ISSP Tổng Quan Chương Trình Mầm Non

Page 1

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH MẦM NON


EARLY CHILDHOOD CURRICULUM GUIDE - International School Saigon Pearl

GIÁO DỤC MẦM NON Tổng quan về giáo trình

13


EARLY CHILDHOOD CURRICULUM GUIDE - International School Saigon Pearl

Các Nguyên Tắc GIÁO DỤC MẦM NON Học tập và phát triển sớm theo hướng đa chiều: các lĩnh vực phát triển có liên quan chặt chẽ với nhau Phát triển trong một lĩnh vực sẽ ảnh hưởng đến phát triển trong các lĩnh vực khác. Ví dụ, kỹ năng ngôn ngữ của một đứa trẻ ảnh hưởng đến khả năng của nó tham gia vào các tương tác xã hội. Do đó, các lĩnh vực phát triển không thể được xem xét một cách riêng biệt tách rời nhau . Sự tương tác năng động của tất cả các lĩnh vực phát triển phải được xem xét. Trẻ em có khả năng và có năng lực Tất cả trẻ em có khả năng đạt được các kết quả phát triển tích cực. Tất cả trẻ em đều được kỳ vọng để đạt được điều này, bất kể hoàn cảnh của chúng. Trẻ em là những cá nhân phát triển ở các mức độ khác nhau Mỗi đứa trẻ là duy nhất. Mỗi đứa trẻ lớn lên và phát triển các kỹ năng/năng lực với tốc độ khác nhau. Một số đứa trẻ em có thể chậm phát triển hoặc bị khuyết tật. Do đó giáo viên mầm non cần phải thay đổi những kỳ vọng hay nhận thức của mình để giúp trẻ có thể đạt đến một chuẩn mực phát triển cụ thể. Trẻ em thể hiện nhiều kỹ năng và năng lực trong bất kỳ lĩnh vực phát triển nào Không phải tất cả trẻ em ở cùng một nhóm tuổi đều cùng lúc đạt đến một chuẩn mực phát triển hay đạt đến cùng một mức độ thành thạo. Điều cần thiết phải biết trẻ em phát triển như thế nào và những kỳ vọng về sự phát triển của trẻ phải phù hợp với các mô hình phát triển, có như vậy mới có thể đảm bảo gia tăng tối đa lợi ích giáo dục dành cho trẻ. Giáo viên mầm non phải hiểu họ nên kỳ vọng ra sao đối với khả năng nhận thức của trẻ trong một phạm vi phát triển cụ thể. Nếu làm được điều này, giáo viên mầm non có thể đưa ra các quyết định hợp lý về việc chọn lựa giáo trình phù hợp cho nhóm trẻ hoặc từng cá nhân trẻ. Trẻ em học tập bằng cách tích cực tìm hiểu môi trường xung quanh thông qua các hoạt động mà trẻ yêu thích cũng như các hoạt động do giáo viên mầm non lựa chọn. Giáo viên mầm non phải hiểu rằng hoạt động vui chơi của trẻ chính là môi trường hỗ trợ đắc lực nhất cho sự phát triển về trí tuệ của trẻ. Môi trường mầm non sẽ đến cho trẻ cơ hội khám phá tri thức, tham gia vào các hoạt động, tương tác với bạn bè cùng trang lứa và những người trưởng thành để qua đó trẻ có thể phát triển khả năng hiểu biết về thế giới xung quanh chúng. Vì vậy phải có sự cân bằng giữa các hoạt động mà trẻ yêu thích và các hoạt động do giáo viên mầm non lựa chọn. Gia đình là những người chăm sóc và giáo dục quan trọng nhất của trẻ Chúng tôi mong các gia đình nhận thức về mục đích, kinh nghiệm và kỳ vọng mà họ đặt ra đối với trẻ vào cuối những năm học mẫu giáo. Điều quan trọng là giáo viên mầm non và gia đình phải hợp tác với nhau để đảm bảo trẻ được cung cấp các kinh nghiệm học tập tối ưu nhất.

14


EARLY CHILDHOOD CURRICULUM GUIDE - International School Saigon Pearl

Tổng Quan về CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRẺ Giao Tiếp, Ngôn Ngữ Và Văn Chương

Ngôn ngữ giao tiếp Các hoạt động trước khi học đọc Các hoạt động trước khi học viết

Đối với học sinh là trẻ em, giáo viên mầm non nên chú ý đến cách trẻ tương tác với sách vở để qua đó giúp trẻ phát triển dần các kỹ năng nghe nói đọc viết, đồng thời có thể tập trung cải thiện khả năng đọc viết của trẻ với nhiều loại sách vở khác nhau. Trẻ em cần được giảng đi giảng lại các kiến thức thông qua các hình thức như kể truyện, giao tiếp bằng lời nói, những bài thơ và vần điệu, những bài hát và các hoạt động vui chơi. Toán

