Hầu hết những người làm việc ở văn phòng đều mắc phải những căn bệnh mà người ta gọi là bệnh văn phòng, vậy bệnh văn phòng là gì, nó là những căn bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết 1. Thế nào là bệnh văn phòng và nguyên nhân. ........................................................................................................ 2 2. Những bệnh văn phòng thường gặp và cách khắc phục. ....................................................................................... 4 2.1. Hội chứng ống cổ tay ....................................................................................................................................... 4 2.2. Rối loạn, thoái hóa cơ, xương và khớp ............................................................................................................ 7 2.3. Nhiễm khuẩn đường hô hấp............................................................................................................................ 9 2.4. Ù tai, chèn ép dây thần kinh gây tai biến mạch máu não .............................................................................. 10 2.5. Các bệnh về mắt ............................................................................................................................................ 11 2.6. Hội chứng nhà kín .......................................................................................................................................... 13 2.7. Stress ............................................................................................................................................................. 16 2.8. Thiếu vi chất dinh dưỡng ............................................................................................................................... 19 2.9. Bệnh trĩ .......................................................................................................................................................... 21 2.10. Đau, viêm loét dạ dày .................................................................................................................................. 23 2.11. Bệnh tim ...................................................................................................................................................... 24 2.12. Bệnh béo phì................................................................................................................................................ 25 2.12. Bệnh ung thư ............................................................................................................................................... 29 3. Một động tác thể dục tại chỗ cho dân văn phòng ............................................................................................... 32 3.1. Bài tập vươn người ........................................................................................................................................ 32 3.2. Bài tập cho cổ và cột sống ............................................................................................................................. 33 3.3. Các bài tập chân, tay...................................................................................................................................... 33 3.4. Vặn người để săn chắc bụng và lưng ............................................................................................................. 33 3.5. Co giãn cơ ...................................................................................................................................................... 34
1
Hình ảnh: 8 chứng bệnh dân văn phòng hay mắc phải
1. Thế nào là bệnh văn phòng và nguyên nhân. Bệnh văn phòng hay hội chứng bệnh văn phòng (SBS) là thuật ngữ chỉ về các loại bệnh tật khác nhau có nguyên nhân từ những điều kiện và môi trường làm việc ở văn phòng, cao ốc[1] và những công việc liên quan đến lao động đặc thù tại văn phòng. Đối tượng đặc thù của loại bệnh này chính là những nhân viên văn phòng thường xuyên tiếp xúc và làm việc với máy vi tính, giấy tờ, hồ sơ... với hoạt động lao động trí óc, có nhiều mối quan hệ công tác đa dạng, phức tạp, cường độ làm việc cao, áp lực công việc lớn, tình trạng va chạm, căng thẳng trong công tác nhiều, công việc thường không có giờ giấc cố định như thường xuyên tiệc tùng, liên hoan, đi công tác...
Hình ảnh: Bệnh văn phòng Nguyên nhân: Về môi trường làm việc: Những điều kiện làm việc ở văn phòng dễ gây ra hậu quả không tốt cho sức khỏe như: sử dụng máy giữ độ ẩm không khí (máy điều hòa), thiết bị làm mát, tiếp xúc với bụi, sử dụng màn hình máy tính và sự hiện diện của các hóa chất gây ô nhiễm trong máy móc sử dụng, trong các loại thuốc xịt côn trùng hoặc thuốc tẩy rửa... môi trường làm việc nóng, khô hơn và ngột ngạt (do không gian văn phòng làm việc thường chật hẹp, chất nhiều hồ sơ. Mặt khác, môi trường văn phòng thường thiếu khí trời, do làm việc trong phòng lạnh, máy điều hòa nên ít có ánh sáng mặt Trời. Những ảnh hưởng của điều hòa, máy vi tính.... số lượng người mắc bệnh như đau lưng, đau khớp, các bệnh về đường hô hấp, các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, trĩ... ngày càng tăng. 2
Điều tra xã hội học cho thấy 74% nhân viên văn phòng bị đau, khô họng, 73% nhức đầu, 80,9% đau lưng, 90,5% đau cổ, gáy, 46% đau mắt, 35% chảy nước mắt... Trong đó một số tác nhân chủ yếu là: Máy điều hòa: Thông thường các tòa nhà được điều hòa không khí dễ khiến người ta bệnh hơn những môi trường thông thoáng tự nhiên. Đường hô hấp vốn nhạy cảm với nhiệt độ nên cần được giữ ấm. Sử dụng máy lạnh ở nhiệt độ thấp trong thời gian dài sẽ có thể khiến bạn nhiễm bệnh về hô hấp. Ngoài ra, các thiết bị này càng bị làm bẩn, các triệu chứng liên quan đến bệnh văn phòng sẽ càng đáng kể. Màn hình hiển thị (màn hình máy tính): Các màn hình hiển thị của máy tính được cho là nguyên nhân của một số triệu chứng nhất định, như nhức đầu, mỏi mắt. Nhân viên sử dụng máy tính hơn 7 tiếng đồng hồ có nhiều triệu chứng của bệnh văn phòng nhiều hơn. Ngoài ra, sử dụng màn hình máy tính nhiều cũng là nguyên nhân gây chứng mỏi mắt làm giảm năng suất làm việc.[1] Một thống kê cho thấy, ngồi máy tính nhiều sẽ làm giảm thị lực (83%), tổn hại khớp xương, đau lưng, đau vai (51,1%), đau đầu (56,1%) và chán ăn (54,4%). Bụi: Các cao ốc văn phòng đầy bụi bặm và dơ bẩn, cùng sự hiện diện của khói thuốc lá đã làm gia tăng những triệu chứng bệnh. Nhiệt độ: Nhiệt độ trong phòng làm việc thường dao động từ 20-25 độ C khiến nhiều người cảm thấy da bị lạnh và khô hơn dù đã dùng kem chống ẩm. Sự chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài phòng làm việc khá lớn, từ 5-10 độ C là điều rất bất lợi cho sức khỏe của người lao động nếu không có phòng đệm. Không gian và vật dụng: Số nhân viên làm việc trong phòng thường đông, lại đóng kín cửa nên nồng độ khí CO2 trong phòng làm việc tại nhiều cơ sở khá cao, gây cảm giác ngột ngạt, khó thở cho con người. Các chất độc hại từ khói thuốc, keo sơn tường, thảm nhà, máy photocopy, máy fax, vi tính, gỗ chế biến thuốc sát trùng tạo ra khí độc CO2, formaldehyd benzen, các hữu cơ bay hơi VOC cao dễ gây bệnh đường hô hấp.
