Chủ biên: GS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG
Nhóm tác giả: BS. Vương Tú Như BS. Hồ Cao Cường BS. Bùi Quang Trung BS. Bùi Thị Phương Loan BS. Triệu Thị Thanh Tuyền BS. Hê Thanh Nhã Yến
Mục lục Kiến thức cơ bản về viêm âm đạo...................................................................7 Huyết trắng sinh lý bình thường...........................................................................8 Viêm âm đạo là gì?................................................................................................9 Các nguyên nhân gây viêm âm đạo?....................................................................10 Các dấu hiệu nhận biết bạn đang bị viêm âm đạo...............................................11 Viêm âm đạo được chẩn đoán như thế nào?......................................................12 Các dạng viêm âm đạo thường gặp.....................................................................13 Điều trị viêm âm đạo như thế nào?.....................................................................17 Thông tin về hoạt chất và cơ chế tác dụng của viên thuốc đặt âm đạo..............18 Tái khám (hướng dẫn lịch tái khám)....................................................................19 Những rắc rối xung quanh vấn đề viêm âm đạo.............................................21 Lo lắng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản..........................................................22 Nghi ngờ sự chung thủy của người bạn đời.........................................................23 Viêm âm đạo ở phụ nữ mang thai.................................................................25 Liên quan của viêm âm đạo với ung thư cổ tử cung – vai trò của tầm soát ung thư cổ tử cung.....................................................29 Vệ sinh phụ nữ và dự phòng viêm âm đạo.........................................................35 Một số thắc mắc thường gặp........................................................................39 Giải thích thuật ngữ và tài liệu tham khảo......................................................43
6
Kiến thức cơ bản về viêm âm đạo
Huyết trắng sinh lý bình thường? Huyết trắng sinh lý, dân gian còn gọi khí hư, là dịch tiết rất bình thường của âm đạo. Sự hiện diện của huyết trắng sinh lý, đặc biệt với lượng nhiều vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, thường gây cảm giác ẩm ướt, khó chịu, dẫn đến lo lắng, thiếu tự tin cho chị em. Cũng vì lẽ đó mà “sản phẩm vô hại” này của cơ thể thường bị kết tội nhầm là bệnh lý. Vậy, huyết trắng như thế nào gọi là bình thường? Huyết trắng được xem là vô hại khi có ba tính chất sau: màu trắng đục, mịn như nhung và thường đọng ở chỗ thấp khi bác sĩ khám quan sát qua mỏ vịt. Dịch tiết này thay đổi đôi chút về lượng và tính chất trong chu kỳ do ảnh hưởng của các nội tiết tố trong cơ thể. Bật mí thêm cho chị em trong thành phần dịch tiết này, ngoài tế bào và chất tiết của các tuyến trong âm đạo còn có sự góp mặt của nhiều loại vi khuẩn và sản phẩm của chúng. Tin vui là Lactobacillus, được xem là một vi khuẩn có lợi, chiếm đa số trong nhóm này. Với hoạt động chuyển hóa glycogen thành acid lactic, tạo môi trường acid sinh lý cho âm đạo, Lactobacillus hỗ trợ các tế bào trong âm đạo ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn gây hại khác. Glycogen
Acid lactic
Môi trường âm đạo acid ngăn chặn viêm âm đạo
Ngoài ra, ở một số chị em phụ nữ trong độ tuổi hoạt động sinh dục, hoạt động của nội tiết làm cho mô tuyến cổ tử cung phát triển ra ngoài gọi là lộ tuyến cổ tử cung. Khi có hiện tượng lộ tuyến cổ tử cung, huyết trắng sẽ được tiết ra nhiều hơn bình thường, thường không mùi, không màu, có màu trắng trong hơi dai như lòng trắng trứng; và đây cũng là huyết trắng sinh lý. Khi được bác sĩ chẩn đoán lộ tuyến cổ tử cung, chị em phụ nữ đừng quá lo lắng và thường tình trạng này không cần phải can thiệp điều trị. Khi đã hiểu rõ về huyết trắng sinh lý, chắc chắn chị em sẽ thắc mắc khi nào huyết trắng được xem là bệnh lý hay viêm âm đạo là gì? 8
Viêm âm đạo là gì? Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm của dịch tiết âm đạo được biểu hiện bằng huyết trắng bệnh lý; ngứa, đỏ âm đạo và âm hộ. Sở dĩ có những triệu chứng khó chịu này là vì môi trường bình thường của âm đạo bị thay đổi. Sự mất cân bằng theo hướng tăng những yếu tố nguy cơ và giảm những yếu tố bảo vệ của môi trường sinh lý bình thường là cơ chế dẫn đến nhiều bệnh lý. Viêm âm đạo cũng không nằm ngoài qui luật này. Như đã biết, môi trường âm đạo bình thường có tính acid, nghĩa là độ pH dao động từ 3,5 đến 4,7. Đặc tính này có được là nhờ vào hoạt động chăm chỉ của các tế bào thành âm đạo và vi khuẩn cộng tác có lợi trong việc chuyển hóa glycogen thành acid lactic. Bên cạnh đó, đây cũng là không gian sinh sống hòa bình của nhiều loại vi khuẩn. Mọi việc sẽ vẫn diễn ra tốt đẹp nếu không có những tác nhân xâm nhập hay những yếu tố nguy cơ tác động làm môi trường âm đạo bị kiềm hóa. Chính lúc này, các cư dân vi khuẩn hiền hòa trong âm đạo “nổi loạn”, phát triển quá mức làm thay đổi dịch tiết âm đạo và gây các triệu chứng khó chịu. Đồng thời, những kẻ lạ mặt ở môi trường ngoài âm đạo sẽ nhân cuộc nội chiến này mà tấn công ồ ạt, gây bệnh lý viêm âm đạo. May mắn là chị em hoàn toàn có thể tự phát hiện bệnh lý này dựa vào các triệu chứng, đặc biệt là hiểu biết về tính chất của huyết trắng bệnh lý. Một điều hiển nhiên là huyết trắng bệnh lý sẽ không có đủ ba tính chất giống huyết trắng sinh lý như đã nêu ở trên, mà mang nhiều đặc tính khác tùy thuộc vào tác nhân xâm nhập. Nhìn chung, khi huyết trắng có mùi tanh hôi, màu sắc khác thường (xám, vàng, xanh) hoặc gây triệu chứng ngứa; có thể kèm tiểu rát, buốt thì chị em nên đến bác sĩ để được khám, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị.
9
Các nguyên nhân gây viêm âm đạo? Có nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo, được chia thành 5 nhóm: Sự xâm nhập của các tác nhân viêm nhiễm • Vi khuẩn: là tác nhân thường gặp nhất và dễ tái phát. Trong nhóm thủ phạm này, đôi khi có sự góp mặt của các vi khuẩn bình thường trong âm đạo nhưng phát triển một cách quá mức. • Nấm: thường gặp nhất là Candida albicans. Sự xuất hiện của “kẻ lạ mặt” này thường kéo theo triệu chứng ngứa rất khó chịu và huyết trắng đặc như váng sữa. • Trichomonas vaginalis (trùng roi): là ký sinh trùng thường lây lan qua đường tình dục, do đó, việc điều trị cần được tiến hành cho cả bạn tình. Những thói quen có hại • Những thói quen được xem là có hại khi làm biến đổi môi trường acid sinh lý của âm đạo sang môi trường kiềm hay làm thay đổi thành phần cư dân vi khuẩn âm đạo. Thường gặp nhất là việc thường xuyên tự thụt rửa sâu vào âm đạo bằng tay hoặc bằng vòi sen. • Các dung dịch sát khuẩn và các chất kiềm trong xà phòng, nước rửa nếu được sử dụng thường xuyên cũng làm thay đổi môi trường sinh lý của âm đạo. • Một điều ít được chị em quan tâm là thói quen lau từ sau ra trước sau khi đi vệ sinh cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ vì vô tình mang những vi khuẩn từ hậu môn sang âm đạo và gây viêm nhiễm. • Trong những ngày hành kinh, máu kinh với tính chất kiềm cũng là một yếu tố thuận lợi cho các tác nhân lạ xâm nhập. Chính vì vậy, thay băng vệ sinh không thường xuyên và ngại vệ sinh vùng kín trong những ngày “đèn đỏ” cũng là một trong những thói quen có hại. Thay đổi nội tiết tuổi mãn kinh • Ở các phụ nữ bước sang tuổi mãn kinh, nồng độ nội tiết trong cơ thể suy 10
giảm khiến môi trường âm đạo biến đổi theo hướng thuận lợi cho các tác nhân viêm nhiễm xâm nhập. Vệ sinh kém ở bé gái • Vệ sinh kém do nguồn nước sử dụng bị nhiễm bẩn, rửa không sạch và không lau khô sau mỗi lần đi vệ sinh là nhóm nguyên nhân không kém phần quan trọng của viêm âm đạo, nhưng lại thường bị bỏ sót ở các bé gái độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi. Một nguyên nhân khác đặc biệt ở độ tuổi này là do tinh nghịch, các bé có thể đưa vật lạ vào âm đạo gây viêm nhiễm. Vì vậy, các phụ huynh cần chỉ dạy cho bé hiểu về cơ thể của mình, cách vệ sinh cá nhân và lưu ý đến những hành vi có hại của bé. Ngoài ra, các loại ký sinh trùng đường ruột như giun kim từ hậu môn có thể chui qua âm đạo gây nên tình trạng viêm ngứa và huyết trắng bất thường. Ở mọi lứa tuổi, nếu có bất thường trong cấu tạo cơ thể như lỗ dò từ đường tiêu hóa sang âm đạo thì nguy cơ viêm nhiễm sẽ tăng lên đáng kể.
