Duong sinh, khi cong...

Page 1

DƯỠNG SINH, KHÍ CÔNG… I. PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH – GS. Hoàng Bảo Châu......................................... 2 II. THƯ DÃN LUYỆN TẬP – GS. Nguyễn Việt ........................................................... 5 III. PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH – BS. Nguyễn Văn Hưởng ............................... 10 ĐẠO ĐỨC TRONG SÁNG, TÁC PHONG ĐÚNG ĐẮN ....................................... 12 THÁI ĐỘ TÂM THẦN TRONG CUỘC SỐNG ...................................................... 12 LUYỆN THƯ DÃN VÀ LUYỆN TẬP TRUNG Ý CHÍ.......................................... 13 PHƯƠNG PHÁP THỞ .............................................................................................. 17 CÁC CÁCH THỞ CÓ CÔNG HIỆU ........................................................................ 22 TẬP LUYỆN CỘT SỐNG, CƠ XƯƠNG VÀ KHỚP .............................................. 27 IV – KHÍ CÔNG VỚI SỨC KHỎE VÀ ĐIỀU TRỊ - GS. Ngô Gia Huy ..................... 29 V - KHÍ TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN - GS. Hoàng Bảo Châu ............................... 49 Khái niệm về khí ....................................................................................................... 49 Phân loại khí .............................................................................................................. 51 Phương pháp hoạt động chủ yếu của khí .................................................................. 53 Nguyên nhân gây bệnh của khí ................................................................................. 53 Bệnh lí của khí ........................................................................................................... 54 VI – KHẢ NĂNG ĐIỀU HÒA, ĐIỀU CHỈNH KHÍ HUYẾT CỦA “THIỀN ĐỊNH” PGS. TS Nguyễn Ngọc Kha .......................................................................................... 65 VII – KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH DÂN TỘC - GS. Trần Thúy.................................. 70 1 – MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 70 2 – KHÍ CÔNG LÀ GÌ? ............................................................................................ 71 3 – PHÂN LOẠI KHÍ ............................................................................................... 71 4 – SỰ VẬN HÀNH CỦA KHÍ ................................................................................ 74 5 – CHƯƠNG TRÌNH KHÍ CÔNG CƠ BẢN .......................................................... 77 VI – MỘT SỐ LƯU Ý .............................................................................................. 79

1


I. PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH – GS. Hoàng Bảo Châu Dưỡng sinh là nuôi dưỡng sự sống. Phương pháp dưỡng sinh là cách sống để giữ sức khỏe(sk), cải tạo thể chất, phòng bệnh, chữa bệnh, sống lâu và sống có ích. Cơ sở lý luận của nó: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần. Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình” (Tuệ Tĩnh). Nội dung cơ bản của hai câu này là giữ cho tinh khí luôn luôn dồi dào, không làm hao phí nó, nuôi dưỡng chức năng, bảo vệ hoạt động sống nói chung và hoạt động tâm thần nói riêng, giữ cho lòng thanh thản, có ít dục vọng cá nhân, giữ gìn và bảo vệ các chức năng của cơ thể, luyện tập thân thể. Sách “Nội kinh” đã ghi: “Người thượng cổ biết phép dưỡng sinh, thuận theo quy luật âm dương, thích ứng với thời tiết bốn mùa, biết phép tu thân dưỡng tính, ăn uống tiết độ, sinh hoạt chừng mực, không làm lụng bừa bãi mệt nhọc nên thể xác và tinh thần đều khỏe mạnh, hưởng hết tuổi trời cho khoảng 100 năm mới chết”. Một đoạn khác “Thánh nhân chữa bệnh khi chưa có bệnh, không để bệnh phát ra rồi mới chữa, trị nước khi chưa có loạn, không đợi loạn rồi mới trị”. Ở TQ từ 1956, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và phổ biến phương pháp khí công, thái cực quyền, xoa bóp bảo vệ sk. Đó là những phương pháp tự tập để giữ gìn sk, nâng cao thể chất, phòng bệnh, chữa bệnh của Trung y. Nội dung của khí công là tập thở chậm theo nhịp điệu nhất định (hô hấp pháp), tập thư giãn, yên tĩnh (“tùng công, tĩnh công, tùng tĩnh công”); tự xoa bóp ngũ quan và vận động thân thể. Thái cực quyền dùng trong dưỡng sinh là một bài quyền có 24 thế với động tác tròn, liên tục vận động các khớp một cách mềm mại kết hợp với thở sâu. Xoa bóp bảo vệ sức khỏe chủ yếu là tự xoa bóp ngũ quan. Ở Ấn Độ có phương pháp yoga. Yoga là khoa học cổ truyền giúp con người thống nhất tốt hơn về thể xác và tinh thần, để trong khi thức vẫn giữ được sự thanh thản của tâm hồn, sự yên tĩnh nhất của trí óc. Có nhiều phương pháp Yoga. Theo Udupa R.N (Ấn Độ), phương pháp của Pantajali là quan trọng nhất, gồm cải thiện tập tính xã hội, cải thiện hành vi cá nhân, tập động tác, tập tư thế tĩnh, tập thở, tập khống chế hoạt động của các giác quan, luyện tập trung tư tưởng. Ở Rumani, bác sĩ lon Bordeianu, nhà lão khoa có nhiều kinh nghiệm, đã viết cuốn “Làm thế nào để sống lâu”(NXB Y học dịch năm 1985), đúc kết những ý kiến rất tốt về ý kiến sống lâu và tóm tắt cụ thể những bí quyết đó của các bậc lão niên. Ở Việt Nam(VN), Tuệ Tĩnh đã tóm tắt phương pháp dưỡng sinh trong cuốn “Hồng nghĩa giác tư y thư” như sau: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần, Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình” Năm 1976, Đào Công Chính biên soạn cuốn “Bảo sinh diên thọ toản yếu”, nêu việc giữ gìn trong sinh hoạt, ăn, ở (dưỡng tinh thần, ngừa tửu, sắc, tức giận, tiết dục, giữ gìn ăn uống,…) để bảo tồn tinh, khí, thần; tập thở, vận động (10 phép đạo dẫn, 6 phép 2


vận động, 24 động tác) để tăng sk. Thế kỷ 18 Lê Hữu Trác soạn cuốn “Vệ sinh yếu quyết”, nêu vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh hoàn cảnh và tu dưỡng tinh thần, rèn luyện thân hình để tăng sức khỏe, sống lâu. Tác phẩm có đoạn: “ Nội thương chứng bệnh phát sinh, Thường do xúc động thất tình gây nên. Lợi dục đầu mối thất tình, Chặn lòng ham dục thì mình được yên. Cần nên tiết dục thanh tâm Giữ lòng liêm chính chẳng tham tiền tài. Chẳng vì danh lợi đua đòi. Chẳng vì sắc đẹp đắm người hại thân. Giữ tinh, dưỡng khí, tồn thần, Tinh không hao tán thì thần được yên Hằng ngày luyện khí chớ quên Hít vào thanh khí, độc liền thải ra. Làm cho khí huyết điều hòa Tinh thần giữ vững, bệnh tà khó xâm Lại cần tiết chế nói năng Tránh làm quá sức, dự phòng khí hao. Thức đêm lo nghĩ quá nhiều Say mê sắc dục cũng đều hại tâm”. Dựa vào những kinh nghiệm cổ truyền VN, kinh nghiệm nước ngoài và kinh nghiệm bản thân, bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng đã chỉnh lý, nâng cao phương pháp dưỡng sinh của người xưa. Phương pháp này được nghiên cứu, áp dụng tại Viện yhdt Hà Nội từ 1975 và được phổ cập rộng rãi ở các thành phố. Nội dung của phương pháp dưỡng sinh Con người cần phải sống. Muốn sống phải ăn uống, thở,…Vì vậy phải ăn cho đúng cách và phải thở cho đúng khoa học. Ăn đúng cách: là đủ lượng và chất để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Cần ăn các chất phù hợp với thể tạng để tiêu hóa, hấp thụ tốt. Lúc ăn cần vui vẻ, thoải mái, nhai kỹ, ăn vừa no, đến bữa ăn thấy thèm ăn và ăn ngon miệng; uống đủ nước, tránh nghiện rượu chè, thuốc. Thở khoa học: Nhằm vận dụng tốt nhất quá trình thở, phục vị sự sống, gồm co thở chỉ huy, thở theo một nhịp điệu nhất định (tùy trạng thái sk và mức độ luyện tập). Có thể phân ra như sau: 3


- Thở tự nhiên: Chỉ huy hơi thở theo nhịp êm, nhẹ, đều khoảng 12 lần/phút. Thường dùng ở người mới tập thở, người yếu sức không đủ sức để chỉ huy hơi thở. + Thở sâu: Chỉ huy hơi thở theo nhịp êm, nhẹ, đều, chậm, sâu, dài, khoảng 6-8 lần/phút. Tùy trạng thái sk và mức độ luyện tập, có thể dùng các cách thở sâu như sau: + Thở hai thì: Thở dài ra, hít sâu vào; thường là quá trình diễn biến của thở tự nhiên, mới đầu thở nông rồi sau chuyển sang thở sâu. Thở ba thì: Có hai cách khác nhau. Cách thứ nhất: Thở dài ra, hít sâu vào, ngưng thở. Thời gian của từng thì thở dài bằng nhau. Thường dùng ở người khỏe muốn nâng cao sk, ở người có chức năng hô hấp suy giảm nhiều hoặc người có bệnh mãn tính. Không dùng cho người huyết áp cao, người ở trạng thái thần kinh căng thẳng. Cách thứ hai: Thở dài ra, ngưng thở, hít sâu vào. Thường dùng ở người huyết áp cao, người ở trạng thái thần kinh căn thẳng + Thở bốn thì: Thở dài ra, ngưng thở, hít sâu vào, ngưng thở. Thời gian của từng thì thở dài bằng nhau. Chú ý: Thời gian ngưng thở phải vừa với sức tập của mỗi người, làm thể nào để khi thở thấy người thoải mái, không có cảm giác thiếu hơi phải thở bù. Thở bốn thì thường là diễn biến của thở sâu ba thì, hoặc trên cơ sở thở ba thì mới thở bốn thì. Thường dùng ở người thở tốt, đã có bản lĩnh. Tốt nhất là tập từng bước không nên gượng ép thở bốn thì ngay. Thở bụng: Vơi tiêu chuẩn thở dài ra, bụng lép xuống rồi hít sâu vào, bụng phình lên. Lúc mới tập, thường mới có bụng trên phình lên, tập tốt thì điều khiển được cả bụng dưới phình lên. Đây là kiểu thở chủ yếu bởi cơ hoành. Thở hoàn toàn với tiêu chuẩn: Thở dài ra, cả ngực và bụng lép xuống, hít sâu vào, cả ngực và bụng phình lên. Đây là kiểu thở bằng cả cơ hoành và cơ thở ở ngực. Nguyên tắc chung khi tập thở: Tập từng bước để cơ thể có thể tiếp thu được mức độ tập. Khi tập thở, đầu óc thấy thanh thản, không thấy thiếu hơi đòi phải thở bù, sau khi tập thở không thấy đau sườn ngực, trướng bụng, khó thở. Thở dưỡng sinh có tác dụng chung là luyện sự hưng phấn ức chế của tế bào thần kinh ở vỏ não, điều hòa hoạt động của hệ thần kinh thực vật, tăng cường tuần hoàn của khí huyết, xoa bóp nội tạng, nâng cao hiệu quả của quá trình hô hấp. Luyện thư giãn yên tĩnh: Chủ yếu là luyện nghỉ ngơi (ức chế) chủ động của thần kinh trong trạng thái thức. Luyện thư giãn gồm loại bỏ hoặc giảm bớt các loại kích thích từ bên trong cơ thể bằng cách đại, tiểu tiện, nới rộng quần áo, giảm nhẹ triệu chứng bệnh bằng biện pháp có hiệu quả; loại bỏ hoặc giảm bớt các loại kích thích từ môi trường bên ngoài (ánh sáng, tiếng động, mùi vị, các loại kích thích vào da) bằng cách tạo một hoàn cảnh tập yên tĩnh, tránh ruồi muỗi, tránh gió lùa, tránh quá lạnh, quá nóng, tránh 4


tiếng động đột ngột, nhắm mắt. Sau đó, để nét mặt thanh thản rồi thả lỏng toàn thân, hoặc chú ý hoạt động nhẹ nhàng ở vùng rốn. Trong thời gian này không chú ý vào hơi thở để tự nhiên. Thư giãn yên tĩnh có tác dụng giúp con người nghỉ ngơi khi thức để tự cân bằng hai hoạt động cơ bản (hưng phấn - ức chế) của tế bào thần kinh, luyện các quá trình khuếch tán tập trung và cảm ứng qua lại (nhất là cảm ứng âm tính) của hệ thần kinh trung ương, điều hòa hoạt động của hệ thần kinh thực vật. Như vậy giúp con người có hệ thần kinh tốt. Vận động các khớp: Nhất là khớp sống ở mức tốt đa, bằng các bài tập tất cả các khớp của cơ thể. Ví dụ động tác vân động cột sống gồm: ưỡn cổ, ưỡn lưng, bắc cầu, cúi và quay cổ, ôm gối, vặn cột sống…Những động tác này có tác động duy trì tốt cả phần thực thể lần phần chức năng của cơ xương khớp, làm các khớp có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu lao động và sinh hoạt. Tự xoa bóp, day bấm huyệt: Nghĩa là tự mình xoa bóp ngũ quan (da, mắt, mũi, tai, miệng) và day bấm những huyệt cần thiết nhất định. Xoa bóp da chủ yếu là xát nóng da toàn thân từ mặt, đầu đến chân; xoa bóp mắt, vuốt mắt, day và xoa quanh hố mắt; xoa bóp mũi có xát nóng sống mũi; xoa bóp tai có xát chân vành tai, bịt mạnh lỗ tai, gõ xương chẩm, xoa vành tai; xoa bóp miệng có vận động lưỡi, xoa niêm mạc miệng bằng lưỡi và gõ răng. Day bấm một số huyệt cần thiết có quan hệ vớ sk chung như: Nội quan, Túc tam lý, Quan nguyên, Khí hải…và day bấm những huyệt có liên quan đến chứng bệnh như: ngạt mũi thì day Nghinh hương; đau đầu thì day Bách hội, Phong trì, Thái dương; đau vai day Thiên tông, Kiên ngung, Kiên tỉnh…Tự xoa bóp, day bấm huyệt có tác dụng tăng cường tuần hoàn của khí huyết, nâng cao quá trình dinh dưỡng các cơ quan, từ đó điều hòa được rối loạn tại chỗ, nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quan trọng và ngũ quan. II. THƯ DÃN LUYỆN TẬP – GS. Nguyễn Việt Thư dãn là thuật ngữ phản ánh hai trạng thái cơ bản cần đạt được trong liệu pháp tâm lý: Thư thái tâm thần và dãn mềm cơ bắp Nội dung phương pháp liệu pháp thư dãn luyện tập gồm 3 phần: Thư dãn: gồm 3 bài tập cơ bản và 1 bài tập chuyên biệt Luyện tập: gồm thở bụng và các tư thể Yoga Trao đổi tập thể về 5 quan điểm sống loại trừ căng thẳng Thư dãn: 5


Bài tập thứ nhất (tâm thần thư thái): Người tập tốt nhất ở tư thế nằm, trong phòng yên tĩnh, ánh sáng dịu. Có thể tập ở tư thế ngồi thoải mái trên ghế tựa. Mắt nhắm, tay chân duỗi thẳng, cơ bắp để mềm hoàn toàn. Thở từ từ, đều đặn, nhịp nhàng, tốt hơn thở theo kiểu khí công, phương pháp hai thì (từ từ hít vào và phình bụng lên rồi từ từ thở ra và thót bụng lại). Tập trung tư tưởng, lắng nghe lời hướng dẫn của thầy thuốc hay băng ghi âm, nhẩm thầm trong óc câu “toàn thân yên tĩnh”, nhẩm từ từ, nhịp nhàng, thở vào và nhẩm hai từ “toàn thân”, thở ra nhẩm hai từ “yên tĩnh”. Đồng thời với nhẩm, tưởng tượng toàn cơ thể rất thoải mái dễ chịu, tâm thần thư thái. Tiêu chuẩn đạt kết quả: Tư tưởng tập trung dễ dàng vào câu nhẩm, không bị phân tán theo những ý nghĩ khác. Cảm thấy tâm thần và cơ thể thoái mái, dễ chịu. Có thể đạt kết quả tốt sau 1-2 tuần tập luyện (mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần 5-10 phút) Bài tập thứ hai (dãn mềm cơ bắp): Nằm nhắm mắt, thở bụng..như bài 1. Nhẩm theo thầy thuốc hay băng ghi âm câu: “tay phải nặng dần” (trạng thái dãn mềm cơ bắp gây ra cảm giác nặng tứ chi và toàn thân như khi ngủ). Nhẩm từ từ nhịp nhàng theo nhịp thở, hít vào nhẩm hai từ “tay phải”, thở ra nhẩm hai từ “nặng dần”; đồng thời với nhẩm, tưởng tượng: tay phải mỗi lúc một nặng hơn, trĩu xuống, dính chặt vào giường. Khi cảm giác nặng đã xuất hiện ở tay phải thì chuyển sang tập tay trái, sau khi tay trái đạt kết quả, lại chuyển tập hai chân, cuối cùng tập cảm giác nặng toàn thân. Lúc mới tập, đạt kết quả ở tay phải rồi mới chuyển sang tập tray trái, nhưng khi đã thành thạo, có thể tập ngay cảm giác nặng toàn thân, không phải tập qua các khâu trước. Tiêu chuẩn đạt kết quả: Vẫn giữ được trạng thái tâm thần thư thái, tư tưởng tập trung của bài 1. Có cảm giác nằng nặng dễ chịu của người sắp ngủ; vài phút đã có thể tự gây ra cảm giác nặng toàn thân. Trung bình sau một tuần tập luyện có thể đạ kết quả trên (mỗi ngày tập 1-2 lần, mỗi lần 5-10 phút) Bài tập thứ ba (tỏa ấm cơ thể): Nằm nhắm mắt, thở bụng,..như bài 1 và 2. Nhẩm nhịp nhàng theo thầy thuốc hay băng ghi âm câu “tay phải ấm dần”, hít vào nhẩm hai từ “tay phải”, thở ra nhẩm hai từ “ấm dần”. Đồng thời với nhẩm, tưởng tượng: có một làn hơi ấm, tỏa ra từ tay phải, mỗi lúc một ấm hơn. Khi đã có cảm giác ấm ở tay phải thì chuyển sang tập tay trái, rồi đến hai chân và cuối cùng tập cảm giác ấm toàn thân. Cần chú ý gây cảm giác ấm toàn thân chứ không phải cảm giác nóng. Tiêu chuẩn đạt kết quả: Vẫn giữ được tâm thần thư thái, tư tưởng tập trung của bài 1 và trạng thái nặng toàn thân một cách dễ chịu của bài 2; có thể cảm giác ấm áp dễ chịu tỏa ra từ tay chân và toàn thân. Trung bình sau hai tuần tập luyện đã có thể đạt kết quả trên (mỗi ngày tập 1-2 lần, mỗi lần 5-10 phút). Thông thường, tập 3 bài cơ bản nói trên theo thứ tự đã mô tả. Tuy nhiên, đối với những người khó tập trung tư tưởng, nội tâm 6


khó ổn định thì có thể tập bài dãn mềm cơ bắp và tỏa ấm cơ thể trước, sau đó tập bài tâm thần thư thái, như thế sẽ đạt kết quả dễ dàng hơn. Bài tập chuyên biệt (khác nhau tùy theo từng loại bệnh, từng loại bệnh nhân): Sau 2-3 tuần tích cực luyện tập, đa số bệnh nhân đã có thể làm thành thạo 3 bài tập cơ bản, nghĩa là gặp bất cứ tình huống nào cũng có thể, trong vài phút, tự gây cho mình trạng thái tâm thần thư thái, dãn mềm cơ bắp và tỏa ấm cơ thể. Lúc bấy giờ, thầy thuốc sẽ trực tiếp hướng dẫn bài tập chuyên biệt cho từng bệnh nhân. Câu nhẩm để tự ám thị trong bài tập này do thầy thuốc bàn bạc với bệnh nhân đặt ra tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, các hiện tượng chủ yếu của bệnh. Câu nhẩm có thể thay đổi theo tiến triển của bệnh. Có nhiều trường hợp, sau khi tập xong 3 bài cơ bản, người bệnh đã thấy các triệu chứng chủ yếu của bệnh giảm đi rất nhiều. Tuy vậy, vẫn cần bài tập chuyên biệt để kết quả tốt hơn và bền vững hơn. Luyện tập Trong liệu pháp thư dãn luyện tập, thư dãn là phần chủ yếu, luyện tập là phần kết hợp, thứ yếu. Thở bụng (khí công): Là phương pháp thở sử dụng cơ hoành, thở chậm và thở kèm theo tập trung tư tưởng, theo dõi nhịp thở. Thở vào theo đường mũi, thở từ từ, kéo dài, đồng thời đẩy cơ hoành xuống, phình bụng ra. Thở ra cũng theo đường mũi, thở từ từ, kéo dài, đồng thời nâng cơ hoành lên, thót bụng lại. Đó là cách thở 2 thì, người bệnh nên dùng cách này. Có một cách thở khác gọi là các thở 4 thì: sau khi thở vào thì nín thở và sau khi thở ra cũng nín thở, thời gian nín thở bằng một nửa thời gian thở vào hay thở ra. Có thể dùng công thức sau đây: thở vào 8 giây, nín thở 4 giây. Các tư thế Yoga: Có 7 tư thế thường dùng là hoa sen, vặn vỏ đỗ, cây nên, cái cày, con rắn,, cái đe và nằm lịm (các tư thế này được mô tả trong các sách chuyên khảo về Yoga và được hướng dẫn ở các phòng thư dãn luyện tập). Cái cần đạt được là trong các tư thế khó vẫn thư dãn dễ dàng, không lầm vào trạng thái buồn ngủ và các cơ khớp ngày càng mềm dẻo hơn, vững vàng hơn. Trong liệu pháp thư dãn luyện tập, bao giờ cũng phải kết hợp các tư thế với thở bụng và thư dãn. Tất cả lông vào nhau, tập trong 30 phút mỗi lần, mỗi ngày tập 1-2 lần (tùy từng bệnh), buổi sáng tập sau khi thức dậy, buổi tối tập trước khi đi ngủ. Trao đổi tập thể về 5 quan điểm sống loại trừ căng thẳng (áp dụng cho các cán bộ về hưu tập luyện theo nhóm, hay cho bệnh nhân được điều trị theo nhóm) 5 quan điểm sau đây có tính chất tham khảo để mỗi nhóm, sau khi trao đổi, tự vạch ra những quan điểm sống riêng: Nghiêm túc với mình, độ lượng với người 7