Hình ảnh: Môi trường làm việc dân văn phòng Về tính chất công việc: Đặc trưng của người làm ở Văn phòng là công việc lao động trí óc, có nhiều mối quan hệ công tác đa dạng, phức tạp, cường độ làm việc cao, áp lực công việc lớn, tình trạng va chạm trong công tác nhiều (dễ dẫn đến Stress. Đồng thời lao động ở văn phòng là lao động đặc thù, ngồi nhiều, thường xuyên tiếp xúc với máy tính, công việc thường không có giờ giấc cố định (thường làm thông tầm, không được ngủ trưa thường xuyên, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý như dùng cơm trưa văn phòng, ăn các đồ ăn nhanh, tường xuyên tiệc tùng... dễ dẫn đến béo phì hoặc đau dạ dày.
3
Ngoài ra dáp lực công việc tại nhiều văn phòng cũng nặng nhọc, nhất là những nhóm việc như thiết kế, lập trình, viết phần mềm đều là việc khoán sản phẩm và đòi hỏi tiến độ thời gian nên tình trạng ngồi làm việc hơn 10 tiếng một ngày là phổ biến, những nhóm công việc khác như kế toán, thu ngân, thư ký, nhân viên điện thoại cũng ngồi thường xuyên, ít vận động.[6] Nhìn chung, với cường độ làm việc căng thẳng, ít vận động, ngồi một chỗ quá lâu, thiếu vận động cộng thêm ảnh hưởng của điều hòa, máy vi tính là mầm mống của những căn bệnh văn phòng nan giải
Hình ảnh: Ăn tại nơi làm việc
2. Những bệnh văn phòng thường gặp và cách khắc phục. 2.1. Hội chứng ống cổ tay Nguyên nhân: Làm việc liên tục với máy tính sẽ làm tăng nguy cơ bị mắc hội chứng ống cổ tay, người mắc thường xuyên bị tê, nhức bàn tay và các ngón tay. Theo ông Tim Hutchful – chuyên gia vật lý trị liệu cột sống làm việc tại Anh, thì hành động di chuột máy tính thường xuyên là nguyên nhân chính gây ra hội chứng này. Bệnh lý này hay gặp ở lứa tuổi trung niên, nữ nhiều hơn nam và nhất là ở những người làm việc liên quan đến sử dụng cổ tay như người làm văn phòng – phải sử dụng chuột máy tính và ngồi gõ phím liên tục.
4
Hình ảnh: Dân văn phòng dễ mắc hội chứng ống cổ tay Các triệu chứng thường thấy của bệnh đó là: Bệnh nhân thường có cảm giác tê bì, ngứa ngáy như kiến bò, đau buốt như kim châm hoặc đau rát bỏng ở vùng da thuộc vùng chi phối của dây thần kinh giữa ở bàn tay. Đôi khi bệnh nhân cũng có cảm giác đau lan lên vai và cánh tay. Một số người khác có cảm giác tay lạnh hơn, da khô và thay đổi màu sắc của da bàn tay. Các rối loạn cảm giác ở bàn tay như thế này thường tăng về đêm làm cho người bệnh phải thức giấc, có xu hướng giảm hoặc hết đi khi bệnh nhân vẩy tay hoặc đưa tay lên cao. Những động tác ngửa cổ tay quá mức hoặc tỳ đè lên vùng ống cổ tay ví dụ như khi lái xe máy, sử dụng chuột máy tính cũng làm xuất hiện các triệu chứng trên.
5
Hình ảnh: Các triệu chứng xuất hiện khi sử dụng máy tính nhiều Vậy cách điều trị căn bệnh này cho các bạn làm văn phòng như thế nào? – Tăng cường vận động cổ tay và bàn tay, tránh duy trì một tư thế thường xuyên như cầm, nắm, sử dụng chuột máy vi tính. Sử dụng miếng đệm để lót cổ tay khi đánh máy vi tính.
Hình ảnh: Tư thế tay khi sử dụng máy tính cần thoải mái, tránh gò ép quá lâu Tập các động tác thả lỏng và thư giãn cổ tay như xoay cổ tay, chống tay lên mặt phẳng, tập căng cơ cổ tay. – Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ lưu thông hệ thống mạch máu và dây thần kinh. 6
– Điều trị triệt để các bệnh gây hẹp các ống cổ tay như viêm gân, viêm cơ, viêm khớp, gẫy xương cổ tay, xương bàn tay .. – Nên tới thăm khám cẩn thận tại các trung tâm y tế và bệnh viện lớn để các bác sỹ chuyên khoa thần kinh, chấn thương chỉnh hình theo dõi, điều trị. Mang nẹp cố định theo hướng dẫn của bác sỹ. Ngoài ra bác sỹ có thể yêu cầu sử dụng các loại thuốc tiêm, thuốc uống. Hãy chấp hành nghiêm chỉnh theo đơn. – Mát xa cổ tay và tay sau một ngày làm việc mệt nhọc bằng các liệu pháp tự nhiên như ngâm tay trong nước ấm, xoa bóp cổ tay .. – Các phương pháp vật lý trị liệu cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc chữa trị. Hãy tới các trung tâm vật lý trị liệu để có được sự chăm sóc, điều trị tốt nhất. – Khi các biện pháp chữa trị nêu trên kéo dài mà chưa đạt được hiệu quả tối ưu, bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật ống cổ tay, làm giảm sự chèn ép của các dây thần kinh. Hậu quả của việc chèn ép dây thần kinh giữa ở ống cổ tay chính là gây ra đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác vùng da bàn tay thuộc chi phối của dây thần kinh này, nặng hơn có thể gây teo cơ, giảm chức năng và vận động bàn tay. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể khỏi hoàn toàn, ngược lại nếu để muộn sẽ để lại tổn thương và di chứng kéo dài gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và công việc
2.2. Rối loạn, thoái hóa cơ, xương và khớp Nguyên nhân: Có khoảng 60% người làm văn phòng mắc các chứng bệnh về rối loạn cơ, xương, khớp, đau lưng, đau vai gáy, thoát vị đĩa đệm v.v.. do ngồi không đúng tư thế.Việc ngồi ở tư thế gò bó cả ngày ở văn phòng, sử dụng máy tính thường xuyên về lâu dài khiến cơ bắp bị co cứng do phải làm việc vất vả để giữ tư thế cho cơ thể, tăng tải trọng lên cột sống, đặc biệt vùng cổ hay thắt lưng, khiến các đốt sống mọc gai, các đĩa đệm giữa các đốt sống bị thoái hóa sớm và thoát vị, chèn vào thần kinh.
