TIỂU LUẬN CẤU TẠO 1 - TƯỜNG CÔNG TRÌNH

Page 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH KHOA: KIẾN TRÚC BỘ MÔN: CÔNG NGHIỆP VÀ KỸ THUẬT KIẾN TRÚC TIỂU LUẬN MÔN HỌC: CẤU TẠO KIẾN TRÚC LỚP: 032003004(ĐL)

TÀI LIỆU: CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH MÔN: CẤU TẠO KIẾN TRÚC 1 SV: ĐỖ HỮU PHƯỚC BÌNH LỚP: KT20-ĐL MSSV: 20510101892 GVHD: THẦY GIANG NGỌC HUẤN


A.

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Mô tả:Có thể hiểu đơn giản, tường nhà là một trong những bộ phận cấu tạo của một công trình kiến trúc. Tường thẳng đứng, nằm từ nền móng cho đến mái của công trình nhà ở. Tường có nhiều chức năng, quan trọng nhất là kết cấu bao che, ngăn cách giữa các không gian xây dựng với nhau. Tường cũng đóng vai trò chịu lực trong những công trình sử dụng kết cấu tường chịu lực a) Chức năng: i. Kết cấu bao che và ngăn che: tường đóng vai trò bao che và bảo vệ không gian bên trong công trình khỏi các tác nhân bên ngoài như thời tiết và xã hội. Ngoài ra tường còn đóng vai trò ngăn chia các không gian chức năng khác nhau trong công trình. ii. Kết cấu chịu lực kết cấu tường chịu lực được chia thành 2 loại là tường ngang chịu lực và tường dọc chịu lực


 Tường ngang chịu lực:

- Ưu điểm:  cách nhiệt, cách âm tốt  Có thể mở cửa sổ lớn  Cấu tạo logia dễ dàng - Nhược điểm:  Tải trọng công trình lớn  Khó linh hoạt trong bố trí không gian  Chỉ áp dụng trong phạm vi công trình nhỏ


 Tường dọc chịu lực:

Ưu điểm:  Sử dụng được khả năng chịu lực của tường ngoài  Cho khả năng bố trí không gian linh hoạt  Tiết kiệm được diện tích bên trong - Nhược điểm:  Cách âm công trình kém  Hạn chế về diện tích mở cửa sổ -


b)

Các bộ phận cơ bản của tường: i. Chân tường ii. Thân tường iii. Đỉnh tường iv. Bộ phận tăng cường độ cứng cho thân tường v. Lỗ cửa vi. Cấu tạo hoàn thiện bề mặt tường


Phân loại tường: a) Theo vị trí: i. Tường ngoài: là phần tường có tác dụng bao che toàn bộ công trình ii. Tường ngăn che không gian bên trong: là phần tường nằm bên trong công trình có tác dụng ngăn chia không gian sử dụng iii. Tường có hoặc không có tiếp xúc với bức xạ mặt trời iv. Tường có hoặc không tiếp xúc với nước b) Theo vật liệu: i. Tường đất (tường trình)


ii.

Tường gạch


iii.

Tường thực vật


iv.

Tường đá


v.

Tường thủy tinh (kính)


vi.

c)

Tường bê tông cốt thép

Theo phương pháp thi công:


i.

Tường lắp ghép

ii.

Tường toàn khối


d)

B.

Theo tính chất làm việc i. Tường có yêu cầu đặc biệt: tường cách nhiệt, cách âm, chống cháy, ngăn cách phóng xạ, … ii. Tường cố định / di động. iii. Tường đặc/ thoáng hở iv. Tường thấu quang

Các yêu cầu của tường a)

