Hướng dẫn bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh Mỗi loại thực phẩm sẽ có những cách bảo quản chúng khác nhau, có loại sẽ được bảo quản trong tủ lạnh, có loại sẽ được bảo quản bên ngoài. Để tránh thực phẩm nhanh hư hỏng bạn cần phải nhớ rõ những kiến thức sau đây để giữ chúng được lâu hơn.
Nội dung bài viết 1. Nguyên lý và cơ sở khoa học bảo quản rau củ quả............................................................................... 2 1.1. Nhiệt độ bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh ................................................................................. 2 1.2. Giảm hô hấp của rau củ quả đến mức thấp nhất có thể ............................................................... 3 1.3. Tăng độ ẩm cho rau củ quả ............................................................................................................ 5 1.4. Một số rau củ nhạy cảm với Ethylene............................................................................................ 6 1.5. Hoa quả và rau xanh đều "thích" sự khô ráo ................................................................................. 7 1.6. Lớp bảo vệ tự nhiên ....................................................................................................................... 7 2. Hướng dẫn bảo quản rau củ quả từng loại cụ thể ................................................................................ 7 2.1. Nấm rơm ........................................................................................................................................ 7 2.2. Rau có lá màu xanh đậm ................................................................................................................ 8 2.3. Rau diếp và cần tây ........................................................................................................................ 8 2.4. Khoai tây hoặc hành tây đã cắt lát ................................................................................................. 8 2.5. Cà rốt .............................................................................................................................................. 9 2.6. Các loại củ ...................................................................................................................................... 9 2.7. Các loại rau lá ................................................................................................................................. 9 2.8. Bơ ................................................................................................................................................... 9 2.9. Rau đã thái trong nước ................................................................................................................ 10 2.10. Cần tây ....................................................................................................................................... 11 2.11. Nho ............................................................................................................................................. 11 2.12. Rau xà lách ................................................................................................................................. 12 2.13. Cà chua ....................................................................................................................................... 12 2.14. Khoai tây .................................................................................................................................... 13 2.15. Cam ............................................................................................................................................ 13 2.16. Chuối .......................................................................................................................................... 14 2.17. Ớt, tỏi ......................................................................................................................................... 15 2.18. Hành tây, hành tím..................................................................................................................... 16 3. Những loại rau, củ không nên cho vào tủ lạnh ................................................................................... 17 3.1. Khoai tây ...................................................................................................................................... 17 1
3.2. Cà chua ......................................................................................................................................... 17 3.3. Hành tây ....................................................................................................................................... 18 3.4. Đậu Hà Lan, ớt.............................................................................................................................. 18 3.5. Chuối ............................................................................................................................................ 18 3.6. Hành và khoai tây......................................................................................................................... 19 3.7. Măng tây ...................................................................................................................................... 19 3.8. Bông cải xanh và súp lơ ................................................................................................................ 20 4. Thời gian giữ rau củ quả trong tủ lạnh tối ưu ..................................................................................... 21 5. Tham khảo video về bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh .................................................................... 22
1. Nguyên lý và cơ sở khoa học bảo quản rau củ quả 1.1. Nhiệt độ bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh Bạn nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh nhà mình. Và bật chế độ phù hợp (thường là nhẹ (low), trung bình (medium), lớn (high)) tùy theo lượng rau củ quả, trái cây bạn đang lưu trữ trong tủ lạnh. Nếu tủ lạnh bạn có điều chỉnh nhiệt độ, hãy lưu ý. Muốn rau tươi lâu, bạn nên để tủ lạnh ở nhiệt độ 28oC độ C. Vì vi khuẩn thường phát triển mạnh khi rau quả được bảo quản ở nhiệt độ trên 8 độ C, ngược lại, nếu nhiệt độ thấp quá lại có thể khiến rau quả đóng băng, nhanh hỏng. Sau khi đã cho rau, củ vào tủ lạnh, các bạn nên lưu ý cài đặt nhiệt độ thích hợp cho ngăn mát tủ lạnh. Thường thì đối với rau, củ, chúng ta sẽ chỉnh nhiệt độ từ 2 đến 8oC. Để nhiệt độ quá thấp hoặc cao hơn mức này đều làm rau củ nhanh bị hư hơn thông thường. Các tủ lạnh thông thường đều có ngăn rau củ riêng, bạn nên cho chúng vào đúng ngăn này để có hiệu quả bảo quản tốt nhất (thường ở vị trí dưới cùng của ngăn lạnh). Các dài nhiệt độ khi bảo quản
Ngăn đông: -22 đến -16oC Ngăn lạnh: 0 đến 6oC Ngăn rau cỏ: 2 đến 6oC
2
Hình ảnh: giải nhiệt độ khi bảo quản rau củ quả
1.2. Giảm hô hấp của rau củ quả đến mức thấp nhất có thể Trong quá trình rau củ quả để trong tủ lạnh, chúng tiếp tục hô hấp sinh khí C02 và sử dụng oxy. Quá trình này là quá trình hô hấp tự nhiên của rau, củ, quả. Đồng thời với quá trình này là quá trình sinh khí etylen làm chín rau củ quả. Tuy quá trình này đã được làm chậm bởi nhiệt độ thấp của tủ lạnh nhưng vấn diễn ra, làm rau củ quả chín quá mức bạn mong muốn và không bảo quản được lâu. Do đó hay làm giảm mức độ hô hấp của chúng bằng các biện pháp sau: Cắt bỏ những phần không cần thiết Đối với những loại thực phẩm củ quả như củ cải, cà rốt, xu hào... bạn nên cắt bớt ngọn trước khi cho vào tủ lạnh. Không cắt nhỏ rau củ, chỉ lặt bỏ những phần héo úa Có một số lưu ý mà các bạn cần ghi nhớ trước khi cho rau, củ vào tủ lạnh:
Loại bỏ phần rau, củ bị hư hỏng: Các bạn cần xem kỹ rau, củ rồi bỏ đi những phần rau bị sâu, hoặc phần củ bị hỏng để tránh chúng lây lan rộng, hư sang những phần khác. Không được rửa rau, củ hay cắt nhỏ: Tuy nhiên, các bạn không được rửa rau, củ vì điều này sẽ làm mất đi lớp bảo vệ tự nhiên, khiến rau củ càng nhanh hư hơn nữa. Việc cắt nhỏ rau, củ cũng sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng thiết yếu và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.
3
Hình ảnh: cắt bỏ những phần không cần thiết Dùng túi ni-lon có đục lỗ Việc sử dụng túi ni-lon có đục lỗ giúp rau củ quả hô hấp vừa phải và không bị đọng nước bên trong túi. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng túi giấy để đựng nấm rơm và nhiều loại thực phẩm khác. Tuy nhiên cần hết sức lưu ý, khi sử dụng túi nilon quá kín, sẽ làm đọng hơi nước, khiến rau củ quả bị nấm mốc. Ngoài ra quá trình này còn khiến lượng Co2 cao hơn lượng O2 dẫn đến rau củ quả bị rơi vào quá trình hô hấp hiếm khí gây ra héo, bị lên men, hư hỏng. Bởi vậy, việc bọc màng (túi nilon) đục lỗ còn gọi là công nghệ màng MAP. Đó là một công nghệ đang rất phát triển hiện nay mà ở bài viết này chúng tôi không đi sâu đề cập. Do đó, để tối ưu, bạn hãy thử một vài túi nilon, đục lỗ vừa phải theo kinh nghiệm của mình, biết đâu bạn sẽ có bí quyết để chia sẻ cùng mọi người.
