IH C
XÂY D NG
BIM 1
BI M
Phần 1: Khởi hành – Những điều cần biết • BIM là gì? • Cách thức hoạt động của vùng biển BIM • BIM hữu ích và có nhiều kho báu như thế nào?
(7)
Phần 2 Những thành viên trên tàu – Họ là ai? 1. BIM Manager 2. BIM coordinator 3. BIM modeler
(14)
Phần 3: Những con tàu đầu tiên Một số ví dụ về việc ứng dụng BIM thành công, những câu chuyện của các chuyên gia trong lĩnh vực này.
(18)
Sự vật hiện tượng, dù khác nhau những vẫn tồn tại một vài điểm tương đồng. Một ngày nào đó, bạn chợt thấy bất ngờ khi nhận ra rằng, giữa việc may đo quần áo và việc xây dựng công trình lại có những điểm tương đồng đầy thú vị. Sự tương đồng thể hiện ở chỗ sản phẩm của cả hai quá trình đều là đơn chiếc và sản phẩm ấy chỉ bắt đầu tiến hành sản xuất khi giao dịch giữa người mua và người bán được ghi nhận. Khi quyết định may đo một bộ quần áo là khi đó bạn đã chấp nhận rằng, dù cho người thợ may của bạn có tài giỏi đến đâu, thì khi nhận sản phẩm, bạn vẫn thấy một vài điều khiến mình băn khoăn. Đường chỉ không được thẳng, áo hơi chật, quần hơi rộng và vô số những điều nhỏ nhặt khác khiến bạn không hài lòng. Phải chăng sự “không hiểu ý nhau” giữa người mua và người bán là nguyên nhân của vấn đề này? Để khắc phục hạn chế ấy, các nhà thiết kế thường phác thảo cho bạn một vài mẫu sản phẩm dựa trên thông tin là những yêu cầu của bạn, giúp bạn có thể có một cái nhìn trực quan về sản phẩm của mình, so sánh, đánh giá, lựa chọn, đảm bảo sản phẩm là ưng ý và thỏa mãn tối đa nhu cầu của người mua. 3
Giống như viêc ra đời của công nghệ phác thảo trong may mặc, công nghệ BIM trong xây dựng xuất hiện như một điều tất yếu, cung cấp một mô hình trực quan về sản phẩm xây dựng ngay ở bước đầu, khi sản phẩm mà bạn muốn có mới chỉ là ý tưởng, từ đó góp phần giảm thiểu tối đa sai sót trong quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị cho sản phẩm. Tuy nhiên, mọi sự so sánh đều là tương đối, sẽ có rất nhiều người lầm tưởng rằng, BIM đơn giản chỉ là một công nghệ phác thảo 3D, sử dụng cho quá trình triển khai và thực hiện ý tưởng công trình. BIM không hề đơn giản như vậy, BIM (Building Information Modeling) không chỉ là mô hìn công trình (Modeling), nó còn là cả một hệ thống thông tin (Information) của hàng loạt các công nghệ mới, ứng dụng cho mọi hoạt động trong vòng đời của công trình, từ xây dựng, chuyển giao, vận
hành cho đến cải tạo sửa chữa và phá hủy. BIM không chỉ dừng lại ở sự thay đổi về công nghệ, BIM là cả một sự thay đổi về văn hóa và môi trường làm việc, khi mà “Kết nối – Chia sẻ - Hợp tác” là tôn chỉ để tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên thông tin. Với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang bùng nổ mạnh mẽ, BIM như được nuôi dưỡng trong một môi trường đầy đủ mọi mặt về vật chất, tinh thần. Kiến thức về BIM càng ngày một phát triển, rộng lớn như một “đại dương” hấp dẫn, chờ những “thủy thủ” dong thuyền ra khơi, chinh phục con sóng dữ. 4
Nhưng, có bông hồng nào mà không có gai, có vinh quang nào mà không có gian nan vất vả? Đi cùng với những kiến thức quý giá, hấp dẫn, là vô vàn những khó khăn thử thách. Dẫu biết BIM là tương lai của ngành xây dựng, là chìa khóa dẫn đến thành công nhưng không phải ai cũng có thể lĩnh hội được những kiến thức, hiểu và tìm cho mình một hướng đi đúng đắn để chinh phục “đại dương” kiến thức ấy.
Phải chăng do hạn chế về tài nguyên, ngôn từ chỉ dẫn khó hiểu vì nặng tính khoa học khiến những “thủy thủy”, nhất là những sinh viên, những lứa “thủy thủ” trẻ đầy triển vọng, ngại dong buồm tìm hiểu và chinh phục những kiến thức mới. Liệu có cần một tạp chí với những chỉ dẫn hết sức đời thường, đơn giản và dễ hiểu, như một chiếc la bàn giúp con thuyền chinh phục kiến thức BIM định vị, thoát khỏi khó khăn và từng bước tiến gần đến thành công?
Là một trong các sản phẩm của dự án “Phát triển nguồn nhân lực BIM ở Việt Nam”, tạp chí “BIM học thường thức” được xuất bản với mong muốn truyền tải tới những người quan tâm BIM, đặc biệt là
5
các bạn sinh viên những thông tin, kiến thức về BIM một cách gần gũi, và dễ hiểu nhất. Đơn giản hóa các thuật ngữ mang tính khoa học, giúp những người bắt đầu cảm thấy tự tin để bắt đầu. Tạp chí sẽ là những bài viết đơn giản về định nghĩa
BIM, nội dung, kiến thức của BIM, phương hướng và con đường bắt đầu, những câu chuyện đời thực về BIM. Trong khuôn khổ của nội dung tạp chí, nhóm tác giả hi vọng có thể mang lại cho người đọc một cái nhìn tổng quan, khái quát về BIM, xây dựng cho mình những định nghĩa cơ bản về BIM, từ đó xây dựng, lựa chọn cho bản thân phương hướng và con đường để chinh phục nguồn tri thức mới. Tiếp thu, ứng dụng kiến thức BIM
là cả một chặng đường dài với muôn vàn khó khăn thử thách mà những người chinh phục phải đương đầu. Để có thể tiếp tục đồng hành trên suốt chặng đường dài ấy, ngoài những nỗ lực của nhóm tác giả, sự đóng góp, giúp đỡ về ý tưởng, nội dung và nguồn lực từ phía bạn đọc, các nhà tài trợ là điều không thể thiếu. Mọi đóng góp là nguồn động viên lớn đối với chúng tôi để tiếp tục hoàn thiện phát triển nội dung của đề án, hướng tới một cộng đồng BIM phát bền vững tại Việt Nam, nơi mà “Kết nối – Hợp tác – Chia sẻ” là điều không thể tách rời! Mọi ý kiến góp ý và sự đóng góp của quý vị xin gửi về địa chỉ: Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn! 6
Phần 1:
Khởi hành Những điều cần biết Trước giờ dong buồm ra khơi chinh phục miền tri thức mới, các “thủy thủ” trên con tàu vẫn còn e ngại về những điều ẩn chứa ngoài kia. Có điều gì đang chờ đợi họ, kho báu nào đang được cất giữ, và thực chất, nơi họ định đến – vùng biển BIM, có nghĩa là gì? BIM – Building Information Model là một thuật ngữ mới xuất hiện trong ngành xây dựng. Kiến thức về BIM ngày càng rộng lớn, không chỉ gói gọn đơn giản là hệ thống các dứ liệu thông tin của công trình được mô hình hóa trong môi trường 3D, nó còn là tập hợp của hàng loạt các công nghệ mới, ứng dụng vào mọi giai đoạn trong vòng đời của công trình từ xây dựng, chuyển giao, quản lý vận hành và sửa chữa bảo trì. . “Vùng biển” BIM cung cấp mọi dữ liệu về dự án một cách BIM trực quan, từ tiến độ, chi phí, năng lượng của công trình, tất LÀ cả đều được thể hiện như một GÌ “thước phim” một cách đầy sinh động. Hơn nữa, ở nơi ấy, một văn hóa làm việc mới được hình thành, khi mà các vấn đề 7 đều được đưa ra bàn bạc một
cách rõ ràng, các bên tham gia cùng nhau tìm hướng giải quyết mọi vấn đề trước khi băt đầu thực hiện, văn hóa “Kết nối – Hợp tác – Chia sẻ” trong tác phong làm việc được hình thành. Một điểm đến mới lạ chứa đựng những điều hấp dẫn và bổ ích đang chờ đợi những “thủy thủ” dong buồn chinh phục. Nhưng, cách thức hoạt động của vùng biển này ra sao? Nó bao gồm những gì, đơn giản là 3D đơn thuần, hay còn là cả 4, 5, hay 6D và hơn thế nữa?
Có một sự nhầm lẫn lớn trong cách nhìn của mọi người về BIM
Khi nghe về một đại dương, bạn không chỉ muốn biết những thông tin đơn thuần về hình khối và màu sắc, mà còn là cả những cảm nhận về âm thanh và mùi vị, về tiếng chim nhạn trên bầu trời, về âm thanh của từng con sóng, vị mặn của mỗi cơn gió biển. Đó cũng làm tâm lý của những “thủy thủ” trên con thuyền chinh phục vùng biển BIM, họ không chỉ muốn những mô hình 3D dựng nên từ các thông tin của của công trình, họ còn muốn cả những thông tin về chi phí, tiến độ, và năng lượng của công trình. Liệu rằng “Vùng biển” BIM,có chứa đựng những thông tin đó?
Ta chỉ nghĩ đơn giản BIM là một mô hình ba chiều trình bày phối cảnh của công trình. Một số người nói BIM là một loại phần mềm, một số người lại nói BIM là 1 mô hình xây dựng 3D Số khác lại nói BIM là 1 tiến trình hay là 1 bộ sưu tập có tổ chức tất cả các dữ liệu xây dựng. 8
Cách thức hoạt động của vùng biển BIM
Thật may mắn, “vùng biển” BIM chứa đựng mọi điều mà thủy thủ đoàn mong muốn, ngoài những phối cảnh 3D “vùng biển” ấy còn tích hợp mọi yếu tố liên quan đến công trình, tạo nên các phiên bản 4D, 5D, 6D và 7D
4D 4D BIM: là mô hình 3D của công trình được tích hợp thêm các yếu tố về thời gian – tiến độ. 4D BIM cho phép người sử dụng lập tiến độ, kế hoạch thi công và kế hoạch cung ứng các nguồn lực cho việc thi công công trình. 5D BIM: là mô hình 4D BIM tích hợp thêm các yếu tố về hao phí – chi phí. 5D BIM được sử dụng để lập dự toán, kiểm soát chi phí và xây dựng kế hoạch vốn cho công trình.
5D 9
6D BIM: là bước phát triển tiếp theo của 5D BIM có tích hợp các thông số về năng lượng trong và ngoài công trình. 6D BIM thường được các kiến trúc sư sử dụng để tính toán các chỉ số năng lượng, từ đó đưa ra được thiết kế tối ưu về năng lượng cho công trình.
6D
7D 7D BIM: là mô hình được tích hợp các thông tin về các hệ thống thiết bị trong công trình với mức độ chi tiết cao và được sử dụng trong việc quản trị thiết bị và bảo dưỡng hệ thống, bảo dưỡng thiết bị công trình trong quá trình vận 10 hành sử dụng.
Vùng tri thức mới với cách thức hoạt động hoàn toàn mới lạ, chứa đựng mọi thông tin cần thiết, vậy nơi đó, kho báu đang được cất giữ là gì? Liệu những “thủy thủ” thu nhận được lợi ích vượt trội gì từ “vùng biển hứa” mang tên Build Information Model. Giá trị lớn nhất của kho báu mang lại chính là sự hỗ trợ cho toàn bộ vòng đời của mỗi công trình xây dựng, giúp các bên liên quan (chủ đầu tư, nhà thầu, người quản lý, giám sát, người vận hành..) có thể dễ dàng kiểm soát thực hiện phần nhiệm vụ của họ.
