Hướng dẫn đu dây trên cao an toàn

Page 1

QUY TẮC AN TOÀN ĐU DÂY TRÊN CAO

Đối với công việc vệ sinh kính trên cao giàn giáo vẫn là phương pháp ưu tiên hàng đầu tuy nhiên hiện nay người ta bắt đầu sử dụng một phương pháp mới trong làm việc trên cao đó là phương pháp leo dây tiếp cận, hay còn gọi là đu dây lau kính.

I. Tổng quan Phương pháp này được phát triển từ các kỹ thuật của bộ môn leo núi bằng việc áp dụng các kỹ thuật an toàn và sử dụng các thiết bị đã được phát triển để phù hợp với các ứng dụng trong vệ sinh công nghiệp, đặc biệt là dịch vụ đu dây lau kính nhà cao tầng. 1.1 Lý do lựa chọn leo dây lau kính tiếp cận – Khi thời gian và nguồn nhân lực để thực hiện các công việc trên cao ngày càng hạn chế thì leo dây tiếp cận là phương pháp hiệu quả nhất để thực hiện các công việc này. – Ngoài ra leo dây tiếp cận còn là giải pháp an toàn, tiết kiệm thời gian và hiệu quả về mặt kinh tế để tiếp cận các khu vực trên cả đất liền và ngoài khơi 1.2 Một vài ví dụ về ứng dụng của leo dây tiếp cận Phương pháp leo dây, đu dây tiếp cận được ứng dụng phổ biến trong thi công: 

Giàn khoan ngoài khơi


        

Đường dây dẫn trên không, các tòa tháp Ống khói Tàu, thuyền lớn Cột, trụ Hầm chứa Đập thủy điện sơn nhà cao tầng sửa chữa thi công , lắp đạt quảng cáo nhà cao tầng Vệ sinh kính nhà cao tầng

Hình ảnh: đu dây lau kính 1.3 Các thiết bị sử dụng trong leo dây tiếp cận  

 

Một bộ trang bị dụng cụ cá nhân đu dây lau kính hoàn chỉnh nặng khoảng 15-20kg. Cơ bản bao gồm dây nịt toàn thân, một mũ bảo hiểm an toàn, một vài dây buộc, cáp treo và móc khóa Hầu hết các thiết bị leo dây tiếp cận như descender, ascender, dây đai an toàn…được phân loại giống như PPE và tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế như EN, NFPA, ANSI…đế áp dụng cho việc sản xuất, lưu trữ và kiểm tra…. Nhân viên leo dây lau kính còn phải sử dụng các thiết bị an toàn chống té ngã như rope grabs Các sợi dây mà nhân viên leo dây sử dụng được gọi là dây bán tĩnh đặc biệt và có khả năng chịu được một tải trọng từ 12kN đến 25 kN.

II. Mối nguy từ công việc leo dây lau kính và biện pháp kiểm soát


Khu vực làm việc leo dây lau kính tiếp cận thông thường được chia thành 3 vùng: vùng tiếp cận, vùng nguy hiểm và vùng an toàn. 2.1 Mố i nguy té ngã Để phòng ngừa té ngã phải luôn sử dụng thiết bị bảo vệ chống té ngã thích hợp và thiết bị hỗ trợ leo dây tiếp cận khi làm việc từ 2 mét trở lên. Tất cả người làm việc phải được đào tạo và kiểm tra đánh giá phù hợp với công việc 2.2 Mố i nguy lỗ i rigging Sử dụng 2 dây thừng đu dây lau kính khi làm việc, một dây làm việc chính, dây còn lại đóng vai trò hỗ trợ. Mỗi dây thừng có một điểm neo độc lập. Trước khi làm việc phải kiểm tra: dây thừng (bao gồm cả phần neo), phần cứng, dây đai an toàn, mũ bảo hiểm, các thiết bị hỗ trợ cho công việc 2.3 Mố i nguy vạ̃ t liẹ́ u, dụng cụ rơi Khoanh vùng và barricade xung quanh vùng nguy hiểm. Sử dụng dây để buộc chặt công công cụ, vật liệu để tránh rơi. Lập kế hoạch và sắp xếp công việc hợp lý. Đội mũ bảo hộ khi đi vào khu vực nguy hiểm . Tránh thực hiện các công việc hay đứng phía bên dưới vị trí đang làm việc leo dây tiếp cận. Đối với vật liệu và công cụ có khối lượng trên 10kg phải sử dụng dây/ túi treo độc lập với người làm việc.


