Đồ án nghiên cứu chuyên đề thiết kế thư viện

Page 1

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


vMỤC LỤC:

TRANG

1. BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT : 2. NỘI DUNG : I. TỔNG QUAN VỀ THỂ LOẠI CÔNG TRÌNH THƯ VIỆN : I.1. THUẬT NGỮ - KHÁI NIỆM - ĐỊNH NGHĨA I.1.1. THUẬT NGỮ - KHÁI NIỆM THƯ VIỆN I.1.2. ĐỊNH NGHĨA CÔNG TRÌNH THƯ VIỆN I.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN I.2.1. NGUỒN GỐC SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THƯ VIỆN I.2.1.1. NHU CẦU HÌNH THÀNH I.2.1.2. LỊCH SỬ THƯ VIỆN I.2.1.3. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KIẾN TRÚC THƯ VIỆN I.2.2. VAI TRÒ VÀ TÍNH THỰC TẾ I.2.2.1. VAI TRÒ I.2.2.2. TÍNH THỰC TẾ I.2.3. PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM I.3. CÔNG TRÌNH THỰC TẾ VỀ THỂ LOẠI CÔNG TRÌNH THƯ VIỆN I.3.1. HIỆN TRẠNG THƯ VIỆN TẠI VIỆT NAM I.3.1.1. THÀNH TỰU I.3.1.2. HẠN CHẾ I.3.2. CÔNG TRÌNH THỰC TẾ I.3.3. NHU CẦU XÂY DỰNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM II. CƠ SỞ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THƯ VIỆN : II.1. CHỈ TIÊU QUY HOẠCH II.1.1. YÊU CẦU VỀ VỊ TRÍ II.1.2. YÊU CẦU VỀ KHU ĐẤT XÂY DỰNG II.1.3. CÁC CHỈ TIÊU VỀ MĐXD, TẦNG CAO II.2. CHỈ TIÊU KIẾN TRÚC II.2.1. GIAO THÔNG TIẾP CẬN II.2.2. CÁC TIÊU CHÍ CẦN ĐẢM BẢO II.2.3. CÁC NHÂN TỐ ĐỊNH TÍNH II.2.4. CÁC CHỈ TIÊU VỀ KIẾN TRÚC II.2.4.1. TIÊU CHUẨN KÍCH THƯỚC II.2.4.2. CÁCH TÍNH QUY MÔ II.3. ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH II.3.1. CÁC KHU CHỨC NĂNG II.3.1.1. KHU ĐỌC GIẢ II.3.1.2. KHU KHO SÁCH II.3.1.3. KHU QUẢN LÝ VÀ NGHIỆP VỤ II.3.1.4. KHU CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ II.3.2. DÂY CHUYỀN CÔNG NĂNG III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CÔNG TRÌNH THƯ VIỆN : III.1. TỔ CHỨC PHÂN KHU CHỨC NĂNG III.1.1. DÂY CHUYỀN CHỨC NĂNG III.1.1.1. MỐI LIÊN HỆ TỔNG THỂ III.1.1.2. DÂY CHUYỀN CÔNG NĂNG

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


III.1.2. SƠ ĐỒ CÁC KHỐI CHỨC NĂNG III.1.2.1. KHỐI ĐỌC GIẢ III.1.2.2. KHỐI KHO SÁCH III.1.2.3. KHỐI QUẢN LÝ VÀ NGHIỆP VỤ III.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC THẪM MỸ KIẾN TRÚC III.2.1. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HÌNH KHỐI MẶT ĐỨNG III.2.2. MỘT SỐ XU HƯỚNG THIẾT KẾ III.2.2.1. XU HƯỚNG CỔ ĐIỂN III.2.2.1. XU HƯỚNG MỘT KHỐI ĐƠN III.2.2.1. XU HƯỚNG NHIỀU KHỐI III.2.2.1. XU HƯỚNG TÌM TÒI NHỮNG Ý TƯỞNG III.3. CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA THƯ VIỆN III.3.1. CHIẾU SÁNG III.3.1.1. CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN III.3.1.1. CHIẾU SÁNG NHÂN TẠO III.3.2. THÔNG GIÓ III.3.3. TRANG ÂM III.3.4. CÁC ỨNG DỤNG MỚI TRONG THƯ VIỆN IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU VỀ CÔNG TRÌNH THƯ VIỆN: IV.1. YẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG THIẾT KẾ THƯ VIỆN IV.1.1 THIẾT KẾ SÂN VƯỜN IV.1.1.1. NHỮNG NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC SÂN VƯỜN IV.1.1.2. YẾU TỐ ĐỊA HÌNH IV.1.1.3. YẾU TỐ MẶT NƯỚC IV.1.1.4. YẾU TỐ CÂY XANH IV.1.1.5. CÁC TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH IV.1.1.6. KHÔNG GIAN ĐỌC NGOÀI TRỜI IV.1.2 THIẾT KẾ CẢNH QUAN BÊN TRONG CÔNG TRÌNH IV.1.2.1. TIỂU CẢNH, THÔNG TẦNG, SÂN TRONG IV.1.2.2. CÁC YẾU TỐ MÀU SẮC, CHẤT LIỆU, ÁNH SÁNG, PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN THỊ GIÁC. IV.1.3 KẾT LUẬN IV.3. TÍNH KHUYẾN HỌC CỦA THƯ VIỆN ĐỐI VỚI KHU VỰC V. CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ ĐỀ XUẤT : V.1. PHƯƠNG ÁN 1 V.2. PHƯƠNG ÁN 2 V.3. PHƯƠNG ÁN 3 3. 4. 5. 6.