LỢI ÍCH CỦA BIM
Một số giá trị vươt trội từ vùng biển BIM mang lại cho những “thủy thủ” – những người tiên phong trên con đường làm chủ tri thức mới của ngành xây dựng. Trực quan Xây dựng mô phỏng Quản lý Thay đổi dữ liệu quản lý
11
BIM không chỉ chứa thông tin đại diện cho hình ảnh, bảng thống kê tính toán là 1 ví dụ. Nó làm rõ sự phối hợp của nhân lực và bất cứ điều gì có thể ảnh hưởng đến kết quả tiến độ dự án. Chi phí cũng là 1 phần của BIM, nó cho phép chúng ta xem mức ngân sách và chi phí ước tính của dự án ở bất kì thời điểm nào trong thời gian thực hiện dự án. Không cần phải nói, các dữ liệu trong BIM không chỉ
Tất nhiên, việc sử dụng cơ bản nhất của vùng biển BIM là tạo cái nhìn trực quan thực tế cho kế hoạch xây dựng. Vùng biển BIM giúp quyết định thiết kế của các thuyền trưởng trở nên chính xác hơn bằng cách so sánh sự khác nhau giữa các phương án thiết kế và hơn nữa có thể bán thiết kế của bạn cho khách hàng, cộng đồng cũng như các bên liên quan được tốt hơn.
Trực quan
Quản lý dữ liệu hữu ích trong giai đoạn thiết kế và xây dựng. Chúng còn được sử dụng trong suốt toàn bộ vòng đời xây dựng giúp giảm chi phí vận hành và quản lý của các tòa nhà – chi phí này thâm chí còn nhiều hơn nhiều lần so với toàn bộ chi phí Xây dựng
Vì dữ liệu được lưu trữ tại vị trí trung tâm trong vùng biển BIM nên bất kì sự thay đổi nào về lộ trình của các con tàu sẽ được tự i động cập nhật trong từng bản quản lí vẽ chẳng hạn như mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng,… Điều này không chỉ giúp tạo ra các bản vẽ nhanh hơn mà còn đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt do được phối hợp tự động cập nhật của các bản vẽ.
Thay đổ
Xây dựng mô phỏng Vùng biển Bim không chỉ chứa dữ liệu về kiến trúc, nó còn chứa thông tin về các ngành kỹ thuật khác, tính bền vững của thông tin và các đặc điểm khác giúp dễ dàng mô phỏng thực tế công trình .
12
Tổng kết lại, BIM giúp các bên tham gia vào toàn bộ vòng đời của dự án ( nhà tài trợ dự án, kiến trúc sư, nhà thầu…) có thể hình dung và lập kế hoạch giai đoạn chuẩn bị, thực hiện dự án đầu tư tốt hơn nhờ việc cung cấp đầy đủ các thông tin về tổng thể cũng như các bộ phận của công trình từ hình dạng, kích thước, cho đến các cấu tạo vật liệu khác. Ngoài ra, nhờ mô hình BIM người ta có thể lường trước được các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai như việc chồng chéo mặt trận công tác và đưa ra các giải pháp hợp lý trước khi các công việc được tiến hành. Cuối cùng, việc cung cấp một mô hình thông tin công trình – BIM không những giúp tất cả các bên liên quan đến dự án xây dựng có thể dễ hình dung và khái quát hình dáng công trình trong tương lai tốt hơn, mà còn giúp cho việc quản lý, vận hành cả công trình ngay cả sau khi đã hoàn thành và bàn giao cho chủ đầu tư.
13
Phần 2:
Những thành viên trên tàu - Họ là ai?
1.BIM Manager
14 3
BIM Manager cụ thể làm những việc gì? Như bao con tàu khác, thuyền trưởng luôn là vị trí quan trọng nhất trong suốt cuộc hành trình. Có thể nói BIM manager là “đầu mối” cho mọi vấn đề liên quan đến BIM trong suốt dự án. Ngay từ khi bắt đầu dự án, họ đã luôn luôn đau đáu với cái đích mà họ sẽ đưa con tàu của họ đến. Họ luôn đặt cho mình những câu hỏi kiểu như thế này Kế hoạch Thực hiện BIM (BEP) đã đề cập đến các dự án sử dụng BIM và nó đã phù hợp với Yêu cầu Bản kế hoạch đã trả của khách hàng hay lời được câu hỏi: ai, chưa? cái gì, ở đâu, làm thế nào và tại sao lại thực hiện BIM cho dự án này? Liệu Tất cả các bên liên quan đã nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của mình chưa
15
Liệu tất cả các bên liên quan đã có đủ phần cứng / phần mềm, các nguồn lực và kỹ năng cần thiết để điều hành dự án này? Các quy trình và thủ tục đã sẵn sàng để triển khai?