Sống giản dị, thanh đạm, chi tiêu tiết kiệm Yêu công việc mình đang làm, yêu khía cạnh tốt của người khác. Tăng thêm nhiều phút vui cười, giảm đi những phút buồn bực. luôn làm chủ cơ thể, tâm thần và hoàn cảnh Cơ chế tác động của liệu pháp thư dãn luyện tập 1. Cơ chế tác động của thư dãn: Nguyên tắc chung là sử dụng tối đa tác động qua lại rất chặt chẽ giữa tâm thần và cơ thể. Chủ yếu sử dụng cơ chế tự ám thị và cơ chế tác động ngược sinh học. Cơ chế tự ám thị: Tự ám thị là dùng ý nghĩ tập trung cao độ tác động đến cơ thể, điều khiển cơ thể thực hiện những điều mình mong muốn (tự làm cho toàn thân nặng, ấm, thư thái, …). Chính do cơ chế tự ám thị mà các tu sĩ Yoga Ấn Độ có thể tự giảm thân nhiệt, tự làm chậm nhịp tim và nhịp thở, tự đưa mình vào trạng thái đông miên (hiberation) và nhờ vậy có thể chịu được thử thách chôn sống đến một tuần. Trong chứng trạng mang thai tưởng tượng, chính do tự ám thị mà người phụ nữ, một cách vô thức, tự gây cho mình những biến đổi trong cơ thể giống như có mang thật (mất kinh, dấu hiệu sinh dục phụ, bụng to dần…). Trong thôi miên, bệnh nhân, bằng cách tự ám thị, thực hiện những lời ám thị của thầy thuốc để loại trừ những triệu chứng cũng do bệnh nhân tự ám thị gây ra. Những người tập thư dãn cũng vậy. Bằng cách tập trung ý nghĩ và mong muốn cao độ, qua câu nhẩm của các bài tập, họ tự gây cho mình 3 trạng thái yên tĩnh, ấm và nặng giống như giai đoạn đầu của trạng thái thôi miên. Trạng thái này có tác dụng hồi phục nặng lượng tâm thần, làm dịu các căng thẳng tâm lí và sẵn sàng thực hiện các ám thị của thầy thuốc. Cơ chế tác động ngược sinh học: Tác động của dãn cơ. Trong các bài tập thư dãn, bài tập dãn mềm cơ bắp là quan trọng nhất. Trương lực liên quan rất mật thiết với nhiều hoạt động tâm thần, đặc biệt với hoạt động cảm xúc. Theo Wallon “trạng thái căng thẳng tâm thần gây ra trạng thái trương lực quá tải, phải tìm cách hạ cho được trương lực cơ thì mới giải tỏa được căng thẳng tâm thần”. Romen (Nga) trình bày cơ chế tác động ngược của dãn cơ như sau: “Trương lực cơ có liên quan về mặt sinh lý giải phẫu với vùng đồi thị - dưới đồi, trung khu của cảm xúc”. Khi cảm xúc căng thẳng, vùng này bị hưng phấn và gây phản ứng tăng trương lực cơ. Đó là tác động đi xuống. Trái lại, khi có được dãn ra thì theo đường liên hệ ngược, trạng thái dãn cơ này sẽ thông báo lên vùng đồi thị - dưới làm hạ tính phản ứng của vùng này đồng thời làm giảm tính hưng phấn cảm xúc, làm mất căng thẳng. Theo Wolpe (Mỹ), thư dãn có tác dụng làm giảm lo âu, do đó, dùng thư dãn làm phương pháp nền cho một liệu pháp tập tính bởi lẽ lo âu là trạng thái chung của các bệnh tâm sinh. 2. Cơ chế tác động của luyện tập 8


Tác động của các tư thế Yoga: tư thế cũng phụ thuộc phạm trù trương lực cơ. Tư thế là trương lực được phân phối khác nhau ở các khớp cơ để giữ các cơ khớp ở một vị trí nhất định. Theo Wallon thì những thay đổi tư thế có thể đưa lại những biến đổi tâm thần khác nhau. Mỗi tư thế Yoga có những tác động riêng đến tâm thần và cơ thể. Nói chung, các tư thế Yoga đều giữ cho cơ thể trong tư thế tĩnh, bất động, làm cho tâm thần lắng xuống, làm dịu đi những cảm giác bồn chồn, xao xuyến do stress gây ra. Các tư thế Yoga còn giúp tăng cường sự tập trung tư tưởng trong quá trình tự ám thị. Tác động của thở bụng: Thở bụng đòi hỏi phải tập trung ý nghĩ theo dõi hơi thở do đó tăng cường quá trình tự ám thị của thư giãn. Widlocher (Pháp) cho rằng thở bụng sử dụng cơ hoành là ngược lại với thông khí quá mức (thể nhanh) sử dụng các cơ liên sườn. Thở nhanh và loạn nhịp và một đáp ứng với trạng thái lo âu. Thở nhanh tăng kiềm trong máu và có thể gây ra một cơn tetanie hay một cơn hen suyễn. Thở chậm và nhịp nhàng có liên quan đến trạng thái bình thản. Tác giả đề nghị dùng thư dãn và thở bụng để chữa lo âu, triệu chứng cơ bản của các bệnh tâm sinh. Chỉ định của liệu pháp thư dãn luyện tập: ở các phòng thư dãn luyện tập chuyên khoa, trung bình sau 3 tuần luyện tập, người bệnh đã có thể nắm vững phương pháp và tiếp tục luyện ở nhà. Ở một số người, sau 3 tuần, các triệu chứng cơ bản đã thuyên giảm. Những trường hợp phức tạp phải tiếp tục điều trị theo bài tập chuyên biệt trong vài ba tuần nữa. Đối với người bệnh nói chung liệu pháp thư dãn luyện tập có thể dùng để chữa hầu hết các bệnh do stress tâm lý gây ra. Các bệnh tâm căn: Bệnh tâm căn suy nhược, các trạng thái lo âu, các trạng thái ám ảnh; các trạng thái phân li (trước gọi là hysteria) như liệt, tê, câm, điếc, mù, run…(tất cả đều tâm sinh). Các rối loạn cơ thể tâm sinh tăng huyết áp, loét dạ dày, viêm đại tràng co thắt, hen suyễn, các chứng đau, vảy nến, sạm da, ngứa, bất lực tình dục, xuất tinh sớm, lãnh đạm tình dục…(tất cả đều tâm sinh). Các rối loạn tâm căn đơn chứng ở trẻ em như đái dầm, nói lắp, tic, các rối loạn tập tính… Các trạng thái nghiện chất độc: nghiện rượu, nghiện ma túy, nghiện thuốc lá… Đối với những người khỏe, liệu pháp thư dãn luyện tập có thể áp dụng để rèn luyện tâm lí – cơ thể trong những trường hợp sau:

9


Huấn luyện các vận động viên làm chủ tâm thần trong hoàn cảnh thi đấu căng thẳng (ngành thể thao VN đã sử dụng liệu pháp thư dãn luyện tập để nâng cao thành tích thi đấu của các vận động viên bắn súng) Huấn luyện thích nghi với các hoàn cảnh thay đổi đột ngột, thức và ngủ đúng giờ (lái xe, lái tàu, cán bộ thường trực ga…) Tăng cường sức khỏe cho những người có tuổi. Chỉ có một vài chống chỉ định tương đối như các bệnh loạn thần, những người không thích thư dãn luyện tập, những người lớn tuổi có tăng huyết áp (không tập các tư thế cây nến, cái cày và thở bụng 4 thì có nín thở). Liệu pháp thư dãn luyện tập đã được nghiên cứu từ thập kỉ 70 và đã được tổng kết kinh nghiệm. Liệu pháp thư dãn luyện tập đã tỏ ra là một liệu pháp tâm lý giản đơn có hiệu lực và phù hợp với các đặc điểm tâm lí xã hội của VN. III. PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH – BS. Nguyễn Văn Hưởng Phương pháp dưỡng sinh là một phương pháp tự mình luyện tập nhằm mục đích bồi dưỡng sk, phòng bệnh, trị bệnh, mạn tính, sống lâu. Sách nội kinh nói “Thánh nhân chữa khi chưa có bệnh, không để bệnh phát ra rồi mới chữa; trị nước khi chưa có loạn, không đợi có loạn rồi mới trị. Phàm sau khi bệnh đã thành rồi mới dùng thuốc, loạn đã thành rồi mới lo dẹp, cũng ví như khi khát mới đào giếng, khi chiến đấu mới đúc binh khí, thì chẳng phải muộn lắm ru”. Ở VN từ xưa danh y Tuệ Tĩnh đã nêu vấn đề giữ tinh, dưỡng khí, tồn thần, giữ cho lòng trong sạch, thanh thản, hạn chế dục vọng, giữ chân khí: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình: Về sau Hải Thượng Lãn Ông lại viết “Giữ tinh, dưỡng khí, tồn thần Thanh tâm, tiết dục, thủ chân, luyện hình” Người xưa cho rằng : “Tinh, khí, thần” là 3 của báu của con người. Tinh là chất dinh dưỡng, tinh hoa của thức ăn tạo ra sau khi được tiêu hóa. Nó được hấp thu vào cơ thể và nằm trong tất cả các tạng phủ với nhiều hình thức và sẵn sàng biến thành năng lượng để cho cơ thể hoạt động. Nó cùng nằm trong bộ sinh dục (tinh của đàn ông và trứng của đàn bà) với hình thức đặc biệt, với chất lượng rất cao vì đủ sức tạo ra đứa con.

10


Khí có hai nghĩa: Khí hơi và khí lực. Khí hơi là không khí để thở trong đó có oxy. Chính khí hơi, kết hợp với chất tinh để tạo ra khí lực, nên khí có nghĩa là năng lượng tạo ra trong cơ thể để cho cơ thể sống và hoạt động. Thần là một hình thức năng lượng cao cấp mà các động vật cũng có, song mức cao nhất chỉ có ở con người, do bộ thần kinh tạo ra. Nhờ đó mà con người biết tư duy, có ý chí, có tình cảm, có khoa học và nghệ thuật…Tinh, khí, thần là biểu hiện quá trình chuyển hóa vật chất (tinh) thành năng lượng (khí) mà hình thức cao nhất là thần. Sự chuyển hóa này xảy ra trong cơ thể một cách liên tục; ngừng là chết. Phải có tinh dồi dào, khí đầy đủ thì thần mới vững mạnh. Chất tinh sinh dục mà hao phí quá cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức lực và tinh thần, do đó người xưa coi việc bế tinh, giữ gìn chất tinh, không hao phí chất tinh trong sắc dục quá độ là điều cốt yếu để giữ sức khỏe. Dưỡng khí là luyện thở nhiều không khí, nhiều oxy để bồi dưỡng khí lực cho dồi dào, thì toàn cơ thể mới có sức hoạt động. Tồn thần: muốn bồi dưỡng cái gốc của thần khí thì phải bế tinh, dưỡng khí. Muốn giữ gìn “thần” thì phải thanh tâm, quả dục, thủ chân. Thanh tâm là giữ lòng mình cho trong sạch, ăn ở ngay thẳng, thật thà chất phác, không lo lắng sợ sệt; giữ lòng bình tĩnh, không bị tình cảm xúc động thái quá, không buồn phiền. Trong quan hệ giữa người và người, phải nắm bản chất hành động của người để biết cách giúp đỡ và thông cảm lẫn nhau, không thắc mắc, tức giận. Thanh tâm để tạo cho mình một trạng thái thanh thản, ung dung, không bận tâm đến việc không cần thiết, chỉ nghĩ đến việc làm gì có íc cho mọi người. Quả dục là giảm bớt dục vọng, hạn chế lòng ham muốn. Không tham tiền (tham ô), không tham sắc (hủ hóa), không tham danh vị (địa vị)

Sơ đồ thuyết tinh – khí – thần 11


1- Ngũ quan (cảm thụ quan ngoại môi); 2- Thần; 3- Cảm thụ quan nội môi; 4- Thải ra bằng đường phân, mật, nước tiểu, mồ hôi và đường phổi thở ra; 5- Thần; 6- Nội độc; 7- Ngoại độc; 8- Da; 9- Khí; 10- Da. Sau đây trình bày một số vấn đề của phương pháp dưỡng sinh ĐẠO ĐỨC TRONG SÁNG, TÁC PHONG ĐÚNG ĐẮN Sống theo đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc thì yên tĩnh tâm hồn, tinh thần sảng khoái, thể lực cường tráng, sống hạnh phúc. Do đó vấn đề hàng đầu của phương pháp dưỡng sinh là rèn luyện lối sống có đạo đức trong sáng, tác phong đúng đắn. Muốn xây dựng đạo đức phải dựa trên cơ sở vũ trụ quan, nhân sinh quan, lí tưởng, đạo đức, quan điểm sống, thì tiến bộ văn mình. Cái gốc đầu tiên là lao động, lao động trí óc và lao động chân tay vừa sức. Cái gốc thứ hai là đạo đức trong trong, tác phong đúng đắn của con người văn hóa. Người xưa dạy chúng ta: tiền tài không bị cám dỗ, sắc dục không làm say mê, địa vị không quyến rũ, uy vũ không làm khiếp sợ. Đạo đức trong sáng của người VN thường được nhấn mạnh là nhân (tình thương người), nghĩa (chính nghĩa, đại nghĩa), trí (trí tuệ, tài năng), dũng (kiên cường, nghị lực), chân (chân lí khoa học), thiện (lương thiện, nhân tâm), mĩ (thẩm mĩ). Tác phong đúng đắn của người VN là cần, kiệm, liêm, chính, giản dị, lịch sự. THÁI ĐỘ TÂM THẦN TRONG CUỘC SỐNG Nói đến sk, ta không thể tách rời thể xác và tâm thần. Vì thể xác ảnh hưởng đến tâm thần và tâm thần ảnh hưởng rất nhiều đến thể xác. Điều này ai cũng thấy rõ. Các trạng thái tâm thần có loại tích cực, như vui mừng, thương yêu, lạc quan, tin tưởng; có loại tiêu cực như buồn rầu, lo lắng, sợ sệt, giận, ghét, bi quan. Các viện nghiên cứu về tâm lí thấy rằng trạng thái tích cực động viên cơ thể làm cho nó dường như trẻ lại, trái lại trạng thái tâm thần tiêu cực gây bệnh cho cơ thể. Song dù tích cực hay tiêu cực, nếu đột ngột và mãnh liệt quá cũng đều gây tác hại, có khi chết người. Bao nhiêu người vì lo lắng, sợ sệt, buồn thảm mà già trông thấy trong thời gian rất ngắn. Trái lại có nhiều người bị tù đày, tra khảo mà tinh thần vững, kiên quyết đấu tranh cho cách mạng vẫn giữ được cơ thể khỏe, trong lúc đó có nhiều người mất tinh thần thì cơ thể càng suy sụp rồi chết. Vậy trong điều kiện vật chất như nhau, trạng thái tâm thần quyết định sk. Trong trạng thái tâm thần, vấn đề chủ động, bình tĩnh là rất quan trọng. Nhiều người trước một sự kiện như con đau nặng, đã tưởng tượng con sẽ chết rồi cuống lên không làm chủ được mình, đâm ra rối loạn cả tinh thần và thể xác, ngất xỉu, không chăm sóc con được.

12


Chúng ta càng thấy phép tu dưỡng “thanh tâm, quả dục, thủ chân” của người xưa là thái độ tâm thần gương mẫu. Thanh tâm để cho lòng không bị xúc cảm xao xuyến; quả dục để ngăn chặn nguyên nhân thường làm cho con người đi sai con đường đạo đưc; tham tiền, tham sắc và tham danh vị đã làm cho bao nhiêu người sa ngã; thủ chân để đảm bảo cho chân lí được tôn trọng, chí công vô tư, trung thực trong khoa học, vì khoa học mà dám chịu đựng mọi hi sinh gian khổ. Muốn giữ thái độ tâm thần hoàn toàn phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại, phải tu dưỡng, tôi luyện con người chúng ta càng ngày càng tiến bộ, càng ngày càng nắm được quy luật của thiên nhiên và xã hội, quy luật của bản thân mình, để ngày càng làm chủ được mình thì mới đạt được hạnh phúc. LUYỆN THƯ DÃN VÀ LUYỆN TẬP TRUNG Ý CHÍ Luyện thư dãn là cách luyện tập để bảo vệ thần kinh quá căng thẳng. Thư dãn là làm cho gốc trung tâm vỏ não ở trạng thái thư thái còn ở ngọn các cơ vân và cơ trơn thì phải dãn ra. Gốc thư thái tốt thì ngọn mới dãn tốt, mà ngọn dãn tốt thì giúp cho gốc thư thái. Nếu thư dãn tốt thì không có cơ vân nào căng thẳng; tay chân, mặt mày, cổ lưng, thân mình đều phải buông xuôi, buông xụi. Thư dãn là phương pháp cơ bản của dưỡng sinh vì nó giúp chúng ta thoát khỏi ảnh hưởng của stress do môi trường thiên nhiên và xã hội tác động đến tinh thần và thể xác của con người đặc biệt là đối với người suy nhược thần kinh. Phương pháp thư dãn là phương pháp luyện tập thần kinh chủ động tách rời cơ thể khỏi môi trường sống, cắt đứt quan hệ ngũ quan với bên ngoài, xóa bỏ mọi ý nghĩ bên trong, tập trung theo dõi một việc đơn giản như hơi thở, như cảm giác nặng và ấm, tạo cho toàn bộ cơ thể ở trạng thái ức chế, an tâm để trở lại trạng thái quân binh âm dương, trở lại trạng thái tự nhiên của sk. Kĩ thuật thư dãn là tập cho cơ thực hiện sâu hơn quá trình ức chế và hưng phấn của thần kinh, chủ động linh hoạt điều khiển hai quá trình ấy để tránh rơi vào trạng thái bị kích thích, hưng phấn liên miên dẫn tới suy nhược thần kinh. Với phương pháp dưỡng sinh, ta có thể đạt kết quả theo ý muốn, làm chủ cảm xúc, không vui quá, không buồn quá, không thương quá, không ghét quá, không giận quá, không hờn quá, không lo quá, không nghĩ quá, không sợ quá, không kinh hoàng quá. Phải bình tĩnh trong mọi tình huống, có đủ tinh thần chống tất cả các loại stress ở trên đời. Kiên trì luyện tập thì có thể đạt được. Nhiều tôn giáo và triết lí tôn giáo như Phật giáo, Lão giáo, Yoga tin rằng có thể nâng khả năng con người đến trình độ cao siêu bằng tu luyện phép thiền và các phép khác. 13


Kỹ thuật làm thư dãn: Tư thế nằm: tư thế nằm là tốt nhất vì tất cả các cơ có thể thư dãn hoàn toàn. Chỗ nằm cho êm, người già quen nằm nệm, không để cấn đau, đầu cao thấp tùy thói quen (hình 1)

Tư thế ngồi: có 3 cách ngồi Ngồi trên ghế tựa lớn đầu bật ngửa trên lưng ghế, hai tay gác lên hai tay ghế, lưng cho sát lưng ghế, chân buông xụi (Hình 2)

Ngồi ngay lưng không có tựa, tay đặt lên đùi, hai chân chạm sát đất làm cho cơ lưng chỉ cần hoạt động tối thiểu để giữ thăng bằng (hình 3)

14


Ngồi theo kiểu “người đánh xe bò” đi đêm khuya, đường dài sẵn sàng ngủ gục: lưng và đầu cúi xuống tự nhiên (cơ hoạt động tối thiểu để giữ thăng bằng), hai tay đặt trên hai vế, chân buông xụi (hình 4)

Không cho cơ thể tiếp xúc với bên ngoài: cắt đứt liên hệ ngũ quan. Nên lựa chỗ tương đối yên tĩnh để tập thư dãn, không có mùi hôi thối, không có tiếng ồn lắm và cũng không lạnh lắm; nếu nóng quá thì vặn quạt cho vừa, nếu lạnh quá thì ta mặc thêm cho ấm; không để bí hơi quá, phải mở cửa thông gió song tránh gió lùa; quần áo phải rộng, không bó chặt thân, phải nới dây thắt lưng cho khí huyết lưu thông. Ta nhắm mắt lại, hoặc tốt hơn lấy khăn tay xếp lại để bịt mắt không cho ánh sáng lọt vào gây kích thích. Không để ý nghe tiếng gì như người công nhân ngủ bên máy đang chạy ầm ầm. Không để ý ngửi mùi gì. Lưỡi không nếm vị gì quá mạnh.

15


Ra lệnh thư dãn cho các cơ vân và cơ trơn: Đầu óc ta thảnh thơi, không nghĩ gì, rồi ta ra lệnh cho hệ thống thần kinh động vật và thực vật, các cơ vân, cơ trơn đều buông xuôi hết. Thư dãn hoàn toàn. Nghỉ ngơi hoàn toàn. Ức chế hoàn toàn. Thư dãn các cơ vân hoàn toàn thì ta có cảm giác nặng, như cảm giác mí mắt nặng lúc buồn ngủ, nhướng không lên. Nếu ta thư dãn được cơ trơn nhất là cơ trơn của mạch máu, thì các mạch không bị co thắt mà nở ra, máu chạy dần ra tay chân, có cảm giác nóng. Ta có thể tự kỉ ám thị để giúp thêm cho sự thư dãn: “Tay chân tôi nặng và ấm, toàn thân tôi nặng và ấm.” Tập trung ý chí theo dõi hơi thở: Phần nhiều ý nghĩ của ta rất phân tán, nghĩ việc chồng con cha mẹ, chuyện tình duyên trắc trở…nên người ta thường so sánh ý nghĩ như con bướm bay lượn từ hoa này đến hoa kia, như con khỉ nhảy nhót, phá phách, như con ngựa chạy đủ bốn phương. Để tránh hiện tượng “bướm lượn, tàm viêm, ý mã”, làm chủ được ý nghĩ, thì ta nên dùng cách tập trung ý nghĩ vào mục tiêu theo dõi hơi thở, thở cho đều, hít vào, thở ra, nghỉ, hít vào, thở ra, nghỉ…Như thế ta sẽ giúp thêm cho việc thư dãn và tập luyện việc tập trung ý nghĩ, càng ngày càng mạnh lên. Nếu tập trung theo dõi hơi thở mệt rồi thì đổi sang tập trung vào tự kỉ ám thị “nặng” và “ấm”. Làm thế nào để kiểm tra thư dãn. Ta có thể đưa tay lên cao, đưa chân cao hoặc cất đầu lên rồi buông xuôi. Rớt xuống như một cục đất là thư dãn tốt, còn rớt xuống nhẹ nhàng êm ái là chưa thư dãn tốt. Ta có thể lăn đầu qua một bên buông xuôi coi nó trở về tự nhiên không. Ta có thể lăn mình rồi buông xuôi coi nó có trở về một vị trí hợp lý theo quy luật trọng lượng không. Đưa tay lên là quá trình hưng phấn, buông tay cho rơi xuống tự nhiên là quá trình ức chế. Tập một mình hai quá trình này sẽ đem lại kết quả rất tốt về thư dãn. Chỉ định của phương pháp thư dãn: Nếu ta mệt quá, ta nằm sải tay, nhắm mắt. Đó là thư dãn tự phạt, không có khoa học điều khiển. Bây giờ phải làm thư dãn như đã trình bày, kiên trì tập luyện cho thành phương pháp công hiệu. Bắt đầu tập dưỡng sinh buổi sáng, phải làm ít phút thư dãn, 2,3,4 và 5 phút để cho thần kinh chủ động đối với cơ thể, điều khiển tất cả các bộ phận trong cơ thể, tất cả các cơ vân và các cơ trơn. Như thế tập dưỡng sinh càng có kết quả. Sau mỗi động tác phải trở về trạng thái cơ bản là trạng thái thư dãn hoàn toàn. 16


Tối trước khi đi ngủ, ta có thể tập một số động tác nhẹ và xoa bóp, xong ta thở 4 thời có kê mông (nếu bụng trống) và giơ chân để luyện thần kinh, rồi làm thư dãn để rồi chìm sâu trong giấc ngủ yên lành. PHƯƠNG PHÁP THỞ Vấn đề thở là vấn đề tranh cãi nhiều nhất, mỗi trường phái có phương pháp thở riêng của mình, mỗi cá nhân sáng tạo ra cách thở riêng của mình. Nên dựa trên cơ sở khoa học nào để đưa ra phương pháp thở hợp lý. Trước hết phải nghiên cứu các giai đoạn của hơi thở theo ý muốn: Cần phân tích ở mỗi giai đoạn áp suất và thể tích trong ngực và bụng, hình thức thay đổi của ngực, bụng và cổ để thấy rõ tác động của hơi thở đối với cơ thể như thế nào, có lợi hay có hại về mặt sinh lý để sử dụng có lợi cho sk. Sơ bộ quan sát các giai đoạn của hơi thở, ta thấy 8 giai đoạn như sau Gia đoạn 1: Hít vào tối đa. Tất cả cơ thở (cơ hoành và cơ thở thường cũng như cơ thở gắng sức) hoạt động tối đa để hít vào tối đa: cơ hoành đẩy tạng phủ trong bụng xuống tận bụng dưới, làm cho khí trầm, các cơ bụng, cơ hông và cơ đáy chậu phải co thắt để giữ tạng phủ trong bụng làm cho bụng hơi phình và cứng. Do đó áp suất trong bụng p’ tăng lên hơn áp suất P của không khí và nén ép mạnh tạng phủ. Áp suất p trong phổi thấp hơn áp suất P không khí, nên không khí tràn vào tối đa trong phổi làm cho phổi dãn nở tối đa (hình 5) kết quả là hít vào tối đa.