Các dấu hiệu nhận biết các triệu chứng của viêm âm đạo Khoảng 50-75% trường hợp viêm âm đạo không có triệu chứng. Những dấu hiệu thường gặp gợi ý viêm âm đạo xoay quanh rắc rối về thay đổi dịch tiết âm đạo. Dịch tiết âm đạo đổi màu, có thể vàng, xanh, đục, lợn cợn; kèm theo có mùi; có bọt. Dịch âm đạo có mùi khó chịu sau khi quan hệ được than phiền là hay gặp. Ngứa cũng là triệu chứng thường gặp, vị trí ngứa vùng âm hộ, môi lớn hay trong âm đạo. Âm hộ viêm đỏ, có vết xước hay loét. Rối loạn đi tiểu, tiểu đau, tiểu lắt nhắt cũng thường được chị em đề cập đến. Đau sau khi giao hợp hay sau khi đi tiểu, đôi khi kèm theo đau hạ vị.
Chảy máu âm đạo sau giao hợp hay chảy máu âm đạo bất thường không liên 11
quan đến kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu có thể gặp. Những dấu hiệu trên có thể riêng lẻ hay đi cùng nhau và thường gây lo lắng cho các chị em khi gặp phải. Chút phiền toái khi luôn sử dụng băng vệ sinh hàng ngày, cảm giác e thẹn muốn chạy trốn đám đông đến chỗ vắng người vì ngứa; hay tâm lý thờ ơ, sợ hãi, trốn tránh chuyện phòng the vì đau và mùi dịch tiết sau đó khó chịu; hoặc có khi bạn ở mãi trong nhà vệ sinh vì tiểu lắt nhắt, tiểu khó. Chị em gái chúng mình không nên hoang mang, lo lắng về những rắc rối như vậy. Với cấu trúc giải phẫu đặc thù của phụ nữ, ít nhất một lần trong đời bị viêm âm đạo là lẽ dĩ nhiên. Hãy chủ động chia sẻ với mẹ, chị em gái, bạn gái và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và kiểm tra nhé.
Viêm âm đạo có khó chẩn đoán không? Chúng mình phải bắt đầu từ đâu để bác sĩ hiểu rõ và điều trị đúng?
Chẩn đoán viêm âm đạo chủ yếu dựa vào yếu tố bệnh sử và khám lâm sàng, kèm theo một số xét nghiệm cần thiết. Bệnh sử là yếu tố rất quan trọng. Vì lẽ đó, chị em chúng mình đừng ngần ngại khi kể về những phiền toái này. Sự thay đổi dịch tiết như thế nào và các triệu chứng kèm theo cần nhớ rõ như: ngày hành kinh, thuốc đang sử dụng, thói quen vệ sinh hàng ngày. Đây là những dữ kiện hữu ích trong chẩn đoán và điều trị. Quan trọng hơn hết, không những giúp điều trị khỏi lần viêm âm đạo này, điều chỉnh thói quen chưa đúng còn giúp chúng ta phòng bệnh tốt hơn. Vì thế, tuy rất thầm kín, nhưng cần đề cập cho bác sĩ khi chị em chúng mình có sự thay đổi ở “người bạn đồng hành”.
12
Qua thăm khám lâm sàng, chúng mình được làm thêm một số xét nghiệm giúp ích cho chẩn đoán. Đo độ pH của dịch âm đạo, soi tươi, nhuộm gram dịch âm đạo và thử dịch âm đạo với KOH 10% (nước Potasse) còn gọi là Whiff test. Tùy theo sự thay đổi dịch tiết âm đạo, khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho chúng mình biết được tác
Cổ tử cung Âm đạo
Khám âm đạo và dùng que lấy dịch tiết âm đạo để tìm vi khuẩn hay nấm hoặc ký sinh trùng gây bệnh
nhân viêm âm đạo. Từ đó việc điều trị hiệu quả hơn.
Có lẽ chị em phụ nữ cũng thắc mắc viêm âm đạo do tác nhân gì? Mức độ nguy hiểm và trầm trọng ra sao? Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo. Tuy nhiên, có ba dạng thường gặp của viêm âm đạo, chiếm hơn 90% các nguyên nhân. Mách nhỏ cho chúng mình nhé, đó là viêm âm đạo do nấm Candida albicans, viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis (trùng roi) và nhiễm khuẩn âm đạo (do Gardnerella vaginalis). Mỗi tác nhân có đặc trưng riêng biệt về triệu chứng và yếu tố nguy cơ. Chúng ta cùng tìm hiểu về những tác nhân này nhé. Biết rõ để tránh được các yếu tố nguy cơ thuận lợi của bệnh chính là “phòng bệnh hơn chữa bệnh“ phải không nào? Viêm âm đạo do nấm Candida albicans Khoảng 75% phụ nữ đã từng hơn một lần bị viêm âm đạo do nấm, khoảng 4045% bị nhiều hơn 2 lần.
Sợi tơ nấm
Bào tử nấm (hạt men)
13
Yếu tố thuận lợi dễ bị nhiễm nấm âm đạo: • Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài; đái tháo đường không kiểm soát; đang có thai hay suy giảm miễn dịch, cùng với chế độ ăn nhiều chất béo, đường; thói quen đặt băng vệ sinh hàng ngày; môi trường âm đạo ẩm ướt… Triệu chứng nổi bật của viêm âm đạo do nấm: • Ngứa âm hộ và âm đạo thường xuyên. Huyết trắng đục từng mảng như váng sữa là triệu chứng điển hình của dịch tiết âm đạo do nấm. • Chẩn đoán tác nhân khi soi tươi huyết trắng ghi nhận sự hiện diện của vi nấm hạt men hay sợi tơ nấm. Đọc đến đây, chúng mình thấy có từng bị triệu chứng tương tự như vậy chưa? Đây là triệu chứng thường gặp và việc điều trị không khó. Đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm. Thay đổi thói quen vệ sinh cá nhân hàng ngày là biện pháp phòng bệnh tốt nhất. Vì thế, đừng ngần ngại tâm tình với bác sĩ để biết rõ yếu tố bệnh sử của bạn nhé. Điều này giúp ích cho việc điều trị của bạn đạt hiệu quả tốt nhất. Tác nhân thứ hai gây viêm âm đạo thường gặp là Trichomonas vaginalis
Râu Nhân
Trichomonas vaginalis (trùng roi)
m
Viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas vaginalis thường gặp ở các đối tượng có nhiều bạn tình, hoạt động tình dục thường xuyên, nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục, hút thuốc lá. Huyết trắng vàng-xanh, nhiều khi có bọt; cảm giác đau, nóng âm hộ, âm đạo sau khi đi tiểu thường gặp.
