The world of coffee
tháng Bảy 2012 giải mã sáng tạo the decoding issue
văn chương
Trần Dần - Hồi ký Nguyễn Thị Bình Patrick Modiano - Ruy Sánchez
nghệ thuật
Chưa đủ cô đơn để sáng tạo - Giải mã phong cách ở Việt - Documenta 13
cà phê
Nghệ thuật Espresso - Cà phê cóc Cà phê ở New York - Tâm thức Wien
điện ảnh
Những thời khắc của The Hours “Thiên nga Úc” Nicole Kidman
Không sáng tạo, không có lịch sử
cà phê
mùa Hạ
07-2012 Nhà xuất bản Phụ Nữ
trong số này Hình ảnh thực hiện bởi Minh Monkey
20
thế giới cà phê
đối thoại
Không đam mê, không thành công
70
100 quán cà phê không thể bỏ qua
kiến trúc, văn hóa & Nghệ thuật
26 InraSARA
Chưa đủ cô đơn để sáng tạo
30
nguyễn hữu thái
33
chuyện trong quán cà phê
Văn hóa cà phê cóc
78
cà phê du ký
Chuyến du hành tới Úc
82
Bàn về phong cách ở Việt
trần dần
86
từ điển cà phê
Nghệ thuật Espresso di sản
Qua ký ức của Dương Minh Long
Tâm thức Wien
36
nguyễn văn thiện
92
triết lý cà phê
Bộ sưu tập tranh về phụ nữ
38
nhất linh
96
tin cà phê
98
nhân vật cà phê
Qua góc nhìn của Cao Việt Dũng
40
nguyễn thị bình
Hồi ký “Gia Đình, Bạn Bè, Đất Nước” ruy sanchez
Đối thoại cùng Trần Tiễn Cao Đăng
patrick modiano
106
Trích đoạn “Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối”
52
Alice munro
114
Review tác phẩm “Trốn chạy”
62
LUCA MAjer
116
110
Documenta 13
Đối thoại với Sir Coffee
Cà phê vòng quanh thế giới
Cà phê & Tinh thần Islam
42 47
4
72
CF
Quán cà phê của Rheberger
Uống cà phê ở New York
phong cách & giải trí
câu chuyện thời trang
Haute Couture 2012 kiệt tác điện ảnh
The Hours - Những thời khắc biểu tượng hollywood
Thiên nga Úc - Nicole Kidman
Triển lãm nghệ thuật đương đại quốc tế
thế giới cà phê
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Chịu trách nhiệm xuất bản nguyễn thị tuyết Phụ trách nội dung Đặng Lê Nguyên Vũ Ý tưởng Nguyễn Danh Quý Phạm Thị Điệp Giang Biên tập Minh Hà Thiết kế chính anh tuấn Hỗ trợ thiết kế Huy Cường Với sự cộng tác của nhà văn Nguyên Ngọc, nhà sưu tầm tira vanichtheeranont, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái, nhiếp ảnh Dương Minh Long, dịch giả Trần tiễn cao đăng, dịch giả Cao Việt Dũng, nhà văn nguyễn vĩnh nguyên, nhà báo thời trang thành lukasz, cùng những cây viết đồng hành trong và ngoài nước khác. Mọi ý kiến đóng góp hoặc bài, hình ảnh cộng tác xin gửi về:
thegioicf@trungnguyen.com.vn www.facebook.com/ThegioiCF
Giấy phép xuất bản số 523-2012/CXB/4-26/PN do Giám đốc Nhà Xuất Bản Phụ Nữ ký ngày 25/07/2012 cho Công ty Cổ phần tập đoàn Trung Nguyên. In tại Công ty in Trần Phú, TP. HCM. Nộp lưu chiểu tháng 07.2012. Tất cả hình ảnh và nội dung trong ấn phẩm này thuộc bản quyền của Trung Nguyên. Mọi sự sao chép, nếu không được phép bằng văn bản của Ban Biên Tập, sẽ bị xem là vi phạm Luật Sở hữu Trí tuệ hiện hành của nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
CF
6
thế giới cà phê
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
lời chào
Bạn đọc thân mến, Sáng tạo luôn là một đề tài bí ẩn và quyến rũ con người. Có thể nói, không có sáng tạo không có lịch sử. Và đã có rất nhiều người tìm cách lý giải nguyên do của sáng tạo nhưng cho tới nay mọi sự vẫn còn trong quá trình bàn luận. Trong cuốn sách Sự điên rồ thần thánh của Humphry Knipe, sức sáng tạo phi thường được lý giải như là hệ quả của những cực đoan xuất phát từ trạng thái thần kinh không bình thường với các ví dụ sinh động suốt từ thời Hy Lạp cổ đại tới nay. Còn trong Thế Giới Cà Phê - CF số thứ 4 mà bạn đang cầm trên tay, các nhà sáng tác nghệ thuật và phát minh lại có những cách lý giải khác. Nhà văn người Mexico Alberto Ruy Sánchez phần nào cho rằng dục vọng là cơ sở của sức sáng tạo. Trong khi đó, nhà phê bình văn học người Chăm - Inrasara - tin rằng sự cô đơn là chất xúc tác để con người có khả năng sáng tạo. Còn nhà phát minh các sáng chế liên quan tới cà phê người Ý - ông Luca Majer - lại tin rằng sáng tạo có mối liên hệ đặc biệt với cà phê vì nó có thể “dẫn bạn tới những điều phi thường”. Bạn đọc cũng được chia sẻ những tìm hiểu và lý giải về kiến trúc của người Việt qua bài viết của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái, cùng cây viết Nguyễn Vĩnh Nguyên giải mã Văn hóa cà phê cóc, tìm hiểu về Tâm thức Wien trong nền văn hóa cà phê thế giới cũng như những mối dây liên hệ thú vị giữa Cà phê và đạo Islam… Với những độc giả sành cà phê và mong muốn tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến các bạn cách pha chế espresso của người Ý. Chuyến hành trình của phóng viên CF tới châu Úc để tìm hiểu về văn hóa cà phê của xứ sở này cùng quán cà phê đặc biệt chỉ xuất hiện một lần duy nhất trên thế giới đã được phóng viên chúng tôi ghi lại trong mục Cà phê du ký và 100 quán cà phê không thể bỏ qua. Chúng tôi hi vọng, thưởng thức ly cà phê tuyệt hảo với những bài viết của CF số này sẽ giúp bạn có được nhiều giây phút thư giãn, giải tỏa mệt nhọc để tái tạo và khởi hứng sáng tạo, với một niềm tin như nhà phát minh Luca Majer đã chia sẻ khi nói về cà phê: “Bạn thử xem có đồ uống nào có một tâm hồn mạnh mẽ như nó không?”. Trân trọng, Đặng Lê Nguyên Vũ
Nếu bạn muốn chia sẻ thông tin với chúng tôi hoặc nhận ấn phẩm biếu mỗi kỳ, hãy gửi thư về địa chỉ email: thegioicf@trungnguyen.com.vn
CF
8
thế giới cà phê
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
người đồng hành
Nguyễn Hữu Thái
kiến trúc sư
Inrasara
nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa
Nguyễn Hữu Thái nguyên là chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963 1964), kiến trúc sư - quy hoạch gia, nghiên cứu Việt Nam học. Ông đã hợp tác nghiên cứu và thỉnh giảng tại nhiều đại học Bắc Mỹ và Tây Âu và hiện đang công tác nghiên cứu, viết sách báo và giảng dạy tại Việt Nam.
Sinh 1957 tại Caklaing - Ninh Thuận. Các tác phẩm chính: Thơ: Tháp nắng (1996), Lễ Tẩy trần tháng Tư (2002); Tiểu thuyết: Chân dung Cát (2006); Hàng mã kí ức (2011); Tiểu luận văn chương: Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo (2006), Song thoại với cái mới (2008)... Ngoài ra ông còn in hơn 10 công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm và chủ biên đặc san Tagalau (12 kì). Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1997 & 2003), Giải thưởng Văn học ASEAN (2005), Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh (2009). Hiện Inrasara là Phó Chủ tịch Hội đồng thơ, Hội Nhà văn Việt Nam.
CF
10
thế giới cà phê
Trần Tiễn Cao Đăng
Modiano
dịch giả
tiểu thuyết gia
Sinh năm 1965. Anh mê văn chương, viết những tác phẩm đầu tay khi còn học phổ thông. Năm 2006, vào ngưỡng 40 mới in tập truyện ngắn đầu tiên Ba-rốc và ẩn hoa (NXB Hội Nhà văn). Ngoài viết văn, anh còn biết đến với tư cách là một dịch giả nghiêm túc, cẩn trọng, có uy tín với các tiểu thuyết, nghiên cứu nổi tiếng. Một số đầu sách dịch của anh: Xứ cát, Biên niên ký chim vặn dây cót, Nếu một đêm đông có người lữ khách, Tôi tên là Đỏ, Từ điển Khazar. Trần Tiễn Cao Đăng đã được giải thưởng về dịch thuật của Hội Nhà Văn Hà Nội. Anh là người đầu tiên của Việt Nam đọc Alberto Ruy Sánchez, cũng là người chuyển ngữ cuốn Tên của khí trời sang tiếng Việt.
Tiểu thuyết gia người Pháp Patrick Modiano, sinh năm 1945, đã được giải thưởng “Grand Prix du Roman de l’Académie Française” năm 1972 và giải Goncourt năm 1978 cho cuốn tiểu thuyết Rue des Boutiques Obscures. Năm 2010, ông được vinh danh cho thành tựu trọn đời với giải thưởng cao quý “Prix mondial Cino Del Duca”.
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
lựa chọn trong tháng
Cơ cấu trí khôn Lý thuyết về nhiều dạng trí khôn Howard Gardner, Phạm Toàn dịch, Nguyễn Dương Khư và Phạm Anh Tuấn hiệu đính 150.000 VNĐ
Viết về bè bạn Bùi Ngọc Tấn (in lại), Nhã Nam & NXB Hội Nhà văn, 87.000 VNĐ
Thế giới kỳ bí của ngài Benedict (tập 1: Bút chì, Tẩy và Người thắng cuộc), Trenton Lee Stewart, Carson Ellis minh họa, Đỗ Thu dịch Alphabooks & NXB Dân trí, 119.000 VNĐ Phật giáo truyền thống đại thừa Ghese Kelsang Gyatso Thích Nữ Trí Hải dịch Thiện Tri Thức & NXB Hồng Đức, 65.000 VNĐ
Trước lúc ngủ say, tiểu thuyết tâm lý S. J. Watson Nguyễn Lê My Hoàn dịch NXB Trẻ, 85.000 VNĐ
Một mảnh trò đời tiểu thuyết, Steve Toltz, Thi Trúc dịch, Phương Nam, dtbooks & NXB Hội Nhà văn, 175.000 VNĐ
Bình Nguyên Lộc truyện ngắn (in gộp Ký thác, Những bước lang thang trên hè phố, Cuống rún chưa lìa) NXB Trẻ, tủ sách “Mỗi nhà văn - Một tác phẩm”, 110.000 VNĐ
Đi ngang Hà Nội Nguyễn Ngọc Tiến, Chibooks & NXB Văn học, 69.000 VNĐ
10 tháng 7&8
cuốn sách
CF
12
thế giới cà phê
Văn hóa… “gỡ” Những tác phẩm mới phát hiện của nhà văn Vũ Bằng, Võ Văn Nhơn sưu tầm và tuyển chọn, NXB Phụ nữ, 60.000 VNĐ
Nhật ký hoàn toàn có thật của một người Anh điêng bán thời gian, Sherman Alexie, Ellen Forney minh họa, Nguyễn Liên Hương dịch, Nhã Nam & NXB Hội Nhà văn, 60.000 VNĐ
Ấn phẩmThế Giới Cà phê lựa, bạn đọc: 10 cuốn sách hấp dẫn cho tháng 7 và tháng 8 của bạn. t h á n g
b ả y
2 0 1 2
in dialogue
NO PASSION, NO SUCCESS
An interview with Đặng Lê Nguyên Vũ by Regus for the book “Growth in a difficult decade”. 63 entrepreneurs whose names are widely known in the world such as Donald Trump, Howard Schultz... share their viewpoints on the growth strategy in the difficult decade of the world economy. Đặng Lê Nguyên Vũ is the only Vietnamese invited to appear in this book.
CF
14
thế giới cà phê
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Summary
Vietnam is the second largest exporter of coffee in the world, and Ðặng Lê Nguyên Vũ grew up in the country’s main coffee growing province. Why, then, were he and his friends so poor? The answer to that conundrum - packaging and branding the coffee at source rather than exporting the raw beans - was the start of a business that within 15 years would see Trung Nguyen coffee products exported to more than 50 countries. For Vũ, it’s the passion a person shows for their business or sector that drives their success. He is also a firm believer that sustainability and green development will be key to growth in the future.
Profile
Known in his native country of Vietnam as ‘The King of Coffee’, Ðặng Lê Nguyên Vũ can never be accused of thinking small. “There are two billion people who drink coffee every day. Coffee doesn’t have borders, it’s for the whole world, and our philosophy is to serve the whole world.” After just 15 years of trading, Trung Nguyen may not quite be serving the whole world just yet, but it’s a long way down the road. Vũ’s Vietnamese coffee company now exports its products to 53 countries and territories, and
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
operates domestically through 50,000 retail outlets and 1,000 coffee shops. All this seems a long way removed from Vũ’s original career path, when he planned to be a doctor. “I grew up in a province that is the coffee capital of Vietnam. It was when I was studying medicine that with a group of friends we came up with the Trung Nguyen Coffee idea,” he says. “We were living in poverty and wanted to help our families so wen felt we had to do something about it. Vietnam is the second largest exporter of coffee globally and we were living in the main coffee producing province, so we thought – how come we’re so poor?” The answer to the students’ question was simple, but to launch a business on the back of it was far from easy. “We understood that Vietnam up until then had simply exported raw green unbranded coffee beans while European countries were making money through excellent branding of a product they couldn’t grow. This is why we decided to produce Vietnam’s first branded coffee.” So Trung Nguyen Coffee was born, but is that really all it takes for an entrepreneur to find success: a good idea? Not according to Vũ, who believes that you must be totally committed to the product and market in which you are looking to operate. “It is very important as an entrepreneur to go into something that your heart belongs to. If you choose well, you will be passionate about what you do and be stimulated to grow.”
thế giới cà phê
15
CF
in dialogue
“The size, depth and width of your passion and drive dictates the size, depth and width of your success”.
CF
16
thế giới cà phê
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
The book Growth in a difficult decade, first published in Great Britain in 2012 by Regus Plc., featuring 63 entrepreneurs whose names are widely known in the world such as Donald Trump, Howard Schultz...
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Passion, planning and networking
Given the importance Vũ places on networking, it is perhaps strange that he This idea of loving what you do is central to doesn’t identify any particular individuals as Vũ’s notion of what entrepreneurs need to focus personal role models or mentors. “I feel I can on when launching their business idea. “I think learn from anyone and anything,” he says. there are three main things that are important “To achieve anything big and worthwhile for an entrepreneur to focus on if they want to you need to find great brains. Ideas and make an organisation successful, beginning thinking are the most important drivers of with passion, guided by your core competence growth. I don’t consider other entrepreneurs in terms of your skills, experience, attitude and as mentors or superiors to admire passively. I regard them as equals with whom to share personality.” Vũ continues: “You need to use your passion thoughts and ideas.” Fortunately, Vũ believes to drive your plans and that the very industry he move your organisation has chosen to operate in forward, through “It is very is one that promotes great thorough planning and important as an ideas. “Coffee is energy for excellent execution.” entrepreneur to the brain,” he says with And the third area for go into something huge enthusiasm. “It feeds entrepreneurs to focus on? that your heart creativity.” According to Vũ, it is an So what does Vũ look for aptitude for networking. belongs to. If you in the people he recruits “The stronger your choose well, you to the Trung Nguyen passion is and the bigger will be passionate team? “They have to the dream, the more about what you do share some of the qualities people you will need to and be stimulated of the entrepreneur and help you succeed. You will the ability to learn from need to form a team that to grow”. mistakes, accepting failure is based on understanding when it comes along,” he what skills are needed or says. “In return, I feel it’s important for me to who can help execution.” Surrounding yourself with good people Vũ share the company achievements with them in is clearly a man who believes in teamwork, and material, spiritual and social terms.” The point about learning from past someone who places his trust in the team he has built and what they can deliver for the business. experiences is particularly important for Vũ, who “First and foremost you will need reliable recognises that mistakes are inevitable for any partners and a good team. These people need entrepreneur and any new venture. “You need wto share your vision and be driven by a to know how to welcome failure and overcome common vision. They need to feel that it is not it; how to make mistakes and face them. If you just about what the entrepreneur at the head develop the ability to solve problems, you will no of the business wants to achieve, but what they longer feel afraid of failing and will be able to face challenges head on.” want to achieve as individuals too.”
thế giới cà phê
17
CF
in dialogue
“You need to use your passion to drive your plans and move your organisation forward, through thorough planning and excellent execution”
A tough environment
Of particular relevance to budding entrepreneurial companies across the world at the moment are the challenges presented by the global economic situation. Vũ acknowledges that times will be tough, but also feels that entrepreneurs will play a key part in restoring prosperity. He says: “Going forwards will be tough as the world is faced with several types and layers of emergency. This isn’t just the economic crisis; it’s everything from food provision to air and water pollution to over-population. It’s going to be a tough time for everyone.” “However, at the same time the world is getting smaller and in a word more ‘global’. Entrepreneurs are destined to play a key role in this globalisation.” There’s no question that Vũ is an entrepreneur whose business is designed not only to generate personal wealth but also to enrich the lives of CF
18
thế giới cà phê
employees and the prosperity of the Vietnamese people as a whole. “We make the most specialist coffee in the world, and through coffee we want to create a sustainable development model, using coffee to come up with value for society and for the environment,” he says. “We want to create an impression where Buon Ma Thuot city in Central Highlands of Vietnam is the home base for that philosophy.” It’s a philosophy that Vũ, now a regular representative of the Vietnamese business community at Government level, is keen to share with business owners across the world. “If I can say only a few words to entrepreneurs seeking growth in the next decade, it would be to wholeheartedly focus on sustainable and green development – not just for themselves, but for the good of all society.”
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Không khát vọng, không thành công!
Trên quê hương mình, Đặng Lê Nguyên Vũ được coi là “Vua cà phê”. Ông Vũ quan niệm: “Có hai tỉ người uống cà phê mỗi ngày. Cà phê không có biên giới. Cà phê là cho toàn thế giới, và triết lý của chúng tôi là phục vụ toàn thế giới.”
c h u y ể n
CF
20
thế giới cà phê
n g ữ
hải minh
ả n h
shutterstock
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
đối thoại
Chỉ sau 15 năm có mặt trên thị trường, Trung Nguyên có thể chưa phục vụ cà phê cho toàn thế giới, nhưng công ty này đã đi xa trên con đường đó. Công ty cà phê Việt Nam của ông Đặng Lê Nguyên Vũ hiện giờ xuất khẩu sản phẩm tới 53 quốc gia và liệu - một ý tưởng tốt - là tất cả những gì tạo vùng lãnh thổ. Tại thị trường nội địa, sản nên một doanh nghiệp thành công? “Tôi không phẩm của Trung Nguyên được phân phối nghĩ như vậy. Trước nhất, bạn phải toàn tâm tới hơn 50.000 cửa hàng bán lẻ và 1.000 toàn ý với sản phẩm và thị trường mà bạn đặt quán cà phê. công việc kinh doanh. Hãy đặt vào đó toàn bộ Tất cả những điều này có thể đã không xảy đam mê, trái tim mình. Nếu bạn chọn lựa đúng, ra nếu ông Vũ theo đuổi ước mơ ban đầu của chính đam mê sẽ dẫn đường, khuyến khích để mình - trở thành một bác sĩ. “Tôi lớn lên ở một bạn phát triển” tỉnh, nơi là thủ phủ cà phê của Việt Nam. Tôi nảy ra ý tưởng làm cà phê cùng với một vài Đam mê, lập kế hoạch và người bạn khi còn đang học theo ngành Y. Kết nối Chúng tôi sống trong đói nghèo và chỉ có một “Phải thực sự yêu thích điều bạn đang làm” là ước muốn là phải làm điều gì đó để giúp bản quan điểm trung tâm của ông Vũ trong công thân và gia đình. Việt Nam là nước xuất khẩu việc kinh doanh. “Tôi nghĩ rằng có ba điều cà phê lớn thứ hai thế giới và chúng tôi lại đang chính, vô cùng quan trọng cho bất kỳ ai muốn sống ở một tỉnh sản xuất cà phê chính. Vậy tại sao chúng tôi lại “Việt Nam là nước xuất khẩu vẫn chịu sự đói nghèo?” cà phê lớn thứ hai thế giới và Để trả lời cho câu hỏi tưởng chúng tôi lại đang sống ở một như đơn giản này, những người tỉnh sản xuất cà phê chính. Vậy sinh viên nghèo đã đưa ra một quyết định: Họ sẽ kinh doanh tại sao chúng tôi lại vẫn chịu sự cà phê. đói nghèo?” “Chúng tôi hiểu rằng Việt Nam cho tới lúc đó chỉ xuất khẩu cà phê nhân thô không có thương hiệu; trong xây dựng một tổ chức thành công: bắt đầu với khi các nước châu Âu kiếm bộn tiền nhờ vào một đam mê, được chỉ dẫn bởi năng lực cốt lõi những chiến dịch truyền thông, thương hiệu của bạn: như kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ và tuyệt vời, đầy hiệu quả cho các sản phẩm mà cá tính”. Ông Vũ tiếp tục: “Hãy dựa vào đam trên thực tế họ không trồng. Điều đó đã dẫn mê để hoạch định, thực thi các kế hoạch và đưa chúng tôi tới quyết định: sản xuất và xây dựng tổ chức của bạn tiến lên.” thương hiệu cà phê đầu tiên của Việt Nam”. Còn điều thứ ba mà một doanh nhân cần Trung Nguyên đã ra đời như vậy. Thế nhưng, chú trọng là gì? “Đó là khả năng kết nối. Đam mê của bạn và giấc mơ của bạn càng lớn thì bạn càng cần nhiều người giúp đỡ để thành công. Đừng quên xây dựng một đội ngũ tin cậy, đúng người, đúng việc”.
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
thế giới cà phê
21
CF
“Đam mê của bạn và giấc mơ của bạn càng lớn thì bạn càng cần nhiều người giúp đỡ để thành công. Đừng quên xây dựng một đội ngũ tin cậy, đúng người, đúng việc”.
Hãy Để người tốt ở bên mình
Ông Vũ là người tin vào việc làm việc nhóm, sẵn sàng đặt niềm tin vào đội ngũ của mình và những điều tốt đẹp họ có thể mang lại cho doanh nghiệp. “Không gì quan trọng hơn các cộng sự đáng tin cậy và một đội ngũ tốt. Họ phải chia sẻ tầm nhìn của bạn và cùng nhìn về một hướng. Hãy làm cho họ cảm thấy rằng thành công không chỉ là ước mơ của người đứng đầu doanh nghiệp, mà cũng là điều họ muốn đạt được với tư cách cá nhân”. Một mặt vẫn nhấn mạnh sự quan trọng của việc kết nối các cá nhân tài năng, nhưng, có vẻ như hơi lạ, khi ông Vũ không xác định bất kỳ một cá nhân cụ thể nào như một hình mẫu hoặc một người hướng đạo cá nhân. “Tôi nhận thấy rằng tôi có thể học từ bất kỳ ai và bất kỳ điều gì”, ông nói. “Để đạt được điều gì đó to lớn và có giá trị bạn cần phải tìm những bộ não vĩ đại. Những ý tưởng và những tư tưởng là động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng. Tôi không coi các doanh nhân khác như những người hướng đạo hoặc những người ở lớp trên để ngưỡng mộ một cách thụ động. Tôi coi họ
CF
22
thế giới cà phê
ngang hàng để chia sẻ tư tưởng và ý tưởng”. Liệu có phải là điều may mắn khi ông Vũ tin rằng chính ngành kinh doanh mà ông đã chọn để lập nghiệp là ngành thúc đẩy những ý tưởng vĩ đại. “Cà phê là năng lượng cho trí não”, ông nói với một niềm hứng khởi lớn, “cà phê nuôi dưỡng sự sáng tạo”. Vậy ông Vũ tìm kiếm điều gì ở những người mà ông đã tuyển dụng cho đội ngũ của Trung Nguyên? “Họ phải chia sẻ một vài phẩm chất của một doanh nhân và khả năng học hỏi từ sai lầm, chấp nhận thất bại khi điều đó xảy ra”, ông cho hay. “Về phía mình, tôi luôn chủ động chia sẻ những thành tựu của công ty với họ, cả về vật chất và tinh thần”. Ông Vũ còn chia sẻ rằng mình luôn trân trọng những kinh nghiệm đến từ quá khứ và không né tránh những sai lầm, mà đối với ông, có thể xảy ra đối với bất kỳ doanh nhân và doanh nghiệp mới nào. “Tôi học cách chào đón thất bại và vượt qua nó. Bạn sẽ hành xử ra sao khi phạm sai lầm và làm thế nào để có thể đối diện với sai lầm. Nếu bạn phát triển được khả năng giải quyết vấn đề, bạn sẽ không còn sợ thất bại và luôn luôn đối diện được với những thách thức phía trước.”
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
đối thoại
“thông qua cà phê chúng tôi muốn tạo ra một hình mẫu phát triển bền vững, sử dụng cà phê để đưa ra các giá trị tốt đẹp cho xã hội và môi trường”. Môi trường khó khăn
Chuyển ngữ theo cuốn Phát triển trong một thập kỷ khó khăn , cuốn sách phỏng vấn 63 CEO danh tiếng toàn cầu do Ragus phát hành tại Anh, tháng 4/2012.
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Tại thời điểm hiện tại, từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các công ty mới sẽ phải đối diện với khó khăn chồng chất. Tuy nhiên, ông Vũ lại cảm thấy trong những khó khăn đó, chính các doanh nhân sẽ là người đóng vai trò chủ chốt để khôi phục lại sự thịnh vượng cho quốc gia. “Thế giới chắc chắn sẽ còn phải đối mặt với nhiều khủng hoảng hơn thế, dưới nhiều dạng thức và mức độ. Chúng ta sẽ chứng kiến không chỉ khủng hoảng về kinh tế; mà còn là khủng hoảng lương thực cho tới ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và khủng hoảng tăng dân số. Tương lai sẽ còn khó khăn hơn cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, cùng lúc đó, thế giới lại “toàn cầu hóa” hơn, các quốc gia sẽ phụ thuộc và hỗ trợ lẫn nhau. Và không ai khác, các doanh nhân sẽ đóng vai trò chính trong quá trình toàn cầu hóa này.” Rõ ràng ông Vũ đã xây dựng công việc kinh doanh của mình không với mục đích duy nhất
là làm giàu cho bản thân mà còn để làm giàu cho đời sống của nhân viên và đóng góp vào sự thịnh vượng của Việt Nam. “Chúng tôi làm ra loại cà phê đặc biệt nhất thế giới và thông qua cà phê chúng tôi muốn tạo ra một hình mẫu phát triển bền vững, sử dụng cà phê để đưa ra các giá trị tốt đẹp cho xã hội và môi trường”, ông nói, “Chúng tôi muốn tạo ra ấn tượng rằng thành phố Buôn Ma Thuột ở Tây Nguyên của Việt Nam là cơ sở của triết lý đó”. Đó là triết lý mà ông Vũ, người hiện là đại diện của cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở tầm chính phủ, muốn chia sẻ với những doanh nhân trên toàn thế giới. “Nếu tôi có thể nói chỉ vài từ với những doanh nhân đang kiếm tìm sự tăng trưởng trong thập kỷ tới, thì đó sẽ là : hãy toàn tâm toàn ý cho phát triển xanh và bền vững, không phải chỉ cho bản thân mà cho toàn xã hội”.
thế giới cà phê
23
CF
38
Tháng bảy
văn hóa
2012
không đủ cô đơn để sáng tạo và những câu chuyện văn chương
chân dung đẹp về người phụ nữ
Kỹ thuật vẽ tranh của Nguyễn Văn Thiện, đặc biệt là tranh màu nước, thể hiện và nắm bắt được nét dịu dàng, mềm mại, vẻ đẹp đầy đặn vốn một thời được tôn vinh của người phụ nữ Việt Nam (tr.36-37).
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
tr an h
N guyễn Văn Thiện
thế giới cà phê
25
CF
quan điểm
Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo Cô đơn trong giai đoạn đầu tư thai nghén, khi đối diện với trang giấy/ màn hình trắng, cả lúc tác phẩm đã sinh hạ. Bấy lâu, nhà văn Việt Nam luôn là con người của số đông: số đông trong giới văn nghệ, số đông giữa người đọc và, số đông cả khi chỉ ngồi một mình, cô độc! Người viết văn làm thơ không cần số đông, không thực sự cần quen biết nhau hay phải sống trong “cộng đồng” của mình mà vẫn có thể viết các tác phẩm giá trị. Sự quen biết, nhất là quen biết quá thân mật và thường xuyên gặp gỡ trao đổi, chẳng những không giúp ích gì cho văn chương, lắm khi còn gây phiền phức, tác hại nữa. Hãy để yên chuyện thành phần cầm bút dùng văn chương để lập thân, để kiếm danh, kiếm tiền hay kiếm ghế, kể cả ghế quan văn chương (không vấn đề gì cả, đó là truyền thống văn hóa Việt – xưa nay); thử xét người làm văn chương vì văn chương.
Chưa đủ cô đơn cho thai nghén tác phẩm Trước tiên, nhà văn chưa đủ cô đơn khỏi giới văn nghệ. Gặp gỡ trao đổi đa phần không thoát khỏi thói ngồi lê đôi mách! Khi không có gì để nói, ta ưa nói nhảm, về chuyện chính trị xã hội, chuyện phòng the, chuyện ăn nhậu, về mọi chuyện trên đời, ngoài văn chương. Ta biết về CF
26
thế giới cà phê
Thiếu, không phải người viết văn làm thơ hôm nay chưa thâm nhập đầy đủ vào thực tiễn cuộc sống; không phải do ta dốt, không đọc nhiều, kém tri thức về các trào lưu văn chương thế giới; không phải bởi thế hệ mới còn quá mỏng kinh nghiệm; càng không phải thời đại bận rộn tiêu mất quá nhiều thời gian của người viết, mà thiếu, nguyên nhân chính - sâu xa và nền tảng hơn - do kẻ sáng tạo chưa đầy đủ cô đơn. Cô đơn đầu tiên và cuối cùng. b à i
inrasara
ả n h
shutterstock
đời tư nhiều hơn là đọc các trang viết của nhau. Kiến thức này được mang vô tư vào các sáng tác, các bài phê bình, điểm sách. Từ đó đề tài sáng tác ngày càng thu hẹp quẩn quanh phạm vi sinh hoạt trong giới mà không mở rộng ra bên ngoài. Đọc các trang viết của nhà văn hôm nay, ta thấy gì? Nhà thơ bàn về nhau, lấy nhau này làm đề tài sáng tác, một nhau dẫu có sâu sắc tới đâu cũng quanh quẩn ở góc phố nhỏ hẹp, vài giấc mơ bé con. Còn khi lấy bản thân làm đề tài cũng vậy, họ chỉ biết đến mình, một mình nhỏ bé vụn vặt lắt nhắt. Có thể coi đó là những tiểu-tự sự theo tinh thần hậu hiện đại, gượng
gọi thế, nhưng nếu mãi lặp lại hoài hủy, nó sẽ thành một tiểu-tự sự sa đọa. Thậm chí vô bổ. Không thể làm phong phú nổi tác phẩm, nói chi đòi hỏi chuyện khai phá vùng đất tinh thần mới hay văn chương kích thích cuộc đời. Đầu óc đầy ứ tri kiến ngoài lề còn ngăn nhà văn tiếp cận tác phẩm hàn lâm, là thứ tạo nền tảng vững chắc cho sáng tạo nghệ thuật. Ví chúng có tình cờ rơi vào tay, kẻ viết lách hôm nay cũng chỉ lướt qua mà không dành cho nó thao tác nghiên cứu đúng mực. Đơn giản vì ta đã nghe nói về nó rồi. Biết rồi, nên không cần thiết phải đọc nữa. Rất ít nhà thơ chịu học làm thơ là vậy. t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Dấn mình vào văn chương chữ nghĩa, không ít nhà văn dũng cảm khai phá sự độc đáo, dũng mãnh thể hiện cái độc đáo ấy lên trang giấy. Dũng cảm, nhưng ta cứ sợ - sợ cô đơn, một cô đơn toàn diện cho sáng tạo. Từ đó, văn chương ta cứ na ná nhau. Trường phái văn nghệ cũng thế, hiếm phát sinh từ cùng khuynh hướng sáng tác, mà do từ chuyện ngoài lề. Cho nên trường phái chưa ra hình hài đã vội biến dạng thành phe phái hay phe nhóm, là chuyện không lạ. Phe nhóm ít chú ý đặt nền móng lâu bền cho sáng tác văn chương, mà chủ yếu các nhóm viên viết bài tán tụng nhau hay bài xích phe nhóm khác. Bởi được hình thành không trên căn bản lí luận học thuật mà thuần cảm tính với cảm tình nên, nhóm sáng tác dễ rã đám, chỉ bởi mấy nguyên do bá vơ. Khi tách rời khỏi sinh hoạt đàn đúm của giới văn nghệ, nhà văn có cơ hội t h á n g
b ả y
2 0 1 2
suy tư độc lập, viết theo cách ta nhìn mà không lệ thuộc vào quan điểm của báo chí, của nghe nói nơi bàn nhậu hay quán cà phê, của các ý tưởng sau quyết nghị hội nghị văn học, của tâm sự bằng hữu thâm tình, của khí quyển văn chương chung chung nơi có rất đông văn nghệ sĩ sống bám váy chữ nghĩa hay bám vào nhau. Kẻ sáng tạo nói lên ý tưởng của mình, những gì mình khám phá, trải nghiệm và tin tưởng mà không cần biết người bên cạnh nghĩ gì, nghĩ về nó như thế nào, nó có gây phiền hà cho cá nhân hay hội đoàn nào không, tòa soạn có nhận đăng nó không. Nghĩa là độc lập toàn phần. Bởi thế giới cà phê
27
CF
quan điểm
| C h ưa . đủ . c ô . đơ n . trước . t ờ . giấy . t rắng |
Inrasara
sinh 1957 tại Caklaing - Ninh Thuận. Các tác phẩm chính: Thơ: Tháp nắng (1996), Lễ tẩy trần tháng tứ (2002); Tiểu thuyết: Chân dung cát (2006); Hàng mã kí ức (2011); Tiểu luận văn chương: Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo (2006), Song thoại với cái mới (2008)... Ngoài ra ông còn in hơn 10 công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm và chủ biên đặc san Tagalau (12 kì). Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1997 & 2003), Giải thưởng Văn học ASEAN (2005), Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh (2009). Hiện Inrasara là Phó Chủ tịch Hội đồng thơ, Hội Nhà văn Việt Nam.