Hình 5. Hít vào tối đa 1- Khí quản; 2- Cơ hoành; 3- Bụng; 4- Đáy bụng; 5- Phổi; 6- Hông. Giai đoạn 2: Giữ hơi thở trong ngực. Không khí vào tối đa trong phổi rồi, không khí không chỗ nào vào được nữa, các cơ thở tiếp tục co thắt toàn bộ cố định trạng thái hít vào tối đa, thanh quản cũng cố định trong trạng thái mở, áp suất trong phổ p = áp suất không khí P vì thanh quản mở, trong phổi và không khí ở ngoài đều thông nhau; áp suất p’ trong bụng tiếp tục lớn hơn P. Máu trong tạng phủ ở bụng bị nén ép không có 17


con đường nào chảy khác hơn là vào tĩnh mạch chủ để trở về tim trong lồng ngực từ chỗ áp suất cao về chỗ áp suất thấp hơn làm cho máu dồn về tim rất thuận lợi. Tất cả các cơ hoành, cơ hông, cơ đáy co thắt như thế đã tạo ra một lực gọi là quả tim thứ nhì, giúp rất nhiều về tuần hoàn cho quả tim thứ nhất. Nếu ta quan sát ở cổ, ta thấy các cơ cổ co thắt làm cho các lỗ hõm ở cổ hõm vào hơn, trái cổ vẫn ở vị trí cũ ở dưới. Giai đoạn này làm cho phế nang và máu mao mạch phổi co ngày giờ trao đổi O2 và CO2 (hình 6 và 6a)

Chú ý: trong giai đoạn này áp suất p trong ngực = P nên phổi, tim không bị nén ép nên máu không bị lên đầu, mặt không đỏ, không có cảm giác khó chịu, mạch vẫn chạy đều, huyết áp bình thường. Giai đoạn 3: Nhốt hơi trong ngực. Từ giữ hơi trong ngực, ta chuyển sang giai đoạn nhốt hơi: phải đóng thanh quản và buông xuôi tất cả cơ thở (cơ hoành, cơ thở vào, cơ bụng, cơ hông, cơ đáy chậu..). Thanh quản đủ sức đóng thanh quản, nhốt hơi đã vào tối đa trong phổi. Áp suất p trong phổi = p’ trong bụng lớn hơn P không khí. Áp suất p=p’ nén ép lên tim phổi ở ngực và tạng phủ ở bụng, nên máu chảy lên đầu mặt, mặt đỏ gay, cảm giác khó chịu, có khi choáng váng. Trái cổ chạy lên trên, các hõm ở cổ trở thành đầy và phình ra. Huyết áp kẹp lại, mạch yếu dần (hình 7 và 7a) 18


Giai đoạn 4: Rặn. Từ trạng thái nhốt hơi, nếu ta co thắt cơ ngực, cơ bụng, cơ hông, cơ đáy chậu, nén mạnh hơn hơi bị nhốt trong ngực và bụng thì áp suất p và p’ sẽ tăng lên. Đó là giai đoạn rặn để đi tiêu và để đẻ. Hơi bị nén có 3 con đường để thoát ra ngoài: ở thanh quản, ở hậu môn, và ở âm đạo. Thường thường cơ đóng thanh quản mạnh hơn cơ đóng hậu môn và cơ đóng âm đạo nên phân bị đẩy ra ngoài, cái thai cũng thế, nếu sản phụ không đi tiêu cho hết phân hoặc không thụt cho ra hết phân thì đứa con ra một lượt với phân. Máu trong ngực và bụng bị ép phải chạy ra ngoài lên đầu, mặt và ra chân tay. Phổi tim và tạng phủ ở bụng bị ép nhiều hơn giai đoạn 3; máu chạy lên đầu mặt, mặt đỏ gay, đỏ tím, cảm giác khó chịu, choáng vàng, các lỗ hõm ở cổ phình ra nhiều hơn. Huyết áp kẹt hơn, mạch có khi mất nếu rặn quá sức (Hình 8). Giai đoạn này rất nguy hiểm cho người tim yếu, bệnh cao huyết áp…có thể gây tai biến mạch máu não.

19


Giai đoạn 5: Thở ra tự nhiên (không ép bụng). Mở thanh quản, thở ra tự nhiên do sức nặng và sức đàn hồi của ngực và bụng, các cơ thở ra buông xuôi không cần co thắt, không kèm và cũng không thúc. Thở ra xong, áp suất p, p’ và P cân bằng nhau (hình 9, 9a)

Giai đoạn 6: Thở ra có ép bụng. Co thắt các cơ thở ra ở bụng (cơ bụng, cơ hông và cơ đáy chậu, cơ thở ra ở ngực và cơ răng cưa dưới) để đuổi hết không khí dự trữ ra (hình 10 và 10a). Làm xong, p=p’=P cân bằng nhau.

20


Giai đoạn 7: Thót bụng. Đóng thanh quản, biến ngực và bụng thành một hộp kín (cơ hoành đã trở thành thụ động, buông xuôi), thể tích của hộp V và áp suất trong hộp B phải theo định luật Buyle. Mariotte tùy theo sự thay đổi của V và B: VB = V’B’=V”B” = V’’’B’’’. Nếu ta co thắt cơ thở vào ở ngực để kéo xương sườn lên, tăng thể tích V ở hộp kín ở ngực lên thì áp suất B của hộp phải thấp, thì P của không khí ở ngoài lớn hơn nên đè lên hộp kín tứ phía: ngực có xương cứng không thể thay đổi hình thức được, chỉ còn phần bụng không có xương, rất mềm nên bị P đè lên bụng làm cho bụng thót lên phía trên, thành bụng lườn xuống (Ventre en bateau), dạ dày, ruột, gan, bị hút lên trên vì trong hộp kín B nhỏ hơn P, có một ít chân không làm cho máu tĩnh mạch ở ngoài chạy về bụng (Hình 11)

Giai đoạn 8: Phình bụng. Thanh quản vẫn đóng hộp (hộp kín), ép ngực mà không ép bụng (không co thắt cơ bụng, cơ hông, cơ đáy chậu) thể tích V của hộp kín nhỏ lại, áp suất trong hộp kín tăng lên lớn hơn P, bụng phình lên (hình 12). 21


Hai giai đoạn thót bụng và phình bụng kết hợp lại thành động tác “thót-phình bụng”, làm cho máu chảy vào bụng rồi chảy ra, các tạng phủ được xoa bóp nên khí huyết đều lưu thông sẽ cắt cơn đau của loét dạ dày. Hiểu rõ cơ chế của 8 giai đoạn của hơi thở, ta sẽ hiểu tác động sinh lí của hơi thở đối với các tạng phủ trong cơ thể và ta sẽ xây dựng nhiều cách thở để đạt đến mục đích phòng bệnh và trị bệnh của phương pháp dưỡng sinh. CÁC CÁCH THỞ CÓ CÔNG HIỆU Thở giữ hơi và thở nhốt hơi (xem giai đoạn 2, giữ hơi mở thanh quản và giai đoạn 3 nhốt hơi đóng thanh quản). Đây là một bí quyết lớn quyết định kết quả của phương pháp dưỡng sinh, như thử nghiệm sau đây chứng minh (báo cáo thử nghiệm của khoa Dưỡng sinh Viện y dược học dân tộc và Viện vệ sinh TP HCM). Đối tượng nghiên cứu: 32 thanh niên không có bệnh, có học các cách thở giữ hơi, nhốt hơi và thở thường. Kỹ thuật: Hít vào 3 giây, giữ hơi 10 giây thở ra trong túi cao su có dung tích độ 2 lít; xét nghiệm O2 và CO2. Hít vào 3 giây, nhốt hơi 10 giây thở ra trong túi cao su, xét nghiệm. Trong mỗi túi, xét nghiệm nồng độ CO2, nồng độ O2, trong 5 lần với máy Orsat, mỗi lần lấy 100ml hơi thở ra để xét nghiệm CO2 và O2. Kết quả như sau 100ml hơi thở ra Nồng độ Cacbonic Nồng độ Oxy

Giữ hơi 4,9±0,32 8,58±1,12

Nhốt hơi 4,38±0,33 10,48±1,49

Thở thường 3,78±0,33 13,32±1,02

Về nồng độ cacbonic được thải ra: giữ hơi 4,9ml > nhốt hơi 4,38> thở thường 3,78: thải CO2 trong giữ hơi được thải ra nhiều nhất.

22


Về nồng độ oxy được hít vào máu giữ hơi 8,58, nhốt hơi 10,48, thở thường 13,32: O2 trong giữ hơi được hút vào máu nhiều nhất. Thở giữ hơi có lợi nhất. Luyện tập 3 cách thở. Mỗi cách nhằm một mục đích khác nhau, kết hợp lại để luyện sk, toàn diện. - Thở 4 thời có 2 dương, 2 âm, có kê mông và giơ chân dao động chủ yếu là lập lại quân bình âm dương cho bộ thần kinh, cân bằng hưng phấn với ức chế. Bốn thời là hít vào, giữ hơi, thở ra thư dãn. Dương là các cơ co thắt tối đa để hơi vào tối đa. Âm là thư dãn hoàn toàn. - Thở 4 thời đều tích cực, 4 thời đều dương để luyện khí huyết vận động tốt. Khí huyết thường hay trì trệ, nặng nề. Toàn bộ khí huyết, bắp thịt, xương cốt, tuần hoàn, phải tập cho tất cả vận động. Lúc làm động tác phải thở 4 thời đều tích cực, 4 thời đều dương. - Thở có trở ngại để tập cho bộ hô hấp đủ sức mạnh thúc đẩy khí huyết đến nơi hiểm hóc nhất của cơ thể bất kì ở tư thế khó khăn nào, trở ngại nào. Thở cách nào đưa hơi vào phổi nhiều nhất Phổi có 3 phần: phần đáy phổi; phần thân phổi và phần chóp phổi. Phải làm cho mỗi phần dãn ra tối đa thì sẽ chứa được không khí nhiều nhất. - Cơ ngực, cơ bậc thang, cơ răng cưa nhỏ trên, cơ trên sườn, cơ ức đòn chũm làm cho lồng ngực nở ra, nên gọi là thở ngực. - Cơ vai, cơ răng cưa lớn, khi đưa vai lên làm nở chóp phổi nên gọi là thở vai. Ta thở bụng và ngực rồi làm cho ngực và bụng phình ra để chứa tối đa (hình 13). Tiếp đó nếu ra đưa hai cánh tay thẳng lên trời và đằng sau (hình 13a) hoặc đưa 2 tay lên phía trên và đằng sau (hình 13b) hoặc đưa 2 tay ra đằng sau, nắm 2 tay lại và ráng sức đưa 2 cánh tay lên phía trên (hình 13c) thì ta có thể bít thêm một số phân khối hơi thêm nữa. Đó là cách thở vai, làm nở chóp phổi. Những người làm việc trí óc nên tập cách thở này.

23


Vấn đề dao động trong thời 2 (giữ hơi mở thanh quản) có lợi gì trong phương pháp dưỡng sinh. Dao động là quy luật chung của vũ trụ. Trong mỗi động tác dưỡng sinh ta cố gắng đưa động tác dao động vào để tập co cơ thể dẻo dai, làm cho cơ thể hòa nhập vào quy luật vận động của vũ trụ, chống lại xơ cứng của tuổi già. - Làm động tác trong thời 2, lúc phổi đã đầy hơi ở mức tối đa. Lúc dao động qua bên này ta cố gắng hít thêm một tí; lúc đang dao động qua bên kia ta xả hơi một tí xuống mức tối đa lúc trước, dao động qua tới bên kia, ta cố gắng hít thêm một tí làm dao động như vậy 4-6 cái, cũng như ta thở nhè nhẹ, do đó ta có thể làm dao động hơn 6 cái có thể 8,10,12 cái mà không thấy thiếu oxy. Dao động làm tăng công hiệu của thời 2, các cơ hút dưỡng khí được nhiều hơn và phổi thải CO2 cũng nhiều hơn. Động tác “kéo lên” giúp chúng ta chống lại quy luật hấp dẫn của trái đất. Tất cả vỏ trái đất và giới sinh vật trên trái đất đều bị quy luật hấp dẫn kéo xuống, làm cho tất cả giới sinh học phải chịu quy luật sinh – trưởng lão- bệnh – tử. Làm sao chống lại sức kéo ta xuống huyệt. Lực ấy gây ra các bệnh “sa” vì các dây chằng không treo nổi các tạng phủ của ta. Sa dạ dày, sa ruột, sa gan, sa thận, sa bọng đái, sa tử cung… Yoga có nhiều động tác để chống lại bệnh sa. Đó là những động tác “kéo lên”, để cho các dây chằng phục hồi lại sức đàn hồi đã mất, suy yếu. Yoga cũng có những động tác làm cho đai bụng khỏe để giữ các tạng phủ trong bụng không sa, cũng như cái đáy chậu đủ sức rắn chắc để kèm ruột, bóng đái, tử cung không xuống phía dưới. 24


Các động tác sau đây giúp các dây treo, các cơ bụng, cơ hông, cơ đáy chậu khỏe lên để giữ các tạng phủ không sa. Động tác kê mông trong thở 4 thời có 2+2 – có kê mông và giơ chân dao động giúp cho các tạng phủ đã sa trở về vị trí cũ, làm cho bệnh nhân có cảm giác nhẹ nhàng. Nếu ta tập trong tư thế đó, thì cũng như ta xoa bốp các dây treo tạng phủ làm cho sức đàn hồi dần dần phục hồi lại. Có thể ăn uống các thứ có gân như chân gà, gân thịt để bồi bổ cho dây treo tạng phủ (hình 14)

Động tác chổng mông thở. Giúp trị các bệnh sa tạng phủ, hơi trong ruột thoát ra dễ dàng, máu dồn lên đầu trị bệnh suy nhược thần kinh. Động tác thót bụng tập trong tư thế nằm, co thót bụng để rút các tạng phủ lên phía trên. Động tác bưng ruột lên và vuốt bụng dưới lên. Các động tác đứng có mím đít và kéo đáy chậu lên. Động tác trồng chuối là mạnh nhất để đưa cơ thể đứng trên đầu để dồn máu lên đâu (người cao huyết áp không tập động tác này). Có 3 cách trồng chuối với tư thể cổ đứng, đầu gập ra trước và đầu ưỡn ra sau (hình 15a, b, c)

25


Động tác ngưng thở trong tư thế ưỡn chẩm gáy và gập cằm ức với động tác kéo đáy chậu lên và mím đít. Ưỡn chẩm gáy là bật đầu ra sau, cố gắng làm cho xương chẩm gần đụng xương gáy. Gập cằm ức là gập cái cằm xuống, gần đụng xương ức. Hai động tác này, bật đầu ra sau, gập cằm ra trước có tác dụng thúc đẩy khí huyết trong hành tủy chảy thông hơn, lo cho các trung tâm thở và các trung tâm tuần hoàn được tưới máu nhiều hơn có lợi cho sk. Trong động tác ngưng thở, ta hít vào tối đa (phổi đầy hơi) ta ngưng thở, đếm 10-20-30 giây tùy sức với tư thế ưỡn chẩm gáy, rồi ta thở ra triệt để (phổi xẹp) tiếp tục ngưng thở, đếm 5 – 10 – 15 giây tùy sức với tư thế gập cằm ức, lúc nào nghe thiếu oxy (nợ oxy), thì bắt đầu hít vào tối đa, thở ra triệt đê, như thế 10 hơi để bù oxy, nghe trong mình thoải mái, có sức hơn. Kỹ thuật tập: Tư thế: Đứng chữ nhân (người khỏe), hoặc đứng hai chân dạng ra cho vừng (người vừa), hoặc ngồi trên ghế như thường hay ngồi hoa sen (người yếu) hai tay ngón chéo nhau. Động tác: Giơ hai tay thẳng lên đầu về phía sau, bàn tay bật ra phía ngoài, hít vào tối đa (phổi đầy hơi) mím đít ngưng thở 10,20,30 giây tùy sức trong tư thế ưỡn chẩm gáy, thanh quản nở. Để tay xuống phía dưới, lật bàn tay vào phía trong, thở ra tối đa, ép bụng, mím đít, ngừng thở, trong tư thế gập cằm ức, mở thanh quản 5,10,15 giây tùy sức. Chừng nào nghe thiết oxy (nợ oxy) thì thở trở lại bằng cách mở tay chéo, đưa tay ra sau, nắm lại, đưa tay thẳng lên phía trên, ưỡn chẩm gáy, hít vào tối đa; hạ tay xuống gập cằm ức, thở ra triệt để. Thở như thế 10 hơi thở. Giải thích: Một tổ chức tế bào đặt vào điều kiện khó sống, sản sinh ra kích sinh tố làm cho tổ chức ấy mạnh lên để chống lại cái chết đang đe dọa sự sống của tổ chức ấy. Ta ngừng thở đặt cơ thể trong điều kiện thiếu oxy để tế bào ta quen với trường hợp thiếu oxy, tế bào sinh ra kích sinh tố có lợi tăng sức sống (hình 16, 16a, 16b)

26


Các cách thở tự động đặc biệt của cơ thể Ngoài cách thở theo ý muốn ta có thể tập luyện để tăng cường chức năng thở, còn có các cách thở tự động đặc biệt đo cơ chế phản xạ thần kinh. Nguyên nhân do oxy thở không đủ; do mệt, buồn ngủ, chán nản, hoặc thần kinh bị khủng hoảng, cảm xúc mạnh. Các cách thở này rất phong phú như ngáp, vươn vai, rên, nấc cục, hắt hơi, ho, khóc, cười. TẬP LUYỆN CỘT SỐNG, CƠ XƯƠNG VÀ KHỚP Cột sống là “cột cái” của cơ thể, là “cây sống” (arore de vie) của sườn nhà, vì trong lòng của cột sống có tủy sống đem xung động thần kinh li tâm và hướng tâm cho cả cơ thể. Cột sống vừa dẻo dai và khỏe chắc đúng là một kiệt tác của tạo hóa. Phải tập luyện cột sống cho mềm dẻo và rắn chắc, không bị còng lưng, vẹo lưng. Phải tập tư thế đứng thẳng theo đường cong sinh lý tự nhiên. Đường cong sinh lí của cột sống gặp đường thẳng đứng ở 5 điểm đặc biệt. Điểm thứ nhấ là ở đốt xương đột đấu hay xương cổ 1 (C1). Điểm thứ 2 là đốt xương cổ 7 và đốt xương lưng 1 (C7 – D1). Điểm thứ 3 là đốt xương lưng 12 và đốt xương thắt lưng 1 (D12 – L1). Điểm thứ 4 là đốt xướng thắt lưng C5 và đốt xương cùng 1 (S5 – Cu1). Điểm thứ 5 là đốt xương cùng 5 và đốt xương cụt (S5 – Cu). 5 điểm ấy là 5 điểm yếu của cột sống, dễ gãy nhất khi gặp tai nạn và dễ đau nhất khi người yếu. Năm điểm ấy chia cột sống làm 5 đường cong: đường cong cổ, đường cong lưng, đường cong thắt lưng và đường cong cùng. 27


Tập luyện nhằm mục đích làm cho bắp thịt và dây chằng nối liền các đốt xương sống trở nên càng mạnh và các đĩa đệm giữa các đốt xương sống càng ngày càng dẻo dai, làm cho các đường cong và càng gần đường thẳng đứng, thì con người có tư thế hiên ngang, chủ động. Giữa các đốt sống có dây thần kinh chui qua, phải tập để cho các lỗ liên kết đốt sốn. Khí huyết lưu thông tốt, không bị ứ trệ, sinh ra bệnh đau lưng. Người gia thiếu luyện tập, cột sống dễ bị còng (lưng còng), vẹo (lưng vẹo), vôi hóa, mọc gai mọc nhánh. Phải tập tất cả các động tác cột sống cúi xuống, ễn lưng, nghiêng qua, nghiêng lại, quay tròn chiều trái, chiều phải, …giữ được tuổi “già xanh”, tránh được hiện tượng “lão suy” Kỹ thuật tập đứng thẳng lưng: Lấy đường thẳng đứng của tâm vách tường làm tiêu chuẩn, đầu thẳng đứng, ngón ngay ra trước, hai vai đụng vào vách cho ngực nở, lưng, mông, gót chân sát tường, bụng không phệ mà chắc, thon, hai cánh tay buông thõng, hai bàn tay úp vào hai bên đùi. Trước khi tập các động tác trong tư thế đứng phải tập đứng thẳng lưng. Kỹ thuật ngồi hoa sen, xương sống thật thẳng: Ngồi xếp bằng khó nhất và có ảnh hưởng lớn đến cột sống, giúp cho sự tập luyện dẻo dai của toàn bộ cơ thể là cách ngồi hoa sen. Cột sống phải ngày mà còn giữ được các đường cong sinh lí, thứ nhất là đường cong thắt lưng. Kỹ thuật vận động các cơ xương và khớp: Càng cao tuổi, cơ thể ta có xu hướng càng thu nhỏ biên bộ hoạt động của các khớp, bước đi ngắn lại, suy thoái các khớp càng đến gần. Không có thuốc nào hay hơn tập luyện để làm chậm lại quá trình lão suy. Các khớp phải hoạt động tối đa mỗi ngày, bước đi phải cố gắn bước dài ra. Chân yếu, tập động tác ngựa trời, đập bàn chân. Ngoài những điểm cơ bản nên trên phương pháp dưỡng sinh còn sử dụng các động tác khác. Có thể phân loại và chia thành 6 nhóm 1. Nhóm động tác trong tư thế nằm gồm động tác thư dãn động tác thở 4 thời có 2 dương, 2 âm, có kê mông và giơ chân dao động; động tác trong tư thế. 2. Nhóm động tác trong tư thế ngồi hoa sen. 3. Nhóm động tác trong tư thế ngồi không hoa sen 28


4. Nhóm động tác trong tư thế ngồi thõng chân 5. Nhóm động tác đứng 6. Động tác bổ sung: động tác thức dậy đề phòng cảm lạnh; động tác thở tốt hơn trong khi ngủ; động tác ngưng thở và động tác tập bụng chắc để thực hiện lúc nghỉ giải trí. Đây là một hệ thống đầy đủ để tập cho tất cả cơ xương và khớp của cơ thê. Nếu làm kiên trì, quyết tâm, liên tục sẽ thực hiện 4 mục đích của phương pháp dưỡng sinh là bồi dưỡng sk, phòng bệnh, điều trị bệnh nhân mãn tính và sống lâu. Áp dụng phương pháp dưỡng sinh có thể giúp điều trị các bệnh mạn tính khó chữa: suy nhược thần kinh, cao huyết áp, hen suyễn, loét dạ dày, thấp khớp. IV – KHÍ CÔNG VỚI SỨC KHỎE VÀ ĐIỀU TRỊ - GS. Ngô Gia Huy Theo quan niệm của phương Đông. Khí là một chất vô hình có ở ngoài cũng như ở trong cơ thể và là nguồn của sự sống, nên gọi là “năng lượng sinh tồn” hay “sinh lực” Ngoài cơ thể có Thiên khí, Địa khí mà người ta có thể thu hút qua nhiều đường, chủ yếu qua sáu cửa chính là mũi, hai bàn tay đối với Thiên khí; hậu môn, hai bàn chân đối với Địa khí. (Hình 1, 2)

29


Trong cơ thể có khí tiên thiên và khí hậu thiên. Khí tiên thiên hay nguyên khí là khí di truyền thừa hưởng từ cha mẹ. Khí hậu thiên là khí của bào thai trước khi sinh do khí huyết của mẹ truyền và khí sau khi sinh do hơi thở và dinh dưỡng đem lại. Bình thường khí luân chuyển theo kinh mạch và huyết mạch đến các cơ quan và tế bào, mà ở đó, khí được chuyển hóa thành sinh lực, trong huyết mạch, khí còn có công dụng dẫn huyết; khí đi tới đâu, huyết đi tới đó, vì thế mà vận khí trong cơ thể là mục đích chính của khí công. Vận khí phải tập luyện mới đạt được, nên mới gọi là khí công (công ngụ ý đến sức lực và thời gian). Con người không tách rời khỏi được môi trường, môi trường bên trong cũng như môi trường bên ngoài. Môi trường bên ngoài có môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường bên trong là toàn thể các bộ phận của cơ thể và tế bào. Các môi trường này luôn luôn biến chuyển và tạo ra những kích động, đầu mối của mất sk và bệnh tật. Theo y lý phương Đông, vũ trụ là “Đại thái cực”, con người là “Tiểu thái cực”. Trong thái cực có Âm – Dương, hai nguyên lý đối kháng biến hóa không ngừng trên thế quân bình-một thế quân bình động. Từ Âm – Dương sinh ra ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cũng luôn luôn vận hành theo quy luật sinh khắc, nhưng vẫn giữa được thế hài hòa – một thế hài hòa động. Trên người, về phương diện Âm-Dương, các tạng thuộc âm, các phủ thuộc dương; còn về ngũ hành: tâm, tiểu trường thuộc Hỏa; can, mật thuộc Mộc; thận, bàng quang thuộc Thủy; phế, đại tràng thuộc Kim; tì, vị thuộc Thổ. Mất quân bình của âm dương, hay mất hài hòa của ngũ hành làm rối loạn chức năng phủ tạng và cũng là đầu mối của bệnh tật.