14
Thỉnh thoảng, viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis cũng gây đau hạ vị âm ỉ. Chẩn đoán dựa vào pH dịch âm đạo lớn hơn 4,5; kèm theo sự hiện diện của trùng roi Trichomonas vaginalis di động khi soi tươi. Có một lưu ý quan trọng rằng 1/3-1/2 trường hợp viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis không có bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy, việc khám phụ khoa định kỳ là vô cùng quan trọng nhằm kiểm tra tình trạng viêm nhiễm âm đạo, bất thường cổ tử cung, tử cung và buồng trứng nếu có. Nhiễm khuẩn âm đạo là nguyên nhân thường gặp thứ ba gây viêm âm đạo, chiếm 30% trường hợp Nhiễm khuẩn âm đạo xảy ra khi vi khuẩn Lactobacillus thường trú ở âm đạo bị thay thế bởi những vi khuẩn kị khí khác. Yếu tố thuận lợi thường gây nhiễm khuẩn âm đạo chính là thói quen thụt rửa âm đạo, hút thuốc lá, đặt dụng cụ tử cung ngừa thai, nhiều bạn tình hay thay đổi bạn tình mới, giao hợp không bảo vệ, giao hợp cùng giới hay thường xuyên sử dụng thuốc diệt tinh trùng có hàm lượng cao nonoxynol-9. Tuy nhiên, hơn 50% trường hợp nhiễm khuẩn âm đạo không có bất kỳ triệu chứng nào. Chẩn đoán nhiễm khuẩn âm đạo dựa trên ít nhất 3 trong 4 tiêu chuẩn Amsel: • Dịch âm đạo màu trắng xám; • pH dịch âm đạo >4,5; • Dịch âm đạo có mùi cá ươn khi nhỏ KOH 10%; • Tế bào “clue” tìm thấy qua kính hiển vi. Tế bào “Clue”
Tế bào biểu mô niêm mạc cấu tạo bình thường
15
Song song đó, những nghiên cứu gần đây ghi nhận rằng nhiễm khuẩn âm đạo ở phụ nữ mang thai có liên quan đến tỉ lệ cao bị sẩy thai muộn, sinh non và vỡ ối sớm. Vì vậy, khám phụ khoa và khám thai định kỳ tầm soát sớm bệnh lý nhiễm khuẩn âm đạo giúp phòng ngừa được nguy cơ viêm nhiễm vùng chậu và theo dõi thai kỳ được an toàn. Trên đây là các sơ lược về những tác nhân gây viêm âm đạo thường gặp. Bên cạnh đó, viêm âm đạo không do vi khuẩn cũng được đề cập đến. Triệu chứng không rầm rộ, không dễ phát hiện nhưng đủ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, trên 40% phụ nữ mãn kinh có triệu chứng viêm teo âm đạo Do tình trạng thiếu hụt estrogen, điều này có thể gặp ở những phụ nữ tiền mãn kinh có sử dụng thuốc đối kháng estrogen hay sau tình trạng phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng làm giảm đáng kể nồng độ estrogen. Niêm mạc âm đạo mỏng hơn và làm tăng độ pH của môi trường âm đạo dễ dẫn đến tình trạng viêm âm đạo hơn. Triệu chứng của viêm teo âm đạo gồm ngứa, nóng âm hộ và âm đạo, có khi ra máu âm đạo ít. Viêm teo âm đạo còn kèm theo triệu chứng tiết niệu: đau sau khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu ít. Bổ sung estrogen tại chỗ hay toàn thân nhằm cân bằng môi trường âm đạo có hiệu quả trong điều trị viêm teo âm đạo. Viêm âm đạo do virus: thường gặp là HSV (Herpes Simplex Virus). Chẩn đoán khi có sự hiện diện của virus, định danh virus. Triệu chứng hay gặp là ngứa không điển hình âm hộ, âm đạo; kèm theo sang thương bóng nước đặc trưng của HSV hay những sang thương khác tùy theo tác nhân. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nhiễm HSV cũng kèm theo mào gà sinh dục (do HPV). Trên đây, chúng mình đã cùng khái quát về dấu hiệu, triệu chứng, yếu tố thuận lợi cũng như tác nhân thường gặp của viêm âm đạo. Bây giờ những lo lắng, băn khoăn của chúng mình đã giảm đi phần nào chưa? Đừng ngần ngại và do dự đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn khi có những dấu hiệu trên nhé. 16
Viêm âm đạo được điều trị như thế nào? Chẩn đoán viêm âm đạo thường dựa vào các triệu chứng và kết quả xét nghiệm soi tươi, nhuộm gram dịch âm đạo của bạn. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm âm đạo, bác sĩ có thể cho bạn thuốc đặt âm đạo hay kháng sinh để điều trị. Việc điều trị sẽ bao gồm các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh, vệ sinh đúng cách. Viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc Trichomonas vaginalis cần được điều trị với kháng sinh. Do đó, bệnh sẽ không khỏi nếu bạn tự mua thuốc đặt không cần toa của bác sĩ. Trong tình huống này, bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách. Nhiễm nấm âm đạo có thể đáp ứng tốt với thuốc đặt âm đạo không cần toa của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng bị nhiễm nấm âm đạo, nay bạn có triệu chứng mà bạn nghĩ là viêm âm đạo do nấm thì việc quan trọng là bạn cần đến khám để được chẩn đoán bệnh trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc đặt âm đạo nào. Một số thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm âm đạo: • Kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis bao gồm: metronidazole, clindamycin, doxycycline, ceftriaxone, cefixime và azithromycine…. • Viêm âm đạo do nấm thường được điều trị với các loại thuốc kháng nấm dạng đặt âm đạo hoặc crème bôi như miconazole, clotrimazole hoặc tioconazole. Ngoài ra, thuốc kháng nấm dạng uống cũng được sử dụng điều trị nhiễm nấm âm đạo như fluconazole. Ngoài ra, thuốc có chứa estrogen có thể sử dụng để điều trị viêm âm đạo do teo ở những phụ nữ tuổi mãn kinh. Loại thuốc có chứa estrogen có thể ở nhiều dạng khác nhau như dạng uống, đặt âm đạo hoặc crème bôi. Trong trường hợp này, bạn cần có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
17
Thông tin về hoạt chất và cơ chế tác dụng của thuốc điều trị viêm âm đạo Môi trường âm đạo là môi trường không vô trùng và luôn có sự tồn tại giữa các nhóm vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại, chiếm đa số là nhóm Lactobacillus, tạo nên môi trường acid cho âm đạo. Khi môi trường này bị mất cân bằng − là khi nhóm vi khuẩn Lactobacillus bị sụt giảm và nhóm gây hại phát triển sẽ gây nên tình trạng viêm âm đạo. Các thuốc điều trị viêm âm đạo nhằm mục đích tiêu diệt các nhóm vi khuẩn có hại, tạo nên môi trường thuận lợi cho âm đạo. Policresulen có tác dụng kháng khuẩn rộng (diệt được cả nấm, vi trùng, Trichomonas) giúp giảm thiểu và loại trừ các vi sinh vật có hại khỏi âm đạo, khi số lượng này giảm đi thì vi khuẩn có lợi sẽ phát triển trở lại và đưa người phụ nữ về tình trạng bình thường. Ngoài ra, policresulen còn có tác dụng biến tính chọn lọc làm kết tụ chỉ các vùng bị viêm, nhiễm trùng của thành âm đạo, cổ tử cung mà không ảnh hưởng lên các tế bào lành xung quanh. Việc này làm ngưng lập tức sự phát triển của vùng bị nhiễm, đào thải ra ngoài và được chứng minh là có tác dụng kích thích quá trình làm lành vết thương đồng thời thúc đẩy sự tái tạo biểu mô. Trong trường hợp viêm lộ tuyến cổ tử cung nhẹ, các bác sĩ sẽ sử dụng khả năng biến tính chọn lọc này để làm bong lớp mô tiết lộ ra ngoài âm đạo và kích thích lớp niêm mạc phát triển che lớp mô tiết. Policresulen được chứng minh là chỉ tác động tại chỗ mà không hấp thu toàn thân nên có thể hạn chế được rất nhiều tương tác thuốc và tác dụng không mong muốn lên cơ thể người phụ nữ. Policresulen đã được chứng minh hiệu quả trên lâm sàng. Hieäu quaû treân laâm saøng
Keát tuï vaø loaïi boû caùc moâ beänh lyù vaø moâ hoaïi töû seõ kích thích quaù trình laøm laønh veát thöông ñoàng thôøi thuùc ñaåy söï taùi taïo bieåu moâ.
1
CAÛI THIEÄN HÌNH AÛNH LAÂM SAØNG VAØ TRIEÄU CHÖÙNG CUÛA VIEÂM NHIEÃM AÂM ÑAÏO TAÙI PHAÙT
100% 90% 80%
g än ie aøn th s aûi âm ä c la le ûnh Tæ h a n hì ) (%
policresulen nhoùm chöùng
95%
88%
70%
58%
60% 50% 40% 30%
47%
50% 33%
20% 10% 0%
Nhieãm khuaån
18
(n = 44)
Nhieãm Trichomonas (n = 36)
Nhieãm naám (n = 21)
Ngoài ra, policresulen còn được sử dụng kết hợp với các thủ thuật cắt bằng vòng điện, dao laser, vi sóng và sóng siêu âm tập trung. Kết quả nghiên cứu trên 600 bệnh nhân viêm loét cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung từ năm 2005 đến năm 2008 cho thấy: Mức độ loét
Nhẹ
Vừa phải
Nặng
Tỉ lệ lành
100%
94,49%
82,46%
Trường hợp can thiệp thủ thuật, policresulen được chỉ định đặt trước và sau khi tiến hành để ngừa nhiễm khuẩn đồng thời do hoạt chất policresulen còn có tác dụng cầm máu tại chỗ2.
1.
Kostadinov (1999). Policresulen in the Therapy of Recidivant Colpitis. Infectious Diseases In Obstetrics And Gynecology 1999; 7:293-311(299-300).
2.
Efficacy of cervical erosion treatment with LEEP and its impact on pregnancy (2009). J Huaihai Med, 27(4).
2.
Effection obserbation of the cervical erosion cured by CO2 laser, policresulen and cervical awl cutting, Deparment of Gynaecology and Obstetrics – Advance Guard Hospital of Jilin, China, 2003. Effect of microwave combined with policresulen solution to treat patients with cervical erosion, Hospital of Yangquan, Shanxi, China 2004.
2.