CF
28
thế giới cà phê
dẫu sao không gian sống đã tác động không nhỏ lên nếp nghĩ của nhiều người viết, nhất là trong thời đại mang khuôn mặt đồng bộ hôm nay. Nhiều nhà văn nhà thơ xuất thân nông thôn hay tỉnh lẻ, đột ngột xuất hiện trên văn đàn với giọng lạ lẫm, người đọc kì vọng họ sẽ làm nên chuyện. Thế rồi, khi các anh/chị đi vào phố thì: mất hút! Thiển nghĩ, lỗi không chỉ ở giao lưu rộng hay không khí đô hội mà còn ở truyền thống văn hóa văn chương quy định: ta chưa học biết suy tư độc lập nên hay cả nể và dễ hòa đồng vào không khí tập thể. Cô đơn khỏi đồng nghiệp, ta vẫn chưa cô đơn toàn phần: cô đơn nội tâm, cô đơn khỏi mọi âm thanh và cuồng nộ của cuộc người để đối thoại với con chữ và đối diện trước tờ giấy/màn hình trắng. Lo toan thường nhật với bao chức vụ và trách nhiệm: làm chồng, làm vợ, làm mẹ, làm cha, làm công dân thường trực đẩy ta lẫn vào số đông. Thế nhưng, bằng nỗ lực vươn tới cô đơn của nghệ sĩ sáng tạo, dẫu có thoát khỏi chúng, ta vẫn khó cô đơn khỏi ý thức hệ xã hội, truyền thống văn hóa, xu hướng yêu ghét của người đọc đương thời. Nghĩa là nhà văn luôn sáng tác trong tâm thế thỏa hiệp hay tự kiểm duyệt tệ hại. Bao nhiêu là bóng u ám, giọng mơ hồ lởn vởn trong ta, quanh ta, sẵn sàng đe dọa thân xác ta, uy hiếp tinh thần ta. Nó lên tiếng khuyên/răn đe ta nên thế này hay không nên thế nọ. Ta luôn phải sáng tác trong nỗi sợ hãi vừa siêu hình vừa hữu hình vây bọc. Mà đã sợ hãi thì làm gì có sáng tạo!
Cũng chưa đủ cô đơn khi tác phẩm đã ra đời
Chưa đủ cô đơn, không chịu đựng nổi cô độc, văn nghệ sĩ mong tìm chia sẻ, nóng lòng xuất hiện. Ít ai đủ dũng cảm ngâm lâu hơn các sáng tác của mình, giú mình trong bóng tối vô danh, đợi chín vụ. Một năm, ba năm hay hai mươi năm chẳng hạn. Từ đó, có rất nhiều đứa con non yếu bị ném ra ngoài gió mưa cuộc đời. Ở một tác giả, cũng có vài ba tác phẩm đẻ non, ta biết thế, biết nó chưa có gì gọi là đột phá nhưng, cứ miệt mài tiếp tục. Những kẻ ngưng viết trong thời gian để tỉnh táo nhìn lại mình và kẻ đồng hành, chưa nhiều. Có khi, ngưng quá lâu, ta tắc! Niềm hứng khởi buổi đầu chết giấc. Vậy là, thôi thì tới đâu hay tới đấy, lấy số lượng bù chất lượng, hoặc biết đâu tài năng văn chương, một ngày đột khởi nào đó, ngẫu nhĩ ra hoa. Và ta có tác phẩm… để đời! Sợ hãi, khi tác phẩm ra đời, nhà văn mắt trước mắt sau xem nó có vấn đề gì không, dỏng tai nghe ngóng quần chúng độc giả có quá thờ ơ với nó, nó có được báo chí ưu ái giới thiệu? Sợ hãi kêu gọi sự quen biết nhập cuộc. Thiếu tự tin, sự quen biết có đất đứng và bành trướng. Quen biết, anh em mới vào nghề xu hướng dựa hơi nhờ đàn anh viết lời giới thiệu, bạt. Cách tâng bốc vài khuôn mặt trẻ dăm năm qua là hiện tượng rất đáng xem xét. Các lời khen tưới kia gây tai hại, cho đối tượng được khen đã đành mà còn làm vẩn đục cả khí quyển thơ nữa. Khía cạnh khác của chưa đủ cô đơn là kẻ sáng tạo hay xu hướng đứng lên bảo vệ tác phẩm của mình. Thời gian qua, văn đàn ta có khối điển hình, t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Thời gian qua, văn đàn ta có khối điển hình, chả hay hớm gì. Ý tôi thế này thế này mà nhà bác hoặc không hiểu, hoặc hiểu thành ra thế kia thế kia. Thái độ xăng xái ấy với thể loại phê bình - nghiên cứu thì được, chứ thơ văn thì... nhảm.
chả hay hớm gì. Ý tôi thế này thế này mà nhà bác hoặc không hiểu, hoặc hiểu thành ra thế kia thế kia. Thái độ xăng xái ấy với thể loại phê bình nghiên cứu thì được, chứ thơ văn thì... nhảm. Dấn mình vào văn chương chữ nghĩa, không ít nhà văn dũng cảm tìm khai phá sự độc đáo, dũng mãnh thể hiện cái độc đáo ấy lên trang giấy. Dũng cảm, nhưng ta cứ sợ - sợ cô đơn, một cô đơn toàn diện cho sáng tạo. Từ đó, văn chương ta cứ na ná nhau. Giai đoạn chiến tranh, sau khi đất nước thống nhất hay cả thời hậu đổi mới, nó vẫn vậy. Cũng có thể kể luôn thơ của các thi sĩ dân tộc thiểu số. Mươi năm qua, thơ Sài Gòn có những đột phá táo bạo và bất ngờ, thế nhưng nó vẫn cứ tiềm ẩn tính tập thể, đâu đó. Tính tập thể, không phải bởi nhà văn Việt Nam kém tài hay thiếu kinh nghiệm sống hoặc văn nghệ sĩ nhiễm thói quan liêu tách rời quần chúng mà, theo tôi, bởi người viết chưa đầy đủ cô đơn cho tác phẩm, có lẽ. Tiểu luận được viết trong cảm thức chủ nghĩa hiện đại (chứ không là hậu hiện đại). Thế thôi, chúng ta vẫn chưa đủ!
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
thế giới cà phê
29
CF
an cư
Yếu tố sinh hoạt dân tộc
phong cách ở
RẤT RIÊNG CỦA NGƯỜI VIỆT b à i
kts nguyễn hữu thái
ả n h
tư liệu
Ăn, mặc và ở là những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống nhưng con người đã biết nâng chúng lên tầm cao văn hóa nghệ thuật. Cách ăn lối ở của người mình gần đây cũng được nhắc nhở đến. Nào nghệ thuật ẩm thực Việt Nam được xưng tụng và khẳng định là độc đáo, có hương vị riêng, dung hòa Đông Tây. Về kiến trúc nhà cửa cũng bắt đầu xuất hiện những bố cục không gian Việt mang sắc thái riêng. Đó là lối ở mới toát lên sự đơn giản, thâm trầm, trong hình thức nhỏ, gọn, trang nhã, với một phong thái chừng mực, tinh tế, nhẹ nhàng, hòa vào cây nước thiên nhiên… những chi tiết chắt lọc được những cái tinh túy cả Đông lẫn Tây, chỉ Việt mới có. Cách ăn ở đó phải chăng biểu hiện nền văn hóa dân tộc, như câu nói của một người bạn nghệ sĩ: “Sự cảm nhận
Nhà vườn truyền thống Việt xuất hiện ở các khu Resort
về văn hóa dân tộc phải bắt đầu từ cái ăn, cái mặc, cái ở, cung cách ứng xử… Chúng dần dần thấm vào tâm hồn của mỗi con người chúng ta. Cho nên mỗi người đều có thể tạo cho ngôi nhà của mình một nét văn hóa riêng.” Bước vào thời đại mới, tuy ta đã du nhập được nhiều kỹ thuật và tiện nghi của phương Tây trong nhà ở, nhưng ta vẫn mong muốn tìm về một cái gì riêng tư, phù hợp với lối sống Việt trong chốn trú ngụ. Ở trong nước, có lẽ do ta nhìn CF
30
thế giới cà phê
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
quen sự vật nên thường ít chú ý đến sự khác biệt. Ra xứ người khác mình, ta dễ nhìn thấy rõ các điểm khác nhau đó. Thường người phương Tây khó mà phân biệt được các lối trang trí nhà cửa của người Hoa, người Nhật, người Thái hoặc người Việt, nhưng ta thì dễ nhận ra cái khác nhau trong lối sống, không gian ở, trang trí của người mình. Nói cho cùng, phải chăng lối ăn ở đều do yếu tố sinh hoạt dân tộc qui định. Ngay cả với người mình quen sinh sống tại các thành phố lớn, tách rời lối sống truyền thống nông thôn, hoặc đã ra nước ngoài lâu năm, tôi vẫn nhìn thấy nhà cửa của họ còn duy trì một phong cách riêng, có hòa nhập nhưng chưa hòa tan. Ví như người mình vẫn duy trì thói quen tạo một góc bàn thờ tổ tiên, ăn ở xúm xít nhau, gia đình quây quần nhiều thế hệ, ăn cơm với chén đũa, nấu nướng tại nhà, quan hệ mật thiết với bà con, bạn bè, kể cả quan hệ xóm giềng thân mật theo truyền thống phương Đông…
tiếp cộng đồng”, hiểu theo kiểu châu Á. Cụ thể như kiểu cách tạo dựng ngôi nhà của người mình ở các thành phố lớn hoặc ở xứ người. Trong ngôi nhà bố cục tiêu chuẩn hóa chặt chẽ kiểu phương Tây, tôi vẫn nhìn thấy người Việt mình tranh thủ xếp đặt cho được những không gian riêng. Có cái hay nhưng cũng còn cái chưa hoàn hảo. Nhưng dẫu sao, chúng rõ ràng là những không gian ăn ở theo lối Việt, nào góc thờ, nơi tiếp khách khứa bạn bè, hành lang rộng thoáng, chái bếp, vườn rau… - Góc thờ: Phải gọi là “góc” mới đúng, vì tính cách giản dị và qui mô nhỏ, không theo kiểu rườm rà, nhiều khi đến diêm dúa (mang tính khoe mẽ thường thấy ở nhà giàu trong nước). Điều cốt yếu ở đây là tạo được một góc tâm linh, tưởng nhớ ông bà tổ tiên, thờ Phật, Chúa. - Nơi tiếp khách: Nếu phòng tiếp khách phương Tây đơn giản và nhỏ, người mình thường nới rộng ra, bày
cho khách. Ở nước ngoài thì tiện lợi nhất là trang bị giường gấp vào tường (chỉ khi cần mới kéo ra), dành chỗ sử dụng cho việc khác. Thường nhà nào cũng có sẵn một số túi ngủ kiểu Mỹ khá tiện lợi, dự trù đông khách đến chơi bất chợt, thiếu chỗ ngủ, thì cứ trải ra ngủ ở phòng khách là được rồi. - Hành lang: Ở phố thị chật hẹp nhưng nếu có được một khoảng trống nào là tìm cách bố trí ngay một hàng ba, veranda thoáng mát. Các khoảng không gian này gợi nhớ ngôi nhà truyền thống Việt hàng nghìn năm, tạo không gian mở, chan hòa vào môi trường nhiệt đới. - Sinh hoạt văn nghệ: Người Việt mình duy cảm, duy tình, ưa thơ ca, văn nghệ nên ai cũng thích sắp đặt cho được không gian này. Thường phòng khách kiêm nhiệm luôn không gian này. Ở nước ngoài, người mình biến cái phòng sinh hoạt gia đình lối Mỹ rộng thênh thang hoặc tầng hầm rộng rãi và ít sử dụng, thành nơi giao tiếp bạn
“Một nền văn minh chỉ là một lối sống. Một nền văn hóa là cách làm cho lối sống đó trở nên tốt đẹp hơn” Kts Frank Lloyd Wright, Hoa Kỳ
Nhà vườn ở Huế
Những yêu cầu rất riêng Cuộc sống mới, đặc biệt ở đô thị ngày nay, đã làm quan niệm ăn ở cũ của người mình thay đổi nhiều. Tuy vậy, phải nhìn nhận một thực tế là nhà cửa đô thị hiện đại xây dựng theo kiểu phương Tây đã tiện nghi, phục vụ đời sống tốt hơn, nhưng vẫn chưa thành công trong việc tạo dựng được một “mái ấm gia đình” và bầu khí “giao t h á n g
b ả y
2 0 1 2
biện trang trọng xem như bộ mặt của ngôi nhà, nhiều khi nặng phần trình diễn, trông giống như một phòng triển lãm thu nhỏ. Không biết đó có phải là do truyền thống cố hữu của căn “bệnh sĩ”, ưa se sua hay do lòng quí trọng khách truyền thống người mình? - Chỗ tiếp bà con, bạn bè: Do có thói quen quan hệ thân tình với bạn bè, bà con, ít muốn để họ ngủ ở khách sạn khi đến chơi nhà, nên nhà người mình thường tìm cách bố trí một phòng riêng
bè, vui chơi văn nghệ, hát karaoke (âm thanh không làm phiền hàng xóm). - Chái bếp: Do món ăn của ta nhiều gia vị, mới ngon, nhưng cũng khá nặng mùi. Ngôi nhà nhỏ đô thị hoặc căn hộ chung cư khó tạo một phòng bếp riêng rẽ. Nhà rộng rãi có sân vườn, ai cũng muốn xây cất một phòng bếp riêng. Ở nước ngoài, người mình thường tạo một chái bếp. Tôi dùng chữ “chái”, vì thật sự người mình tìm cách cơi nới ra ngoài trời một không gian nhỏ, thông thoáng thế giới cà phê
31
CF
an cư
để đặt cái bếp nấu món ăn Việt phân tán nhanh được mùi, khác với cái bếp chính thức nằm trong nhà (chỉ để làm món ăn nhanh hoặc hâm nóng thức ăn). Nhà ở chật chội kiểu căn hộ hoặc không có đất thì đành phải đóng kín cửa bếp (và hé cửa cho thoát hơi ra ngoài) hoặc Một ngôi nhà vườn ở Hà Nội vào năm bớt nêm nếm đi. 1943 - Vườn rau: Người mình ưa thích cây cảnh, nhưng không cầu kỳ kiểu Hoa, nhưng cũng không chấp nhận ngay kiểu Nhật, mà thực dụng, tạo được những mẫu nhà có sẵn. Tại nước ngoài khoảng xanh mà có ích. Có được nhà như ở Mỹ chẳng hạn, các công ty bất vườn ở vùng động sản bán nhà ấm áp thì tha cũng phải chiều ý Bản sắc kiến trúc hồ mà trồng đủ khách hàng, ngoài loại rau quả, việc chọn mẫu Việt phải chăng nằm cả cây ăn trái. ưa thích còn cho ngay trong các Còn cho leo cả thêm bớt đủ kiểu không gian thuần giàn tóc tiên, (dĩ nhiên là phải Việt, chủ yếu do điều dạ lý hương, chi thêm tiền). kiện sinh hoạt văn tigôn. Ở nhà Nhìn chung, nhà căn hộ thì bố kiểu Mỹ nay quá hóa, tâm linh Việt trí vài chậu chú trọng đến nhà cấu thành? hoặc hộc đất để xe (đủ chỗ cho trồng rau mùi, 2-3 chiếc, to đùng) ớt hành. Ở xứ lạnh nước ngoài, mùa hè chường ra ngoài và lấn át cả mặt tiền để ra ngoài ban công, mùa đông đem nhà, rất xấu. Nhưng không có cách vào nhà. Có mảnh đất nhỏ quanh nhà nào khác hơn, đành phải chấp nhận thì xén bớt thảm cỏ, vườn hoa cảnh biến các kiểu nhà xây dựng hàng loạt của thành một khoảnh trồng rau thơm, bụi các khu nhà ở ngoại ô, với một ngôi sả, cụm hành, mãng rau muống gieo nhà trên một khoảnh sân vườn nhỏ hạt, chậu ớt, dàn bí bầu, bụi trúc… sắp san sát bên nhau. Rồi ta dần dà sắp xếp lại sau theo ý mình. Có tiền hơn, ta có thể tậu một khu Tìm về bản sắc Việt Thuê, mua hoặc xây mới một nơi ở có đất rộng rãi, xây dựng mới một ngôi nhiều cách. Đối với người Á đông như nhà theo ý thích. Tôi thử quan sát một người Hoa thì họ rất kỹ lưỡng, và phức số nhà cửa khá giả của người mình, xây tạp nữa, nào coi phong thủy, chọn dựng khá tốn kém, có thuê kiến trúc cuộc đất, hướng nhà, màu sắc hợp sư thiết kế, chuyên viên nội thất, vườn tuổi… Người mình tuy dễ dãi hơn, cảnh trang hoàng. Ý thích phổ biến là chú trọng mặt tiền đẹp, bề thế, theo lối bố cục đăng đối, giữ trục trung tâm. Lối vào nhà trang trọng, với nào mái che, sảnh lớn. Vào nhà đã nhìn thấy ngay cầu thang lên lầu (thường lớn, không CF
32
thế giới cà phê
khiêm tốn nép một bên theo lối Âu Mỹ) với sảnh đưa vào phòng khách. Người mình ưa thích ngôi nhà lớn có không gian sảnh và phòng khách thông tầng, nhìn ra cảnh quan hồ bơi, sân vườn sau nhà, bố trí cầu thang lớn và cầu nối liền các phòng trên tầng lầu. Thoải mái hơn, ai cũng thích tạo được một khung vườn cảnh nhỏ, với mấy tảng đá, sỏi cuội, suối nước, đèn đá, khóm hoa, đàn cá. Bản sắc kiến trúc Việt phải chăng nằm ngay trong các không gian thuần Việt, chủ yếu do điều kiện sinh hoạt văn hóa, tâm linh Việt cấu thành. Nhiều người phương Tây nghiên cứu nền văn hóa nước ta thời cũ cho rằng ngôi nhà Việt cổ cơ bản là một nơi thờ tự. Tiếp đến là chỗ tiếp khách, còn các không gian sinh hoạt gia đình, nơi ăn ngủ, làm việc chỉ là thứ yếu. Người Việt thời đại mới tuy phải chấp nhận những không gian ở tiện nghi hiện đại hơn nhưng có lẽ trong thâm tâm vẫn không thể tách rời lối ứng xử và trật tự truyền thống. Ra nước ngoài, cuộc sống mới phải hội nhập với người, với đời sống cộng đồng cư dân tại chỗ, phong tục tập quán, điều kiện thời tiết khí hậu địa phương rất khác ở quê hương. Tuy vậy, người mình vẫn cố quay về với quan niệm sống truyền thống, các không gian Việt. Nay tôi mới thật sự hiểu hết ý nghĩa nhận xét của nhà nghiên cứu kiến trúc người Pháp François Tainturier khi nói về nền kiến trúc nhà cửa mới ở nước ta: “Trên thực tế, không phải phần vật chất của công trình tạo nên đặc thù và tính bền vững của nền kiến trúc Việt Nam, mà đó là một trật tự mang tính biểu tượng bao gồm những nghi thức và cung cách hành sử. Cư trú tại một nơi chốn, sinh sống trong một không gian luôn đòi hỏi ta phải tôn trọng cái trật tự này, thể hiện qua khoa địa lý phong thủy và việc thờ cúng tổ tiên. Có thể nói rằng các nhà kiến trúc Việt trong giai đoạn độc lập đã không đi ngược lại trật tự này, tuy họ đã thoát ra khỏi các ràng buộc về các mặt kỹ thuật lẫn hình thức kiến trúc liên quan”. t h á n g
b ả y
2 0 1 2
ký ức
ĐỀ TỪ CHO NHỮNG CÂU CHUYỆN NHỎ… Công việc luôn tạo cho Người - Ảnh những cơ hội gặp gỡ. Trong muôn vàn giao lưu hiếu hỉ, dắt dây các đường “link” quan hệ ấy, nhất định ống kính tâm huyết sẽ có cơ hội đặc biệt được tiếp cận những nhân vật tai to mặt lớn. Người của một thời. Người của liên thời. Người của khắc khoải, bâng khuâng thương nhớ một thập kỷ. Người của thương nhớ, bâng khuâng khắc khoải mấy thập kỷ. Người của ồn ĩ đầm đìa dăm năm. Người của âm thầm dai dẳng, ám ảnh mấy mươi năm… Rồi cứ thế, cái ống kính sơ giao và thâm giao, ngoại giao và tâm giao sẽ gặp được nhân vật để nó có dịp nếm liều thuốc đắng. Thật tâm huyết với nghề, càng chụp, càng gặp người để càng thấm hiểu hơn sự khốn khó của nghề. Nhất là khi ống kính gặp được những nhân vật vốn tên tuổi của họ đã phủ trùm. Trong khoảnh khắc đôi khi ống kính cũng bị mất sóng hoàn toàn. Những câu chuyện nghề nho nhỏ góp cùng bạn đọc thêm một góc nhìn khác về những nhân vật mà bạn đã “gặp” từ rất lâu.
Dương Minh Long sinh năm 1962 tại Hà Nội. Anh đã lưu lại trong ống kính của mình khoảng 1000 nhân vật Việt Nam nhiều ngành nghề. Nhân vật của lịch sử, gương mặt của đời thường đều được anh trân trọng qua những tấm phim âm bản không lời. t h á n g
b ả y
2 0 1 2
thế giới cà phê
33
CF
43 phút chụp Trần Dần… Khoảng 9 giờ. Trời Mạc Tư Khoa vẫn chưa Hà Nội những năm đầu 90, đường xá ít màu. tối hẳn, cả hai chúng tôi mặt đã ngầu ngầu no Giữa tháng Ba, trời chưa dứt xuân. nê sau bữa đánh chén độc món cá chép, cơm Phố thưa người. Bạc. Bụi. Buồn. trắng. Chẳng rau cỏ gì. Cá kho nguyên con, Lập chập sau bóng áo đen nhồi nhụt của nguyên ruột. Nguyễn Thụy Kha, ngõ sẫm từng bước. Nhặt ra ông ấy có nhiều câu rất kinh… Có Anh đã ăn chưa chị... Không chờ trả lời, anh câu đọc mãi mình cũng chả hiểu gì… đặt vào nhanh tay cùng chị Khuê (vợ nhà thơ Trần Dần) bố cục toàn bài thì lại rất khiếp… dọn lại giường, dìu nhà thơ ra ngồi sát bên cửa Ngả lưng ngay sau khi buông bát, vắt chân sổ. Mặc cho Nguyễn Thụy Kha thay áo mới, chữ ngũ xong thể nào Trần mặc cho vợ chậm rãi chải Đăng Khoa cũng sẽ nói cho lại mái tóc… Trần Dần Người của khắc tôi một điều gì, hoặc nhận ngồi bất động. Mắt không khoải, bâng định bâng quơ về câu thơ chớp. Tôi đứng lặng giữa anh nhớ được. Cách dấm phòng. Nín thở. Khuôn mặt khuâng thương dứ không hẳn đối thoại, ông hắt lên khoảng tường ố nhớ một thập kỷ. không ra kể chuyện hay vàng qua bàn tay gầy của Người của thương bình luận. Gần anh, nghe người vợ… nhớ, bâng khuâng quen, đôi khi vẫn có cảm Ổn chưa? Nguyễn Thụy khắc khoải mấy giác Trần Đăng Khoa ăn Kha hất mắt. hiếp người đối diện bằng Tôi lại gần anh nói thập kỷ. một giọng quê quê truyền nhỏ:… cổng… phía lưng có cảm, pha pha điệu sấm cái ngõ… truyền, tưng tửng buông ra 5 phút sau… câu chuyện ất ơ, không rõ xuất xứ… Lâu lâu Tôi chúi mắt vào khuôn ngắm. không được cắp tráp nghe anh nói, lại nhớ. Nghẹn. Nhất định… nhất định… chú mày phải có Vừa thở nén vừa bóp cò. chân dung Trần Dần, đấy là một người tài lạ, Cách 1m3. Trên chiếc ghế mây. chụp “ra” được ông ấy thì tao bái! Trần Dần ngồi bất động. Mắt không chớp. Trần Đăng Khoa vừa ngó xấp danh sách Tiếng lên phim. nhân vật trên tay tôi vừa nói nhỏ điều gì nghe Tiếng nổ của màn chập tốc độ 30… xờroạp… không kịp… Vòng vèo gần 5 năm sau bữa cơm cá chép …xờ r o ạ p…xờ r o ạ p… kho, tôi có dịp từ Sài Gòn ra Hà Nội. Cả đêm trước nhà thơ Nguyễn Thụy Kha Trần Dần vẫn ngồi bất động. dặn đi dặn lại. Có mặt ở đây giờ này, giờ này... Mắt vẫn không chớp. Ăn sáng xong anh đưa mày đi. Cấm muộn. Hồn ông phách lạc nơi đâu? Tôi dậy sớm hơn giờ quân đội. Đôi lông mày bạc hơi nhíu lại. Loay hoay gần hết đêm. Nhìn ra phố… Cuối cùng quyết định sử dụng máy khổ vuông 6x6cm. Hasselblad 500CM/80mm/f2,8 T*. Duy nhất một cuộn đen trắng 120/400 T-Max Rút từ ghi chép: 9g45 - 16/3/1992 lắp trong máy kèm theo ý nghĩ: Được, cuốn là Nhớ lại: Hà Nội mùa Noel 2008 thừa. Không được, ba-lô phim cũng vứt! CF
34
thế giới cà phê
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
thế giới cà phê
35
CF
Di Sản Văn Hóa
Nguyễn Văn Thiện là một cái tên tương đối trầm lắng trong lớp họa sĩ Mỹ thuật Đông Dương cuối cùng. Trong những năm 1940, theo lời kêu gọi của Việt Minh, cùng với những sinh viên Mỹ thuật thời bấy giờ như các ông Phan Kế An, Nguyễn Tư Nghiêm, Tôn Đức Lượng, Bùi Xuân Phái..., Nguyễn Văn Thiện đã rất hăng hái tham gia hoạt động văn nghệ sĩ “gác bút nghiên lên đường tranh đấu”. Kỹ thuật vẽ tranh của Nguyễn Văn Thiện, đặc biệt là tranh màu nước, thể hiện và nắm bắt được nét dịu dàng, mềm mại, vẻ đẹp đầy đặn vốn một thời được tôn vinh của người phụ nữ Việt Nam. Có một điều thú vị ít ai biết được, bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ nổi tiếng của tác giả Tô Ngọc Vân được treo tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trong vòng hơn 30 năm (từ sau khi Tô Ngọc Vân hi sinh vào năm 1954 tới sau năm 1990) chỉ là bản sao của bức tranh thật do số phận gian truân của bản gốc với những xáo trộn của lịch sử. Tác giả bản sao xuất thần ấy chính là họa sĩ Nguyễn Văn Thiện.
CF
36
thế giới cà phê
chân dung đẹp
VỀ PHỤ NỮ
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Tira Vanichtheeranont là nhà sưu tập tranh và đồ cổ nổi tiếng Đông Nam Á. Từ cuối những năm 1980, khi có cơ hội tiếp xúc nhiều với nền mỹ thuật Việt Nam, ông đã bị mê hoặc và thường xuyên tới Việt Nam để sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật có giá trị.
Cho tới những năm 2000, các tác phẩm của Nguyễn Văn Thiện bắt đầu được chú ý nhiều trên bình diện quốc tế khi được rao bán tại các phiên đấu giá của nhà đấu giá nổi tiếng Sotheby’s. Những bức tranh được biết tới nhiều nhất của ông, cũng chung đề tài với phần lớn các họa sĩ Mỹ thuật Đông Dương khác, đều đặc tả những nét đẹp của người phụ nữ Việt. Trong bộ sưu tập những bức ký họa của Mỹ thuật Đông Dương, nhà sưu tập Tira đã có may mắn sở hữu được một phần những bản ký họa và thử nghiệm màu nước của Nguyễn Văn Thiện. Một phần của bộ sưu tập này đã được ông Tira cho triển lãm tại Hawaii (Hoa Kỳ) trong tháng 6 vừa qua.
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
thế giới cà phê
37
CF
NHÂN VẬT VĂN HÓA
minh họa
Việt Đặng
sự kiên định, và tờ báo Phong Hóa (ra số đầu cách nay đúng tám mươi năm) làm ngoặt dòng tiếng cười, tách hẳn ra khỏi truyền thống truyện tiếu lâm dân gian và cả những truyện Hài đàm, Tiếu lâm An Nam của trước đó không lâu, dưới ngòi bút của những Nguyễn Đỗ Mục hay Phạm Duy Tốn. Sau sự cách tân dùng dằng (“thổ nạp Âu Á”) của Nam Phong và Phạm Quỳnh lỗi lạc, đến Nhất Linh lịch sử ngôn ngữ và văn chương Việt Nam mới dứt khoát mà lên đường, giống như câu văn này của Nhất Linh: “Họ đi… đi xa chốn hư không tịch mịch, không đoái nhìn lại, đăm đăm như theo một tiếng gọi khác réo rắt hơn ở tận phía trước xa xa đưa đến” (truyện ngắn Thế rồi một buổi chiều). Mỗi công trình văn hóa của Nhất Linh, điều này chắc ai cũng nhận thấy rõ, dường như đều rất sắc nét, thấu đáo, ảnh hưởng ghê gớm và có sức thu hút không thể cưỡng nổi. Tưởng chừng cái gì ông động tay vào là gọn gàng, chỉn chu, thành hình một chỉnh thể mang giá trị tự thân lồ lộ (giải thưởng văn chương Tự Lực Văn Đoàn, dự án Nhà Ánh Sáng, Những bông hoa phong lan), giống
Nhất Linh
dang dở
Nhất Linh là “bậc tiền bối lỗi lạc từng sống đầy dông bão và kết thúc đau thương”.