PHỤ LỤC BẢNG HỆ THỐNG HÌNH ẢNH BẢNG HỆ THỐNG BẢNG BIỂU TÀI LIỆU THAM KHẢO

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


m

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


PHẦN I: TÔNG QUAN VỀ THỂ LOẠI CÔNG TRÌNH THƯ VIỆN Những định nghĩa về “THƯ VIỆN “, các khái niệm cơ bản về công trình thư viện . Nguồn gốc hình thành, tiến trình phát triển qua các thời kỳ. Tính thực tế và vai trò của thư viện . Phân loại và đặc điểm. Thành tựu và hạn chế, hiện trạng thư viện tại Việt Nam. Các công trình tham khảo và bài học kinh nghiệm rút ra.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


I. TỔNG QUAN VỀ THỂ LOẠI CÔNG TRÌNH THƯ VIỆN : I.1. THUẬT NGỮ - KHÁI NIỆM - ĐỊNH NGHĨA: I.1.1. THUẬT NGỮ - KHÁI NIỆM THƯ VIỆN: - Theo ý nghĩa truyền thống, thuật ngữ thư viện là kho sưu tập sách, báo và tạp chí. Tuy nó có thể đến từ kho sưu tập cá nhân của riêng một người, nhưng nó thường chỉ đến từ những nhà sưu tập sách báo xuất bản được bảo quản bởi thành phố hay học viện. - Tuy nhiên, ngày nay giấy không còn là phương tiện duy nhất để lưu giữ thông tin, nhiều thư viện cũng sưu tập và cung cấp bản đồ, bản thiết kế hay công trình nghệ thuật khác như microfilm, vi phim (microfiche), băng cassette, CD, LP, băng video, và DVD, và có thể truy cập các cơ sở dữ liệu CDROM và Internet. - Vì thế khái niệm thư viện mới nhất của UNESCO không phụ thuộc vào tên gọi: là bất kì bộ sưu tập có tổ chức của sách,báo, tài liệu các loại, ấn phẩm định kì... (tham khảo Wikipedia: “libraries” )

SĐ1. Các phương tiện lưu trữ của thư viện. I.1.2. ĐỊNH NGHĨA CÔNG TRÌNH THƯ VIỆN: - Trong tiếng Anh , Library có nguồn gốc từ La Tinh, LIBER có nghĩa là một cuốn sách ; còn từ thư viện (bibliotheca) xuất phát từ tiếng Hy Lạp : Bilio là sách và theca là bảo quản, vậy nghĩa đen của thư viện là nơi tàng trữ và bảo quản sách báo. (tham khảo Wikipedia: “libraries” )

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Ta có thể nói thư viện là công trình công cộng nằm trong hệ thống phục vụ chung của xã hội, là nơi lưu trữ truyền bá kiến thức trong mọi lĩnh vực bằng những sản phẩm in ấn, thiết kế và công trình nghệ thuật về multimedia ,... Sự phát triển của thư viện gắn liền với sự phát triển của xã hội về văn hóa, văn học, nghệ thuật, phương tiện truyền thông, … cũng như các thành tựu khác về khoa học kỹ thuật, vật liệu in và những phương tiện, công nghệ hiện đại ngày nay. - Nhìn chung, thư viện trên thế giới ngày nay đã thoát khỏi khía cạnh tĩnh của những kho chứa sách để trở nên năng động hơn với 3 vai trò chủ yếu sau đây : + Thư viện đóng góp vào việc cải tiến giáo dục + Thư viện là một phần trung tâm của việc phát triển văn hóa. + Thư viện là một trong những cơ quan truyền thông đại chúng.