Clinical analysis of Focal Ultrasound Combined with Policresulen Solution in the Treatment of Severe Cervical Erosion (2007). Practical Clinical Medicine; 8(2).
Lịch tái khám sau khi điều trị viêm âm đạo Thời gian điều trị viêm âm đạo trung bình là một tuần. Sau thời gian điều trị, bác sĩ sẽ hẹn bạn trở lại tái khám để đánh giá lại tình trạng viêm âm đạo và hướng dẫn bạn cách để phòng ngừa tái phát sau đó.
19
20
Những rắc rối xung quanh vấn đề viêm âm đạo
Viêm âm đạo có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không? Đa số viêm nhiễm âm đạo đều xuất phát từ thói quen vệ sinh phụ nữ không đúng cách, thói quen sinh hoạt tình dục không an toàn… từ đó, gây viêm nhiễm âm thầm, các triệu chứng dễ bị bỏ qua; nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng, không triệt để, dẫn dến viêm nhiễm mạn tính gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cho cả vợ lẫn chồng do các lý do sau: Ảnh hưởng đến tâm sinh lý của phụ nữ Viêm nhiễm âm đạo là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh lý lãnh cảm ở phụ nữ. Khi quan hệ tình dục, người phụ nữ thường bị đau rát, không đạt cực khoái, gây ra hội chứng sợ quan hệ. Ảnh hưởng chất lượng tinh trùng Khi tinh trùng người chồng được phóng vào âm đạo người phụ nữ qua quan hệ tình dục, các “tinh binh” này khi gặp trứng phải đủ số lượng và chất lượng mới có khả năng thụ thai. Khi đội quân tinh trùng này đi qua môi trường âm đạo bị viêm nhiễm, chất lượng và số lượng tinh trùng sẽ giảm, dẫn đến khó thụ thai. Ảnh hưởng khả năng rụng trứng Viêm nhiễm âm đạo mạn tính gây ức chế tâm sinh lý người phụ nữ, từ đó, gây rối loạn nội tiết (nội tiết sinh dục nữ được điều hòa qua cơ chế thần kinh thông qua trục hạ đồi-tuyến yên-buồng trứng) dẫn đến nang noãn không phát triển hoặc nếu phát triển nhưng không rụng trứng. Ảnh hưởng đến khả năng làm tổ của phôi Trứng sau khi được thụ tinh, sẽ di chuyển vào buồng tử cung làm tổ, tại đây, môi trường nội mạc tử cung phải tối ưu để đảm bảo cho phôi được làm tổ. Nếu trường hợp có viêm nhiễm âm đạo dẫn đến viêm nội mạc tử cung, sẽ làm thay đổi môi trường từ thuận lợi trở thành không thuận lợi cho sự làm tổ của phôi.
22
Ảnh hưởng đến thai kỳ Viêm nhiễm âm đạo là một trong những nguyên nhân gây sẩy thai, viêm màng ối, ối vỡ non, nhiễm trùng ối, sinh non, thai nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai, một số tác nhân gây nhiễm trùng bào thai, dị tật bào thai như: giang mai, lậu, Gardnerella vaginalis… Gây vô sinh Viêm nhiễm âm đạo là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh, nếu viêm nhiễm không được điều trị hoặc điều trị không đúng dẫn đến viêm tắc hai ống dẫn trứng gây vô sinh. Những vi khuẩn có khả năng gây vô sinh cao khi gây viêm đường sinh dục là: Chlamydia trachomatis, lậu, giang mai… Ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày • Viêm âm đạo làm giảm chất lượng cuộc sống. • Phụ nữ bị viêm âm đạo thường mất tự tin trong giao tiếp xã hội, ảnh hưởng đến công việc, hoạt động xã hội. • Gây nhiều triệu chứng khó chịu cho bản thân dẫn đến giảm hoặc mất khả năng lao động tạm thời. • Gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình do nghi ngờ sự không chung thủy của người bạn đời, làm khô rát gây đau khi quan hệ tình dục.
Là phụ nữ, chẳng ai muốn nghi oan cho chồng. Nhưng bản thân mình luôn chung thủy, vệ sinh sạch sẽ mà cứ mắc bệnh phụ khoa dai dẳng thì không thể không đặt câu hỏi: “Liệu ông ấy có “léng phéng” ở đâu mang bệnh về cho vợ hay không?”
Viêm âm đạo - nghi ngờ sự chung thủy của người bạn đời Đâu là suy nghĩ? Đâu là thực tế? Đa phần phụ nữ khi bị viêm âm đạo đều đã từng suy nghĩ về sự thiếu chung thủy của chồng hoặc bạn tình, hoặc ngược lại. Điều này có thể ảnh hưởng không nhỏ 23
đến hạnh phúc gia đình. Dưới đây là một số giải đáp về những nguyên nhân do chính mình gây ra sẽ giúp các bạn giải quyết được những “khúc mắc” khi bị viêm nhiễm âm đạo. • Suy nghĩ: vệ sinh âm đạo kỹ thì chắc chắn không bị viêm nhiễm âm đạo. Thực tế: viêm nhiễm âm đạo thường do nhiều lý do, một trong những lý do hay gặp ở những phụ nữ có thói quen vệ sinh không đúng cách như thụt rửa âm đạo, điều này dẫn đến làm thay đổi môi trường sinh lý của âm đạo − chính là thủ phạm gây viêm nhiễm âm đạo kéo dài hay tái phát. Cách duy nhất để tránh viêm âm đạo tái phát nhiều lần chính là thay đổi thói quen vệ sinh phụ nữ đúng cách. • Suy nghĩ: tinh trùng thường bẩn dễ gây viêm nhiễm, do vậy, khi quan hệ tình dục xong phải thụt rửa âm đạo thật sạch để tránh bị viêm nhiễm.
Thực tế: nếu chồng bạn là người khỏe mạnh, không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì tinh dịch là vô trùng, nếu bạn thụt rửa âm đạo sau khi quan hệ tình dục sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo hơn do mất cân bằng môi trường âm đạo.
• Suy nghĩ: vợ hoặc bạn gái bị viêm nhiễm âm đạo nhiều lần chứng tỏ có quan hệ với nhiều người đàn ông khác.
24
Thực tế: theo thống kê của Bộ Y tế, tỉ lệ mắc bệnh viêm phụ khoa trong 5 năm gần đây ở phụ nữ là 65-75,6%, như vậy, viêm âm đạo là một bệnh cảnh phổ biến ở nữ giới. Nguyên nhân vùng âm hộ-âm đạo của phụ nữ dễ bị viêm nhiễm là do đặc điểm sinh lý của bộ phận này có cấu trúc hở, trực tiếp thông ra ngoài, phía trước có miệng niệu đạo, phía sau có hậu môn nên rất dễ bị vi sinh vật bên ngoài xâm nhập; nước tiểu, phân cũng dễ gây nhiễm bẩn cho bộ phận này. Ngoài ra, do ảnh hưởng của các kỳ kinh nguyệt khiến niêm mạc âm đạo phù nề, máu kinh là môi trường rất thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
Viêm âm đạo ở phụ nữ mang thai
Tiếp nối những vấn đề đã được trình bày trong các mục trước, ở phần này chúng ta cùng tìm hiểu về viêm âm đạo trong thời kỳ mang thai – một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của chị em phụ nữ. Viêm âm đạo có thường xảy ra trong thai kỳ? Thai kỳ là một giai đoạn đặc biệt, trong đó, những thay đổi của nội tiết tố trong thai kỳ tác động lên môi trường âm đạo, cung cấp nhiều glycogen tạo điều kiện cho sự gia tăng mạnh mẽ của Lactobacillus – vi khuẩn bảo vệ cho âm đạo người phụ nữ. Ước tính quần thể Lactobacillus chiếm trên 90% các loài vi sinh vật có thể xuất hiện trong âm đạo trong suốt giai đoạn này. Tuy nhiên, sức đề kháng giảm cộng với những sự thay đổi khác trong môi trường âm đạo (ví dụ thay đổi độ pH) nên cũng rất dễ dẫn đến viêm âm đạo. Nguyên nhân Viêm âm đạo trong thai kỳ ngoài các nguyên nhân thông thường như đã giới thiệu ở các phần trước (nhiễm khuẩn âm đạo, nấm Candida albicans, Trichomonas vaginalis) còn dễ xảy ra do các nhóm vi khuẩn kị khí và hiếu khí khác có nguồn gốc từ đường tiêu hóa hoặc ngoài da, thường gặp nhất là Escherichia coli. Ngoài ra, các tác nhân lây nhiễm qua đường tình dục khác cũng có vai trò tương tự như ở phụ nữ không mang thai.