Hình ảnh: Đau lưng và thoái hóa xương khớp rất nguy hiểm Triệu chứng: diễn ra âm thầm hoặc chỉ là những cơn đau như: đau lưng, mỏi các cơ, xương khớp ngắn nên mọi người thường có tâm lý chủ quan và bỏ qua, đặc biệt là đối tượng trẻ. Nhưng chính sự chủ quan này đã khiến không ít trường hợp bị tàn phế hoặc để lại di chứng nặng nề cũng như việc cải thiện trở nên hết sức khó khăn.
7
Hình ảnh: Đau vai gáy của dân văn phòng Cách khắc phục: - Hãy lựa chọn ghế ngồi phù hợp với chiều cao, cân nặng. Đảm bảo ngồi thoải mái, có khoảng trống ở hai bên hông. Ghế nên xoay được linh hoạt và có đệm tựa lưng.
Hình ảnh: Tư thế làm việc đúng khi làm việc với máy tính - Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao.
8
Hình ảnh: Vận động thể dục, thể thao - Uống thêm canxi theo chỉ dẫn của bác sỹ hoặc ăn bổ sung các thực phẩm từ sữa, hỗ trợ xương khớp chắc khỏe. - Thường xuyên đứng dậy khi đã ngồi quá lâu trước màn hình máy tính. Cứ 20 phút thì đứng dậy một lần và di chuyển để giúp cơ thể lưu thông máu hiệu quả hơn.
2.3. Nhiễm khuẩn đường hô hấp Nguyên nhân: Do nhân viên văn phòng thường có thói quen ăn uống ngay tại bàn làm việc. Thêm vào đó là thiếu vệ sinh hàng ngày nên bàn làm việc rất dễ dàng trở thành ổ vi khuẩn. Các loại vi khuẩn có hại chính là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh hô hấp, viêm nhiễm mà dân văn phòng hay mắc phải.
Hình ảnh: Ăn uống tại bàn làm việc Triệu trứng: Nghẹt mũi và chảy nước mũi; Ho khan không đờm; Sốt nhẹ; 9
Viêm họng; Nhức đầu nhẹ; Thở nhanh hoặc khó thở; Da tím do thiếu oxy;
Các triệu chứng viêm xoang như tăng chảy nước mũi, thỉnh thoảng đau đầu và sốt. Cách khắc phục:
Không nên ăn uống tại bàn làm việc. Chú ý tới vấn đề vệ sinh bàn, nơi làm việc thường xuyên, để loại trừ mọi nguồn lây nhiễm.
Hình ảnh: Bàn làm việc luôn giữ sạch sẽ
Tăng cường ăn uống lành mạnh, khoa học để tăng sức đề kháng, hạn chế lây nhiễm các bệnh thường gặp về đường hô hấp.
Do đó vấn đề cần thiết là sử dụng dịch vụ tạp vụ vệ sinh văn phòng hàng ngày phù hợp giúp duy trì trạng thái, bàn làm việc, khu công cộng của văn phòng luôn thật sạch sẽ.
2.4. Ù tai, chèn ép dây thần kinh gây tai biến mạch máu não Nguyên nhân: Dân văn phòng thường kẹp điện thoại giữa đầu và vai để nói chuyện. Đó là nguyên nhân dẫn tới các dây thần kinh quan trọng liên kết vai gáy và não bộ bị chèn ép, lâu ngày dẫn tới tắc nghẽn mạch máu.
10
Hình ảnh: Kẹp điện thoại giữa đầu và vai để nói chuyện Triệu trứng: Ù tai liên quan đến cảm giác khó chịu khi không có âm thanh bên ngoài. Ù tai, triệu chứng bao gồm các loại tiếng ồn trong tai: Nhạc; Ù, La hét; Lạch cạnh, Huýt sáo, Huýt gió. Những tiếng ồn ảo có thể khác nhau từ một tiếng thấp đến la hét cao, và có thể nghe thấy nó trong một hoặc cả hai tai. Trong một số trường hợp, những âm thanh có thể quá lớn, nó có thể cản trở khả năng tập trung hoặc nghe được âm thanh thực tế. Ù tai có thể có mặt mọi lúc, hoặc nó có thể đến và đi. Cách khắc phục: - Nghe điện thoại bằng loa ngoài hoặc đeo tai nghe để vừa làm việc vừa nói chuyện thay vì kẹp điện thoại sai tư thế. - Tăng cường vận động và rèn luyện sức khỏe để giảm thiểu nguy cơ tai biến mạch máu não.
2.5. Các bệnh về mắt Nguyên nhân: Hiện tượng căng thẳng và mỏi mắt (mỏi cơ mắt) không phải chỉ do thị lực kém mà nguyên nhân có thể là do mắt bị khô. Nghiên cứu này được công bố bởi các nhà khoa học Nauy. Họ ghi nhận rằng, khi sử dụng máy vi tính, người ta chớp mắt 10 lần mỗi phút, ít so với khi nói chuyện bình thường. Từ đó khiến cho lớp "phim nước mắt" (có nhiệm vụ giữ ẩm ở mặt trước nhãn cầu) bị bốc hơi nước nhanh. Và khi lớp "phim nước mắt" không khỏe thì tầm nhìn của bạn sẽ giảm và không được sắc nét.Thị lực của dân văn phòng rất kém, vì phải làm việc liên tục trước máy tính cả ngày. Gây ra một loạt các bệnh về mắt như khô mắt, cận thị, tăng nhãn áp v.v..