Khả năng chịu lực: Tường phải đảm bảo chịu được tác động từ: i. Trọng lượng bản thân tường và từ các bộ phận như sàn và mái truyền xuống ii. Lực tác động từ các hoạt động bên trong, bên ngoài công trình và từ thiên nhiên (gió, mưa, bão,…) b) Khả năng chịu & giữ nhiệt: i. Dựa vào nhu cầu sử dụng và điều kiện khí hậu địa phương để lựa chọn vật liệu xây dựng cũng như kết cấu tường, đảm bảo tính ổn định ii. Khả năng giữ nhiệt của tường công trình cần đảm bảo chênh lệch nhiệt độ có lợi so với môi trường (mua đông ấm, mua hè mát) c) Khả năng cách âm i. Để đảm bảo cho các sinh hoạt thiết yếu của con người diễn ra bình thường thì việc cách âm, nhất là đối với tường ngăn chia công trình cần đươc đảm bảo ii. Vấn đề cách âm có thể được giải quyết thông qua việc lựa chọn vật liệu và kết cấu tường, đồng thời kết hợp với giải pháp cách âm sàn, cửa và nền


d) Khả năng chống ẩm, chống thấm: để đảm bảo độ ổn định của tường, việc thi công và hoàn thiện cần đảm bảo yếu tố chống ấm, chống thấm cho tường ở các vị trí như tường bao che, tường vệ sinh và tầng hầm


e) Khả năng chịu lửa: tường ngăn che ở những khu vực dễ cháy nổ cần đảm bảo yêu cầu chịu lửa, nhằm hạn chế khả năng và kéo dài thời gian lan rộng khi đám cháy xảy ra f) Khả năng đặt đường ống và thiết bị: để đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình, tường thường được thiết kế có độ dày thích hợp cho việc lắp đặt đường ống và mạch điện


C.

CHI TIẾT CẤU TẠO TƯỜNG Tường chịu lực a) Yêu cầu: i. Vật liệu xây tường có khả năng chịu nén cao: đá, gạch đinh,… ii. Chiều dày tường lớn, giảm dần từ dưới lên trên iii. Hạn chế các khoảng mở trên thân tường b) Cấu tạo: i. Tường gạch đất nung:  Độ dày tường gạch: để xác định kích thước của tường gạch cần dựa vào - yêu cầu chịu lực: dựa vào tính chất của các ngoại lực và khối lượng tải trọng lên tường - kích thước và độ lớn của các lỗ cửa - kết hợp với các phương án cách nhiệt, cách âm và chống thấm o Kích thước và phạm vi áp dụng ( lấy chiều dày viên gạch cùng mạch vữa 10mm làm mốc) - Tường ¼ gạch (6cm): tường ngăn chia - Tường ½ gạch (11cm): tường ngăn, bao che, trám lấp nhà khung, tường nhà 1 tầng. - Tường 1 gạch (22cm): tường chịu lực nhà 1 tầng, tầng t3 trở lên của nhà nhiều tầng. - Tường 1 gạch ½ (34cm): tường chịu lực nhà nhiều tầng.


  ii. 

- Tường 2 gạch (45cm): tường chịu lực nhà nhiều tầng, công trình kiên cố, tường móng. Chiều dài tường gạch: dùng bội số của chiều rộng viên gạch + độ dày mạch vữa L=(105+10)*n sẽ thuận tiện nhất cho việc thi công. Chiều cao tường: tỉ lệ bởi độ dày tường Một số quy cách thông dụng: Quy tắc xây gạch: - Đối với tường xây 2 lớp, thì khi xây được 5 hàng phải xoay trục gạch thẻ để cấu tạo lại mạch vữa và đảm bảo khối gạch đặc chắc; - Đối với tường xây 1 lớp, thì khi xây không quá 1,5m bắt buộc phải có lớp giằng tường dày 8-10cm để đảm bảo độ mãnh tường không quá lớn và chắc chắn hơn (Giằng tường được đổ tại chỗ, có gia cường bằng thép D8); - Đối với xây tường góc, thì việc câu gạch là hết sức cần thiết để đảm bảo sau khi tô tường ít bị nứt ở các vị trí này; - Đối với xây gạch đỉnh tường, thì phải sử dụng gạch thẻ để xây nghiêng góc từ 45-60 độ. Yêu cầu mạch vữa: - Các viên gạch xây theo vị trí so le (chữ công), viên trên sẽ nằm giữa hoặc tối thiểu 1/3 viên gạch để đảm bảo các mạch không bị trùng nhau; - Các mạch vữa xây tường bao phải đảm bảo kín, đều mạch, mạch vữa dày từ 10-15mm.




iii.

Tường đá: Là loại tường dùng để xây móng và xây tường hầm, ngoài ra còn dùng trang trí. Có thể dùng đá hộc hoặc đá ong để xây tường. Tường đá có chiều dầy tối thiểu bằng 400. Cấu tạo tường phải đảm bảo chịu lực tốt, dễ xây, bền, đẹp. Khi xây tường đá phải đảm bảo các điều kiện:  Xây thành hàng: các mạch vữa ngang phải cùng nằm trên mặt phẳng ngang để tránh đá bị trượt khi mạch bị nghiêng.  Các mạch vữa đứng không được trùng nhau để tránh bị nứt theo chiều đứng.  Thớ đá xây phải nằm ngang: có nghĩa là thẳng góc với hướng tác động của lực (đối với đá sức nén ngang thớ tốt hơn sức chịu nén dọc thớ).  Đá cong và dài không được dùng vì dễ bị gãy, gặp đá lõm thì đặt chiều lõm xuống dưới để viên đá ổn định.  Ở góc tường nên dùng những viên đá to để câu hai đầu tường lại đảm bảo liên kết được chặt chẽ. Cứ cao 1000 thì có một viên đá to để câu ngang hai đầu tường.  Mạch vữa không nên dầy quá, đối với đá hộc mạch vữa xây là 30, đối với gia công mạch vữa xây là 10.  Tuỳ theo kích thước của viên đá mà quyết định cách xây. Xây theo hàng áp dụng cho các viên đá có kích thước đều nhau. Xây không theo hàng áp dụng cho các viên đá có kích thước khác nhau.


iv.


c)

Tường BTCT:  Tường bê tông cốt thép là là những tấm bê tông cỡ lớn, có bề dày mỏng. Dao động từ 10-20cm tùy theo yêu cầu từng công trình. Bên trong những tấm bê tông này, các nhà thầu thi công sẽ tiến hành gia cố bằng cốt thép để gia tăng độ vững chắc của công trình.  Khác với tường gạch được thực hiện trực tiếp tại công trường. Tường bê tông cốt thép được tiến hành đúc tại các nhà máy. Điều này sẽ đảm bảo rằng các bức tường sẽ đạt tiêu chuẩn y hệt nhau. Cũng như giảm thiểu lượng bụi thải ra môi trường so với tường gạch truyền thống.


Tường không chịu lực ( vách ngăn) a) Tường gạch: đối với tường ngăn che sử dụng vật liệu gạch, thường dùng tường gạch với độ dày từ ½ gạch (tường gạch 1 lớp)  Tường ngăn bằng gạch dày 6 và 11 cm. Các mạch vữa đứng chênh nhau 1/2 viên gạch. Để tường được vững chắc có thể gia cố bằng thép hoặc trụ liền tường - Với tường dày 6cm thì làm trụ gỗ 8 x 10cm khoảng cách giữa hai trụ là 200cm hoặc gia cố trong mạch vữa bằng các thanh thép 6 dọc và ngang thân tưởng. Với tường 11 cm có thể gia cố bằng trụ gạch 22 x 22cm khoảng cách giữa 2 trụ : 250 - 400cm hoặc gia cố bằng các thanh thép ngang, cứ 5 hàng gạch thêm 2 thanh thép Ø6.


 Đối với 2 loại tường trên không nên xây cao quá 400cm (đối với tưởng 11cm) và không xây cao quá 200cm (đối với tưởng 6cm) 

b)

Tường gỗ:  Cá nhiều kiểu loại tùy thuộc vào kích thước của gỗ dùng vào việc cấu tạo tường là gỗ thanh hay gỗ ván.  Khi dùng gỗ ván để cấu tạo tường ngăn thì phải thực hiện trước bệ khung sườn của tường với các thanh đứng hoặc thanh ngang đặt cách khoảng tử 0,50 — 2,00m tùy theo chiêu dài của gỗ ván.  Kích thước của gỗ ván dày 2 2,5cm bản rộng 10 – 12cm.  Kiểu cách đóng gỗ ván thông dụng có 3 cách :  Đóng ngang liền mí. Chồng mí hoặc ghép mộng


c)

Tường ngăn tosi:  Vật liệu thường dùng là gỗ hồng sắc loại 5 để làm các trụ đứng, thanh ngang, thanh xiên, bên ngoài đóng lati hoặc nẹp tre. Sau đó mật ngoài trát vữa và quét với màu. Cấu tạo thân tường : thường trên mặt sàn và dưới mặt trân dùng gỗ 5 x 10 mm là dầm ngang trên và dưới, giữa 2 dầm đặt các cột trụ 3 x 7 hoặc 5 x 9 em, cách nhau vào khoang 40 - 50cm.  Cùng với tiết diện trên cách 150 cm đặt các thanh ngang để tăng thêm độ cứng cho tường ; khung làm xong tiến hành đóng lati, lati có 2 loại kích thước: - 0,6 x 2,4 x 120cm - 0,9 x 3,8 x 120cm  Khoảng cách giữa hai lati là 6 - 10mm để sau khi trát, vữa liên kết chặt với lati. Đầu lati phải nằm trên trụ đứng, không nên đóng liên tục trên một thanh đứng quá 500mm. Để tăng khả năng phòng hỏa và phòng ẩm có thể đùng lưới thép mắt cáo phú lên lớp lati và trát vữa dầy 2cm. Lúc ấy có thể mở rộng khoảng cách giữa hai lati là 8 - 16mm. Để tiết kiệm gỗ có thể thay các thanh gỗ bằng thép hình nhỏ, phủ lưới.


d) Tường kính; thường được áp dụng cho những không gian văn phòng có tầm nhìn mở nhưng vẫn đáp ứng được khả năng cách âm giữa những khu vực khác nhau.  Độ dày tiêu chuẩn từ 4mm – 24mm. Độ dày này sẽ tùy thuộc vào nơi lắp đặt kính cường lực mà có biện pháp tôi luyện tạo ra độ dày phù hợp.  Kính sau quá trình tôi luyện không thể cắt, khoan, mài cạnh sau khi tôi. Vì vậy, đơn vị thi công cần đảm bảo kích thước và hình dạng của kính được cắt đúng theo thiết kế trước khi tôi luyện.  Thực hiện các công tác khoan lỗ, khắc hoặc xử lý cạnh góc trước khi tôi.  Đường kính của lỗ khoan trên kính cường lực tuyệt đối không được nhỏ hơn chiều dày của kính. Nếu xảy ra trường hợp nhỏ hơn thì cần phải nhanh chóng tham khảo ý kiến của nhà sản xuất.  Ngoài ra cũng cần lưu ý đến số lượng lỗ khoan trên bề mặt kính. Nếu tổng diện tích lỗ khoan vượt quá 1/6 diện tích bề mặt vách kính cường lực, hay nếu như có từ 5 lỗ khoan trở lên trên cùng một bề mặt kính thì cần báo ngay với nhà sản xuất để được tham khảo ý kiến.


e)

Tường ngăn bằng các tấm đúc sẵn:  Các tấm được đúc bằng bêtông bọt, bêtông nhẹ, bêtông than xỉ đối với các tấm nhỏ cũng có thể gia cố thêm cốt thép. Loại này có ưu điểm trọng lượng nhẹ, cách âm, cách nhiệt tốt. Chiều dày của các tấm từ 6 - 10cm.  Kích thước của các tấm nảy thường có 2 loại : - Loại nhỏ dùng nhiều tấm xây lắp thành tường. - Loại lớn gồm những tấm có chiều dày bằng chiều cao của tầng nhà được dùngđể lắp dựng thành tường.  Ngoài các loại kế trên còn có loại tấm tường ngăn bằng vật liệu địa phương như gỗ, tre, tường bện đất nhồi rơm trên sườn tre (tường mảnh trì).


D.

CHI TIẾT CẤU TẠO CÁC BỘ PHẬN TƯỜNG Đỉnh tường: a) Định nghĩa: là bộ phận được bố trí ở phần trên cùng theo phương dọc của tường b) Mục đích: i. Chống thấm cho tường ii. Liên kết cấu trúc mái vào thân tường c) Vật liệu: yêu cầu vật liệu có cường độ cao, khả năng chống thấm tốt (gạch đinh, đá, bê tông cốt thép) d) Vị trí: i. Nằm phía dưới cấu trúc mái có tác dụng liên kết xà gồ mái vào cấu trúc chịu lực của công trình, tăng tính ổn định cho cấu trúc mái ii. Nằm phía trên cấu trúc mái có tác dụng tăng độ cứng cho thân tường, chống thấm cho phần tường xây vượt mái.


 Yêu cầu: - Liên kết đỉnh tường vào đầu cột, - tạo độ dốc cho mặt trên đỉnh tường (nghiêng vào trong là giải pháp thuận tiện nhất cho việc bảo dưỡng thân tường)

Đỉnh tường nằm trên

Đỉnh tường nằm dưới

cấu trúc mái

cấu trúc mái


Bộ phận tăng khả năng chịu lực a) Lanh tô: i. Định nghĩa: là cấu trúc chịu lực, nhận phần tải trọng phần tường phía trên cửa đi, cửa sổ, truyền tải trọng này xuống phần tường hai bên của cửa. ii. Vật liệu: gỗ, gạch đất nung (gạch đinh), gạch thép, bê tông cốt thép, thép tạo hình iii. Lanh tô kết hợp giằng tường: nếu trên mặt tường có nhiều lỗ cửa mà chiều cao của giằng tường cách mép trên của cửa nhỏ hơn 600 thì giằng tường có thể giật cấp, hạ xuống kết hợp thành lanh tô. Khi qua cửa giằng tường lại giật cấp lên vị trí dưới bản sàn. iv. Cấu tạo:  H=L/12 – L/10  B= chiều dày thân tường  Chiều dài đoạn lanh tô gác vào thân tường = 1,5-2 gạch (để đảm bảo tính ổn định của lanh tô khi một gạch có hiện tượng nứt vẫn không gây ra gãy đổ)  ở vị trí cửa nằm trên tường ngoài, lanh tô cần được thiết kế có gờ chỉ chắn nước  Lanh tô có thể kết hợp với ô văng để tăng hiệu quả kinh tế


v.

Lanh tô gạch vỉa  Lanh tô gạch vỉa dứng: - Áp dụng cho lỗ cửa có L ≤ 1200 - Viên gạch cuối và đầu hàng vỉa phải ăn sâu vào tường 2/3 viên  Lanh tô gạch vỉa nghiêng: - Áp dụng cho lỗ cửa có L ≤ 800 - Viên gạch cuối và đầu hang vỉa phải ăn sâu vào tường 2/3 viên


 Lanh tô vỉa hỗn hợp: - Thường dùng cho cử có khẩu độ L ≤ 1500 - Viên gạch đầu và cuối hàng vỉa nghiêng 60o so với viên nằm ngang


 Lanh tô gạch xây cuốn vòm: thường áp dụng với các công trình tôn giáo và tín ngưỡng - Chỉ áp dụng đối với cửa có khẩu độ L≤1800


vi.  vii.   

Lanh tô thép: Trọng lượng nhẹ, vượt được khẩu độ lớn, thường dùng thép hình Lanh tô gạch cốt thép: Là loại lanh tô xây như lanh tô gạch thông thường. Loại này thích hợp với cửa có chiều rộng nhỏ hơn 1500. Trên lỗ cửa phủ một lớp vữa ximăng mác 50-75, dầy 20-30, trong đặt thép Æ6 hoặc thép bản 20×1, cứ 1/2 gạch đặt một thanh, hai đầu cốt thép uốn cong đặt sâu vào tường ít nhất 1-1,5 gạch. Phía trên dùng vữa ximăng cát mác 50 xây cao từ 5-7 hàng gạch và có độ cao không nhỏ hơn 1/4 chiều rộng của lỗ cửa.

Lanh tô gạch cốt thép

Lanh tô thép


viii. b)

Lanh tô gỗ: Ngày ngay chúng đã được thay thế bằng các vật liệu hiện đại và kỹ thuật tiên tiến hơn. Giá gỗ loại tốt cũng không hề rẻ mà độ bề thấp lại dễ bị cháy Giằng tường & bổ trụ:  Giằng tường - Định nghĩa: Đối với công trình có tường tương đối cao, có nhiều lỗ cửa, tầng trên có tải trọng lớn thì phải bố trí thêm giằng tường ở khoảng giữa tầng nhà - Mục đích: tăng khả năng chống lực xô ngang cho công trình - Yêu cầu: hệ thống giằng tường nằm trong thân tường phải được liên kết với cấu trúc chịu lực chính của công trình


 Bổ trụ: - Định nghĩa: Đây thực chất là phần tường xây lồi ra trước. Chúng trông khá giống các cột áp sát vào tường - Mục đích:  tăng độ vững chắc của tường  tạo dáng cho bề mặt của tường, tạo nên điểm nhấn cho tổng thể không gian và góp phần tăng thêm vẻ đẹp kiến trúc của ngôi nhà Tăng khả năng chống chịu của tường đối với các tác động của ngoại lực hoặc thời tiết - Yêu cầu:  Trong khoảng cách L=1-2H với H chính là độ cao của bức tường, nếu không có tường vuông góc thì phải gia tăng thêm số lượng trụ đứng. Điều này được đúc kết từ những tiêu chuẩn chung của việc gia công tường gạch trong lĩnh vực xây dựng.


 Khoảng cách giữa các trụ nên dài từ 2,4m cho đến 3m.  Chân tường nên được gia công bằng bê tông để tạo sự liên kết vững vàng giữa phần móng và phần tường.  Nếu đầu tường có cột thì bạn cần bố trí trụ cột thêm bằng ½ viên gạch.  Nếu là cột giữ tường thì nên được sắp xếp xen kẽ theo thứ tự ¾ viên, tới ½ viên, rồi đến ¾ viên.  Nếu là điểm giao nhau giữa tường và gạch Block thì cần bố trí ¼ viên gạch.  Nếu là vị trí giao nhau của 2 bức tường thì bạn nên vận dụng sự kết hợp liên tiếp giữa ½ viên gạch. c)

Bệ tường  Định nghĩa: Là bộ phận tiếp xúc với nền đất tự nhiên của tường  Mục đích: truyền và phân phối tải trọng của tường cho nền đất  Yêu cầu: - Sử dụng vật liệu có cường độ cao, có khả năng chống thấm và chịu va chạm ( đá tự nhiên, gạch thẻ, BTCT,..) - Chiều cao xây dựng từ 90-100cm nhằm hạn chế tác động từ nước mưa và va chạm vật lý, đảm bảo tính thẩm mỹ của tường trong thời gian sử dụng


- Bệ tường làm bằng vật liệu thông thường như gạch các loại, để tăng cường khả năng chịu lực có thể xây dày hơn thân tường, tạo thành các gờ nhô ra khỏi thân tường 3050mm, phía ngoài trát vữa xi măng.để tăng thêm mỹ quan, bên ngoài có thể ốp bằng đá , các tấm granito đúc sẵn với các màu sắc khác nhau. - Bệ tường làm bằng vật liệu có khả năng chịu lực cao như các phiến đá, bêtông và bêtông cốt thép. Khi làm vật liệu này bệ tường có thể bằng hoặc nhỏ hơn thân tường 3-5cm, làm theo kiểu này có ưu điểm thoát nước mưa tốt. - Biện pháp cấu tạo bảo vệ thân tường, quanh nhà còn làm hệ thổng rãnh nước hoặc hệ thống nền dốc đẻ thoát nước mưa ra ngoài công trình -


Bộ phận khác: a) Ô văng  Định nghĩa: Ô văng là cấu kiện đặt phía trên của lanh tô cửa sổ, nhô ra khỏi mặt tường với một khoảng cách nhất định, thường khoảng từ 40-50cm, có tác dụng che nắng, mưa cho ô cửa sổ. Đôi khi có thể kết hợp với Lanh tô để tiết kiệm thời gian và chi phí thi công.  Yêu cầu - Sử dụng vật liệu bê tông cốt thép. - Ô văng đúc xong phải đủ thời gian cường độ chịu lực, mới được đặt vào vị trí. - Các trường hợp sập ô văng khi thi công xây, sửa nhà là do đặt thép sai quy cách kỹ thuật, hay hệ thống giáo chống không đạt yêu cầu.