Hình ảnh: khu vực nguy hiểm khi đu dây lau kính 2.4 Mố i nguy thời tié́ t như nắng, giô, mưã, sã́ m chớp… Ngừng làm việc trong điều kiện thời tiết nguy hiểm. Mang đầy đủ thiết bị bảo vệ cá nhân như giày, mũ, quần áo và găng tay bảo hộ. Sử dụng neo buộc trung gian để giảm khoảng cách di chuyển/ chuyển động khi có gió. Cột chặt các công cụ và vật liệu. 2.5 Mộ t số mố i nguy khãc Nhiệt độ ngoài trời cao có thể gây say nắng/ sốc nhiệt, làm việc trong tư thế gò bó khiến chân tay bị tê cứng và các mối nguy phát sinh từ công việc liên quan như hóa chất, dụng cụ…

III. Quy định an toàn đối với công việc đu dây lau kính tiếp cận


3.1 Yéu cã̀ u đố i với người lãm viẹ́ c 3.1.1 Về tâm lý/thần kinh   

Không sợ độ cao. Có khả năng thực hiện công việc trong điều kiện khắc nghiệt đòi hỏi sức khỏe và tâm lý. Có khả năng phân tích và giải quyết tốt các vấn đền/sự cố phát sinh không lường trước được khi làm việc trên dây.

3.1.2 Về sức khỏe       

Chịu đựng được thời tiết khắc nghiệt Có khả năng làm việc ở trạng thái treo lơ lửng trên dây an toàn trong thời gian dài Khối lượng cơ thể không vượt quá 100kg. Có sức khỏe tốt để leo trèo, đu, bám trên dây Về thể lực có thể nâng một vật nặng 25kg di chuyển 50 mét. Tim mạch vẫn ở trạng thái ổn định khi leo trên 50 bậc cầu thang Chân tay lành lặn, không bị bệnh về xương khớp.

3.1.3 Những người bị các bệnh sau không được phép làm công việc leo dây tiếp cận             

Bệnh tim hoặc huyết áp Bệnh động kinh, co giật, hoa mắt Chóng mặt, rối loạn thăng bằng Sốc phản vệ khi bị côn trùng cắn Tuần hoàn máu đến các chi kém kém Rối loại tuần hoàn máu Đang điều trị thuốc ảnh hưởng đến chức năng thăng bằng, tỉnh táo, tầm nhìn Bệnh thần kinh Nhạy cảm với ảnh sáng mặt trời Viêm gân hoặc viêm khớp Có vấn đề về lưng, cổ và vai Thính giác kém Béo phì

3.2 Yêu cã̀ u vé̀ đãô tạo Có 3 cấp độ kỹ năng trong phương pháp leo dây tiếp cận. 3.2.1 Công nhân leo dây lau kính tiếp cận (kỹ thuật viên bậc 1)

Phải được đào tạo cơ bản tối thiểu 32 giờ và được người giám sát kiểm tra, cho phép làm việc. Công nhân leo dây tiếp cận phải biết được cách thức kiểm tra thiết bị, cách sử dụng các công cụ làm việc một cách thuần thục, cũng như có thể hỗ trợ rigging theo hướng dẫn của kỹ thuật viên bậc 2…


Sau khi được đào tạo cơ bản công nhân leo dây lau kính tiếp cận sẽ tiếp tục được kỹ thuật viên bậc 2 hướng dẫn, kèm cặp tại công trường. Hằng năm công nhân leo dây tiếp cận phải tham gia đào tạo lại tối thiểu 16 giờ. Định kỳ 3 năm giám sát leo dây lau kính tiếp cận sẽ đánh giá lại kiến thức và kinh nghiệm của công nhân. Nếu công nhân không đạt yêu cầu bắt buộc phải học lại khóa đào tạo cơ bản 32 giờ. 3.2.2 Kỹ thuật viên leo dây lau kính tiếp cận (kỹ thuật viên bậc 2)

Kỹ thuật viên leo dây tiếp cận phải có đủ kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện công việc leo dây tiếp cận với sự hướng dẫn của giám sát leo dây tiếp cận. Kỹ thuật viên leo dây tiếp cận chịu trách nhiệm hướng dẫn và kèm cặp các công nhân tham gia công việc leo dây tiếp cận trong nhóm của mình. Phải luôn có mặt tại nơi làm việc khi công việc leo dây đang tiến hành. Hằng năm kỹ thuật viên phải tham gia khóa đào tạo định kỳ tối thiểu 16 giờ và phải được đơn vị độc lập có chức năng cấp chứng chỉ leo dây tiếp cận . 3.2.3 Giám sát đu dây lau kính tiếp cận (kỹ thuật viên bậc 3)