Những ảnh hưởng đối với thai kỳ Có nhiều nghiên cứu cho thấy viêm âm đạo trong thai kỳ có thể gây viêm màng ối làm vỡ ối non, vỡ ối sớm, liên quan với tăng nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân do sinh non. Ngoài ra, còn có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai và nặng nề hơn nữa khi không được điều trị kịp thời là gây nhiễm trùng 26
hậu sản, nhiễm trùng huyết… Những biến chứng đó nếu xảy ra thì quả thực rất nguy hiểm. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra trong một số ít trường hợp khi không được phát hiện và điều trị kịp thời. Ở đa số trường hợp, nếu đi khám thai định kỳ, được khám và phát hiện kịp thời có thai kỳ diễn tiến bình thường mà không xảy ra các biến chứng. Những biến chứng kể trên nếu xảy ra ở các thai kỳ trước đó, thì đối với thai kỳ này sẽ là những dấu hiệu quan trọng để giúp nhận biết và phân loại thai kỳ cần phải tầm soát kỹ viêm âm đạo.
Những triệu chứng nào giúp nhận biết tình trạng viêm nhiễm đang xảy ra ở trong âm đạo? Như đã nêu ở các phần trước đó, các triệu chứng thông thường gồm có: ngứa rát âm đạo, âm hộ; khí hư nhiều, có mùi khó chịu… Khi có những triệu chứng như trên, chị em phụ nữ cần phải đến các cơ sở y tế có chuyên môn về sản phụ khoa để được các bác sĩ, các nhân viên y tế có chuyên môn chăm sóc. Quá trình thăm khám và chẩn đoán giống như ở các chị em phụ nữ không mang thai. Tuy nhiên, cũng như ở các chị em phụ nữ không mang thai, viêm âm đạo không phải lúc nào cũng có biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Do đó, việc khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ cần được tuân thủ, để từ đó các bác sĩ dễ phát hiện tình trạng viêm âm đạo hơn khi thấy có những dấu hiệu nghi ngờ hay các yếu tố nguy cơ (ví dụ: thai kỳ trước có viêm màng ối, sinh non...).
27
Không có triệu chứng viêm âm đạo, việc sàng lọc trong mỗi lần khám thai có cần thiết không? Ở lần khám thai đầu tiên, việc thăm khám và tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ là điều bắt buộc, kể cả trường hợp có đi thăm khám phụ khoa đầy đủ trước khi mang thai. Cũng ở thời điểm này, việc chị em phụ nữ được hướng dẫn về các dấu hiệu nhận biết, cách giữ gìn vệ sinh trong thời kỳ mang thai đóng vai trò rất quan trọng, giúp giảm bớt tỉ lệ viêm âm đạo xảy ra trong thời kỳ này. Ở những lần thăm khám sau, đối với các thai kỳ có những yếu tố nguy cơ như đã nêu ở trên, việc sàng lọc là cần thiết. Đối với các chị em phụ nữ không có yếu tố nguy cơ và không có các triệu chứng của viêm âm đạo, việc thăm khám sàng lọc thường xuyên có thể không bắt buộc. Việc điều trị viêm âm đạo trong thai kỳ có gặp nhiều khó khăn? Với trường hợp viêm âm đạo có biểu hiện triệu chứng, việc điều trị cũng tương tự như ở chị em phụ nữ không mang thai. Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy theo nguyên nhân gây bệnh, với những tác nhân thông thường, đều được điều trị khỏi và an toàn trong thai kỳ. Đối với các trường hợp không biểu hiện triệu chứng và thai kỳ không có các yếu tố nguy cơ, việc điều trị đa số không được khuyến cáo do lợi ích mang lại không hoàn toàn rõ rệt. Tuy vậy, một số trường hợp cụ thể, bác sĩ vẫn có thể chọn lựa điều trị. Điều quan trọng là trong mọi tình huống, chị em phụ nữ không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến cho phép của bác sĩ.
28
Liên quan của viêm âm đạo với ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý mà vừa nhắc tới đã thấy rõ sự lo lắng ở các chị em phụ nữ. Sự lo lắng bắt nguồn từ thông tin ung thư cổ tử cung nằm trong số những bệnh ung thư xảy ra nhiều nhất phụ nữ, với tỉ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, có một thực tế khá buồn là những thông tin tích cực khác về ung thư cổ tử cung thì lại không được ghi nhận hoặc chị em có biết đến nhưng vẫn không làm vơi đi sự lo lắng. Thậm chí nhiều trường hợp, chị em tìm gặp bác sĩ với các triệu chứng của viêm âm đạo và tỏ ra rất lo lắng vì sợ mình bị ung thư cổ tử cung, nhất là những chị em bị viêm âm đạo tái phát nhiều lần. Trong khuôn khổ bài viết ngắn này, với mong muốn giải tỏa bớt nỗi lo lắng của chị em, xin được thảo luận cùng chị em về mối liên quan giữa viêm âm đạo và ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung là gì? Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý ác tính thường gặp ở phụ nữ. Ở Việt Nam, tỉ lệ tử vong đứng hàng thứ hai, sau ung thư vú. Tuy nhiên, với những tiến bộ không ngừng hiện nay thì ung thư cổ tử cung là một bệnh có thể phòng ngừa, có thể phát hiện sớm và điều trị khỏi hoàn toàn. Nguyên nhân nào gây ung thư cổ tử cung? Ngày nay, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh virus gây u nhú ở người (Human Papillomavirus − HPV) là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung. 30
HPV lây truyền qua đường tình dục, qua tiếp xúc da-niêm mạc. Hầu hết, chị em phụ nữ có sinh hoạt tình dục và cả nam giới đều bị nhiễm HPV một lần trong suốt cuộc đời. Nghe thì thật đáng sợ, tuy nhiên, trong số trên 100 type HPV thì không phải type nào cũng có khả năng gây ung thư cổ tử cung giống nhau. Người ta phân ra các type HPV nguy cơ gây ung thư cao và nguy cơ gây ung thư thấp. Trong đó các type HPV 16 và 18 là loại nguy cơ cao phổ biến nhất, chiếm khoảng 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Đây cũng chính là 2 type đã có thể dự phòng được bằng vaccine. Mặc dù nhiễm type HPV nguy cơ cao là nguyên nhân chính của ung thư cổ tử cung, nhưng may mắn là hầu hết trường hợp bị nhiễm HPV nguy cơ cao sẽ không phát triển thành ung thư. Thông thường, HPV nhiễm và tồn tại trên cơ thể chị em phụ nữ chỉ trong một thời gian ngắn. Chỉ có tỉ lệ rất nhỏ nhiễm HPV tồn tại kéo dài và có khả năng tiến triển thành tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung. Điều này cho thấy có các yếu tố khác kết hợp cùng với nhiễm HPV tạo điều kiện cho nó tồn tại và gây ra các tổn thương trên cổ tử cung. Các yếu tố đó bao gồm: hoạt động tình dục sớm, có nhiều bạn tình, vệ sinh sinh dục kém, đồng nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, hút thuốc lá, suy giảm miễn dịch… Ung thư cổ tử cung bình thường
ung thư
Các triệu chứng của nhiễm HPV HPV cùng với HSV được xếp vào nhóm gây viêm âm đạo do virus. Nhiễm HPV không gây ra các triệu chứng viêm âm đạo điển hình giống như do nấm Candida albicans, Trichomonas vaginalis và các loại vi khuẩn gây ra. Thông thường, chúng không biểu hiện triệu chứng. Triệu chứng nếu có là các sùi sinh dục gây đau, còn gọi là sùi mào gà hay condyloma (chủ yếu do các type HPV 6 và 11 gây ra). Chúng chủ yếu xuất hiện ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, ngoài ra, còn có thể gặp các sùi ở hậu môn, vùng bẹn. 31
Việc phát hiện nhiễm HPV và xác định type HPV do đó phải được tiến hành bằng cách lấy mẫu nghiệm ở âm đạo và cổ tử cung theo nhiều phương pháp khác nhau. Như vậy, thông thường các chị em lo lắng về ung thư cổ tử cung và tìm đến gặp bác sĩ phụ khoa là bởi các triệu chứng không phải do HPV gây ra. Vậy viêm âm đạo có gây ung thư cổ tử cung không? Nhiều nghiên cứu cho thấy ở chị em phụ nữ bị viêm âm đạo, nhất là khi tái phát nhiều lần có sự gia tăng xuất hiện của các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung. Nhưng sự thực thì có một mối liên quan trực tiếp nào từ viêm âm đạo gây ra các tổn thương đó hay không? Câu trả lời là KHÔNG. Theo các nghiên cứu này, sự tồn tại của viêm âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại của HPV. Từ đó, làm gia tăng sự xuất hiện các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung do HPV gây ra. Như vậy, dù có viêm âm đạo hay không thì vai trò gây ra các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung cũng thuộc về HPV. Ngoài ra, diễn tiến tiếp theo của các tổn thương này cũng giống như ở các trường hợp không có viêm âm đạo đi kèm, tức là đa số tổn thương thường thoái triển mà không dẫn đến các tổn thương nặng hơn và ung thư. Như vậy, nhiễm HPV tồn tại ở chị em phụ nữ bị viêm âm đạo mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để phát triển thành các tổn thương nặng ở cổ tử cung và ung thư.