11
Hình ảnh: Dân văn phòng làm việc nhiều trước máy tính gây nhức mắt Triệu chứng: Mắt thường xuyên bị khô, mỏi và nhức nhối
Hình ảnh: Nhức mỏi mắt là bệnh hay gặp ở văn phòng Cách khắc phục: - Thường xuyên để cho mắt được nghỉ ngơi khi làm việc với máy tính. Cứ cách một tiếng lại nhắm mắt lại khoảng 35 phút để mắt được phục hồi, điều tiết lại việc tiết dịch mắt. 12
- Tăng cường massage mắt.
Hình ảnh: Massage mắt - Để hỗ trợ việc tiết dịch mắt, dân văn phòng có thể sử dụng nước mắt sinh học theo chỉ dẫn của bác sỹ.
HÌnh ảnh: Sử dụng nước mắt sinh học theo chỉ dẫn bác sỹ - Đeo kính bảo vệ mắt khi làm việc. - Ăn bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, dầu cá để mắt khỏe mạnh.
2.6. Hội chứng nhà kín Nguyên nhân: Chủ yếu do môi trường làm việc thiếu khí, ẩm thấp, nhiệt độ không đảm bảo, quá nhiều bụi bẩn trong không khí.
13
Hình ảnh: Không gian làm việc kín của dân văn phòng Triệu chứng: Cảm giác tức ngực, khó thở, chóng mặt buồn nôn khi ngồi làm việc quá lâu trong văn phòng.
Hình ảnh: Chóng mặt Cách khắc phục: - Mở cửa sổ gần bàn làm việc để không khí thường xuyên được lưu thông.
14
Hình ảnh: Mở cửa sổ gần bàn làm việc - Không hút thuốc lá tại nơi làm việc. - Việc vệ sinh môi trường làm việc cũng rất quan trọng, hãy giữ cho bàn làm việc sạch sẽ, bày vài cây cảnh nhỏ trên bàn để tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp.
Hình ảnh: Nơi làm việc có nhiều cây xanh - Giữ tâm lý thoải mái, giảm thiểu căng thẳng khi làm việc. - Gặp bác sỹ khi có dấu hiệu sớm để được điều trị kịp thời.
15
2.7. Stress Nguyên nhân: Căng thẳng và áp lực trong công việc kéo dài khiến dân văn phòng mắc stress thường xuyên hơn so với các nghề nghiệp khác. Nguyên nhân stress là do những áp lực của công việc và môi trường xung quanh. Stress có thể gây ra một số bệnh như rối loạn giấc ngủ, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm loét dạ dày, hội chứng đau nửa đầu, tai biến mạch não.
Hình ảnh: Dân văn phòng bị stress Triệu chứng: Mệt mỏi, căng thẳng, đau đầu Cách khắc phục: - Vận động và hít thở sâu: Khi cảm thấy quá mệt mỏi vì stress, bạn nên đứng lên vận động và hít thở thật sâu để tìm được cảm giác cân bằng, dễ chịu. Việc hít thở sâu sẽ giúp bạn điều tiết nhịp tim, tâm trạng, chế ngự những cơn mệt mỏi và áp lực. Thỉnh thoảng, đứng lên đi lại trong văn phòng, hay bước ra cầu thang bộ để hít thở khí trời cũng là một phương pháp hay để giải tỏa stress. Hãy cho phép cơ thể bạn nghỉ ngơi thực sự, đừng bắt cơ thể liên tục làm việc trong thời gian dài, bạn nhé.
16
Hình ảnh: Vận động nhẹ nhàng, giúp cơ thể thoải mái - Bày trí nhiều cây xanh trong văn phòng: Với khoảng thời gian làm việc 8 tiếng mỗi ngày, bạn nên sắm ngay cho mình một hay nhiều chậu cây nhỏ xinh trong văn phòng để tăng cường khả năng hô hấp, giảm bớt áp lực. Khi ngắm nhìn cây xanh, bạn sẽ cảm thấy tư thái, bình tĩnh và thoải mái hơn. - Cười nhiều hơn và trò chuyện cùng đồng nghiệp, bạn bè: Khi cười, oxy được tăng cường đến nhiều cơ quan trong cơ thể, từ đó lưu lượng máu tăng lên và mọi căng thẳng sẽ “bốc hơi” nhanh chóng. Khi cảm thấy stress, mệt mỏi, chán chường, hãy tán gẫu cùng đồng nghiệp, bạn bè hoặc tranh thủ giờ nghỉ trưa để xem một bộ phim hài, tận hưởng những giây phút cười sảng khoái. Stress sẽ bị đẩy lùi trong tích tắc.
Hình ảnh: Cười nhiều xua tan mệt mỏi chán chường - Giải trí bằng âm nhạc yêu thích: Âm nhạc không chỉ nuôi dưỡng tâm hồn của bạn mà còn có tác dụng xoa dịu những áp lực tinh thần trong công việc mà bạn phải chịu đựng. Tạp chí khoa học uy tín hàng đầu thế giới về âm nhạc và trị liệu Voices cho thấy rằng âm nhạc góp phần rất tốt làm giảm nồng độ cortisol – loại hormone sản sinh ra 17
trong cơ thể khi bị stress. Và từ đó cảm giác căng thẳng sẽ được giảm đáng kể. Với giai điệu yêu thích, có thể tạm thời quên đi mệt mỏi, áp lực, đồng thời cải thiện tâm trạng và tăng sức bền của cơ thể lên nhiều lần.
Hình ảnh: Âm nhạc xoa dịu áp lực công việc - Ăn uống đa dạng và phong phú hơn: Áp lực từ công việc nhiều lúc sẽ khiến bạn mệt mỏi, chán ăn, hay chỉ ăn qua loa cho xong bữa. Tăng cường thêm vitamin C và rau quả trong các bữa ăn chính, cũng như ăn xế sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, kiểm soát căng thẳng hiệu quả, và lại còn giúp vóc dáng và làn da thêm đẹp.