30


Trên bối cảnh đó, khí công nhằm mục tiêu: tạo ra sinh khí bằng thở hút khí, luyện khí và vận khí; hóa giải những kích động từ bên trong cũng như bên ngoài; lập lại và duy trì thế quân binh Âm-Dương và sự phối hợp hài hòa của ngũ hành. Tác dụng của thế liên hoàn ba cột trụ Khí công dựa vào ba cột trụ là: điều tâm, điều tức và điều thân. Trong mối tương quan qua lại hai chiều để hấp thu khí và vận khí. Điều tâm: Tâm như con ngựa bất kham trong một khoảnh khắc có biết bao ý nghĩ thoáng qua não. Điều tâm là xóa bỏ những tạp niệm bằng ức chế vỏ não, hướng ý vào bên trong và tập trung tư tưởng vào một mục tiêu như đếm hơi thở hay vận khí. Ức chế vỏ não là gián tiếp ức chế vùng dưới đồi và hệ lưới, nguồi gốc của các hành vi thuộc thất tình và bản năng, nhờ đó mà tâm bình. (hình 3)

Điều tức: Nguyên tắc chỉ đạo của thở trong khí công là thở đều, nhẹ nhàng, thoải mái và chủ yếu bằng cơ hoành; nguyên tắc này xuyên suốt qua tất cả các phương pháp luyện khí công. (hình 4) Trong các phương thức giúp con người liên hệ với tự nhiên, hơi thở có công dụng cao nhất, vì qua hơi thở có thể hít thở không những không khí mà còn hấp thụ khí (prana) của vũ trụ, nguồn sinh lực tự nhiên không bao giờ cạn.

31


Phủ tạng thoát ra ngoài sự chi phối trực tiếp của ý chí, nhưng có thể gián tiếp kiểm soát qua hơi thở. Về sinh lí, thở vào làm hưng phấn hệ thần kinh giao cảm và ức chế hệ thần kinh đối giao cảm và ngược lại; cho nên khí công điều hòa hơi thở vào và hơi thở ra thì mặc nhiên điều hòa được hệ thần kinh thực vật và từ đó điều hòa chức năng của phủ tạng. (Hình 5)

Nếu ta chấp nhận hệ giao cảm là Dương, hệ đối giao cảm là Âm. Oxy là Dương, CO2 là Âm thì bằng hơi thở sẽ điều hòa được Âm-Dương. Trên cơ sở này, dựa vào số tức – một phương pháp khí công cơ sở, tập thở làm hai thì, trong đó thì thở vào bằng thì thở ra, khí công quân bình được hệ giao cảm và đối giao cảm, cũng như quân bình được Âm-Dương và từ đó điều trị được những bệnh do mất quân bình giao cảm-đối giao cảm và mất quân bình Âm-Dương. Ngoài ra, thời gian ngắn hay dài của thở vào và thở ra, có thể gây hưng phấn hay ức chế giao cảm hoặc hệ đối giao cảm theo nhu cầu để điều chỉnh những rối loạn chức năng của phủ tạng. Tóm lại, qua hơi thở, khí công tác dụng trực tiếp vào hệ thần kinh thực vật và gián tiếp tác động vào các cơ quan khác của cơ thể.

32


Điều thân: Khí công có “Tĩnh công và Động công” với nhiều tư thế: đứng, quỳ, nằm, ngồi, dù ở tư thế nào thì nguyên tắc thứ nhất vẫn là giãn cơ, còn co cơ chỉ là nhất thời và rất giới hạn trong không gian cũng như trong thời gian. Nguyên tắc thứ hai là mọi động tác đều nhịp nhàng và thanh thản; động tác thực ra là phụ chỉ để giúp vận khí. Trong các tư thế, thế Kiết già là chính vì có những ưu điểm sau: 1. Ngồi hai chân bắt chéo nhau, làm cho thân thể vững vàng chịu đựng được thời gian dài bất động (30 phút, 1-2 tiếng), thu hút được nhiều địa khí; 2. Mắt nhắm lại và khép mình đối với ngoại cảnh để tập trung tư tưởng; 3. Đầu và lưng trên một trục thẳng giúp cơ hoành và bụng vận động dễ dàng, hai chân bắt chéo nhau, hai bàn tay chập một, các ngón tay đan vào nhau, là khép kín vòng Âm Dương ở chi dưới cũng như ở chi trên; 4. Lưỡi uốn cong lên nóc họng, là kích thích bài tiết nước miếng, và nối liền mạch Nhâm với mạch Đốc tại huyệt Ngân giao (MD 28) tức cũng khép kín vòng Âm Dương ngồi im bất động, thở nhẹ nhàng làm giảm chuyển hóa cơ bản

Cơ chế dịch học của khí công: Tác dụng của tập theo nhịp sinh học: Tự nhiên có nhịp sinh học của tự nhiên, con người có nhịp sinh học của con người. Khi tập khí công, cần chọn thời gian tập luyện cho phù hợp để khai thác tối ưu nhịp điệu của tự nhiên, luôn luôn chi phối nhịp sinh học của con người. Trong tự nhiên, ngày là Dương, đêm là Âm; trong bốn mùa, mùa xuân thuộc Mộc, mùa hè thuộc Hỏa, mùa thu thuộc Kim, mùa đông thuộc Thủy; trong 33


một ngày, sáng sớm (6h) thuộc Mộc, buổi chiều (18h) thuộc Kim, và nửa đêm (24h) thuộc Thủy. Trong con người, mỗi phủ tạng đều thuộc một hành và cũng vận chuyển theo nhịp sinh học. Can thuộc Mộc hưng phấn ở giờ Mão (6h), Tâm thuộc Hỏa hưng phấn ở giờ Ngọ (12h), Phế thuộc Kim hưng phấn ở giờ Dậu (18h), Thận thuộc Thủy hưng phấn ở giờ Tý (24h). Hằng ngày tập luyện vào lúc 6h, 12h, 18h, 24h là tập hướng theo nhịp sinh học của ngũ hành và của phủ tạng; nếu không tập được vào cả 4 giờ nói trên, thì nên tập vào 6h sáng thuộc Mộc và 18h chiều thuộc Kim, tức giờ mẹ của Hỏa (Mộc sinh Hỏa) và giờ mẹ của Thủy (Kim sinh Thủy) (Hình 7)

Theo nhịp sinh học của kinh mạch, sẽ tập vào giờ mở của kinh mạch tức là vào giờ Ngọ (11 – 13h) để dẫn khí vào kinh tâm, giờ Dậu (17-19h) để dẫn khi vào Thận, giờ Sửu (1-3h) để dẫn khí vào Can, giờ Dần (3-5h) để dẫn khí vào phế. Theo phương hướng, Đông thuộc Mộc, Tây thuộc Kim, Nam thuộc Hỏa, Bắc thuộc Thủy, do đó trong lúc tập sẽ ngoảnh mặt theo các hướng sau đây: 6h (thuộc Mộc) hướng về phương Đông; 18h (thuộc Kim) hướng về Tây; 12h (thuộc Hỏa) hướng về phương Nam; 24h (thuộc Thủy) hướng về phương Bắc Trên phương diện môi trường bên ngoài, tập vào 4 giờ nói trên giúp cơ thể thích nghi với những thay đổi về nhiệt độ trong ngày, cũng như về nồng độ oxy và tán khí trong không khí, nên duy trì được sk mặc những thay đổi của thời tiết. Tóm lại, qua lựa chọn giờ tập, khí công có thể điều hòa được chức năng của toàn bộ phủ tạng, hay từng phủ tạng và tập cho cơ thể quen với thay đổi thời tiết. Hiệu lực đối với cơ thể

34


Về tổng trạng: Cơ thể dễ thích nghi với hoàn cảnh, quen với gắng sức, kể cả trong môi trường thiếu oxy, dư CO2 và lúc nào cũng có cảm giác thoải mái. Về hô hấp: Tần số hô hấp thở giảm, cụ thể là trong tập nội lực, chỉ thở hai lần hay một lần trong một phút; cũng như trong tập nội lực biên độ của hơi thở, di động của cơ hoành và thông khí phế nang tăng, sự tiêu thụ oxy giảm; riêng trong số tức với vắng lặng hoàn toàn, nồng độ oxy giảm và nồng độ CO2 tăng ở mức độ vừa phải (Guorui, 1988n) nên không làm rối loạn cơ thể. Về tuần hoàn: Nhịp tim chậm lại; nồng độ CO2 tăng ở mức độ vừa phải, tăng lưu lượng máu vào não và làm giãn mạch. Về huyết học: Số lượng hồng cầu tăng do sự giảm nồng độ oxy kích thích thận bài tiết crythropoietin, bạch cầu huyết tăng, đồng thời khả năng thực bào cũng tăng. Về tiêu hóa: Bài tiết nước miếng và làm cho nhu động của dạ dày, của ruột tăng. Về thần kinh: Các phản xạ có hại cho cơ thể bị xóa bỏ, các phản xạ có điều kiện có lợi cho cơ thể được hình thành. Về tâm thần: Người tập khí công ít bị dao động trước những nghịch cảnh và ít bị tình cảm chi phối, nên tâm thường giữa được bình và dễ hòa hợp với mọi người Phương pháp tập khí công Yêu cầu chung Nơi tập yên tĩnh, thoáng khí, mát mẻ, không nóng quá và không lạnh quá, xa nơi hồ ao, bếp lửa. Tập xa bữa ăn, mặc quần áo rộng để hơi thở không bị ngăn trở. Trước khi tập, sẽ gạt bỏ mọi ưu tư hay mưu mô để tâm được bình thản, trong khi tập, sẽ tự kiểm soát các cảm quan để điều chỉnh tư thế cũng như hơi thở. Cảm giác thoải mái cần được duy trì trong suốt buổi tập cũng như sau buổi tập; nếu có cảm giác mệt mỏi sau khi tập là tập sai. Thở theo công thức và chiêu số Thở trong khí công là thở thật đều. Để đạt mục tiêu này, sẽ thở theo công thức và chiêu số. Công thức chỉ cách thở làm mấy thì với thời gian cho mỗi thì đều nhau hay khác nhau. VD: Công thức thở 1-1 trong số tức có nghĩa là thở làm hai thì, thở vào và thở ra bằng nhau và không có thì nghỉ giữa hai hơi thở. Công thức thở nội lực là 1-4-2 có nghĩa là thở làm 3 thì, thở vào, ngừng thở, thở ra, với thì ngưng thở dài gấp 4 thì thở vào và thì thở ra dài gấp 2 lần thì thở vào, và không có nghỉ giữa hai hơi thở. 35


Chiêu số thở chỉ số đếm cho mỗi thì trong hơi thở, theo quy tắc, cứ hai số đếm là 1 giây, vd: chiêu số 5-5 trong số tức có nghĩa là thở vào trong 5 số đếm, tức trong 2,5 giây và thở ra cũng vậy. Công thức thở cố định cho từng phương pháp tập. Chiêu số thở không cố định: bước đầu, cần lựa chọn chiêu số thấp phù hợp với thể trạng của người tập sẽ tăng dần theo tiến trình luyện tập. Các phương pháp vận khí Vận khí có: đề khí, dẫn khí, tụ khí, nén khí, phóng khí, thoát khí và truyền khí. Đề khí là thu hút khí ở ngoài vào một huyệt, thường là huyệt Thừa tương (MN 24) của mạch Nhâm và lưu khí tại đó trong suốt thời gian thở vào của hơi thở. Dẫn khí là trong lúc thở vào hay thở ra hoặc ngưng thở, dùng ý đưa khí tới huyệt tụ khí theo đường kinh mạch hoặc tới thẳng một cơ quan, một vùng của cơ thể Dẫn khí bằng ý có thể kết hợp với những động tác đề khí dễ lưu thông. Để dẫn khí đi lên sẽ đưa hai tay lên trời, muốn đưa khí xuống, sẽ hạ hai tay xuống hạ tiêu, tỏa khí ra sẽ rung thẳng hai tay, thu khí vào sẽ khép hai tay tại ngực. Tụ khí là dồn khí vào một vùng, một huyệt cho tới nồng độ cao. Thở cơ quan, như thở thận, thở gan có mục đích này. Nén khí là ép khí vào một vùng, một huyệt chủ yếu là huyệt Quan nguyên, hoặc bằng cơ hoành, hay bằng cơ hoành kết hợp với cơ bụng. Nén khí là phần chủ yếu của thở nội lực. Phóng khí là bằng tập trung tư tưởng tung nội khí trong chớp nhoáng ra ngoài qua hai bàn tay hay ngón tay trả duỗi thẳng; phóng khí chỉ thành công khi có nội lực dồi dào và tập trung được tư tưởng cao độ. Thoát khí là đưa khí từ từ ra ngoài hoặc qua một huyệt hay một cửa ngõ có sẵn trong cơ thể như miệng, mũi, hậu môn, ở đây cần nên nhắc lại là trường phái khí công của Lão Tử nhấn mạnh tới tập co thắt và giãn nở hậu môn trong luyện khí, để kích thích tuyến sinh dục – nguồn của Tinh. Truyền khí còn gọi là truyền nội lực là dùng tập trung tư tưởng đưa khí của cá nhân mình chạy sang cơ thể của đối tượng bằng cách đặt bàn tay hay ngón tay của mình vào vùng hay huyệt trên cơ thể của họ. Truyền nội lực để hồi sức và điều trị bệnh đòi hỏi phải có khí lực dồi dào và thuần thục trong vận khí. Đan điền với vận khí 36


Khí luôn luôn luân chuyển trong cơ thể, chủ yếu theo đường kinh mạch; nhưng có những huyệt trọng điểm hay trung tâm của nội lực gọi là đan điền (Trường phái Yoga - Ấn Độ cũng quan niệm có 7 luân xa – Chakra) nằm trên mạch Nhâm, Đốc và cũng là những trọng điểm của khí.

Các đan điền đóng vai trò rất quan trọng trong khí công vì nhiều lý do: Đan điền là cửa ngõ để khí ở ngoài được thu hút vào cơ thể, do đó phải được mở rộng. Một mục tiêu của tập khí công là mở các đan điền này, cũng như khai thông minh bạch (mục tiêu chính của Yoga cũng là mở các Chakra) Tại mỗi đan điền, khí được tích trữ, tôi luyện để thành sinh lực phù hợp với chức năng của các cơ quan mà đan điền chi phối, nên tập luyện tích tụ các khí ở đan điền là một khâu quan trọng của khí công. Học giả thường quan niệm trên trời có ba kho tàng sinh lực là Mặt Trời, Mặt trăng và Sao, dưới đất có ba kho tàng sinh lực là Nước, Lửa và Gió trong con người cũng có ba kho tàng sinh lực là Tinh, Khí, Thần. Một số tác giả TQ như Gouroi quan niệm Tinh – nguồn của sự sống đóng ở huyệt Quan nguyên (MN 4) tức đan điền hạ; Khí – nguồn 37


sinh lực đóng ở huyệt Thần khuyết (MN 8) tức đan điền trung. Thần – nguồn của tư tưởng và tình cảm đóng ở huyệt Ấn đường tức đan điền thượng. Một số tác giả khác quan niệm: đan điền khí ở huyệt Bách hộ (MĐ 20) nơi rất dễ thu hút thiên khí; đan điền thần ở huyệt Đản trung và Chiên trung (MN 17) tức huyệt Tâm vì theo đông y. Tâm là gốc của Thần. Một số tác giả lại cho rằng, đan điền khí ở huyệt Đản trung còn gọi là Thượng khí hải, huyệt hội của khí, huyệt mộ của Tâm bào; còn đan điền thần ở huyệt Bách hội. Phương pháp tập theo cấp bậc Các phương pháp tập khí công có thể chia làm ba cấp bậc; khí công cơ sở, khí công căn bản và khí công thượng thừa Khí công cơ sở mượn hơi thở để điều hòa khí qua tập trung tư tưởng, trong tư thế kiến già hay bán già. Có bốn phương pháp khí công cơ sở là số tức, quán tức, chỉ tức và duyên tức. Sổ tức: thở làm hai thì theo công thức 1-2 thở vào bằng thở ra và không có thì nghỉ ở giữa hai hơi thở; chiêu số thở trong thời gian đầu là 4-4 sau đó tăng dần lên 5-5, 6-6, …cho tới 10-10. Số tức có tác dụng giúp người tập kiểm soát được hơi thở và có những hiệu lực sinh lý sẽ trình bày sau.

Quán tức: Thở như số tức theo công thức 1-1 nhưng thay vì đếm hơi thở theo chiêu số, sẽ nhẩm trong đầu câu “tôi biết tôi thở vào” trong thì thở vào và câu “Tôi biết tôi thở ra” trong thì thở ra.

38


Quán tức giúp người tập trung tư tưởng và cũng có tác dụng và hiệu lực giống như số tức. Số tức và quán tức tuy là bước đầu của luyện tập khí công nhưng rất quan trọng và tạo nên nền móng để đi xa hơn nữa; vả chăng, hai cách thở này còn có khả năng bảo vệ sk và điều trị một số bệnh, nên có người chỉ cần tập số tức, hằng nằm hay suốt đời. Chỉ tức: Thở làm bà thì đều nhau theo công thức 1-1-1: thở vào, ngưng thở, thở ra. Chỉ tức có công dụng dẫn khí theo kinh mạch đến một vùng hay một điểm nào của cơ thể, rồi tụ khí ở đó trong khi ngưng thở. Huyệt thông dụng nhất là huyệt Quan nguyên của mạch Nhâm (MN 4), còn gọi là đan điền Tinh. Trong lúc ngưng thở, sẽ dẫn khí từ Thừa tương (MN 24) theo mạch Nhâm xuống tới Quan nguyên. Chỉ tức là bước đầu của vận khí. Duyên tức là nương theo hơi thở bình thường và thở là ba thì, thở vào, thở ra, nghỉ, nhưng thì thở ra rất ngắn. VD: thở theo chiêu số 4-1-5. Sau này, khi đã thuần thục, duyên tức sẽ trở thành tự động để ý có thể tập trung hoàn toàn vào vận khí trong khí công thượng thừa. Khí công căn bản có hai giai đoạn: giai đoạn tập nội lực và giai đoạn tập nội công Trong giai đoạn tập nội lực có luyện tập nội lực, thở âm dương và thở thận Luyện nội lực: là phần chủ chốt của khí công. Công thức thở nội lực là 1-4-2 tức là thở làm ba thì, thở vào, ngưng thở và thở ra; thì ngưng thở dài gấp 4 lần thì thở vào; thì thở ra dài gấp hai lần thì thở vào. Trong thì thở vào sẽ đề khí ở huyệt Thừa tương; trong thì ngưng thở sẽ vận khí từ Thừa tương xuống Quan nguyên rồi ép khí ở đó bằng cách co cứng hai vai, hai tay, nắm chặt hai bàn tay, căng phình bụng và đưa cơ hoành xuống vùng hạ điền tới mức tối đa; đồng thời tưởng tượng toàn bộ khí của cơ thể đổ dồn vào vùng Quan nguyên. Trong thì thở ra, sẽ đưa khí ngược lên dần dần từ Quan nguyên trở về Thừa tương rồi cho thoát khí ra ngoài. Chiêu số trong giai đoạn bắt đầu tập nội lực là 5-10-20. Sau đó 39


tăng dần chiêu số trung bình là 10-40-20, tức thở khoảng hai lần trong một phút; những người tập thành thục có thể theo công thức 60-30, hay 20-80-40, tức thở một lần trong một phút. Tập thở nội lực đòi hỏi tập trung tư tưởng cao độ và có tác dụng tăng cường sinh lực tối đa. Điều hòa âm dương: có hai phương pháp Tiểu chu thiên và Đại chu thiên Tiểu chu thiên: Điều hòa Âm Dương trong Tiểu Chu Thiên là dẫn khí chạy theo mạch Nhâm và mạch Đốc thành vòng kín. Công thức thở là 1-4-2, như thở nội lực và sẽ vận khí trong khi ngưng thở mà không ép khí. Tư thế tập là ngồi kiết già trong thế tĩnh hoàn toàn. Điều hòa Âm Dương có hai phương pháp Tiểu chu thiên Điều hòa âm dương nên tập là ba bước: Bước đầu vận khí theo mạch Nhâm, Bước hai vận khí theo mạch Đốc; (Hình 16) Bước ba vận khí theo mạch Nhâm và mạch Đốc thành vòng kín.

Tuy nhiên,nếu đã tập số tức thành thạo theo chiêu số 10-10 sẽ điều hòa âm dương bằng dẫn khí đi một vòng thứ nhất trong thì thở vào, và một vòng thứ hai trong thì thở ra. (Hình 17 và 18)

40


Vận khí theo vòng mạch Nhâm – Đốc có tác dụng kích thích hệ thần kinh thực vật nằm trong tủy sống và điều hòa toàn bộ phủ tạng. Trường phái Lão Tử gọi âm dương là quỹ đạo tiểu vũ trụ hay tiểu châu thiên và chú trọng vào việc tụ khí lần lượt tại những trung tâm kí ức nằm tại các huyệt chính của mạch Nhâm và mạch Đốc. Các luân xa (Chakra) của Yoga nằm trên mạch Đốc (Hình 19)

41


Trên mạch Nhâm có: huyệt Hội âm (MN 1) tức luân xa 1 của Yoga, trung tâm của sự sống và sự chết; huyệt Quan nguyên (MN 4) trung tâm của tuyến sinh dục để sinh ra Tinh; huyệt Thần khuyết (MN 8) cửa ngõ để khí của người mẹ vào bào thai, huyệt Trung quản (MN 12) trung tâm của đám rối mặt trời, huyệt Đản trung (MN 17) được coi là trung tâm của Tâm, là huyệt mộ của Tâm bào; huyệt Thiên đột (MN 22), trung tâm của tuyến giáp và tuyến cận giáp. Trên mạch Đốc có: huyệt Trường cường (MĐ 1), (luân xa 2 của Yoga) trung tâm của năng lực sinh dục, huyệt Mệnh môn (MĐ 4), (luân xa số 3 của Yoga), trung tâm của thận (theo Lão tử); huyệt Thần đạo (MĐ 11) (luân xa 4 của Yoga); thận (Lão tử) huyệt Đại chùy (MĐ 14) (luân xa 5 của Yoga); chủ Phế; huyệt Bách hội (MĐ 20), (luân xa 7 của Yoga) còn gọi là Nê hoàn cung, trung tâm của não sau đón nhận sinh lực của vũ trụ; huyệt Ấn đường (luân xa 6 của Yoga), trung tâm của tuyến yên (Lão Tử) chi phối các tuyến nội tiết. Thở thận, là làm vượng thủy; thận trái là âm Thùy, thận phải là dương Thủy. Ngoài ra giữa hai thận, có Mệnh môn chủ hỏa, Long Lôi Hỏa trong đó có nguyên Âm và nguyên Dương, nên thận Mệnh môn tượng hình cho Thái cực và thở thận là tác động vào tiểu Thái cực tức toàn bộ cơ thể. Thở thận theo công thức 1-4-2 như thở nội lực, nhưng không ép khí vào vùng thận.