Hình dạng, kích cỡ, không gian, màu sắc Số Thời gian

Trẻ em học toán thông qua các hoạt động thực tiễn và mang tính khám phá dựa trên các tài liệu gắn liền với các tình huống thực tế. Học toán sẽ được đưa vào các hoạt động vui chơi, kể chuyện và các hoạt động thường ngày. Phát Triển Thể Chất Và Sức Khỏe

Phát triển thể chất Sức khỏe

Trẻ em phát triển các kỹ năng thể chất và học cách giữ gìn sức khỏe bằng cách tương tác với môi trường tự nhiên và các bài học chuyên dụng. Các hoạt động thể chất như vẽ, thêu, nhào bột hoặc đố vui sẽ khuyến khích sự kiểm soát và kết hợp tay với mắt, rất có lợi cho sự phát triển kỹ năng viết sau này. Ngoài ra, các hoạt động thể chất còn bao gồm các hoạt động như leo trèo, đào bới, đu đưa, chạy bộ...giúp tạo ra sự cân bằng trong cuộc sống, gia tăng thể lực và sức dẻo dai. Những lợi ích này sẽ giúp trẻ có được sự tự tin và động lực để tham gia vào các hoạt động thể chất cũng như phát triển các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. Khoa Học Và Xã Hội

Về bản thân Về thiên nhiên

Trẻ em sẽ trở thành những thành viên có ích của cộng đồng nhờ tham gia vào các hoạt động nhóm, các hoạt động vui chơi, các công việc thường ngày, các sự kiện do trường tổ chức, hay tuân thủ các nguyên tắc, các truyền thống; các mối liên kết giữa trường và thế giới bên ngoài, quan tâm đến môi trường xung quanh; sử dụng từ ngữ, hình ảnh, chữ in, con số, âm thanh, hình dạng và tranh ảnh để thể hiện những suy nghĩ, kiến thức và ý tưởng. Các hoạt động khoa học giúp trẻ tìm hiểu, khám phá bản thân và thế giới xung quanh. Phát Triển Sáng Tạo

Chơi giả vờ Nghệ thuật Âm nhạc

Vui chơi là cách để trẻ học ! Vui chơi giúp trẻ hiểu những gì chúng thấy và trải nghiệm trong thế giới thực. Trẻ em học cách phát triển các kỹ năng xã hội, giao tiếp, thương lượng và giải quyết khó khăn nhờ tích cực vui chơi với bạn bè cùng trang lứa. Hoạt động vui chơi có thể được thực hiện bởi một mình trẻ hoặc cùng với bạn bè, vừa thể hiện sự nô đùa vừa thể hiện tính nghiêm túc. Thành công trong hoạt động vui chơi sẽ giúp trẻ tự tin hơn và mong muốn học tập hơn. Trẻ em thể hiện ý tưởng thông qua các tác phẩm nghệ thuật ba chiều cùng với đất sét, nhào bột và một số nguyên liệu khác. Kịch, múa rối, và các loại đạo cụ khác nhau giúp trẻ nâng cao óc thẩm mỹ. Âm nhạc, giai điệu, nhịp điệu, bài hát và rối ngón tay thêm hương vị cho tâm hồn nghệ sĩ trong mỗi đứa trẻ.

15


EARLY CHILDHOOD CURRICULUM GUIDE - International School Saigon Pearl

Âm Nhạc Trẻ em sẽ phản ứng trước các đặc điểm chọn lọc của âm nhạc, như nhanh hay chậm, nhỏ hay to, cao hay thấp, thông qua các cử động có mục đích: Trẻ em tìm hiểu về các mô hình nhịp điệu đơn giản. Trẻ em tìm hiểu về các bài hát và điệu nhảy liên quan đến các nền văn hóa khác nhau Phát Triển Về Mặt Cảm Xúc Và Xã Hội

Tự chăm sóc bản thân Tự tin và tự trọng Xây dựng mối quan hệ Hành vi và sự tự chủ Các sự kiện văn hóa

Trẻ em phát triển các kỹ năng tự chăm sóc bản thân để hướng đến cuộc sống tự lập mai sau, để truyền tải nhu cầu một cách hiệu quả và để thành công trên con đường học tập sau này. Trẻ em được tạo cơ hội để tự chúng tự đưa ra lựa chọn trong các hoạt động mà chúng tham gia, để thực hành công việc chăm sóc cơ thể và những đồ dùng cá nhân, và để tương tác trong nhiều môi trường xã hội khác nhau (như một với một, nhóm nhỏ, toàn bộ lớp học) Công Nghệ Thông Tin Và Truyền Thông

Sử dụng đồ chơi, các đồ vật máy móc Tập sử dụng máy tính (chuột, bàn phím, màn hình)