18
Hình ảnh: Hoa quả và rau xanh tốt cho sức khỏe - Xây dựng thời gian biểu làm việc sao cho hiệu quả: Phần lớn nguyên nhân khiến công việc bị ách tắc là do sắp xếp và phân bổ thời gian chưa hợp lý. Hãy tập thói quen tổng kết công việc của ngày hôm trước và lập kế hoạch công việc cho ngày hôm nay vào mỗi buổi sáng, nó sẽ không mất của bạn quá 10 phút, bạn liệt kê tất cả những việc phải làm và cho nó vào 1 trong 4 ô dưới đây:
Quan trọng
Không quan trọng
Gấp
Không gấp
1.
1.
2
2.
...
…
1.
1.
2.
2.
…
…
Tùy vào từng thời điểm bạn sẽ thay đổi vị trí các đầu mục công việc cho phù hợp.
2.8. Thiếu vi chất dinh dưỡng Nguyên nhân: Chế độ ăn uống không khoa học; thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ thay vì rau xanh, đồ ăn giàu chất dinh dưỡng; ăn uống thiếu khoa học v.v.. Triệu chứng: Biểu hiện dễ nhận thấy nhất cảnh báo cho việc thiếu hụt chất dinh dưỡng ở dân văn phòng là tình trạng thường xuyên uể oải, mệt mỏi, mất tập trung khi làm việc. Ngoài ra, ăn không ngon miệng, da xỉn màu, dễ mỏi mắt, tóc dễ gãy rụng, đau nhức xương khớp… cũng là các dấu hiệu bên ngoài cảnh báo cơ thể chúng ta đang thiếu hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu. 19
Hình ảnh: Thiếu chất gây ra tình trạng mất tập trung và mệt mỏi trong công việc cho dân văn phòng Cách khắc phục: - Tăng cường ăn rau xanh, uống nước đầy đủ và hạn chế đồ ăn, đồ uống thiếu lành mạnh.
- Bổ sung thực phẩm chức năng như vitamin D, vitamin E, dầu cá v.v.. giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn. Hằng ngày, có thể bổ sung thêm viên uống cung cấp vitamin và khoáng chất từ A-Zn, sẽ giúp bạn được cung cấp đủ dưỡng chất, đủ năng lượng, tăng sức đề kháng để làm việc có hiệu quả và tăng chất lượng cuộc sống. Đối với nữ nhân viên văn phòng, việc trang điểm cả ngày, ngồi làm việc liên tục trước 20
máy tính, thiếu nước là những yếu tố làm hủy hoại làn da. Vì vậy, chị em cần chú ý bổ sung các loại vitamin sau : Vitamin A, C, E, kẽm : giúp tăng cường miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể Các vitamin nhóm B: tạo năng lượng, giảm mệt mỏi, tăng khả năng tập trung Vitamin D và Canxi : cặp đôi giúp xương chắc khỏe Các khoáng chất: Sắt, Đồng, Mangan,… hỗ trợ giúp phục hồi sức khỏe, nâng cao thể trạng
Hình ảnh: Bổ sung thêm viên uống cung cấp vitamin và khoáng chất A-Zn, sẽ giúp bạn tròn dưỡng chất, trọn hăng say mỗi ngày
2.9. Bệnh trĩ Nguyên nhân: Bệnh trĩ là một trong những loại bệnh dân văn phòng hay gặp nhất. Đặc thù ngồi nhiều một tư thế, vận động ít là nguyên dân dẫn đến sức ép lên trực tràng. Ngoài ra, việc thực hiện chế độ ăn uống thất thường, ít chất xơ và vitamin, ăn nhanh,… tạo điều kiện cho bệnh táo bón hình thành, dẫn đến tình trạng nặng hơn – bệnh trĩ.
21
Hình ảnh: Thường xuyên ngồi nhiều, ăn các đồ cay nóng khiến dân văn phòng dễ bị bệnh trĩ Triệu trứng: Khó chịu, đau, có khi kèm chảy máu mỗi khi đi cầu
Hình ảnh: Bệnh trĩ gây ra khó chịu Cách khắc phục: Vận động nhiều hơn (tham gia các phòng tập gym, yoga,…), ăn nhiều rau (để bổ sung vitamin và chất xơ), thường xuyên vận động và áp dụng các bài tập thể dục ngắn nơi công sở cho dân văn phòng.
22
Hình ảnh: Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách phòng tránh bệnh trĩ
2.10. Đau, viêm loét dạ dày Nguyên nhân: Vận động, ngồi lâu một chỗ làm nhu động của dạ dày và ruột suy giảm; Sử dụng nhiều thức uống kích thích như cà phê và trà: muốn tỉnh táo làm việc, nhiều dân văn phòng nghiện cà phê, một ngày 2 lần uống trở thành thói quen khó bỏ. Tuy nhiên, việc thường xuyên nhịn ăn hay chế độ ăn không hợp lý làm dạ dày tiết nhiều axit, tăng dịch vị làm đau, loét dạ dày; Ăn nhanh, vừa ăn vừa làm việc, nằm nghỉ ngay sau khi ăn; Căn thẳng, áp lực công việc, stress: ít người biết đây trở thành một nguyên nhân dẫn đến tình trạng buồn nôn, đau thắt dạ dày, trực tràng. Hệ thần kinh quá tải ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiết axit gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Stress kéo dài sẽ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh cao hơn, không chỉ có viêm loét dạ dày.
Hình ảnh: Đau dạ dầy 23
Triệu chứng: Đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, đau tức, nóng rát dạ dày Cách khắc phục: - Nhiệt nóng giúp cải thiện tăng cường lưu thông máu tới vùng bụng giúp giảm đau hiệu quả. - Mát - xa vùng bụng: Khi gặp phải cơn đau dạ dày, có thể dùng tay mát - xa 64 lần quanh vùng rốn theo chiều kim đồng hồ, kết thúc bằng cách chà tay ở vùng bụng dưới. - Bánh mỳ, bánh quy ngọt: Người đau dạ dày (bao tử) nên dự trữ một ít bánh mỳ (không nhân) trong văn phòng. Khi cảm thấy quá đau, bạn có thể ăn một ít bánh mỳ. Bánh mỳ giúp thấm hút bớt dịch vị dư thừa trong dạ dày, có thể giảm được cơn đau.
2.11. Bệnh tim Nguyên nhân: Ít vận động, thường xuyên tiếp xúc với máy tính, nhiều áp lực và căng thẳng… là những nguyên nhân khiến dân văn phòng gặp các bệnh về tim mạch.