42


Để giúp tập trung tư tưởng vào vùng thận, sẽ đặt hai bàn tay vào vùng sau lưng trong suốt lúc tập, và hơi cúi mình xuống lúc vận khí trong thì ngưng thở. Trên nguyên tắc, chỉ nên tập thở thận khi đã tập nội lực thuần thục, tuy nhiên, tùy theo nhu cầu, có thể tập sau khi đã tập chỉ tức thành thạo. Khí công cao cấp Luyện vòng Đại chu thiên là dẫn khí theo từng nhóm kinh Dương và kinh Âm trên cơ thể (hình 20, 21)

Tập nội công nhằm phát huy nội lực vào toàn thân hay một vùng của cơ thể. Công thức thở của nội công cũng là 1-4-2 như Nội lực và cũng vận khí trong thì ngưng thở. Nội công có động công và tĩnh công. Trong động công sẽ kết hợp hơi thở với những động tác để đạt một mục tiêu tưởng tượng như nâng một tảng đá (hình 22), xô đẩy một 43


bức tường, bẻ gãy một thanh sắt; đá đổ bức tường (hình 23). Những động tấc này phải nhịp nhàng như múa vờn, nên bề ngoài không thấy gắng sức.

Trong các động tác có sự kết hợp hài hòa giữa co cơ và giãn cơ, nhưng giãn cơ là chính, co cơ chỉ trong khoảnh khắc, vì vậy, tim vẫn đập chậm và đều, tinh thần vẫn thoải mái, nụ cười bên trong (Mantak Chia) vẫn được duy trì suốt buổi tập. Ngoài ta, những mục tiêu chỉ có trong quán tưởng và cũng không dùng dụng cụ, nên động công khác với ngoại công trong võ thuật. Tĩnh công là vắng lặng hoàn toàn và chỉ dùng quán tưởng để hình dung các động tác cũng như mục tiêu. Động công thấp, tĩnh công cao. Thở nội tạng: Thở thận Thở thận tuy là một phương pháp thở cơ quan, nhưng có tầm quan trọng đối với toàn cơ thể. Mục đích: 44


Thận là cơ quan nội tạng mang chức năng quan trọng trong cơ thể điều hòa nội môi cũng như cơ chế điều hòa nội tiết do tuyến thượng thận đảm nhiệm. Tập thở thận là trực tiếp tác động vào thận, tăng cường chức năng của cơ quan này. Tác dụng: Thở thận là dồn khí huyết vào thận. Thở thận có tác dụng: chữa một số bệnh do thận thiếu máu hay giảm chức năng, đau lưng; làm cho thủy khí vượng, nên có đầy đủ sinh lực, tăng cường chức năng sinh dục (theo Đông y, thận chủ cả sinh dục) Phương pháp công phu (thở hai thận) Tư thế công phu: có hai tư thế tập là ngồi và đứng: Tư thế ngồi: ngồi bán già hay kiết già, hai tay đưa ra sau lưng, lòng bàn tay áp sát vào vùng lưng, cườm tay chạm vào xương sườn 12, chỗ hai trái thận: hai tay buông lỏng, không căng ngực, buông lỏng toàn thân, hai ngón tay trỏ và giữa đặt vào huyệt Mệnh môn. Tư thế đứng: đi chân đất, đứng tấn, hai tay đưa ra sau như tư thế ngồi. Phương pháp thở: thở theo công thức 1-4-2 (10-40-20) Vùng tập trung: tụ khí tại hai thận, vùng lưng chỗ hai bàn tay áp vào. Phương pháp thở gồm ba giai đoạn: - Giai đoạn thở vào: từ từ đưa khí đi xuống theo mạch Nhâm vào vùng Đan điền. Thời gian là 10 số đếm. - Giai đoạn ngưng thở: có 2 cách Đối với người đã tập vận khí thành thạo: vận khí từ Đan điền vòng theo mạch Đới đi sau lưng đến vùng thận, chỗ hai bàn tay ấp vào lưng (Thận du (Bq 23) – Chí thất (Bq 52)) Khi bắt đầu vận khí, từ từ hơi cúi lưng về phía trước hay cúi gập lưng, đầu sát mặt đất. Khi khí đã đến vùng lưng, hơi gồng vùng lưng, tưởng tượng sức mạnh toàn thân đầu tập trung vào đó. Cho khí tụ ở đây suốt thời gian ngưng thở, khi gần hết giai đoạn này, vận khí theo mạch Đới trở lại Đan điền, từ từ ngẩng người lên trở về tư thế ban đầu, buông lỏng toàn thân. Thời gian ngưng thở là 40 số đếm. Đến đây, chuyển sang giai đoạn thở ra (hình 24)

45


- Giai đoạn thở ra: Thở ra từ từ, tưởng tượng khí từ Đan điền tỏa ra khắp vùng bụng dưới. Thời gian thở là 20 số đếm Ghi chú: Thở vùng thận là thở cả Mệnh môn, vì Mệnh môn nằm giữa hai thận. Đối chiếu với Tây y. Mệnh môn coi như tuyến thượng thận (hình 25) Hình ảnh khối Thận – Mệnh môn làm liên tưởng tới hình ảnh Thái cực. Thở thận như vậy là luyện Tiểu Thái cực.

Trong các phương pháp động công phải nói tới Ngũ cầm hí và Tam cầm hí. Trong Ngũ cầm hí của Hoa Đà thì Hổ hí thể hiện tính dũng mãnh; Hầu hí, tính khéo léo; Hạc hí, tính uyển chuyển; Lộc (nai) hí, tính nhanh nhẹn; Hùng (gấu ) hí, tính vững chắc, Tam cầm hí của Lão Tử khai thác những đặc tính của nai, hạc và rùa. Khí công thượng thừa có mục tiêu vận khí vào các đan điền để luyện Tinh, Khí, Thần. 46


Mỗi đan điền có thể luyện riêng rẽ hoặc cả ba trong một hơi thở như trong phương pháp “Tam điền quy nguyên”. Phương pháp tập luyện Áp dụng phương pháp thở nội lực (công thức 1-4-2). Trong giai đoạn ngưng thở, tụ khí ở các Đan điền nói trên Mỗi đan điền có thể luyện riêng rẽ, hoặc cùng trong một hơi thở. Tác dụng: Luyện khí tại ba trung tâm chủ yếu của cơ thể; Tại Đan điền tinh, nguồn gốc của đời sống Tại Đan điền khí, nguồn gốc tôi luyện chân khí Tại Đan điền thần, nguồn gốc của trí tuệ và trung tâm thu hút Thiên khí

Khí công thượng thừa tập làm ba giai đoạn: Trong giai đoạn đầu, sẽ thở như trong nội lực theo công thức 1-4-2 và chiêu số 10-4020 và ép khí ở huyệt Quan nguyên (luyện tinh), hay huyệt Đản trung (luyện thần) hoặc huyệt Bách hội (luyện khí) trong lúc ngưng thở. Như trên đã trình bày, theo đa số tác giả TQ, sẽ ép khí ở huyệt Quan nguyên để luyện tinh, ở huyệt thần khuyết để luyện khí và ở huyệt Ấn đường để luyện thần. Trong giai đoạn hai, thở như nội lực, theo công thức 1-4-2, nhưng sẽ thở vào làm 2,3 thì để tụ khí thật nhiều vào Quan nguyên. Trong giai đoạn ba, sẽ thở theo duyên tức, tức tự động sẽ tập trung tư tưởng hoàn toàn vào vận khí, tụ khí tại các đan điền trong thời gian ngắn dài không hạn định tùy theo tiến triển của tập luyện. 47


Khí công trong điều trị Khí công có thể điều trị được một số bệnh chủ yếu là do rối loạn cơ năng, cụ thể là hen suyễn, rối loạn nhịp tim, huyết áp cao, suy nhược tâm thần. Trong tất cả các bệnh kể trên, phương pháp điều trị chủ yếu là số tức trong tư thế kiết già hay bán già. Bệnh hen suyễn: Khí công có khả năng điều trị hen suyễn vì lập lại được thế quân bình giao cảm – đối giao cảm thường bị mất do tăng đối giao cảm. Người tập khí công sẽ quen với thay đổi thời tiết, có tự tin, có phản xạ hòa giải những kích động bên trong cũng như bên ngoài cơ thể, nên chống lại được cơn suyễn do dị ứng hay tâm thần. Rối loạn nhịp tim: Khí công giúp lập lại trạng thái quân bình giao cảm và đối giao cảm, làm cho nhịp tim đập đều; qua thở nhẹ và chậm làm cho nhịp đập chậm lại, do đó điều trị được rồi loạn nhịp tim. Tập trung tư tưởng, hướng tâm vào bên trong và giúp tâm bình cũng giúp người bệnh loại bỏ được một số nguyên nhân làm rối loạn nhịp tim. Huyết áp cao: Khí công hạ huyết áp chủ yếu bằng cách làm giãn mạch, tim đập chậm và đều, cũng như tâm bình Rối loạn tiêu hóa: Bằng tăng nhu động ruột, khí công làm cho ngon miệng khi ăn và điều trị được táo bón, qua điều hòa giao cảm và đối giao cảm. Khí công có thể điều trị được loét dạ dày, loét tá tràng. Suy nhược thần kinh: Khí công tăng cường sinh lực và lòng tự tin, xóa bỏ những ám ảnh lo âu, tạo ra trạng thái thoải mái, bình thản, nên có thể điều trị được một số bệnh tâm thần như bệnh trầm cảm. Bệnh từng vùng hay từng cơ quan Khí công có khả năng điều trị những rối loạn chức năng của từng vùng hay từng cơ quan của cơ thể qua phương pháp tụ khí kết hợp với hơi thở và những động tác thích hợp. Điển hình là thở thận trong khí công căn bản đã trình bày ở trên. Công thức thở là 1-4-2 và trong thì ngưng thở, sẽ tụ khí xuống huyệt Quan nguyên rồi dẫn khí và tụ khí, tức dẫn huyết và tụ huyết tới vùng hay cơ quan cần điều trị; đồng thời chuyển tư thế, gồng cứng cơ của vùng tạo khí và tưởng tượng sức mạnh của toàn thân dồn vào đó. Tùy nhu cầu và loại bệnh, trong thì ngưng thở sẽ xoa bóp bàn tay hay các ngón tay vùng này để giúp khí huyết lưu thông. Cụ thể là xoa bóp vùng thượng tiêu để điều trị đau dạ dày, xoa bóp vùng mắt, để gây hưng phấn các dây thần kinh sọ III, IV, VI và điều trị giảm thị giác. Trên cơ sở này, khí công gọi là thở phổi, thở gan, thở dạ dày, hay thở đầu và cổ, thở ngực, thở bụng, thở lưng, thở chân. Những người đã tập nội lực thuần thục, sẽ áp 48


dụng phương pháp nội công để chữa bệnh nhất là bệnh bại liệt, cứng khớp thuộc từng vùng cơ thể, do đó, người ta chia nội công ra làm nội công đầu, nội công bụng, nội công bàn tay, ngón tay, hoặc nội công toàn thân. Điều kiện để thành công Khí công đòi hỏi ở người tập luyện một số điều kiện căn bản. Về kiến thức: nắm vững sinh lý đại cương, cơ chế vận hành của âm, dương, ngũ hành và đường đi của kinh mạch cũng như vị trí của những huyệt chính, vì đây là cơ sở khoa học của khí công; hiểu biết tác dụng của khí công để tự điều chỉnh những sai lầm, đánh giá kết quả tập luyện. Về rèn luyện bản thân: có quyết tâm cao và kiên trì không nóng vội, không đốt giai đoạn; loại bỏ những thói quen tật xấu, cụ thể là nghiện thuốc lá, rượu, … Tự khép mình vào kỉ luật, tập đúng phương pháp, đều đặn hằng ngày đúng giờ và không tự dễ dãi với chính mình; giữ cho cơ thể và tâm hồn lúc nào cũng thoải mái, tự loại bỏ những chướng ngại tâm lí để giữ được tâm bình. V - KHÍ TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN - GS. Hoàng Bảo Châu Người xưa cho rằng khí có tác dụng rất lớn đối với hoạt động sống của con người. Sự sống của con người là sự tụ hội của khí. Khí tụ thì sống, khí tán thì chết (tán tắc vi tử). Chân khí duy trì sự sống. Điềm đạm, thanh tâm, chân khí hoạt động tốt, tinh thần vững vàng thì khỏe mạnh không có bệnh. Còn nếu để tà khí tác động vào cơ thể thì khí sẽ bị suy yếu, khí suy yếu sẽ sinh bệnh. Khí có mặt khắp nơi để thúc đẩy mọi hoạt động của cơ thể. Trong cuộc sống, những tác động tâm lý (thất tình), những yếu tố thiên nhiên (lục dâm) và bản thân hoạt động sống của mỗi người đều có thể làm khí bị rối loạn và sinh bệnh. Vì vậy “trăm bệnh có thể do khí sinh ra”. Tất nhiên, mỗi bệnh đều có nguyên nhân cơ chế sinh bệnh riêng, khi chữa bệnh cần biện chứng rõ ràng mới luận trị. Dù chữa bệnh gì cũng đều phải vận dụng nguyên tắc ngũ hành sinh khắc, sơ thông khí huyết làm cho khí huyết hoạt động bình thường. Làm được như vậy sẽ khỏi bệnh. Tóm lại, khí có quan hệ với sự sinh trưởng, sk, bệnh tật, chẩn đoán, điều trị của con người. Khái niệm về khí Có 3 nội dung về khí cần xem xét Khí chỉ vật chất; Khí vật chất có tác dụng thúc đẩy công năng cũng là công năng; Khí chỉ vị trí bệnh. 49


Khí chỉ vật chất Thiên “Quyết khí sách Linh khu” viết: Tinh khí của ngũ cốc, ngũ vị tuyên phát ở thượng tiêu, đã nuôi dưỡng da, làm mượt lông, làm đẫy đà thân thể và được phun tỏa ra như sương mù, đó là khí vậy”. Nội dung đó hàm ý khí là vật chất. Vật chất này tuần hoàn trong cơ thể không nơi nào không đến, nó theo mạch âm đến nuôi tạng, theo mạch dương đến nuôi phủ, đi ra ngoài để nuôi dưỡng da lông, bảo vệ cơ thể. Có thể hiểu vật chất này là chất dinh dưỡng đồng thời lại là chất để bảo vệ cơ thể theo nội dung: “Con người nhận được khí từ thức ăn. Thức ăn vào vị, tiêu hóa xong các chất tinh vi truyền lên phế. Tất cả 5 tạng 6 phút đều nhận được khí này. Phần thanh của nó là dinh, phần trọc của nó là vệ, dinh tuần hoàn ở trong mạch để nuôi dưỡng cơ thể, vệ tuần hoàn ở ngoài mạch để bảo vệ cơ thể”. Còn ghi chú như sau: khí từ phế, đi theo hầu họng, khi thở ra thì đi ra, khi hít vào thì vào. ĐÓ là không khí vào phổi và ra phổi khi thở. Khí chỉ vật chất có tác dụng thúc đẩy hoạt động chức năng. “Dương hóa khí, âm thành hình”. Hai phần âm dương tác động lẫn nhau, đưa đến kết quả là dương sinh ra khí, âm chuyển thành hình. Khi hình thành cái thai, đồng thời xuất hiện nguyên khí (đều do cha mẹ truyền cho). Nguyên khí do dương hóa ra là động lực của sự sống, thúc đẩy quá trình phát triển và duy trì hoạt động chức năng của bào thai sau khi lọt lòng mẹ. Con người lại tiếp thu thêm khí của trời, khí của đất (thức ăn uống), để nuôi dưỡng sự sống, nuôi dưỡng và duy trì hoạt động các tạng phủ của con người. Các tạng phủ mà tốt thì thần khí sẽ vượng. Khi khí rối loạn hoặc suy yếu, sức chống đỡ của cơ thể yếu đi, thì tà khí (yếu tố gây bệnh) có thể xâm nhập vào cơ thể. Hoặc khi sức tấn công của tà khí quá mạnh, thì khí cũng bị rối loạn rồi suy yếu. Những lúc đó yếu tố gây bệnh có thể gây bệnh cho người. Khí chỉ vị trí bị bệnh Trong cơ thể, bộ phận nào cũng có thể bị bệnh. Trong phân loại các hội chứng của yhct, với tạp bệnh, các y gia dùng phân loại theo tạng phủ, với bệnh do ngoại cảm, Trương Trọng Cảnh dùng phân loại theo Lục Kinh, với bệnh ôn (bệnh lây) Ngô Cúc Thông, Diệp Thiên Sỹ phân loại theo Vệ, Khí, Dinh, Huyết và phân loại theo Tam Tiêu. Trên lâm sàng bệnh ôn (lây), giai đoạn đầu của bệnh thường là tà khí ở phần vệ (ngoài cùng – nhẹ nhất), rồi vào phần khí (sâu hơn phần vệ - vẫn còn nhẹ). Vệ và khí thuộc phần biểu dương – bệnh nhẹ rồi vào phần dinh (nặng hơn), cuối cùng vào phần huyết (rất nặng). Dinh và huyết thuộc phần âm – bệnh nặng. 50


Phân loại khí Thông thường dựa và nguồn gốc, tác dụng và vị trí của khí, các y gia thường nói đến: Khí tiên thiên (do cha mẹ truyền cho, và còn trong bụng mẹ), được gọi là nguyên khí. Khí hậu thiên (do con người sau khi lọt lòng mẹ tự sản xuất lấy) thường có tông khí, dinh khí, vệ khí. Khí của tạng, phủ: Thận khí, can khí, tì khí, phế khí, tâm khí, vị khí… Khí tiên thiên: Có tên gọi là nguyên khí, cũng được gọi là chân khí. Nguyên khí do cha mẹ truyền cho và hóa sinh từ tinh tiên thiên. Nó tàng ở thận, và được tinh khí hậu thiên luôn luông nuôi dưỡng. Nguyên khí qua đường cảu tam tiêu đi toàn thân. Mỗi cơ quan tạng phủ đều có nguyên khí đến để thực hiện chức năng của mình, duy trì sự sinh trưởng và phát dục bình thường. Nếu nguyên khí đầy đủ thì khỏe mạnh, nếu nguyên khí không đủ thì dễ bị bệnh, nếu nguyên khí thoát thì dễ tử vong. Khí hậu thiên: Thường có các loại khí sau: Tông khí, Dinh khí, Vệ khí Tông khí là khí hợp thành của khí trời và tinh khí của thức ăn uống (khí đất). Khí trời qua mũi vào phế, tinh khí của hức ăn được tì vận chuyển lên phế. Hai khí kết hợp với nhau ở đó hình thành tông khí và tụ ở ngực (Đản trung). Tông khí đi lên mũi để quản lí hơi thở, lên họng để quản lý tiếng nói, vào tâm mạch để thúc đẩy sự vận hành của khí huyết. Nếu tông khí từ phế không xuống thì huyết ở trong mạch sẽ bị ngưng lại không vận hành được. Dinh khí, Vệ khí là 2 loại khí hậu thiên có tác dụng rất quan trọng trong hoạt động sinh lí. Chúng đều có nguồn gốc là thức ăn uống. Nhờ công năng vận hóa của tì, thức ăn uống hóa thành các chất tinh vi. Với sự tác động của tâm phế, một bộ phận của chất tinh vi này hình thành 2 loại dinh khí và vệ khí. Sau khi được hình thành rồi, mỗi loại có một đường tuần hoàn và tác dụng riêng. Dinh khí: “Dinh khí xuất từ trung tiêu” đi ở trong mạch, theo trình tự thái âm phế, dương minh đại trường, dương minh vị, thái âm tì, thiếu âm tâm, thái dương tiểu trường, thái dương bàng quang, thiếu âm thận, quyết âm tâm bào, thiếu dương tam tiêu, thiếu dương đởm, quyết âm can, mạch đốc, mạch nhâm, thái âm phế, rồi tiếp tục như vậy với mỗi ngày đêm tuần hoàn 50 chu kì trong cơ thể. Dinh khí có tác dụng: nuôi dưỡng cơ thể, chuyển hóa thành huyết và thúc đẩy tuần hoàn của huyết dịch ở trong mạch. Nếu dinh khí không đủ, thì cơ thể sẽ không được nuôi dưỡng tốt. 51


Vệ khí: “Vệ khí xuất từ hạ tiêu” (sau này có người ghi là thượng tiêu), có tính linh hoạt cương cường thích rong ruổi xuyên thâu, đi ở ngoài mạch vào cơ phu, các màng, tạng phủ. Ban ngày vệ khí một mặt đi từ đầu xuống bàn tay rồi tán ra ở bàn tay, mặt khác đi từ đầu xuống chân, qua kinh thận, vào mạch kiểu, trở về mắt và tiếp tục tuần hoàn như vậy, để làm ấm, nhu nhuận, làm khỏe cơ phu, bảo vệ phần ngoài của cơ thể, và đóng mở thấu lí. Ban đêm, nó đi từ thận lên tâm qua phế xuống can, đến tì xuống thận và lại lên tâm – để làm ấm, nhu nhuận và bảo vệ nội tạng, để bệnh nhân ngủ yên. Ban ngày nó đi 25 chu kỳ, ban đêm nó đi 25 chu kỳ và một ngày đêm cũng đi 50 chu kỳ. Nếu vệ khí yếu thì tổ chức của cơ thể sẽ ít ấm áp hơn, sức chống đỡ của cơ thể sẽ yếu đi và tự ra mồ hôi khi thức. Khí của các tạng phủ: Khí của các ngũ tạng bẩm: thụ ở tiên thiên song được nuôi dưỡng bởi hậu thiên. Khí của ngũ vị qua miện vào trường vị để nuôi dưỡng khí của ngũ tạng. Công năng ngũ tạng tốt thì mới chuyển hóa thành tân dịch, thành tinh. Tinh vượng, thần sẽ vượng và các khiếu mới hoạt động tốt. Cụ thể là “Phế khí hòa tắc tị (mũi) năng tri hương xú (mùi thơm, thối), tâm khí hòa tắc thiệt (lưỡi) năng tri ngũ vị (mặn, ngọt, cay, đắng, chua), can khí hòa tắc mục năng biện ngũ sắc (xanh, đỏ, trắng, đen, vàng), tì khí hòa tắc khẩu (miệng) năng tri ngũ cốc, thận khí hòa tắc nhĩ (tai) năng tri ngũ âm”. Nếu “ngũ tạng đều hư, thần khí đều hư, chỉ còn hình hài sẽ hết đời vậy”. Hoạt động của ngũ tạng còn phải dựa vào vị khí. Vị khí: Vị là 1 trong 6 phủ. Chức năng của vị có tác dụng nổi bật trong hoạt động sống, vì khí tiên thiên phải được nuôi dưỡng bởi khí hậu thiên. Khí hậu thiên lại có nguồn gốc là thủy cốc. Vị là bể của thủy cốc (thủy cốc chi hải), đồng thời tiêu hóa biến thủy cốc thành các chất tinh vi. Tì sẽ chuyển hóa các tinh vi này thành các chất cần thiết cho cơ thể và vận chuyển lên phế, từ phế đi toàn thân, trên đến tâm, dưới đến can thận và đến các tổ chức khác của cơ thể, để đảm bảo việc duy trì âm dương (sự sống) nuôi dưỡng phần âm (vật chất), thúc đẩy hoạt động của phần dương (chức năng). Nếu không có tác dụng của vị, thì thức ăn không thể chuyển thành chất tinh vi được. Nếu khí của tì vị bị thương tổn thì nguyên khí không thể đầy đủ và sẽ sinh mọi bệnh. Nếu vị khí đã bại rồi thì thuốc gì cũng khó mà chữa được. Cần lưu ý người xưa dùng thuốc chủ yếu bằng đường uống, cơ thể phải tự hấp thụ (ngày nay dùng đường tiêm truyền thuốc trực tiếp vào máu nên tuy không tự hấp thụ được song vẫn duy trì được sự sống bằng nuôi truyền dịch). Trong trường hợp bệnh nặng, yhct nhận thức rằng “còn vị khí thì sống, hết vị khí thì chết”. Vì vậy, trên lâm sàng thầy thuốc rất coi trọng việc điều lí tì vị. 52