Trẻ em phát triển các kỹ năng sử dụng máy móc nói chung và máy tính nói riêng để tạo nền tảng bước vào thế giới công nghệ. Trẻ học tập thông qua các hoạt động trường lớp và kiến thức giáo dục hằng ngày. Bơi Lội Môn học này giúp trẻ tìm hiểu về nước và có thể vừa vui đùa vừa phát huy tính tự lập khi ở trong nước cùng với người khác không phải là thành viên trong gia đình. Trẻ sẽ được giới thiệu cách thở khí, đạp chân và vẫy tay khi ở trong nước. Việt Nam Học Trẻ em trong giai đoạn mầm non nên dành thời gian tìm hiểu về ngôn ngữ và văn hóa thông qua các hoạt động ca hát, nghe kể chuyện, chơi trò chơi, chơi trò đóng vai và đọc biểu đồ. Trẻ hiểu thêm về các giá trị xã hội Việt Nam. Trẻ được tìm hiểu về cách nấu nướng và thưởng thức món ăn Việt Nam, các lễ hội Việt Nam và vai trò của chúng trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam. Chương Trình Tiếng Việt theo yêu cầu của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (MOET) Bộ GD & ĐT ra chỉ đạo yêu cầu chương trình này phải được giảng dạy cho những người có quốc tịch Việt Nam. Các yêu cầu sẽ được đưa vào Chương trình học Tiếng Việt ở nhà trẻ.

16


EARLY CHILDHOOD CURRICULUM GUIDE - International School Saigon Pearl

Tổng Quan về CHƯƠNG TRÌNH LỚP MẦM Giao Tiếp, Ngôn Ngữ Và Văn Chương

Ngôn ngữ giao tiếp Các hoạt động trước khi đọc Các hoạt động trước khi viết

Đối với học viên là trẻ em, giáo viên mầm non nên chú ý đến cách trẻ tương tác với sách vở để qua đó giúp trẻ phát triển dần các kỹ năng nghe nói đọc viết, đồng thời có thể tập trung cải thiện khả năng đọc viết của trẻ với nhiều loại sách vở khác nhau. Trẻ em cần được giảng đi giảng lại các kiến thức thông qua các hình thức như kể truyện, giao tiếp bằng lời nói, thơ ca và các hoạt động vui chơi. Toán

Hình dạng, kích cỡ, không gian, màu sắc Số Thời gian

Trẻ em học toán thông qua các hoạt động thực tiễn và mang tính khám phá dựa trên các tài liệu gắn liền với các tình huống thực tế. Học toán sẽ được đưa vào các hoạt động vui chơi và các hoạt động thường ngày. Khoa Học Và Xã Hội

Về bản thân Về thiên nhiên

Trẻ em sẽ trở thành những thành viên có ích của cộng đồng nhờ tham gia vào các hoạt động nhóm, các hoạt động vui chơi, các công việc thường ngày, các sự kiện do trường tổ chức, hay tuân thủ các nguyên tắc, các quy tắc các mối liên kết giữa trường và thế giới bên ngoài, quan tâm đến môi trường xung quanh; sử dụng từ ngữ, hình ảnh, chữ in, con số, âm thanh, hình dạng và tranh ảnh để đại diện cho những suy nghĩ, kiến thức và ý tưởng. Các hoạt động khoa học giúp trẻ tìm hiểu, khám phá bản thân và thế giới xung quanh. Phát Triển Sáng Tạo

Đóng vai Nghệ thuật Âm nhạc

Vui chơi là cách để trẻ học! Vui chơi giúp trẻ hiểu những gì chúng thấy và trải nghiệm trong thế giới thực. Trẻ em học cách phát triển các kỹ năng xã hội, giao tiếp, thương lượng và giải quyết khó khăn nhờ tích cực vui chơi với bạn bè cùng trang lứa. Hoạt động vui chơi có thể được thực hiện bởi một mình trẻ hoặc cùng với bạn bè, vừa thể hiện sự nô đùa vừa thể hiện tính nghiêm túc. Thành công trong hoạt động vui chơi sẽ giúp trẻ tự tin hơn và mong muốn học tập hơn. Trẻ em thể hiện ý tưởng thông qua các tác phẩm nghệ thuật ba chiều cùng với các nguyên liệu như đất sét... Những trò chơi như búp bê hay lắp ráp giúp trẻ nâng cao óc thẩm mỹ. Âm nhạc kích thích sự đam mê nghệ thuật của trẻ. Phát Triển Về Mặt Cảm Xúc Và Xã Hội

Tự chăm sóc bản thân Tự tin và tự trọng Xây dựng mối quan hệ Hành vi và sự tự chủ Các sự kiện văn hóa

Trẻ em phát triển các kỹ năng tự chăm sóc bản thân để hướng đến cuộc sống tự lập mai sau, để truyền tải nhu cầu một cách hiệu quả và để thành công trên con đường học tập sau này. Trẻ em nên được tạo cơ hội để tự chúng đưa ra lựa chọn trong các hoạt động mà chúng tham gia, để thực hành công việc chăm sóc nhu cầu thể chất và những đồ dùng cá nhân, và để tương tác trong nhiều môi trường xã hội khác nhau (như một với một, nhóm nhỏ, toàn bộ lớp học) 17