Sau khi đã trả lời xong những câu hỏi trên, có nghĩa là cái đích đến cho con tàu đã khá rõ ràng và mạch lạc. Những công việc tiếp theo của BM đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều. Trước hết là thiết lập những quy trình và những chính sách, những công nghệ cần thiết, và sau cùng là đảm bảo mọi người đang làm những gì họ cần làm. Ví dụ trong quá trình phối hợp thiết kế, BM cần tổ chức các cuộc họp nhằm đảm bảo các bên liên quan tiếp theo dõi và tìm kiếm giải pháp xung đột trong mô hình. BM sẽ có nhiệm vụ quan trọng là báo cáo không chỉ thành công của BIM mà còn phải đối mặt với Khách hàng khi mọi việc không diễn ra suôn sẻ. Phải làm thế nào để trở thành 1 BM Nhiều người tin rằng BM phải là một kỹ sư hoặc kiến trúc sư với ít nhất +10 năm kinh nghiệm chuyên môn. Một người đã thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật và thiết kế và hiểu được công nghệ và thủ tục cần thiết để tạo và kiểm tra 1 bản thiết kế. Người này cần phải có khả năng giảm bớt các tranh chấp và giải quyết các vấn đề liên quan đến BIM giữa các bên liên quan theo các chính sách của dự án và giải thích các lỗi cho Khách hàng. BIM Manager là bộ mặt của BIM. BIM Manager là đầu mối cho tất cả các vấn đề của BIM, người mà mọi người sẽ phàn nàn khi mọi việc
không đi đúng hướng, nhưng cũng tìm đến khi cần sự trợ giúp. BM cần hiểu rõ luồng thông tin giữa tất cả các bên liên quan chứ không chỉ là các quá trình mà còn là công nghệ đằng sau nó. Từ việc lập kế hoạch thiết kế kỹ thuật, quy trình xây dựng đến bàn giao dữ liệu để tích hợp Quản lý Cơ sở. BM cần phải là một người có kĩ năng giao tiếp và khả năng cộng tác. Trong thị trường hiện tại của dự án với cơ sở hạ tầng quy mô lớn, nơi bạn phải hợp tác với một loạt các đội ngũ chuyên gia và thiết kế, bạn sẽ phải là một người có thể giao tiếp hiệu quả với họ và quan trọng nhất là hợp tác! Nhắc đến BIM là nhắc đến sự giao tiếp cởi mở và minh bạch thông tin, chúng ta ở đây để làm việc cùng nhau cho mục tiêu chung đó là làm cho dự án này thành công!
16
2. BIM coordinator Nếu như BIM Manager là người quyết định đâu là đích đến của con tàu thì BIM coordinator là người đảm bảo rằng con tàu sẽ đi đúng hướng đến cái đích đó. BIM coordinator là người chịu trách nhiệm cho các hoạt động liên tục hàng ngày, họ tham gia vào các chi tiết, các vấn đề kỹ thuật của dự án, tất nhiên là họ cũng phải làm theo các quy trình và chính sách mà BIM manager đề ra. Vì vậy, người này giống như “Cảnh sát BIM”,
họ đảm bảo rằng tất cả các quy trình đang được thực hiện theo đúng yêu cầu. Và cũng vì thế mà họ có tên là BIM coordinator hay điều phối viên BIM. BIM coordinator cụ thể làm những việc gì? BIM coordinator tạo ra 1 môi trường “cộng tác” giữa những người làm việc trong dự án nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng theo những chuẩn mực của BIM manager. Trước hết, BIM coordinator như điểm tiếp xúc của người thực
hiện mô hình (BIM modeler), sau đó họ sẽ làm việc với những kỹ sư để đảm bảo đã mô hình hóa chính xác từ bản thiết kế và chịu trách nhiệm kiểm soát những xung đột trong mô hình, đảm bảo mô hình được lập ra là hoàn toàn chính xác. Sau cùng, họ sẽ quản lý và lưu trữ những mô hình này của dự án.
