Khi nghe đến dịch ở lợn, người dân thường hay tẩy chay chúng, tuy nhiên không phải thịt nào cũng bị nhiễm dịch, tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ cách phân biệt thịt lợn bị dịch tả châu Phi.
Nội dung bài viết 1. Dịch tả lợn châu Phi là gì? ......................................................................................................................... 1 2. Nguy cơ sức khỏe khi ăn lợn bị dịch tả Châu Phi ...................................................................................... 2 3. Cách nhận biết thịt lợn bị dịch tả Châu Phi ............................................................................................... 4
1. Dịch tả lợn châu Phi là gì? Theo Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), Dịch tả lợn Châu Phi (viết tắt của tiếng anh là ASF, hoặc tiếng Việt là DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI – dịch tả lơn châu phi) là một bệnh truyền nhiễm do Myxovirus chứa AND gây ra. Virut này rất nguy hiểm vì sao vậy?
Bệnh dịch và lưu giữ nhiều năm do Virus gây bệnh ASF có sức sống rất tốt: trong máu 6 năm (bảo quản lạnh), trong lá lách 2-2,5 năm, trong phân ẩm 122 ngày, trong nước tiểu 45 ngày... Tỷ lệ lợn mắc bệnh chết 100%. Bệnh lây nhiễm qua do virus ASF trong máu, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh gây ra. Lây lan nhanh trên loài lợn, xảy ra ở mọi loại lợn. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI không có vắc xin phòng bệnh
Hình ảnh: lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu phi Biểu hiện lợn bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi
Lợn bị thâm tím da phần lớn cơ thể, viêm xuất huyết tràn lan đường tiêu hóa, hạch lâm ba và thận. 1
Con lợn có thể bị sốt cao nhưng không có triệu chứng đáng chú ý nào trong vài ngày đầu. Sau đó, lợn dần mất đi sự thèm ăn và trở nên chán nản. Với con lợn da trắng, các chi có thể chuyển sang màu xanh tím, xuất huyết trên tai và bụng. Lợn nái mang thai khi nhiễm bệnh sẽ bị sảy thai. Lợn nhiễm trùng nhẹ hơn thì bị giảm cân, có các dấu hiệu viêm phổi, loét da và sưng khớp. Lợn run rẩy, thở bất thường, đôi khi ho, đứng không vững. Trong vòng vài ngày sau khi nhiễm trùng, lợn bị hôn mê, sau đó chết.
Hình ảnh: triệu trứng lợn bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi Đây là những thông tin quan trọng nhà nông cần nắm được để phát hiện, cách ly kịp thời lợn bị nhiễm bệnh và đem đi tiêu hủy ngay. Các hình ảnh lợn bị nhiễm ASF bạn có thể xem tại đây: http://www.cfsph.iastate.edu/DiseaseInfo/disease-images.php?name=african-swine-fever&lang=en
2. Nguy cơ sức khỏe khi ăn lợn bị dịch tả Châu Phi Các chuyên gia cho rằng:
Bộ Y tế đã khẳng định dịch bệnh này không gây bệnh ở người. PGS Phu giải thích thêm, dịch tả lợn có tác nhân gây bệnh là vi rút, khác hoàn toàn với bệnh tả ở người là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn. Kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín cũng không có nguy cơ lây nhiễm bệnh tả lợn sang người. 2
Hình ảnh: Con đường lây nhiễm dịch tả lợn châu phi Vậy tại sao chúng nguy hiểm cho sức khỏe con người? Đó là vì, khi lợn nhiễm bệnh tả châu Phi nó có NGUY CƠ RẤT CAO cơ mắc các bệnh khác như tai xanh, cúm lợn... và nhiều bệnh nguy hại khác do sức đề kháng yếu. Những bệnh gián tiếp này này có thể GÂY HẠI SỨC KHỎE CHO CON NGƯỜI nếu thịt lợn không được nấu chín. Vậy làm thế nào để mua được thịt lợn sạch, không bị nhiễm bệnh ở chợ truyền thống thông qua kiểm tra bằng mắt thường? Với các cách nhận biết sau đây hy vọng sẽ giúp chị em văn phòng có cách kiểm tra bằng mắt.
3
Hình ảnh: nội tạng bị xuất huyết khi nhiễm dịch tả lợn châu phi
3. Cách nhận biết thịt lợn bị dịch tả Châu Phi Có khó nhận biết hay không? Câu trả lời là rất khó. Vì những yếu tố sau:
Con lợn chết trong thời gian đầu thường trông khỏe mạnh không khác gì lợn thường Cũng có trường hợp, lợn bệnh được giết mổ chui và thịt bị xử lý tẩm ướp hóa chất, màu đỏ để tuồn ra thị trường.