Giám sát leo dây được đào tạo với đủ kỹ năng và kinh nghiệm giải quyết mọi vấn đề liên quan đến công việc leo dây an toàn ngoài công trường. Giám sát leo dây tiếp cận có khả năng phân tích, thiết kế và đánh giá hệ thống dây leo tiếp cận. Giám sát đu dây lau kính tiếp cận có đủ kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện trực tiếp hoạt động cứu hộ từ hệ thống leo dây tiếp cận. Giám sát leo dây tiếp cận phải duy trì bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn về giám sát. Tham gia khóa đào tạo định kỳ hàng năm cần thiết cho kỹ thuật viên leo dây tiếp cận và 16 giờ đào tạo nâng cao dành cho giám sát. 3.3 Kié̉ m trã Trước khi tiến hành công việc leo dây tiếp cận phải kiểm tra đặc tính an toàn của các thiết bị. Giám sát/ Kỹ thuật viên leo dây tiếp cận có trách nhiệm kiểm tra tất cả các thiết bị trước khi làm việc. Công nhân cũng hỗ trợ kỹ thuật viên thực hiện việc kiểm tra khi có thể. 3.3.1 Kiểm tra thừng

Kiểm tra dây thừng, điểm neo, nút thắt dây, lắp đặt thiết bị bảo vệ dây thừng ở các vị trí gờ, rìa – cạnh Dây thừng đu dây lau kính phải đảm bảo tình trạng tốt, không bị xoắn, tưa. Đường kính dây thừng nằm trong khoảng từ 10 – 16 mm. Chiều dài thông thường nằm trong khoảng 200m, tuy nhiên có thể cắt ngắn tùy theo yêu cầu công việc. Dây thừng phải có khả năng chịu lực tối thiều 18 kN. Ngay lập tức thay dây thừng nếu phát hiện có bất cứ hư hỏng hay có người bị rơi khi sử dụng dây thừng này.


Đối với dây thừng sử dụng hằng ngày, sau 1 năm phải thải bỏ.

Đối với những dây thừng thỉnh thoảng mới làm thì sau 2 năm nên thải bỏ.

Dây thừng sản xuất quá 5 năm không nên sử dụng.

Trong leo dây tiếp cận có 2 loại neo là neo cố định và neo tạm thời. Neo cố định phải được kiểm định hằng năm bởi cơ quan có chức năng. Còn đối với neo tạm thời đòi phải do giám sát leo dây tiếp cận tính toán thiết kế, lắp đặt và kiểm tra mới được phép đưa vào sử dụng. Kiểm tra và đảm bảo dây thừng được gắn các thiết bị bảo vệ ở những vị trí có dây thừng có thể bị hư hỏng

Hình ảnh: dây đu lau kính 3.3.2 Kiểm tra dây đai an toàn

Đảm bảo dây đai an toàn được mang đúng, chặt và kết nối phù hợp. Không được sử dụng dây đai có dấu hiệu bị hư hỏn, sứt mẻ nào.


Hình ảnh: áo lưới an toàn 3.3.3 Mũ bảo hộ

Lựa chọn mũ phù hợp với khuôn đầu và cài quai thích hợp. Mũ bảo hộ sử dụng trong leo dây tiếp cận là loại mũ đặc biệt không có tán ở phía trước, cũng như có thể lắp đặt các thiết bị phụ trợ đu dây lau kính đi kèm như kính chắn, mặt nạ hàn… 3.3.4 Kiểm tra phần cứng

Kiểm tra chức năng của các khóa kết nối và các thiết bị làm việc Đảm bảo các khóa kết nối sử không bị hư hỏng, méo mó hay mài mòn. Carabiner phải có chốt khóa và tối thiểu chịu được lực 22,2KN. Sử dụng đúng thiết bị descender. Thiết bị descender sử dụng trong công nghiệp phải có phanh hãm. Kiểm tra chức năng của thiết bị trước khi đưa vào sử dụng. 3.3.6 Ascender

Sử dụng Ascender để người làm việc có thể leo dây. Thông thường Ascender được thiết kế để làm việc trên dây thẳng đứng hoặc góc cao hơn 45 độ.