EARLY CHILDHOOD CURRICULUM GUIDE - International School Saigon Pearl

Công Nghệ Thông Tin Và Truyền Thông

Sử dụng đồ chơi, các đồ vật máy móc Tập sử dụng máy tính (chuột, bàn phím, màn hình)

Trẻ em phát triển các kỹ năng sử dụng máy móc nói chung và máy tính nói riêng để tạo nền tảng bước vào thế giới công nghệ. Trẻ học tập thông qua các hoạt động trường lớp và kiến thức giáo dục hằng ngày. Phát Triển Thể Chất Và Sức Khỏe

Phát triển thể chất Sức khỏe

Trẻ em phát triển các kỹ năng thể chất và học cách giữ gìn sức khỏe bằng cách tương tác với môi trường tự nhiên và các bài học chuyên dụng. Các hoạt động thể chất như vẽ, thêu, nhào bột hoặc đố vui sẽ khuyến khích sự kiểm soát và kết hợp tay với mắt, rất có lợi cho sự phát triển kỹ năng viết sau này. Ngoài ra, các hoạt động thể chất còn bao gồm các hoạt động như leo trèo, đào bới, đu đưa, chạy bộ...giúp tạo ra sự cân bằng trong cuộc sống, gia tăng thể lực và sức dẻo dai. Những lợi ích này sẽ giúp trẻ có được sự tự tin và động lực để tham gia vào các hoạt động thể chất cũng như phát triển các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. Giáo Dục Thể Chất Với ISSP, điều quan trọng nhất trong giáo dục thể chất là phải xây dựng hoạt động giáo dục thể chất lâu dài làm cơ sở phát triển về mặt thể chất, cảm xúc và xã hội. Bằng cách tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc với các hoạt động thể chất (cá nhân hoặc nhóm), chương trình giáo dục thể chất của ISSP giúp trẻ hình thành đam mê và xây dựng các mục đích cá nhân trong khi trẻ vui chơi hay gặp phải thách thức nào đó. Giáo trình giáo dục thể chất của ISSP được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn của Hiệp Hội Thể Thao và Giáo Dục Thể Chất Quốc Gia (NASPE): Tiêu chuẩn 1: Thể hiện sự thành thạo ở các kỹ năng thể chất và các mô hình chuyển động cần thiết để thực hiện hàng loạt các hoạt động thể chất. Tiêu chuẩn 2: Thể hiện sự hiểu biết về các khái niệm chuyển động, các nguyên tắc, các chiến lược và chiến thuật áp dụng cho việc học và thực hành các hoạt động thể chất.

Tiêu chuẩn 3: Tham gia hoạt động thể chất một cách đều đặn

Tiêu chuẩn 4: Duy trì và nâng cao sức khỏe thể chất Tiêu chuẩn 5: Thể hiện hành vi có trách nhiệm với bản thân và xã hội, trong đó trân trọng bản thân và tôn trọng người khác trong môi trường hoạt động thể chất. Tiêu chuẩn 6: Coi trọng hoạt động thể chất vì nó giúp ích cho sức khỏe, mang lại niềm vui và thách thức, giúp trẻ tự thể hiện bản thân và tương tác với xã hội.

Bơi Lội Môn học này giúp trẻ tìm hiểu về nước và có thể vừa vui đùa vừa phát huy tính tự lập khi ở trong nước cùng với người khác không phải là thành viên trong gia đình. Trẻ sẽ được giới thiệu cách thổi bong bóng, đạp chân và vẫy tay khi ở trong nước. Âm Nhạc Trẻ chơi tốt những dụng cụ không có cao độ âm thanh và bắt đầu làm quen dần với các dụng có cao độ âm thanh. Trẻ sẽ chơi các những dụng cụ không có cao độ âm thanh với kỹ thuật hợp lý. Trẻ có thể nhận dạng và thực hiện các âm cao thấp dựa trên những miêu tả trình bày dưới dạng hình ảnh. Chúng sẽ tạo ra các chuyển động để có thể trình diễn thơ ca và kể chuyện. Mỹ Thuật Trẻ nâng cao hiểu biết về màu sắc và sự pha trộn màu sắc. Trẻ mở rộng vốn từ về hình dạng. Trẻ tiếp cận một số tài liệu và công cụ mới trong khi bắt đầu phát triển khả năng kiểm soát đối với các kỹ năng thể chất. Trẻ sử dụng trí 18


EARLY CHILDHOOD CURRICULUM GUIDE - International School Saigon Pearl

tưởng tượng, kiến thức cá nhân và ký ức để tạo ra tác phẩm nghệ thuật. Trẻ tạo ra các tác phẩm điêu khắc 3D và tranh vẻ 2D. Trẻ phân tích các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ nổi tiếng. Việt Nam Học Trẻ em trong giai đoạn mầm non nên dành thời gian tìm hiểu về ngôn ngữ và văn hóa thông qua các hoạt động ca hát, nghe kể chuyện, chơi trò chơi, chơi trò đóng vai và đọc bản đồ. Trẻ cần hiểu về các giá trị xã hội Việt Nam. Trẻ cũng cần tìm hiểu về cách nấu nướng và thưởng thức thức ăn Việt Nam, các lễ hội Việt Nam và vai trò của chúng trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam. Chương Trình Tiếng Việt theo yêu cầu của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (MOET) Bộ GD & ĐT ra chỉ đạo yêu cầu chương trình này phải được giảng dạy cho những người có quốc tịch Việt Nam. Các yêu cầu sẽ được đưa vào Chương trình học Tiếng Việt ở nhà trẻ.