4
Hình ảnh: sử dụng túi đục lỗ bảo quản Nho trong tủ lạnh
1.3. Tăng độ ẩm cho rau củ quả Rau củ quả có độ ẩm thường từ 85% - 90%. Nhưng độ ẩm của tủ lạnh thường từ 60-70%, dẫn đến hiện tượng rau củ quả bị mất nước bề mặt, dẫn đến héo. Phần lớn các loại rau củ tươi đều đòi hỏi độ ẩm từ 80-95% nhưng độ ẩm của tủ lạnh chỉ dừng lại ở mức khoảng 65%. Vì vậy, nên cho rau củ vào túi ni-lon để ngăn sự bay hơi nước khi cho vào tủ lạnh, đặc biệt là những thứ không có lớp vỏ bên ngoài. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, không được sử dụng túi nilon kín 100% như hình bên dưới.
Hình ảnh: bó kín rau củ quả với túi nilon kín là không đúng 5
1.4. Một số rau củ nhạy cảm với Ethylene Ethylene là chất khí không màu, được sinh ra từ hầu hết các phần khác nhau của một số loại thực vật, có tác dụng thúc đẩy quá trình chín của các loại quả và quá trình vàng lá ở rau và hoa. Chính vì thế, nếu bạn đặt các loại rau củ quả sản sinh Ethylene với các loại thực phẩm hấp thụ chất khí này, chúng sẽ làm giảm tuổi thọ của "làng giềng" bên cạnh. Phần lớn rau và trái cây được phân thành hai nhóm: Một nhóm được xem là những “nhà sản xuất” khí ethylene và nhóm còn lại nhạy cảm với ethylene. Vì vậy, nếu bảo quản chung thì sẽ làm những sản phẩm “nhạy cảm” chín nhanh hơn. Táo, đu đủ, chuối, bơ và cà chua được xem là những nhà “sản xuất” khí ethylene. Những sản phẩm như rau diếp, bông cải xanh, chanh, cam và cà rốt lại thuộc nhóm nhạy cảm với khí ethylene. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rau quả bầm dập hoặc một số loại rau, trái cây cũng có thể là nguyên nhân khiến những thứ để chung sản xuất nhiều khí ethylene hơn. Thông thường trái cây sản sinh ra nhiều khí hơn còn rau xanh lại khá nhạy cảm với những ảnh hưởng nguy hiểm của ethylene.
Các loại thực phẩm phát ra Ethylene bao gồm: táo, lê, chuối, lê, đào, mận, dưa đỏ, dưa hấu, nấm, cà chua. Những loại thực phẩm hấp thụ Ethylene bao gồm: các loại rau, rau lá xanh, đậu, cà rốt, dưa chuột, cà tím, đậu Hà Lan, ớt và khoai tây.
Dấu hiệu nhận biết khi rau củ quả đã hấp thụ hóa chất ethylene:
Lá xuất hiện những điểm màu nâu và bị rỗ. Búp bông cải xanh, dưa chuột trở nên vàng. Ăn cà rốt có vị đắng.
Bọc gói riêng biệt các loại thực phẩm nhạy cảm với Ethylene và thực phẩm phát ra mùi hôi.
Hình ảnh: cần phần biệt rau củ quả khi bảo quản trong tủ lạnh, tránh hỗn hợp 6
1.5. Hoa quả và rau xanh đều "thích" sự khô ráo Tuy rau củ quả ưu ẩm để tươi lâu, nhưng không được để đọng nước trên bề mặt. Bởi vì, ẩm ướt chỉ khiến cho chúng nhanh bị mùi và dễ có thể bị mốc, thậm chí ở trong tủ lạnh. Một mẹo hữu ích để ngăn chặn hiện tượng này đó là đặt một miếng giấy khô bên trong hộp đựng hoa quả hoặc rau. Miếng giấy này có tác dụng hút hơi ẩm trên bề mặt và giúp rau quả tránh bị thối rữa trên bề mặt.