Nhận dạng bình thường đã khó, huống chi người bán thiếu lương tâm còn tìm mọi cách lừa bịp người tiêu dùng thì muôn vàn khó khăn. Do đó phải kết hợp kiểm tra bằng Cảm Quan (Nhìn, sờ, ngửi) + Mua tại nơi Uy Tín + Xử Lý Sơ Chế Trước khi Chế Biến. Giờ chúng ta không biết làm sao, bằng cách vận dụng mọi kiến thức để trở thành người tiêu dùng thông thái để bảo vệ mình.
4
Hình ảnh: thịt lợn khỏe mạnh Cách nhận biết thịt lợn bị dịch tả Châu Phi Biểu hiện bên ngoài miếng thịt
Trên da và tai lợn có những đốm xuất huyết lấm tấm. Tai lợn có màu đỏ hoặc tím xanh. Vùng đỏ hoặc tím xanh ở các chi, bụng và ngực giống như vết muỗi đốt. Thịt lợn khỏe mạnh sẽ có màu đỏ tươi tự nhiên, mỡ trắng sáng, da không có các đốm hay các vết khác thường. Thịt săn chắc, có độ đàn hội. Tuyệt đối không mua thịt có màu lạ như nâu, xám, đỏ thâm, xanh nhạt, nếu chạm tay thấy chảy nhớt thì đó là thịt ôi hoặc đã mắc bệnh. Miếng thịt nhiễm tả lợn châu Phi có màu lạ như nâu, đỏ thâm, tím tái hay xám, xanh nhạt. Mặt khác, thịt lợn bệnh cũng không có độ đàn hồi. Ấn tay vào miếng thịt thấy bị rỉ nước, chảy nhớt. Thịt bị ướp hóa chất, tẩm màu đỏ thường trông đỏ tươi nhưng thịt bị cứng, không có độ đàn hồi. Khi cắt miếng thịt lợn được ướp hoá chất sẽ nhũn, chảy dịch, phía trong màu hơi thâm và có mùi. Loại thịt đã bị tẩm ướp hoá chất khi rửa sẽ chuyển màu nhợt và có mùi tanh rất khó chịu, mỡ có màu vàng. Lúc nấu, nước thịt sẽ đục, mùi hôi, mỡ bề mặt tách thành những hình tròn nhỏ thay vì nổi váng lớn như thịt tươi.
5
Hình ảnh: Miếng thịt lợn khỏe mạnh Biểu hiện lợn bị dịch tả châu phi khi giết mổ
Khi lợn bị giết mổ thì toàn bộ nội tạng bị xuất huyết. Khi mổ lợn ra, những con lợn nhiễm dịch tả khi mổ ra sẽ có dịch lẫn máu ở bụng và khoang ngực, toàn bộ nội tạng, cơ thể đều xuất huyết, lá lách phình to, hạch bạch huyết lớn. Phổi không bị xẹp (dù đã được mổ trước đó), khí quản dính máu, chứa nhiều bọt, thận xuất huyết, niêm mạc dạ dày loét, ruột tắc và chứa máu.
Hình ảnh: xuất hiện điểm tụ máu (chấm đỏ) trên cật lợn
6
Các phòng ngừa (Phòng là Chính, Ngừa là Chủ Yếu)
Nên mua thịt lợn ở những địa điểm bán uy tín như siêu thị, cửa hàng bán thịt sạch, các sạp trong chợ truyền thống, những người bán thịt lợn lâu năm đã có quan hệ, uy tín với người mua. Chọn mua thịt lợn tươi, chọn thịt lợn sạch. Không nên vì rẻ mà mua thịt ở các hàng quán lề đường, chợ “chồm hổm”, thịt đã ôi, có màu, mùi lạ.
Chế biến Thịt Đúng Cách Trước Khi Ăn
Không ăn tiết canh, thịt tái Thịt lợn mua về nên rửa qua nước muối pha loãng. Cần rửa dụng cụ (dao, thớt) truớc và sau khi chế biến thức ăn. Thực phẩm, thịt sống, chín không để lẫn lộn. Thức ăn nấu xong nên ăn ngay, tránh để lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Với bài viết nêu trên đây, công ty tạp vụ văn phòng TKT Maids hy vọng các chị em, dân văn phòng, nội trợ có thêm thông tin hữu ích để phòng tránh thịt lớn bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi Có thể bạn quan tâm:
Dịch vụ tổng vệ sinh văn phòng sạch sâu định kỳ: https://tktg.vn/dich-vu-tong-ve-sinh-vanphong-dinh-ky/ Dịch vụ cung cấp tạp vụ văn phòng hàng ngày: https://tktg.vn/dich-vu/dich-vu-cung-cap-nhanvien-ve-sinh-theo-gio/
Trân trọng. Nguồn: Công ty tạp vụ văn phòng TKT Maids
7