Hình ảnh: Đau tim Triệu chứng: Hồi hộp, lo lắng, mạch đập nhanh, run tay…đi kèm các triệu chứng như choáng váng, mờ mắt, ngất hoặc nhói đau tức ngực, khó thở, phù chân Cách khắc phục: - Ăn vặt lành mạnh: Ăn các loại hạt sẽ vừa tốt cho sức khỏe tim mạch, vừa cải thiện khả năng tập trung tốt hơn. - Tự chuẩn bị cơm trưa: Việc gọi ship đồ ăn trưa từ lâu đã là một khái niệm rất quen thuộc đối với dân văn phòng. Tuy nhiên, những món ăn chế biến sẵn thường chứa rất nhiều muối và không đảm bảo vệ sinh. Do đó, dân văn phòng có thể tự nấu cơm tại nhà mang đi để tiết chế lượng gia vị trong các món ăn và tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch của mình. - Hít thở sâu, đều đặn: Công việc hàng ngày đôi khi khiến dân văn phòng phải loay hoay xử lý rất nhiều thứ. Dù vậy, chỉ cần tranh thủ thời gian nghỉ ngơi thư giãn để hít thở sâu cũng giúp dân văn phòng được nạp thêm năng lượng và tiếp tục công việc một cách tốt hơn, nhờ đó còn cải thiện sức khỏe tim mạch hiệu quả. - Hạn chế gặp căng thẳng: Vẫn biết căng thẳng là điều khó tránh khỏi khi làm việc tại môi trường công sở. Nhưng nếu hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng trong ngày thì dân văn phòng cũng có thể giảm bớt áp lực lên tim. Bởi căng thẳng thường xuyên cũng là một trong những lý do chính gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim. - Tránh ngồi một chỗ quá lâu: Khi đã biết đến tác hại của việc ngồi lâu một chỗ thì dân văn phòng nên thay đổi thói quen làm việc của mình ngay. Chỉ cần dành những khoảng thời gian nhỏ để đứng dậy vươn vai, đi lại xung quanh sau 1 - 2 giờ đồng hồ ngồi làm việc cũng giúp dân văn phòng giảm bớt rủi ro mắc bệnh tim. 24
Hình ảnh: Dành thời gian dậy đi lại - Uống nhiều nước: Việc uống đủ nước trong ngày không chỉ hỗ trợ bảo vệ sức khỏe vùng tim mà còn ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Mỗi ngày, chỉ cần tiêu thụ đủ từ 2 - 2,5 lít nước cũng giúp cơ thể dân văn phòng được thanh lọc, thải bỏ độc tố ra ngoài.
2.12. Bệnh béo phì Nguyên nhân:
Ngồi quá nhiều
Hình ảnh: Ngồi nhiều của dân văn phòng 25
Ăn nhiều đồ ăn vặt
Hình ảnh: Đồ ăn vặt cũng là một nguyên nhan gây nên béo phì
Sử dụng nhiều rượu bia
Ăn tại chỗ và ăn không đúng bữa Không ăn sáng Ăn tối muộn và ăn quá no Sử dụng nhiều cà phê
Hình ảnh: Sử dụng rươu bia
26
Hình ảnh: Sử dụng cafe
Căng thẳng trong công việc
Hình ảnh: Căng thẳng trong công việc Triệu chứng: Thường xuyên đói bụng, Khó ngủ dẫn đến đói và ăn rất nhiều, Cơ thể hay mỏi, đau lưng, đau khớp, Cảm thấy thường xuyên nóng, Phát ban trên da, Cảm thấy mệt mỏi, hay buồn ngủ, số cân tăng nhanh, chân tay tê, thị lực giảm Khắc phục: Béo phì trở thành vấn nạn chung của dân công sở. Tuy vậy, không phải vì thế mà tất cả chị em đều coi thường điều đó. Phom dáng luôn là điều được dân công sở quan tâm. Bởi vậy hiện nay, càng ngày càng có nhiều chị em chọn tập thể dục thẩm mỹ hay yoga để giữ dáng. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng theo một số phương pháp dễ thực hiện sau: - Sử dụng cầu thang: Hãy di chuyển bằng cầu thang bộ thay vì sử dụng thang máy. Đây không chỉ là một biện pháp thể dục đốt cháy calo mà còn giúp bạn giữ dáng.
27
Hình ảnh: Sử dụng cầu thang đi bộ thay cầu thang máy - Lựa chọn đồ uống khoa học: Chúng ta hay có thói quen dùng trà sữa hoặc cà phê vào lúc giải lao giữa buổi làm việc, dù biết rõ điều đó không có lợi cho cơ thể. Thật khó để từ bỏ thói quen này ngay lập tức, nhưng bạn hãy dần thay thế cốc cà phê kem sữa nhiều cafein và chất ngọt kia bằng một cốc trà xanh đơn giản. Trà xanh tốt cho sự trao đổi chất trong cơ thể và giữ cho hệ tiêu hóa luôn hoạt động ổn định. - Uống nước thành từng ngụm nhỏ: Cách chúng ta uống nước cũng ảnh hưởng đến việc hình thành mỡ bụng. Khi khát nước, ta thường uống ngay tắp lự một ly nước đầy, điều này đúng là sẽ làm giảm cơn khát tức thì nhưng đồng thời cũng khiến dạ dày của ta nhô ra một ít. Ngày qua ngày, bụng của ta sẽ ngày càng phình ra và là nơi trú ngụ của các lớp mỡ.
Hình ảnh: Uống nước từng ngụm nhỏ chống béo phì 28
Lựa chọn đồ ăn vặt lành mạnh: Dân văn phòng sẽ có lắm khi buồn miệng và cũng rất cần ăn vặt mỗi khi giải lao. Tuy nhiên, thay vì bánh quy, hamburger hay bánh mì sandwiche với bơ hay thịt xông khói, bạn hãy chọn những món ăn vặt nhẹ nhàng và tốt cho sức khỏe như các loại hạt óc chó, hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt bí v...v..., chúng vừa là nguồn cung cấp protein vừa là nguồn chất xơ tuyệt vời. Đứng lên đi bộ bất cứ khi nào có thể: Đừng ngồi lì cả ngày với chiếc ghế. Hãy năng động lên dù bạn đang làm việc. "Mắc kẹt" cả ngày với cái bàn và chiếc ghế làm giảm khả năng tuần hoàn máu của cơ thể, về lâu dài sẽ gây nhiều tác hại nghiêm trọng. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến tư thế ngồi của mình. Tư thế ngồi thích hợp nhất là ngồi thẳng lưng, điều này sẽ không gây áp lực lên phần bụng của bạn và có thể giúp giảm mỡ bụng.