Hình ảnh: bọc giấy khi bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh
1.6. Lớp bảo vệ tự nhiên Nghe có vẻ hơi kỳ cục nhưng quả thực, sẽ tốt hơn rất nhiều nếu không rửa rau quả trước khi cho vào tủ lạnh (hoặc chạn bếp) bởi vì khi bạn rửa, chúng sẽ bị mất đi "lớp bảo vệ tự nhiên" để tránh bị thối rữa hay có mùi. Nếu hoa quả bị bẩn, bạn có thể dùng khăn hoặc giấy khô để lau.
2. Hướng dẫn bảo quản rau củ quả từng loại cụ thể 2.1. Nấm rơm Không nên sử dụng túi ni-lon với nấm rơm vì 90% thành phần nấm rơm là nước, chúng sẽ nhanh chóng đổ nhớt khi cho vào túi ni-lon. Ngoài ra, nấm rơm cũng có khả năng hấp mùi khi bảo quản chung với
7
những thực phẩm có mùi mạnh. Vì vậy, tốt nhất là cho nấm rơm hay các thực phẩm nhiều nước vào túi giấy.
2.2. Rau có lá màu xanh đậm Rau diếp và các loại thảo dược nên được bảo quản trong những chiếc hộp nhựa có khóa kéo đặc biệt, được thiết kế riêng dành cho việc bảo quản rau xanh. Những chiếc hộp này thường có nhiều ngăn, có rãnh nhựa nhằm giữa cho không khí được lưu thông tốt hoặc sẽ có các lỗ thông khí. Nếu không có loại hộp này, bạn hãy sử dụng những chiếc túi nhựa có khóa kéo với những tờ giấy thấm bảo quản rau. Để 1 hoặc 2 tờ giấy thấm vào mặt trong của túi nhựa, cho rau vào và kéo khóa lại. Giấy thấm sẽ hút bớt chất ẩm do túi nhựa không có lỗ thoát hơi. Bạn có thể áp dụng phương pháp này đối với rau diếp, rau bina, ngò tây, mù tạc xanh, một số loại rau tương tự.
Hình ảnh: bảo quản rau có màu xanh đậm
2.3. Rau diếp và cần tây Nên quấn rau (đã để ráo nước) bằng khăn giấy rồi mới cho vào túi nhựa. Cách này sẽ hiệu quả với rau diếp và cần tây và giúp rau vẫn tươi được ít nhất một tuần.
2.4. Khoai tây hoặc hành tây đã cắt lát Sau khi cắt lát khoai tây hay hành tây, cũng lấy khăn giấy phủ lên phần đã cắt và cất lại vào túi nhựa có khóa kéo.
8
Hình ảnh: bảo quản hành tây
2.5. Cà rốt Cà rốt tươi sạch có thể giữ tươi ngon nếu gói chặt trong một hộp nhựa để ngăn chặn sự bốc hơi hoặc bảo quản trong một hộp đựng kín. Chúng có thể kéo dài cả tuần hay lâu hơn.
2.6. Các loại củ Khoai tây, hành tây, gừng, tỏi và khoai lang nên được bảo quản ở nơi tối hay trong một túi tối màu vì ánh sáng mặt trời làm cho chúng nảy mầm và không ăn được. Trong các cửa hàng những loại củ này lại thường được bày bán dưới ánh đèn và điều này không tốt cho chúng.
2.7. Các loại rau lá Nên để rau không bị ướt sẽ giữ tươi được lâu hơn.
2.8. Bơ Quả bơ chưa chín nên được đặt trong một túi giấy dày hoặc được bọc trong một tờ báo và giữ ở nhiệt độ phòng cho tới khi chín. Sau khi chín, bạn hãy đặt quả bơ trong một túi bóng và cho vào tủ lạnh. Bảo quản bơ trong ngăn đá Bơ là một trong những loại trái cây rất nhanh hỏng vì thế bảo quản chúng đôi khi là một việc khá khó nhằn. Sau một thời gian mua về khi không sử dụng hết thì bơ sẽ chuyển sang màu nâu, tệ hơn là bơ bị hỏng và bạn sẽ không sử dụng được. Giải pháp: Sử dụng một ít nước cốt chanh cho vào bơ và đậy lại thật kỹ bằng hộp nhựa nhé. Nên cho vào ngăn mát của tủ lạnh, ngăn đựng rau chuyên dụng để bảo quản nhé.