19


EARLY CHILDHOOD CURRICULUM GUIDE - International School Saigon Pearl

Tổng Quan về CHƯƠNG TRÌNH LỚP CHỒI Chương trình lớp chồi của chúng tôi tạo ra môi trường, nơi trẻ có thể cảm nhận được sự che chở, sự tự do, sự tin cậy và giá trị bản thân. Môi trường quốc tế của chúng tôi sẽ làm tăng mức độ hiểu biết và nhạy cảm của trẻ đối với sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa trong cộng đồng. Chúng tôi cố gắng xây dựng cho trẻ niềm đam mê học tập thông qua sự đa dạng về kiến thức giảng dạy, xây dựng môi trường lấy trẻ làm trọng tâm, nơi mà giáo viên và trẻ là những người tích cực tham gia vào quá trình học tập. Ngôn Ngữ Và Khả Năng Đọc Viết Đối với học viên là trẻ em, giáo viên mầm non nên chú ý đến cách trẻ tương tác với sách vở để qua đó giúp trẻ phát triển dần các kỹ năng nghe nói đọc viết, đồng thời có thể tập trung cải thiện khả năng đọc viết của trẻ với nhiều loại sách vở khác nhau. Trẻ em cần được giảng đi giảng lại các kiến thức thông qua các hình thức như kể truyện, giao tiếp bằng lời nói, thơ ca và các hoạt động vui chơi. Toán Học Trẻ em học toán thông qua các hoạt động thực tiễn và mang tính khám phá dựa trên các tài liệu gắn liền với các tình huống thực tế. Học toán sẽ được đưa vào các hoạt động vui chơi và các hoạt động thường ngày. Nội dung toán học lớp chồi là:

Các số và các phép tính Hiểu được mối liên hệ giữa số lượng các con số từ 0 đến 10

Hình học và đo lường Nhận dạng và mô tả hình dạng và các quan hệ về không gian So sánh và sắp xếp trật tự các đồ vật theo vị trí và thuộc tính đo lường

Đại số Nhận dạng và sao chép mẫu

Khoa Học Và Xã Hội Trẻ em sẽ trở thành những thành viên có ích của cộng đồng nhờ tham gia vào các hoạt động nhóm, các hoạt động vui chơi, các công việc thường ngày, các sự kiện do trường tổ chức, hay tuân thủ các nguyên tắc, các quy tắc; các mối liên kết giữa trường và thế giới bên ngoài, quan tâm đến môi trường xung quanh; sử dụng từ ngữ, hình ảnh, chữ in, con số, âm thanh, hình dạng và tranh ảnh để đại diện cho những suy nghĩ, kiến thức và ý tưởng. Các hoạt động khoa học giúp trẻ tìm hiểu, khám phá bản thân và thế giới xung quanh. Các chủ đề bao gồm:

Cộng đồng trường lớp Những người giúp đỡ trong cộng đồng Gia đình Hàng xóm

Các hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá về bản thân và thế giới xung quanh chúng. Các kế hoạch, các dự án phải lấy trẻ làm trọng tâm. Giáo viên cần được khuyến khích để theo đuổi những dự án, kế hoạch này bởi vì giáo viên vẫn là người hướng dẫn và đối tác tham gia tích cực vào công việc học tập của trẻ. Một số chủ đề bao gồm:

Năm giác quan Các loài cây và thực vật Động vật Sức khỏe và dinh dưỡng

Giáo Dục Thể Chất Với ISSP, điều quan trọng nhất trong giáo dục thể chất là phải xây dựng hoạt động giáo dục thể chất lâu dài làm cơ sở phát triển về mặt thể chất, cảm xúc và xã hội. Bằng cách tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc với các hoạt động thể chất (cá nhân hoặc nhóm), chương trình giáo dục thể chất của ISSP giúp trẻ hình thành đam mê và xây dựng các mục đích cá 20


EARLY CHILDHOOD CURRICULUM GUIDE - International School Saigon Pearl

nhân trong khi trẻ vui chơi hay gặp phải thách thức nào đó. Giáo trình giáo dục thể chất của ISSP được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn của Hiệp Hội Thể Thao và Giáo Dục Thể Chất Quốc Gia (NASPE): Tiêu chuẩn 1: Thể hiện sự thành thạo ở các kỹ năng thể chất và các mô hình chuyển động cần thiết để thực hiện hàng loạt các hoạt động thể chất. Tiêu chuẩn 2: Thể hiện sự hiểu biết về các khái niệm chuyển động, các nguyên tắc, các chiến lược và chiến thuật áp dụng cho việc học và thực hành các hoạt động thể chất.