Tiểu thuyết Việt Nam có bao nhiêu một đời phần thoát thai từ ánh mắt bên dưới cặp lông mày nét mác của Nhất Linh? Tôi nghĩ là không ít, khi nhìn bức chân dung Nguyễn Gia Trí vẽ Nguyễn Tường Tam năm 1952 ở Sài Gòn. Trong bức tranh ấy, cả hàng ria nổi tiếng kia dường như cũng cố ý tự tạo thành nét mác kiên quyết, cái kiên quyết của những “khẩu hiệu đanh thép” từng in dấu sâu đậm đến thế vào thời “tiên khởi” của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại: Lạnh lùng, đoạn tuyệt và Tự lực. Với Dostoeysky, văn học Nga chui ra từ chiếc áo khoác của Gogol; văn xuôi Việt Nam như chúng ta biết hiện nay từng cần một cú hích lạnh lùng nhưng mạnh mẽ hồi đầu những năm ba mươi ấy. Mà đâu chỉ là văn xuôi. Nhất Linh và Tự Lực Văn Đoàn, đó còn là địa điểm quan trọng nhất của Thơ Mới, đặc biệt vào lúc phôi thai chớm ra đời cần hơn hết một sự cảm thông và nhất là một CF
38
thế giới cà phê
b à i
cao việt dũng
những bức tranh ông vẽ, đẹp lạnh lùng và hoàn thiện không thể thêm bớt, đơn giản nhưng đầy sức nặng, đã xong là xong và chắc chắn ngay từ đầu là sẽ mang sức sống lâu dài. Thế nhưng, thật lạ lùng, vẫn có cái gì như dang dở ở Nhất Linh. Ở Nhất Linh luôn luôn tồn tại một khía cạnh rất khó nắm bắt, khiến cho nhà văn Võ Phiến, người coi Nhất Linh là “bậc tiền bối lỗi lạc từng sống một đời đầy dông bão và kết thúc đau thương”, khi viết về ông thoạt đầu cho rằng con người Nhất Linh rất nhiều niềm vui, ông vui sướng hơn bất kỳ nhà văn Việt Nam nào khác, nhưng sau đó lại khẳng định nỗi khổ ở Nhất Linh vô cùng to t h á n g
b ả y
2 0 1 2
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
tranh
Nguyễn Gia trí
lớn, hiếm có ai khổ hơn ông. Và, còn điều này những gì ông dự định. Nghị lực và sức lực một nữa, Nhất Linh hay hiện ra trong mắt người khác con người dường như chỉ đủ cho một lần đoạn như một con người thuộc đoàn thể, một nhóm tuyệt: ở đoạn cuối của cuộc đời, khi ông quyết nào đó, một quần tụ tinh túy văn chương và cả chí từ bỏ lối viết tiểu thuyết cũ (điều này được thể chính trị, nhưng ông lại cô độc hết mức, và cặp hiện rõ trong Viết và đọc tiểu thuyết, Đời Nay, 1961), mắt của Nhất Linh từng được Hoàng Xuân Hãn để bước vào một cõi tiểu thuyết mới hẳn, không miêu tả là rất chán chường, khi hai nhân vật này luận đề, không câu nệ mà tự nhiên như nước chảy gặp nhau ở Đà Lạt năm 1946 trong một sự kiện mây trôi, thực sự đi vào nội tâm mỗi con người, thì lúc ấy, sự dở dang đã bày ra trước mắt ông. rất quan trọng của lịch sử Việt Nam. Ta có thể lý giải sự “dang dở Nhất Linh” là do Và để choàng vòng hoa của dang dở lên cuộc đời ông không được toại nguyện trong nhiều chí thật nhiều sự trọn vẹn của Nhất Linh, ở đúng chỗ hướng, thất bại nhiều trên con đường chính trị kết cục là một sự kiện cực đoan nhất trong mọi (mặc dù Vũ Hoàng Chương từng viết hai câu sự kiện: vụ tự sát ngày 7/7/1963 của ông, ông đã thơ về ông: “Chí sĩ đền xong nợ nước/Văn hào “lạnh lùng tự lực mà đoạn tuyệt”, hay như cách nói của Vũ Hoàng đã thỏa ước mơ”). Cả Chương, “Nhất trong văn hóa cũng vậy, sau này khi đã vào Sài Không hiểu lịch sử nào sẽ khả đoạn, nhị khả tuyệt, tam nhi bất Gòn, những ý định tiếp xử ông, và có thể xử ông hủ”. Lịch sử Việt tục con đường trước kia như thế nào, nhưng chắc Nam có quá ít nhà từng mở ra có vẻ không chắn là ông để lại di sản văn, nhà thơ tự sát mấy thuận lợi và thành (nhà văn Hungary công. Một thế hệ mới gồm cả những gì hoàn Sándor Márai từng đã xuất hiện, cái thế hệ chỉnh lẫn vô số dang dở. khôi hài về hiện dẫu vẫn mang đậm dấu Những trọn vẹn để tạo tượng nhà văn tự ấn của tiền chiến (Mai lòng tin cho thế hệ sau, sát, đại ý ông cho Thảo từng đặt tên tiểu còn những dở dang là để rằng lâu lâu không thuyết của mình là Để có nhà văn nào tự tưởng nhớ mùi hương bắt lịch sử tiếp tục được. sát là một điềm gở nguồn từ Thạch Lam cho văn chương). còn Viên Linh viết Hạ đỏ có chàng tới hỏi lấy câu thơ của Huyền Kiêu Nhất Linh thực sự là người đi ra ngoài khỏi làm nhan đề); giống trước kia thế hệ của ông làm truyền thống quá xa. Có thể đó là nguyên do lu mờ thế hệ Thượng Chi Phạm Quỳnh; cũng khiến ở đâu ông cũng cô độc, khiến lúc nào ông như trong mọi chuyện, lý do khách quan chiếm cũng kiên quyết như vậy. Có thể nào chăng, ông ý thức được rằng cái chết của mình mở ra sự sống. một vị trí không nhỏ. Nhưng chắc hẳn còn có nhiều điều hơn thế. Sự “Ðời tôi để lịch sử xử”: những lời tuyệt mệnh của dang dở này, biết đâu, nằm trong bản thân con Nhất Linh Nguyễn Tường Tam bắt đầu như vậy. người Nhất Linh. Trước 1945, ông từng miêu tả Không hiểu lịch sử nào sẽ xử ông, và có thể xử sự dùng dằng rất hay: “Sinh bùi ngùi, cúi mặt ông như thế nào, nhưng chắc chắn là ông để lại di ngắm dòng nước, ngắm mấy cái rác, tan tác mỗi sản gồm cả những gì hoàn chỉnh lẫn vô số dang cái trôi về một phía… khác nào hình ảnh cuộc dở. Những trọn vẹn để tạo lòng tin cho thế hệ sau, đời của Sinh với cuộc đời của người con gái chở còn những dở dang là để lịch sử tiếp tục được. đò, mỗi bên đi về mỗi ngả, không bao giờ gặp Bức tranh Nguyễn Gia Trí vẽ Nhất Linh năm nhau” truyện ngắn Nước chảy đôi dòng. Sau 1945, 1952 coi như đã hoàn tất, chỉ còn phải chỉnh sửa đã quyết chí từ bỏ hoạt động chính trị quay trở lại bàn tay cầm bao thuốc lá của nhà văn thì họa sĩ với văn nghệ, nhưng rốt cuộc Nhất Linh chỉ hoàn mắc một sự cố, bức tranh phải đình lại. Nhưng thành được tiểu thuyết Dòng sông Thanh Thủy, còn sau này, lúc đã có thể tiếp tục, Nhất Linh chính Xóm Cầu Mới, mà hẳn ông hình dung như tác là người không cho Nguyễn Gia Trí vẽ nốt. Bức phẩm lớn nhất của đời mình, “opus” sự nghiệp chân dung ấy vẫn còn là dang dở. tiểu thuyết gia của ông, chỉ mới đi đến được chừng 600, 700 trang, chưa tới một phần mười thế giới cà phê
39
CF
tinh tuyển văn hóa
Gia đình của hai người con gái Phan Châu Trinh TRÁI SANG PHẢI 1. Ông Lê Ấm chồng bà Châu Liên 2. Lê Thị Khoánh con gái ông Ấm bà Liên 3. Bà Châu Liên và con trai Lê Khấm tức Phan Tứ 4. Lê Thị Kinh tức Phan Thị Minh con gái ông Ấm bà Liên 5. Lê Thị Phương Lộc (đằng sau là cô giúp việc) con gái ông Ấm bà Liên 6. Bà Châu Lan bế con trai Đông Hải 7. Ông Đồng Hợi bế con trai là Đông Hà 8. Đứng trước ông Hợi là Châu Sa tức Nguyễn Thị Bình
74) Paris (19 m phán ), con trai 60 . 5 năm đà ọp sau h Thùy Mai (19 g (1923-1989) h m su n an h nhỏ gái Đi ng Đinh Kh Gia đìn ái sang: con chồ ), 56 tr (19 Từ Thắng Đinh Nam
TRÁI SANG PHẢI: 1. Nguyễn Đồng Hợi 2. Nguyễn Thị Châu Sa 3. Nguyễn Đông Hà 4. Nguyễn Đông Hải 5. Phan Thị Châu Lan
6 chị em từ trái sang (từ trên xuống): Nguyến Đông Hải, Nguyễn Đông Hà, Nguyễn Thị Châu Sa, Nguyễn Đông Hào, Nguyễn Đông Hồ, Nguyễn Châu Loan
hồi ức
Nguyễn thị bình
Lời giới thiệu của nhà văn Nguyên Ngọc về cuốn Hồi ký “Gia đình, bạn bè, đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình. đ ă n g c h o
CF
40
t ả i
p h é p
l ạ i
c ủ a
thế giới cà phê
d ư ớ i
s ự
NXB Tri Thức
ốc, 1963
Tại Trung Qu
Trên tay độc giả là Hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Việt Nam, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam tại hòa đàm Paris. Hẳn suy nghĩ đầu tiên của không ít người khi cầm cuốn sách này là tò mò chờ đợi những chuyện ly kỳ về cuộc hội đàm nổi tiếng gay go và dài nhất trong lịch sử ngoại giao thế giới, mà tác giả là người trong cuộc. Cần nói ngay: chờ đợi ấy sẽ không được thỏa mãn. Hiểu theo cách nào đó ở đây cũng có một sự “ly kỳ”, nhưng là kiểu khác, về một con người. Cuốn sách nhỏ này nói về con người đó, con đường của bà, cuộc đời bà, như bà đã chọn một đầu đề thật giản dị: Gia đình, bạn bè và đất nước, những nguồn gốc đã tạo nên sức mạnh đặc biệt trong bà. t h á n g
b ả y
2 0 1 2
ụ nữ Liên đoàn Ph
Dân chủ quốc
tế, 1965
Đến sân bay Bourget (với tư cách Trưởng đoàn), 4.11.1968
Mali, Ghine, 1963
Hai đoàn đàm phán Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam) họp mặt tại Choisy-le-Roi trụ sở đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 1.1969
Thăm Hungary ,1966
ụ Liên đoàn Ph5 quốc tế, 196
Trước trung tâm hội nghị Kléber, bà con Việt kiều chờ đợi lễ kí kết, 27.1.1973
nữ Dân chủ
Kí kết Hiệp định Paris về Việt Nam 27.1.1973 tại Trung tâm hội nghị quốc tế Kléber (Paris)
Cuộc họ đầu tiên p báo quốc tế tại Paris, 11.1968
Nụ cười chiến thắng. Cùng với đồng chí Lê Đức Thọ và Xuân Thủy, 1973
Đại hộ
i Than
h niên
- Lenin
t h á n g
grad
, 1962
b ả y
2 0 1 2
Những người ít nhiều biết bà Nguyễn Thị Bình thường ngạc nhiên về hai điều: sức hấp dẫn, tính thuyết phục lớn và sâu của bà, không chỉ ở trong nước mà cả đối với đông đảo những người ngoài nước, kể cả những nhân vật lớn và “khó” - chúng ta biết chẳng hạn sau năm 1979, khi ta buộc phải tiến hành cuộc chiến tranh biên giới Tây-Nam khó nhọc chống lại quân Pôn Pốt xâm lấn và cứu nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng, rất nhiều bạn bè cũ đã không thể thấu hiểu và chúng ta đã lâm vào thế cô lập khá lâu, họ đã tìm đến bà Bình, và sau khi nghe bà ôn tồn giải thích, họ bảo: Đúng rồi, chúng tôi đã nghe nhiều người, nhưng đến Bình nói thì tôi tin! Suốt những năm tháng ác liệt, khó khăn nhất của chiến tranh chống ngoại xâm, ở bất cứ nơi nào bà đến trên hầu khắp thế giới cũng vậy, người ta bảo: “Bình nói thì tôi tin”... Có thể nói mà không sợ quá rằng có lẽ bà là người Việt Nam có nhiều bạn bè nhất trên thế giới, từ những người dân thường cho đến
các nguyên thủ quốc gia nổi tiếng và thuộc nhiều chế độ chính trị khác nhau. Những năm tháng ấy, bà có mặt ở hầu khắp hành tinh, và thật lạ, thật đẹp, hình ảnh của một Việt Nam đang chiến đấu khốc liệt lại được đại diện không phải bằng một chiến binh đằng đằng sát khí mà là một phụ nữ nhỏ nhắn, khiêm nhường mà uyên bác, gần gũi mà sang trọng, sự kiên định không gì lay chuyển nổi lại được thể hiện chính bằng một vẻ thong dong đầy tự tin... Bà gọi công việc đó là: ngoại giao nhân dân, nghĩa là con người đến với con người, trái tim đến với trái tim. Bà đem bạn bè về cho dân tộc. Và đấy là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định thắng lợi kỳ lạ của Việt Nam trong thế kỷ qua. Điều “lạ” thứ hai ở bà là sức trẻ của trí tuệ và tâm hồn, sức sống và sức làm việc đáng kinh ngạc, tầm nghĩ rộng, sâu và sắc, thậm chí càng phát triển cùng tuổi tác. Hầu như trên tất cả các mũi nhọn nhất và sâu nhất của đời sống xã hội và con người hiện tại đều có mặt bà, ở hàng đầu, miệt mài, không mệt mỏi... Là người có may mắn được gần gũi và cùng làm việc với bà trong một số năm qua, tôi xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả những trang viết này của bà, có thể gợi cho chúng ta thật nhiều suy nghĩ, không chỉ về một thời sôi nổi đã qua, mà cả về hôm nay và ngày mai của đất nước. thế giới cà phê
41
CF
phỏng vấn nhà văn
ALBERTO RUY SÁNCHEZ
p h ỏ n g ả n h
CF
42
thế giới cà phê
v ấ n
đ ộ c
q u y ề n
c h o
alberto ruy sánchez cung cấp
C F
trần tiễn cao đăng
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
trò chuyện văn chương
Tại Indonesia
Cùng vợ chồng nhà văn Paul Auster
Thế giới Cà phê (CF): Chào ông, điều gì hấp dẫn ông nhất ở phụ nữ? Có gì ở phụ nữ mà ông không thích? Ruy Sánchez (RS): Cái mà tôi thích ở phụ nữ cũng là cái mà tôi thích ở bất cứ người nào. Có những thứ tôi thích và những thứ tôi không thích. Nó tùy vào bản thân người đó nhiều hơn là tùy vào giới tính của người đó. Nhưng riêng với phụ nữ thì tôi có hiếu kỳ hơn. Tôi ý thức được rằng họ khác tôi về căn bản, cho nên tôi muốn hiểu nhiều hơn, nhiều hơn nữa về cảm xúc của họ, khát vọng của họ. Và, dĩ nhiên, cái mục đích thấu hiểu ấy, cái sự hiếu kỳ ấy, nó là một cách để yêu họ. CF: Chắc chắn ông là một nhà văn có rất nhiều độc giả hâm mộ là phụ nữ. Điều đó có khi nào khiến vợ ông ghen không? Tôi có cảm tưởng bà Margarita vợ ông là một phụ nữ khác thường. RS: Dĩ nhiên cô ấy là người khác thường, hết sức thông minh. Cô ấy biết khi nào và ở đâu thì có mối nguy thực sự cho hai chúng tôi với tư cách là cặp vợ chồng còn khi nào và ở đâu thì không. Đó là điều tinh tế nhất của một cặp vợ chồng, chìa khóa để hai người thực sự có khả năng sống chung: biết nhận ra sự khác biệt ấy. Có một hôm hai chúng tôi dự tiệc và khi ra về Margarita nổi khùng. Tôi không hiểu tại sao. Cô ấy nói: “Ở đó có tới 20 cô nàng xinh đẹp và anh tán t h á n g
b ả y
2 0 1 2
tất cả các cô ấy nhưng chỉ có một cô duy nhất là anh không tán, một cô thôi, vậy là có cái gì đáng ngờ đây. Em không ưa thế chút nào hết.” Margarita biết. Không phải bằng lý trí mà bằng trực giác. Ghen tuông là một hiện tượng rất phức tạp, hầu hết là phi lý trí. Dùng lý trí mà suy luận nó là vô ích. Nhưng khát vọng thì cũng phi lý trí. CF: Văn của ông nghe hệt như thơ. Ông có viết cả thơ không? Tại sao ông không trở thành nhà thơ mà lại thành nhà văn? RS: Tôi không cho rằng có sự phân biệt ấy. Nhà thơ là một nhà văn, một người cũng chuyên nghiệp như bất cứ nhà văn nào. Thậm chí còn hơn thế: người viết văn xuôi luôn luôn là một nhà thơ bị chối từ. Từ xa xưa, tự buổi đầu có nghệ thuật ngôn từ, thơ là nền tảng cho mọi hình thức văn ngôn, chứ không phải văn xuôi. Văn xuôi là thứ bị khuôn định, gò ép, là sự bắt chước thứ văn ngôn quan cách vốn dĩ không tự nhiên. Muốn tự nhiên, hãy sống thơ và hãy viết thơ. Tôi đã cho in nhiều bài thơ và mấy tập thơ. Tôi vừa in tập Decir es desear (Nói nghĩa là khao khát). Và ngoài các blog khác ra tôi còn có một blog dành riêng cho thơ (albertoruypoemas.blogspot. com) và một mục video hàng tuần trên một tạp chí trực tuyến ở đó tôi công bố nhiều bài thơ do tôi viết, minh họa và
Tại Tokyo
thế giới cà phê
43
CF
cả người khác, dù nhà văn hay biên tập viên, mà lại không có ai đó mang ác cảm với ta. Chuyện đó rất người. CF: Đọc tác phẩm của ông, nhất là Tên của khí trời và Những khu vườn bí mật thành Mogador, người đọc nhiều lúc không thể không cảm thấy như thể cuốn sách được viết ra ở một thế kỷ khác, hoặc như thể tác giả của nó xuất phát từ một chốn ở ngoài thời gian. Xin ông cho biết quan niệm của ông về mối quan hệ giữa nhà văn với thời đại mà ông ta sống. Tại Penang, Malaysia
“Kẻ ích kỷ lãng mạn”, đó là một cách nói thật đẹp của Francis Scott Fitzgerald. Nó tóm tắt khá chuẩn con người tôi, thật là bất hạnh làm sao. Hoặc cũng có thể gọi là: “kẻ vĩnh viễn không được thỏa mãn”
CF
44
thế giới cà phê
biên tập hoàn toàn bằng iPhone. Tôi vừa mới viết một bài về vịnh Hạ Long, được minh họa bằng những bức ảnh tôi chụp ở đó hồi tuần đầu tháng 6. Bạn có thể xem bài ấy ở http://www. sinembargo.mx/opinion/31-05-2012/7232. CF: Vẻ ngoài của ông khiến tôi chợt nghĩ ông khó mà có một kẻ thù nào trong đời. Liệu có người nào mà ông không muốn coi là kẻ thù nhưng họ thì lại khăng khăng tự coi mình là kẻ thù của ông không? RS: Chẳng ai sống trên đời mà lại không có kẻ thù. Có đủ loại kẻ thù, những kẻ ghen với ta vì cô gái họ yêu lại yêu ta, những kẻ cho rằng ta đang lấy đi một cái gì đó trong đời họ, những kẻ từng có hay đang có xung đột quyền lợi với ta. Ta không thể sống trên thế giới này và làm một cái gì đó sáng tạo có ý nghĩa với bản thân ta và có thể cho
RS: Lịch sử bao gồm nhiều chiều kích, chứ không chỉ gồm những vị tướng, những trận chiến, những chính trị gia tự giết mình vì quyền lực, bằng cách sử dụng quần chúng, nhân danh sự nghiệp nọ kia. Không. Các sử gia đã xây dựng những khái niệm như là “lịch sử các não trạng” để chứng minh rằng các nhà quân sự và các chính trị gia chỉ vận dụng phần cạn cợt nhất của lịch sử. Một tiểu thuyết như Bà Bovary cho ta thấy một thời khắc lịch sử của nước Pháp cùng mọi vấn đề của nó hay hơn nhiều so với nhiều tiểu thuyết khác rõ là tiểu thuyết lịch sử, hay hơn nhiều chuyên luận lịch sử cùng thời đại với tác giả. Văn chương, thứ văn chương hay nhất, nó là thứ chiếm lĩnh tầng sâu của lịch sử. Trong 5 cuốn tiểu thuyết của tôi về khát vọng, những ai biết cách nhìn thì sẽ thấy một bức tranh sâu xa về lịch sử sự nhạy cảm của giác quan vào cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Người ta không bao giờ viết văn ngoài thời đại của mình, nhưng người ta có thể chống lại tình trạng những vấn đề lớn chung của thời đại chúng ta trở thành t h á n g
b ả y
2 0 1 2
trò chuyện văn chương
thứ thống trị nghệ thuật, thống trị cảm quan. Người ta luôn luôn có thể chứng tỏ rằng còn có những thứ khác và những chiều kích khác của sự sống ở quanh ta và quan trọng với ta. CF: Các nguyên tố khí, đất, nước và lửa chiếm vị trí nào trong tâm trí ông? RS: Ý tưởng về bốn nguyên tố đã ám ảnh tôi trong một thời gian dài. Và càng mạnh mẽ hơn khi tôi khám phá ra các cuốn sách của Gaston Bachelard về các nguyên tố như là chất liệu cho trí tưởng tượng thơ ca về sự sống. Trí tưởng tượng của con người làm việc về cơ bản là với bốn nguyên tố đó. Trong Bộ Năm về Mogador, ý tưởng về một vũ trụ viên mãn mà ta có thể mô tả bằng các nguyên tố giúp tôi mô tả được một thế giới thông qua từng nguyên tố một trong từng cuốn, thế giới của khát vọng. Và, cũng như trong nhiều huyền thoại khác về vũ trụ, còn có một nguyên tố thứ năm, với tôi nguyên tố đó là Điều kỳ diệu: cuốn cuối cùng của loạt 5 cuốn này được viết dựa theo hình ảnh mang tính biểu tượng của Điều kỳ diệu. Và cả năm cuốn cùng nhau làm hình thành một “thi tính của Điều kỳ diệu”. CF: Thành phố Essaouira (tức Mogador) nói riêng và Maroc hay Bắc Phi nói chung đóng một vai trò to lớn trong cảm hứng thẩm mỹ và thế giới tinh thần của ông. Xin ông cho biết ông nghĩ thế nào về mối quan hệ giữa cá nhân ông với văn hóa Hồi giáo? Văn hóa Hồi giáo có ảnh hưởng ra sao đối với cảm quan của ông về cái đẹp và tình yêu giữa những con người? RS: Khi gặp Maroc, tôi không phải say mê sự khác biệt, mà đúng hơn là nhận t h á n g
b ả y
2 0 1 2
ra tất cả những gì mà Mexico và Maroc cùng có chung suốt tám thế kỷ tồn tại của xứ Al-Andalus (ngày nay là hai xứ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha). Nền văn hóa Hồi giáo thuần khiết - không phải thứ Hồi giáo chính thống, cực đoan - vốn dĩ rất gần gũi với văn hóa baroque Mỹ Latin, gần gũi ở các hình thái kỷ hà học trong cuộc sống, ở tầm quan trọng được người ta gán cho các giác quan. Một triết gia như Ibn Hazm, sinh ở Granada vào thế kỷ 11, tác giả cuốn sách Vòng chim câu, đã minh họa cho ta về tình yêu và về khát vọng hay hơn nhiều so với bất kỳ chuyên luận hiện đại nào về chủ đề này. CF: Tôi được biết ông từng học ở Pháp và là học trò của Roland Barthes, một trong các tên tuổi đại diện cho một sự thay đổi lớn lao trong quan niệm về nghệ thuật và văn chương. Tuy nhiên văn chương của ông hình như rất ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những người như vậy. Xin ông cho biết, những trào lưu văn chương của thế giới đương đại, trong đó có hậu hiện đại có giá trị như thế nào đối với ông? RS: Những ảnh hưởng đích thực luôn vận hành ở chiều sâu: chúng không nhảy cóc từ cuốn sách này sang cuốn sách khác như những chú lùn nhảy từ giường này sang giường khác. Những ảnh hưởng đích thực, người ta ngốn ngấu chúng, người ta đồng hóa chúng vào mình hoặc là không, đôi khi chúng trở thành một phần của cơ thể ta và nếu chúng xuất hiện ra trong tác phẩm của ta thì chúng làm tác phẩm của ta chuyển biến hoàn toàn. Tôi đã nhận được những ảnh hưởng khiến tôi hạnh phúc, tôi là người ngốn sách hạng nặng nhưng tôi dành thời gian để tiêu
hóa chúng và biến chúng thành thực sự của tôi. Từ Roland Barthes tôi có được lòng dũng cảm luôn luôn là chính mình, trở thành chính tôi chứ không thành cái bóng theo sau kẻ khác. Ông đã làm cho chính mình điều đó và tôi đã làm được cho chính mình điều đó. Những bậc thầy đích thực, cũng như các nghệ nhân dân gian, luôn luôn là người nêu gương. CF: Ông đã nói rất hay: “Thơ là cái chiếm lĩnh những tầng sâu của lịch sử”. Và ông cũng nói về “chất thơ của tính dục” và “chất thơ của dục vọng”. Đó có thể là khát vọng gì ngoài dục vọng giới tính? Liệu tôi có thể suy từ đó ra rằng những khát vọng chiếm lĩnh các tầng sâu bên trong con người cũng đồng thời là những khát vọng chiếm lĩnh các tầng sâu của lịch sử không? RS: Dục vọng là cái thúc đẩy chúng ta làm những hành động khiến chúng ta trở thành người khác: thúc đẩy ta tiến đến con người mà ta muốn trở thành. Ở đời dục vọng cũng có nhiều chẳng kém gì hành vi con người. Dục vọng là động cơ của cuộc đời người: chẳng có gì là nằm ngoài dục vọng. Kể cả không muốn có một dục vọng nào cũng là một dục vọng. Và dục vọng giống như là một cây đời vô hình cắm rễ sâu trong thân thể chúng ta. Dục vọng có tính nhục thể song đồng thời cũng vô hình. Chính trí tưởng tượng mới là thứ có khả năng vượt thoát. Và lịch sử luôn luôn tạo thành bởi những con người hành động có mang dục vọng. CF: Italo Calvino từng nói ông ước gì mình sinh ra làm típ Mercury chứ không phải típ Apollo. Ông, một người rõ ràng thế giới cà phê
45
CF
trò chuyện văn chương
Kẻ ích kỷ lãng mạn
là thuộc típ Apollo, ông sẽ nói thế nào? RS: Tôi thì tự thấy mình giống típ Nhân Mã (Centaur) hơn là Apollo. Giống típ một sinh vật không thể có trên đời, nửa người nửa ngựa, thì đúng hơn là giống một mẫu hoàn hảo kiểu Apollon. Nhân Mã, trong bộ phim Vua Oedipe của Pier Paolo Pasolini, là sự xuất hiện bất thần của thơ trong một thế giới vốn dĩ phủ nhận thơ: thế giới của Agamenon, chúa tể của chiến tranh. Sinh vật khó lòng là thật đó, Nhân Mã, chỉ với sự hiện diện của mình nó cũng đã chứng minh được sự hiện diện của thứ mà kẻ chiến binh kia phủ nhận. CF: Trong một cuộc phỏng vấn ông khuyên chúng tôi hãy đọc những gì chúng tôi cần và đừng xem những gì mình đọc là tất cả những gì xảy ra trong vũ trụ. Theo ông, ai là người cần văn của ông hơn bất cứ ai? Có thể họ đúng là rất cần nó nhưng trong cuộc sống của họ có những thứ khác cấp bách hơn buộc họ phải dành toàn bộ thời gian và công sức cho nó. Ông sẽ có lời khuyên gì cho họ?
CF
46
thế giới cà phê
kẻ vĩnh viễn không được thỏa mãn
RS: Những người chưa tìm ra được những cuốn sách, những câu chuyện hay những bài thơ vốn dĩ quan trọng thiết yếu với cuộc đời họ, những văn bản có thể giúp họ tìm ra ý nghĩa sâu xa hơn của cuộc đời, họ là những người chưa bao giờ thất bại trong tình yêu. Họ thiếu một chiều kích cuộc sống có khả năng nhân bội những khả năng con người của họ. Người ta thường cho rằng sự nghèo nàn về kinh tế là một cái cớ để người ta có thể không đọc sách, có thể tự khước từ quyền đọc sách như là một trong những quyền cơ bản của con người, nhưng đó là một ý nghĩ xúc phạm con người và về cơ bản là mị dân. Bạn tôi, Alberto Manguel, tác giả cuốn Lịch sử sự đọc, nói: “Những ai nghĩ rằng đọc không quan trọng bằng ăn là những kẻ đang chấp nhận một sự hạ thấp phẩm giá con người.” CF: Trong một bài tiểu luận, Haruki Murakami viết: “Tôi đứng về phía quả trứng đối đầu với bức tường cho dù bức tường đúng như thế nào và quả trứng sai
như thế nào”. Đâu là bức tường mà các nhân vật của ông, nam cũng như nữ, phải đối mặt? RS: Yêu quý, nhận ra, thấu hiểu và đi theo những khát vọng của mình và chia sẻ chúng với người khác, đó là một việc làm khiến người ta dễ bị tổn thương. Các nhân vật của tôi là những lực lượng dễ bị tổn thương song bướng bỉnh của Eros tức Thần Tình yêu, của sự sống, chống lại bao nhiêu là lực lượng của cái chết mà bất cứ ai cũng phải đối mặt. Những người yêu nhau có nhiều bức tường cần phải tránh hoặc phải đối đầu trong thế giới đầy những hình ảnh Thần Tình yêu bị toàn cầu hóa theo hướng thương mại và bị làm cho nghèo đi của chúng ta. Nhưng các nhân vật của tôi cũng còn chiến đấu kiên cường hầu chống lại bức tường sự hiểu lầm, sự thờ ơ và ngu dốt của cái thế giới dục vọng đang đập dồn bên trong kẻ mà ta yêu… và trong chính chúng ta. CF: Cảm ơn ông vì cuộc trò chuyện này.
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
giới thiệu lần đầu tiên
Trích đoạn văn chương từ tiểu thuyết
Ở quán cà phê của thời trẻ lạc lối Được sự cho phép của tác giả và nhà xuất bản, ấn phẩm Thế giới Cà phê trân trọng giới thiệu tới bạn đọc một trích đoạn văn chương trong cuốn “Ở quán cà phê của thời trẻ lạc lối” nổi tiếng. Sách sắp được xuất bản trong thời gian tới.
t á c
t h á n g
patrick modiano trần bạch lan từ nguyên bản tiếng Pháp: Dans le café de la jeunesse perdue
g i ả
d ị c h
b ả y
2 0 1 2
thế giới cà phê
47
CF
giới thiệu lần đầu tiên
CF
48
thế giới cà phê
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Tên các tập thơ rất nổi tiếng của Lautréamont, Rimbaud và Maurice Blanchard. (1)
Từng có hôm một tay nhiếp ảnh gia bước vào quán Le Condé. Dáng dấp gã không có gì chỏi lên so với khách trong quán. Cùng độ tuổi, cùng lối ăn vận hờ hững. Gã mang một cái áo vest quá dài so với thân hình, quần vải thô và đôi giày nhà binh to tướng. Gã chụp rất nhiều ảnh những người năng lui tới quán Le Condé. Cả gã cũng trở thành khách quen ở đây và, với những người khác, cứ như thể gã đang chụp những bức ảnh gia đình vậy. Rất lâu sau này, chúng xuất hiện trong một quyển sách ảnh chụp Paris, chỉ ghi chú bằng tên riêng hoặc biệt hiệu của khách. Và nàng xuất hiện trên nhiều bức ảnh. Nàng nhạy sáng hơn những người khác, như người ta hay nói trong điện ảnh. Trong số mọi người, nàng được để ý đến trước hết. Phía dưới trang sách, ở các ghi chú ảnh, nàng được định danh dưới cái tên “Louki”. “Từ trái qua phải: Zacharias, Louki, Tarzan, Jean-Michel, Fred và Ali Cherif…” “Hàng đầu, ngồi trước quầy bar: Louki. Phía sau cô, Annet, Don Carlos, Mireille, Adamov và bác sĩ Vala.” Nàng ngồi rất thẳng, trong khi những người khác mang đủ các dáng điệu buông thả, chẳng hạn như anh chàng mang tên Fred ngủ áp đầu vào thanh gá tường bọc moleskin và, trông rất rõ, anh ta đã không cạo râu từ nhiều ngày. Phải nói cho rõ: nàng được đặt cho cái tên Louki kể từ khi bắt đầu hay tới Le Condé. Tôi có ở đó, vào cái buổi tối nàng bước vào quán quãng nửa đêm, khi ấy chỉ còn lại Tarzan, Fred, Zacharias và Mireille, ngồi cùng bàn với nhau. Tarzan là người hét lên: “Này, Louki kìa…” Thoạt tiên nàng có vẻ hoảng hốt, rồi nàng mỉm cười. Zacharias đứng dậy và, bằng một cái giọng trịnh trọng vờ vĩnh: “Đêm nay, tôi đặt tên cho cô. Kể từ nay, tên cô là Louki.” Giờ giấc trôi đi, khi mọi người trong số họ đều đã gọi nàng là Louki, tôi nghĩ nàng cảm thấy nhẹ nhõm vì được mang cái tên mới này. Đúng, nhẹ nhõm.
Quả vậy, càng suy nghĩ, tôi càng thấy rõ lại ấn tượng ban đầu của mình: nàng tới ẩn náu ở đây, tại quán Le Condé này, như thể muốn chạy trốn điều gì đó, đào thoát khỏi một mối nguy. Ý nghĩ ấy đã vụt đến với tôi lúc thấy nàng một mình, tận trong góc phòng, ở cái nơi chẳng một ai có thể để ý đến nàng này. Và khi hòa vào với những người khác, nàng cũng không thu hút sự chú ý. Nàng im lặng và e dè, chỉ để tâm lắng nghe. Và thậm chí tôi còn từng tự nhủ rằng để được an toàn hơn nàng thích các nhóm ầm ĩ, “những kẻ lắm mồm”, nếu không như vậy thì hẳn nàng đã không gần như lúc nào cũng ngồi ở bàn của Zacharias, bàn của Jean-Michel, bàn của Fred, bàn của Tarzan và bàn của La Houpa… Với họ, nàng tan lẫn vào trong sự bài trí, nàng chỉ còn lại là một nhân vật vặt vãnh vô danh tính, thuộc những người được người ta nói đến trong các ghi chú ảnh: “Không rõ tên” hoặc, đơn giản hơn, “X”. Phải, hồi đầu, tại Le Condé, tôi không bao giờ thấy nàng ngồi riêng với một ai. Và rồi, chẳng có gì bất tiện khi một trong những kẻ lắm mồm bỗng đâu lớn tiếng gọi nàng là Louki bởi đó không phải tên thật của nàng. Thế nhưng, nếu quan sát nàng thật kỹ, người ta sẽ thấy một số chi tiết khiến nàng khác những người còn lại. Cách ăn mặc được nàng chăm chút theo một lối không hề quen thuộc với khách khứa của Le Condé. Một tối, ở bàn của Tarzan, Ali Cherif và La Houpa, nàng châm một điếu thuốc và tôi sửng sốt trước vẻ thanh tú của hai bàn tay nàng. Và nhất là, những móng tay của nàng óng ánh. Chúng phủ một lớp sơn móng không màu. Chi tiết này rất dễ có vẻ quá mức nhỏ nhặt. Thế nên ta hãy nghiêm trang hơn. Để làm được như vậy thì cần miêu tả các khách quen của quán Le Condé cụ thể một chút. Họ ở độ tuổi từ mười chín đến hai mươi lăm, trừ một số người như Babilée, Adamov hay bác sĩ Vala, những người xấp xỉ tuổi năm mươi, nhưng người ta quên bẵng mất tuổi của họ.
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
thế giới cà phê
49
CF
giới thiệu lần đầu tiên
Babilée, Adamov và bác sĩ Vala chung thủy với tuổi trẻ của họ, chung thủy với cái mà ta có thể gọi bằng cái tên đẹp thật du dương và cũ kỹ, “bohème”. Tôi tìm từ “bohème” trong từ điển: Người sống một cuộc đời lưu đãng, không phép tắc và cũng không đoái hoài tới ngày mai. Đó là một định nghĩa áp dụng thật chính xác được cho những người năng lui tới Le Condé. Một số người như Tarzan, Jean-Michel và Fred làm như từ nhỏ họ từng nhiều lần gặp chuyện lôi thôi với cảnh sát và La Houpa đã trốn khỏi nhà trừng giới Bon-Pasteur năm mười sáu tuổi. Nhưng ta đang ở Tả ngạn sông Seine và phần lớn những người kia sống dưới bóng văn chương nghệ thuật. Cả tôi, tôi cũng đang đi học. Tôi không dám nói cho họ điều đó và cũng không thực sự hòa mình vào nhóm họ. Tôi cảm thấy rất rõ rằng nàng khác những người còn lại. Nàng từ đâu đến trước khi được đặt cái tên ấy? Thường thì, khách quen của quán Le Condé cầm một quyển sách trên tay, quyển sách đó họ hờ hững đặt lên mặt bàn, bìa sách ố vết rượu vang. Les Chants de Maldoror, Les Illuminations, Les Barricades mystérieuses1. Nhưng hồi đầu, chẳng bao giờ nàng cầm theo gì. Và rồi, hẳn nàng muốn làm như những người khác và thế là một hôm, ở Le Condé, tôi bắt gặp nàng một mình, đang đọc sách. Kể từ đó, quyển sách không rời khỏi nàng nữa. Nàng đặt nó sao cho thật dễ thấy trên mặt bàn khi ngồi cùng Adamov và những người khác, như thể quyển sách ấy là cuốn hộ chiếu hay thẻ cư trú hợp thức hóa cho sự hiện diện của nàng bên cạnh họ. Nhưng chẳng ai để ý đến nó, cả Adamov, Babilée, Tarzan lẫn La Houpa. Đó là một quyển sách khổ bỏ túi, bìa đã cũ bẩn, thuộc loại sách cũ người ta vẫn mua trên các ke sông và có nhan đề in cỡ lớn màu đỏ: Những chân trời đã mất. Thời ấy, nó không gợi cho tôi điều gì. Lẽ ra tôi phải hỏi nàng về chủ đề cuốn sách, nhưng tôi lại ngu ngốc mà tự nhủ rằng CF
50
thế giới cà phê
Những chân trời đã mất với nàng chỉ là một thứ phụ liệu và nàng làm ra vẻ đang đọc nó để hòa nhịp được với đám khách ở Le Condé. Đám khách này, một người qua đường từ bên ngoài liếc nhìn vào - thậm chí gí trán vào cửa kính một lúc mà nhìn - hẳn sẽ coi chỉ đơn giản là một đám khách sinh viên. Nhưng người đó sẽ mau chóng đổi ý khi thấy lượng rượu được nốc hết ở bàn của Tarzan, Mireille, Fred và La Houpa. Tại các quán cà phê êm ả của khu Latinh, hẳn chẳng bao giờ người ta uống như vậy. Dĩ nhiên, vào những giờ hoang vu của buổi chiều, quán Le Condé có thể gây ảo giác. Nhưng trời càng trở sang tối, nó càng lúc càng trở thành điểm hẹn của thứ mà một triết gia tình cảm chủ nghĩa từng gọi là “tuổi trẻ lạc lối”. Tại sao lại là quán cà phê này chứ không phải một quán khác? Là do bởi bà chủ, một bà Chadly, người như thể không ngạc nhiên vì bất kỳ điều gì và thậm chí còn thể hiện chút khoan dung với khách của mình. Nhiều năm sau này, khi mà các phố trong khu chỉ còn giăng giăng nối hàng những ô kính cửa hiệu bán đồ xa xỉ và một tiệm đồ da đã chiếm chỗ của quán Le Condé, tôi gặp bà Chadly bên kia bờ sông Seine, trên phố dốc Blanche. Bà không nhận ra tôi ngay. Chúng tôi bước đi cạnh nhau một lúc mà tán chuyện về Le Condé. Chồng bà, một người Algérie, đã mua lại cơ ngơi hồi sau chiến tranh. Bà còn nhớ tên tất cả chúng tôi. Bà thường xuyên tự hỏi chúng tôi ra sao rồi, nhưng bà không tự tạo ảo tưởng cho mình. Bà đã biết, ngay từ đầu, rằng chúng tôi rồi sẽ vấp phải những gì rất tệ. Những con chó lạc, bà bảo tôi thế. Và vào lúc chia tay nhau trước hiệu bán thuốc trên quảng trường Blanche, bà dõi thẳng vào mắt tôi mà nói: “Tôi ấy mà, người tôi thích nhất là Louki.”
[...]