9
Hình ảnh: bảo quản bơ trong tủ lạnh
2.9. Rau đã thái trong nước Đối với các loại rau đã cắt, thái như cần tay hay cà rốt, bạn có thể giữ chúng tươi trong thời gian dài bằng cách đặt trong tủ lạnh. Tuy nhiên, đừng quên đặt chúng vào trong những chiếc lọ với một ít nước nhé.
10
Hình ảnh: bảo quản rau đã thái trong nước
2.10. Cần tây Nếu muốn cần tây được tươi như lúc mới mua về thì đừng để trong túi nhựa mà hãy bọc chúng bằng túi thiếc và để vào trong tủ lạnh.
Hình ảnh: bảo quản cần tây trong giấy thiếc
2.11. Nho Nho sẽ tươi lâu hơn nếu được đặt trong túi làm bằng polyethylene
11
Nếu được đặt trong các túi làm bằng polyethylene hoặc túi nhựa thường dùng để đựng thực phẩm thì nho sẽ tươi lâu hơn và vẫn mọng nước như lúc mới mua về. Tuy nhiên, lưu ý là hãy chia nhỏ ra chứ không nên để dồn trong một túi vì phần dưới sẽ rất nhanh hỏng.
2.12. Rau xà lách Bảo quản xà lách luôn xanh. Xà lách là loại rau được sử dụng rộng rãi nhất trong đời sống hàng ngày, tuy nhiên nếu bảo quản không đúng cách thì rất dễ khiến chúng bị hư hỏng, gây tốn kém và rất lãng phí. Cách bảo quản rau xà lách như sau:
Xà lách sau khi mua về bạn sẽ tiến hành loại bỏ phần gốc, những phần đã bị héo, bị sâu không dùng được. Sau đó rửa thật sạch bằng nước và ngâm qua nước muối tầm 10 phút. Khi xà lách đã ráo nước (đừng để xà lách quá khô nhé) thì bạn cho vào một cái tô. Đặt một lớp giấy ăn trên mặt tô, bọc lại bằng màng bao thực phẩm và cho vào ngăn mát tủ lạnh để bào quản. Cách làm sáng tạo này bạn có thể bảo quản rau xà lách trong vòng 5-7 ngày với độ tươi ngon tương đối. Với cách bảo quản rau ngót và các loại rau khác cũng tương tự nên bạn có thể áp dụng cách này nhé.
2.13. Cà chua Việc bảo quản cà chua trong tủ lạnh sẽ khiến cà chua bị khô nước và mất đi vị ngon vốn có của nó. Nếu sử dụng ngay thì bạn có thể để cà chua ở ngoài, trong một môi thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời. Vì cà chua nếu được đem đi bảo quản trong tủ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của chúng. Còn nếu trường hợp bạn không sử dụng hết mà muốn bảo quản trong tủ lạnh thì cũng được nhưng mình không đảm bảo giữ được độ tươi ngon đâu nha. Nhiệt độ phù hợp để bảo quản cà chua là 11 độ C. Nếu bạn có thời gian thì hãy chế biến chúng và cho vào chai đựng đem bỏ vào tủ lạnh. Với cách làm này thì bạn có thể sử dụng quanh năm mà không sợ cà chua bị hỏng.
Hình ảnh: bảo quản cà chua trong tủ lạnh 12
2.14. Khoai tây Cũng tương tự như cà chua thì khoai tây là đối tượng rất dễ bị nấm mốc tấn công, đặc biệt là khi tiếp xúc với nước. Vì thế bạn nên để chúng ở nơi thật thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào. Nếu trường hợp bạn cần bảo quản trong tủ lạnh thì bạn cũng nên bỏ chúng ở khu vực ngăn dưới. Đây là nơi có nhiệt độ tương đối thoáng mát, khá phù hợp để bảo quản.