32
Đến đây chắc đã giải đáp được phần nào thắc mắc của các chị em về vai trò của viêm âm đạo trong ung thư cổ tử cung. Điều lưu ý là chị em cần tách biệt vai trò của viêm âm đạo và của riêng HPV. Khi có các triệu chứng của viêm âm đạo, chị em cần phải làm những gì? Trước hết, chị em cần đến gặp bác sĩ phụ khoa của mình để được khám và điều trị. Các bước khám và điều trị đã được miêu tả kỹ trong các phần trước của cuốn sách nhỏ này. Ngoài ra, trong quá trình thăm khám, nếu thỏa mãn một số điều kiện cần thiết, bác sĩ có thể kết hợp làm thêm một vài xét nghiệm khác để tầm soát ung thư cổ tử cung cho chị em. Các xét nghiệm thường được sử dụng trong tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm: xét nghiệm tế bào cổ tử cung (gồm Pap’smear truyền thống và các loại Pap’smear nhúng dịch) để tìm xem trên cổ tử cung có các tế bào biến đổi bất thường hay không và xét nghiệm HPV DNA để phát hiện các type virus có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung. Để thực hiện những xét nghiệm này, phải đảm bảo một số điều kiện như âm đạo đang không có tình trạng ra huyết nhiều, không có tình trạng viêm nhiễm cấp tính, không thụt rửa hay đặt thuốc âm đạo trước đó… Dự phòng và tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất? Trong thời gian gần đây, nhờ được tập trung đầu tư đúng mực nên công tác triển khai vaccine dự phòng và công tác tầm soát ung thư cổ tử cung đã có thêm nhiều bước tiến và thành tựu to lớn. Hai loại vaccine Gardasil and Cervarix dù chỉ mới được đưa vào sử dụng trong khoảng thời gian ngắn nhưng đã cho thấy hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa 33
được gần như 100% các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung do 2 type HPV 16 và 18 gây ra. Nhiều phương pháp tầm soát mới ra đời cùng với các phương pháp cũ được nghiên cứu cải tiến để đạt hiệu quả cao nhất trong phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, vừa đảm bảo thân thiện hơn, giảm bớt chi phí hơn cho chị em phụ nữ. Song song đó, nhiều hướng dẫn và phác đồ tầm soát mới cũng lần lượt ra đời với nhiều điểm ưu việt hơn. Kết quả rất đáng mừng là hiện nay, tỉ lệ mắc mới và tỉ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung đang đều đặn giảm xuống mỗi năm. Đối với cá nhân mỗi chị em, điều quan trọng trước hết là chị em cần phải có ý thức đi khám kiểm tra phụ khoa định kỳ. Từ đó, bác sĩ sẽ xem xét, đánh giá và lên kế hoạch cho từng cá nhân về phương pháp, thời điểm, khoảng cách tầm soát phù hợp…, cũng như xem chị em còn nằm trong nhóm có thể tiêm ngừa vaccine HPV hay không. Như vậy, muốn đạt hiệu quả cao trong việc dự phòng và tầm soát ung thư cổ tử cung, không phải chỉ là việc của riêng mỗi cá nhân hay của riêng bác sĩ phụ khoa, mà cần có một sự phối hợp chặt chẽ.
34
Vệ sinh và dự phòng viêm âm đạo
Vệ sinh âm đạo như thế nào? Bình thường, dịch âm đạo chứa các tế bào bề mặt âm đạo bong tróc ra, vi khuẩn, chất nhầy và những chất lỏng tiết ra từ âm đạo, cổ tử cung và các tuyến xung quanh. Dịch này giúp bảo vệ đường sinh dục và tiết niệu tránh viêm nhiễm và giúp bôi trơn thành âm đạo. Vi trùng thường trú trong âm đạo chủ yếu là các Lactobacillus, giúp cho pH âm đạo duy trì ở mức <4,5. Do đó, việc vệ sinh âm đạo đúng cách sẽ tránh xáo trộn môi trường bên trong âm đạo, tránh viêm nhiễm âm đạo: • Sử dụng những loại nước rửa bình thường, không mùi, không chất tẩy rửa để vệ sinh âm đạo; dùng nước ấm, không nên sử dụng nước nóng; lau rửa bằng tay sẽ tốt hơn sử dụng khăn tắm. • Không nên thụt rửa âm đạo, nhiều phụ nữ có thói quen này vì họ cho rằng việc vệ sinh âm đạo bên trong sẽ giúp âm đạo sạch hơn, tuy nhiên, điều này vô tình làm thay đổi hoàn toàn môi trường âm đạo, loại bỏ hoàn toàn dòng vi khuẩn có lợi. Không nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ thường xuyên để thụt rửa âm đạo. • Tránh tắm nước nóng với các sản phẩm có mùi thơm. • Mặc quần lót rộng rãi, thoáng nên mặc quần lót cotton, tránh sử dụng những chất liệu như da, chất liệu tổng hợp. • Rửa sạch và lau khô bộ phận sinh dục sau khi đi vệ sinh theo chiều từ trước ra sau, tránh sử dụng các loại giấy và khăn lau có mùi thơm. Giữ gìn bộ phận sinh dục sạch sẽ
36
Lau khô vùng âm hộ
Không dùng chất tẩy rửa ở vùng âm đạo
Dự phòng viêm âm đạo Mặc dù viêm âm đạo chưa được xem như là bệnh lây truyền qua đường tình dục (ngoại trừ do Trichomonas vaginalis), tuy nhiên cũng ghi nhận có sự lan truyền vi khuẩn khi giao hợp. Những đối tượng mới thay đổi bạn tình, có nhiều bạn tình có nguy cơ viêm âm đạo cao. Do đó, nên giao hợp có đảm bảo an toàn, tốt nhất nên sử dụng bao cao su cũng giúp tránh viêm âm đạo và viêm âm đạo tái phát. Giữ cho vùng âm đạo luôn khô thoáng, sạch sẽ, không cần sử dụng xà phòng, chỉ cần rửa sạch bằng nước: • Tránh mặc quần áo bó chặt, nên mặc loại quần lót có lớp bông ở đáy quần sẽ giúp tăng lưu lượng thông khí và giảm độ ẩm. • Không nên mặc quần lót ban đêm khi bạn đi ngủ. •
Không nên đóng băng vệ sinh hay sử dụng tampon nhét âm đạo thường xuyên.
• Luôn vệ sinh âm đạo đúng cách. Nếu bị đái tháo đường, cố gắng kiểm soát đường huyết tốt. Nếu bị bệnh lý nhiễm trùng, cần sử dụng kháng sinh lâu dài, hoặc những trường hợp suy giảm miễn dịch, nên ăn nhiều sữa chua chứa khuẩn sống hoặc bổ sung Lactobacillus acidophilus đường âm đạo.
37
38
Một số thắc mắc thường gặp
Những dấu hiệu nào cho thấy bất thường ở vùng âm đạo? Thay đổi tiết dịch âm đạo: thông thường, dịch tiết âm đạo có màu trắng hoặc trắng trong, không mùi, chất này có thể kéo thành sợi, trơn ở giai đoạn rụng trứng (thường khoảng giữa chu kỳ kinh ở những phụ nữ có chu kỳ kinh đều mỗi tháng). Khi có sự thay đổi về màu sắc, số lượng hoặc mùi của dịch âm đạo, nên nghĩ đến viêm nhiễm đường sinh dục: • Màu trắng đặc đục như sữa đông hoặc phô mai thường do nhiễm nấm men, loại Candida albicans − đây là một loại nấm thuộc hệ thực vật bình thường của của da người nhưng có thể gây viêm. • Màu vàng, xám, vàng-xanh hoặc xanh lá thường là dấu hiệu của nhiễm Trichomonas vaginalis − một loại nguyên sinh vật đơn bào. • Màu vàng, đặc trưng bởi mùi tanh, thường là do nhiễm vi khuẩn Gardnerella vaginalis. Ngứa, đỏ vùng da: thường gây nên bởi nấm Candida ablicans, tuy nhiên cũng có thể xảy ra với bất kỳ loại vi trùng hoặc chất gây dị ứng khác. Khô âm đạo, giao hợp đau. Đau vùng bụng dưới. Khi đi khám, bác sĩ sẽ khám những gì? Một loạt câu hỏi được đặt ra nhằm xác định nguyên nhân như: • Những triệu chứng khó chịu nào bạn đang gặp? Xuất hiện bao lâu? • Những triệu chứng này có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hay không? Nếu có chúng xảy ra trước hay sau chu kỳ kinh? • Bạn có điều trị gì chưa? • Các loại thuốc bạn đang sử dụng: kháng sinh, thuốc ngừa thai dạng uống, các dược phẩm hoặc thực phẩm chức năng có chứa estrogen… • Có bị bệnh đái tháo đường không?