Tôi thích dạo bộ ngược Champs-Élysées vào một buổi tối mùa xuân. Giờ đây
đại lộ ấy không còn thực sự tồn tại, nhưng, đêm đến, nó vẫn còn tạo ảo giác. Có lẽ trên Champs-Élysées anh sẽ nghe tiếng em gọi tên anh… Cái ngày em bán cái áo khoác lông thú và viên ngọc lục bảo tròn trịa, anh còn chừng hai nghìn franc từ số tiền Béraud-Bedoin trả cho anh. Ta thật giàu. Tương lai thuộc về ta. Tối ấy, em đã lòng lành đến với anh ở khu Étoile. Ta tới quán ăn ở góc phố François Đệ Nhất giao với phố Marbeuf. Người ta đã bày những cái bàn ra ngoài vỉa hè. Trời vẫn còn sáng. Không có người qua lại và ta nghe thầm thì những giọng nói và tiếng ồn những bước chân. Quãng mười giờ, khi chúng ta đi xuôi Champs-Élysées, anh tự hỏi không biết có bao giờ trời chịu tối không và liệu đó lại chẳng phải là một đêm trắng như ở Nga và các nước miền Bắc. Ta bước đi vô định, ta có cả đêm ở trước mặt. Vẫn còn lại những ráng mặt trời trên các vòm tường phố Rivoli. Đây là đầu hè, ta sẽ sớm đi khỏi. Đi đâu? Ta còn chưa biết được. Có lẽ là Majorque hoặc Mexico. Có lẽ là London hay Rome. Những nơi chốn không còn chút quan trọng nào nữa, chúng lẫn lộn vào hết với nhau. Đích duy nhất chuyến đi của chúng ta, đó là đi VÀO TÂM MÙA HÈ, cái nơi thời gian dừng lại và nơi những cây kim đồng hồ lúc nào cũng chỉ cùng một giờ: giữa trưa. Ở Palais-Royal, bóng tối đã buông. Chúng tôi dừng lại một lúc ở hiên quán Ruc-Univers trước khi tiếp tục bước đi. Một con chó đi theo chúng tôi dọc phố Rivoli cho tới Saint-Paul. Rồi nó vào trong nhà thờ. Chúng tôi không cảm thấy mệt chút nào, và Louki bảo tôi rằng cô có thể bước đi thế này cả đêm. Chúng tôi đi qua một vùng trung tính ngay trước khi đến Arsenal, vài phố vắng hoe đến mức người ta phải tự hỏi liệu có người sống ở đó hay không. Ở tầng trên một tòa nhà, chúng tôi thấy có hai cửa sổ mở rộng sáng đèn. Chúng tôi ngồi xuống một cái ghế băng, đối diện đó, và chúng t h á n g
b ả y
2 0 1 2
tôi không sao tự ngăn mình nhìn những cửa sổ ấy. Ngọn đèn có chụp màu đỏ, ở tận trong góc, tỏa ra thứ ánh sáng câm lặng đó. Ta nhìn thấy một tấm gương khung mạ vàng treo trên bức tường bên trái. Những bức tường khác thì trống trơn. Tôi rình một bóng hình hẳn sẽ lướt qua đằng sau cửa sổ, nhưng không, không có ai cả, có vẻ như vậy, trong cái căn phòng mà ta không biết được liệu nó là phòng khách hay một phòng ngủ. “Chắc ta phải bấm chuông cửa thôi, Louki nói với tôi. Em chắc có ai đó đang đợi chúng ta.” Cái ghế băng nằm giữa một dải đất tạo thành từ chỗ giao của hai phố. Nhiều năm sau này, tôi ngồi trên một chiếc taxi đi dọc bến Arsenal, về phía các ke sông. Tôi bảo tài xế dừng lại. Tôi muốn tìm lại cái ghế băng và tòa nhà. Tôi hy vọng hai cửa sổ tầng trên vẫn còn
ở đó chờ chúng tôi cho đến tận cùng thời gian. Sau đó, chúng tôi bước đi về phía Bắc và, để không bị trôi giạt quá nhiều, chúng tôi tự ấn định một cái đích: quảng trường République, nhưng chúng tôi không chắc là đang đi theo đúng hướng. Quan trọng gì đâu, chúng tôi vẫn luôn luôn có thể lấy tàu điện ngầm quay trở lại phố Argentine nếu có bị lạc. Louki nói với tôi rằng cô từng thường xuyên ở khu phố này, thời cô còn nhỏ. Người bạn trai của mẹ cô, Guy Lavigne, có một cái gara ở quanh đây. Đúng, về phía quảng trường République. Chúng tôi dừng lại trước mỗi gara, nhưng không lần nào là đúng gara ấy. Cô không còn tìm lại được đường nữa. Lần tới khi tới Auteuil thăm cái ông Guy Lavigne đó, cô sẽ phải hỏi địa chỉ chính xác gara cũ của ông trước khi cả ông ta nữa, ông ta cũng biến mất.
Nhìn qua thì vẻ như chẳng có gì nhưng việc ấy lại rất quan trọng. Nếu không, rốt cuộc ta sẽ không còn lại nổi một điểm nào để định vị trong đời nữa sáng, sau chừng ấy thời gian. Nhưng thiếu điều thì tôi đã lạc lối trên mấy phố nhỏ đâm vào các bức tường của doanh trại Célestins. Đêm hôm ấy, tôi đã bảo cô rằng không việc gì phải bấm chuông cửa. Sẽ không có ai. Và rồi chúng tôi đang sung sướng ở đây, trên ghế băng. Thậm chí tôi còn nghe tiếng một vòi nước chảy ở đâu đó. “Anh chắc không? Louki hỏi. Em chẳng nghe thấy gì cả…” Chính hai chúng tôi đang sống trong căn hộ trước mặt kia. Chúng tôi đã quên tắt đèn. Và chúng tôi đã để mất chìa khóa. Con chó lúc nãy hẳn đang đợi chúng tôi. Nó ngủ trong phòng ngủ của chúng tôi và sẽ t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Nhìn qua thì vẻ như chẳng có gì nhưng việc ấy lại rất quan trọng. Nếu không, rốt cuộc ta sẽ không còn lại nổi một điểm nào để định vị trong đời nữa. Cô nhớ rằng mẹ cô và Guy Lavigne từng dẫn cô đến hội chợ Trône sau Phục sinh, ngày thứ Bảy. Họ đã đi bộ tới đó theo một đại lộ lớn bất tận rất giống đại lộ mà chúng tôi đang đi đây. Hẳn chính là nó. Nhưng thế thì chúng tôi lại rời xa khỏi quảng trường République. Những thứ Bảy ấy cô cùng mẹ và Guy Lavigne đi tới tận rìa rừng Vincennes. Đã gần nửa đêm, và hẳn sẽ thật kỳ cục nếu hai chúng tôi lại đứng trước hàng rào sắt của vườn bách thú. Hẳn chúng tôi có thể nhìn thấy những con voi trong bóng tối nhờ nhợ. Nhưng đó, trước
chúng tôi, mở ra một quãng trống sáng sủa ngay chính giữa là một bức tượng. Quảng trường République. Càng lại gần hơn, tiếng nhạc càng nghe rõ hơn. Một vũ hội chăng? Tôi hỏi Louki hôm nay có phải là ngày 14 tháng 7 không. Cô không biết gì hơn tôi. Từ lâu nay, với chúng tôi những ngày và những đêm đã lẫn lộn hết vào với nhau. Tiếng nhạc vẳng ra từ một quán cà phê, ngay gần góc đại lộ giao với phố Grand-Prieuré. Vài người khách ngồi ở ngoài hiên. Đã quá muộn để lấy chuyến tàu điện ngầm cuối cùng. Ngay sau quán cà phê là một khách sạn để cửa mở. Một bóng đèn trần chiếu sáng một cầu thang rất đuỗn với các bậc bằng gỗ màu đen. Thậm chí người gác đêm còn không cả hỏi tên chúng tôi. Anh ta chỉ đơn giản là cho chúng tôi biết số một phòng trên tầng. “Kể từ giờ, có lẽ chúng ta sẽ sống được ở đây”, tôi nói với Louki. Một cái giường đơn nhưng không quá chật với chúng tôi. Không ri đô lẫn chớp cửa sổ. Chúng tôi để cửa sổ mở hé bởi trời nóng. Bên dưới, tiếng nhạc đã tắt, và chúng tôi nghe thấy những tràng cười. Cô thì thầm vào tai tôi: “Anh nói đúng. Hẳn ta phải ở lại đây mãi.” Tôi nghĩ chúng tôi đang ở xa Paris, tại một cảng nhỏ của Địa Trung Hải. Sáng nào vào cùng giờ chúng tôi cũng đi theo con đường qua các bãi biển. Tôi còn nhớ được địa chỉ của khách sạn: 2, phố Grand-Prieuré. Khách sạn Hivernia. Trong suốt tất cả những năm u tối tiếp theo, thỉnh thoảng người ta hỏi địa chỉ hoặc số điện thoại của tôi, tôi đều nói: “Anh chỉ cần viết thư cho tôi gửi đến khách sạn Hivernia, 2, phố GrandPrieuré. Người ta sẽ chuyển tới cho tôi.” Tôi sẽ phải đi tìm tất cả những bức thư ấy, chúng đợi tôi từ lâu lắm rồi và vẫn chưa được hồi đáp. Em có lý, lẽ ra chúng ta nên ở lại đó mãi...
thế giới cà phê
51
CF
đọc sách
Trốn chạy (Trần Thị Hương Lan dịch, NXB Văn học và Nhã Nam) là tập truyện ngắn thứ mười một của Alice Munro. Đây là tập truyện duy nhất mà nhan đề tiếng Anh chỉ có đúng một chữ, Runaway, và toàn bộ tám truyện ngắn trong đó cũng vậy. Dịch giả cũng rất khéo khi đã dịch các tên truyện bằng chỉ đúng hai chữ trong tiếng Việt.
vào tận ngóc ngách tâm lý nhân vật. Truyện ngắn Trốn chạy, như tên truyện gợi ý, kể về hai cuộc trốn chạy: nhân vật nữ chạy trốn khỏi người chồng lỗ mãng, và con thú cưng chạy trốn khỏi cô. Thậm chí còn có một cuộc trốn chạy thứ ba, ấy là nhân vật chính Carla chạy trốn khỏi cái gọi là nhà. Bối cảnh của truyện là một trang trại nơi hai vợ chồng Carla và Clark sống nhờ nghề nuôi ngựa thuê. Qua hình tượng thời tiết, cuộc sống khó khăn của họ được hé lộ: “Mùa hè năm nay mưa dầm mưa dề” (tr. 10), rồi sau đó là đời sống hôn nhân không như ý muốn: “mây trắng ra, mỏng đi, cho lọt chút xíu thứ ánh sáng khuếch tán không bao giờ bừng lên nổi thành ánh mặt trời thật sự, và thường thì cũng tắt trước bữa tối” (tr. 11). Cảm giác bức bí, ngột ngạt do thời tiết được nâng lên khi Carla phải sống chung với người chồng cộc tính. Anh xô xát với đám chủ nợ, gây sự ở một hiệu thuốc hay quán cà phê, và cục cằn với cả con ngựa Lizzie mà anh được thuê nuôi. Cao trào của sự bức bí là khi Clark biết rằng ông hàng xóm Jamieson mới mất từng nhận được món tiền lớn cho một giải thưởng thơ, anh âm mưu “bắt lão ta phải trả giá” (tr. 21) và buộc Carla phải sang nói chuyện với bà Jamieson. Đến đây, cũng cần phải nhấn mạnh tầm quan trọng của các khoảng trắng
Trốn chAy & khoảng trống để lại Cách đặt tên này dường như cố ý để lộ cho người đọc biết trước đề tài của truyện, nhưng cũng chỉ dừng lại ở đó, và phần việc còn lại của độc giả trở nên khó khăn hơn, khi bằng cách nào đó phải vượt qua cái từ được cho biết trước để có thể bước thong dong mà không bị “mắc lỡm”, như tên một truyện ngắn trong tập. Cách đặt tên này đầy mạo hiểm, như cách trong truyện trinh thám người viết cho biết trước ngay từ đầu ai là thủ phạm. Như CF
52
thế giới cà phê
một hiệu ứng chung, người đọc mong ngóng một diễn biến làm lật đổ mọi dự đoán từ đầu - một nỗi mong ngóng đầy bất an. Truyện ngắn đầu tiên, được lấy tên làm nhan đề cho cả tập, cho thấy sự tỉnh táo làm chủ ngòi bút của tác giả, khi kỹ thuật viết được vận dụng đậm đặc nhiều hơn mức cần thiết so với phong cách của Alice Munro, nhưng nó vẫn chỉ là công cụ, một thứ công cụ tinh vi nhưng hữu ích, để bà đi sâu
b à i
trần quốc tân
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
phân đoạn trong tập truyện. Ở Trốn chạy, chúng không chỉ nhằm tách biệt các mẩu trần thuật, mà còn nhằm thay đổi cường độ của nỗi bức bí. Ở giữa hai khoảng trắng (tr. 25-26), trong lúc Carla kinh sợ khi phải sang nhà Jamieson, cô chợt trăn trở về sự biến mất của con dê nhỏ Flora: “cảm giác đau đớn đơn thuần vì mất Flora, có lẽ là mất Flora vĩnh viễn, gần như là nỗi khuây khỏa so với mớ bòng bong nàng vướng phải liên quan tới bà Jamieson, và so với nỗi khổ phập phù của nàng với Clark” (tr. 26). Khoảng trắng thứ hai còn có mục đích thay đổi điểm nhìn trần thuật, mặc dù vẫn ở ngôi thứ ba, nhưng từ Carla sang bà Jamieson, tức Sylvia. Bà hiểu rằng sự suy sụp của Carla không phải vì con dê biến mất, mà bởi cô không thể chịu đựng được thái độ của Clark đối với cô. Nếu như việc con dê biến mất mang tính biểu tượng về việc giải thoát như là sự cám dỗ trong đời Carla - có lần cô mơ thấy Flora ngậm một quả táo đỏ thì việc cô trốn chạy khỏi Clark là điều lý trí nhất người ta có thể tưởng tượng ra, thậm chí là “điều duy nhất thể hiện lòng tự trọng mà người ở tình cảnh của Carla có thể làm” (tr. 46). Mỉa mai thay, chiếc xe buýt mà cô hớt hải bước ra vì “sợ không gian kín” cũng không khác là bao “nhà lưu động”, tức chiếc xe moóc của hai vợ chồng. Mỉa mai
Cảm giác phụ thuộc hiện diện ở mỗi nhân vật nữ phụ thuộc vào đàn ông, quá khứ, nơi chốn, và nỗi cô đơn; nhưng ở tầng sâu đó là cảm giác của kẻ xa lạ, khi mà trong Trốn chạy, đàn ông gây nên nỗi bức bí, quá khứ luôn là hiện tại, nơi chốn là điểm cách ly cảm xúc, và nỗi cô đơn là phản hồi đầy bất an của khao khát yêu thương. t h á n g
b ả y
2 0 1 2
thay, cũng như trước kia cô từ bỏ bố mẹ và cuộc sống tiện nghi để chạy theo Clark, giờ đây cô từ bỏ mọi thứ liên quan đến Clark để chạy trốn khỏi anh, và khi có vẻ tìm thấy tự do, thì cô lại muốn thoát khỏi nó. Thần lực là truyện ngắn dài hơi ở cuối tập truyện. Trái với Trốn chạy, truyện này thiếu tính kết dính bởi sự pha trộn nhiều cách xử lý - thư từ, nhật ký, trần thuật trực tiếp và thay đổi điểm nhìn. Truyện kể về Nancy, một phụ nữ trẻ đính hôn với một anh bác sĩ. Ollie, anh họ của chàng bác sĩ, đến thăm và Nancy đưa anh ta đến gặp bạn cũ của cô thời trung học, một cô gái có năng lực ngoại cảm. Việc cô bạn cũ và Ollie kết thân làm rạn nứt mối quan hệ giữa Nancy và Ollie bởi cô cho rằng anh chỉ lợi dụng năng lực của cô gái. Bốn mươi năm sau Nancy đến thăm bạn mình ở bệnh viện, lúc này cô bạn khăng khăng rằng chồng cô ta tức Ollie đã chết, mặc dù theo như câu chuyện mở ra thì không phải vậy. Đề tài ngoại cảm trong truyện bị đẩy dần về hướng cliché (và cũng khó mà khác được khi xử lý đề tài dạng này) khi người viết thiếu một cách nhìn mới, chỉ xem nhân vật mang một thứ “thần lực” giả hiệu và dễ dàng bị trần tục hóa, vật chất hóa; điều này đã được hàm ý trong cách đặt tên phân đoạn đầu của truyện: “Để Dante nghỉ giải lao đi”. Một điểm nhấn tạo nên sức nặng cho cả tập là bộ ba truyện ngắn liên quan đến nhau, nói về cùng một nhân vật và theo diễn biến tuyến tính: Tình cờ, Sắp rồi, và Nín lặng. Nếu như cách đặt tên truyện bằng một từ giúp tách rời và mang lại tính độc lập cho từng truyện, thì việc xâu chuỗi ba truyện ngắn lại tạo hiệu ứng chồng lớp, làm tăng ảnh hưởng và chiều sâu cho cả ba truyện, nhưng lại không quá tản mát và ôm đồm như là từng chương của tiểu thuyết.
Tiểu thuyết của Alice Munro NXB: Văn Học và Nhã Nam Giá: 90.000 VNĐ
Cả tám truyện ngắn trong tập truyện đều để lại những khoảng trống giày vò, bất kể nhân vật là kẻ trốn chạy hay là người gánh chịu nỗi đau đớn sau một cuộc trốn chạy, chấp nhận mọi thứ thân thuộc trôi tuột và biến mất. Ở các nhân vật nữ, khoảng trống ấy càng được khoét sâu thêm bởi tính nhạy cảm và mong manh. Đối với họ, đó còn là sự trốn chạy khỏi khao khát thay đổi và mong muốn làm chủ cuộc đời mình, một ý muốn dường như hợp lý và mang tính thời đại nhưng lại bị ràng buộc bởi những mối dây gia đình, con cái và cộng đồng, đã được Alice Munro miêu tả một cách tự nhiên và bình dị trong bối cảnh chính là vùng quê miền Đông Nam Ontario của bà. Cảm giác phụ thuộc hiện diện ở mỗi nhân vật nữ - phụ thuộc vào đàn ông, quá khứ, nơi chốn, và nỗi cô đơn; nhưng ở tầng sâu đó là cảm giác của kẻ xa lạ, khi mà trong Trốn chạy, đàn ông gây nên nỗi bức bí, quá khứ luôn là hiện tại, nơi chốn là điểm cách ly cảm xúc, và nỗi cô đơn là phản hồi đầy bất an của khao khát yêu thương.
thế giới cà phê
53
CF
nói bằng hình ảnh
CF
54
thế giới cà phê
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Bộ ly tách Trung Nguyên phần nào thể hiện những giá trị, thông điệp và niềm tin của thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam.
s ắ p
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
đ ặ t
trung trần
ả n h
brian nguyễn
thế giới cà phê
55
CF
CF
56
thế giới cà phê
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Cà phê đem lại sáng tạo, hướng đến hài hòa và phát triển bền vững.
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
thế giới cà phê
57
CF
CF
58
thế giới cà phê
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Cà phê làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
thế giới cà phê
59
CF
Cà phê là năng lượng cho nền kinh tế tri thức.
CF
60
thế giới cà phê
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
thế giới cà phê
61
CF
ĐỐI THOẠI với sir coffee
Luca Majer
“CÀ PHÊ CÓ THỂ DẪN BẠN TỚI NHỮNG ĐIỀU PHI THƯỜNG” Đối thoại giữa Đặng Lê Nguyên Vũ và Luca Majer về công việc sáng tạo trong ngành cà phê. điệp giang charles evans jr., chụp tại Long Island, NY catherine karnow C h u y ể n
h ì n h
CF
62
thế giới cà phê
ả n h
n g ữ
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Đặng Lê Nguyên Vũ
Về ông Luca Majer - Tổng Giám đốc TuTTOEspresso, ý TuTTOespresso là một trong những công ty đầu tiên tại Ý hoàn toàn tập trung các hoạt động vào lĩnh vực sản phẩm cà phê đơn phần (singleportion). Công ty được thành lập bởi hai nhà phát minh người Florence – những người đã quyết định học theo sự thành công của Unoper vào năm 1983 (công ty này sau đó bị mua lại bởi Lavazza và đổi lại tên thành Espresso Point). Họ chú tâm vào những mô phỏng cải tiến: ý tưởng phía sau hệ thống TuTTOespresso đầu tiên là có một “hệ thống cáp-xun song đôi”. Nói cách khác, cùng một loại máy nhả có thể chuẩn bị cả cà phê và trà lá sử dụng một cáp-xun nhỏ, nhưng nó cũng có thể chuẩn bị đồ uống từ bột hòa tan (như cà phê hòa tan 3 trong 1, trà chanh, trà đào…) khi sử dụng một cáp-xun (capsule) lớn hơn. Khoảng năm 1990, TuTTOespresso bị Rhea Vendors mua lại và sau đó phần lớn cổ phần của hãng và định hướng kinh doanh được chuyển giao cho ông Luca Majer. Định hướng của ông Luca Majer là biến TuTTOespresso trở thành một trong những công ty toàn cầu sáng tạo nhất trong công nghệ cà phê và chuyển giao những phát hiện và phát minh của họ tới các công ty quan tâm tới quá trình cải tiến đi tắt, để sản phẩm đơn phần hoặc công nghệ chế đồ uống chuẩn mực được lan tỏa toàn thế giới. Tên tuổi của TuTTOespresso phần lớn chỉ được biết đến trong ngành do những phát minh của họ được xếp vào mảng kinh doanh “tuyệt mật”. Hãng chỉ bắt tay với những đối tác thực sự quan trọng trên nền tảng những mối quan hệ tuyệt mật.
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
CF: Xin chào ngài Luca Majer, rất hân hạnh được trò chuyện cùng ngài ngày hôm nay. Ngài có thể cho độc giả Thế giới Cà phê biết điều gì đã dẫn ngài tới với ngành công nghiệp cà phê? Luca Majer: Câu chuyện của tôi với cà phê bắt đầu từ “phần cứng” của ngành công nghiệp này, những bulông, đai ốc của nó: máy cà phê. Năm 1983, tôi hoàn thành chương trình học tại trường kinh doanh Bocconi tại Milan (Ý) và đã có một học kỳ học tại Đại học âm nhạc Berkeley ở Boston (Mỹ) để học về nhạc jazz ngẫu hứng và giao hưởng. Lúc đó tôi đã sáng tác nhạc tiên phong cho trình diễn tại nhà hát, tôi cũng đã viết vài cuốn sách về thế giới cà phê
63
CF
ĐỐI THOẠI với sir coffee
ảnh: Điệp Giang
để đối xử với cà phê với thái độ tôn trọng, bạn cần phải thực thi một cách đúng đắn, nếu không nó sẽ bị lạc lối – và với nó, tâm hồn của hàng triệu người đã được đưa vào trong ly cà phê bạn uống.
Luca Majer và Đặng Lê Nguyên Vũ ở Milan, Ý, tháng 3/2012
nhạc rock cấp tiến. Tôi cũng được mời điều hành một tạp chí âm nhạc hàng đầu tại Milan và đã trở thành trợ giảng tại khoa “Khoa học về Sáng tạo” tại Bocconi. Tôi đã tham gia hết mình vào tất cả những thứ này và sau đó là cà phê, sau khi cha tôi mời tôi tham gia công ty của ông. Cha tôi tới từ những vùng núi quanh Cortina, đã sống sót qua Thế chiến II và tốt nghiệp ở Bologna (Ý) vào năm 1946 với vai trò một nhà hóa học công nghiệp. Năm 1949, ông cưới bà Giuliana và tham gia vào nhà máy CF
64
thế giới cà phê
đúc kim loại (Fonderie Rinaldi) do bà ngoại tôi, Ester, điều hành. Cha tôi nhanh chóng trở thành giám đốc điều hành, phát triển gia đình cũng như công việc kinh doanh, với một số công ty lớn như Alfa Romedo hay Innocenti (công ty chế tác xe máy Lambretta nổi tiếng). Ông bắt đầu muốn chế tác ra sản phẩm hoàn thiện và cố gắng thử nghiệm. Vì thế, ông đã thử làm ra những đôi giày bằng nhôm và một vài phát kiến khác mà không đi tới đâu. Nhưng cơ hội thật sự tới khi ông được đặt hàng sản xuất các bộ phận lắp ráp
cho những chiếc máy bán kẹo cao su tự động đầu tiên tại Ý. Đó là khoảng những năm 1950 và khách hàng là Dolcificio Lombardo, giờ là Perfetti/ Van Melle – một trong những nhà sản xuất kẹo lớn nhất thế giới. Đó là một thành công tạm thời. Từ đó tới việc làm ra những chiếc máy bán cà phê sử dụng tiền xu là một khoảng cách tương đối gần: cha tôi bắt đầu nhập khẩu một vài chục máy bán đồ uống nóng từ Anh và sau đó ông bắt chước chúng, cải tiến chúng và công ty Rhea Vendors ra đời vào tháng 2/1960. Hiện giờ, tập đoàn Rhea Vendors trở thành một trong những nhà sản xuất máy bán lẻ lớn nhất của châu Âu. CF: Tình yêu của ngài dành cho cà phê thế nào? Có phải vì ngài là người Ý – quê hương của văn hóa cà phê nổi tiếng thế giới với các phát minh như espresso, cappuccino, hay còn vì những lý do nào khác? Luca Majer: Cappuccino, espresso hay latte macchiato ở Ý không phải là những thứ đồ uống ngoại lai. Chúng nằm trong gene của người Ý. Trong thời gian dài, chúng tôi thuần chỉ thích t h á n g
b ả y
2 0 1 2
trở lại trường học” và đưa quan điểm của mình vào một số thử nghiệm chúng tôi cùng làm với một trường đại học về khoa học thực phẩm. Tôi đã cảm thấy rằng tôi cần phải xem xét lại cách nhìn của mình. Vì vậy tôi đã mua rất nhiều sách và tìm kiếm trên Internet hàng trăm bài viết về cà phê. Từ đam mê, tôi trở nên tôn thờ cà phê. Tất cả những điều này tôi đã chia sẻ trong một cuốn sách tôi viết về cà phê mà chưa xuất bản. Ngài có thể hiểu tóm tắt tầm nhìn của tôi về điều này như sau: cà phê cần trên 20 bước để từ cánh đồng tới ly của ngài – đó là một quá trình chế phẩm quý giá, liên quan
Luca Majer và Đặng Lê Nguyên Vũ tại văn phòng TuTTOEspresso ở Ý
Một số khuôn mô hình máy Espresso của TuTTOEspress
ảnh: Điệp Giang
thú chia sẻ những loại đồ uống này với khách du lịch, cho dù nhiều khách ngoại quốc thấy rằng espresso là “tởm lợm” và không thể uống nổi. Rồi người Thụy Sĩ và những người tới từ bờ Tây đã “truyền đạo” espresso ra khỏi Ý. Đó thực sự là một điều lặp lại của lịch sử: điều tương tự đã xảy ra khi những khách châu Âu đầu tiên – sau khi uống cà phê Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Ả-rập vào thế kỷ VI – đã từng nói rằng nó có vị như là “bùn”. Nhưng rồi họ vẫn nhập khẩu hàng thùng “bùn” đó và thậm chí sẵn sàng đậu tàu ở hải cảng al-Mukha tới cả tháng chỉ để chắc rằng họ có thể ăn cắp được những hạt cà phê hiếm hoi đó khỏi các thương nhân Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ, ngay khi họ tới vùng đất này. Mối liên hệ giữa tôi và cà phê đã thay đổi vào cái ngày tôi quyết định “quay
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
tới 25 triệu gia đình (những người sống phụ thuộc vào việc trồng cà phê) và với cơ thể ngài (cà phê là một chất kích thích tâm lý). Sự lan chuyển của cà phê chỉ là một hành động kéo dài có vài giây và trong vài giây đó, ngài tập trung vào lý do tồn tại của hàng triệu người đã nhắc tới ở trên đang tham gia đóng góp vào nó. Ngài nhấm nháp nó, thưởng thức nó, nó giúp ngài và ngài thực sự có thể giúp những người khác bằng việc uống nó. Ngài thử xem có đồ uống nào có một tâm hồn mạnh mẽ như nó không? Sức mạnh của nó có thể dẫn con người tới những điều phi thường (như đã đúng với các chiến binh Ethiopia sử dụng nó trong các trận chiến và người Sufi đã sử dụng nó để có thể ngồi thiền định lâu hơn trong các kỳ lễ Dhikr). Và chắc chắn nhất là, chất cafein là loại đối kháng adenosine - khi bạn uống nó, bạn không thấy mệt mỏi nữa, ngay lập tức. Chất cafein du hành trong cơ thể bạn với một tốc độ kinh ngạc: trong nửa giờ, chất cafein đã có trong tinh trùng của bạn, nơi nó tăng cường nhu động của tinh trùng. Hơn tất cả - đừng quên mặt khoái lạc của sự thế giới cà phê
65
CF
ĐỐI THOẠI với sir coffee
vật – cà phê hóa ra lại có số lượng mùi hương tích hợp cao nhất hơn bất kỳ loại đồ uống nào trên thế giới, hơn cả Cheval Blanc 1959 hay Miani Rosso 2002 (hai loại rượu vang nổi tiếng thế giới vì sở hữu hơn 500 loại mùi hương trong vị rượu). Vì thế, để đối xử với cà phê với thái độ tôn trọng, bạn cần phải thực thi một cách đúng đắn, nếu không nó sẽ bị lạc lối – và với nó, tâm hồn của hàng triệu người đã được đưa vào trong ly cà phê bạn uống. Tới đây, chúng ta sẽ quay trở lại với các loại máy cà phê và công nghệ chế phẩm cà phê: bởi vì tôi thà có một loại cà phê xoàng nhưng được thực thi tốt còn hơn một loại cà phê tuyệt vời nhưng được chuẩn bị kém. Đó là lý do tại sao tôi dùng từ thực thi mà không dùng từ chuẩn bị. Nó là một khác biệt nhỏ nhưng lại rất quan trọng trong ngữ cảnh. Tôi sẽ dừng ở đây nhưng tôi hứa sẽ xuất bản cuốn sách này sớm, khi đó ngài sẽ đánh giá quan điểm của riêng tôi về việc tại sao espresso đã được phát triển vào cuối thế kỷ XIX và tại sao nó lại trùng hợp với sự hủy diệt của những người Mỹ da đỏ cuối cùng. Nhưng tôi sẽ tiết lộ sớm. CF: Ngài nghĩ sao về những phát minh liên quan tới cà phê, liệu rằng đây chỉ là sự tình cờ hay chính cà phê là nguyên nhân của những sáng tạo? Luca Majer: Nếu ngài theo các lý thuyết về tính đồng bộ (giống như tôi), sẽ thấy rằng các sự kiện luôn đi theo một trục có những sự kiện đồng bộ hoặc các tác động của các mối quan hệ nhân quả tại đỉnh trục của nó. Theo quan điểm này thì cơ hội là một từ quá lớn cho thế giới quá nhỏ của chúng ta. Nhưng nếu ngài thừa nhận là nó tồn tại, thì tôi có khuynh hướng quan tâm tới chuỗi nguyên nhân và nhận thấy rằng cafein đã được chứng minh là CF
66
thế giới cà phê
giúp được con người tiến hành những mục tiêu nhất định! CF: Là một chuyên gia trong ngành cà phê, ngài nghĩ thế nào về phát minh Nespresso của Nestlé? Có mối quan hệ nào không giữa chủ nghĩa cá nhân Tây phương với sự thành công của Nespresso? Ngài nghĩ sao khi sản phẩm này thâm nhập vào các xã hội đề cao truyền thống gia đình và thế hệ như tại các nước châu Á? Luca Majer: Nếu ngài nhìn vào Nespresso từ khía cạnh công nghệ, và xem xét những loại cáp-xun trước kia của nó (đã không còn bán nữa), ngài sẽ thấy một quá trình tập sự để đạt được sự chiết xuất tốt trong một kết cấu vỏ chứa với một lượng cà phê dần giảm đi. Đó không phải là loại espresso tinh túy nhất (5gr so với 7gr) nhưng nó được thực thi tốt, loại tách tròn “espresso Bắc Âu” sử dụng cà phê chất lượng tốt. Quay lại năm 1986, họ quá tiên phong tới nỗi không ai hiểu nổi phát minh của họ. Sau đó, khi ngài nhìn vào chuyện này dưới góc độ kinh doanh, và ngài cần phải xem lại quãng thời gian từ 1986 tới 1997, khi công ty báo cáo những thua lỗ được giấu kín và chỉ có sự quyết đoán của một thành viên hội đồng quản trị với niềm tin vững vàng (đây là điều được John Nasbitt ghi lại trong cuốn sách của ông về Sáng tạo) đã khiến cho toàn bộ Hội đồng quản trị của Nestlé phải xem xét lại việc dừng dự án này, và họ đã không dừng nó. Vậy là có yếu tố của tính quyết đoán và đương đầu và điều đó thật tuyệt – đây là một khía cạnh lý thú nhất về dự án này nếu ngài hỏi tôi. Sau đó, ngài có cả một bộ máy marketing. Đó là George Clooney, những cửa hàng trưng bày trên đại lộ Champs Elysees và Piccadilly Circus, việc lan truyền không ngừng nghỉ
Tạo ra phát minh là một hành động anh hùng hàm chứa rất nhiều tính trách nhiệm. Một nhà phát minh có lương tâm sẽ tìm cách phát triển sản phẩm có trách nhiệm, một sản phẩm sẽ ngăn chặn sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên của thế giới. của biểu tượng cáp-xun. Đây là một thế giới của “ngoại hạng” - một từ có khuynh hướng bao hàm những nghĩa tích cực trong thế giới phương Tây, bởi vì chúng tôi bảo trợ cho chủ nghĩa cá nhân (ví dụ từ “ngoại hạng” có nghĩa là “giới hạn hoặc chỉ dành riêng cho một người nào đó”) ngay cả khi đó là một chủ nghĩa cá nhân giả tạo, được tái sản xuất trên một quy mô lớn. Đây là điều mâu thuẫn với ý nghĩa lịch sử của cà phê – là chia sẻ - nhưng đó là một dấu hiệu của thời đại. Có thể nhu cầu về ngoại hạng, là hiện tượng văn hóa mục tiêu, đã lan ra không giới hạn địa lý. Nespresso là một “trạng thái mật thiết”, một tấm vé bạn mua để bước vào “thế giới ngoại hạng” (nếu bạn tin vào điều đó, thì thế giới đó là của bạn chỉ với 3,5 EUR) và điều đó diễn ra ngoài các mối liên hệ văn hóa. Tôi nhớ khi tại một cửa hàng Nespresso tại Milan hồi tháng 3 vừa rồi cùng ngài, tôi đã gặp một người mẹ và cô con gái đứng xếp hàng đợi trả tiền cho cáp-xun họ mua. Và – cứ như thể đó là biểu tượng của “sự ngoại hạng” của họ - họ quyết định trả hai t h á n g
b ả y
2 0 1 2
cà phê đơn phần khi chúng ta xem xét trường hợp của K-Cup và Nespresso. Có vẻ như K-Cup đã để cho phát minh của họ lan tỏa và các công ty làm việc trong cùng lĩnh vực có thể cùng hưởng lợi. Kết quả là, người tiêu dùng cuối cùng được lợi nhiều nhất với nhiều lựa chọn, nhiều mức giá. Trong khi đó, Nestlé cố gắng bảo vệ phát minh Nespresso bằng một hàng rào
hóa đơn tiền mặt riêng biệt. Điều đó nhắc tới một bản nhạc Jazz: “Cô đơn cùng nhau” (Alone together). Ở châu Á, việc sản phẩm này có thành công hay không thực sự phụ thuộc vào việc người ta sẽ tin vào việc có một điều gì đó bên ngoài việc sở hữu cá nhân các biểu tượng hay không. Thế giới bắt đầu và kết thúc ở một trung tâm mua sắm hay việc bảo vệ môi trường ở Đắk Lắk có thể mang lại những sự thỏa mãn như nhau. CF: Một câu chuyện thú vị đang diễn ra trong thế giới sản phẩm t h á n g
b ả y
2 0 1 2
pháp lý bao quanh hàng trăm phát minh liên quan hoặc tương tự với Nespresso và cố gắng kiện bất kỳ công ty nào có ý định làm ra sản phẩm tương tự. Ngài nghĩ sao về điều này? Nếu chúng ta cho rằng phát minh sinh ra là để phục vụ con người và lợi ích nên được chia sẻ thì liệu rằng Nestlé có phải đã quá tham lam? Ngài có cho rằng khách hàng mới là đối tượng phục vụ đầu tiên và trước hết của tất cả các doanh nghiệp hơn là lợi ích nhỏ nhoi của doanh nghiệp đó?