2.12. Bệnh ung thư Các bệnh ung thư thường gặp dân văn phòng: - Các bệnh ung thư phụ khoa với ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo… cũng là bệnh phụ nữ văn phòng rất dễ mắc phải do môi trường làm việc trong phòng điều hòa, chế độ làm việc ngồi trên ghế kéo dài, kèm theo đó là sự thay đổi đột ngột nhiệt độ và độ ẩm không khí khi rời phòng làm việc sang môi trường sống có không khí tự do – lại là nhân tố gây viêm nhiễm. - Môi trường làm việc cũng là nguyên nhân chính gây nên nguy cơ về bệnh ung thư đầu – cổ: Vùng có nhiều cơ quan trọng yếu như não và các cơ quan khác: mắt - tai - lưỡi- mũi vừa là ngã tư của đường ăn, đường thở vừa là cửa ngõ đi vào cơ thể. - Các bệnh ung thư thường gặp ở vùng đầu cổ thường gặp nhất là: ung thư vòm họng, ung thư sàng hàm, ung thư Amidal, ung thư hạ họng – thanh quản, ung thư hạch vùng cổ, ung thư tuyến giáp, lưỡi… Nguyên nhân: - Tiếp xúc nhiều với chì: Những chiếc máy in, máy photocopy, máy fax thân thiết của dân văn phòng cùng các loại giấy tờ in ấn khác nhau đều có thể trở thành nguồn gốc gây nhiễm độc chì. Bụi mực tích tụ lâu ngày trong các thiết bị này có thể phát tán trong không khí, xâm nhập và tích tụ dần dần trong cơ thể. Phơi nhiễm với chì trong một thời gian dài có thể gây tổn thương nghiêm trọng về thần kinh, gây vô sinh. Ở mức độ nặng hơn, nhiễm độc chì có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư.
Hình ảnh: Sử dụng máy phô tô 29
- Thường xuyên tiếp xúc với các chất hữu cơ độc hại trong không khí: Không chỉ có chì, môi trường văn phòng còn chứa nhiều chất hữu cơ độc hại không kém như formaldehyte, benzen, toluene, acetone… các chất này phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như các thiết bị văn phòng (máy in, máy tính…), các chất tẩy rửa độc hại, bàn ghế,… Các chất này được gọi chung vào nhóm VOCs (các chất hữu cơ bay hơi). VOCs dễ dàng bị hấp thu qua phổi, thông qua máu vào não gây suy giảm hệ thống thần kinh. Formaldehyde cũng được IARC- Tổ chức nghiên cứu ung thư Quốc tế xếp vào nhóm các tác nhân gây ung thư ở người. - Ngồi nhiều, lười vận động: Ngồi lâu một chỗ, lười vận động khiến cho mỡ thừa tích tụ ngày một nhiều. Các mô mỡ là nơi tích tụ độc tố nhiều nhất trong cơ thể. Thói quen lười vận động lại càng khiến cho những độc tố này khó bị giải phóng để đào thải ra ngoài. Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư và các bệnh tiểu đường, tim mạch, béo phì ở nhân viên văn phòng. Việc ngồi nhiều ít vận động còn là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Khi bệnh thành kinh niên thì nguy cơ ung thư đại tràng cũng không còn xa nữa. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, ít vận động làm tăng nguy cơ ung thư tủy, ung thư vú và ung thư buồng trứng ở các chị em. - Thói quen ăn vặt: Ăn vặt đã trở thành thói quen khó bỏ của không chỉ các chị em mà còn của cánh đàn ông văn phòng. Những món ăn vặt hấp dẫn thường ít chất dinh dưỡng nhưng lại chứa nhiều calo, đặc biệt là các món ăn nhiều đường, tinh bột, nhiều dầu mỡ và có thể chứa nhiều phụ gia độc hại, tiềm ẩn nguy cơ ung thư như: BHA, BHT, TBHQ là những chất bảo quản trong thực phẩm. Nitrit (NaNO2), nitrat sodium (NaNO3) là những chất ổn định màu, có thể chuyển hóa thành hợp chất nitrosamine gây ung thư dạ dày…
Hình ảnh: Ăn vặt trong khi làm việc - Căng thẳng stress: Stress là điều không thể tránh khỏi đối với nhân viên văn phòng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, có một mối liên hệ thực sự giữa căng thẳng và nguy cơ ung thư. Những người bị ung thư có mức hormon căng thẳng tăng cao trong cơ thể của họ, làm tăng di căn và hoạt động của bệnh ung thư. Nghiên cứu cho thấy các hormon căng thẳng như cortisol có thể ảnh hưởng đến các enzyme gây viêm, hoạt hóa quá trình viêm - tiền thân của một số bệnh ung thư và các bệnh khác. Căng thẳng còn khiến các gốc tự do trong cơ thể tạo ra nhiều hơn. Các gốc tự do này sẽ tấn công lên cấu trúc tế bào, gây tổn thương, đột biến tế bào - nguyên nhân hình thành tế bào ung thư.
30
Hình ảnh: Stress là nguyên nhân gây ra ung thư Các khắc phục: - Thay thế các món ăn vặt có hại này bằng hoa quả hay nhâm nhi một vài loại hạt khô như hạt điều, óc chó, hạnh nhân… vẫn đảm bảo ngon miệng, và cung cấp các chất dinh dưỡng, các chất chống oxi hóa, đảm bảo cho bạn một sức khỏe về lâu dài. - Ngoài giờ làm việc, các nhân viên văn phòng hãy tranh thủ vận động thật nhiều để ngăn ngừa các căn bệnh do nghề nghiệp mang lại. Tập thiền tập, yoga, chạy bộ,… là một trong những cách hiệu quả để giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống và cũng là cách tuyệt vời để giúp giảm nguy cơ ung thư. Hãy dành ra 30 phút mỗi ngày để thư giãn cơ thể, bạn sẽ thấy hiệu quả tuyệt vời mà nó mang lại.