3. BIM modeler
Cái tên nói lên tất cả, họ chính là những người trực tiếp tạo ra những mô hình. Họ sẽ mô hình hóa những thông tin được yêu cầu và thêm những thông tin vào mô hình có sẵn. BIM modeler cụ thể làm những việc gì? - Dựng mô hình kiến trúc, kết cấu. - Dựng mô hình cơ điện nước. - Dựng mô hình cơ sở hạ tầng. - Triển khai hồ sơ thiết kế từ mô hình BIM. - Kiểm soát mô hình và cập nhật thay đổi. 17
Phần 3:
Những con tàu đầu tiên
B
iển BIM” rộng lớn là vậy, phức tạp là vậy nhưng lại vô cùng thú vị. Nó luôn tạo ra một thứ sức hút kỳ lạ để thôi thúc những con tàu từ khắp nơi trên Thế giới buộc phải nhổ neo tìm đến. Và rồi, những con tàu đầu tiên cũng đã mạnh mẽ vượt sóng đi khám phá “vùng biển BIM” ngoài kia. Cánh buồm tiên phong được căng lên là của nước Anh. “Con tàu Anh” đã có những thành quả đầu tiên trong chuyến hải trình của mình, họ đưa ra những “tấm bản đồ PAS1192” để dẫn hướng cho chính con tàu của mình cũng như giúp cho những con tàu phía sau kia dễ dàng hơn trên con đường chinh phục “vùng biển BIM”. Tiếp sau những thành quả đạt được của “con tàu Anh”, những con tàu khác như “con tàu Nhật”, “con tàu Hong Kong”,... cũng dần lớn mạnh lên nhờ những “chiến lợi phẩm” vô cùng giá trị mà “vùng biển BIM” đem lại.
NHẬT BẢN
“Con tàu Nhật” đã ứng dụng những thành quả từ BIM cho con tàu. Họ phối hợp các phòng chức năng trên tàu với nhau, họ diễn họa các tảng băng chìm dựa trên những số liệu thu thập được, họ lên được lịch trình cho chuyến đi của mình một cách chính xác nhất thông qua biểu đô. Tất cả đã làm cho còn tàu của họ ngày càng mạnh mẽ hơn. 18
HONG KONG
“Con tàu Hong Kong” cũng đang tăng tốc khẳng định sức mạnh của mình trong “vùng biển” mang tên BIM. Họ gia tăng ứng dụng triệt để thành quả đạt được vào con tàu của mình và không ngừng khám phá những “hòn đảo” mới.
Là một trong những con tàu tiến vào hải trình muộn nhất nhưng “con tàu Việt Nam” cũng đang nỗ lực những đợt rẽ sóng đầu tiên. Chúng ta ứng dụng triệt để hiệu quả từ những con tàu đi trước để chiếm lĩnh cho riêng mình những hòn đảo mới. Con tàu của ta cũng đã từng bước mô phỏng được chướng ngại vật, đã tích cực phối hợp các bộ phận trên thuyền VIỆT NAM với nhau để đạt được kết Trong hải trình khám phá “vùng biển quả tốt BIM” này ta không thể không nhắc một nhất. con tàu rất quan trọng. Con tàu này như là một con tàu hỗ trợ mỗi khi các con tàu khác cần sự giúp đỡ. Đó chính l à “con tàu Autodesk”. Nhờ nó mà các con tàu vượt sóng ngày một dễ dàng hơn. Các con tàu như được tiếp thêm nhiên liệu hay những động cơ mạnh mẽ hơn cho cuộc hành trình. Đã có rất nhiều con tàu ra khơi chinh phục “cùng biển BIM”, cùng đó là vô số “chiến lợi phẩm” thu được. Tuy nhiên, “vùng biển BIM” vẫn còn giữ nguyên tính rộng lớn và bí ẩn của nó. Mỗi ngày nó lại đem đến cho các con tàu những chướng ngại vật khác nhau. Vì vậy, các 19