Luca Majer: Có thể hiểu được khi các công ty sẵn sàng bảo vệ việc đầu tư nghiên cứu và phát triển của họ bằng cách đăng ký bản quyền – và đây là nguyên tắc pháp lý đằng sau các bản quyền phát minh: một cách bảo vệ tạm thời cho phép phát minh đó được bảo hộ trong 20 năm để giúp các nhà đầu tư thu lại lợi nhuận của họ. Sau đó, toàn bộ thế giới có thể sử dụng phát minh đó. Và như vậy, không công ty nào có thể để công nghệ được sử dụng thoải mái. Trong trường hợp ngài nhắc tới ở trên, Green Mountain (công ty sở hữu K-Cup) ở một vị trí khác với Nestlé. Họ đã gặp khó khăn nhiều hơn khi cố gắng ngăn chặn các công ty sản xuất hàng nhái: họ tích hợp ít công nghệ hơn vào sản phẩm của họ ngay khi bắt đầu; sau đó họ dần dần mở rộng các sản phẩm, và đưa cap-xun Vue – một dạng đóng nén khác vào các sản phẩm; và đã có sự chuẩn bị sẵn sàng để khai thác kinh tế về quy mô và cạnh tranh về giá cả với sản phẩm cũ – K-Cup đã lỗi thời. Và dù vậy họ cũng đã kiện một số công ty dám xâm phạm không gian của họ. Thực tế, theo một cách nào đó, ngài đang muốn tranh luận một vấn đề xa hơn cà phê và nằm trong câu hỏi này: Mô hình chủ nghĩa tư bản tự do hiện tại bền vững thế nào? Lợi nhuận làm chủ, điều đó tuyệt vời. Nhưng “trật tự mổ” (một thuật ngữ chỉ hệ thống phân cấp thống trị - pecking order) chỉ ra rằng các tay chơi nhỏ hơn có khó khăn khi theo đuôi các tay chơi lớn hơn. Ngay cả thế giới chính trị cũng không có đủ ảnh hưởng để cạnh tranh với giới doanh nhân (tài chính) – đó là lý do tại sao các nhà bình luận bắt đầu nói về chủ nghĩa phong kiến mới. Nói một cách khác – chủ nghĩa (cạnh tranh) độc quyền – mục tiêu của bất kỳ tập đoàn lớn nào – gắn kết với thế giới cà phê
67
CF
ĐỐI THOẠI với sir coffee
thế giới bền vững thế nào? Liệu các nguyên tắc của đạo đức kinh doanh có cần được xây dựng lại hoặc chúng ta chấp nhận việc hơn 600 tấn vật liệu nhiễm xạ có khả năng lan nhiễm tại Fukushima và rõ ràng là không có bất kỳ nguyên thủ nào trên thế giới thực sự đã có hành động gì về điều này? CF: Còn một tay chơi toàn cầu khác trong ngành cà phê mà ngài cũng nhắc tới ở trên khi nói về lý do ngài tìm hiểu sâu về thế giới cà phê – Starbucks. Tháng 3 vừa rồi khi tới châu Âu, tôi rất ngạc nhiên khi tiếp xúc với các chuyên gia cà phê của Đức, Ý… nhận thấy rằng họ chỉ trích Starbucks đã đánh tráo khái niệm cà phê. Theo họ, cà phê Starbucks là sữa “cộng”, khó có thể tìm cà phê tinh túy trong menu đồ uống của Starbucks, phần lớn các phát minh đồ uống của họ chỉ có chút ít cà phê hoặc mang hương vị cà phê mà thôi… Và đó rất có thể là lý do tại sao Starbucks không mấy thành công ở châu Âu. Ngài nghĩ sao về điều này? Luca Majer: Một câu hỏi hết sức thú vị. Khi nghe những phê bình về thành công của Starbucks, tôi nhận thấy họ đã nhập khẩu số lượng lớn cà phê Ý vào Mỹ và tái xuất khẩu cà phê đó sang nhiều nước khác, vì vậy rõ ràng là có vài thực thể đằng sau họ và đã hỗ trợ tầm nhìn của họ một cách chuyên nghiệp ở tầm mức cao. Thực ra tôi đã nghe một số nhà rang xay cà phê nói rằng Starbucks là “cửa hàng sữa lớn nhất thế giới” và đúng là các loại latte và frappuccino đang là những đồ uống đặc trưng của họ. Còn đứng về phía bảo vệ họ thì có thể nói rằng cà phê là do quen mà uống và (hãy đối mặt với điều đó) rằng một vài người cần “thử gì đó” nhiều hơn một lần trong đời! Chúng ta đều biết rằng CF
68
thế giới cà phê
latte (sữa) và đường, bên cạnh si-rô và kem tươi hoặc kem, thì cà phê xay trộn là “do quen mà uống” và chúng thậm chí có thể, mặt khác, biến một đồ uống thực sự tinh túy thành một loại nước ngọt “hot”, không có ga. Không ai có thể bảo vệ quan điểm rằng latte là một thứ gì đó như cà phê – về kỹ thuật thậm chí cà phê với đường cũng không thể là thứ gì đó như cà phê; nhưng trong ngành công nghiệp xe hơi ngài có những loại sedan 4 cửa và những loại chuyển đổi, 4WD hoặc SUV vì thế mà tôi nghĩ loại đồ uống nào cũng được cả. Có một mặt tối hơn của câu chuyện về nguyên nhân, về tổng quan, vì sao nhiều người thích cà phê với sữa và đường. Đó là thứ mà tôi nghiêm khắc gọi là “sự triển khai” của cà phê. Nói một cách khác, nhiều lúc người uống cà phê bị hướng về phía các thành tố tạo cho họ cảm giác có được hương vị dễ uống hơn như sữa hoặc kem và đường bởi vì chất lượng cà phê tệ hoặc vì sự triển khai cà phê kém. Tôi không ở vị trí để nói rằng điều này có thể rơi vào trường hợp của Starbucks hay không. Tất cả những gì tôi có thể bổ sung là có một vấn đề chung nằm ở việc chưa có ai liên hệ việc đào tạo barista, lợi nhuận biên và công nghệ máy cà phê. Nói một cách đơn giản, những barista muốn có được lợi nhuận cao thường có khuynh hướng giảm chất lượng cà phê và các nhà sản xuất máy cà phê (nếu ngài loại trừ trường hợp cáp-xun thế hệ thứ hai như MaxEx của chúng tôi) có thể gặp khó khăn trong việc cung cấp các đồ uống có chất lượng cao và ổn định nếu không dựa vào kỹ năng của con người. Khỏi cần nói rằng những giả thuyết về các sai lầm như nói trên dẫn tới các loại cà phê dở phải cần có đường, sữa hay si-rô để giúp dễ uống hơn .
Bình pha cà phê thô sơ đã là cảm hứng sáng tạo ra các loại máy pha espresso tinh vi sau này.
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
CF: Ngài nghĩ sao về các thị trường cà phê mới nổi ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ? Ngài có nghĩ rằng các thị trường mới nổi này có thể thay đổi cách mà thế giới cà phê đang đi? Ví dụ như với trường hợp năng lực làm hàng nhái bậc thầy của Trung Quốc, họ có thể bắt chước bất kỳ phát minh nào và biến thành của họ. Ngay cả iPad giờ cũng phải trả tiền bản quyền để được bán ở nước này. Ngài có nghĩ rằng chuyện tương tự sẽ xảy ra với các thương hiệu cà phê toàn cầu ở những thị trường thế này? Luca Majer: Về căn bản, có vài chiến lược phát triển mà một công ty, hoặc một nghệ sĩ, cho lợi ích của mình có thể tận dụng được khi nói tới quá trình sáng tạo. Một là phát minh: một tia sáng lóe lên ngoài dự tính, một sự động não (coup de genie), một thứ gì đó chọn con đường bất bại. Trong âm nhạc, bạn có thể nhớ tới John Cage, người mà bản giao hưởng sáng tác cho bất kỳ loại nhạc cụ nào năm 1952 dài 4 phút 33 giây chỉ là 273 giây im lặng tuyệt đối. Những giây khắc đó đã tái định hình cả lịch sử âm nhạc sau khi nó được biết tới. Điều hiếm có là nhà phát minh thành công: ông ta nhắm vào hành vi anh hùng đi ngược lại các luật lệ và trong mục tiêu bất thường đó chứa đựng vinh quang và thất bại của ông ta. Hai là sự cải tiến dựa vào việc cải thiện hoặc làm tinh chế lại các ý tưởng đã phát minh: về căn bản là nhà phát minh kéo cánh cửa phẳng xuống, cảm thấy kiệt sức trong quá trình đó và để nhà phát minh đi vào không gian đó, đã tìm ra cánh cổng mở. Một ví dụ lịch sử là Graham Bells trong thế giới này, người đã khai thác ý tưởng ban đầu (của Meucci) về điện thoại và
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
được cả sự ghi nhận danh tiếng và tiền bạc. Trong thế giới ngày nay, bạn cần tiếp cận với các nguồn tài chính lớn để khai thác sự cải tiến tới những mức độ tinh tế: thực ra việc sử dụng tay chạm để điều khiển trên màn hình cảm ứng của iPhone là phát minh được mua lại từ một công ty (Fingerworks) đã có ý tưởng này nhưng không có đủ tài chính để đưa vào đời sống. Cuối cùng thì còn một cách nữa trong sáng tạo, đó là làm nhái, theo hàng tỷ tỷ cách khác nhau. Bạn có thể làm giả, điều mà ở phần lớn các quốc gia coi là bất hợp pháp bởi vì bạn đã lừa khách hàng của mình. Hoặc bạn có thể làm theo kiểu 50/50, không quá tệ nhưng vẫn cứ là làm nhái. Và bạn cũng có thể làm nhái theo kiểu cải tiến – là cách khai thác những bước đi công nghệ của người khác nhưng phát triển nó lên bậc cao hơn. Trung Quốc và nói chung các nước châu Á đang phát triển có một chút của tất cả những thứ trên với số dân cư đang chuyển dịch từ đời sống nông nghiệp nông thôn sang đời sống công nghiệp đô thị. Theo lịch sử mà nói, điều này đã luôn mang mọi người tới gần cà phê: cà phê cho mọi người một mục tiêu sống và giúp bạn luôn sẵn sàng dịch chuyển trong từng giây phút. Vì thế lượng tiêu thụ cà phê sẽ tiếp tục phát triển với một tốc độ vững chắc. Còn về văn hóa mà nói, thì sẽ mất một thời gian để người châu Á thấm nhuần tâm lý của cà phê và cải tiến. Trừ khi bạn có năng lực để khái niệm hóa và “tiên đoán” – điều mà tôi thấy rất rõ ở người như ông Vũ. Quan hệ đối tác với các công ty châu Âu theo tôi sẽ là đường tắt để cung cấp năng lượng cho các công ty châu Á về mặt tri thức và kinh nghiệm (cũng như không gian IP trên mạng đông đúc).
CF: Ngài nghĩ sao về “sáng tạo có trách nhiệm”? Theo ngài đây có phải là trách nhiệm căn bản nhất của bất kỳ nhà phát minh nào hoặc bất kỳ công ty nào trong hoạt động nghiên cứu và phát triển của họ không? Luca Majer: Tạo ra phát minh là một hành động anh hùng hàm chứa rất nhiều tính trách nhiệm. Hãy nghĩ đến bom nguyên tử. Vì thế một trí óc sáng tạo của thế kỷ XXI sẽ cần phải luôn thách thức thứ đang tồn tại và dù vậy cũng cần luôn luôn thấy rằng trò chơi ngày nay sẽ tuyệt vời nhất nếu thắngthắng. Một nhà phát minh có lương tâm sẽ tìm cách phát triển sản phẩm có trách nhiệm, một sản phẩm sẽ ngăn chặn sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên của thế giới. Loại sản phẩm đơn phần thường bị chỉ trích bởi nó có thể tạo ra rác – nhưng trường hợp Hà Lan đã chứng minh rằng, cáp-xun giúp chứa lượng tiêu thụ cà phê (thành phần quý giá nhất) bằng cách tránh bất kỳ sự rơi đổ và rác thải nào. CF: Cuối cùng, theo ngài điều gì là phẩm chất cần có của các nhà phát minh? Luca Majer: Đối với các nhà phát minh: bản năng, sự tập trung cao độ, khát vọng và một chút điên rồ. Các nhà phát minh không cần làm những tính toán về việc tới được sao Hỏa thế nào – họ cứ thế mà đến. Và có những lúc họ thậm chí quên việc quay lại thế nào. Đối với các nhà cải tiến: sự quyết đoán, toàn tâm toàn ý và thực thi tuyệt vời. Các nhà cải tiến cần tính toán và thay vì việc vội vàng nhảy vào hố, họ cần lập kế hoạch, thi triển và gặt hái thành quả. CF: Xin cảm ơn. Chúc ngài sức khỏe và nhiều năng lượng sáng tạo trong công việc của mình.
thế giới cà phê
69
CF
Trong cuốn sách Cách kiến tạo thế giới xuất bản năm 1978, Nelson Goodman đã khẳng định rằng “thế giới” không phải đã được phát hiện, mà được tạo ra: thế giới của khoa học, nghệ thuật và các thực hành liên tục đã chứng minh nhận định này. Từ cảm hứng trên, Liên hoan nghệ thuật 2 năm một lần nổi tiếng của nước Ý Biennale di Venezia (khởi thủy từ năm 1895) trong năm 2009 đã đưa ra chủ đề “Kiến tạo các thế giới” (Fare Mondi) với mong muốn nhấn mạnh ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật không chỉ là một vật thể mà nó đại diện cho cách nhìn về thế giới và cách xây dựng thế giới. Cùng lúc theo dõi suất chiếu đầu tiên của bộ phim Norwegian Wood của đạo diễn Trần Anh Hùng dựa trên tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nhật Bản Murakami tại Liên hoan phim Venice năm 2009, tôi đã có dịp chiêm ngắm các tác phẩm nghệ thuật của Biennale di Venezia trong suốt 4 ngày. Trải rộng trong 3 không gian trưng bày mênh mông trên các đảo giữa Địa Trung Hải mà bạn chỉ có thể tiếp cận mỗi khi canô cập bến – Giardini, Asernale và Venice – Biennale di Venezia mang đến những tác phẩm nghệ thuật giàu tính kiến trúc và tạo hình, do sự quy định của chủ đề. Trong đó nổi bật lên tác phẩm Quán café do Tobias Rehberger thực hiện nằm trong khu trưng bày của Ý – tác phẩm giúp Rehberger đoạt giải Sư Tử Vàng cho Nghệ sĩ xuất sắc nhất của Liên hoan năm đó. Tác phẩm là một quán cà phê thực thụ khiến cho bất kỳ ai đến đây cũng phải “choáng váng” - theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Trong không gian được gợi cảm hứng từ phong cách retro, CF
70
thế giới cà phê
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
100 quán cà phê không thể bỏ qua
Ban đã lỡ mất rồi! B À i
v à
ả n h
điệp giang
với chút điên khùng, phóng khoáng, sử dụng các khối hình học, mảng, đường cắt xéo với hai màu đen – trắng chủ đạo nối thẳng từ sàn tới trần và sự kết hợp hoàn hảo của các đồ gỗ trong phòng của hãng Artek theo phong cách Phần Lan và những dụng cụ như ly, tách… của Illy được thiết kế riêng đã khiến cho không gian quán cà phê trở thành một trải nghiệm khó có thể quên trong đời. Nhiều người bình luận rằng, có lẽ quán cà phê này chỉ phù hợp cho các phi công lái máy bay vì kết cấu của nó khiến người ta xây xẩm, thậm chí không dám bước chân. Quán cà phê này chỉ phục vụ cà phê và nước ngọt, nhưng cảm giác nó mang lại cho mỗi khách khi bước chân vào quán là sự chao đảo bởi thị giác hoàn toàn bị đánh lừa và không còn làm chủ bản thân được nữa, như điều mà Rehberger nói về quán cà phê của mình: “Was Du liebst, bringt Dich auch zum Weinen” (Bất kỳ thứ gì bạn yêu cũng có lúc làm bạn phải... rơi lệ). Nhưng đó là sự chao đảo, “đau khổ” rất dễ chịu, với mùi hương cà phê và âm thanh của tiếng hạt cà phê bị xay vỡ và tiếng máy pha espresso hoạt động. Illy đã đầu tư sâu hơn cho ý tưởng này và sau đó bộ sưu tập tách Illy với cảm hứng hình học t h á n g
b ả y
2 0 1 2
đã ra đời và trở thành sản phẩm bán chạy của hãng. Quán cà phê của Rheberger cũng được mở cửa đón khách tiếp trong vòng 3 tháng sau đó. Một tác phẩm nghệ thuật thể hiện dưới dạng một quán cà phê hay không gian một quán cà phê được dùng để thể hiện một tác phẩm nghệ thuật đang trở thành những trào lưu trong phân khúc chuỗi quán của ngành cà phê thế giới. Ngày càng nhiều thương hiệu lớn của thế giới mở rộng cơ hội kết nối với các nghệ sĩ và để họ thoải mái trưng dụng các không gian quán để biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị. Giờ đây, quán cà phê đã không chỉ là nơi tụ tập, trò chuyện, không chỉ là nơi giao lưu, truyền bá văn hóa, tri thức…, nó còn có khả năng biến mỗi khách hàng trở thành một nhân tố trong tác phẩm của người nghệ sĩ và quyết định sự thành công của tác phẩm đó. Quán cà phê kiểu “hình học” của Rheberger không còn mở cửa đón khách nữa, có thể bạn đã lỡ cơ hội trải nghiệm sự “choáng váng” êm dịu tràn đầy hương cà phê này, nhưng không sao, hãy ngắm nhìn những bức hình và tưởng tượng bạn đang đặt chân vào không gian đó. Nên chú ý, đừng để thị giác đánh lừa! thế giới cà phê
71
CF
chuyện trong quán cà phê
Có 3 giả thiết về nguồn gốc tên gọi cà phê cóc: 1. quán có ghế thấp, khách đến quán ưa ngồi tư thế hơi chồm hổm, bạ bệt, la liệt như một bầy cóc trước hang nên gọi chung các loại quán ven đường này là quán cóc. 2. cách pha chế cà phê thường thấy: đặt phin lên cốc, nên có thành ngữ “cà phê nồi ngồi trên cốc”; từ “cốc”, qua thời gian, bị đọc trại đi thành ra “cóc” 3. mô phỏng từ cóc trong tiếng lóc cóc (bàn ghế dọn ra dọn vào, tiếng muỗng đánh, khuấy cà phê) là âm thanh quen thuộc ở dạng quán này.
NGỒI CÓC, CÀ PHÊ
Nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên “giải mã” văn hóa cà phê cóc.
t i ể u
CF
72
l u ậ n
nguyễn vĩnh nguyên
thế giới cà phê
ả n h
việt đặng
Ở ta, trong nhiều trường hợp, những cuộc tranh luận về danh xưng thường dễ rơi vào vô bổ. Sống đã, giải nghĩa và triết lý sau, cho nên, không cứ gì bận tâm khổ sở tìm kiếm nguồn gốc chính xác một tên gọi mới mong thấu tận tinh thần của sự việc. Ở một nơi càng lắm sự mờ ám, thiếu chính danh thì đỡ bàn tán về danh xưng, càng tránh được cơ nguy sa vào sự suy diễn rối tinh rối mù. Vậy, có một cách khác hay ho hơn nhiều: hãy ngồi cà phê cóc để luận về chính nó. Về khoa học luận mà nói, lấy ngôn ngữ để bàn về chính ngôn ngữ thì gọi là siêu ngôn ngữ, lấy khoa học để bàn về chính khoa học thì gọi là siêu khoa học, vậy tự hỏi, ngồi cà phê cóc để luận về cà phê cóc thì gọi nó là gì, không lẽ là siêu… cà phê cóc!? Là gì thì chưa biết, song, kẻ nhàn rỗi viết bài này từng bỏ thời gian mê mẩn đọc đến vài ba chục bài báo của các nhà văn, nhà thơ, ký giả tên tuổi vẽ thêm cánh cho loại hình ẩm thực này và sau đó đi đến khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng, cà phê cóc là một nét văn hóa đặc thù (thậm chí, là bản sắc văn hóa) của người Sài Gòn. Thơ ca, âm nhạc, mỹ thuật lấy cảm hứng tập trung mô tả, khai thác chủ đề này nhiều vô kể. Chỉ điều đó thôi, cũng đủ phủ lên loại không gian quán xá tự phát (trong cái đô thị trùng trùng tự phát này) một thứ ý nghĩa lộng lẫy mang đậm tinh thần bình dân chủ t h á n g
b ả y
2 0 1 2
nghĩa, hoặc tranh thủ gắn cái với tập tính phồn tạp phóng túng và xộc xệch của nếp sống nơi đô thị phương Nam, hay dễ thấy nhất là lồng ghép đủ thứ mớ đời rối rắm được nâng tầm nhân sinh quan ẩm thực, nghe nhức cả mũi. Những nỗ lực đó đôi khi vừa đáng yêu vừa thật hài hước. Nhưng biết sao được, phải hết sức bình tĩnh để cảm thông cho căn bệnh sính chữ vốn là một biến chứng có tính lây truyền cao ở những xứ sở luôn sẵn mang đầy mặc cảm, ẩn ức về sự khan hiếm học thuật trong khi những nghiên cứu loại kháng sinh hữu hiệu để chữa trị chứng sính chữ lại chưa tìm ra. Trở lại câu chuyện. Có lẽ cà phê cóc cần được giải hoặc (ngõ hầu đưa nó thoát xác khỏi cái áo lãng mạn bay bổng cảm tính) trước khi trả về đúng cái diện mạo xộc xệch, nhếch nhác và giản đơn, vốn là tính cách phóng khoáng tự nhiên bất cần văn tự của nó, của cái cộng đồng sinh ra và hưởng thụ nó, để thấy nó không dễ gì đáp ứng cho cái thứ “bản sắc” quơ quào cốt chỉ thỏa mãn nguồn cơn cảm hứng tự tôn dân tộc thái quá. Ở góc độ lịch sử ẩm thực (nghe nghiêm trọng chưa!), có thể nói rằng, đây là một dạng quán sá có lịch sử rất lâu đời trong cuộc sống của cư dân đô thị Việt Nam. Cần lưu ý, tính cách của đô thị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, bao giờ cũng chịu chi phối bởi xuất phát điểm đặc trưng nông nghiệp, t h á n g
b ả y
2 0 1 2
nặng tính tự phát. Hình thái gốc đó của đô thị đã tác động trực tiếp lên nề nếp sinh hoạt ẩm thực tài tử, ngẫu hứng, trong đó có những mô hình dịch vụ tự phát, như quán xá vỉa hè. Năm 1475, quán cà phê đầu tiên trên thế giới ra đời ở thành đô Constantinople của đế quốc Ottoman (1453-1922), để rồi hơn một thế kỷ sau, từ Yemen, cà phê xuất khẩu sang châu Âu và khai sinh văn hóa cà phê tại các nước Anh, Pháp, Hà Lan… Điểm lại những gạch đầu dòng trong phả hệ cà phê thế giới để thấy rằng, trong ly cà phê hôm nay mà chúng ta tận hưởng hẳn không phải là thứ thuần chủng bản địa, mà mang rõ lai lịch của một cuộc du hành – tiếp biến văn hóa. Những người Pháp theo đạo Thiên Chúa đã đưa cà phê vào Việt Nam trong quá trình truyền đạo và hiện thực hóa giấc mơ thực dân từ những năm 1850. Hẳn, những điểm dừng đầu tiên là đô thị và sau đó, là tạo ra những đồn điền. Mãi đến nay, Việt Nam không hổ danh là một nước sản xuất cà phê đứng thứ 2 thế giới và có lẽ là quốc gia có cư dân uống cà phê cũng đông nhất thế giới (mỗi năm, thị trường bản địa tiêu thụ hết 10% trên 800 đến 1 triệu tấn lượng cà phê làm ra). Cũng như với trà, người Việt Nam uống cà phê để bay bổng, phiêu diêu chứ không cần lý trí hay nâng tầm lý thuyết hóa về nó. Nhưng từ cà phê truyền thống kiểu Pháp đến cà phê cóc của người Việt là một quãng xa của sự tiếp biến, bản địa hóa đầy ngoạn mục, đồng thời cũng mang dấu ấn nội sinh sâu sắc của những tiến trình biến đổi xã hội qua các đợt sóng đô thị hóa. Có thể ví văn hóa cà phê cóc Sài Gòn như thứ nhạc boléro của thị dân miền Nam, nó được sinh ra để sống với nhịp đập trái tim người nhập cư trong quá trình tự thích nghi để trở
thành một thị dân đúng nghĩa. Trịnh Cung, một họa sĩ từng lăn lộn trong giới văn nghệ Sài Gòn trước 1975 nhận định, thói quen ngồi cà phê cóc của người đô thị Việt Nam thừa hưởng từ văn hóa cà phê vỉa hè của người Pháp. “Tuy nhiên – ông Cung phân tích – khi vào Sài Gòn, cà phê vỉa hè đã chia ra nhiều đẳng cấp khác nhau theo các giai tầng, địa vị xã hội của khách hàng thường lui tới. Ví dụ ngay trong giới văn nghệ, báo chí Sài Gòn lúc đó cũng có sự phân biệt: cà phê vỉa hè đẳng cấp cao thì có hành lang khách sạn Continental (ngồi ghế bành, ghế gỗ cao, ở trục đường trung tâm) trên đường Tự Do (nay là Đồng Khởi) dành cho những chủ báo, những tên tuổi có liên hệ mật thiết với các hãng thông tấn nước ngoài có uy thế về ngôn luận, học thuật. Dạng cà phê vỉa hè của những “gentleman” này, trở thành nơi đàm luận nghệ thuật, thời sự chính trị, tình hình thông tấn toàn cầu… chẳng khác các salon trung lưu trí thức tinh hoa ở phương Tây giữa thế kỷ XX là mấy. Người ta vẫn gọi đây là cà phê vỉa hè trung tâm Sài Gòn, ít ai dám tự ý dùng danh từ bình dân sặc mùi là “quán cóc” để gọi tên. Trong khi đó, giới ký giả địa phương, gần với quần chúng bình dân hơn lại thường ngồi la liệt ở những quán cóc thứ thiệt trên góc đường Phạm Ngũ Lão – Bùi Viện, gần các tòa soạn nhựt trình thời đó. Đặc thù của dạng quán này là nằm trong khu lao động, nhếch nhác, không gian đầy vẻ bụi bặm, khách khứa đa dạng đẳng cấp nhưng nhìn chung thì đều ra vẻ năng động và dấn thân.
thế giới cà phê
73
CF
chuyện trong quán cà phê
đã khiêm cung mặc vào thân phận bơ vơ hoang trống của kẻ nhập cư, cà phê cóc chung thủy với những thượng đế muôn đời tìm đất hứa. Cùng với nhạc boléro, cà phê cóc vỉa hè bình dân có mặt hồn nhiên và ngẫu hứng bất cứ lúc nào những thượng đế nhập cư có nỗi niềm.
Ông Cung còn kể chi tiết về cách pha chế cà phê độc đáo ở các quán này: cà phê được cho vào một túi vải bít tất rồi ngâm hoặc nấu sôi, ép nước, chế biến một lúc cho số nhiều, nên gọi là cà phê bít tất. Mỹ từ “cà phê bít tất” gắn với không gian quán cóc vỉa hè từ đó. Sau 1975, cùng với sự phai nhạt ảnh hưởng xã hội của giới trí thức, trung lưu, không gian cà phê vỉa hè sang trọng vang bóng một thời nơi những đường phố trung tâm cũng biến mất. Cho đến 20 năm sau đổi mới, với sự thúc đẩy của chính sách mở cửa thị trường, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, chân dung giới doanh thương thoát khỏi sự nghi kỵ tư sản, người giàu không phải vào thiên đường trần gian bằng con lạc đà như trong Kinh Thánh nữa, mà có thể xuất hiện lồng lộng trên các mặt báo như những điển hình thành đạt, đóng góp CF
74
thế giới cà phê
cho sự thay đổi của xã hội mà trước hết là những đô thị. Theo đó, không gian ẩm thực sang trọng đáp ứng nhu cầu cho giới này trở lại trăm nhà đua tiếng. Người ta thấy hình ảnh những cà phê vỉa hè sang trọng ngày xưa xuất hiện trở lại trên các vị trí đắc địa của vỉa hè trung tâm Sài Gòn với một bầu không khí khác. Tính chất hào hoa lịch lãm pha trộn màu sắc trí thức với những giai thoại chính trị, thông tấn đầy huyền thoại năm xưa đã mất đi, thay vào đó, là ít nhiều sự đỏm dáng, lịch lãm theo cung cách giao thiệp sòng phẳng của tinh thần năng động thời mới. Không khỏi vô can với căn bệnh nhà giàu mới – chứng khoa trương phù phiếm, đẳng cấp sành điệu chọn những không gian quán sang vỉa hè làm “đất diễn” cho nên, những terrace, vỉa hè dưới những tòa nhà chọc trời ở trung tâm được xem là chốn lả lướt phù phiếm của giới chân
dài ưởn ẹo vắt vẻo bên các đại gia tóc muối tiêu chải keo bóng mượt đi xe bạc tỉ (có nhiều thi sĩ viển vông gọi đây là dạng quán “cà phê nhan sắc”). Vì thế, những ai cố chấp, vào Highlands, Coffee Beans, NYCD trên vỉa hè đường Đồng Khởi, Nguyễn Du hay góc biệt thự Crêperies & Café trên đường Hàn Thuyên hôm nay, cố tìm chút “hơi hám” sinh khí trí thức vàng son Sài Gòn thời trước 75 thì chỉ chuốc thêm nỗi ngậm ngùi, chẳng khác Từ Thức về ngậm ngùi cố xứ. Tốt nhất là cứ hãy học cách yên thân nhấp ngụm cà phê kiểu Mỹ giữa cái nóng ba lăm độ vào sáng mùa hè và rửa mắt bằng mười ba chân dài trong một giờ. Giữa quán xá đường phố dạng này và sàn catwalk đôi khi hư thực khó mà phân biệt được! Trong khi đó, đúng là quan nhất thời dân vạn đại, đã khiêm cung mặc vào thân phận bơ vơ cùa kẻ nhập cư, cà phê cóc chung thủy với những thượng đế muôn đời tìm đất hứa. Cùng với nhạc boléro, cà phê cóc vỉa hè bình dân có mặt hồn nhiên và ngẫu hứng bất cứ lúc nào những thượng đế nhập cư có nỗi niềm. Có thể tả ngắn gọn vào nét đặc trưng của loại quán này: ghế nhựa thấp, bàn dã chiến, không bảng hiệu, không toilet để giải quyết những ẩn ức trong cơ chế bài tiết của hai quả thận. Cà phê cóc không cần giấy khai sanh, tên gọi, bởi nó là đứa con ngỗ ngược và hoang dại trong cuộc hôn phối giữa một nét ẩm thực của văn hóa cà phê của thực dân du nhập với sinh hoạt quán nước dân gian trong cộng đồng nông nghiệp của người bản xứ. Cộng gộp của bản tính mạnh mẽ ưa phiêu lưu và chinh phục của người cha dị chủng với sự giản dị trữ tình nhưng đầy tùy hứng thôn dã của người mẹ xuất thân thôn nữ, đứa con ấy đủ sức mạnh và sự nhạy cảm để thích ứng phố xá với một phẩm chất dấn thân, chịu chơi, bản năng đến độ không sự duy ý chí nào có thể “dọn” được. Một t h á n g
b ả y
2 0 1 2
lai lịch đầy tính thơ và không lý gì nó không đẻ ra những nhà thơ băn khoăn tìm sinh phần hư vô của mình trong cái nghĩa lý lãng xẹt hay rối bời của đô thị. (Chắc rằng, trong tương lai, những người soạn lịch sử thơ ca đương đại Việt Nam rồi sẽ nhắc đến những không gian cà phê cóc là nơi khai sinh của những nhóm “thơ vỉa hè” đầy dấu ấn độc lập, hoang mang nối dòng hiện sinh bị đứt quãng trong tức tưởi. Hầu hết các tên tuổi thơ ca, nghệ sĩ vỉa hè Sài Gòn thời kỳ này đều có xuất phát điểm khá giống nhau - người nhập cư, “lập ngôn” và “lập nghiệp” trong thời kỳ lao đao với công cuộc mưu sinh khốc liệt ở đô thị - hẳn thế, có vẻ như thơ luôn ở cùng những tâm hồn có chút thôn dã chân thật và tinh thần… rất boléro!) Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng vào những năm thập niên 80, 90 của thế kỷ XX và kéo dài sang thập niên đầu thế kỷ XXI đã làm thay đổi đời sống nông thôn. Trong khi đô thị đang kiêu hãnh tưởng mình nuốt chửng bờ xôi ruộng mật, thì gốc rễ nông thôn đang thực hiện quyền uy của mình, sàng lọc và âm thầm áp đặt những phẩm tính văn hóa lâu đời nhằm quy định trở lại hình ảnh của đô thị một cách sống động, tự nhiên và hoang dã nhất. Và thế giới đủ phẳng đến độ khiến cho cái đòn (và thói quen ngồi đòn gỗ) ở những quán nước nông thôn một hôm lột xác mà biến thành những chiếc ghế nhựa xanh đỏ được đặt dọc các hè phố cho người đời thủng thẳng vắt chân đọc nhật trình, ngắm phố xá hay tán dóc đủ thứ chuyện trên đời.
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Quán cóc được sinh ra cho nhiều giới, nhưng có lẽ đa phần đối tượng khách hàng là những thị dân nhập cư nhàn rỗi, những người mà trong quá trình cọ xát với nhịp sống đô thị, đã luôn sẵn cơ chế đề kháng lại nguy cơ thương tích tâm lý, những cú sốc văn hóa mà đô thị mang lại. Họ có nhu cầu dừng chân ngồi lại, cần những khoảng nghỉ giữa đường ngược xuôi mưu sinh, muốn bảo dưỡng tâm hồn thơ mộng viển vông bên cạnh một nhu cầu khác hết sức mạnh mẽ - giao cảm tình thân khi nhịp sống bạc mặt có thể khiến biết bao mối quan hệ trở nên đóng băng hay rạn nứt… Rất dễ để lý giải rằng, vì sao những kẻ sành điệu quán cóc lại rất thích những góc quán tĩnh lặng mát mẻ, ở những góc đường đẹp, đủ một khoảng cách với dòng đường chính, nhưng lại đủ một tầm nhìn để nhận thấy sự náo nhiệt. Cái tâm thế vừa sẵn sàng tách ra bên lề để tìm lại một chút riêng tư, vừa sẵn sàng lao vào, thoát ra khỏi dòng chảy náo nhiệt hỗn độn vừa lại đày đọa bản ngã bằng cách chìm đi trong hỗn
loạn ngờm ngợm những chân dung kia… Và đó là trạng thái “cóc-coffeecitizen”. Và, điều này cũng gần với sự trầm lặng nơi những cá nhân phản tư. Ở một thái cực khác, hài hước thay, nó lại rất gần với sự lắm điều nhiễu sự, thích đám đông và có thể ngồi hàng giờ chỉ để chém gió (nói bốc trời) khẳng định bản thân, phóng xả ảo tưởng. Dù là ở thái cực nào, thì quán cóc cũng sẵn sàng mở cửa đón khách với một sự gánh gồng hao hơi tổn sức. Khi mà sự bình đẳng trong đời sống xã hội càng hiếm hoi thì giá trị bình đẳng mà ly cà phê cóc vỉa hè có thể mang lại càng thỏa mãn và hấp dẫn với nhiều người. Thân phận ly cà phê (không xác định được thành phần cà phê xay hay bắp rang phụ gia), thân phận quán (không tên, chủ quán khó xác định lai lịch, nay ở chỗ này có thể mai bị tuýt còi đi nơi khác) với thân phận khách đến (như đã nói, những kẻ đang trục trặc bản thể trước đời sống tốc độ ồ ạt và đầy rẫy phi lý vô phương giải mã). Điều này lý giải việc rất nhiều người ngồi quán cóc cho rằng họ không quan
thế giới cà phê
75
CF
chuyện trong quÁN CÀ PHÊ
1. Tác giả cuốn Phi lý trí do Hồng Lê, Phương Lan dịch, Alphabooks & nxb Lao động Xã hội, 2010
Mọi cặp đùi, đơn giản, đều có thể dài. Đó là trải nghiệm mà nền cộng hòa phi lý bình dân của cà phê cóc có thể cho không biếu không chúng ta!