40
• Thay đổi bạn tình mới? • Có thai không? • Bạn vệ sinh âm đạo như thế nào? Khám phụ khoa: • Bác sĩ sẽ xem thay đổi dịch tiết âm đạo như thế nào, xem cổ tử cung, xem xét thành âm đạo, có thể lấy dịch âm đạo làm xét nghiệm bằng cách soi tươi hoặc nhuộm gram dịch này để xác định nguyên nhân gây viêm nhiễm. • Có thể sử dụng những ngón tay để kiểm tra sự mềm mại của cổ tử cung, tử cung, hai bên phần phụ. Những ai có thể có nguy cơ viêm âm đạo? Phụ nữ hút thuốc lá, có nhiều bạn tình, sử dụng dụng cụ tử cung ngừa thai. Bệnh lý đi kèm: những bệnh lý làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể như: lao, AIDS, ung thư, dùng thuốc ức chế miễn dịch, bệnh đái tháo đường. Dùng kháng sinh kéo dài, thuốc ngừa thai dạng uống. Có thói quen thụt rửa âm đạo hoặc sử dụng những loại thuốc rửa có mùi, có tính chất tẩy rửa cao. Phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi mãn kinh. Điều trị viêm âm đạo có dễ không? Thời gian điều trị bao lâu? Việc điều trị viêm âm đạo cũng không phức tạp, chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm âm đạo: • Viêm âm đạo do nấm, vi trùng: bạn sẽ được bác sĩ kê toa với những loại thuốc uống, thuốc đặt, thuốc bôi dạng kem. Một vài loại thuốc viêm âm đạo cũng có thể bán ở các nhà thuốc mà không cần toa bác sĩ. Thông thường, thời gian điều trị khoảng 1 tuần và triệu chứng thường thuyên giảm nhanh. • Viêm âm đạo do tác nhân kích thích, dị ứng: thường thì bạn chỉ cần ngưng tiếp xúc với các tác nhân đó, tuy nhiên, đôi khi phản ứng viêm, dị ứng nhiều 41
khi gây khó chịu, cũng nên sử dụng thêm những loại thuốc bôi. Thời gian điều trị thường ngắn khoảng dưới 1 tuần. • Viêm teo âm đạo: thường được bổ sung thêm estrogen đường uống hoặc đường âm đạo, thời gian tác dụng của thuốc có thể kéo dài vài tuần và nên điều trị trong thời gian dài. Những vấn đề thường gặp khi điều trị viêm âm đạo? Không cần sử dụng băng vệ sinh hoặc tampon âm đạo hằng ngày trong quá trình điều trị; nếu cần sử dụng, có thể thay thường xuyên. Không nên đặt tampon âm đạo sau khi đặt thuốc vì tampon sẽ thấm bớt thuốc. Không nên quan hệ tình dục trong khi điều trị. Khi các triệu chứng giảm, không nên tự ngưng thuốc, tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thuốc. Nếu đang đặt thuốc âm đạo mà hành kinh, vẫn có thể tiếp tục đặt thuốc. Viêm âm đạo có thể tự điều trị không? Hiện nay, trên thị trường có nhiều thuốc viêm âm đạo không kê toa, tốt nhất bạn nên đến khám phụ khoa để xác định nguyên nhân viêm âm đạo, tuy nhiên, trong vài trường hợp vẫn có thể tự điều trị nếu: • Đã từng bị nấm âm đạo, nay bị lại với tính chất tương tự: huyết trắng màu trắng đục như sữa đông hoặc phô mai; ngứa âm hộ, âm đạo. • Không kèm theo sốt và đau vùng bụng dưới. • Không có thai.
42
Giải thích thuật ngữ
A Âm đạo: là một ống cơ trơn đàn hồi thuộc cơ quan sinh dục ngoài của nữ. Âm đạo nối âm hộ đến cổ tử cung, nằm giữa niệu đạo và bàng quan ở phía trước và trực tràng ở phía sau. Âm đạo có thể dãn nở rộng để thai nhi có thể đi qua được. Âm hộ: cơ quan sinh dục ngoài của nữ. Có hai đôi nếp thịt – môi lớn và môi nhỏ − bao quanh các lỗ mở của âm đạo và niệu quản.
B Bác sĩ sản phụ khoa: một bác sĩ vừa có thể đỡ sinh vừa có chuyên môn trong điều trị các vấn đề liên quan đến cơ quan sinh sản nữ. Bệnh lây truyền qua đường tình dục (sexually Transmitted Disease – STD ): yếu tố, hành vi tình dục là phương thức lây truyền bệnh từ người này sang người khác. Các nguyên nhân thường gặp của nhóm bệnh STD gồm: Chlamydia trachomatis; lậu (Neisseria gonorrhoeae); giang mai (Treponema pallidum); viêm gan siêu vi B, C; Herpes sinh dục; HIV/AIDS; HPV. Bệnh lý vùng chậu (PID): thuật ngữ chung cho viêm tử cung, ống dẫn trứng và/hoặc buồng trứng, có thể dẫn đến sẹo hay dính mô lân cận. PID có thể do virus, nấm, nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn và thường gặp ở các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tinh dục.
C Candida albicans: một loại vi nấm hạt men ký sinh ở một số nơi trên da và bên trong âm đạo; là một phần hệ vi sinh vật bình thường trong miệng, ruột và âm đạo. Bình thường môi trường acid âm đạo giữ cho nấm không bùng phát. Nhưng vì một lý do nào đó khiến môi trường âm đạo bị thay đổi quá acid, nấm Candida albicans phát triển mạnh dẫn đến nhiễm nấm âm đạo. 44
Chất nhầy âm đạo (dịch tiết âm đạo): là thuật ngữ chỉ chất nhầy sinh lý ở bên trong hay được tiết ra từ âm đạo. Bao gồm: các chất tiết từ các tuyến bã, tuyến mồ hôi, tuyến Bartholin, tuyến Skenes, dịch thấm qua thành âm đạo, dịch nhầy từ cổ tử cung, niêm mạc âm đạo và vòi trứng. Số lượng các tế bào thượng bì tróc ra và dịch nhầy cổ tử cung thay đổi tùy theo nồng độ nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt. Chlamydia trachomatis: một loại virus lây truyền qua đường tình dục, có thể không có triệu chứng hoặc gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục, mưng mủ, đau xương chậu và sốt. Nếu không điều trị, Chlamydia có thể dẫn đến bệnh viêm vùng chậu (PID) và các vấn đề về khả năng sinh sản. Clue cell: các tế bào biểu mô lát được bao phủ bởi rất nhiều vi khuẩn (chủ yếu là Gardnerella vaginalis, đôi khi là các vi khuẩn kị khí khác) đến mức bờ của tế bào không còn được rõ ràng. Clue cell có giá trị cao trong chẩn đoán nhiễm khuẩn âm đạo. Cổ tử cung: là phần hẹp, nằm ở đoạn dưới tử cung, nối với âm đạo. Cổ tử cung gồm: cổ ngoài là phần thấy được khi đặt mỏ vịt, cổ trong là phần không thể thấy qua mỏ vịt. Cổ tử cung có ba chức năng chính: giúp thoát máu kinh, cho tinh trùng vào tử cung, cho thai nhi đi qua trong quá trình sinh đẻ.
D Dậy thì: giai đoạn tuổi vị thành niên được đánh dấu bởi sự phát triển đặc điểm sinh dục thứ phát, bao gồm cả kinh nguyệt ở phụ nữ. Dậy thì xảy ra trong độ tuổi 11-14 tuổi ở bé gái và giai đoạn 13-16 tuổi ở bé trai. Dụng cụ tử cung (IUD): dụng cụ tránh thai gồm một mảnh nhựa cong nhỏ, ngừa thai nhờ thay đổi môi trường tử cung. Đái tháo đường: bệnh xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin (đái tháo đường type I) hoặc cơ thể không thể đáp ứng bình thường với insulin được sản xuất (đái tháo đường type II). Điều này làm hàm lượng đường trong máu tăng lên, dẫn đến các triệu chứng chẳng hạn như: tiểu nhiều lần, khát nước dữ dội và sụt cân không rõ nguyên nhân. 45
Độ di động của tinh trùng: tỉ lệ phần trăm của các tinh trùng di động trong mẫu tinh dịch.
E Estrogen: nội tiết đóng vai trò trong việc hình thành đặc điểm sinh dục thứ phát ở nữ và kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt.
G Gardnerella vaginalis: một loại vi khuẩn kị khí, nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn âm đạo. Giun kim: là một loại giun màu trắng, dài khoảng 1cm. Thường có ở trẻ em, đặc biệt trẻ em trong độ tuổi đến trường. Giun kim cũng có thể lây lan từ những con vật nuôi trong nhà, đặc biệt là ở chó.
H Hậu sản (sau sinh): khoảng thời gian 6 tuần sau sinh. Herpes sinh dục: bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus herpes type I hoặc type II, gây nên những vết loét ở đường sinh dục. HPV (Human Papillomavirus): virus sinh u nhú ở người. Lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung. Có hơn 100 type HPVđược mô tả, trong đó, có 15 type nguy cơ cao (16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 68), liên quan đến 99,7% các trường hợp ung thư xâm lấn cổ tử cung. HPV type 6 và 11 thuộc type nguy cơ thấp, thường liên quan đến sang thương mào gà sinh dục.