31
Hình ảnh: Vận động sau giờ làm việc - Thải độc cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn đang có các dấu hiệu như: thường xuyên mệt mỏi, mất tập trung, khó ngủ, hay đau đầu, dị ứng, nổi mụn… rất có thể cơ thể bạn đang bị tích tụ độc tố. Nếu không kịp thời đào thải, các độc tố này sẽ tấn công tế bào và dẫn đến nhiều bệnh tật khác nhau như ung thư, bệnh tim mạch, thần kinh…
3. Một động tác thể dục tại chỗ cho dân văn phòng 3.1. Bài tập vươn người
Hình ảnh: Bài tập vươn người giúp giảm tình trạng cứng cơ 32
Đây được xem là bài tập vận động tại chỗ đơn giản và thông dụng nhất cho dân văn phòng. Việc ngồi lâu, làm việc hàng giờ trong tư thế khiến bạn bị mỏi và căng cứng các cơ. Bạn chỉ cần thả lòng cơ thể, nâng vai và đưa hai tay lên cao hoặc trước mặt, ngón tay đan vào nhau, sau đó vươn người thật dài. Động tác nay không đòi hỏi quá nhiều kĩ thuật hay thời gian. Bạn tự do tập trong tư thế đang ngồi hay khi đang đứng đều được. Hãy kêu gọi đồng nghiệp tập cùng bạn, càng đông càng vui!
3.2. Bài tập cho cổ và cột sống Hãy bắt đầu bài tập vận động tại chỗ cho dân văn phòng bằng cách ngồi thẳng lưng, thư giãn, gập đầu về một bên khi chạm vai, sau đó đổi bên và lặp lại theo 2 lần 8 nhịp. Tiếp theo là xoay đầu và cổ theo chiều kim đồng hồ, giống như động tác khởi động, thực hiện 8 nhịp rồi đổi bên và tiếp tục.
3.3. Các bài tập chân, tay Bạn có thể bắt đầu với bài tập ngồi chạy bộ. Lưng dựa vào ghế duỗi thẳng hai chân, tay ở tư thế chạy bộ. Tiếp theo bạn co chân trái lên cao, đầu gối gần chạm ngực đồng thời tay phải đánh lên trước, tay trái đưa về sau. Sau đó đổi bên và lặp lại động tác 30 lần. Ngoài ra bạn có thể chạy bộ tại chỗ trong vài phút để chân và hông được hoạt động sau một thời gian dài ngồi trên ghế. Bài tập này giúp săn chăc cơ chân và tay, đồng thời hỗ trợ một phần cơ bụng.
Hình ảnh: Chạy bộ
3.4. Vặn người để săn chắc bụng và lưng Vì ngồi lâu nên cơ thể sẽ hình thành mỡ bụng, vùng lưng, cột sống thường xuyên nhức mỏi. Bài tập vặn người gập bụng là điển hình cho bài tập vận động tại chỗ cho dân văn phòng. Bài tập này giúp cho cơ bụng và cơ lưng được săn chắc. Tư thế chuẩn bị: Ngồi tựa lưng vào ghế, hai tay đặt sau đầu và hai chân khép, nhón gót cao. Bạn có thể bắt đầu gập bụng và văn người nghiêng sang phải, khuỷu tay trái nghiêng đặt sang đầu gối chân phải. Sau đó trở về tư thế chuẩn bị, đổi bên và lặp lại bài tập 20 lần.
33
3.5. Co giãn cơ Bài tập co giãn cơ có công dụng giúp cơ thể bạn được thư giãn, giảm bớt mỏi cơ. Bạn có thể áp dụng ngay bài tập vận động tại chỗ cho dân văn phòng sau đây khi ngồi trên gh. Để tập vai, bạn chỉ cần luân phiên động tác xoay vai trái, phải và nâng hạ vai, mội động tác lặp lại 30 lần. Còn với lưng, bạn có thể ngồi trên ghế, thả lỏng cơ thể, cúi người và 2 tay chạm đất sau đó trở về tư thế ban đầu, lăp lại 30 lần. Bạn chỉ mất 5 phút cho mỗi lần thực hiện bài tập vận động tại chỗ cho văn phòng như thế này.
Hình ảnh: Co giãn cơ Để phòng ngừa bệnh tật và bảo toàn sức khỏe, có lẽ không gì hơn là mỗi người phải tự rèn luyện cho mình những thói quen tốt. Thói quen đó là ham học hỏi, tích cực tìm hiểu để có kiến thức về y học nói chung, về cách phòng ngừa bệnh tật nói riêng; xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh, khoa học ở mọi lúc, mọi nơi; duy trì chế độ ăn uống đúng mực, hạn chế rượu bia, nói không với hút thuốc lá; thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao; tự giác cùng cộng đồng tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ; từng bước đẩy lùi và khắc phục các tập tục lạc hậu vừa gây lãng phí, vừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. TKT Maids dịch vụ vệ sinh văn phòng hàng đầu tại TPHCM mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho bạn. Để phòng tránh các bệnh của dân văn phòng, trước hết, hãy tạo một môi trường làm việc tại văn phòng thậng sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng. Nhờ vậy bạn sẽ có cảm hứng thật nhiều với công việc. Các gói dịch vụ vệ sinh văn phòng sau đây có thể bạn quan tâm. Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ cung cấp tạp vụ văn phòng theo giờ: https://giupviectheogio.vn/dich-vu/dich-vu-tap-vu/tap-vu-cong-tyvan-phong-theo-gio Dịch vụ cung cấp tạp vụ văn phòng hàng ngày: https://giupviectheogio.vn/dich-vu/dich-vu-tap-vu/tap-vu-cong-ty Trân trọng. Nguồn bài viết: https://giupviectheogio.vn/2019/10/nhan-dien-benh-cua-dan-van-phong-va-cach-phongngua.html Xuất bản bởi: Công ty tạp vụ văn phòng TKT Maids 34