Trong trường hợp phải di chuyển từ dây này sang dây khác thì người ta thiết kế Ascender dành cho góc độ nhỏ hơn. Người làm việc trên dây phải chú ý để ngăn ngừa những tình huống phát sinh do Ascender có thể bị tách rời khi góc dây nhỏ hơn thiết kế. 3.4. Cãc yéu cã̀ u vé̀ ãn tôãn 3.4.1 Trước khi tiến hành công việc

– Tiến hành nhận diện và phân tích mối nguy để tìm phương án thực hiện công việc phù hợp. – Chuẩn bị kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp – Chuẩn bị giấy phép làm việc – Thực hiện các biện pháp cô lập về điện hay dòng công nghệ có thể ảnh hưởng đến công việc leo dây tiếp cận. – Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và nguồn lực phù hợp cho công việc – Kiếm tra an toàn các thiết vị dụng cụ sử dụng cho công việc leo dây tiếp cận như hướng dẫn bên trên. – Chuẩn bị túi để vận chuyển vật liệu, dụng cụ – Kiểm tra tình trạng khu vực làm việc trước khi tiến hành công việc. – Barricade xung quanh khu vực làm việc, ngăn ngừa phương tiện hay người vô phận sự đi vào khu vực nguy hiểm – Kiểm tra điều kiện thời tiết, đặc biệt là tốc độ gió. – Lắp đặt thiết bị bảo vệ chống té ngã tại vị trí tiếp cận với khu vực neo 3.4.2 Bắt đầu công việc đu dây lau kính

– Kiểm tra tình trạng của các dây thừng, các nút thắt… trước khi tiến hành công việc như hướng dẫn bên trên. – Đảm bảo mỗi người làm việc phải có tối thiểu 2 dây thừng được neo độc lập (một dây thừng làm việc và một dây thừng an toàn) – Thắt nút dừng (stopper knot) ở cuối mỗi dây thừng. – Người giám sát kiểm tra đu dây lau kính đảm bảo các thành viên leo dây tiếp cận đã lắp đặt và sử dụng đúng thiết bị dành cho công việc.


– Thực hiện toolbox talk phổ biến mối nguy và biện pháp an toàn cho tất cả người làm việc, cũng như kế hoạch và phương án ứng phó sự cố cho những người liên quan. – Áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn chống té ngã khi tiếp cận đến điểm neo, và dây thừng – Kiểm tra và lắp đặt tấm lót bảo vệ dây thừng ở những trí tiếp xúc với các gờ nhô ra có khả năng làm hư hỏng dây thừng.

Hình ảnh: lót bảo vệ dây đu lau kính 3.4.3 Trong quá trình thực hiện công việc

Di chuyển xuống – Trước khi di chuyển xuống phải kết nối đảm bảo thiết bị bảo vệ an toàn (Rope grabs) đã được kết nối với dây an toàn và hoạt động tốt. Khi di chuyển xuống phải kiểm tra đảm bảo descender được lắp đặt đúng hướng và hoạt động tốt. – Trước khi di chuyển đi qua khỏi một gờ/ chướng ngại vật cần phải chú ý cho đủ dây thừng qua khỏi gờ/ chướng ngại vật đồng thời kiểm tra đảm bảo thiết bị an toàn không bị cản trở. Trong quá trình di chuyển qua khỏi gờ/chướng ngại vật phải khóa descender. – Dây thừng phải được kiểm soát trong suốt quá trình làm việc Di chuyển lên – Trước khi kết nối ascender với dây thừng làm việc phải đảm bảo thiết bị bảo vệ đã được kết nối với dây an toàn và hoạt động tốt. Gắn ascender với quai ngực trước để kiểm tra chức năng, rồi sau đó mới kết nối với quai chân – Khi chuyển từ trạng thái di chuyển xuống sang trạng thái di chuyển lên cần chỉ được tháo descender khi thiết bị ascender đã được kết nối và hoạt động tốt. – Sau giờ giải lao khi trở lại làm việc phải kiểm tra tất cả các thiết bị có khả năng bị hự hỏng, cũng như định rõ đâu là dây thừng làm việc đâu là dây an toàn.


Chuyển trạng thái ( di chuyển qua dây làm việc khác, di chuyển qua nút thắt…) – Khi chuyển trạng thái phải sử dụng ascender để tạo ra một điểm kết nối phụ, chọn vị trí kết nối ascender càng cao càng tốt để giảm bớt lực rơi phát sinh khi chuyển trạng thái. – Đảm bảo duy trì 2 điểm kết nối trên 2 dây thừng độc lập trong quá trình chuyển trạng thái. Đối với nhân viên thực hiện dịch vụ lau kính nhà cao tầng, thì việc nắm vững các kỹ thật, kiến thức về đu dây là leo dây là vô cùng quan trọng. Công ty vệ sinh TKT với dịch vụ đu dây lau kính hàng đầu tại Tp.HCm với các nhân viên được đào tạo bài bản có đầy đủ chứng chỉ học tập kỹ thuật, an toàn và bảo hiểm và kinh nghiệm thực hiện hàng trăm công trình vệ sinh kính tại Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… rất sẵn sàng để phụ vụ Quý Khách Hàng là các tòa nhà, cao ốc, nhà máy, nhà xưởng. Nguồn: http://tktg.vn


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.