Tiêu chuẩn 3: Tham gia hoạt động thể chất một cách đều đặn

Tiêu chuẩn 4: Duy trì và nâng cao sức khỏe thể chất Tiêu chuẩn 5: Thể hiện hành vi có trách nhiệm với bản thân và xã hội, trong đó trân trọng bản thân và tôn trọng người khác trong môi trường hoạt động thể chất. Tiêu chuẩn 6: Coi trọng hoạt động thể chất vì nó giúp ích cho sức khỏe, mang lại niềm vui và thách thức, giúp trẻ tự thể hiện bản thân và tương tác với xã hội.

Bơi Lội Môn học này giúp trẻ tìm hiểu về nước và có thể vừa vui đùa vừa phát huy tính tự lập khi ở trong nước cùng với người khác không phải là thành viên trong gia đình. Trẻ sẽ được giới thiệu cách thổi bong bóng, đạp chân và vẫy tay khi ở trong nước. Âm Nhạc Trẻ chơi tốt những dụng cụ không có cao độ âm thanh và bắt đầu làm quen dần với các dụng có cao độ âm thanh. Trẻ sẽ chơi các những dụng cụ không có cao độ âm thanh với kỹ thuật hợp lý. Trẻ có thể nhận dạng và thực hiện các âm cao thấp dựa trên những miêu tả trình bày dưới dạng hình ảnh. Chúng sẽ tạo ra các chuyển động để có thể trình diễn thơ ca và kể chuyện. Nghệ Thuật Trẻ nâng cao hiểu biết về màu sắc và sự pha trộn màu sắc. Trẻ mở rộng vốn từ về hình dạng. Trẻ tiếp cận một số tài liệu và công cụ mới trong khi bắt đầu phát triển khả năng kiểm soát đối với các kỹ năng thể chất. Trẻ sử dụng trí tưởng tượng, kiến thức cá nhân và ký ức để tạo ra tác phẩm nghệ thuật. Trẻ tạo ra các tác phẩm điêu khắc 3D và tranh vẻ 2D. Trẻ phân tích các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ nổi tiếng. Việt Nam Học Trẻ em trong giai đoạn mầm non nên dành thời gian tìm hiểu về ngôn ngữ và văn hóa thông qua các hoạt động ca hát, nghe kể chuyện, chơi trò chơi, chơi trò đóng vai và đọc bản đồ. Trẻ cần hiểu về các giá trị xã hội Việt Nam. Trẻ cũng cần tìm hiểu về cách nấu nướng và thưởng thức thức ăn Việt Nam, các lễ hội Việt Nam và vai trò của chúng trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam. Chương Trình Tiếng Việt theo yêu cầu của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (MOET) Bộ GD & ĐT ra chỉ đạo yêu cầu chương trình này phải được giảng dạy cho những người có quốc tịch Việt Nam. Các yêu cầu sẽ được đưa vào Chương trình học Tiếng Việt ở nhà trẻ.

21


EARLY CHILDHOOD CURRICULUM GUIDE - International School Saigon Pearl

Tổng Quan về CHƯƠNG TRÌNH LỚP LÁ Lớp lá của chúng tôi là một cộng đồng bao gồm những học sinh cùng với phụ huynh nhằm tạo ra môi trường giáo dục nơi các bé cảm thấy an toàn, độc lập, có trách nhiệm và được đánh giá cao. Các bé được giáo dục trong một môi trường an toàn và tự nhiên nơi mà việc dám mạo hiểm được khuyến khích và nơi mà các bé có thể tự đánh giá mình như là một người học có khả năng và thông thạo. Mục đích của chương trình học là kích thích sự năng động, tò mò và muốn biết về thế giới này như thế nào, nó giúp các bé phát triển tích cực khả năng tự nhận thức và trở thành một thành viên hoàn toàn có ích của một nhóm và giúp mỗi bé phát triển những khả năng cơ bản về suy nghĩ, lý luận và quan sát Ngôn Ngữ Đọc Tại ISSP, chương trình học chú trọng phát triển khả năng lĩnh hội kiến thức, khả năng đọc lưu loát và duy trì thể lực ổn định. Nghiên cứu gần đây về lớp học cho thấy khả năng đọc phát triển tốt nhất khi xây dựng được một chương trình tập đọc cân bằng. Trọng tâm của chương trình là hướng dẫn các nhóm đọc bao gồm việc giảng dạy các kỹ năng hiệu quả trước, trong và sau khi đọc. Học sinh sẽ có thời gian đọc độc lập và đọc cùng bạn học của mình. Ngoài việc tập đọc một mình, chương trình còn bao gồm:

Đọc tương tác thành tiếng Kể chuyện Ngữ âm/ Dạng của từ Viết tương tác Hướng dẫn theo nhóm nhỏ (đọc theo hướng dẫn, bài học chiến lược và sự can thiệp) Hội thảo viết