CF
tâm đến chất lượng thức uống hay sự hợp pháp của cái chỗ ngồi. Thực ra, về mặt tâm lý tiêu dùng, họ đang mắc vào cái bẫy của sự phi lý trí, theo cách nói của Dan Ariely1 (1) (một trong những thứ tâm lý đặc thù ở những không gian thị trường tự phát). Tính phi lý trí thể hiện ở chỗ, khách hàng mua không gian không thuộc sở hữu của người bán. Việc giao dịch mua bán là một quá trình bắt tay đồng tình trong việc cùng nhau chiếm dụng không gian công cộng. Sự lây lan của tính phi lý trí liên hoàn này nghiễm nhiên được khỏa lấp bằng nguồn khoái cảm không hẳn từ giá cà phê, thức uống rẻ mà từ cảm giác thoải mái được tìm thấy một “góc sống”, “góc hít thở”, “chốn dừng chân” bình dị, thị dân nhiệt thành trong bạn sẽ nhắm mắt hưởng thụ cái khoái cảm của kẻ tìm thấy một chỗ bên lề đời sống, bên lề mọi quy tắc hay khế ước mới, để được tự do tự tại sống cho mình, cho những người có hành xử tương đồng. Những cái đầu vẫn chụm lại bên chiếc bàn nhỏ. Những bờ ranh trong công viên bạ bệt la liệt người. Những câu chuyện dài bất tận. Thế rồi một hôm, tôi nhận ra cái anh chàng khó tính ưa vặn vẹo lý sự trong tôi đi vắng.
76
thế giới cà phê
Tôi khuấy cái thứ nước đen loãng sủi bọt trong ly đá viên đang tan vội vàng và chợt thấy có một điều kỳ thú mới lạ trong cảm nhận về cà phê cóc. Tôi nhận ra đùi các cô gái đẹp trước mặt đều trở nên dài hơn ở góc nhìn thấp này. Chi tiết đắt giá đó khiến tôi nhớ đến những bộ phim độc đáo của đạo diễn lừng danh Nhật Bản Ozu Yasujiro, người luôn chọn góc máy thấp, ngang tầm ngồi của người Nhật để kể chuyện thế giới. Góc máy và tiết tấu chậm và không gian tĩnh đó đã làm nên một tính cách điện ảnh đặc biệt khó lẫn. Đứng ở tư duy điện ảnh, tôi lại nhớ về tầm nhìn từ quán cà phê cóc và tự hỏi, nếu chọn một góc máy cho quán cà phê cóc Sài Gòn, thì chúng ta cho góc máy ở độ cao nào? Vì dụng ý nghệ thuật gì, thông điệp ra sao ngoài việc nhìn thấy các cô gái đi ngang qua đều có những cặp chân rất dài? Có một ý niệm hay mỹ cảm nào đó nằm bên dưới cái quyết định phi lý trí khi chúng ta tìm đến đây, ngồi miên man với một cuộc sống không được phép chậm lại và cũng không hẳn là nhanh, nơi mà chúng ta luôn thỏa hiệp và luôn kháng cự, luôn chống chọi và lại luôn thích nghi. Góc nhìn đời sống từ vị trí này sẽ khác gì khi ta đang nhập vào
những vai trò khác trong đời sống? Vì sao người ta có thể đọc nhật trình rồi ngôn luận rất tự do ở quán cóc lại im thin thít và lặn mất tăm khi đứng trước những khuất tất trong công việc chỉ sau đó ít giờ? Câu hỏi đặt ra từ đầu, liệu ngồi cà phê cóc để bàn về chính cà phê cóc thì gọi là gì, có lẽ sẽ không được trả lời một cách thấu đáo theo kiểu cách của những người cố choàng lên nó một lớp áo văn hóa hay bản sắc. Bởi, nó chỉ đơn giản là một sự chuyển hóa thói quen từ không gian sống này sang không gian sống khác, từ phương thức sống này sang phương thức sống khác trong một xã hội có năng lực tự phát và phi lý trí cao. Bài viết này có lẽ không được lòng lắm với những ai coi thú cà phê cóc là một bản sắc của thị dân văn minh và cố gắng xóa đi dấu vết của những mối liên hệ gốc gác nông thôn (nếu có). Nhưng, cũng như cái huyễn tưởng về không khí dân chủ và trữ tình mà không gian quán xá mang lại, đây chỉ là một tiếng nói duy ý chí của một kẻ dở hơi, chọn một góc nhìn thấp bên lề dòng chảy rối mù nhộn nhịp kia chỉ để chong mắt tìm một cặp đùi trắng nõn nào đó đầy khiêu khích sẽ bước ngang qua. Mọi cặp đùi, đơn giản, đều có thể dài. Đó là trải nghiệm mà nền cộng hòa phi lý bình dân của cà phê cóc có thể cho không biếu không chúng ta. t h á n g
b ả y
2 0 1 2
dư vị cà phê
Melbourne B À I
đặng toét
ả n h
nam vinh
Trước khi tới Úc châu, mấy ai nghĩ rằng miền đất mới này cũng có phong cách uống cà phê thật là cổ điển. Dư vị tách espresso trong chiều tà Melbourne giữa không khí rất riêng của các ngõ phố hẹp cũng sẽ đọng lại trong kí ức của bạn thật lâu, song hành cùng hình ảnh Kanguroo nhảy giữa rừng bạch đàn hay mùi vị hải sản tươi rói trong bữa tiệc nướng bên bờ biển với dân địa phương.
CF
78
thế giới cà phê
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
cà phê du ký
Ngõ Centre Place lúc nào cũng tấp nập và nhộn nhịp khách ngồi quán lẫn khách qua đường.
Không quá sầm uất như Sydney, cũng không quá thanh vắng như thủ đô Canberra, nhịp sống ở Melbourne êm đềm, đậm đà phong vị châu Âu. Không chỉ khu phố cổ trung tâm có những nét duyên dáng đặc trưng, mà cả dọc phố biển ngoài cảng nhà mới tươi màu sơn loang loáng kính và thép, sự lãng mạn bủa vây người lữ khách. Chẳng vội tìm thắng cảnh nổi tiếng liệt kê trong các sách hướng dẫn du lịch để đi cho đủ lịch trình, mà bỗng thư thả hòa vào cuộc sống của dân Melbourne. Cũng chờ đèn đỏ trong đám đông vừa tan sở, cũng đi xe đạp luồn lách trong ngõ nhỏ, cũng xếp hàng đợi mua bánh ngọt và cà phê để nhấm nháp nơi quán cũ nhìn ngắm người qua lại. Ngày cứ trôi lọt qua kẽ tay như là ta đã ở Melbourne cả thập kỉ rồi và sẽ còn ở nơi đây nhiều thập kỉ nữa. Cà phê của người di cư
Úc châu rộng lớn là vùng đất đón nhận luồng người di cư hàng thế kỉ nay. Mỗi dân tộc lại t h á n g
b ả y
2 0 1 2
mang theo những đặc trưng văn hóa, thói quen sống đặc trưng và phát triển những nét riêng ấy trên miền đất mới, cùng song song với các dân tộc khác. Bữa trà sáng và trà chiều kiểu Anh vẫn được duy trì khắp các trường học, công sở, gia đình. Người Ấn mang món cà-ri trứ danh, người Tàu có các món xào với xì dầu, người Thái có sả và lá chanh, người Việt có phở, nem và bánh mì kẹp. Cộng đồng người từ Địa Trung Hải chiếm đông đảo khắp nơi trên đất Úc từ đầu thế kỉ 20, đặc biệt là ở Melbourne. Người Ý và Hi Lạp đã mang cà phê trong chuyến di cư từ châu Âu đến Úc và văn hóa quán xá cà phê ở miền đất mới này hoàn toàn theo phong cách cổ điển châu Âu. Khoảng thời gian từ thập niên 30 đến thập niên 50 của thế kỉ trước, hàng loạt quán cà phê của người Ý và người Hi Lạp được mở ra ồ ạt ở cả Sydney và Melbourne. Người ta đến quán không chỉ uống cà phê, mà còn là nơi ăn uống, gặp gỡ. Phong cách quán xá Địa Trung Hải đã kéo theo ngành công nghiệp cà phê phát thế giới cà phê
79
CF
Cũng chờ đèn đỏ trong đám đông vừa tan sở, cũng đi xe đạp luồn lách trong ngõ nhỏ, cũng xếp hàng đợi mua bánh ngọt và cà phê để nhấm nháp nơi quán cũ nhìn ngắm người qua lại. Ngày cứ trôi lọt qua kẽ tay như là ta đã ở Melbourne cả thập kỉ rồi và sẽ còn ở nơi đây nhiều thập kỉ nữa.
Quảng trường Federation
Khu Royal Arcade
triển. Người Úc di cư gốc Ý không những xách theo máy rang xay cà phê trong hành lý của mình mà đã tự chế tạo ra máy rang xay made in Australia, mở đầu cho việc sản xuất đại trà cà phê thành phẩm ngay trên đất Úc. Mặc dù máy espresso đầu tiên nhập nguyên chiếc từ Ý xuất hiện tại Sydney năm 1952 và có lẽ cũng là đầu tiên ở Úc, nhưng một người di cư gốc Milan, Gino di Santo lại được biết đến nhiều hơn là người mang máy chế biến espresso thực sự tới Melbourne năm 1954 với vai trò đại lý của hãng Cimbali. Tuy rằng Santo đã phải ngậm ngùi nhường lại vị trí đại lý độc quyền của hãng máy cà phê nổi danh thời đó Gaggia cho người bạn Peter Bancroft đến trước chỉ vài tuần. Chiếc máy hiệu Gaggia này vẫn được trưng bày tại quán cà phê Universita trên con phố Lygon sầm uất cùng tấm bảng ghi chú: Cà phê nguyên kem tự nhiên - Hoạt động không cần hơi. CF
80
thế giới cà phê
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
cà phê du ký
lối ngõ cà phê
Melbourne hấp dẫn phần nào nhờ những lối ngõ hẹp giữa các block nhà, nơi mà các họa sĩ đường phố tha hồ thỏa mãn trí tưởng tượng trong các bức tranh sơn xịt graffiti, nơi đầy ắp quán xá nhỏ xinh và hàng đoàn khách bộ hành toàn gái trai trẻ trung ăn mặc thời trang. Chỉ cần rẽ vào bất cứ ngõ nào trên các phố mua sắm đông đúc Bourke, Flinders hay Collins… lập tức bạn thấy ngay sự khác biệt và có được không gian cho riêng mình. Hàng tá quán nhỏ bài trí ấm cúng, dễ thương xếp ghế bày dọc ngõ phố Degraves, Centre Place, Causeway, Equitable Place… hay các quán thanh lịch hào nhoáng trong Block Arcade, Block Place đều dễ khiến khách lạ bối rối không biết chọn chỗ nào. Nếu không đi cùng dân bản địa để được dẫn tới đúng quán quen hợp gu của họ thì quán nào cũng ổn khi bạn chỉ ăn trưa chớp nhoáng với chiếc bánh kẹp và ly nước quả hoặc là chầu cà phê giữa buổi nhâm nhi cùng chút bánh ngọt. Nhưng nếu bạn muốn thử hương vị cappucino ngon hạng nhất, nếm món chocolate nóng tuyệt nhất ở Melbourne thì đừng ngại chờ lâu mới tới số bàn của mình được phục vụ ở chuỗi quán Brunetti, mới mở thêm một địa chỉ tại trung tâm mua sắm St. Mayer trên phố Bourke rất dễ tìm. Bánh ngọt ở đấy cũng ngon tê lưỡi. Mọi thứ đều hoàn hảo ngoại trừ sự quá đông người. Với người thích ồn ào thì lại rất hợp. Đi thêm đoạn nữa tới khu Carlton, ở phố Lygon bạn lại ngỡ mình đương trên đất Florence nước Ý. Không khí đượm mùi cà phê, mùi pizza vừa ra lò, mùi tương cà chua trộn với gia vị oregano, húng tây basil của món pasta cùng các câu chào ciao, bella. Những biển hiệu Benassi, Valamordia, Borsari, Donnini, Donati, Milani, Gangiatano hay Caprioli… càng khiến người ta quên rằng họ đang ở Úc châu. Giữa bối cảnh của các ngôi nhà hai tầng từ thời Nữ hoàng Victoria với ban công duyên dáng, những người phục vụ mặc đồng phục lịch sự bưng khay đồ uống, khách đường xa được đồng hồ thời gian quay lại cả thế kỉ. t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Những con phố cổ xanh mướt của Melbourne
thế giới cà phê
81
CF
từ điển cà phê
NGHỆ THUẬT
ESPRESSO CỦA NGƯỜI Ý Tại Ý, khoảng những năm 1605, Giáo hoàng Clement VII sau khi nếm thử “thứ nước ma quái” - cà phê - đã nhận xét: “Thức uống ngon thế này mà chỉ dành riêng cho dân Hồi giáo thì sẽ là cái tội. Chúng ta sẽ khuất phục được quỷ Satan và ban phép lành để cà phê trở thành thức uống của người Thiên Chúa giáo.” Tuy nhiên tiêu dùng cà phê tại Ý thực sự gia tăng từ sau năm 1615 khi nhà thám hiểm nhà ngôn ngữ học Pietro Della Valle viết ra những lời khen tặng rất đẹp dành cho cà phê: “từ Constantinope trở về quê nhà, tôi sẽ mang theo cà phê để giới thiệu cho mọi người một loại thức uống kỳ diệu mà có lẽ chưa phổ biến”. Nhiều thập niên sau đó, hạt cà phê đã xuất hiện trong các cửa hàng dược phẩm để phục vụ cho những khách hàng có nhu cầu dùng chất kích thích tại Rome. Theo một số tài liệu, sự xuất hiện của các cửa hàng bán cà phê như một loại hàng hóa (chứ không phải dược phẩm) tại Ý lần đầu tiên là vào năm 1683 tại thành phố Piazza San Marco. Thành công của chúng đến nhanh và chúng trở thành các quán café nhỏ trên khắp thành phố. Đến năm 1750 tại Venice đã tràn ngập các quán café, đến nỗi nhà soạn kịch Carlo Goldoni đã được truyền cảm hứng từ các quán này và sáng tác ra kịch bản La Bottega del Café, trong đó trình bày về hành trình của một chủ quán, người phục vụ và các khách hàng uống cà phê. Ngoài các quán cà phê thông thường, Venice còn là nơi xuất hiện một số loại hình giải trí thanh nhã khác cũng liên quan đến quán cà phê nhưng dành cho giới thượng lưu Ý: đó là những lâu đài cà phê (coffee palace), trong đó có nhiều gian phòng nhỏ, sang trọng và kín đáo để khách hàng có thể dùng làm nơi tỏ tình hoặc tính toán chuyện chính trị. CF
82
thế giới cà phê
Tại Ý, hiếm khi người mua chỉ đơn giản là yêu cầu “cho tôi cà phê”, mà người ta sẽ nói cụ thể “ristretto” hoặc “espresso” hay “lungo”.
c h u y ể n
n g ữ
phúc hoàng
từ QUYỂN SÁCH VỀ CÀ PHÊ - ALLAIN STELLA
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Các loại Espresso Cái tên Espresso bắt nguồn từ nước Ý. Trong tiếng Ý, Espresso được gọi là “express”, nghĩa là cà phê có thể được phục vụ cho khách hàng ngay lập tức. Loại Espresso được pha bằng cách cho thêm sữa, rất phổ biến ở Bắc Mỹ. Cà phê loại này bông và khá nhẹ nhàng với nhiều sữa và rất ít cà phê.
Mocha: bản hòa tấu của Espresso và sôcôla đắng. Để pha cà phê loại này, đầu tiên cho sôcôla vào đáy tách, sau đó đổ Espresso lên trên. Cuối cùng là đổ thêm sữa nóng và tận hưởng tách cà phê đầy hương vị sôcôla của bạn. Cappuchino: không giống như Latte và Mocha, đây là một ví dụ tuyệt vời về một tách cà phê “cân bằng về mọi thứ”. Một phần ba là Espresso, một phần ba là sữa nóng, và một phần ba là bọt sữa. Ba nhân tố này tạo ra một tách Espresso “lộng lẫy”, trang điểm bởi một vòng tròn kem sôcôla ở rìa tách. Đây là loại Espresso tuyệt vời mà ai cũng dễ dàng yêu thích. Macchiato: một tách cà phê pha từ Espresso và sữa nóng với bọt sữa ở trên cùng.
Có lẽ người đóng góp nhiều nhất cho thế giới cà phê là ông Achille Gaggia – người đã phát minh ra máy espresso hoàn hảo (như hình bên trên là chiếc máy ra đời trong thập niên 1940). Hình trên café Mulassano tại Turin, nơi đó sử dụng các bàn đá cẩm thạch và phục vụ cà phê có chocolate.
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Tháng 12/1720 quán Florian (chủ sở hữu là Floriano Francesconi, đã ra đời với kiến trúc mái vòm, bên trong là những bàn cà phê nhỏ, trải khăn nhung, trên tường treo các bức tranh cổ của phương Đông, trang trí quán với những tấm gương nhỏ đã trở thành một trong những quán cà phê đẹp nhất thế giới. Ngoài hành lang có một dàn nhạc giao hưởng. Quán này còn là một trong những quán cà phê đầu tiên cho phép đón khách hàng là phụ nữ. Florian đã khơi mào cho hàng loạt quán café tương tự khác tại Italy đi theo phong cách này: Quadri tại Venice chẳng hạn. Quadri là quán café của Giorgio Quadri, ông chủ quán này học được cách pha chế cà phê Thổ Nhĩ Kỳ. Tiếp theo là quán Greco tại Rome khai trương năm 1760 và nơi này tập
trung được nhiều văn nghệ sĩ. Quán Pedrochi tại Padua khai trương khoảng năm 1815 trình bày nhiều phong cách kiến trúc với đá các loại, bao gồm cả cẩm thạch. Thành phố Trieste có 2 quán nổi danh: Tommaseo và San Marco, còn Turin có quán San Carlo và Torino, trong khi Naples có Gambrinus…. hầu hết những quán café nói trên vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Mặc dù không phải tất cả các quán café tại Ý đều trang trí thanh lịch và phục vụ những loại cà phê tinh túy, nhưng đại đa số những quán này đều là nơi gặp mặt của văn nghệ sĩ và các chính trị gia. Lombardy có thể được coi là quán cà phê trung tâm, nơi đây giới trí thức Ý gặp nhau và xuất bản một tạp chí tên là Il Caffe (năm 1764, với chủ biên là Pietro Verri). Cứ 10 ngày thì tạp chí này lại ra một số, trong đó các thế giới cà phê
83
CF
từ điển cà phê
chủ đề nổi bật là: kinh tế, luật pháp, khoa học, Từ bắc chí nam, trên khắp lãnh thổ nước Ý chính trị, và văn chương. Verri cùng với những đều có cà phê espresso ngon tuyệt. Những người bạn của ông cũng sáng lập một câu lạc người uống cà phê sành điệu đều tin rằng mỗi bộ mang tên Societa del Caffe (tạm dịch: Hội barista pha chế espresso của nước Ý đều có bí đoàn Cà phê) để thảo luận xoay quanh các chủ quyết riêng. Tuy nhiên mọi barista đều dành nhiều thời gian để bảo trì và làm vệ sinh máy đề nói trên, theo tinh thần Khai sáng. Tiếp sau đó, sang thế kỷ 19, các quán café Ý móc hàng ngày, hơn nữa họ cẩn thận khi chọn là nơi chốn để người ta truyền bá các tư tưởng lựa hạt cà phê, phân loại và xay hạt. Tại nước Ý, hiếm khi người mua chỉ đơn giản Tự do. Nhiều nhà bình luận cho rằng nước Ý không thể có sự thống nhất nếu thiếu vắng các là yêu cầu “cho tôi cà phê”, mà người ta sẽ nói quán café như thế này. Quán Florian được coi cụ thể “ristretto” hoặc “espresso” hay “lungo”. Mỗi loại cà phê pha là nơi đóng vai trò then máy nói trên thường đều chốt trong quá trình thống sử dụng khoảng 7gr cà nhất nói trên. phê bột cho một lần dùng. Chỉ đến khi xuất hiện Một số người yêu espresso các quán café thì người sẽ yêu cầu 14 gam – tức dân Ý mới bắt đầu tập là double–hot, gấp đôi số trung và quan tâm nghiêm lượng bình thường – trong túc đến chất lượng của khi lượng nước không thay thức uống này. Espresso là đổi. Các barista không hòn ngọc quý giá nhất trên chỉ là những chuyên gia chiếc vương miện cà phê espresso, mà còn am hiểu Ý: từ giữa thế kỷ 19 nước việc đánh bọt sữa cho Ý đã có nhiều người cố cappuccino: cổ tay họ mềm gắng cải thiện chất lượng dẻo khéo léo khi tạo lớp bọt espresso. Nhằm tạo nên Espresso là sữa trên bề mặt thức uống một thức uống tươi, nóng hòn ngọc quý giá này. Cần giải thích thêm và pha chế nhanh, họ liên nhất trên chiếc rằng cái tên cappuccino tục phát minh ra nhiều loại vương miện cà phê Ý. phát xuất từ màu của thức máy espresso sử dụng hơi uống - màu pha trộn giữa nước nóng và lan tỏa khắp châu Âu. Tuy nhiên áp lực hơi nước vẫn chưa nâu và trắng - giống màu áo (trùm đầu) của mạnh và nước sử dụng còn quá nóng, do đó các thầy tu dòng Capuchin. Mạnh hơn cà chất lượng vẫn chưa hoàn hảo. Bước đột phá phê cappuccino một chút là dòng sản phẩm chỉ bắt đầu từ năm 1948 với chiếc máy của macchiato: tức là espresso chỉ thêm với 2 chấm sữa nhỏ. Trong khi đó nhẹ nhàng hơn Achille Gaggia. Đầu tiên ông đã phát minh ra cách để điều cappuccino là latte macchiato: sữa rất nhiều chỉnh được nhiệt độ nước và sau đó là kiểm soát và cà phê ít hơn hẳn. Nếu macchiato được rắc được áp lực nước. Với cơ chế sử dụng piston, thêm một ít hạt coca trên bề mặt thì nó được máy pha cà phê của Gaggia có thể vận hành gọi là marocchino. Người Ý còn thưởng lãm cà với áp suất cao hơn hẳn những trang thiết bị phê latte (tiếng Pháp là café au lait): rất nhiều cùng thời đó, kết quả là một sản phẩm máy mà sữa nhưng không đánh bọt. Ngày nay, trong người Ý có thể tự hào: sản phẩm espresso được nỗ lực giảm bớt hàm lượng caffeine từ sau Thế tạo ra có hương vị xuất sắc, tinh tế. Cách tốt chiến thứ II, các quán cà phê Ý đều phổ biến nhất để cảm nhận sản phẩm này là ghé vào dòng sản phẩm caffe d’orzo: thức uống được quán cà phê của người Ý, hoặc hay hơn là đến ngâm qua lúa mạch rang. bar cà phê và ngồi bên quầy để thưởng thức.
CF
84
thế giới cà phê
Hình cảnh quen thuộc trong những quán cà phê Ý
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
di sản cà phê
CF
86
thế giới cà phê
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
wien TÂM THỨC
Trong suốt dòng chảy lịch sử sôi động của cà phê tại châu Âu thì ở Áo, chính xác là thủ đô Wien, cà phê và hàng quán cà phê cũng lại tương hợp với những cảnh huống kỳ vĩ để từ đó tạo nên điều được gọi là “Viennese Spirit” (“Tâm Thức Wien”).
B à i
v i ế t
t h u ộ c
b ả n
ả n h
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
q u y ề n
điệp giang
trung nguyên
thế giới cà phê
87
CF
di sản cà phê
Hai loại cà phê pha với rượu mùi nổi tiếng thượng 1hoàng lưu của Wien là “Maria Theresia” (là tên của Nữ duy nhất nắm quyền cai trị trong dòng tộc
Habsburg, vào giữa thế kỷ XVIII) gồm 2 phần cà phê và một phần rượu mùi cam cùng với kem tươi đánh bông và “Fiaker” gồm hai phần cà phê, một phần rượu kirsche (chiết xuất từ trái sơ ri lên men) và kem tươi. Ngoài ra, do có đến hơn 300 nhà sản xuất rượu “đặc sản địa phương” (từ 700 héc ta trồng nho trong các vườn nội đô) quy tụ trong hợp tác xã “Rượu của thành Wien” (“Wien Wein”), các quán cà phê ở Wien thường có “truyền thống” là bán luôn cả rượu (loại rượu trắng nhẹ vẫn thường được sử dụng như khai vị nổi tiếng nhất của Wien là “Gemischter Satz” và loại “đẳng cấp” là “Gruner Veltliner”). Do vậy, giữa chiều giá lạnh, thưởng thức cốc rượu trắng nhẹ khai vị trước khi thử miếng bánh ngọt và sau đấy là thưởng lãm cà phê thuộc loại “schwarzer” (đen) hay “brauner” (nâu) hoặc là “einspanner” (có thêm kem tươi) hay “eiskaffee” (pha kem lạnh) là thú phổ biến của “bậc thức giả thành Wien”. Có thể nói một cách chính xác hơn, là trong khoảng 50 năm đầu, ở Wien, cà phê là để “uống kèm” với bánh ngọt. Sau đấy, khi các Kaffeehaus đã phát triển nhiều cách pha chế khác nhau, bánh ngọt mới trở thành ăn kèm với việc thưởng thức cà phê. “Truyền thống” ấy được thể hiện ngày nay trong các Kaffeehaus lớn ở Wien với sự phân công giữa “Ober” (mặc bộ complet đen) phục vụ cà phê và “küchenmädchen” (áo sơ mi đen với quần đen và quấn tạp dề thêu ren màu trắng) phục vụ bánh ngọt. Tiệm “cà phê-bánh” cổ xưa và nổi tiếng nhất của Wien là Hofzuckerbacker Demel (gọi ngắn gọn là Der Demel) được thành lập vào 1786 sau gần một thế kỷ phục vụ Hoàng gia Áo.
2
Nghĩa đen là “ngôi nhà của thế giới âm nhạc ở 3 Wien», thành lập vào đầu 1870, là một trong ba thính phòng nhạc cổ điển hoàn hảo nhất thế giới, có sức chứa cao nhất là 1.744 chỗ ngồi. 2 thính phòng kia là Symphonie Hall (Boston, Mỹ, 1900, sức chứa cao nhất là 2.625 chỗ ngồi) và Concertgebouw (Amsterdam, Hà Lan, 1888, sức chứa cao nhất là 2.000 chỗ ngồi).
Khác với các điệu Valse Boston hay Valse Anh, 4 chậm hơn. Chính là cuốn tiểu thuyết Những Nỗi Đau của Chàng Trai Trẻ Werther (“Die Leiden des
jungen Werthers”, xuất bản lần đầu vào năm 1774) của Goethe, với đoạn miêu tả tuyệt vời về “Wiener Walzer” đã làm vang danh “Valse Thành Wien” trong lòng các giới quý tộc. Brahms, Chopin, Liszt, Johann Strauss (cả cha và con) đã để lại những điệp khúc tuyệt vời cho “Wiener Walzer” (Về valse nói chung thì phải kể đến các tuyệt tác của Tchaikovski và Ravel).
Franz Schubert, Gustav Mahler và Richard Strauss 5 là ba nhà soạn nhạc Lied vang danh nhất. Riêng một mình Schubert đã soạn đến 625 bài Lied!
CF
88
thế giới cà phê
Bản thân Wien là một thiên sử thi tráng lệ: thiết lập vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên với tên gốc là “Thành Phố Trắng” (Vindobona) bởi người Celtes, một hệ tộc Ấn-Âu; trở thành tiền đồn của đế chế La Mã, vào năm 15 trước công nguyên, trấn ngự cương vực giữa Tây và Đông của châu Âu nhìn từ trung tâm Roma của đế quốc; Wien được chọn làm thủ đô của đế chế Áo thuộc vương triều dòng họ Habsburg từ 1452. Kể từ 1682, sau khi phá trận bao vây lần thứ hai của đế chế Thổ, Wien trở thành cứ điểm trọng yếu trên đường thâm nhập của cà phê vào Tây Âu. Đến 1867, với một đế chế Áo-Hung trải dài từ Milan đến Lwow (thành phố lớn nhất ở phía Tây Ukraina), từ Praha (Tiệp) đến Raguse (ngày nay là Dubrovnik, thuộc Croatie), bao gồm Venice, Zagreb (thủ đô của Croatie), Cracovie (thành phố cổ xưa nhất của Ba Lan) và Budapest (thủ đô của Hung), Wien khẳng định mình như là tâm điểm của Mitteleuropa (nghĩa đen là giao diện lịch sử giữa Tây Âu và Đông Âu), cái nôi của sự “bùng nổ văn hóa” châu Âu kể từ giữa hậu bán thế kỷ XIX. Sau đệ nhất thế chiến đến 1934, Wien lại được mệnh danh là “Thành Phố Đỏ”, nơi chốn định hình và ảnh hưởng của “Mác Xít Áo”. Từ 1938 cho đến khi kết thúc thế chiến lần hai, Wien nằm dưới tay của phát xít Đức và bị chia cắt sau đấy thành bốn địa phận thuộc quyền kiểm soát của các quân đội đồng minh. Đến 1955, Áo mới được nhìn nhận là quốc gia độc lập và thủ đô Wien bước vào thời kỳ hiện đại với một hành trang vừa nặng vừa đầy. Vào cuối thập niên thứ nhất của thế kỷ XXI, Wien lại trở thành “Thành Phố Xanh” hàng đầu thế giới với hơn 50% diện tích của thủ đô được bao phủ bởi những công viên và ba vườn quốc gia rộng lớn nằm ngay giữa lòng thành phố. Và 700 héc ta trồng nho trong các vườn nội đô còn được bọc ở phía ngoại vi thành phố bởi 40 cây số bãi bờ dập dìu đất trời sông nước của Danube, dòng sông dài thứ hai của châu Âu (sau Volga), bắt nguồn từ Rừng Đen để đổ ra Biển Đen. t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Vua Louis XV là người sành cà phê, chỉ thưởng lãm loại cà phê được trồng từ Verseilles trong các nhà kính dành riêng cho cây cà phê của ông. Nhà vua còn tự mình rang xay cà phê trong những cái chảo và cối bằng vàng. t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Cà phê và hàng quán cà phê của Wien, kể từ khi ra đời, chứa chan trong lòng mình những đặc tính lịch sử và địa dư ấy: khởi sự biết đến từ những chiến lợi phẩm thu được trên chiến trường sau khi bại quân của đế chế Thổ rút chạy, cà phê, nấu và ngâm theo kiểu Thổ, không tạo được ấn tượng lắm trong khẩu vị của dân thành Wien. Do vậy mà ngay từ quán cà phê đầu tiên (1683), mang tên Zur Blauen Flasche (“Chiếc Lọ Xanh”), các Kaffeehaus (nghĩa đen là “ngôi nhà của cà phê”) ở Wien - trong suốt hơn 20 năm đầu - đã phải miệt mài cất công sáng tạo đồng thời hai tính chất đặc thù, biến thành hai biểu trưng hết sức độc đáo của điều được gọi là “cách thưởng lãm cà phê Áo của thành Wien” ngày nay. Đó là những loại cà phê được pha chế không đậm lắm, tương đối ngọt, với khá nhiều sữa hoặc kem tươi (cũng có thể dùng cả hai), lại lắm khi được trộn thêm với nhiều loại rượu mùi (1). Đặc tính thứ hai là các loại bánh ngọt ăn kèm (2): chẳng ngẫu nhiên khi ngày nay nói đến cà phê Áo là phải nói đến “Viennoiseries” hay “Viennese Pastries” (nghĩa đen là “đồ ngọt thành Wien”), bao gồm không dưới 30 loại bánh khác nhau từ đẳng cấp thượng lưu nhất là “Original Sacher-Torte” (bánh trộn kem cacao và hạnh nhân) cho đến phổ quát nhất là “Apfelstrudel” (bánh nhân táo thường được ăn với sốt vanille). Tiếp liền với loại hình quán “cà phê-bánh” là “cà phê-hòa nhạc”, “cà phê-cờ vua” và “cà phêbillard”: Wien là thủ đô duy nhất trong lịch sử có thể tự hào là nơi sinh sống của phần lớn các tài danh âm nhạc lừng vang thế giới. Quả thế, với Haydn đến Mozart và Beethoven, với Schubert đến Liszt và Brahms, với Strauss đến Bruckner và Mahler, Wien đã trở thành “thủ phủ của thế giới nhạc hòa tấu cổ điển” mà danh tiếng lại càng thêm nổi trội từ khi có “Haus der Wiener Musikvereins” (3). Ngoài ra, kể từ 1780, hai thể loại “mới” đã lôi cuốn rộng khắp sự hâm mộ của các giới thượng lưu, đó là “Valse thành Wien” (“Wiener Walzer”) lả lướt dập dìu (4) và dàn đồng ca thiếu nhi (“Wiener Sawngerknaben”) mượt mà bất hủ, khởi nguồn từ một loại “Lied” (“biến tấu từ thánh ca”) thanh thoát tuyệt vời (5). Trong bối cảnh của một “thành Wien sống và thở cùng tiếng nhạc” điều được coi như đương nhiên là sự xuất hiện, ở rất nhiều quán cà phê, của các dàn hợp tấu có tên là Braunerhoftrio, chủ yếu gồm đàn vĩ cầm, hồ cầm và dương cầm, nhằm dễ dàng trình diễn
Ngoài ra, là vì 6 còn để tránh “tai vách mạch rừng” (các
bộ phận an ninh của chính quyền đế chế vẫn thường hay cử người theo dõi những trao đổi ở hàng quán cà phê để “nắm bắt và điều chỉnh tình hình”) nên các bàn được xếp khá xa nhau!