46
K Kinh nguyệt: sự bong tróc của lớp niêm mạc tử cung gây chảy máu. Nếu không mang thai, kinh nguyệt thường xảy ra với chu kỳ trung bình mỗi 28 ngày.
L Lactobacillus: còn được gọi là vi khuẩn Doderlein, thường trú trong âm đạo. Trực khuẩn gram dương hình que, hiếu khí, không di động, có thể mọc trong môi trường acid và có khả năng chuyển hóa glycogen trong tế bào thành acid lactic, giữ do pH âm đạo luôn <4,5. Loét sinh dục: nhiễm trùng ở âm hộ do các tác nhân lây truyền qua đường tình dục và phần lớn thể hiện dưới dạng sang thương loét. Các bệnh lý loét sinh dục thường gặp là: săng giang mai, hạ cam mềm, herpes sinh dục.
M Mãn kinh: thông thường được chẩn đoán là 12 tháng sau kỳ kinh cuối của người phụ nữ (vô kinh 12 tháng liên tiếp). Mãn kinh tự nhiên xảy ra khi buồng trứng bắt đầu giảm sản xuất nội tiết tố sinh dục là estrogen và progesterone, đánh dấu sự kết thúc về khả năng sinh sản của người phụ nữ. Mào gà: những u lành tính của tế bào thượng bì, gây nên bởi HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Mào gà thường do HPV type 6 và 11.
N Nhiễm trùng tiểu: do vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu hay do vi khuẩn theo đường máu đến định cư tại nơi này. Hệ tiết niệu gồm 47
hai thận, niệu quản (hai ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang), bàng quang, và niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra lỗ niêu đạo ngoài khi đi tiểu). Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm trùng tiểu, tuy nhiên, nữ giới thường gặp hơn nam giới.
O Ối vỡ non: tình trạng màng ối bị vỡ trước khi vào chuyển dạ. Ối vỡ non thường xảy ra ở những thai chưa đủ trưởng thành, trước 37 tuần tuổi thai. Một trong những nguyên nhân biết được của vỡ ối non là do nhiễm khuẩn âm đạo. Tính chất đàn hồi của màng ối thay đổi, không còn chịu đựng được áp lực cao trong buồng ối đưa đến vỡ màng ối.
P Pap’smear (Pap test): phết tế bào cổ tử cung. Dùng que gỗ chuyên dụng lấy tế bào cổ tử cung phết lên lame kính, dùng chất cố định tế bào và quan sát dưới kính hiển vi để phát hiện những bất thường tế bào học của cổ tử cung. pH âm đạo: bình thường, môi trường âm đạo có tính acid. pH âm đạo <4,5. Khi viêm âm đạo do các tác nhân khác nhau hay khi mang thai, môi trường âm đạo thay đổi, dẫn đến pH âm đạo cũng thay đổi.
S Sinh non: tình trạng trẻ được sinh ra ở tuổi thai từ 20 tuần đến trước 37 tuần. Soi tươi, nhuộm gram huyết trắng: một mẫu chất tiết âm đạo được nhỏ vào 0,4ml nước muối sinh lý trong một tube thủy tinh, sau đó, được chuyển sang một lame thủy tinh và được đánh giá dưới kính hiển vi. Nhuộm gram có thể thấy các tế bào biểu mô lớp nông của âm đạo và sự hiện diện vượt trội của trực trùng 48
gram dương (Lactobacillus). Số lượng tinh trùng: số lượng tinh trùng chứa trong lần xuất tinh, còn được gọi là mật độ tinh trùng được tính bằng số lượng tinh trùng trong 1ml tinh dịch. Cũng có thể tính theo tổng số tinh trùng có trong tinh dịch.
T Thụ tinh: quá trình vật liệu di truyền chứa trong noãn và tinh trùng kết hợp, tạo ra phôi thai. Thụ tinh thường xảy ra bên trong ống dẫn trứng. Nó cũng có thể xảy ra trong ống nghiệm (thụ tinh trong ống nghiệm). Tinh trùng: tế bào giao tử hoặc tế bào sinh sản mang thông tin di truyền của bố đến thụ tinh với noãn của mẹ. Trichomonas vaginalis: một loại ký sinh trùng kị khí, có roi, có khả năng tổng hợp hydrogen để kết hợp với oxygen tạo một môi trường kị khí trong âm đạo. Trichomonas vaginalis chỉ tồn tại dưới dạng hoạt động. Ký sinh trùng này lây truyền qua đường tình dục và có thể tìm thấy ở âm đạo, niệu đạo và các tuyến chất nhờn ở âm hộ. Tử cung: cơ quan hình quả lê còn được gọi là dạ con, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Tử cung bao gồm: lỗ ngoài tử cung, kênh tử cung và buồng tử cung. Có hai ống dẫn trứng nối với tử cung.
U Ung thư cổ tử cung: là ung thư sinh dục phổ biến, đứng sau ung thư vú ở Việt Nam. Tầm soát ung thư cổ tử cung, chẩn đoán và điều trị các tổn thương tiền xâm lấn, kiểm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục góp phần làm giảm tỉ lệ ung thư cổ tử cung.
49
V Viêm âm đạo: nếu pH âm đạo bị kiềm hóa gây xáo trộn môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho các vi trùng cơ hội xâm nhập và các tác nhân khác phát triển, gây viêm âm đạo. Viêm âm hộ: tình trạng viêm, sưng nóng, đỏ ở âm hộ, thường kèm theo ngứa, và đau rát ở âm hộ. Vô sinh nguyên phát: cặp vợ chồng không thể có con sau một năm sống chung thường xuyên giao hợp không bảo vệ (hay sáu tháng nếu người vợ trên 35 tuổi) hoặc không thể mang thai đến khi sinh, còn gọi là hiếm muộn nguyên phát. Vô sinh thứ phát: tình trạng một cặp vợ chồng đã thụ thai hoặc đã phá thai hay đã có con, nhưng đang gặp khó khăn trong việc có thêm một em bé nữa, còn gọi là hiếm muộn thứ phát.
X Xuất tinh: tinh dịch xuất ra ngoài sau khi nam giới đạt cực khoái, tinh dịch này giúp vận chuyển tinh trùng.
W Whiff test (Amine test): xét nghiệm nhỏ dung dịch potassium (KOH) 10% vào dịch âm đạo, kết quả dương tính nếu có mùi cá thối bay lên sau khi nhỏ. Whiff test dương tính trong nhiễm Gardnerella vaginalis hoặc có khi Trichomonas vaginalis, viêm âm đạo không đặc hiệu.
50
Tài liệu tham khảo 1.
American College of Obstetricians and Gynecologists (ACOG). Vaginitis.
2.
Beckman (2014). Obstetric and gynecology 7th, ACOG publication 2014.
3.
Teitelman Anne M (2010). Can Anything Prevent Recurrent Bacterial Vaginosis? PhD, CRNP, MSN, January 14, 2010.
4.
Cunningham, Williams’ Gynecology 23rd, 2010.
5.
Donati L, Di Vico A, Nucci M et al. (2010). Vaginal microbial flora and outcome of pregnancy. Arch Gynecol Obstet. Apr 2010.
6.
Sobel Jack D. Diagnostic approach to women with vaginal discharge. Uptodate 19.3
7.
Hainer Barry L, MD (2011). Vaginitis: Diagnosis and Treatment. Medical University of South Carolina, Charleston, South Carolina, Am Fam Physician. 2011 Apr 1;83(7):807-815.
8.
Vaginitis, Mayo Clinic Store. Book: Mayo Clinic Family Health Book, 4th Edition, Mar. 06, 2014.
9.
http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000566. htm.
10. http://www.medicinenet.com/vaginitis_overview/page2.htm. 11. http://www.mayoclinic.org/diseasesconditions/vaginitis/basics/definition/ con-20022645. 12. http://www.webmd.com/women/guide/sexual-health-vaginal-infections. 13. http://www.merckmanuals.com/professional/gynecology_and_obstetrics/ vaginitis_cervicitis_and_pelvic_inflammatory_disease_pid/overview_of_ vaginitis.html.
51
52
53
54
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc - Tổng biên tập: Quang Thắng Biên tập: Viễn Phương Sửa bản in: Minh Như Thiết kế: Công ty TNHH & TMDV Đức Nguyên Khanh
In 3000 bản, khổ 14.5x20.5 cm tại Công ty TNHH in TM Trần Châu Phúc, 262/8A Lũy Bán Bích, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. Số xác nhận đăng ký kế hoạch xuất bản: 2245-2014/ CXB/22-710/PĐ Cục Xuất bản, In và Phát hành ký ngày 27 tháng 10 năm 2014. Quyết định xuất bản số: 3310/QĐ-PĐ, ngày 27 tháng 10 năm 2014. In xong và nộp lưu chiểu tháng 11-2014. (Sách không bán)