Viết Học sinh lớp lá sẽ bắt đầu bằng việc tập trung vào kể chuyện và tường thuật về cá nhân, chuyển từ kể lại câu chuyện mà các bé đã vẽ, đến đặt tựa, và câu cú. Các bé sẽ khám phá các thể loại của tường thuật cá nhân, mô tả, giải thích và làm thơ. Trong thời gian hội thảo, học sinh sẽ tham gia quá trình tập viết theo trình tự: suy nghĩ, phác thảo, đọc lại, chỉnh sửa và xuất bản. Lớp Lá

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Lớp 6

kể chuyện cá nhân

kể chuyện cá nhân

kể chuyện cá nhân

kể chuyện cá nhân

kể chuyện cá nhân

kể chuyện cá nhân

mô tả

mô tả

mô tả

mô tả

mô tả

mô tả

mô tả

tường thuật

làm thơ

làm thơ

làm thơ

làm thơ

làm thơ

làm thơ

nghị luận

kể chuyện cổ tích

kể chuyện cổ tích

nghị luận

viết tiểu thuyết viết tiểu thuyết hiện thực hiện thực

tiểu thuyết viết tiểu thuyết

Nghe và Nói Nghe và nói sẽ được lồng vào chương trình trong suốt năm học, đặc biệt trong khả năng kết hợp văn chương, toán học, và khoa học khi các bé nỗ lực phát triển khả năng nghe tập trung và giao tiếp rõ ràng ý. Toán Học Môn học này đòi hỏi học sinh phải có cách tiếp cận đa chiều để có thể chuyển từ cái cụ thể sang cái trừu tượng. Môn học chú trọng các kỹ năng toán học để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong nhiều tình huống khác nhau trong suốt năm học.chương trình toán học mẫu giáo bao gồm:

22


EARLY CHILDHOOD CURRICULUM GUIDE - International School Saigon Pearl

Số và các phép tính Hiểu mối quan hệ giữa số lượng và các con số Sử dụng đồ vật và tranh ảnh để diễn đạt các tình huống bao gồm kết hợp và chia tách

Hình học và đo lường Nhận biết và phân loại các loại hình hai, ba chiều, dùng chúng để minh họa cho các vật thể trong thế giới thật. So sánh và sắp xếp các đồ vật theo vị trí và thuộc tính đo lường

Đại số Nhận biết,thành lập, hoàn thành và mở rộng các phép toán.

Phân tích dữ liệu và xác suất Phân loại, hoặc miêu tả chuỗi thông tin

Khoa Học Tất cả các môn khoa học đều được giảng dạy bằng cách sử dụng các hoạt động thực thực tế và mang tính gợi mở được tạo ra nhằm phục vụ sự hiểu biết của trẻ sau này về sự vật, sự việc cũng như nuôi dưỡng tính bản tính hiếu ky của các em học sinh tiểu học.

Khoa học đời sống Con người sử dụng các giác quan để tương tác với thế giới xung quanh. Các bé tập trung vào việc mô tả các đặc tính và sự khác nhau giữa các cá thể sống với các vật trừu tượng

Khoa học tự nhiên Trái đất bao gồm đất , nước và không khí. Các bé học cách phân biệt các loại đất và các thành phần của nước. Bằng cách quan sát, các bé sẽ học cách phân biệt các loại thời tiết.

Môi trường Mọi hành động con người làm đều có ảnh hưởng lập tức đến môi trường. Các bé sẽ học cách làm thể nào để duy trì, phá hủy và tái tạo môi trường của chúng.

Xã Hội Học Các bé được khuyến khích thể hiện bản chất văn hóa đạc trưng của chúng cũng như là nhận biết và tôn trong sự giống nhau và sự khác biệt giữa các nền văn hóa trên thế giới.Các bé sẽ học các phần sau đây trong bộ môn xã hội học:

Trường học và cộng đồng trường học Các bé sẽ phát triển khả năng nhận thức là một công dân tốt. Các bé sẽ miêu tả lớp học, các khu vực xung quanh trường và mục đích của chúng.

Cộng đồng, cá nhân và những người xung quanh Trong cộng đồng lớp học, các bé sẽ học cách nhận biết và phân loại sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.

Gia đình Sự quan trọng của “gia đình” sẽ được khám phá. Các bé sẽ học các nhận biết các loại tính cách phổ biến và chúng chia sẻ với các gia đình khác. Hàng xóm Thông qua việc tiếp cận hàng xóm và vẽ bản đồ, các bé sẽ học cách làm thế nào để những người xung quanh có thể phù hợp với điều mà chúng cần.