Hình ảnh: bảo quản khoai tây trong tủ lạnh
2.15. Cam Không nên lột vỏ cam khi bảo quản Cam nếu bị lột vỏ sẽ rất khô, vì thế nếu muốn giữ lại độ tươi ngon thì bảo quản chúng bạn nên để nguyên cả vỏ. Cách bảo quản: Cho cam vào một túi nhựa (nhựa màu sẽ tốt hơn nhựa màu sáng) trước khi muốn bỏ vào tủ lạnh để bảo quản. Bạn có thể áp dụng cách này cho cả bưởi và quýt nhé!
13
Hình ảnh: bảo quản cam trong tủ lạnh
2.16. Chuối Bảo quản chuối chín trong tủ lạnh Mỗi lần mua chuối bạn chỉ nên mua một lượng vừa đủ thôi, tránh mua cả nải vì khi chuối chín mà bạn ăn không kịp thì rất lãng phí. Chuối sẽ ngon hơn khi được làm lạnh. Để bảo quản chúng thì bạn có thể cho vào trong ngăn mát của tủ lạnh, với nhiệt độ mát nên rất phù hợp.
14
Hình ảnh: bảo quản chuối trong tủ lạnh
2.17. Ớt, tỏi Tỏi, ớt là những gia vị được sử dụng thường xuyên trong mỗi gia đình khi nấu các món ăn, vì vậy bạn cần bảo quản chúng để sử dụng được lâu hơn. Cách bảo quản: Rất đơn giản bạn chỉ cần cho chúng vào hộp/túi nhựa rồi để ngay cửa tủ lạnh, tránh để chúng tiếp xúc với nước. Nếu có thể bạn nên hạn chế bỏ ớt, tỏi vào tủ lạnh sẽ tốt hơn.
15
Hình ảnh: bảo quản ớt tỏi trong tủ lạnh
2.18. Hành tây, hành tím Cẩn thận khi bảo quản hành tây và hành tím. Đây là 2 loại củ có mùi rất khó chịu nên bạn cần có cách bảo quản riêng biệt và tránh để chúng cùng với các loại rau, củ khác. 2 loại này thích hợp với môi trường khô ráo, thoáng mát. Nếu cần bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng lâu ngày thì chỉ nên để trong ngăn mát hoặc cửa tủ thôi nhé.
Hình ảnh: bảo quản hành tây hành tím trong tủ lạnh 16
3. Những loại rau, củ không nên cho vào tủ lạnh Trước khi cho rau, củ vào tủ lạnh, các bạn nên lưu ý phân loại rau, củ trước. Nguyên nhân chính là vì mỗi loại rau, củ sẽ có nhiệt độ và ẩm độ thích hợp khác nhau, bạn không nên cho tất cả rau, củ mới mua về vào tủ lạnh.
3.1. Khoai tây Chỉ các củ khoai tây mới thu hoạch nên cho vào tủ lạnh. Những phần khoai tây khác, bạn nên bọc trong túi giấy và treo nơi thoáng mát trong 10 ngày, tránh ánh nắng cùng nơi ẩm ướt để ngăn khoai tây nảy mầm. Chỉ khoai tây mới thu hoạch nên cho vào tủ lạnh
Hình ảnh: bảo quản khoai tây ở nhiệt độ thường
3.2. Cà chua Không nên bảo quản cà chua trong tủ lạnh mà phải để chúng ở nơi thoáng mát bên ngoài. Bảo quản dưới nhiệt độ lạnh không thích hợp, cà chua sẽ bị mất mùi vị và những chất dinh dưỡng quan trọng. Bảo quản dưới nhiệt độ lạnh, cà chua sẽ bị mất mùi vị và chất dinh dưỡng quan trọng. Cà chua nên được xếp chồng lên nhau. Khu vực xung quanh cuống là phần nhạy cảm nhất của quả cà chua bởi nó dễ bị thối nhất. Do vậy, hãy xếp chồng cà chua lên và hướng phần cuống ra bên ngoài.
