liên kết một số sản phẩm chủ lực như: Chuỗi liên kết cá tra ba cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL; Chuỗi liên kết ngành hàng lâm sản chủ lực; Chuỗi liên kết ngành hàng lúa gạo của 10.000 hộ trồng lúa ở vùng ĐBSCL (Lê Anh, 2019) [17]. Ðối với nhóm giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, Viện Môi trường nông nghiệp đang xây dựng hệ số phát thải quốc gia cho lúa và cây trồng cạn phục vụ nhiệm vụ kiểm kê khí nhà kính… Bên cạnh nghiên cứu và triển khai 24 mô hình trình diễn ứng dụng các kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất phù hợp để giảm tác động của BÐKH cho năm loại cây trồng chủ lực (lúa, ngô, đậu tương, lạc, mía) tại ba vùng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng và duyên hải miền trung. Các mô hình này thành công sẽ tạo hướng đi mới trong canh tác, góp phần bảo vệ đất, ổn định năng suất, tăng thu nhập, hiệu quả kinh tế cho nông dân. Viện Môi trường nông nghiệp đã xây dựng 12 quy trình canh tác cho các cây trồng chủ lực tại mỗi vùng, bảo đảm năng suất, bảo vệ đất, có khả năng thích nghi với các điều kiện bất lợi của BÐKH như hạn hán, ngập úng, xâm lấn mặn, rét hại… Nghiên cứu, ứng dụng các mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, tăng cường sử dụng phân

bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ, xử lý chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp theo hướng thân thiện, bảo vệ môi trường, hạn chế phát thải khí nhà kính... Ưu tiên hàng đầu là nghiên cứu phát triển các giống mới có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, thích ứng với điều kiện khí hậu để nâng cao giá trị. Phát triển các mô hình chăn nuôi hỗn hợp như mô hình vườn ao chuồng (VAC), mô hình sản xuất lương thực và năng lượng từ chăn nuôi (IFES), mô hình thích ứng chăn nuôi dựa vào sinh thái (EbA), thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP), nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA), chăn nuôi công nghệ cao và khép kín (Lê Minh Nhật, 2019) [8]. Ngành nông nghiệp đặt ra mục tiêu phải nghiên cứu, sử dụng hiệu quả đất trồng lúa, sản xuất lúa thích ứng với BĐKH, có chất lượng và giá trị gia tăng cao phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu ở các vùng sản xuất lúa trọng điểm. Bên cạnh đó nghiên cứu và ứng dụng các mô hình nông nghiệp tổng hợp, mô hình liên kết trồng trọt và chăn nuôi, mô hình nông nghiệp ven đô, trồng trọt và thủy sản, trồng trọt và du lịch sinh thái,… Đặc biệt nghiên cứu và chuyển giao giống cây trồng mới ( lúa, ngô, lạc chịu hạn chịu phèn) chế độ canh tác ngập lụt, hạn hán phục vụ sản xuất theo mô hình canh tác nông nghiệp thông minh với khí hậu được chú trọng để duy trì năng suất cây trồng (Lê Minh Nhật, 2019) [8]. Về lâu dài khi BĐKH sẽ khiến các vùng đất bị hoang mạc hóa hay ngập lụt thì phải bố trí trồng trọt theo hướng đa dạng hóa cây trồng, kỹ thuật canh tác, thâm canh năng suất gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường và ứng phó với BĐKH. Tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình, biện pháp canh tác tiên tiến như thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), quản lý dịch bệnh, hện thống canh tác giống lúa mới, làm đất tối thiểu, che phủ bằng thảm thực vật,…Nghiên cứu ứng dụng các mô hình tưới tiêu tiên tiến, tiết kiệm nước; tăng cường sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ hữu cơ; sửu lý chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp theo hướng thân thiện, bảo vệ môi trường; hạn chế phát thải khí nhà kính… Ưu tiên hàng đầu phát triển nghiên cứu giống mới có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt thích ứng với BĐKH để nâng cao giá trị (Lê Minh Nhật, 2019) [8].

This article is from: