BIM
HỌC THƯỜNG THỨC
ĐÓN GIÓ RA KHƠI
Qua 2 số “Bí mật vùng biển BIM” và “Mùa khởi hành”, chúng ta được biết rằng con thuyền VBN đã hoàn thành mọi sự chuẩn bị trước giờ dong buồm. Các thuyền viên cũng đã được sắp xếp với từng nhiệm vụ riêng biệt, “vũ khí, đạn dược”, công cụ giúp con thuyền chinh phục khó khăn cũng đã sẵn sàng đương đầu với mọi chướng ngại trên con đường chinh phục miền tri thức. Thủy thủ đoàn đã hoàn toàn sẵn sàng cho một cuộc nhổ neo khám phá đại dương. Vậy, kế hoạch và lộ trình của con thuyền là gì? Người thuyền trưởng “BIM Manager” sẽ quyết định quy trình và chiến lược vận hành con tàu ra sao để có thể từng bước lĩnh hội và áp dụng thành công những kiến thức BIM thu được từ vùng biển tri thức kia? Tất cả sẽ được bật mí trong tập 3 của tạp chí “BIM học thường thức – tập 3 – Đón gió ra khơi”. Trong tập 3 này, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn quy trình thực hiện 1 dự án BIM, từ giai đoạn thiết kế, thi công cho đến chuyển giao vận hành. Quy cách và biểu mẫu tham khảo của các nhiệm vụ trong quy trình triển khai BIM. Đến giờ rồi, lên thuyền và tận hưởng đại dương BIM cùng chúng tôi nào!
Chảo mừng quý khách đến với con tàu Vietnam BIM Network! Tôi là thuyền trưởng - người chỉ đạo và cũng là người sẽ trực tiếp hướng dẫn các bạn về những bước đầu tiên trong chuyễn hành trình lần này. Hãy đi theo tôi để hiểu rõ hơn về con tàu và chuyến hành trình lần này nhé!
Quá trình thực hiện BIM nhìn chung có thể được mô tả một cách khá đầy đủ trong mô hình trên. Như đã đề cập, việc thực hiện BIM cần một thứ gì đó như là “bản đồ” để có thể đạt tới sự thỏa mãn mong muốn của các bên tham gia trong dự án, mà đặc biệt là sự hài lòng và vừa ý của chủ đầu tư. Thứ ‘bản đồ” đó, trong BIM, là một thuật ngữ mang tên “EIR – Employer’s Information Requirement” mà đã được chúng tôi đề cập tới trong tập 2.
EIR được hiểu thế nào??
EIR, có thể được hiểu là yêu cầu về thông tin của chủ đầu tư, là hồ sơ mà trong đó chủ đầu tư mô tả các mong muốn của mình về mô hình BIM cho đơn vị tư vấn được biết.
Mục đích của từng mô hình
Bao gồm Những thông tin cần được trích xuất từ mô hình đó
Những gì cần phải dựng trong mô hình Thông qua EIR, chủ đầu tư biết được yêu cầu của các thông tin đầu vào, khi nào cần đưa ra quyết định, phương thức giao tiếp, làm việc và phối hợp với các bên. Một cách giản lược nhất, có thể hiểu EIR như là một bản đề đạt các mong muốn và nguyện vọng của chủ đầu tư với đơn vị tư vấn.
Đảm bảo việc phát triển thiết kế phải tuân thủ đúng theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Vậy thì, bản đề đạt nguyện vọng ấy, gồm những gì?
Nhìn chung, một hồ sơ EIR phải tối thiểu có đủ 3 phần, đó là: Một số yêu cầu kỹ thuật để tạo thông tin, Quản lý thông tin, Quản lý chuyển giao và đánh giá năng lực.
Nguyên tắc để có một bản EIR tốt là chủ đầu tư phải là người nắm rõ quy trình, kịch bản hoạt động, vận hành và bảo trì của công trình. Tất nhiên rồi, ví như khi bạn muốn có một con tàu vừa ý mình, bạn phải hiểu quy trình vận hành của nó, các kịch bản có thể xảy ra khi nó hoạt động? Bạn muốn một con tàu vượt trùng dương, nhưng lại không lường trước kịch bản con tàu sẽ phải đối mặt với cuồng phong, bão sóng, chắc chắn bạn sẽ không đề đạt một cột buồm cứng cáp, một lá buồm dẻo dai với người chế tạo và bạn sẽ không có được những chiến lược hiệu quả để xử lý khi đối mặt với chúng. Chỉ khi bạn hiểu quá trình vận hành, lường trước các kịch bản có thể xảy ra, bạn mới có thể có cho mình một bản EIR tốt, từ đó sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách, chờ đợi để hưởng thụ thành phẩm vừa đúng mong muốn và yêu cầu của bản thân.
Còn tiếp theo đây chúng tôi xin liệt kê các nội dung chính cần phải có trong EIR theo tiêu chuẩn PASS 1192 để người đọc có thể hiểu rõ hơn một chút về chúng
Khi bạn muốn thưởng thức món gà nướng, tùy vào khẩu vị mà bạn sẽ yêu cầu đầu bếp thực hiện bằng lò vi sóng, bằng gas, bằng nồi chiên không dầu, bằng than, v.v.. Đó chính là sự yêu cầu về mặt công cụ, về kỹ thuật trong chế tạo thành phẩm.
Tương tự như vậy, một dự án BIM cũng yêu cầu về kỹ thuật trong hồ sơ EIR là việc chủ đầu tư yêu cầu tư vấn phải sử dụng phần mềm nào, phiên bản bao nhiêu, định dạng file như thế nào khi cung cấp, chuyển giao.
Cuối cùng, trong phần này, chủ đầu tư cần phải xác định rõ mục tiêu và mức độ chi tiết của mô hình mà mình mong muốn. Giống như khi bạn tìm hiểu một cô gái, bạn sẽ quyết định tìm hiểu cô ấy đến đâu. Chỉ là biết tên, biết số điện thoại, địa chỉ liên hệ, hay cả nghề nghiệp, sở thích, tâm sinh lý của cô ấy nữa. Mỗi mức độ tìm hiểu sẽ tương ứng với mức đầu tư, cả về thời gian và tiền bạc của ban. Đối với BIM, các đối tượng của tòa nhà gồm hai phần, phần model (mô hình) và phần information (thông tin). Tùy vào từng giai đoạn, phụ thuộc vào ngăn sách và mục đích sử dụng, chủ đầu tư sẽ quyết định xem lượng thông tin (vật liệu, màu sắc, thông số kỹ thuật, tính năng, nhà sản xuất v..v.. của cấu kiện) đưa vào mô hình đến đâu. Càng nhiều thông tin thì mô hình càng chi tiết, nhưng tất nhiên sẽ càng tốn nhiều chi phí. Bạn sẽ không muốn bỏ nhiều thời gian đi trà sửa với một cô gái nếu chỉ coi cô ấy như là một người quen để biết, mà không có ý định gì thêm. Xác định rõ mức độ chi tiết mà mình mong muốn đối với mô hình sẽ giúp chủ đầu tư có phương án chi tiêu hợp lý, hiệu quả hơn, từ đó tận dụng tối đa và nâng cao hiệu quả của dự án.
Một công trình có hàng trăm cấu kiện và có hàng nghìn thông tin khác nhau, nếu không quy định rõ ràng cách thức quản lý thông tin, chủ đầu tư sẽ thu được một mô hình với mớ thông tin hỗn độn, sử dụng kém hoặc thậm chí không thể sử dụng cho các giai đoạn tiếp theo.
Ví như để đánh giá chất lượng của một món ăn, bạn sẽ so sánh mùi vị của nó với món ăn bạn đánh giá là ngon mà bạn đã ăn trước đó, nghĩa là bạn so sánh nó với một tiêu chuẩn nào đó. Trong BIM cũng vậy, để quản lý chất lượng mô hình và sản phẩm tạo ra, bạn sẽ buộc phải quy định tiêu chuẩn nào là bắt buộc, tiêu chuẩn nào là khuyến nghị trong quá trình lập mô hình. Bên cạnh đó, bạn còn phải xây dựng một quy tắc đặt tên và phân loại, lưu trữ cho những thứ mà bạn dùng để tạo mô hình.
Phần tiếp theo, là việc nêu rõ ý đồ, mục đích dùng BIM của chủ đầu tư. Các mô hình sẽ được sử dụng ra sao, ai sẽ là người sử dụng và quản lý mô hình đó. Việc này trành khỏi thiếu hụt hoặc dư thừa thông tin trong mô hình. Qua những điều “muốn” được xác định, chủ đầu tư sẽ xác định yêu cầu về dữ liệu đầu ra. Vì EIR là tài liệu khởi đầu, nên các yêu cầu này dừng lại ở việc, tạo bảng liệt kê các tính năng mà dữ liệu đầu ra có thể đáp ứng, và việc của chủ đầu tư là tích chọn những thứ mình muốn, đơn giản như việc shopping online vậy. Việc làm như thế nào để đáp ứng được các yêu cầu đó thì lại là một câu chuyện khác được bàn tới trong BEP (BIM Excusion Plan) ở tập 4 của chuyên san này.
Dạo qua một cách sơ lươc, có thể thấy EIR tương đồng với các hồ sơ yêu cầu kỹ thuật trong các gói thầu thông thường khác. EIR như một bản check list các mong muốn và yêu cầu của chủ đầu tư đối với mô hình BIM. Con tàu sẽ không thể tới đích nếu thiếu bản đồ, dự án BIM sẽ không đạt được thành công nếu không có một bản EIR tốt.
Biên tập: Nhâm Sỹ Trung Kiên Dương Duy Hưng Phạm Thị Ngọc Hà Nguyễn Mạnh Cường Chỉ đạo nội dung: PGS. TS. Nguyễn Thế Quân ThS. Nguyễn Bảo Ngọc