Phương pháp hoạt động chủ yếu của khí Khí với tư cách là vật chất có phương thức hoạt động chủ yếu là thăng, giáng, tụ, tán. Trong thiên nhiên: “Nửa năm đầu, khí trời làm chủ và chủ yếu là thăng phù, nửa năm cuối khí đất làm chủ và chủ yếu là trầm giáng, hết thăng thì giáng, giáng hết lại thăng, vạn vật luôn luôn vận hóa không ngừng như vậy”. Tuy nhiên, trong quá trình thăng giáng, tất có lúc tụ, có lúc tán để hoàn thành tác dụng vận hóa vạn vật của nó. Ở con người: Con người sinh ra là kết quả của khí tụ. Khí tụ thì sống, khí tán thì chế (nhân chi sinh dã, khí chi tụ dã, tụ tắc vi sinh, tán tắc vi tử). Khí dương thanh thì thăng lên, khí âm trọc thì giáng xuống. Đó là quy luật phổ biến. Song tùy loại khí, có thăng có giáng, có thăng nhiều, thăng ít, có giáng nhiều, giáng ít. Vị khí, phế khí giáng nhiều, thăng ít, giáng thì hòa bình, thăng là nghịch là bệnh. Tì khí lại thăng nhiều giáng ít, thăng thì hòa bình, giáng là nghịch là bệnh. Can khí thích tán, thăng, tán thăng thì hòa bình, u uất thì là bệnh. Dinh khí tuần hoàn theo một quy chế thăng giáng nhất định. Ở kinh âm thì thăng, ở kinh dương thì giáng, khí nghịch có thể làm huyết vọng hành. Vệ khí ban ngày đi ngoài kinh, có thăng (đầu lên tay, chân lên đầu), có giáng (đầu xuống chân), ban đêm cũng có thăng, có giáng, thận lên tâm, tâm lên phế, rồi phế xuống can tì và xuống thận. Nguyên nhân gây bệnh của khí Tất cả mọi nguyên nhân đều có thể gây bệnh của khí. Tùy tính chất của nguyên nhân, biểu hiện bệnh của khí khác nhau. Thất tình (bảy loại tình chí): Người xưa rất coi trọng tác dụng của thất tình với hoạt động của khí, vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động này. Các cảm xúc vui vẻ, buồn rầu, bi ai, suy nghĩ, giận dữ, lo lắng, sợ hãi là những cảm xúc thường có trong cuộc sống. Mỗi cảm xúc có ảnh hưởng của nó đến hoạt động của khí, như: Khi giận dữ khí thượng lên; khi vui vẻ khí hòa hoãn; khi buồn rầu, bi ai, khí bị tiêu hao; khi khủng khiếp khí hạ xuống; khi lo lắng khí loạn lên; khi suy nghĩ khí kết lại (nộ tắc khí thượng, hỉ tắc khí hoãn, ưu, bi tắc khí tiêu, khủng tắc khí hạ, kinh tắc khí loạn, tử tắc khí kết). Song nếu cảm xúc thái quá, nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các tạng như: giận dữ thái quá làm thương tổn can; vui vẻ thái quá làm thương tổn tâm, bi ai buồn rầu thái quá làm thương tổn phế, lo lắng thái quá làm thương tổn tâm, khủng khiếp thái quá làm thương tổn thận, suy nghĩ thái quá làm thương tổn tì (nộ thương can, hỉ thương tâm, bi thương phế, khủng thương thận, kinh thương tâm, tư thương tỳ, ưu thương phế). Bảy loại tình chí là những nguyên nhân từ bên trong cơ thể, tác động trực tiếp vào khí, vào tạng để gây bệnh – yhct gọi là nội nhân.

53


Lục dâm (Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa) – Lục khí nếu thái quá sẽ thành lục dâm. Đó là những nguyên nhân từ bên ngoài tác động vào cơ thể, yhct gọi là ngoại nhân. Thường thấy nhất: hàn làm cho khí thu lại, làm thương tổn dương khí; nhiệt làm khí tiết ra ngoài làm hao khí, thương tân dịch (Hàn tắc khí thu, thương dương khí, nhiệt tắc khí tiết). Còn thấp là loại tà khí có đặc tính là nặng nề, dính, dễ làm cho đường khí bị trở ngại gây khí trệ. Bất nội ngoại nhân: đây là những nguyên nhân do hoạt động của bản thân con người gây ra, không phải là lục dâm (ngoại nhân), không phải là nội nhân (thất tình). Lao động mệt mỏi thì khí hao, ăn uống không điều độ thì thương tổn khí của tì vị, giao hợp vô độ thì thương tổn khí của thận. Cảnh Nhạc nói ý rằng: tửu sắc vô độ; lao lực lao tâm quá độ, ăn uống không điều độ thường là nguyên nhân gây hư tổn. Hoặc làm thương tổn khí trước, khí bị thương sẽ làm tinh bị thương tổn theo; hoặc là tinh bị thương tổn trước, tinh bị thương tổn sẽ làm khí bị tổn theo. Hải Thượng Lãn Ông tổng kết như sau: Năm mươi tuổi đã thấy suy, vì chưng tửu sắc khởi cư không chừng (Vệ sinh yếu quyết). Các nguyên nhân khác: Bệnh của huyết cũng gây nên bệnh của khí. Đường Dung Xuyên viết: Khí bị bệnh thì làm lụy đến huyết, huyết bị bệnh thì làm lụy đến khí. Như mất máu nhiều sẽ gây khí tán (khí tán thì có thể chết). Ví dụ: Huyết ứ trệ sẽ ngăn can sự vận hành của khí và gây khí trệ. Đờm cũng làm trở ngại đường khí. Nếu ở đường vận hành của khí có đờm ứ lại, thì khí sẽ bị trở ngại, vận hành không thông, yhct gọi là đờm khí giao trở, như trong cơn hen, khó thở là do đờm khí giao trở gây nên. Bệnh lí của khí Những nguyên nhân gây bệnh trên đều có thể gây bệnh cho khí. Bệnh lí của khí chủ yếu thể hiện ở: khí hư, khí vận động chuyển hóa bất thường. Khí hư: Với tư cách là vật chất. Tác dụng thúc đẩy chức năng, khí hư có biểu hiện chức năng suy giảm. Nội kinh nói: Khí hư là phế hư (khí hư giả, phế hư dã). Ý nói chức năng của phế suy giảm, không đáp ứng yêu cầu bổ sung khí ở ngoài vào cơ thể theo đường thở gây khí hư (có thể hiểu là tông khí hư). Do tông khí còn có khí đất (khí của thức ăn) nên khí hư còn do tì hư. Như vậy khí hư do cả phế hư và tì hư. Phế chủ khí là gốc của khí, còn tì là nguồn gốc của trung khí là gốc của hậu thiên. Tì thổ hư không thể sinh được phế 54


kim, và phế kim ắt hư, phế kim hư không thu nạp tốt khí trời, không đủ để bổ sung cho khí nên khí hư. Triệu chứng chung của khí hư: sắc mặt nhợt, thở yếu, ngắn hơi, khi vận động gây khó thở, lười nói, tự ra mồ hôi, tâm phiền, tứ chi yếu mỏi, mạch nhu tế hoặc trầm vi vô lực. Tuy nhiên do chức năng cụ thể không giống nhau nên trên lâm sàng vẫn có thể phân ra 2 thể: tì khí hư và phế khí hư. Tì khí hư – Tì chủ vận hóa sinh ra khí, chủ tứ chi, là nguồn của trung khí. Suy nghĩ, mệt mỏi quá độ, ăn uống thất thường đều có thể thương tổn tì, lâu dài sẽ gây nên tì khí hư. Hoặc bệnh lâu làm thương tổn khí, khí bị thương tổn làm cho khí của tì thiếu. Biểu hiện lâm sàng thường như sau: sắc mặt vàng sạm (ủy hoàng), ăn kém, bụng trướng, ỉa sệt sệt, chân tay gầy yếu, mỏi, lười vận động, có cảm giác nặng nề, tinh thần không phấn chấn, ít nói, hơi thở ngắn, mạch nhu tế. Chức năng của tì là tì dương. Tì dương không phấn chấn thường có biểu hiện hư hàn như: sợ lạnh, ỉa chảy, nếu nặng thì phù thũng do thổ không chế được thủy, thủy thấp sẽ tràn lan ra chân tay, thân thể. Tì chủ thống huyết (làm cho huyết tuần hoàn tốt trong kinh mạch). Tì khí hư không thông được huyết dễ gây chứng băng kinh rong huyết ở phụ nữ hoặc gây chảy máu ở bộ phận nhất định như chảy máu dạ dày, chảy máu dưới da… Tì khí hư tổn làm chức năng vận hóa của tì suy yếu, làm cho thanh khí (dương) không thăng lên mà giáng xuống, trọc khí (âm) không giáng mà nghịch lên, kéo theo huyết dịch đi ngược chiều bình thường (nghịch lên hoặc giáng xuống) gây chảy máu ở các khiếu ở trên và ở dưới. Tì khí hư, cũng có thể làm cho các cơ dây chằng yếu đi gây nên trạng thái tạng phủ hoặc cơ quan sa xuống dưới không ở vị trí cũ – được gọi là khí hư hãm như sa dạ dày, lòi dom, sa dạ con… Phế khí hư. Phế chủ khí, phụ trách thở quản lí da lông (chủ bì mao). Buồn rầu, bi ai, nói nhiều và lâu, bệnh lâu làm tiêu hao khí, khí bị tiêu hao quá thì nguyên khí khó phục hồi, tì khí hư, tì thổ không sinh phế kim đều có thể làm phế khí hư. Biểu hiện lâm sàng thường như sau: sắc mặt bệch, mệt mỏi, hơi thở ngắn, khó thở, dễ ra mồ hôi… Ngoài tì và phế có quan hệ mật thiết với khí ra, thận cũng có quan hệ với khí vì thận chủ nạp khí. Kinh khủng, trác táng, giao hợp quá độ, bệnh nặng lâu, di tinh đều có thể làm thận khí suy. 55


Khí thận không nạp được khí do thận khí suy thì khí không quy về thận (quy nguyên) được. Khí không về thận được thì xung lên gây hư xuyễn, lúc đó hễ vận động là có khó thở hoặc khó thở tăng lên. Hoặc khi thận khí suy thì tác dụng khí hóa tân dịch của thận kém đi, tân dịch không chuyển thành nước tiểu và không khí hóa được kết quả sẽ gây đái ít và phù thũng. Tâm khí suy: Tâm tàng thần, chủ huyết mạch, chủ mồ hôi. Vui vẻ (hỉ) làm ảnh hưởng đến tâm, suy nghĩ, lo lắng làm ảnh howngr đến tâm tì. Tì hư sẽ ăn ít, không đủ chất, để sản sinh đủ (khí) huyết cần thiết nuôi tâm. Tâm huyết không đủ thì tâm không được nuôi dưỡng thành tâm khí hư. Người già, hoặc mất mồ hôi nhiều cũng gây tâm khí hư. Thường có các chứng: tim đập, hồi hộp, tự ra mồ hôi, hơi thở ngắn, sắc mặt nhợt, lưỡi nhợt, lưỡi bệu, mạch hư. Vệ khí hư: Vệ khí hư thường có biểu hiện lâm sàng như sau: dễ bị cảm, tấu lí thường mở nên rất dễ ra mồ hôi lúc thức, cơ phu không được làm ấm, nuôi dưỡng nên sợ lanh. Khí vận động bất thường: Bệnh: Có hư có thực. Bệnh lí của khí, có khí hư, khí thực. Bệnh lí thực của khí biểu hiện ở sự vận động bất thường của khí thể hiện ở: đáng thăng mà không thăng, đáng giáng mà không giáng, đáng hành mà không hành, đáng sơ tiết mà không sơ tiết. Khí trệ: Đó là do đáng hành mà không hành, đáng sơ tiết mà không sơ tiết. Có thể do các nguyên nhân sau: Không toại nguyện gây uất ức. Uất ức, suy nghĩ nhiều sẽ gây khí uất. Lúc đó khí cơ bị rối loạn, khí ở tì kết lại, khí của can không sơ tiết được uất lại gây nên (bản thân khí không tuyên phát tốt). Đường khí bị trở ngại. Như thấp bao vây tì, làm tì khí không vận hành được, ứ trệ lại hoặc hàn tà xâm phạm phế làm phế co lại, phế co lại thì khí không tuyên thông, hoặc huyết ứ đờm kết làm tắc đường khí gây nên. Khí hư thường dẫn đến vận hóa yếu, thức ăn không được tiêu hóa hết, dẫn đến thức ăn ứ trệ lại gọi là thực trệ, hoặc làm cho thủy thấp ứ lại gây nên đờm thấp…Thực trệ đờm thấp đến lượt nó lại làm cho sự vận động của khí bị rối loạn thê. Khí vận hành khắp toàn thân. Khí trệ có thể có ở biểu, có thể có ở lí, có thể có ở cơ phu, có thể có ở tạng phủ.

56


Tuy khí trệ có biểu hiện như là hữu hình, song thực ra là vô hình vì khí là vô hình. Lâm chứng chỉ nam viết: “Khí trệ thì hung cách như bị tắc, tâm hạ có hư bĩ”. Những biểu hiện chủ yếu: Khí trệ ở thượng tiêu: Tam ngực bĩ như có báng đau. Khí trệ ở trung tiêu: Bụng, cạnh sườn trướng đau Khí trệ ở hạ tiêu: Sán (thoát vị), hà (khí ứ lại), đau lưng. Khí trệ ở trong: Tích ứ, đau Khí trệ ở ngoài: Đau như châm ở nửa người, phù thũng hoặc phù nề. Khí trệ ở tâm: Tâm thần bất định, ngủ không ngon, mụn nhọt đau. Khí trệ ở phế: Phế khí không thanh và tân dịch ngưng thành đờm, hắt hơi, khó thở, ho. Nếu truyền đến đại trường thì ỉa chảy. Khí trệ ở thận: Đau lưng, thủy kết, tai nghe không rõ, đồng tử mờ mờ. Khí trệ ở can (thường gọi là can khí uất kết): Dễ cáu gắt, cạnh sườn căng hoặc tức, đau, ợ chua. Khí uất kết có thể hoành nghịch, nếu khắc tì sẽ gây đau đầy bụng trên, ỉa lỏng, nếu phạm vị sẽ gây đau bụng (dạ dày), nôn ợ, nếu xung tâm sẽ gây nhiệt quyết tâm thông, nếu phạm phế sẽ gây đau nhói cạnh sườn, kèm khó thở… Khí nghịch do khí đi ngược đường bình thường. VD: đang giáng không giáng và ngược lại lại nghịch lên. Thường thấy: Vị khí nghịch: Vị khí phải giáng đi lên ợ chua, nôn, nấc. Phế khí thượng nghịch: (Phế khí phải giáng nay đi lên), ho, ho cơn, khó thở. Can thận khí nghịch (Trọng Cảnh gọi là bôn đồn) có cảm giác khí từ bụng dưới xông lên ngực, lên họng như con chuột chạy rúc lên. Can khí hoành nghịch (phạm vị) làm vị khí nghịch lên gây đau bụng, nôn, ợ chua, can khí hạ nghịch (phạm tì làm tì khí nghịch xuống) gây ỉa chảy (đáng lẽ tì khí thăng). Chuyển hóa bất thường của khí gây nên bệnh: Yhct cho rằng: khí hữu dư thành hỏa, hoặc khí uất là hỏa (khí ở đây đã chuyển hóa thành hỏa) và cũng cho rằng hỏa ở đây là tướng hỏa của can mộc. Vì vậy nói đến hỏa do khí hữu dư, khí uất là nói đến bệnh của can. Trên lâm sàng thường gọi là can uất hóa hỏa. Thường có các chứng sau: căng đầu, hàn nhiệt vãng lai, nôn chua, phiền nhiệt, cạnh sườn trướng đau, thổ huyết… 57


Khí uất sinh phong. Theo ngũ hành, phong ứng với hành mộc, can cũng thuộc hành mộc. Như vậy, khí uất sinh phong chủ yếu thấy ở can. Trên lâm sàng thường gọi là can phong. Đó là một loại nội phong có biểu hiện: Thanh khiếu bị phong nhiễu gây đau đầu ở đỉnh, chóng mặt, váng đầu, ù tai, lưỡi tê, phong chạy ở chân tay gây co giật, máy động, run tê buồn và chứng hành tí… Quan hệ giữa khí và huyết: Khí huyết tuần hoàn ở trong kinh mạch để duy trì âm dương nuôi dưỡng và thúc đẩy hoạt động của các chức năng của các cơ quan, của toàn cơ thể. Chúng có vai trò rất quan trọng trong nuôi dưỡng sự sống của mỗi người. Nguồn gốc của khí huyết đều là thức ăn uống. Tinh vi của thức ăn uông được cơ thể hấp thụ rồi chuyển hóa thành những chất cần thiết cho cơ thể trong đó có khí và huyết. Quan hệ về mặt sinh lí của khí và huyết: Huyết được hình thành nhờ tác dụng của khí. Một phần tinh vi của thức ăn uống qua tác động của tì tâm trở thành huyết. Khí thuộc dương, huyết thuộc âm. “dương sinh thì âm trưởng” có thể hiểu là khí đủ thì sinh được nhiều huyết, khí kém thì sinh được ít huyết, và thành hư, “dương cô độc thì không thể sinh được, còn âm cô độc thì không thể trưởng được”. Mối quan hệ sinh trưởng của âm dương được thể hiện ở đây bằng khí và huyết, phải dựa vào nhau để sinh tồn và phát triển. Quan hệ giữa khí và huyết khi vận động. Đó là: Khí vận chuyển huyết, huyết giữ khí. Khí là tướng soái của huyết, khí vận hành thì huyết vận hành, huyết là mẹ của khí, huyết đến thì khí cũng đến (khí vi huyết soái, khí hành tắc huyết hành, huyết vi khí mẫu, huyết chí khí diệc chí). Câu đó nói lên giữa khí và huyết khi vận động, khí giữ vai trò chủ đạo. Quan hệ về mặt bệnh lí của khí và huyết: Nhìn tổng quát thì đó là: “Khí bị bệnh sẽ làm lụy đến huyết, huyết bị bệnh sẽ làm lụy đến khí” (Đường Dung Xuyên). Bệnh của khí gây bệnh của huyết. Xuất huyết: Khí hư gây xuất huyết. Sự mệt mỏi quá độ làm thương tổn tì, tì bị hư thì không thống được huyết, và gây xuất huyết. Hoặc trung khí đáng thăng mà lại hạ và hãm ở dưới không về vị trí cũ được (Trung khí hạ hãm) có thể gây băng kinh, rong kinh, ỉa chảy. Khí nghịch gây xuất huyết. Giận dữ gây khí nghịch, khí nghịch quá độ kéo theo huyết cùng nghịch lên. Giận dữ thương can, can không tàng được huyết thì huyết trào ra ngoài kinh lạc và chảy máu. Huyết hư: huyết sinh ra được nhờ có khí, khí hư sẽ gây huyết hư. Huyết ứ: Khí trệ gây huyết ứ vì khí kết thì huyết không thể hành và ứ lại. 58


Khí hư gây huyết ứ do khí không đủ sức để vận hành huyết. Bệnh của huyết gây bệnh của khí. Khí thoát. Huyết có nhiệm vụ giữ khí. Nếu huyết không giữ được khí thì khí sẽ thoát ra ngoài. Nếu khí thoát ra ngoài thì tùy mức độ sẽ bị hao tán hoặc vong thoát, ở người mất máu nhiều thường có các chứng hư thoát vã mồ hôi, khó thở, mạch khâu…Đó là biểu hiện của huyết mất khí tán. Sau khi đẻ, nếu có vã mồ hôi và khó thở, cần cẩn thận, vì đó là biểu hiện của mất máu nhiều gây khí thoát – một trạng thái nguy kịch cần cấp cứu ngay. Cơ chế sinh bệnh của trạng thái này là dinh huyết đột nhiên mất kiệt đi (mất máu nhiều, cấp) thì vệ khí không còn nơi nương tựa và thoát ra ngoài (Dinh khi hao hiệt, vệ khí vô y…) Khí trệ. Huyết ứ có thể gây tắc đường khí. Trên lâm sàng thường có chứng đau. Cơ thể của nó là “không thông thì đau” Quan hệ giữa bệnh của khí và đờm Đờm là một chất chuyển hóa trung gian (không hoàn toàn) của tân dịch. Đờm được sinh ra trong cơ thể do bệnh của khí. Khí hư sinh đờm. Đờm có quan hệ mật thiết với tì thận. Tì chủ thấp, tì hư thì thấp tụ lại thành đờm. Thận chủ thủy, thận hư thì thủy tràn lên thành đờm. Vì vậy sách đã ghi: Gốc của đờm là thủy, bắt nguồn từ thận. Tì là nơi sinh đờm, và sự vận hóa của nguyên khí càng hư bao nhiêu, thì đờm càng thịnh bấy nhiêu. Khí trệ sinh đờm – không những vận hóa kém có thể sinh đờm mà khí trệ có lúc làm tân dịch không vận hành tốt ngưng trệ lại cũng sinh đờm. Hải thượng Lãn Ông viết “khí thuận thì đờm tự tiêu”, Cảnh Nhạc viết: “Khí của người mà thuận thì tân dịch lưu thông tốt, không thể có bệnh đờm được” (nhân chi khí thuận tắc tân dịch thông lưu, quyết vô đờm loạn). Như vậy khí trệ có thể sinh đờm, và ngược lại đờm thịnh sẽ trở ngại khí đạo. Quan hệ giữa bệnh của khí và thủy Chuyển hóa của nước có quan hệ với chức năng của thận tì phế. Thức ăn vào vị, tiêu hóa xong xuống tiểu trường phân thanh trọc xong thì phần thanh được tiểu trường hấp thụ đưa vào tì, tì vận chuyển và biến hóa chất thanh này thành tân dịch đưa lên, từ phế đi các nơi để nhu nhuận các khiếu các khớp làm ấm cơ phu, tạng phủ. Một phần tân dịch thoát ra ngoài bằng đường mồ hôi, một phần lại về phế, theo đường thủy đạo tam tiêu xuống bàng quang. Ở đây với sự khí hóa của thận, tân dịch lại được phân thành thanh trọc, phần thanh chuyển hóa thành khí về phế và phần trọc thành nước tiểu ra 59


ngoài. Đó là sự tuần hoàn bình thường của nước trong cơ thể. Nếu tì vị hư thì thủy dịch không chuyển hóa hết thành tân dịch. Phần không được chuyển hóa sẽ không lên phế được mà ngược lại đi xuống và sinh ỉa lỏng. Mặt khác tì hư không chế được thận thủy, thủy sẽ tràn ra mà thành phù thũng. Phế chủ khí, là nguồn trên của nước. Phế có chức năng phân bổ tân dịch đi các bộ phận trong cơ thể và cũng dẫn thủy xuống bàng quang. Phế khí mà vận hành tốt thì tân dịch vận chuyển tốt. Phế khí không giáng làm cho tân dịch ở phế không qua tam tiêu để xuống bàng quang được, gây nên phù mí mắt, đái ít và đại không lợi. Thận chủ thủy. Thận khí tác động vào tân dịch ở bàng quang làm cho tân dịch hoàn thành quá trình tuần hoàn của nó, nước tiểu được hình thành và được tiết ra ngoài. Nếu thận hư, tân dịch không hoàn tất được quá trình chuyển hóa của mình, ứ lại tràn ra cơ phu thành phù thũng bắt đầu ở dưới nước. Như vậy, sự chuyển hóa bình thường và sự ứ tích của thủy đều có quan hệ mật thiết với hoạt động của khí của các tạng tì, thận, phế. Điều trị bệnh của khí Về nguyên tắc, chữa bệnh của khí có các phép sau: Khí hư thì bổ khí, khí trệ thì hành khí, khí nghịch thì giáng khí, khí hạ hãm thì thăng đề khí. Bổ khí Thuốc thường dùng: nhân sâm, hoàng kì, bạch truật, sơn dược, cam thảo, đại táo. Phép chữa và phương thuốc Vệ khí suy, phép chữa: ích vê cố biểu. Phương thuốc: ngọc bình phong tán: hoàng kì, bạch truật, phòng phong Huyệt châm cứu: Túc tam lí, phế du, Đản trung, Quan nguyên, Đại chùy. Tì phế khí suy. Phép chữa: bồi dưỡng trung khí. Phương thuốc: Tứ quân tử thang: nhân sâm, phục linh, bạch truật, cam thảo. Huyệt châm cứu: huyệt trên thêm phong long. Nếu lại thêm thực trệ, không tiêu. Phương thuốc trên thêm: mộc hương, sa nhân. Huyệt trên thêm Thiên khu Tì dương hư. Phép chữa: Ôn vận tì dương. Phương thuốc: lí trung thang: nhân sâm, can khương, bạch truật, cam thảo. 60