Giáo Dục Thể Chất Với ISSP, điều quan trọng nhất trong giáo dục thể chất là phải xây dựng hoạt động giáo dục thể chất lâu dài làm cơ sở phát triển về mặt thể chất, cảm xúc và xã hội. Bằng cách tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc với các hoạt động thể chất (cá nhân hoặc nhóm), chương trình giáo dục thể chất của ISSP giúp trẻ hình thành đam mê và xây dựng các mục đích cá nhân trong khi trẻ vui chơi hay gặp phải thách thức nào đó. Giáo trình giáo dục thể chất của ISSP được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn của Hiệp Hội Thể Thao và Giáo Dục Thể Chất Quốc Gia (NASPE):

23


EARLY CHILDHOOD CURRICULUM GUIDE - International School Saigon Pearl

Tiêu chuẩn 1: Thể hiện sự thành thạo ở các kỹ năng thể chất và các mô hình chuyển động cần thiết để thực hiện hàng loạt các hoạt động thể chất. Tiêu chuẩn 2: Thể hiện sự hiểu biết về các khái niệm chuyển động, các nguyên tắc, các chiến lược và chiến thuật áp dụng cho việc học và thực hành các hoạt động thể chất.

Tiêu chuẩn 3: Tham gia hoạt động thể chất một cách đều đặn

Tiêu chuẩn 4: Duy trì và nâng cao sức khỏe thể chất Tiêu chuẩn 5: Thể hiện hành vi có trách nhiệm với bản thân và xã hội, trong đó trân trọng bản thân và tôn trọng người khác trong môi trường hoạt động thể chất. Tiêu chuẩn 6: Coi trọng hoạt động thể chất vì nó giúp ích cho sức khỏe, mang lại niềm vui và thách thức, giúp trẻ tự thể hiện bản thân và tương tác với xã hội.

Bơi Lội Các bé được tham gia vào hàng loạt các hoạt động về thể chất thông qua các đơn vị bài học khác nhau: Các thao tác bơi, Bơi tiếp sức theo thời gian, Thể dục cuồng tín, Ném, Lăn, Đá, Xe đua cảm giác mạnh, và Thể dục nhịp điệu. Các hoạt động chủ yếu tập trung vào việc phát triển toàn diện khả năng di chuyển, nhận biết về không gian và cơ thể, sử dụng các thao tác, phát triển các kỹ năng cơ bản thông qua nhịp điệu. Âm Nhạc Các bé phản ứng nhanh chóng khả năng nhanh/chậm, lớn/nhỏ. Chúng thể hiện các hành vi là một khán giả thích hợp trong các tình huống khác nhau. Chúng cũng thể hiện khả năng sử dụng khả năng đọc nhả chữ, thì thầm với âm lượng thích hợp. Mĩ Thuật Học sinh sử dụng các thuyết về màu sắc trong tác phẩm của chính mình và phát triển hiệu ứng ba chiều bằng cách pha màu và dùng các hình bóng. Học sinh được trải nghiệm nhiều quá trình in ấn, điêu khắc, dệt may phức tạp gồm cả nghệ thuật chạm trổ và làm giấy. Học sinh ứng dụng được các yếu tố và nguyên lý thiết kế có chủ đích nhằm trao đổi ý tưởng và thể hiện kỹ năng quan sát. Học sinh phân biệt được các bối cảnh trong mĩ thuật, mục đích và các thời kỳ mĩ thuật. Học sinh sử dụng óc phê bình có hệ thống, các quan điểm chia sẻ mang tính gợi mở và quan điểm tôn trọng người khác. Các bé phát triển khả năng hiểu biết và từ vựng và các nhóm màu sắc (cơ bản, đậm, nóng và lạnh). Các bé cũng phát triển kỹ thuật và từ vựng để tạo ra và các đường nét, hình dạng và nhóm hình. Các bé phân tích các hình vẽ và biểu tượng, bắt đầu so sánh và phân biệt các phong cách hội họa. Các bé tiếp tục phát triển kỹ năng kiểm soát các loại công cụ. Các bé sử dụng trí tưởng tượng, kinh nghiệm cá nhân, trí nhớ và các câu chuyện để tạo nên các bức họa. Tiếng Quan Thoại Các từ vựng cơ bản sẽ được giới thiệu.. Trò chơi và các bài hát được sử dụng để kích thích sự đam mê từ các bé. Các số đếm từ 1 đến 10, các câu chào đơn giản. Các chủ đề liên quan đến các thành viên trong gia đình sẽ được sử dụng như là cách giới thiệu cho các bé đến với tiếng Hoa. Việt Nam Học Học sinh ở lứa tuổi này học cách khám phá văn hóa và ngôn ngữ thông qua ca hát, lắng nghe và đóng kịch, chơi các trò chơi nhiệp điệu, đóng vai và dựng kịch, kể chuyện theo sơ đồ. Các bé hiểu được các giá trị xã hội của nước Việt. Các bé cũng học được cách nấu nướng và thưởng thức món ăn Việt, tổ chức lễ hội và khám phá vai trò của các loại hình này trong đời sống văn hóa nước nhà. Chương Trình Tiếng Việt theo yêu cầu của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (MOET) Bộ GD & ĐT ra chỉ đạo yêu cầu chương trình này phải được giảng dạy cho những người có quốc tịch Việt Nam. Các yêu cầu sẽ được đưa vào Chương trình học Tiếng Việt ở nhà trẻ.

24


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.