Chính vì cách bày 7 biện có nhiều góc khuất làm “không gian
bị gãy cạnh” nên các vòm trần nhà của những quán cà phê lớn ở Wien vẫn thường là rất cao để mang đến cảm nhận thoáng đạt từ một phối cảnh có tính hướng thượng.
thế giới cà phê
89
CF
Loại hình ốc đảo 8 trong khuôn viên “cà phê-thư viện báo” còn
chịu thêm ảnh hưởng từ một đặc trưng lịch sử: cho đến đầu thế kỷ XX, không ít người vẫn có thói quen đọc nhẩm thành tiếng (nghe bằng tai những gì mắt đọc thấy), do vậy, bố trí của các nơi để đọc báo ở các cà phê lớn thường là được khoanh thành từng ô nhỏ (“BOX”) với những bàn đặt tương đối khá xa nhau, mang hình dáng của loại “độc phòng” trong các tu viện ở châu Âu.
Cụ thể là trên vách 9 của nhiều quán cà phê ở Wien ngày nay
được treo những bảng đồng ghi tên tuổi hoặc hình ảnh và cả tượng đắp nổi của những tài danh đã một thời là khách hàng thường xuyên của quán.
Một thí dụ điển 10 hình: địa chỉ liên lạc của nhà văn Peter
Altenberg Áo (18591919) chính là địa chỉ của quán cà phê Central ở Wien. Ngày nay, tượng của nhà văn ấy được đặt ngay giữa đại sảnh của quán cà phê Central.
Rất nhiều tác 11 phẩm từ nhạc đến thơ và tiểu thuyết tự
truyện của thời kỳ ấy có chủ để và bối cảnh là cà phê và hàng quán cà phê.
CF
90
thế giới cà phê
các “medleys” (là những giao hưởng pha trộn một khuất (để mọi người dễ di và bình luận với nhau cách bất ngờ nhiều dòng nhạc khác nhau) cổ điển về những trận tranh tài ở các bàn billard thường mà lại đầy tính ngẫu hứng. được đặt ngay ở giữa khuôn viên), tất cả các Với khí quyển văn hóa đầy tính thượng lưu như khuôn viên khác - từ “cà phê-hòa nhạc” đến “cà trên, hệ luận gần như tất yếu là ngoài thú chơi bài phê-bánh”, từ “cà phê-cờ vua” đến “cà phê-thư hay đổ xúc xắc vẫn thường thấy vào thời ấy trong viện báo” - đều là những nơi chốn “trùng trùng các hàng quán cà phê ở nhiều nước khác nhau ốc đảo”. trên thế giới, ở Wien còn phổ biến thú chơi cờ vua Đặc tính của “cà phê-thư viện báo” cũng và billard: khi một bên nặng về hên xui may rủi, chẳng tự nhiên mà có: sống ở thủ đô của một đế chủ yếu mong vào vận hạn đỏ đen và một bên lại chế lớn, những thông tin liên quan đến các địa đòi hỏi nhiều nghĩ suy nước bước đường đi, dựa phương hay lĩnh vực khác nhau và được truyền vào tư duy tiên liệu, khi một bên nghiêng về tham tải bởi những ngôn ngữ thích hợp là nhu cầu thiết lam thấu cáy và một bên thiên về trầm tĩnh xét yếu. Do vậy, hàng quán cà phê ở Wien không thể nghiệm, thì chẳng vô cớ không có một khuôn viên mà các quán cà phê lớn ở thuộc “loại hình ốc đảo” (8) hàng quán cà phê Wien vẫn có xu hướng gắn riêng dành cho việc kết “không gian bay bổng” đọc báo của khách hàng. ở Wien chứa ngay của “cà phê-hòa nhạc” với Không chỉ vậy, quán cà trong lòng mình rất “không gian trầm ngâm” phê ở Wien còn phải cung nhiều ốc đảo nhỏ mà của “cà phê-cờ vua” và ứng kịp thời nhiều loại báo ở đấy mỗi một người “cà phê-billard”! ngày và tạp chí khác nhau. có thể sống với thế Tuy nhiên, vẫn còn hai Một thí dụ điển hình: với điều hết sức đặc trưng để sự sôi động của tình hình giới của riêng mình. toàn vẹn hóa hình ảnh rất thế sự trước cuộc bùng nổ độc đáo của “tâm thức thế chiến lần thứ nhất, vào Wien” trong lĩnh vực cà phê, đó là “cà phê-ốc năm 1913, quán cà phê Central có đến 250 tờ báo đảo” và “cà phê-thư viện báo” hàng ngày và tạp chí định kỳ để phục vụ việc đọc “Cà phê-ốc đảo” không chỉ có nghĩa ở đây là tại chỗ của khách hàng. mỗi quán cà phê là một nơi chốn riêng biệt đặc thù Nói tóm gọn, từ phân giải trên, hai loại hình so với các quán cà phê khác mà ngay trong mỗi quán cà phê đặc trưng tiêu biểu cho “tâm thức một quán cà phê là sự hiện diện của nhiều khuôn Wien” là: hoặc quán phải khá lớn, nghĩa là đủ viên nhỏ, theo hướng vừa riêng biệt vừa tách biệt. diện tích để dung chứa tất cả mọi khuôn viên từ Quả vậy, nằm trong một đế chế trải dọc từ Bắc Ý “cà phê-bánh” đến “cà phê-billard” và “cà phêlên đến phía Tây của Ukraina bao gồm 11 quốc cờ vua”, từ “cà phê-hòa nhạc” đến “cà phê-thư tịch bản địa sử dụng 15 ngôn ngữ khác nhau viện báo” và “cà phê-ốc đảo” (thường được bố chính thức được nhìn nhận, hàng quán cà phê ở trí ở những tầng khác nhau, từ tầng hầm kín đáo Wien thể hiện rõ ràng đặc tính ấy: từ cách xếp đến tầng cao có sân thượng mở ra một cảnh quan mỗi bàn khá cách xa nhau (để những người ngồi ở thoáng đạt ngang qua đại sảnh của tầng trệt với bàn này có thể trao đổi với nhau trong ngôn ngữ vòm cao vời vợi), hoặc vì quán nhỏ nên phải trở của mình mà không sợ làm phiền những người thành chuyên biệt, riêng dành cho một khuôn ngồi ở bàn khác) (6) đến cách tạo những góc khuất viên duy nhất hay hai khuôn viên tương hợp, trong trang trí bày biện nội thất để tránh những thường được gọi là “Vorstadt-Kaffeehaus” (nghĩa cái nhìn xuyên suốt bất tiện (7), hàng quán cà phê ở đen là “quán cà phê ngoại ô”, hiểu ở đây là “quán Wien chứa ngay trong lòng mình rất nhiều ốc đảo cà phê nhỏ chuyên biệt”) . Những dòng hợp lưu của sự “bùng nổ văn nhỏ mà ở đấy mỗi một người có thể sống với thế hóa” ở Wien kể từ giữa hậu bán thế kỷ XIX còn giới của riêng mình. Chính trong chiều hướng ấy mà không gian làm tăng thêm tính chất đặc trưng trên của các hàng quán cà phê ở Wien vẫn thường được phân hàng quán cà phê. Quả vậy, gần như liên tục tiếp thành nhiều loại hình khuôn viên khác nhau: nối nhau, đã khởi xuất từ Wien biết bao là cội ngoài trừ ở khuôn viên của “cà phê-billard” là nguồn của những tư tưởng và trường phái nhân bàn được xếp liền kề nhau và không có các góc văn lừng danh trong lịch sử: từ phân tâm học dựa t h á n g
b ả y
2 0 1 2
di sản cà phê
vào việc tìm hiểu vô thức của Sigmund Freud đến triết học về ngôn ngữ, luận lý và hình ảnh của Ludwig Wittgenstein, từ hội họa biểu tượng của Gustav Klimt đến đường nét phá cách của Egon Schiele và sắc màu diễn ngôn của Oskar Kokoschka, từ phong trào ly khai trong hình thể kiến trúc của Josef Maria Olbricht đến sự phá bỏ tính rườm rà trong trang trí của Adolf Loos, từ lang thang trần giới trong thơ văn của Rainer Maria Rilke đến mộng du giữa ngày của Peter Altenberg và mơ về hình bóng con người trong các trường thiên tiểu thuyết của Robert Musil hay Gustav Meyrinck, từ giữ lại hồn xưa của những dòng thơ đầy tiếng nhạc của Hugo von Hofmannsthal đến chẳng còn gì để hoài mong trong nhiều tự truyện của Stefan Zweig… tất cả đều đã góp phần củng cố và phát triển những đặc tính bất hủ của hàng quán cà phê ở Wien. Mà đúng là vậy, không ít quán cà phê ở Wien ngày nay tự hào là nơi chốn chứa đầy “ấn tích của chúa sơn lâm” (“Vestigum Leonis”, tiếng Latin, nghĩa đen là “dấu vết của sư tử”) (9): rất nhiều tên tuổi tài danh trên đã chọn quán cà phê để biến thành khi thì là “ốc đảo của bản thân” khi thì là nơi tiếp bạn thâm giao hoặc thậm chí là nơi trú ngụ thường kỳ (10). Trong vòng gần 100 năm, từ giữa hậu bán thế kỷ XIX đến gần giữa thế kỷ XX, ở Wien không chỉ đã lớn mạnh một giới văn nhân thức giả được gọi là “caféinomane/coffee addict” (nghĩa đen là “dân nghiện cà phê”) hiểu theo ý nếu không có cà phê và hàng quán cà phê thì không chắc là đã có được một số lớn tác phẩm của những danh tài (11) ấy mà còn cơ bản hơn là nhờ những sinh hoạt ở các hàng quán cà phê ở Wien mà ý niệm “Nobilitas Literaria” đã được xác minh. “Nobilitas Literaria” có nghĩa là “sự quý phái thật sự chính là sự quý phái của tư duy”. Thành ngữ tiếng Latin này được dùng vào thời ấy để đối kháng với sự “quý phái phát sinh từ dòng tộc hay/và phả hệ lịch sử” và chính xác là để làm nổi bật tính chất hết sức nổi trội của hàng quán cà phê ở Wien: khác với sự quý phái ở Pháp và Ý thường dựa vào dòng tộc hay/và phả hệ lịch sử, ở Áo, trong một đế chế mà nhân tâm không thuần nhất, tính dòng tộc hay/và phả hệ lịch sử không thể được khai thác để thể hiện sự quý phái. Do vậy, nếu những đặc trưng trong lĩnh vực cà phê ở Pháp đã được gọi một cách tự hào là “Đẳng Cấp Pháp” và ở Ý là “Phong Cách Ý” thì ở Áo lại được tôn vinh như “Tâm Thức Wien”. Wien t h á n g
b ả y
2 0 1 2
đã dựa vào sự “bùng nổ văn hóa” phát xuất từ đặc trưng của mình là “giao diện giữa Tây Âu và Đông Âu” (Mitteleuropa) để biến hàng quán cà phê thành nơi chốn khẳng định “sự quý phái thật sự của bản thân là phát xuất từ sự quý phái của tư duy”. Chính vì vậy mà hàng quán cà phê ở Wien đã trở thành nơi chốn của điều đã được gọi theo tiếng Latin là “Cultura Animi” (12), nghĩa là “Văn Hóa của Hồn Người” (13), hiểu theo hướng là ở nơi ấy con người mong muốn thăng hoa được phận số của mình nhờ chính tư duy của chính mình: chẳng vô cớ mà câu thơ bất hủ của Rainer Maria Rilke “Du sollst dein Leben ändern” (“Bạn phải thay đổi cuộc đời mình”) đã trở thành phương châm “hiệu triệu” của nhiều hàng quán cà phê ở Wien thời bấy giờ. Nhưng, vốn là giao diện giữa Tây Âu và Đông Âu, Wien phải đối đầu với một điều ghê gớm: trong một đế chế bao gồm nhiều quốc gia và dân tộc “đồng sàng dị mộng”, sự đơn chiếc của những nỗi niềm về quá khứ và hướng vọng đến tương lai là điều không thể tránh khỏi. Do đó, chẳng vô cớ mà quán Central Kaffeehaus (thành lập vào 1856) đã mang hình ảnh một “kinh tuyến của miền đơn độc” (14) và Museum Kaffeehaus (khai trương năm 1899) lại được mệnh danh là “quán cà phê của hư vô” (Nihilismus Kaffeehaus): quán Central Kaffeehaus, nơi hội tụ của tất cả mọi hoài mong đổi đời trong những thập niên cuối của thế kỷ XIX, từ lĩnh vực văn hóa đến chính trị, cuối cùng lại là nơi chốn mà chẳng còn ai thật sự hiểu được ai vì khó chia sẻ được với nhau những ấp ủ của riêng mình, nhất là khi mỗi một người đều tin chắc vào niềm tin của chính mình (15) và quán Museum Kaffeehaus lại mang cái tên gần như “tiền định”: nơi bảo tàng của tất cả những ước vọng rốt cuộc rồi chẳng thành của một thế kỷ đang tan vào quá vãng, chẳng khác nào một chốn chứa đầy hư không. Đặt lại trong bối cảnh ấy, mới hiểu được vì sao cuốn tự truyện cuối cùng của văn hào Stefan Zweig, viết trước khi tự vẫn ở Brazil vào 1942, miêu tả về những chặng đời và những con người đã gặp ở các quán cà phê của Wien kể từ cuối thế kỷ trước, lại mang tựa đề Thế Giới của Ngày Qua. Ngày nay, mặc dù không ít hàng quán cà phê ở Wien vẫn còn giữ gìn được không gian xưa cũ nhưng khí quyển văn hóa chứa chan nhân tình mơ ước của ngày trước chỉ còn chập chờn trong hoài niệm. “Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ” (16)?!
Nghĩa đen là 12 “con người là động vật có văn hóa” thành ngữ của Cicero (106-43 trước CN).
Đó chính là lý 13 do cơ bản để UNESCO nhìn nhận,
vào 2011, hàng quán cà phê ở Wien là di sản phi vật thể của nhân loại.
Là cách diễn 14 đạt của Alfred Polgar “Théorie du Café
Central” (nguyên tác bằng tiếng Đức, Belin, 1926) trong “ThEorie Des Cafés. Anthologie”, Textes réunis par GérardGeorges Lemaire, ed. Eric Koehler, 1997.
Đó là nghĩa thứ 15 hai của ý niệm “Vestigum Leonis / Ấn tích
của chúa sơn lâm”: bản thân của mỗi một danh tài là một thế giới vốn đã là rộng lớn riêng biệt nên khi các “chúa sơn lâm” gặp nhau thì lại dễ nảy sinh ra hiện tượng “cọp nào rừng nấy”. Trong chiều hướng ấy, ý niệm “cà phê-ốc đảo” lại càng thêm thâm trầm và, chẳng hạn, nếu nhìn hai tấm hình lưu niệm của Central Kaffeehaus chụp cảnh Lénine ngồi đọc báo trong góc khuất hay Trostky ngồi đánh cờ vua một mình, lại càng thêm thấm thía ý nghĩa “kinh tuyến của miền đơn độc”!
Thơ của Vũ Đình 16 Liên (1913-1996) “Ông Đồ”
thế giới cà phê
91
CF
cà phê & tinh thần
Islam
Khi uống cà phê chúng ta có thể nhớ lại và học hỏi tinh thần tôn trọng chân lí và sống chung của đạo Islam và món quà của tín đồ của đạo đã trực tiếp hoặc gián tiếp tặng cho toàn thể loài người. b à i
CF
92
thế giới cà phê
nguyễn tiến văn
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Triết lý cà phê
Mỗi nền văn minh đều có những đặc trưng về ăn uống được gọi là văn hóa ẩm thực. Tại sao như thế? Câu trả lời đơn sơ nhưng thật căn bản. Như tất cả các sinh vật khác, con người sinh ra và chết đi. Giữa hai thời điểm đó, con người phải trao đổi chất với tự nhiên để tăng trưởng và duy trì mạng sống cho thân thể. Ngoài việc hấp thu nguồn dưỡng khí trong không khí - vốn là chung cả trái đất - con người cần ăn uống liên tục mỗi ngày. Ăn uống từ nhu cầu tự nhiên trở thành nghi thức cho gia đình, bộ tộc, xã hội, và quốc tế, đến ngày nay là toàn cầu. Biến cái tự nhiên thành văn hóa là đặc trưng của loài người và đặc thù cho từng cá nhân, đặc trưng cho từng dân tộc, và cho nền văn minh. Văn minh Trung Quốc qua sự tiếp cận với Phật Giáo Thiền Tông từ thời Bồ Đề Đạt Ma (470-543) đã đề xướng việc uống trà. Uống trà đã trở thành tập quán không những của Trung Quốc mà còn được tôn xưng và quy củ hóa thành trà đạo (cha no yu) ở Nhật Bản, không chỉ giới hạn trong các chùa mà còn phổ biến khắp xã hội. Từ thế kỷ 19, tập quán uống trà trở thành nghi thức bắt buộc của xã hội Anh và ngày càng lan ra khắp thế giới. Văn minh phương Tây với cội nguồn ở Trung Cận Đông đã dùng tiến trình tự nhiên lên men của trái nho để làm rượu vang. Hi Lạp cổ đại, La Mã cổ đại và sau nữa là Ki Tô Giáo đã vinh danh rượu vang. Các thần linh trên đỉnh Olympia cũng như giới quý tộc Hi Lạp, La Mã đều hội họp bạn hữu qua thứ nước uống có màu máu đậm này. Đức Jesus Ki-tô trong Tiệc Li (The Last Supper) đã nói với các môn đệ: “Này là mình ta (bánh mì) và này là máu ta (rượu nho). Sau này các ngươi gặp gỡ nhau sẽ dùng lại thứ này để nhớ đến ta.” Theo truyền thuyết, Bồ Đề Lạt Ma là tổ thứ 28 dòng Thiền Tông ở Ấn Độ và là tổ thứ nhất Thiền Tông Trung Quốc đã cắt lông mày để tỉnh thức khi ngồi thiền, và thứ này đã thành cây trà. Đức tiên tri Muhamad của đạo Islam đã cấm tín đồ không được dùng các thứ nước có men như mọi loại rượu. Vì vậy, tín đồ đạo này đã khám phá ra một thứ nước uống không làm say sưa, mà trái lại giúp việc thức tỉnh. Đó là cà phê. Cà phê được khám phá ra tại Ethiopia, phía Bắc châu Phi. Truyền thuyết kể lại rằng mấy đứa trẻ chăn dê đi theo bầy dê này lên núi, gặp t h á n g
b ả y
2 0 1 2
thế giới cà phê
93
CF
được cây và trái cà phê mọc trong trạng thái tự nhiên. Thứ trái có hạt rất đắng này đầu tiên được người ta ăn để có cảm giác kích hoạt tinh thần và phấn chấn tỉnh ngủ. Sau có người nghĩ ra cách rang hạt cà phê lên và pha lấy nước thì thơm ngon và thuận tiện hơn nên tục lệ có cà phê trở thành phổ biến trong giới tín đồ của đạo Islam khắp Bắc Phi, Trung Đông, Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ. Vì đế quốc Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ bành trướng sang châu Âu, phong tục uống cà phê pha được lan dần ra khắp Tây Âu, nhất là các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và cải cách xã hội thường xảy ra tại những Ý, Đức, Áo... vào thế kỉ 18 và trở thành thịnh quán cà phê, vượt giai cấp và có bầu không hành từ đó cho đến nay. khí tự nhiên, thuận tiện cho đàm luận, trao đổi Có những lí do để giải thích sự phổ biến và trong tập thể và lắng đọng, hữu ích cho việc thịnh hành này của cà phê. suy tư và sáng tạo của giới trí thức, nghệ sĩ. Một là, đây là một thứ nước uống khiến người Cũng như trà với chất tamin hơi chát, đối ta tỉnh thức, chứ không kháng và giải trừ phải quá hào hứng đến say chất béo cho cơ thể, sưa và mất sự kiểm soát và sự thanh đạm của lí trí khiến không còn trong hương vị thuận tỉnh táo như các loại rượu tiện cho không khí mạnh và bia khi dùng với tĩnh lặng và tỉnh số lượng quá nhiều. Đây là thức của Phật Giáo lí do khiến cà phê trở thành Thiền Tông. Cà phê thứ đồ uống ưa chuộng với chất caffein kích nhất của giới trí thức, văn hoạt não bộ cũng nghệ sĩ, hoạt động xã hội như hệ thống tiêu KHI UỐNG CÀ PHÊ cần sự tỉnh táo để làm hóa cùng với hương CHÚNG TA CÓ THỂ việc, suy tư, và sáng tạo, vị ngát thơm có chút cũng như cần không khí đắng ở đầu lưỡi và NHỚ LẠI VÀ HỌC HỎI bình tĩnh để đối thoại, trong dư vị rất phù TINH THẦN TÔN TRỌNG thảo luận, sinh hoạt trong hợp với tinh thần hội CHÂN LÍ VÀ hội nhập nhóm nhỏ. nhập của đạo Islam. CỦA ĐẠO ISLAM VÀ Hai là, đây là một thứ Trong đạo này còn có MÓN QUÀ đó ĐÃ TRỰC nước uống bình dân vì một khuynh hướng giá cả cực rẻ của nó khiến huyền học và ẩn tu, TIẾP HOẶC GIÁN TIẾP cho các quán cà phê là nơi phá bỏ các giáo điều TẶNG CHO TOÀN THỂ tụ họp của các sinh viên, về nghi thức để trực LOÀI NGƯỜI. thanh niên thuộc mọi tiếp cảm thông với thế tầng lớp xã hội, phá vỡ giới và tự nhiên. Đó là hàng rào của các giai cấp trường phái Sufi. Tên quý tộc, trưởng giả. gốc Sufi có nghĩa là áo vải tức là chân chất, Ba là, quy trình rang hạt cà phê đã phơi khô giản dị. Người tu theo phái này giữ tâm hồn và pha chế thành nước uống khá đơn giản nên thanh khiết và thoát xa những trói buộc của xã các cá nhân và gia đình có thể tự do phục vụ hội, tập tục. tại nhà, ít tốn kém hơn rất nhiều so với những Thi sĩ Omar Khayyam (mất năm 1123) là thức uống có lên men nên rất thuận lợi cho việc một thi sĩ, nhà toán học và thiên văn học lừng sinh hoạt bạn hữu cũng như cá nhân. danh của Persia. Ông nổi tiếng vì những bài Ba yếu tố kể trên khiến cho sau cuộc Đại Cách tứ cú (rubaiyat) gồm 4 câu mô tả trạng thái Mạng Pháp 1789, các nhóm sinh hoạt trí thức hòa điệu với vũ trụ và siêu thoát những công CF
94
thế giới cà phê
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Triết lý cà phê
thức tầm thường, hoài nghi với giáo điều và ảo vọng tương lai kiếp sau của thô tục. Từ 1859, với những bản dịch ra tiếng Anh của Edward Fitzgerald, tên của Omar Khayyam đã trở thành quen biết với toàn thể giới trí thức và văn học Anh, rồi lan ra khắp thế giới. Ở Việt Nam, thời tiền chiến, thi sĩ Phan Khắc Hoan là người đầu tiên đã chuyển dịch thơ Omar Khayyam sang tiếng Việt. Từ vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, người ta bị lôi cuốn vào thời sự và tuyên truyền chính trị thường có một cái nhìn hời hợt về đạo Islam và đồng hóa một cộng đồng bền vững hơn 14 thế kỉ và có mặt khắp hoàn cầu hiện t h á n g
b ả y
2 0 1 2
nay, số tín đồ hơn 1 tỉ 400 triệu người với một nhóm hoạt động cực đoan và đang tăng trưởng mạnh nhất trong các tín ngưỡng toàn cầu. Sự vĩ đại của Islam và tinh thần hòa bình, tôn trọng khoa học của đạo này đã gìn giữ triết học và khoa học cổ đại của Hi Lạp với những bậc thầy lớn như Socrates, Plato, Aristotle, Euchid, Hippocrates, Galen... trong lúc châu Âu rơi vào sự kiểm soát của giáo quyền độc tôn với đêm trường Trung Cổ. Khi uống cà phê chúng ta có thể nhớ lại và học hỏi tinh thần tôn trọng chân lí và sống chung của đạo này và món quà của tín đồ của đạo đã trực tiếp hoặc gián tiếp tặng cho toàn thể loài người. thế giới cà phê
95
CF
1
HawaiI làm thương hiệu cho cà phê
Hawaii là bang duy nhất của nước Mỹ có trồng và sản xuất cà phê với các loại hạt Arabica. Cuộc sống người dân làm trong ngành cà phê tại đây rất đa dạng: từ các doanh nghiệp tư nhân nhỏ, nông dân trồng cà phê cho tới những công ty lớn hàng đầu liên bang. Tại sự kiện Nghệ thuật cà phê Hawaii, các loại hạt Arabica được trồng từ các đảo khác nhau thuộc bang Hawaii sẽ mời người tham dự nếm thử và chọn lựa ra những loại hạt tốt nhất. Người trồng cà phê Hawaii đang cố gắng làm thương hiệu cho cà phê của vùng này với những hoạt động quảng bá hết sức thú vị. Có thể bạn chưa nghe nói nhiều về cà phê Hawaii, nhưng nếu bạn tò mò và tình cờ có thời gian ghé qua nơi này từ 21-26/8 tới, thì hãy tham dự chương trình trình diễn lần thứ 2 Nghệ thuật cà phê Hawaii. Mục tiêu của chương trình trình diễn Nghệ thuật cà phê Hawaii lần hai là ghi được Kỷ lục Guinness thế giới về một bức tranh ghép khảm (mosaic) từ cà phê lớn nhất thế giới, tổ chức cuộc thi nghệ thuật pha chế café latte và những hoạt động khác.
3
2
Nga phá kỷ lục với bức tranh từ cà phê
Nhà điêu khắc Nga, Arkady Kim, vừa ghi tên mình vào kỷ lục thế giới khi làm ra bức tranh từ hạt cà phê lớn nhất. Bức tranh mang tên Thức tỉnh được triển lãm tại công viên Gorky ở Moscow với diện tích 30km2 và nặng khoảng 240kg. Người giữ kỷ lục trước đó là một nghệ sĩ người Albani với bức tranh hoàn thành hồi tháng 12 năm ngoái, nặng khoảng 140kg. Kim mất gần 2 tuần để hoàn thành tuyệt phẩm cà phê này. Anh đã tự tay rang các hạt cà phê để chuẩn bị cho tác phẩm của mình và gắn keo từng hạt với nhau. Sau khi triển lãm, Kim sẽ gửi tặng tác phẩm cho một nhà máy sản xuất cà phê tại St.Petersburg.
Quán cà phê là không gian sáng tạo
Khi các quán cà phê đầu tiên được mở ra tại Anh, chúng được coi như “các đại học tiền xu” – nơi truyền bá các tri thức mới. Điều này dường như đang quay trở lại trong thời hiện đại khi nhiều người tìm tới các quán cà phê để thực hiện những công việc trí óc. Bạn có thấy rằng cứ vào quán cà phê bây giờ sẽ thấy sự có mặt của rất nhiều laptop và các thiết bị điện tử? Và có rất nhiều quán khi bước vào cảm nhận giống như ở thư viện, mọi người đều chăm chú công việc của mình. Mới đây, tờ Toronto Star (Cananda) đã đưa ra quan điểm rằng ở các thư viện – nơi người ta cứ ngỡ là yên tĩnh để tư duy và đọc sách, thì lại có rất nhiều âm thanh gây nhiễu khác như tiếng gõ máy, tiếng nói chuyện riêng,… Trong khi đó, một không khí yên tĩnh nhẹ nhàng
CF
96
thế giới cà phê
ở một quán cà phê lại hiệu quả hơn cho tư duy. Nghiên cứu từ Đại học Illinois (Hoa Kỳ) đã cố gắng lý giải liệu rằng quán cà phê có thực sự là một môi trường sáng tạo hay không. Nghiên cứu cho thấy những ai làm việc với môi trường ít tiếng động (dưới 70 decibel) thì thường có tư duy sáng tạo hơn. Điều đó nghĩa là, nếu làm việc ở nơi ồn ào thì tư duy của bạn bị phân tán. Nhưng thực tế đã chứng minh là có quá nhiều trường hợp thành công xuất chúng đã chọn môi trường ồn ào để thực hiện công việc sáng tạo của mình như tác giả của Harry Potter, JK Rowling, thường xuyên làm việc ở một quán cà phê Scotland. Người ta cũng nói Bob Dylan viết bài hát nổi tiếng Blowin’ in the Wind tại quán Fat Black Pussycat và Graham Greene – tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Người Mỹ trầm lặng – cũng thường xuyên ngồi đồng ở Café Richmond ở Buenos Aires. t h á n g
b ả y
2 0 1 2
tin tức cà phê
4
Thử nếm cà phê – Công việc thú vị!
Một bài báo mới đây trên tờ Doanh nhân Canada đã bật mí về công việc thử nếm cà phê tại Tim Hortons – chuỗi quán cà phê lớn nhất tại Canada và đang mở rộng trên toàn cầu. Theo Kevin West, một chuyên gia về kiểm soát mùi vị của cà phê Tim Hortons, mỗi ngày, nhóm chuyên gia này phải thử chất lượng của rất nhiều loại cà phê khác nhau trên toàn cầu để đảm bảo chất lượng của họ luôn ở hàng đầu. West dự tính rằng mỗi năm họ phải thử mẫu khoảng 75.000 tách cà phê. Không hiểu lượng cafein có tác động thế nào đến “hệ thống” của những chuyên gia này, nhưng West kể rằng đã có lần khi phòng Thử nếm mới được lập, họ đã thử nếm quá nhiều cà phê trong ngày hôm đó tới nỗi khi về tới nhà, ông đã nghĩ mình bị đột quỵ vì tim đập nhanh và mạnh quá!
5
Cà phê Tanzania trên đà phát triển
Ngành cà phê Tanzania sẽ ngày càng được hưởng nhiều lợi nhuận khi Chiến lược phát triển ngành cà phê Tanzania đi vào thực tiễn. Dự tính doanh thu từ cà phê sẽ tăng lên 150 triệu USD mỗi năm trong vòng một thập kỷ khi áp dụng chiến lược này. Theo Tổng Giám đốc của Hiệp hội cà phê Tanzania, 75% thu nhập được tạo ra của ngành sẽ được phân phối lại cho người trồng cà phê - tương đương con số khoảng 250 triệu USD mỗi năm. Trọng tâm của việc phân phối lại là giảm sự nghèo đói của người dân, hơn thế lại tăng cường “năng lực bền vững” để người nông dân cải thiện thói quen canh tác của họ. Chiến lược mới sẽ tăng ít nhất là gấp đôi thu nhập hàng năm cho khoảng 400.000 hộ dân.
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
6
Đệ nhất phu nhân Mỹ ghé thăm một quán cà phê
Đệ nhất phu nhân nước Mỹ, Michelle Obama, đã thu hút một đám đông khổng lồ khi bất ngờ ghé thăm quán cà phê Sunrise. Tới 1.000 người ủng hộ đã theo chân bà tới đây sau khi họ đi một vòng quanh Trung tâm hội nghị Henderson. Người quản lý quán quá bất ngờ vì đó chỉ là một sáng thứ 3 bình thường và chẳng ai có thể ngờ một ngôi sao chính trị lại bất ngờ xuất hiện ở đó. Theo tin của tờ Las Vegas, bà Obama đã gọi vài ly nước chanh dây và rời đi sau đó. Chỉ vài phút của bà Đệ nhất phu nhân đã khiến quán cà phê này trở nên nổi tiếng trên toàn bộ các phương tiện thông tin đại chúng ở Mỹ trong suốt tháng qua. Quả là may mắn!
thế giới cà phê
97
CF
cà phê du ký
uống cà phê ở nEW york
CF
98
thế giới cà phê
Cộng tác viên ấn phẩm CF ghi lại trải nghiệm của mình tại những tiệm cà phê vô cùng đặc biệt ở “thành phố của những giấc mơ”. b à i
&
ả n h
trang j.an (từ new york)
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
1. bánh mỳ
“xe máy” “Đỗ” ở ngay trung tâm khu sinh viên St.Marks, “Xe Máy” là tiệm bánh mỳ số 1 của không chỉ các du học sinh đang sống và làm việc ở New York. Đứng đằng sau thành công của tiệm là Davis Ngô và Alan Woo, đôi bạn từ thưở niên thiếu có cùng chung một đam mê ăn uống. Tại sao lại là Bánh Mỳ Xe Máy? Người Mỹ trước nay vẫn quen thuộc với Phở và gọi nó là Phở Xe Lửa (nhiều người còn nói Xe Lửa=XL=extra large, kích cỡ một bát phở ở Mỹ) nên chúng tôi mới có ý tưởng về Bánh Mỳ Xe Máy, một cái dễ nhớ lại gần gũi với phương tiện đi lại số 1 của Việt Nam. Bỏ những công việc cũ để bán Bánh Mỳ có quá liều lĩnh khi New York đã có sẵn rất nhiều tiệm bánh mỳ? Tôi và Alan là bạn thân, cùng đam mê ăn uống và tìm hiểu học hỏi rất nhiều từ ẩm thực bốn phương mỗi khi chúng tôi đi du lịch vòng quanh thế giới. Bản thân tôi cũng lớn lên trong
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
tiệm bánh mỳ truyền thống mà gia đình tôi từng sở hữu. Super Cub Classic, lựa chọn số 1 của các khách hàng thân thuộc của Xe Máy cũng được ra đời nhờ rất nhiều bí quyết, kinh nghiệm 20 năm làm nghề của gia đình tôi. Ước mơ và cũng là mục tiêu sắp tới của “Xe Máy” là trở thành thương hiệu lớn tầm cỡ như Subway với chất lượng bánh mỳ, chất lượng phục vụ và không gian còn tốt hơn nữa. Nghe nói Bánh Mỳ còn có cả Hall of Fame (Không gian để tôn vinh)? (Cười) Hall of Fame là ý tưởng từ chính các khách hàng thân thuộc của chúng tôi. Rất nhiều người yêu mến ký tên, để lại những lời nhận xét dễ thương cho “Xe Máy”. Giờ bức tường đã gần kín đặc và nếu bạn để ý sẽ thấy rất nhiều tên trùng lặp, đặc biệt là những khách hàng ghiền Super Cub Classic cùng với cà phê sữa đá. Người Mỹ vốn sợ béo, liệu có ngại sữa đặc có đường trong cà phê sữa đá? Tôi nghĩ là không. Sữa đặc mang lại vị ngọt, ngậy đậm đà cho cà phê. Vào mùa hè, khách đặc biệt yêu thích cà phê sữa với đá nghiền. Họ còn thích “Basil Limeade Fizz” (lấy ý tưởng từ Soda chanh đường) và “Iced Lychee Green Tea”. thế giới cà phê
99
CF
cà phê du ký
CF
100
thế giới cà phê
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
2. ở xa
mà như ở nhà
New York không thiếu quán ăn Việt Nam nhưng để tìm một không gian đặc Việt Nam với món ăn, cà phê phin, bia 333 made in Việt Nam, chỉ có thể là “Ăn Chơi”.