17
Hình ảnh: bảo quản cà chua nhiệt độ phòng
3.3. Hành tây Bạn chỉ nên để hành tây ở nơi thoáng mát, không cho vào tủ lạnh bởi vì hành tây có tính hút ẩm cao, sẽ làm những loại thực phẩm khác nhanh khô và bị hư.
3.4. Đậu Hà Lan, ớt Trước khi cho chúng vào tủ lạnh, bạn nên rửa sạch rồi cắt miếng, cho vào nồi nước đun sôi cùng một ít muối. Sau đó vớt nhanh ra và cho vào thau nước đá thật lạnh trong vòng 2 đến 3 phút rồi mới cho vào ngăn mát. Như vậy, những loại rau, củ này sẽ được bảo quản đến 2 hoặc 3 ngày. Ớt chuông, dưa chuột và cà chua nên bảo quản với nhiệt độ phòng. Nếu để trong tủ lạnh, ớt sẽ mất đi độ giòn, trong khi đó, dưa chuột và cà chua có thể bị nhớt.
3.5. Chuối Nếu chuối được đặt trong tủ lạnh, chúng sẽ nhanh chóng bị chuyển sang màu đen và mất đi hương vị thơm ngon ban đầu. Tốt nhất là nên đặt ở nhiệt độ phòng nhưng chú ý là phải bọc cuống quả chuối bằng màng bọc nhựa (màng bọc thực phẩm).
18
Hình ảnh: bảo quản chuối nhiệt độ thường
3.6. Hành và khoai tây không được để cạnh nhau. Nếu bảo quản hành và khoai tây cùng với nhau thì hành sẽ đâm chồi rất nhanh và không ăn được.
3.7. Măng tây Măng tây nên được đặt trong cốc thủy tinh với nước như lúc bạn cắm hoa. Bằng cách này chúng sẽ tươi lâu hơn so với bảo quản theo cách thông thường.
19
Hình ảnh: bảo quản măng tây
3.8. Bông cải xanh và súp lơ Cách tốt nhất để bảo quản bông cải xanh đó là đặt thân của chúng trong nước lạnh và dùng khăn ẩm trùm lên phía trên. Đừng quên thay nước và làm ướt khăn thường xuyên. Súp lơ cũng có thể được bọc bằng khăn ướt hoặc màng bọc thực phẩm có đục lỗ nhỏ để thông khí.
20
Hình ảnh: bảo quản súp lơ
4. Thời gian giữ rau củ quả trong tủ lạnh tối ưu - 2-3 ngày: măng tây, cải bắp - 3-5 ngày: bông cải xanh, đậu Hà Lan, hành lá. - 1 tuần: đậu, súp lơ, dưa chuột, rau lá xanh, tỏi tây, rau diếp, ớt, bí ngô. - 1-2 tuần: cần tây. 21
- 2 tuần: củ cải, cà rốt, củ cải.
Hình ảnh: thời gian bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh
5. Tham khảo video về bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh Với các thông tin hữu ích trên, dịch vụ giúp việc theo giờ TKT Maids hy vọng bạn đã có những thông tin tốt nhất để bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh một cách đúng, khoa học và chi tiết nhất. Những người giúp việc TKT Maids sẽ áp dụng và nhận được sử đánh giá cao của khách hàng. -
Hướng dẫn bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh đúng cách nhất: https://www.youtube.com/watch?v=dUw2SxB3lNc&feature=youtu.be Hướng dẫn bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh khoa học: https://www.youtube.com/watch?v=5JmdL-zB9FY&feature=youtu.be
Nguồn: Công ty tạp vụ văn phòng TKT Maids
22