b)

Bệ cửa sổ:  Định nghĩa: là bộ phận bên dưới cửa sổ xây nghiêng và nhô ra khỏi tường 57cm nhằm mục đích thoát nước và tránh làm bẩn tường  Yêu cầu: - Có thể sử dụng gạch hoặc tấm BTCT đúc tại chỗ làm bậu cửa - Độ dốc lớn hơn 1/5


c)

Thân tường hai bên lỗ cửa:  Có cấu tạo phụ thuộc vào loại cửa sử dụng - Cửa có khuôn: hai bên bên lỗ của thường làm phẳng hoặc lồi, lõm. Bố trí chôn bách sắt hoặc gạch, gỗ liên kết khuôn cửa vào tường. - Cửa không khuôn: Ở vùng khí hậu lạnh, hoặc do yêu cầu cách âm, Cửa không khuôn có thể làm thành chữ L hoặc chữ T như vậy che mưa tốt, lại tăng thêm độ kiên cố, tránh được di động khi đóng mở. Kích thước lồi lõm thường rộng bằng 1/2 gạch, dày 1/4 gạch. - Tường bố trí một hoặc 2 lớp cửa


E.

HOÀN THIỆN BỀ MẶT TƯỜNG Tường ngoài: a) Tường xây gạch để trần không tô:  Hiện nay tường không trát sử dụng hai loại gạch phổ biến đó là tuynel và block  Đặc điểm chung của cả 2 loại gạch này đó là không cần dùng vữa tô trát bên ngoài. Tuy nhiên gạch tuynel thì phù hợp trang trí cho các công trình nội thất, còn gạch block thì thích hợp cho các công trình ngoài trời như tường rào, sân vườn.  Các loại mạch được dùng nhiều nhất - Mạch bằng: Sau khi xây xong sẽ thành một mặt phẳng với gạch - Mạch lóm: Mạch bị lõm vào trong khoảng 3mm – 4mm (loại mạch phổ biến) - Mạch nghiêng: Với kết cấu mạch đi nghiêng từ dưới lên trên và đâm vào trong, điều này `giúp cho nước dễ trôi hơn


b) Tường tô vữa, xi măng cát, quét vôi hoặc sơn nước: là giải pháp hoàn thiện bề mặt tường phổ biến trong các công trình nhà ở  Sau khi hoàn thiện quá trình xây tường, bề mặt tường sẽ được trát phủ lớp vữa xi măng  Lớp tiếp theo sẽ là mastic dẻo (nếu sử dụng sơn nước) hoặc hoàn thiện bằng vôi  Sau lớp mastic sẽ là một lớp sơn lót  Hoàn thiện bằng sơn nước (trong nhà, ngoài trời)

Cấu tạo lớp hoàn thiện ngoài trời

Cấu tạo lớp hoàn thiện trong nhà


c) Tường ốp ( gỗ, đá, gạch men hoặc tấm hợp kim)  Tường ở các khu vực có nước như tắm, xí, vệ sinh, nên dùng vữa xi măng mác cao trát từ sàn đế 1m60, hoặc dùng gạch tráng men ốp mặt tường.  Ở góc tường phải trát bằng vữa ximang mác cao để tránh sứt mẻ khi va chạm.  Ở chân tường nên trát vữa ximang hay ốp gạch men hoặc nẹp gỗ, ốp gỗ hay lambris.



F.

TÀI LIỆU VÀ CÁC NGUỒN THAM KHẢO      

CẤU TẠO KIẾN TRÚC CĂN BẢN – KTS. Võ Đình Hiệp & KTS. Giang Ngọc Huấn GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC – BỘ XÂY DỰNG – NXB XÂY DỰNG TRANG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG Pinterest http://google.com ArchDaily | Broadcasting Architecture Worldwide


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.