Kiện tì vận trung. Phương thuốc: sâm linh bạch truật tán: nhân sâm, bạch truật, bạch linh, cam thảo, biển đậu, ý dĩ, hạt sen, sơn dược, cát cánh, sa nhân. Cứu các huyệt: Quan nguyên, Túc tam lí, Thần khuyết, Khí hải, Tì du, Vị du, Thận du. Tì không thống huyết gây chảy máu. Phép chữa: Bổ tì nhiếp huyết. Phương thuốc: quy tì thang: nhân sâm, hoàng kì, bạch truật, cam thảo, phục thần, táo nhân, long nhãn, đương quy, mộc hương, viễn chí. Thăng đề khí Thuốc thường dùng: thăng ma, sài hồ. Huyệt châm cứu: Bách hội Trung khí hạ hãm. Phép chữa: ích khí thăng đề. Phương thuốc: bổ trung ích khí thang: nhân sâm, hoàng kì, bạch truật, cam thảo, đương quy, trần bì, thăng ma, sài hồ. Huyệt châm cứu: Nếu lòi dom: bách hội, trường cường. Nếu sa dạ con: Bách hội, Trung cực, Khúc cốt, Tam âm giao. Nếu sa dạ dày: Bách hội, Túc tam lí, trung quản. Hành khí phá khí. Thường dùng thuốc tân ôn để chữa. Không nên dùng lâu vì dễ làm hao khí. Với người già, người yếu, khi dùng thuốc hành khí cần phải chiếu cố đến cái hư của người bệnh. Thuốc phá khí: trần bì, phật thủ, mộc hương, hương phu, sa nhân, khấu nhân. Thuốc hành khí: hậu phác, chỉ xác, thanh bì, binh lang, đại phúc bì, chỉ thực. Phép chữa và phương thuốc: Khí trệ ở trung tiêu. Phép chữa: lợi hung cách hóa uất. Phương thuốc: tứ ma thang: nhân sâm, trầm hương, bình lang, ô dược. Khí trệ ở trung thượng tiêu. Phép chữa: khai uất hóa đờm. Phương thuốc: tứ thất thang: tử tô, phục linh, hậu phác, bán hạ. Khí trệ ở hạ tiêu. Phép chữa: phá khí tán tích. Phương thuốc: mộc hương binh lang hoàn: mộc hương, hương phụ, trần bì, thanh bì, chỉ xác, binh lang, hắc sửu, hoàng liên, hoàng bá, tam lăng, nga truật, đại hoàng, mang tiêu. Bài thuốc chữa khí trệ ở cả tam tiêu. Mộc hương thuận khí thang: mộc hương, khấu nhân, ích chí nhân, thương truật, hậu phác, trần bì, bán hạ, ngô thù, can khương, phục linh, trạch tả, thăng ma, đương quy, sài hồ. 61


Huyệt châm cứu dùng cho cả các loại: Nội quan, Trung chữ, Chi câu, Thái xung, Túc lâm khấp, Dương lăng tuyền. Can khí uất kết. Phép chữa: Sơ can lí khí. Phương thuốc: tiêu giao tán: sài hồ, bạch thược, bạch truật, đương quy, cam thảo, phục linh, bạc hà. Hoặc dùng: hương phụ, uất kim, tô ngạnh, thanh bì, quất diệp. Huyệt châm cứu: Thái xung, tam âm giao, Dương lăng tuyền, nội quan, chi câu. Can khí khắc tì. Phép chữa: bồ thổ ức mộc. Phương thuốc: lục quân tử thang thêm ngô thù, bạch thược, mộc hương. Huyệt châm cứu: Thái xung, Túc tam lí, Tam âm giao, Trung quản, hoặc Can du, Tì du, Vị du. Can khí thừa vị. Phép chữa: Tả can hòa vị. Phương thuốc: Nhị trần thang gia tả kim hoàn: trần bì, bán hạ, phục linh, cam thảo, hoàng liên, ngô thù. Huyệt châm cứu: Trung quản, Túc tam lí, Thái xung Can khí xung tâm. Phép chữa: Tiết can, Phương thuốc: kim linh tủ tán hợp tả kim hoàn gia vị: kim linh tử, huyền hồ, ngô thù du, xuyên hoàng liên, bạch thược. Can khí phạm phế. Phép chữa: ức can tức phế. Thuốc: ngô thù, tang bì, tô ngạnh, hạnh nhân, quất hòng, tì bà diệp. Huyệt châm cứu: Thái xung, Dương lăng tuyền, Xích trạch, Chi câu, Can du, Đởm du, Phế du. Can khí uất hóa hỏa. Phép chữa: thanh nhiệt hóa uất ở can. Thuốc: thanh bì, trần bì, đan bì, sơn chi, bạch thược, trạch tả bối mẫu. Huyệt châm cứu: hành gian, túc lâm khấp, chi câu, dương lăng tuyền, thái dương. Can khí uất kết sinh phong Can phong chưa làm thương tổn can âm. Phép chữa: Lương can tức phong. Thuốc: linh dương giác, đan bì, cúc hoa, câu đằng, thạch quyết minh, thiên ma. Huyệt châm cứu: Thái xung, hợp cốc, khúc trì, a thị ở đầu. Can phong đã làm thương tổn can âm. Phép chữa: Dục âm tư can, tức phong tiềm dương. Thuốc: mẫu lệ, sinh địa, huyền sâm, bạch thược, nữ trinh tử, a giao, cúc hoa. Huyệt châm cứu: Thái xung, tam âm giao, thái khê, a thị ở đầu. 62


Giáng khí Thuốc: tô tử, hạnh nhân, trầm hương, thạch quyết minh, mẫu lệ. Phép chữa và thuốc. Vị khí thượng nghịch. Phép chữa: Hòa vị giáng khí. Thuốc: Sinh khương, bán hạ, trúc nhự, phục linh. Phế khí thượng nghịch. Phép chữa: Tuyên giáng phế khí. Phương thuốc: tô tử, hạnh nhân, tiền hồ, hậu phác, tì bà diệp, bán hạ. Huyệt châm cứu để giáng khí: Đản trung, Thiên đột, liêm tuyền, nội quan. Điều trị các bệnh khác có liên quan tới khí Dưỡng huyết: Thuốc: hoàng kì, nhân sâm, bạch truật, đương quy. Có thể dùng các phương thuốc sau: Đương quy bổ huyết thang: hoàng kì, đương quy Quy tì thang: bạch truật, phục thần, hoàng kì, long nhãn, viễn chí, táo nhân, nhân sâm, đương quy, cam thảo. Huyệt châm cứu: Huyết hải, tam âm giao, túc tam lí, cách du, can du. Hành khí hoạt huyết: Chỉ dùng thuốc hành khí có cả tác dụng hoạt huyết như: hương phụ, diên hồ sách, uất kim, khương hoàng, tam lăng, nga truật. Không dùng hoặc ít dùng các vị thuốc chỉ có tác dụng hành khí, không có tác dụng hoạt huyết. Phương thuốc: đương quy hoạt huyết thang: hương phụ, diên hồ sách, nga truật, tam lăng, thanh bì, xích thược, quy vĩ, sinh địa, đào nhân, hồng hoa, xuyên khung, đan bì. Huyệt châm cứu: chi câu, trung chữ, dương lăng tuyền, thái xung, nội quan. Chỉ huyết: Do khí hư gây xuất huyết. Phép chữa: nhiếp huyết chỉ huyết. Phương thuốc: qui tì thang (xem dưỡng huyết) Bổ trung ích khí thang: hoàng kì, cam thảo, nhân sâm, đương quy, trần bì, bạch truật, thăng ma, sài hồ để nhiếp huyết. Một trong nhưng nguyên tắc chỉ huyết là: nên giáng khí không nên giáng hỏa. Vì khí hư dư là hỏa. Hỏa thịnh sẽ bức huyết vọng hành (đi sai đường gây chảy máu), nếu khí giáng thì hỏa tự diệt.

63


Có người cho rằng dùng thuốc khổ hàn như: hoàng liên, đại hoàng, hoàng cầm để cầm máu do hỏa không tốt, vì khổ hàn làm hại tì vị. Tì vị nếu do thuốc mà bị hư thì khó mà cầm máu được. song Đường Dung Xuyên lại chủ trương dùng phương thuốc đại hoàng, hoàng liên tả tâm thang: đại hoàng, hoàng liên để cầm máu. Vì vậy, trước một trường hợp chảy máu, cần phải phân tích cụ thể. Thuốc giáng khí thường cần dùng là tô tử, trầm hương, tì bà diệp Mất máu cấp. Phép chữa: đại bổ nguyên khí cầm máu. Phương thuốc: độc sâm thang: nhân sâm. Chữa đờm: Trong 2 phép chữa đờm chủ yếu (phù chính và khu tà) thuốc chữa khí có tác dụng nhất định Phù chính. Vị tì hư không vận hóa được nên sinh đờm, dùng phép chữa kiện tì hóa đờm. Phương thuốc: Lục quân tử thang. Khu tà. Dùng khi có phế khí trệ, đờm tụ ở phế. Phép chữa: tuyên phế hóa đờm. Phương thuốc: hạnh tô tán: hạnh nhân, tô tử, cát cánh, chỉ xác, tiền hồ, bán hạ, trần bì, phục linh, cam thảo Phương thuốc chữa đờm chủ yếu là nhị trần thang: trần bì, bán hạ, phục linh, cam thảo. Ngoài ra còn dùng các phương thuốc: Chỉ mê phục linh hoàn: bán hạ, phục linh, chỉ xác, mang tiêu. Thanh khí hóa đờm hoàn: trần bì, hạnh nhân, chỉ thực, hoàng cầm, qua lâu, phuc linh, bán hạ, nam tinh, mông thạch. Cổn đờm hoàn: mông thạch, hoàng cầm, đại hoàng, trầm hương. Huyệt châm cứu: túc tam lí, phong long, chi câu, dương lăng tuyền. Chữa phù thũng: có 2 phép chữa chính: bổ và công. Phép chữa bổ: Ôn bổ tì thận. Các phương thuốc. Chân vũ thang: phụ tử, bạch linh, bạch truật, bạch thược, sinh khương. Thực tì ẩm: hậu phác, thương truật, mộc qua, mộc hương, thảo quả, đại phúc bì, phụ tử, phục linh, can khương, cam thảo. Phép chữa công: Đạm thẩm lợi thủy. Các phương thuốc: 64


Ngũ linh tán: Trư linh, trạch tả, phục linh, bạch truật, quế chi. Ngũ bì ẩm: phục linh bì, trần bì, đại phúc bì, tang bạch bì, sinh khương bì. Phòng kỉ hoàng kì thang: Phòng kỉ, hoàng kì, bạch truật, cam thảo. Trục thủy tiêu tích: Các phương thuốc Thập táo thang: Bột cam toại, đại kích, nguyên hoa, mỗi lần 2-5 phân, uống với nước sắc của 10 quả táo. Khổng diên đơn: bột cam toại, đại kích, bạch giới tử, dùng 3-5 phân/ 3 lần/ ngày. Uống với nước gừng. Châu xa hoàn: hắc sửu, cam toại, nguyên hoa, đại kích, đại hoàng, thanh bì, mộc hương, binh lang, khinh phấn làm hoàn, mỗi lần 2-3 đồng cân, ngày uống một lần uống với nước sôi để nguội vào lúc đói. Trong các cách chữa bệnh trên, chỗ nào cũng có mặt thuốc chữa khí. Nguyên nhân chủ yếu là khí có quan hệ với quá trình sinh ra bệnh thũng.

VI – KHẢ NĂNG ĐIỀU HÒA, ĐIỀU CHỈNH KHÍ HUYẾT CỦA “THIỀN ĐỊNH” - PGS. TS Nguyễn Ngọc Kha Quan niệm “khí huyết” giữa Đông y và Tây y Quan niệm về huyết giữa y học Đông phương và y học Tây phương còn có những điểm tương đồng, trái lại quan niệm về khí thì hoàn toàn khác biệt. Triết học phương Đông quan niệm “Khí” như động lực tạo ra vũ trụ bao hàm mọi hiện tượng trong thế giới: kinh tế, chính trị, xã hội, các hiện tượng tự nhiên đến cả con người… Đời sống của mỗi con người vô cùng ngắn, so với sự tồn tại của đất trời, có thể nói đất trời là vĩnh cửu so với đời sống của con người. Xem như thế thì luận điểm triết học về khí trong con người mang tính triết học hơn và ý nghĩa sinh học. Quan niệm về “huyết” giữa y học phương Đông và phương Tây Huyết của y học phương Đông không chỉ là máu, nó còn có ý nghĩa khái quát và rộng lớn hơn Người xưa hiểu đầy đủ về hệ tuần hoàn máu, chưa phân tích được các thành phần máu, hệ thống trữ máu và cơ chế điều chỉnh dòng máu, vận chuyển máu đến các vùng 65


cơ thể. Nhưng với lí thuyết y học phương Đông, người ta cũng đã chữa được khá nhiều bệnh tật mà chủ yếu là các bệnh đang còn ở giai đoạn chức năng, chưa hoặc sắp chuyển sang giai đoạn tổn thương thực thể. VD: hội chứng viêm tắc mạch chi (chân), làm thiếu máu gây hoại tử (chết) dần dần các ngón chân, có khi phải cắt cụt chân dần dần từ ngón chân đến cả chân. Huyết theo quan điểm y học phương Tây bao gồm: Hệ thống chứa đựng máu là hệ tuần hoàn máu mà động lực chính đẩy máu là tim (bơm máu) và hệ thống tĩnh mạch, và hệ bạch huyết với sự tham gia của hệ thần kinh trên thành mạch máu cùng với hệ thần kinh trung ương. Thành phần cấu thành của máu bao gồm: • Các cấu thể như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu • Huyết tương chứa đựng các chất khí hòa tan hoặc kết hợp như O2, CO2, HbO2, HbCO2…các chất dinh dưỡng như đạm, đường, mỡ, các sinh tố, các men, các muối khoáng, các phần tử protein, kháng thể… Tóm lại, Tây y đã phân tích huyết thành nhiều yếu tố khác nhau mà mỗi yếu tố giữ một chức phận khác nhau của huyết. Xem như thế đủ thấy tác dụng của huyết là một phức hợp nhiều thành phần của hệ tuần hoàn máu. Nhìn lại huyết ở góc độ Đông-Tây y Trong thực hành nhiều trường hợp máu vẫn được hệ tuần hoàn cung cấp đầy đủ đến một vùng nào đó mà vùng đó vẫn dễ bị nhiễm trùng, đó là các trường hợp hạ bạch cầu hay lượng đường trong máu cao…Logic của Đông y khi chữa trị các chứng bệnh về huyết, họ theo một logic tổng thể là tác động không chỉ đến hệ tuần hoàn máu mà còn tác động đến cả các cơ quan liên quan đến hệ huyết mạch. Từ góc độ này, có thể tạm định nghĩa về huyết: “Huyết là năng lượng sản sinh do hệ tuần hoàn đem tới” Quan hệ về “khí” giữa y học Đông phương và Tây phương Khí với y học phương Tây Quan niệm về khí của Tây y rất đơn giản. Đó là sự trao đổi khí O2, CO2...giữa phổi với môi trường ngoài và với các mô trong cơ thể mà bộ máy hô hấp đảm nhiệm cùng với hoạt động của bộ máy tuần hoàn. Sự hoạt động bình thường của bộ máy hô hấp lại do trung khu điều khiển hô hấp thuộc hệ thần kinh thực vật điều khiển. Song sự hô hấp luôn luôn biến đổi vì môi trường sống luôn thay đổi cùng với nhu cầu hoạt động của cơ thể, vì thế ngoài sự điều hòa của trung khu hô hấp, cơ quan hô hấp còn 66


chịu nhiều tác động của cơ thể, vì thế ngoài sự điều hòa của trung khu hô hấp thì bộ máy hô hấp, cơ quan hô hấp còn chịu nhiều tác động của nhiều yếu tố phản xạ: phản xạ kích thích dây V, dây X, phản xạ nội cảm thụ xoang động mạch chủ…, ngoài ra còn có các trung tâm ức chế, tác động của vùng thần kinh dưới đồi, cả đến hoạt động ý thức của vỏ não, xúc cảm làm thay đổi hô hấp… Trên cơ sở này chúng ta có thể nói sự điều hòa, điều khiển hoạt động của cơ quan hô hấp để điều hòa khí đã chịu tác động lớn của các phản xạ thần kinh. Nói cách khác sự điều hòa khí trong cơ thể chịu sự điều khiển lớn của hệ thần kinh Khí với y học phương Đông Chúng ta đã biết lí thuyết y học phương Đông có xuất xứ từ nền triết học phương Đông mà nền tảng của nó là vai trò của khí. Khí Âm Dương điều hòa cơ thể con người, và mỗi căn bệnh có ý nghĩa là thế cân bằng đó bị lung lay. Thân người gồm có các bộ phận thuộc Âm và Dương. Nhìn chung thì các phần nội tạng thuộc Dương, phần bên ngoài thuộc Âm; lưng là Dương, ngực là Âm, thế cân bằng giữa các phần đó được một luồng khí chạy dọc theo một hệ thống kinh lạc, trên đó là các huyệt. Mỗi đường kinh lạc liên hệ với một cơ quan thân thể nhất định theo nguyên lí kinh dương thì nối với cơ quan âm và ngược lại. Mỗi khi mối luân lưu giữa âm dương bị gián đoạn thì thân thể bị đau ốm. Bệnh tật sẽ được chữa khỏi khi ta dùng kim châm cứu vào các huyệt và dòng khí lại đi vào vận hành. Một trong nhiều phương pháp tập luyện điều chỉnh cân bằng âm dương của người phương Đông là thiền định. Qua thực hành, người ta cũng đã thấy mối quan hệ giữa tư duy ý chí và khí: “Dùng ý chí điều hòa khí”. Qua đó, cũng cho ta thấy người xưa không bằng logic suy luận thực nghiệm mà bằng logic trực giác người ta cũng đã nói lên vai trò của hệ thần kinh với khí: “ý chí điều khí”. Khí với quan niệm Đông Tây Khi nghiên cứu về hoạt động của màng tế bào thần kinh, đứng từ góc độ sinh học, người ta thấy hệ thần kinh trên toàn cơ thể liên kết chặt chẽ với nhau trên cơ sở là tập hợp, tập hợp mạng của các cung phản xạ (cung phản xạ tủy, não tủy, thần kinh) trong các cung phản xạ, đó là sự phân cực – khử cực thường xuyên do tương tác điện (+)(-) của màng tế bào thần kinh. Trên cơ sở đó có thể kết luân là hệ thần kinh cũng tuần hoàn như tuần hoàn của hệ tuần hoàn máu. Cũng trên cơ sở này người ta cho rằng: “Khí là năng lượng sản sinh ra do sự tuần hoàn của hệ thần kinh đem tới”. Tương tác giữa khí huyết 67


Tương tác giữa khí huyết của Tây y Y học phương Đông rất coi trọng mối quan hệ này và coi nó ngang tầm với mối quan hệ tương tác giữa khí âm và khí dương trong việc điều chỉnh sự cân bằng của cơ thể. Người ta có thể dùng kim châm cứu tác động từ ngoài lên cơ thể hoặc dùng thuốc tác động bên ngoài, để lập lại cân bằng khí huyết trong việc chữa trị bệnh. Tóm lại, người phương Đông coi nguyên nhân bệnh tật một cách tổng hể, nó là tác nhân làm mất cân bằng trong cơ thể và khi điều trị họ cũng đã tác động theo nguyên lí tổng thể đó, bằng sự điều hòa lập lại cân bằng khí huyết, cân bằng âm dương. Tương tác giữa khí huyết dưới góc độ sinh học • Về mô học: Về mô học thì nơi nào có mạch máu tới thì tại đó cũng có tổ chức thần kinh tới. Những bó mạch máu lớn nhỏ bao giờ cũng đi với dây thần kinh, chưa kể là trên các thành mạch đều có tế bào thần kinh. Ngược lại, trên các dây thần kinh cũng có các mạch máu đến nuôi dưỡng. • Về hoạt động của thần kinh mạch máu: Bất cứ một bộ phận nào, vd một cánh tay, nếu bị đứt dây thần kinh đến chi phối thì cánh tay đó bị liệt rồi teo đét, ngược lại nếu đứt mạch máu đến nuôi dưỡng thì cánh tay cũng sẽ chết nếu đó là mạch lớn và không có hệ tuần hoàn nối (shunt) • Vai bệnh cảnh lâm sàng của khí huyết Cường hoặc thiểu năng khí: Thiểu năng khí trong liệt dây thần kinh VII do lạnh có tính chức năng hoặc cường khí trong hội chứng đau dây thần kinh tam thoa. Các bệnh này có thể điều trị bằng kích hoạt dây VII hoặc ức chế (giải tỏa) dây V có kết quả. Thiểu năng hoặc ưu năng huyết: Thiểu năng tuần hoàn như trong co thắt mạch vành hoặc co thắt mạch chi trong viêm tắc mạch chi; Cường hay ưu năng tuần hoàn trong phản xạ dãn mạch đưa máu đến vùng viêm trong hội chứng viêm; sưng, nóng, đỏ, đau. Tóm lại, về tổ chức giải phẫu giữa mạch máu-thần kinh, sinh lí, bệnh lí, mối quan hệ về quan hệ năng lượng đã cho thấy mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ giữa thần kinh và mạch máu. Nói cách khác là mối quan hệ hữu cơ khí-huyết trong cơ thể con người. Cơ sở sinh học của thiền Gạt bỏ phần triết lí thần học và đời sống thiền sư của đạo Phật, thiền sinh học chỉ nghiên cứu cơ chế của quá trình ngồi luyện tập thiền định và tác dụng sinh học của nó. Nghiên cứu quá trình thiền chúng ta thấy bao gồm 3 yếu tố:

68


Tập trung tư duy và luyện tập: Tập trung ở đây khác với tập trung luyện thể thao, tập võ, đó là ức chế; theo nghĩa sinh học là ức chế toàn vỏ não (bao gồm các giác quan và hệ thần kinh động vật (ý thức) )trên cơ sở giảm tần số pc-kc các tể bào thần kinh ở vỏ não; còn khi tập thể thao, tập võ là tập trung hưng phấn, tăng tần số pc-kc màng các tế bào thần kinh. Theo thiền Phật là “chánh niệm”. Thư giãn cơ: Tập trung điều khiển thư giãn cơ dần dần, chính việc thư giãn cơ đã tác động trở lại (Feed back) hệ thần kinh dưới vỏ. Theo thiền Phật “xả lỏng”. Điều hòa hô hấp: tập trung tư duy vào điều hòa hô hấp (thở vào phình bụng ra, thở ra thót bụng lại – kiểu thở bụng) chậm dần và nông dần đi đôi với thư giãn (giảm tiêu thụ O2 khá lớn vì 40% trong lượng cơ thể là cơ bắp). Bắt đầu từ hệ thần kinh động vật (ý thức) tác động đến toàn bộ cơ bắp làm giảm tiêu thụ O2 và cùng từ hệ thần kinh này tác động lên trung khu hô hấp (hệ thực vật). Tác động qua lại giữa hệ thần kinh động vật và thực vật đến thần kinh ngoại biên tới cơ rồi tác động trở lại (Feed back) toàn thể não bộ theo định luật phản hồi. Tác động qua lại giữa hệ thần kinh động thực vật ở mức độ luyện tập tốt có thể tác động ức chế lên mọi tế bào của cơ thể. Người tập thiền tốt có thể thở 1-3 lần/phút, thở rộng nông và kéo dài hàng giờ mà không hề rối loạn nội môi, SaO2 trong máu 98%, tim đập chậm đi, huyết áp bình thường và điện não với chùm sáng alpha đẹp báo hiệu một trạng thái yên tĩnh, nghỉ ngơi sâu của vỏ não. Điều hòa khí huyết của thiền Như chúng ta biết, khi nhập thiền sâu ở trạng thái vô thức, trạng thái huyền ảo (Subler) nửa thức, nửa ngủ, lúc đó tuần hoàn ổn định ở mức các chỉ số giảm so với lúc nghỉ, hô hấp giảm với giảm tiêu thụ O2, đã nói lên thiền tác động sâu sắc đến toàn cơ thể, có nghĩa là ở trạng thái cân bằng nội môi. Nói cách khác, đó là tình trạng cân bằng khí huyết, cân bằng giữa tuần hoàn hô hấp với hệ thần kinh. Ta cũng biết khi thiền, tương tác giữa hệ thần kinh động vật với hệ thần kinh thực vật trung khu hô hấp (điều hòa nhịp thở); ở một số người, qua tập luyện, tương tác giữa hệ thần kinh động vật với hệ thần kinh thực vật là trung khu hô hấp, từ đó có thể tác động lên trung khu vận mạch, làm giãn mạch một bộ phận cơ thể như làm nóng một bàn tay, tác động lên nhân dây thần kinh X làm tăng nhu động ruột để đánh hơi liên tục theo ý muốn… Kết luận Thiền theo một định nghĩa thông dụng là một trạng thái thư giãn chủ động, tích cực, có hiệu quả cao nhất do luyện tập. Kết quả của thiền làm cơ thể ở trạng thái tiêu hao năng 69


lượng thất nhất, ở trạng thái này cơ thể lấy lại cân bằng nội môi, đó cũng là điều kiện thuận lợi để cân bằng tuần hoàn năng lượng, cân bằng khí huyết. VII – KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH DÂN TỘC - GS. Trần Thúy 1 – MỞ ĐẦU Tuệ Tĩnh – danh y Việt Nam ở thế kỉ XIV viết: “Bế tinh dưỡng khí tồn thần Thanh tâm quả dục thủ chân luyện hình” Tạm dịch: Giữ tinh – Dưỡng khí – Bảo tỏn thần – Giữ cho lòng trong sạch thanh thản, hạn chế dục vọng, giữ chân khí (năng lực cơ bản cho con người sống và hoạt động), rèn luyện thân thể. Hải Thượng Lãn Ông (Thế kỉ XVIII) ghi rõ lí tưởng cao cả của ông trong cuốn Vệ sinh yếu quyết: “Trường nguyện thế gian nhân bất bệnh”, tạm dịch là: “Tấc lòng tâm niệm bấy nay Mong đời hết bệnh kéo dài ngày xuân” Qua nghiên cứu nhiều năm về khí công – dưỡng sinh, chúng tôi thấy để có thể lựa chọn cho mình có một phương pháp luyện tập tốt thì cần phải có mấy yếu tố sau: Là công pháp đơn giản, dễ học, dễ luyện, dễ phổ biến, không cầu kì về điều kiện tập luyện. Công pháp phải thu được hiệu quả nhanh chóng và rõ rệt. Là công pháp an toàn, đáng tin cậy, không xảy ra sự lệch lạc trong luyện tập. Là công pháp an toàn, đáng tin cậy, không mang màu sắc mê tín, dị đoan, khó hiểu và thần bí Để phục vụ cho đông đảo nhân dân lao động thuộc mọi tầng lớp, mọi trình độ, với tình trạng sk khác nhau, mọi lứa tuổi (đặc biệt là các cụ cao tuổi), chúng tôi đưa ra phương pháp khí công dưỡng sinh dân tộc đã đạt được kết quả tốt. Tập luyện nhằm mục đích chính: Phòng bệnh và nâng cao sk Nâng cao hiệu quả điều trị một số bệnh mãn tính Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt là ở những người tuổi cao. 70


2 – KHÍ CÔNG LÀ GÌ? Khí công (kc) là một phương pháp tập luyện mà qua đó con người có khả năng thu hút ngoại khí, tức là khí ở ngoài trời và lòng đất, tăng cường nội khí vận chuyển trong cơ thể (trong kinh, mạch, tôn lạc và huyệt) để tăng cường và bảo vệ sk…Nói cách khác khí công là công phu luyện khí Khí là gì? Theo quan niệm của các nhà vật lí vật chất tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí và một loại đặc biệt là plasma. Vậy khí được hiểu là vật chất ở thể hơi và vật chất ở dạng bức xạ vật chất. Các nhà khoa học đều thống nhất rằng khí là dạng vật chất không định hình, cho đến nay chưa xác định được bản chất của nó, mà chỉ phát hiện được hiện tượng của nó. Vậy, khí là dạng vật chất vô định hình, lan truyền trong không gian giữa các sự vật. Khí trong cơ thể có hình thức biểu hiện phong phú và đa dạng, khí cơ bản nhất là “nguyên khí” hay còn gọi là “chân khí”, tức “khí chân nguyên”, là khí tiên thiên sinh ra ở Đan điền, vận hành chủ yếu trong mạch Nhâm – Đốc, nó là một thành phần trong tam bảo (tinh-khí-thần). Thứ hai là khí thủy cốc còn gọi là “địa khí” (ngũ cốc mọc lên từ đất) là loại khí được chuyển hóa từ các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Thứ ba là không khí phổi hấp thu vào, còn gọi là “thiên khí”; ba loại khí này cấu tạo nên vật chất, có sức hoạt động mạnh, chúng vận hành khắp cơ thể và biểu hiện ra bằng các hoạt động sinh lí khác nhau ở tạng phủ, kinh lạc…Những loại khí này có tên gọi khác nhau như: tâm khí, phế khí, tì khí, vị khí, thận khí, dinh khí, vệ khí… Việc rèn luyện khí trong khí công chủ yếu là sự rèn luyện “nguyên khí”. Nó tương ứng như sức đề kháng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh là khả năng thích ứng với môi trường bên ngoài luôn luôn thay đổi như thời tiết bốn mùa, mưa, nắng…và nó còn là năng lực phục hồi bên trong cơ thể con người. “Công” là một quá trình rèn luyện làm cho “chân khí” được vận hành một cách bình thường trong cơ thể, tức là công phu như đã nói. Công phu có mấy nghĩa chính sau: thời gian luyện công phu, chất lượng luyện công phu, trình độ luyện và bản lĩnh luyện công phu, ngoài ra còn nói đển cả phương pháp luyện. Tóm là công là luyện khí. Như vậy, luyện khí công có tác dụng thông kinh hoạt lạc, điều hòa khí huyết, cân bằng âm dương… 3 – PHÂN LOẠI KHÍ Phân loại theo nguồn gốc Khí tiên thiên, trong đó có nguyên khí và tông khí. 71


Khí hậu thiên có thiên khí – địa khí – thủy cốc khí. Khí tiên thiên tức là khí trước lúc sinh ra đã có, gồm: Nguyên khí: Là khí tiên thiên do dương của bố và âm của mẹ kết hợp lại và truyền cho, nó có trước khi hình thành bào thai, nên mang tính di truyền và nằm trong gen. Nguyên khí thúc đẩy sự phát triển của thai nhi, nó là động lực thúc đẩy con người phát triển và khi khô cạn sẽ dẫn đến tử vong. Như vậy, nguyên khí liên quan đến sự phát triển, sống chết của con người. Huyệt chính của nguyên khí là Mệnh môn (còn gọi là huyệt trụ của tông khí). Đường vận chuyển của nguyên khí là Xung mạch khởi phát từ thận chạy xuống Hội âm để phối hợp với Nhâm – Đốc. Từ Hội âm, xung mạch chia hai nhánh song hành hai bên đường giữa bụng và nhập vào kinh thận để lên ngực, mặt và đầu. Đường vận hành thứ hai của nguyên khí là Tam tiêu, và từ kinh này mà nguyên khí được vận chuyển ra ngoài da và vào 12 kinh. Nguyên khí bị suy giảm trong các bệnh: - Từ lúc mới sinh - Mắc bệnh nặng như ung thư, lao, bệnh mạn tính. Tập luyện thở thận và thở mệnh môn tăng cường nguyên khí cũng như tông khí. Tông khí: là khí tiên thiên do mẹ truyền cho thai. Tông khí mạnh hay yếu phụ thuộc sk người mẹ lúc mang thai, huyệt mộ của tông khí là Mệnh môn. Hậu thiên khí (Huyệt mộ Thần khuyết) là khí sau sinh, gồm: Thiên khí: Là khí thu hút từ khí trời qua bốn cửa ngõ: mũi – hậu môn – hai huyệt lao cung ở lòng bàn tay. Địa khí: Thu hút qua lòng bàn tay. Địa khí gồm có thổ khí và thủy khí. Thủy cốc khí: là thứ khí do tiết thực hằng ngày mà có, nó mang ý nghĩa dinh dưỡng, duy trì chức năng sinh tồn, tì vị là tạng chủ thủy cốc khí. Phân loại theo tính âm dương – ngũ hành Theo âm dương ta có âm khí – dương khí. Theo ngũ hành ta có khí của ngũ tạng: mộc khí, hỏa khí, thổ khí, kim khí. Phân loại theo tính chất Chân khí: là khí có hoạt tính cơ năng, luân lưu trong kinh mạch mà Lãn Ông gọi là doanh khí hay vị khí, vì vụ có chức năng chuyển hóa thức ăn đồ uống thành khí nuôi 72


dương cơ thể. Chân khi còn do khí tiên thiên và khí hậu thiên tạo thành, vận khí là luyện nội lực, luyện chân khí. Tà khí: Bình thường sáu thứ khí là: phong – hàn-thấp-thử-táo-hỏa, khi gây bệnh gọi là lục dâm hay lục tà. Lục khí chịu sự chi phối của ngũ hành, ngũ vận chuyển trong ngày theo nhịp: Giờ Mão – Mộc; Ngọ - Hỏa; Dậu – Kim; Tí – Thủy. Phân loại khí theo chức năng Vinh khí: Nuôi dưỡng, luân chuyển trong kinh mạch, vinh khí mạnh hay yếu tùy thuộc vào tiết thực. Tiết thực quá độ hay nhiều chất mỡ, gia vị, uống rượu làm loạn vinh khí. Vệ khí: Không đi theo kinh mạch mà đi ở da thịt để bảo vệ cơ thể chống lại tà khí, thay đổi thời tiết, nhiễm trùng. Tập động công giúp cho tăng cường vệ khí. Phân loại theo cấp độ, sự phân loại này gắn với quan niệm tam tài: Thiên – Địa – Nhân. Thiên khí: khí trời Địa khí: Khí đất Nhân khí: khí hoạt động trong con người - Nhân khí hậu thiên có hai loại: phế khí và vị khí. - Nhân khi tiên thiên: Chân khí: khí tiên thiên sinh ra ở Đan điền là nguyên khí và thành phần của tam bảo. Ngũ hành khí: là khí tiên thiên do chân khí đi vào ngũ tạng mà thành. Tâm bào khí: ở kinh Tâm bào – Tam tiêu. Tâm khí: ở kinh Tâm – Tiểu trường Can khí: ở kinh Can – Đởm Tì khí: ở kinh Tì – Vị Phế khí: ở kinh Phế - Đại trường Thận khí: ở kinh Thận – Bàng quang

73


4 – SỰ VẬN HÀNH CỦA KHÍ Sự vận hành của khí trong cơ thể tức là sự vận hành của nhân khí, cụ thể hơn là sự vận hành của chân khí và ngũ hành khí tại mạch Nhâm Đốc tại 12 kinh chính và tại bát mạch kì kinh. Luyện sự vận hành của khí được coi như luyện khí công bí truyền, vì có tác dụng rất cao đến toàn bộ kinh mạch và tạng phủ. Rất nhiều nhà khí công chỉ quan tâm đến luyện vận khí ở hai vòng tiểu chu thiên và đại chu thiên, vì đây là tinh hoa của khí công và cũng đủ để luyện cả đời. Sự vận hành của chân khí Chân khí phát sinh ra ở Đan điền chạy theo hai phần: Một phần từ Đan điền chân khí chạy theo hai vòng: Vòng chính: từ Đan điền ra huyệt mệnh môn của mạch Đốc đi lên theo cột sống và não bộ ngũ quan theo mạch Nhâm xuống đến huyệt Khí hải. Vòng phụ: từ Đan điền ra đến huyệt Khí hải theo mạch Nhâm đi xuống huyệt Hội âm sang huyệt Trường cường đi lên theo mạch Đốc đến huyệt Mệnh môn vào Đan điền. Một phần theo lạc mạch thẳng lên vào tâm và phế tạo tâm khí và phế khí, hạ xuống thận tạo thận khí, sang bên hữu vào can tạo can khí, sang bên tả vào tì tạo tì khí. Sự vận hành của ngũ khí Ngũ khí sinh ra từ tạng theo lạc mạch ra kinh âm biến vi âm trưởng dương tiêu cho đến thành thuần âm rồi theo lạc mạch đến kinh dương biến vi dương trưởng âm tiêu. Từ kinh dương âm phần của khí theo lạc mạch về phủ rồi lại theo lạc mạch sang tạn sau khí đã biến vi thành thuần dương. Còn dương phần theo dương kinh lên ngũ quan mà khai khiếu hóa thần cho ngũ quan rồi theo lạc mạch đem khí dư về tạng. Vận hành của khí ở kinh – mạch Tại Nhâm Đốc: Là vòng của chân khí hoạt động (vòng tiểu chu thiên) (hình 1)

74


Tại 12 kinh mạch chính: khí luân chuyển trên 12 kinh chính, mỗi kinh trong hai giờ đồng hồ. Riêng mạch Nhâm – Đốc, vòng khép kín không bao giờ ngưng (hình 2)

Vòng đại chu thiên là mạch cho lục khí hoạt động 6 vòng (mạch đơn khí) song song, đó là 12 kinh cân là đường kinh khí, trong khí công rất coi trọng (hình 3)

75


Tại bát mạch kì kinh: Bát mạch kì kinh là 8 mạch: Nhâm – Đốc – Âm kiểu – Dương kiểu – Âm duy – Dương duy – Xung – Đới; ngoài mạch Nhâm – Đốc còn 6 mạch là sự liên hợp giữa lục khí, sự liên hợp này như sự pha trộn giữa lục khí và chân khí trong quan hệ ngũ hành. Sự biểu hiện của khí Ở ngũ quan : bởi màu sắc đặc trưng. Ở tạng phủ : nhu động nội tạng Kinh mạch : tê – lan truyền Gân

: Vận động

Ở xương

: Cảm giác trong xương

Ở huyệt

: nặng

Não bộ

: hẫng – căng tức, ảo hình

MỘT SỐ KIẾN THỨC KHI TẬP KHÍ CÔNG 1. Học thuyết âm dương 2. Học thuyết ngũ hành 3. Học thuyết thiên nhân hợp nhất 4. Nguyên nhân gây bệnh 5. Học thuyết kinh lạc – Huyệt 76


6. Một số hoạt động: Tinh – Khí – Thần – Huyết – Tân dịch 7. Phương pháp xoa bóp: tự xoa bóp – day huyệt 5 – CHƯƠNG TRÌNH KHÍ CÔNG CƠ BẢN Chương trình khí công cơ bản gồm có 7 bước như sau: Đưa khí vào kinh (thụ khí) Người tập ngồi xếp vành chắp tay trước ngực đầu lưỡi đặt vào hàm trên (huyệt Ngân giao) hít thở sâu, đều, tập trung theo dõi hơi thở - tự nhẩm câu “Tôi đang thụ khí đây”. Khi người tập tập trung ý nghĩ vào hơi thở, thở sâu đều thì tinh thần ở trạng thái “thư”, tức là thư thái, tạo điều kiện cho bước vào giai đoạn sau (Hình 1) Dẫn khí vào kinh Sau khi đã đạt được trạng thái “thư” vẫn hít thở sâu đều, ở thì thở ra thả lỏng toàn thân làm cho cơ thể “giãn”, đạt được trạng thái này yhct gọi là “thư giãn”, tức là đầu óc thư thái, cơ bắp giãn nở, lúc này người tập có thể cảm thấy toàn thân như ấm nóng. Ở trạng thái thư giãn, các cơ giãn, trương lực cơ giảm, mạch máu giãn, thân nhiệt có thể tăng lên, mạch chậm lại (Hình 2). Thúc đẩy khí hoạt động mạnh Sau khi thư giãn, tập trung theo dõi hơi thở, vận khí theo vòng âm dương, hít vào đưa khí xuống Đan điền, ngừng thở không đóng thanh quản, dồn khí xuống Đan điền, đẩy khí xuống huyệt Hội âm qua Trường cường thở ra từ từ, dẫn khí theo mạch Đốc đi lên, xả hư khí ra huyệt Bách hội rồi lại tiếp tục một hơi thở sau và một vòng vận khí tiếp theo vòng này, trong khí công gọi là vòng tiểu chu thiên, vận khí trong vòng âm dương chính là vận chân khí, vận chân khí tạo điều kiện phát huy năng lực tự điều chỉnh của cơ thể, giúp cho con người phòng chống được bệnh tật (Hình 3) Đưa khí về ổ bệnh Vận chân khí ở tiểu chu thiên, tạo điều kiện cơ sở cho điều khí ở ổ bệnh, phát huy năng lực tự điều chỉnh của cơ thể. Theo lí luận yhct, bệnh tật là do tắc ở kinh lạc, khi vận khí điều hành sẽ làm giảm được bệnh tật thông qua pháp thông kinh hoạt lạc (hình 4) Tự xoa bóp Nhằm phát huy và hỗ trợ cho quá trình vận khí, xoa bóp làm tăng cường vệ khí giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Tự xoa bóp bao gồm: 77


Xoa mặt – xoa tai – chải đầu – xoa cổ gáy – vuốt cổ - xoa vai tới ngực – xoa dưới vai tới ngực – xoa thắt lưng sau lưng – xoa hạ tiêu – trung tiêu – thượng tiêu – xoa ở tay – xoa ở chân – xoa bàn chân (Hình 5-19) Tự day huyệt: Day các huyệt Hợp cốc Vị trí: Dùng lằn chỉ đốt ngón tay cái đặt vào màng căng giữa ngón 1 và 2 tay bên kia, gập đầu ngón cái tay này lại, đầu ngón ở đâu chỉ huyệt ở đó. Tác dụng: đau các khớp ở tay, tê mỏi ở tay, đau răng, viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản, táo bón, lị, đau bụng, tức ngực, sốt cao. Day huyệt hai bên , mỗi huyệt 30-40 giây. Khúc trì: Vị trí: Gấp cẳng tay vào cánh tay, huyệt ở tận cùng nếp gấp phía ngoài của khuỷu tay Tác dụng: Đau dây thần kinh quay, đau khớp khuỷu, liệt chi trên, sốt, viêm họng, đau liên sườn. Day huyệt hai bên, mỗi huyệt 30-40 giây Nội quan Vị trí: Từ lằn chỉ cổ tay đo lên hai thốn Tác dụng: Đau tim, hồi hộp trống ngực, đau dạ dày, nôn mửa, rối loạn tinh thần, động kinh, co cứng và đau cổ gáy, cánh tay. Sốt, sốt rét, an thần, chữa mất ngủ. Day hai bên huyệt, mỗi huyệt 30-40 giây Túc tam lí Vị trí: Từ chỗ lõm phía dưới ngoài xương bánh chè (huyệt Độc tị) đo xuống ba thốn, huyệt nằm ở khe giữa đầu trên xương chày và xương mác. Tác dụng: Đau dạ dày, nôn mửa, đầy bụng, trướng bụng, rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu, sôi bụng, ỉa chảy, táo bón, chóng mặt, yếu mỏi chân, đau khớp gối, khớp cổ chân, đặc biệt nó là huyệt cường tráng cơ thể, giúp cho phòng bệnh tật. Tam âm giao Vị trí: (gọi là tam âm giao vì do ba kinh âm giao nhau: kinh tì, kinh thận, kinh can) từ gờ cao của mắt cá trong đo lên ba thốn, huyệt nằm cạnh bờ trong của xương chày. 78


Tác dụng: Sôi bụng, đầy bụng, ỉa chảy, rối loạn kinh nguyệt, thống kinh, bí đái, đái dầm, đái buốt, đái dắt, đái đỏ, khí hư, đau lưng, di tinh liệt dương, an thần chữa mất ngủ, đau khớp, tê mỏi ở chân. Day huyệt hai bên, mỗi huyệt 30-40 giây Thái xung Vị trí: Từ kẽ ngón chân 1 và 2 đo lên hai thốn về phía mu chân Tác dụng: đau khớp cổ chân, bàn ngón chân, cao huyết áp, nhức đầu, hay bị căng thẳng khí ngủ, trằn trọc, đái dầm, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, thống kinh Day huyệt hai bên, mỗi huyệt 30-40 giây Đưa khí về bình thường Day huyệt xong người tập ngồi ở tư thế như ban đầu tập hít thở sâu, chậm, thư giãn toàn thân trong khoảng 3-5 phút, sau đó mở mắt đứng dậy vươn vai và kết thúc cuộc tập. Đây là giai đoạn rất quan trọng trước khi kết thúc tập luyện, nó đưa cơ thể về trạng thái bình thường sau buổi tập. Liệu trình tập luyện: ngày 1-2 lần; thời gian một buổi tập 45 phút, nên tập lúc sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. VI – MỘT SỐ LƯU Ý Khi tập Tập trung tư tưởng thư giãn và thở sâu, đây là điều quan trọng, nhất là người mới tập, nếu mới tập mà đã thư giãn được, thở tốt điều hòa thì đã là rất thành công. Thoải mái và tự nhiên: hơi thở và động tác cần tự nhiên, thoải mái, không quá gò ép, sau khi tập cảm thấy thư thái dễ chịu, khỏe khoắn, minh mẫn tức là tập đúng và vừa đủ (trừ người mới tập thì ngày đầu có thể hơi mệt) Ý khí kết hợp: Trong tập khí công lúc vận khí lấy ý vận khí, ý đi đến đâu khí đi đến đó, vì vậy muốn vận được khí phải thuộc kinh mạch. Tập khí công phải tuần tự, chắc chắn, vững vàng, không được nôn nóng, không nên có tâm trạng chỉ trong vài tiếng đồng hồ, vài buổi tập đã có ngày được công pháp hay “khí cảm”, “khí quang”…Luyện khí công phải kiên trì, nhẫn nại. Ứng phó với một số biến đổi khi tập ở giai đoạn đầu Người mới tập có thể xuất hiện mệt mỏi, buồn ngủ…trong những ngày đầu, cảm giác này sẽ hết dần từ ngày thứ ba, thứ tư. 79


Khi vận khí, lưỡi đặt vào hàm trên ở huyệt Ngân giao để Nhâm – Đốc thông nhau, khí vận hành tốt, nên có thể xuất hiện ho, tiết nước bọt là lẽ thường, một thời gian sau sẽ quen dần.

Tl edited Tổng hợp từ “Bách khoa thư bệnh học (4 tập)” – NXB Giáo dục

80


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.