con tàu vẫn phải nỗ lực hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa để đủ sức chống chọi trong cuộc hải trình đầy khốc liệt này. Qua câu chuyện về 4 con tàu trên ta rút ra được các điều về việc ứng dụng BIM vào xây dựng như sau: 1. Nói đến khía cạnh ngành Xây dựng tại Anh thì PAS-1192 là bộ tiêu chuẩn hỗ trợ cá nhân, đơn vị, tổ chức triển khai BIM một cách dễ dàng, đúng đắn tương ứng với từng mục đích của họ. Ta có PAS1192-2:2013, PAS1192-3:2014[1];... 2. Ứng dụng BIM trong ngành xây dựng ở Nhật Bản. Câu chuyện trên muốn nói đến việc
ứng dụng BIM vào một công trình cụ thể ở Nhật Bản đó là: Công trình Kitazato Hospital. Việc phối hợp các bộ môn thông qua một môi trường làm việc chung được ví như việc “con tàu Nhật” phối họp các bộ phận trên tàu với nhau, diễn họa công trình ví như diễn họa tảng băng chìm và lập tiến độ trong giai đoạn
20
thiết kế chi tiết được ví như việc lên lịch trình cụ thể chính xác cho con tàu thông qua biểu đồ,... 3. Ứng dụng BIM ở Hong Kong. “Con tàu Hong Kong” đang tăng tốc ý muốn nói đến việc Hong Kong mạnh mẽ triển khai BIM cho các công trình như nhà ở, đường sắt, cảng hàng không, tòa nhà chính phủ,... 4. Hình ảnh “con tàu Việt Nam” nỗ lực rẽ sóng như muốn nói đến Việt Nam đang nỗ lực triển khai BIM. Thể hiện cụ thể thông qua Đề án chỉ đạo lộ trình triển khai BIM của Bộ Xây dựng gần đây. Chi tiết “diễn họa chướng ngại vật” muốn nói đến một dự án xây dựng cụ thể đó là việc ứng dụng phần mềm trong
BIM để diễn họa, mô phỏng chi tiết cốt thép bằng phần mềm Tekla cho dự án “Tòa nhà Landmark 81”. 5. Về phần cung cấp nhiên liệu hay động cơ mạnh mẽ của “con tàu hỗ trợ Autodesk” ý nói đến là việc cung cấp các phần mềm hỗ trợ cực tốt cho quá trình triển khai BIM của nhà sản xuất Autodesk như Revit, ArchiCAD, BIM360, Naviswork,... Tổng kết lại, BIM giúp các bên tham gia vào toàn bộ vòng đời của dự án ( nhà tài trợ dự án, kiến trúc sư, nhà thầu…) có thể hình dung và lập kế hoạch
giai đoạn chuẩn bị, thực hiện dự án đầu tư tốt hơn nhờ việc cung cấp đầy đủ các thông tin về tổng thể cũng như các bộ phận của công trình từ hình dạng, kích thước, cho đến các cấu tạo vật liệu khác. Ngoài ra, nhờ mô hình BIM người ta có thể lường trước được các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai như việc chồng chéo mặt trận công tác và đưa ra các giải pháp hợp lý trước khi các công việc được tiến hành. Cuối cùng, việc cung cấp một mô hình thông tin công trình – BIM không những giúp tất cả các bên liên quan đến dự án xây dựng có thể dễ hình 21
dung và khái quát hình dáng công trình trong tương lai tốt hơn, mà còn giúp cho việc quản lý, vận hành cả công trình ngay cả sau khi đã hoàn thành và bàn giao cho chủ đầu tư.
Chỉ đạo nội dung: PGS. TS. Nguyễn Thế Quân ThS. Nguyễn Bảo Ngọc
Biên tập: Nhâm Sỹ Trung Kiên Dương Duy Hưng Phạm Thị Ngọc Hà Nguyễn Mạnh Cường
Sản phẩm thuộc bản quyền của dự án Vietnam BIM Network
Trình bày: Lương Hoàn Mỹ