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Tôi có chút giật mình lần đầu ngồi ở “Ăn Chơi”. Quầy lễ tân và pha chế có thiết kế nhang nhác giống một xe đẩy bán cơm bình dân. Bức tường với những dòng in “Khoan cắt Bê-tông” ngổn ngang chẳng khác gì những quán ăn vỉa hè Việt Nam gần gũi. Tranh cổ động không thiếu. Một cái nón Việt được treo hững hờ rất đúng chỗ. Design giầu tâm huyết này chính là kết quả của nhiều lần về thăm, tìm hiểu ẩm thực và thiết kế của quán ăn Việt Nam của chủ quán Bùi Tuấn, một người sinh ra và lớn lên ở bang Virginia, Mỹ. Cà phê phin ở “Ăn Chơi” được phục vụ đúng kiểu chữ không công nghiệp hoá với máy pha cà phê kiểu Mỹ. Cà phê được chủ quán cất công nhập từ Buôn Mê Thuột. Để ý thì thấy cạnh giá tủ đựng cà phê là một dãy bia 333 và cả bia Lào vốn là của hiếm ở New York. Những ngày hè nóng nực ở New York, điều tôi thường nghĩ ngay đến là một ly bia mát lạnh ở “Ăn Chơi”. Những
lúc chiều, nắng chiếu xiên qua khung cửa sổ cứ làm tôi nhớ đến những cảnh phim của Mùa hè chiều thẳng đứng. Lên cơn đói bụng, tôi thường chọn món bò lúc lắc hay gỏi xoài cho mát dạ. Mùa đông, ngắm tuyết rơi và xì xụp bún bò Huế hay phở bò thì đúng là nhất. Thưởng thức món ngon mà không bị cảm giác sợ ăn phải nhiều mì chính như các quán ăn Việt có chủ người Hoa ở China Town. Những khi có bạn bè Việt Nam ghé thăm và lên cơn thèm đồ Việt, tôi hay dẫn đến “Ăn Chơi” vì có thể yên tâm về menu ngon mà không sợ bị chế biến quá mức (fusion) không nhận ra như các quán ăn Việt sang trọng hạng A (fine-dining) như Indochine, Le Colonial... với mức giá cao chóng mặt. Và cũng giống như tôi, bạn bè ai tới đây lần đầu cũng cảm nhận về một góc của Việt Nam quen thuộc và gần gũi. Ở xa mà vẫn luôn như ở nhà, người ta yêu “Ăn Chơi” có lẽ là vì thế!
thế giới cà phê
101
CF
cà phê du ký
Thử tưởng tuợng bạn bước chân vào một quán cà phê có dáng dấp một nhà máy cà phê tương lai. Hạt cà phê từ khắp thế giới được để riêng trong các khay lớn hình ống, gắn kết bởi một loạt khối máy móc đầy phức tạp, công phu. Khi người bán hàng nhập vào máy vi tính 3 giống hạt cà phê bạn lựa, hột cà phê từ 3 khay tương đương được hút lên trên không, bay chung vào một ống dẫn lớn, cùng được xay nhuyễn, rang, đun, lọc ngay tại chỗ. Chỉ mất 30s từ lúc bạn đặt hàng, ly cà phê đã sẵn sàng để bạn thưởng thức. Thật giống như tiệm cà phê của năm 2050 phải không? Ấy vậy mà tiệm cà phê kiểu tương lai ấy đã có ở trung tâm New York với cái tên: “Roasting Plant”. Mike Caswell, người sáng lập ra của “Roasting Plant” từng là “lính cũ” đóng góp nhiều thành công cho Starbucks. Với bằng kỹ sư lành nghề, Mike nung nấu niềm đam mê công nghệ cùng tình yêu dành cho cà phê với hoài bão sở hữu một quán cà phê mang lại
3.tiệm cà phê tương lai
CF
102
thế giới cà phê
trải nghiệm hoàn hảo cho khách hàng. “Ở Mỹ không thiếu những quán cà phê ngon, nhưng từ trước tới nay chưa có quán cà phê nào thực sự cho người yêu cà phê có cơ hội được nếm, thử nghiệm với các giống hạt cà phê khác nhau từ khắp thế giới!”, Mike tâm sự. Nhằm giúp khách hàng hiểu biết tường tận về sự khác nhau của từng giống hạt cà phê, hàng tuần “Roasting Plant” còn có tiệc thử cà phê để khách hàng có dịp thưởng thức cà phê chung với các loại bánh ngọt tuơng ứng. Có tiệc thử rượu, ắt phải có tiệc thử cà phê! Mike và các cộng sự du lịch khắp thế giới để chọn ra những giống hạt cà phê số 1 cho tiệm cà phê con cưng của mình. Vừa cười, Mike hé lộ: “Tôi chưa từng được thử cà phê Việt Nam và rất mong ngóng được khám phá cà phê châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng!”. Liệu sẽ có một ngày không xa “Roasting Plant” vươn tới châu Á? Ông chủ của “Roasting Plant” hóm hỉnh gật đầu. t h á n g
b ả y
2 0 1 2
90
tháng bảy
giải trí
2012
Chanel
thế giới của thời trang, nghệ thuật đương đại và điện ảnh
cao cấp nhất, xa hoa nhất
Haute couture là mảng thời trang cao cấp nhất, xa hoa nhất, trang phục có một không hai dành riêng cho từng cá nhân, tinh xảo đến mức mà nhà thiết kế Karl Lagerfeld định nghĩa là “không ai làm được”. Khách hàng là một số ít ỏi phụ nữ thường được gọi là thành viên của “câu lạc bộ kín của haute couture”, đếm được khoảng vài ngàn người trên toàn thế giới. CF
106
thế giới cà phê
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
thời trang
HAUTE C UTURE? hi vọng gì ở
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Chanel
Những người thợ lành nghề của Paris mất 3000 là thủ công hoàn mỹ ngoại hạng. Đây không còn giờ để thêu, may, hoàn thiện chiếc áo khoác là mảng thời trang đi đầu, đưa ra những đề xuất dài không tay mà người mẫu Anja Rubik trình mới về việc chúng ta có thể chưng diện như thế diễn trong show haute couture Thu Đông của nào, hay phát minh ra kỹ thuật, chất liệu, thiết Chanel vừa diễn ra tại Paris vừa qua. Lý do là kế, trang phục. Nó trở thành một trò chơi mà quy chất liệu trông như vải tắc số một là làm sao khoe tweed truyền thống của sự giàu sang một cách ý thương hiệu Pháp thật ra tứ. Khoác lên người các “Khi đồ xa hoa đạt là những món thêu tay. chất liệu siêu đắt tiền như được vị trí đẳng cấp Chúng ta đã được nghe da cá sấu, lông thú hay khiến người ta kính đến ngàn lần chuyện một trang sức nặng cân là một chiếc váy phải mất hàng điều khiếm nhã. Vậy thì nể, thì nó trở nên ngàn giờ để may và điều hãy khoe công sức bỏ ra tẻ nhạt” này thường được dùng để thêu trang trí một bộ để lý giải tại sao đồ haute váy áo, nhất là khi công - Karl Lagerfeld couture lại có thể được việc đó hoàn toàn không bán với giá đến vài chục cần thiết (lãng phí sức lao nghìn euro. động là một trong những biểu hiện của sự xa hoa), Có thể coi haute couture là một kiểu chơi với thị diễn ra ngay tại trung tâm Paris, trong trường giác. Những gì chúng ta nhìn thấy (nhất là trong hợp của Lesage. Haute couture tuy không “chết” thời đại số hiện nay, chúng ta thường “tận mắt như người ta thường nói, nhưng nó đã trở nên tẻ thấy” trên màn hình laptop hoặc iPhone) thường nhạt. Đúng như lời của chính Karl Lagerfeld đã lại không phải là những điều cốt lõi và giá trị. nói cách đây 20 năm: “Khi đồ xa hoa đạt được Trang phục của Chanel có thể thú vị ở chỗ sự vị trí đẳng cấp khiến người ta kính nể, thì nó trở công phu được giấu dưới vẻ bề ngoài tầm thường, nên tẻ nhạt”. thậm chí nó trông không khác gì các thiết kế của Haute couture là mảng thời trang cao cấp nhất, các thương hiệu thời trang giá rẻ. Trong bộ sưu xa hoa nhất, trang phục có một không hai dành tập haute couture của Givenchy mùa Xuân Hè riêng cho từng cá nhân, tinh xảo đến mức mà năm nay, da cá sấu là da cá sấu. Tuy vậy, các thợ Karl Lagerfeld định nghĩa là “không ai làm may của thương hiệu Pháp cũng đã cắt rời từng được”. Khách hàng là một số ít ỏi phụ nữ thường mảnh vẩy da, đánh số để “thêu” trở lại theo đúng được gọi là thành viên của “câu lạc bộ kín của thứ tự, xếp lại hình thù ban đầu trên vải tuyn và haute couture”, đếm được khoảng vài ngàn người làm cho thân váy mềm mại hơn. Trong cả hai trên toàn thế giới. Tuy nhiên cả con số và thành trường hợp, thêu vẫn là thêu, vẫn đẹp và tinh xảo phần họ đều thay đổi trong thời gian gần đây. như người ta đã thêu hàng chục năm nay. Nhiều thành viên mới của “câu lạc bộ kín” này Có thể thấy rằng haute couture hiện được các đến từ các nền kinh tế mới nổi, nhất là người nhà thiết kế mốt coi như một thứ đồ thủ công, tuy Nga, thường xuyên xuất hiện trên các blog thời
Valentino
thành lukasz
Dior
b à i
thế giới cà phê
107
CF
Givenchy CF
108
thế giới cà phê
trang đường phố (và vì thế mà không hề kín đáo một chút nào). Họ là những người mua nhiều và thường xuyên thay đồ để chứng tỏ sự sành điệu của mình trước công chúng. Trong số đó, theo tờ New York Times, có người đã đặt mua đến 35 món may đo cá nhân của Chanel. Tuy vậy, phải nói rằng haute couture không phải lúc nào cũng “thêu, thêu và thêu”. Những nhà thiết kế mốt đóng vai trò quan trọng trong lịch sử là những người đem lại những thay đổi lớn trong nghệ thuật thiết kế hay kinh doanh thời trang. Điển hình nhất là Coco Chanel, người khởi xướng “cuộc cách mạng phụ nữ” trong thời trang trong những năm 1910-1920. Váy, áo của bà may bằng vải jersey rẻ tiền, dáng thể thao gọn nhẹ hay bắt chước trang phục nam giới đáp ứng nhu cầu của người phụ nữ đang rời bỏ bốn bức tường phòng khách để tham gia các hoạt động bên ngoài xã hội. Loại váy đen “a little black dress” có thể mặc ban ngày cũng như dự tiệc buổi tối, trở thành trang phục không thể thiếu được trong tủ quần áo của người phụ nữ hiện đại. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Christian Dior và sau đó, Cristobal Balenciaga là những nhà kiến trúc sư thời trang tiên phong, phát minh ra những kiểu dáng, cấu trúc độc đáo cho trang phục. New Look của Christian Dior đem người phụ nữ trở lại với vai trò của người thiếu nữ lãng mạn, yêu kiều, nhưng thiết kế đặc trưng của ông - áo vét bar jacket vai nhỏ, bó eo và tà áo bồng, mặc với váy xòe rộng trở thành chuẩn mực cho phong cách của thập kỷ 1950. Dior là niềm tự hào của người Pháp vì một lý do nữa, thực tế hơn: chính nhờ thành công của nhà mốt này mà thời trang Paris đã vực dậy sau chiến tranh, giành lại ngôi số một trên thế giới. Trong thập kỷ 1960, người kế thừa của Christian Dior, Yves Saint Laurent mang trang phục của t h á n g
b ả y
2 0 1 2
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Dior
Chanel
Chanel
Dior
Dior
đường phố và giới trẻ đến với thời trang haute couture, cũng là người đầu tiên “ném” dòng thời trang đỉnh cao này vào quá khứ, đưa thời trang may sẵn pret-a-porter vào vị trí mũi nhọn xác định phong cách ăn mặc đương thời. Còn trong thập kỷ 1990, John Galliano đã biến haute couture của Dior thành vở kịch (và không hiếm khi là hài kịch) thời trang. Mô hình của Dior lúc đó? Show haute couture càng có tiếng vang, nước hoa, mỹ phẩm và phụ kiện thời trang dập logo CD càng bán chạy. Tuy vậy, nhà thiết kế người Anh tai tiếng đã đặt ra tiêu chuẩn mới cho haute couture mà cho đến bây giờ người ta vẫn còn mong mỏi được trải nghiệm. Đó là những trang phục tinh xảo nhưng lộng lẫy đến mức phô trương, đi kèm với các show diễn sự cường điệu kiểu “kistch”. Sau khi Dior sa thải Galliano, sau hai bộ sưu tập haute couture của thương hiệu có thể được ví với những bản copy vô duyên của phong cách New Look, người ta đặt nhiều hy vọng về những điều mới mẻ vào Raf Simons. Nhà thiết kế mới đến từ Antwerp, là người tiên phong và độc lập, có phong cách tối giản và nỗi ám ảnh đem thời hiện tại đến với phong cách haute couture lãng mạn của thập kỷ 1950. Trong bộ sưu tập haute couture đầu tiên của mình vừa trình diễn tại Paris vừa qua, Raf Simons kết hợp quần âu với áo bar jacket, với váy dạ hộ vai trần được cắt ngắn hoặc xẻ dọc thân. Vẫn là New Look của Dior, tuy đã được gỡ ra, chải sạch rồi ghép lại một cách khẽ khàng. Chúng ta có thể đã chờ đợi điều gì đó ghê gớm hơn, nhưng đây là một sự khởi đầu tốt đẹp.
thế giới cà phê
109
CF
nghệ thuật đương đại
dOCUMENTA b à i
v à
ả n h
[13]
arlette quỳnh-anh trần (gửi từ Kassel, Đức)
Từ tháng 6 tới tháng 9 năm nay, giới nghệ thuật khắp nơi đồng loạt kéo tới Kassel (Đức) để tham dự sự kiện nghệ thuật quan trọng, được tổ chức 5 năm một lần, dOCUMENTA (13). Khi đâu đâu cũng bùng nổ những cuộc triển lãm lưỡng niên biennale và Liên hoan nghệ thuật khổng lồ, mà phần lớn trong số đó trở thành sân khấu cho các màn trưng bày quyền lực chính trị hay sức mạnh kinh tế của quốc gia, có thể nói dOCUMENTA vẫn duy trì được tính “nguyên bản”. Đây là diễn đàn của nghệ thuật đương đại, nơi nghệ thuật phản ánh và nghi vấn về chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học, lịch sử... một cách hết sức cấp tiến và cởi mở.
Hướng đi vào công viên Karlsaue, một trong những địa điểm triển lãm chính CF
110
thế giới cà phê
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
Trong buổi họp báo hồi đầu tháng 6, Carolyn Christov-Bakargiev, giám đốc nghệ thuật của dOCUMENTA (13), tuyên bố rằng dOCUMENTA (13) không có chủ đề cụ thể nào cả, giống như một cuộc triển lãm không có tên vậy. Tuy nhiên, nếu tinh ý, sẽ nhận ra hướng bà tiếp cận ý tưởng của nghệ sĩ để sắp đặt vị trí các tác phẩm cạnh nhau luôn có sự đối thoại xuyên suốt giữa chúng.
1.
Một trong những khu vực khiến tôi đặc biệt thích thú là căn phòng “phân tâm - di truyền học” tại tầng trệt thuộc toà nhà Fridericianum Kassel, bảo tàng công cộng đầu tiên của thế giới kể từ năm 1779. Căn phòng rộng chừng 40m2 trưng bày bức tranh sơn dầu “Le grand paranoïaque” (vẽ năm 1936) và “Espagne” (1938) của Salvador Dalí cùng một phần buồng lab nghiên cứu gene của giáo sư di truyền học Alexander Tarakhovsky. Hai kiệt tác của Dalí khắc họa hàng loạt hình ảnh quái dị tiêu biểu dòng Siêu thực, một gương mặt tạo bởi nhiều dáng người không rõ đầu, khô quắt, màu trắng toát lạc lõng trên sa mạc; hình ảnh người phụ nữ nửa yêu kiều nửa hoang tưởng, lồng ghép bởi thành tố hình ảnh lẫn lộn trong phong cảnh sa mạc, chi tiết nội thất và cuộc đánh nhau của người ngựa. Những hình tượng siêu thực bị giằng xé, tách biệt rồi lại bấu víu vào nhau dự đoán những tổn thương, mất mát sắp xảy đến vào cuối thập niên 30 bởi cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha và làn sóng phát xít khắp Châu Âu. Vậy cuộc tương tàn trong tranh của Dalí có liên quan gì đến thực hành khoa học của giáo sư Tarakhovsky? Câu trả lời, theo tôi, nằm ở rất nhiều tầng lớp trong mối tương quan về văn cảnh và nội dung công việc của hai thiên tài tuy khác ngành nghề này. Hoàn cảnh gia đình của Tarakhovsky dính dáng mật thiết đến cuộc bài trừ người Do Thái tại Xô Viết vào đầu thập niên 50, tức là ngay cả sau khi cuộc chiến tranh phát xít đã kết thúc. Nhưng trên hết, nghiên cứu của Tarakhovsky, giáo sư chủ nhiệm phòng thí nghiệm tế bào bạch huyết thuộc Đại học Rockerfeller, New York, luôn xoay quanh đề tài tiến hóa ADN, đặt câu hỏi về sự di truyền của nòi giống và tính tình, đặc điểm cá nhân từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Đây chẳng phải là nguồn gốc sâu xa mà chủ nghĩa phát xít muốn tôn thờ dòng giống vượt bậc, để dẫn đến cuộc thảm sát thế chiến mà Dalí ẩn ý trong hai bức tranh đó sao? Dị hình giải phẫu người ở tranh Siêu thực của Dalí trở thành đối chiếu giữa sự phức tạp trong phân tâm học con người trước những cơ sở khoa học cụ thể được đo đếm bằng máy móc của Tarakhovsky. Ngay chính giữa căn phòng đặt một màn hình TV chiếu chậm rãi tập bản thảo của Tarakhovsky, hiện trên đó một loạt con số tính toán khoa học tự nhiên xen lẫn giọng nói của giáo sư, đầy tính tự sự kể về câu chuyện nhân cách hóa của gien với những câu hỏi kiểu tâm lý học phân tích: “Chuỗi đạm ARN, như bầy kiến, đi tới đi lui, chuyên chở ngôn từ, sự diễn giải, âm thanh và hình ảnh của gien ADN”, “Kinh nghiệm sống có thừa hưởng được không?”, “Ghen tuông có phải do di truyền?”,... Cuộc đối thoại vô hình giữa danh họa Salvador Dalí và nhà di truyền học Alexander
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
thế giới cà phê
111
CF
nghệ thuật đương đại
6 5
Đến Kassel, tôi thực sự bất ngờ vì doCUMENTA (13) phần nào đã thuyết phục được mọi người rằng một triển lãm quy mô lớn vẫn có thể thống nhất về chất lượng tác phẩm mà không bị đóng khung thuần nhất trong quan niệm hay chính kiến giữa các tác giả với nhau.
CF
112
thế giới cà phê
Tarakhovsky trở nên nhân văn hơn bao giờ hết, bởi họ, dù sử dụng phương tiện hay cách thức nào, đều cố gắng khơi gợi sự tự vấn về giá trị xác thịt và tinh thần của con người. Một khi ý thức được giá trị của chính mình cùng đồng loại, người ta sẽ tránh khỏi việc xâu xé lẫn nhau, bài học sâu sắc rút ra từ lịch sử chiến tranh và cả khoa học tiến hóa.
2.
Một cuộc đối thoại khác cũng thú vị không kém diễn ra nội trong một tác phẩm của Rossella Biscotti tại bảo tàng Neue Galerie. Vừa bước chân vào khu vực triển lãm dOCUMENTA của Neue Galerie, người xem bắt gặp một nhóm tượng điêu khắc. Chúng trông có vẻ mang phong cách tối giản nhờ các cấu trúc bê tông xám và tấm kim loại đen có hình khối thẳng nét, không thêm bất cứ chi tiết trang trí nào. Nhưng đó chỉ như lớp vỏ ngoài dễ chịu của một hỗn độn kịch tính bên trong. Hãy lùi ra khỏi cửa ra vào, ngay trên bờ tường bên ngoài xuất hiện những đoạn phim tài liệu đen trắng kèm tiếng nói mang nhiều cung độ cảm xúc khác nhau. Thực ra toàn bộ nhóm tượng, phim và âm thanh đều thuộc tác phẩm Il Processo - Xử án (thực hiện năm 2010 đến 2012) của Rossella Biscotti. Âm thanh phát ra ngay trước cửa là bản thu tiếng tại toà án tối cao Aula Bunker, thành phố Roma, Ý, trong suốt quá trình xét xử vụ “Processo 7 Aprile” - “Ngày 7 tháng tư” kết tội nhóm trí thức cánh tả Autonomia Operaia do những ảnh hưởng về quan niệm và đạo đức của họ gây ra phong trào khủng bố vào thập niên 70 tại Ý. Năm 2006, người ta quyết định phá dỡ tòa án Aula Bunker nhằm biến nó thành bảo tàng thể thao, một phần trong dự án nhiếp ảnh về kiến trúc thời Phát xít Ý. Lúc đó, nghệ sĩ Biscotti đã thuyết phục ban thi công
cho phép cô lấy đi một số phần bê tông cốt thép của khối kết cấu này, để tiếp theo, chúng được đặt vào bảo tàng và nghiễm nhiên trở thành một phần của tác phẩm nghệ thuật đương đại. Một lần nữa, câu hỏi về quy chuẩn định nghĩa tác phẩm nghệ thuật được đặt ra, dù nó đã được hỏi cách đây gần một thế kỉ, khi Marcel Duchamp đem chiếc bệ xí vào trưng bày trong bảo tàng năm 1917. Tuy vậy, câu hỏi quan trọng hơn mà Biscotti muốn gửi gắm thực ra nhắm đến lịch sử của toàn bộ khối kiến trúc. Cô tái cấu trúc lịch sử của địa điểm tòa án bằng cách biến một phần vết tích của chúng thành tượng điêu khắc, hay quay phim cảnh ba người đàn ông lực lưỡng tháo gỡ từng tấm bê tông cốt thép, giữa các chấn song sắt trong phòng xử án, dưới màu đen trắng nhạt nhòa của máy Super 8 tựa như một màn phá ngục kinh điển. Sự câm lặng của những tấm
8 7
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
bê tông trái ngược hoàn toàn lịch sử phức tạp từng diễn ra trong nó. Mối dây đối thoại giữa tàn tích vật chất và câu chuyện lịch sử dựa trên băng hình tái dựng, tiếng thu thanh trực tiếp và cả trí nhớ con người được khơi dậy qua tác phẩm của Rossella Biscotti. Không điều gì có thể hoàn toàn chứng minh chính xác lịch sử, có chăng, lịch sử chỉ có thể được phiên dịch lại qua các chứng cứ và phân tích. Xét trên phương diện tuyển chọn tác phẩm và nghệ sĩ để đánh giá, tôi nghĩ Carolyn Christov-Bakargiev đã hoàn thành khá tốt vai trò của mình, vì đảm đương một cuộc triển lãm hoành tráng, có gần hai trăm nghệ sĩ tham dự, hơn mười địa điểm triển lãm chính gồm cả một công viên Karlsaue rộng bao la, cùng nhiều địa điểm phụ khác nữa, là một công việc rất mạo hiểm và khó khăn. Bất cứ sự thiếu nhất quát về bố cục trình bày, không đồng đều giữa
12
nội dung các tác phẩm hay đặt quá nhiều tham vọng muốn phô trương và khẳng định về tư tưởng hoặc tiềm lực kinh tế đều có thể gây nhiễu loạn giá trị của một sân chơi nghệ thuật. Cuộc đối thoại mở của nghệ thuật đương đại sẽ kéo dài trong 100 ngày, từ tháng 6 tới tháng 9 năm nay.
10
11
4 Bức tranh Le grand paranoïaque (1936) của Salvador Dalí. 5, 6, 7, 8 Các phần thuộc thư viện di truyền của giáo sư Alexander Tarakhovsky 10, 11, 12 Tác phẩm “Il Processo“ (2010-2012) của Rossella Biscotti
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
thế giới cà phê
113
CF
kiệt tác điện ảnh
hours the
The Hours - “Thời khắc” được đánh giá là một trong những phim tâm lý gây ám ảnh và dằn vặt nhất của những năm 2000. b à i
CF
114
thế giới cà phê
lê minh light
ả n h
tư liệu
The Hours - Thời khắc kết nối những tâm tư và sự dằn vặt của ba người phụ nữ sống trong những khoảng thời gian và không gian khác nhau: 1921 tại Richmond, 1951 tại Los Angeles và 2001 tại New York. Họ chia sẻ niềm đam mê dành cho cuốn truyện Mrs. Dalloway (Bà Dalloway), sự tuyệt vọng trong việc kết nối với cuộc sống và những người xung quanh. Phim mở đầu bằng trường đoạn miêu tả những giây phút cuối đời của Virginia Woolf, nhà văn nữ nổi tiếng, người mở ra trường phái hiện đại của văn học đầu thế kỷ XX. Bằng những cận cảnh đặc tả bàn tay viết thư run rẩy nhưng dứt khoát, diễn xuất tuyệt vời của Nicole Kidman, cùng lối dựng phim chắt lọc và tinh tế, người xem bị cuốn vào bức thư tuyệt mệnh của Virginia, nơi họ cảm thấy lạnh người bởi dòng nước chảy xiết cuốn vào nhân vật. Bà viết trong thư: “Em không nghĩ rằng một cặp đôi nào có thể hạnh phúc hơn chúng ta”. Những dòng thư của bà được đặt ngay đầu phim, gợi ra những ý niệm về sự lựa chọn thế nào là hạnh phúc trong cuộc sống vốn rất bình thường nhưng tẻ nhạt với những người không tìm được
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
sự kết nối với nó. Khi Virginia Woolf đặt bút viết câu: “Bà Dalloway nói bà sẽ tự mình mua hoa”, bà không thể biết trước được rằng tác phẩm của mình để sức ảnh hưởng đến bao thế hệ phụ nữ. Trong The Hours, trường đoạn dựng song hành ngay đầu phim: Virginia ở năm 1921 đang viết, Laura năm 1951 đang đọc, còn Clarissa năm 2001 dường như đã nằm lòng cuốn sách chính là sợi dây vô hình liên kết họ lại với nhau. Những chi tiết rất nhỏ góp phần làm nên sự tinh tế của cả trường đoạn, như chiếc đồng hồ báo thức ở ba thời kỳ, bình hoa mang những màu sắc khác nhau, trong đó có bình hoa màu xanh ở năm 1921, màu đại diện của Virginia. Những nhà làm phim cũng đã sử dụng cách chuyển cảnh bằng hành động tương đồng một cách chừng mực khi chỉ sắp đặt Virginia và Clarissa đứng trước gương, trong khi Laura, vẫn ngồi trên giường, đắm chìm vào những dòng suy tư của cuốn truyện. Điều này khiến phân cảnh tự nhiên và hoàn toàn cuốn hút người xem. Một buổi sáng bình thường của ba người phụ nữ được mở ra, nhưng đâu đó vẫn nhức nhối những tín hiệu ngầm của sự bất ổn. Đó là những buổi sáng rất bình thường, nhưng lại là ngày quan trọng trong cuộc đời họ bởi mỗi người chọn cho mình: cuộc sống hay cái chết. Virginia không tìm cách trốn tránh nỗi tuyệt vọng với cuộc sống lâu hơn nữa. Bà tự kết liễu cuộc đời
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
mình bởi tiếp tục sống mà mất đi sự kết nối không đồng nghĩa với hạnh phúc. Bà trân trọng cuộc sống, nâng niu những giờ khắc của hạnh phúc bên chồng, nhưng cũng tự nhận ra điểm giới hạn của nó. Laura chịu ảnh hưởng của cuốn sách gần 10 năm sau khi Virginia qua đời. Tưởng như cô có một cuộc sống rất đỗi cuối cùng ông nói với Clarissa: “Anh bình thường, bên người chồng là cựu sống cũng chỉ để cho em. Nhưng bây quân nhân thế chiến thứ hai, cùng một giờ em phải để anh đi.” đứa con nhỏ và bản thân đang mang Trường đoạn mạnh nhất của phim là thai đứa con thứ hai. Đó chỉ là vẻ bề khi Laura xuất hiện ở nhà Clarissa khi ngoài. Cuộc sống cứ trôi qua bình Richard qua đời. Đó là lần duy nhất thường đến mức những suy nghĩ trong hai người phụ nữ cùng xuất hiện trên đầu Laura chỉ quẩn quanh ở việc làm màn ảnh. Bà bồi hồi nhớ lại những ký sao có thể tiếp tục. Vào ngày sinh nhật ức về người con trai. Julianne Moore của chồng, Laura cùng Richard, con đã có một trường đoạn xuất sắc. Cô trai mình làm bánh kem cho đến khi bình thản trong sự run rẩy và rung cô hoàn toàn cảm thấy tuyệt vọng. động trong vẻ ngoài yên bình. Những Tìm cách gửi Richard cho một người ánh mắt chạm nhau giữa hai người quen, cô tìm cách thoát khỏi cuộc phụ nữ, tuy vài giây ngắn ngủi nhưng sống để rồi chọn cuộc sống. Ở Laura, đủ để hiểu và thông cảm cho nhau. cô chọn cách lẩn tránh cuộc sống như Laura đã chọn sự sống, bằng cách lẩn một giải pháp lâu dài, ít tính tiêu cực trốn nó. Bà đã tìm thấy một phần của hơn Virginia nhưng cũng không phải là đạo diễn Stephen Daldry, Bằng một giải pháp triệt để. tất cả sự nhạy cảm và tinh Clarissa của năm tế của mình, đã tạo nên một 2001 dường như đã tìm ra giải pháp cho không gian trầm buồn của cuộc sống của mình. những sự lựa chọn giữa sự Bà nói với người sống và cái chết, những giờ tình: “Em sẽ tự mình khắc ngắn ngủi nhưng quý giá mua hoa.” Rõ ràng của hạnh phúc, những dòng Clarissa đã đọc Bà Dalloway từ rất lâu suy nghĩ ủy mị và tuyệt vọng và chịu ảnh hưởng từ của sự lạc lõng. đó. Khác với Laura, bà đã tìm được cách mang tư tưởng độc lập của nhân sự yên bình, phần còn lại vẫn là sự dằn vật vào cuộc sống của mình. Bế tắc vặt khi phải trốn tránh người thân và trong tình cảm với người bạn tri giao cuộc sống. Richard, bà tìm thấy sự thanh thản Một phân cảnh khác cũng gây ám trong mối quan hệ với người tình đồng ảnh không kém khi miêu tả cuộc trò tính. Với Richard, tự cảm nhận cuộc chuyện của Virginia và đứa cháu nhỏ sống bất thường và dị biệt của người bé về cuộc sống. Khi cô bé phát hiện mẹ, Laura, ông mang theo những di ra một chú chim nằm chết trên bờ đất, sản mất mát đó đến cuối đời. Để rồi cô bé ngây thơ hỏi: “Điều gì xảy ra khi thế giới cà phê
115
CF
Julianne Moore trong vai Laura
| film | Các diễn viên chính trong phim Nicole Kidman trong vai Virginia
Meryl Streep trong vai Clarissa
chúng ta chết đi?”. Virginia lặng người, ánh mắt không thể rời khỏi chú chim tội nghiệp, rồi trả lời: “Chúng ta quay về điểm xuất phát”. “Cháu không nhớ cháu đến từ đâu?”. “Dì cũng vậy”. Rồi bà tựa đầu nằm xuống mặt đất, đi vào khoảng không gian riêng của mình. Ánh mắt thoát xác đầy ám ảnh qua diễn xuất tuyệt vời của Nicole Kidman đã gợi ra thêm nhiều ý niệm và cảm xúc về ý nghĩa của sự sống – cái chết, của hạnh phúc, về những chân giá trị đơn giản và nhỏ bé của cuộc sống. Một phần làm nên thành công của bộ phim là phần nhạc nền của nhà soạn nhạc Philip Glass. Âm nhạc trong phim như những vòng chảy cuộn tròn của nước, với những khúc tấu được lặp lại và tăng dần kịch tính. Âm nhạc
Đạo diễn: Stephen Daldry Diễn viên: Meryl Streep, Julianne Moore, Nicole Kidman Sản xuất: 2002 CF
116
thế giới cà phê
cũng như thời gian trôi, dừng lại, trôi chậm và trôi nhanh hơn nhưng những dòng suy nghĩ thì vẫn quẩn quanh, không thoát ra được. Âm nhạc ám ảnh như diễn xuất, như những khuôn hình lỏng và chặt đến nghẹt thở, như những câu thoại khiến người xem phải mang theo vào cuộc sống của chính mình. Không ai có thể ngờ rằng cuốn tiểu thuyết The Hours có thể được chuyển thể thành phim bởi nó quá nội tâm và riêng tư để thể hiện bằng hình ảnh, cũng như thật khó để đan xen và hòa quyện câu chuyện của những nữ nhân vật chính. Nhưng nhà biên kịch David Hare đã viết nên kịch bản tuyệt vời với tất cả sự gắn kết mượt mà, những đoạn thoại sâu sắc, cùng những chi tiết bé nhỏ, nhưng lại là những dấu hiệu và biểu tượng của cả câu chuyện. Phần dựng phim cũng xuất sắc không kém với những vết cắt dựng và chuyển cảnh không lộ dấu vết, những đoạn dựng song hành phát triển kịch tính câu chuyện để rồi bung ra những trường đoạn mạnh nhất. Ba viên ngọc quý của làng điện ảnh thế giới, Meryl Streep, Julianne Moore và Nicole Kidman đã thăng hoa cùng bộ phim. Ngoài một phân đoạn của Julianne Moore và Meryl Streep, phần quay của mỗi người được quay riêng biệt. Thế nhưng những sợi dây gắn kết, sự đồng cảm, tinh thần và cảm xúc giữa những nhân vật lại đồng điệu một cách hoàn hảo. Họ không diễn như những đối trọng mà gắn kết với nhau trong tổng thể để đưa cảm xúc của nhân vật và câu chuyện lên một bậc. Không thể không nhắc đến đạo diễn Stephen Daldry. Bằng tất cả sự nhạy cảm và tinh tế của mình, ông đã tạo nên một không gian trầm buồn của những sự lựa chọn giữa sự sống và chết, của những giờ khắc ngắn ngủi nhưng quý giá của hạnh phúc, của những dòng suy nghĩ ủy mị và tuyệt vọng của sự lạc lõng.
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
biểu tượng hollywood
Nicole Mary Kidman (sinh năm 1967) bắt đầu sự nghiệp diễn xuất từ khi 16 tuổi. Tên tuổi của cô bắt đầu bay xa khỏi biên giới Úc vào đầu những năm 1990 qua các vai diễn trong Days of Thunder (1990), Far and Away (1992), và Batman Forever (1995). Năm 2001 đánh dấu đỉnh vinh quang trong sự nghiệp của Nicole khi cô nhận được giải Quả cầu vàng và đề cử Oscar cho vai diễn trong bộ phim Moulin Rouge. Chỉ một năm sau đó, cô lại được vinh danh là Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại Oscar cho vai Virginia Woolf trong The Hours (2002). Không chỉ là một biểu tượng tài năng của Hollywood, Nicole Kidman còn giữ vai trò Đại sứ thiện chí của UNICEF từ năm 1994 và Đại sứ cho Quỹ phát triển vì phụ nữ của LHQ (UNIFEM) 2006. Một nàng thiên nga Úc tài sắc vẹn toàn!
t h á n g
b ả y
2 0 1 2
thế giới cà phê
117
CF
sản phẩm
túi sicily của Dolce&Gabbana Được sáng lập năm 1985 bởi bộ đôi nhà thiết kế người Ý Domenico Dolce và Stefano Gabbana, nhãn hiệu Dolce&Gabbana tôn vinh nét quyến rũ và gợi cảm của Địa Trung Hải. Sự kết hợp giữa kỹ thuật thủ công truyền thống Ý điêu luyện của Domenico Dolce, vốn là con trai của một trong những thợ may tài hoa nhất Sicily, và con mắt thẩm mỹ đầy tinh tế của Domenico Dolce, sinh ra và lớn lên từ kinh đô thời trang Milan, đã mang tới những thiết kế mang đậm tính tương phản giữa truyền thống và phá cách, gợi cảm và phong trần trong những bộ sưu tập thời trang nam của mình. Địa chỉ: Milano 88 Đồng Khởi, Q.1. Tp.HCM
CF
118
thế giới cà phê
t h á n g
b ả y
2 0 1 2