SĐ2. Vai trò của thư viện hiện nay. I. 2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: I.2.1. NGUỒN GỐC SỰ RA ĐỜI CỦA THƯ VIỆN: I.2.1.1. NHU CẦU HÌNH THÀNH: - Ngay từ thời khai sinh, con người đã có nhu cầu diễn đạt ý nghĩ của mình hoặc lưu lại cho đời sau những dấu ấn, những dấu hiệu nào đó về bản thân, về văn hóa, về tín ngưỡng…của bộ lạc hay dân tộc mình bẳng những hình tượng khắc trên đá hay trên những công cụ trong đời sống thường ngày. Sau đó, trải qua bao giai đoạn biến đổi trong lịch sử, chữ viết được hình thành và ra đời giúp ích cho con người ngày càng nhiều hơn trong việc lưu trữ và bảo quản những tinh hoa mà họ đã đúc kết được. Từ đó con người biết viết thành sách để lưu truyền dưới nhiều hình thức. - Sách là phương tiện đưa lại kiến thức hiểu biết cho con người không chỉ ở hiện tại mà còn truyền đạt cho cả thế hệ sau. Sách giúp cho con người hiểu biết nhiều hơn, thông suốt hơn trong mọi lĩnh vực của

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


cuộc sống, là nơi truyền bá giao lưu tinh hoa văn hóa trên thế giới, giúp con người trên thế giới hiểu rõ nhau hơn, gần gũi nhau hơn. (tham khảo Wikipedia: “books” ) - Sách ra đời và được lưu truyền từ nơi này sang nơi khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, và chính trong quá trình đó mà con người dần dần nhận ra rằng: sách cần có nơi để lưu trữ, bảo quản. Từ đó với những định hướng rõ ràng hơn- một hình thức kiến trúc dần dần ra đời - kiến trúc thư viện. I.2.1.2. LỊCH SỬ THƯ VIỆN: - 4000– 3000 năm trước công nguyên, tại các quốc gia Cận Đông, Lưỡng Hà, Ai Cập cổ, đã xuất hiện các hình thức của sách đầu tiên trên bản khắc đá hoặc papyrus, với các chữ viết là ký hiệu tượng âm. - 37 năm trước công nguyên, thư viện công cộng đầu tiên ra đời và được thừa nhận tầm quan trọng dưới triều đại Augustus, mang nặng dấu ấn văn hoá Hi Lạp- Latin.

H1. Qúa trình phát triển các bản sách. (google) - Thế kỉ thứ 6, dánh dấu việc xuất hiện các bản viết tay được sao chép thành nhiều bản, các bản sách gọi là codex hình chữ nhật giống sách ngày nay. Hình thức xuất bản này được duy trì trong suốt thời kì trung đại. - Thế kỉ thứ 15, thư viện thời kì Phục hưng thường là các thư viện phục vụ cho vua chúa, thầy tu, học giả, người giàu có và do các kiến trúc sư vĩ đại nhất bấy giờ xây dựng. - 1600-1800, thư viện xây theo kiểu Baroc. Chiếu sáng tự nhiên được quan tâm. Các thiết kế thường lấy sáng trực tiếp cho các vị trí quan trọng trong công trình. - 1860-1867, thư viện với các giá sách bằng sắt, mang kiểu dáng của các thư viên gia đình là mô hình cho các thư viện ở châu Âu và Mỹ cho đến tận năm 1930. thời gian này đã xuất hiện các thư viện quốc gia hiện đại như TV quốc gia Pháp, TV Bảo tàng Anh và TV quốc hội Mỹ tại Wasington…

H2. Các thư viện thời kỳ sơ khai. (google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Đến thế kỉ 20, các thư viện chuyên ngành ngày một tăng, ngày một nhiều các thể loại ấn phẩm định kì, thuộc nhiều lĩnh vực, khoa học tự nhiên, kĩ thuật, y học, thương mại, pháp luật… Cuối thế kỉ 20, sự ra đời của máy tính đã giúp cho việc tìm kiếm tài liệu trở nên dễ dàng hơn với hệ thống catalogue trực tuyến, đồng thời giúp cho việc trao đổi, quản lý nhanh chóng vá dễ dàng. (tham khảo Wikipedia: “history of libraries” )

- ĐÚC KẾT : Thư viện tuy có lịch sử lâu dài nhưng nó mới chỉ mới thực sự trở thành một ngành khoa học vào khoảng nửa cuối thế kỉ 19, và được quan tâm nghiên cứu về những nguyên tắc hoạt động quản lý. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thế giới trong thời đại công nghệ thông tin, sự hoàn thiện của nhiều phương tiện trợ giúp và những nghiên cứu về nhiều mặt của xã hội đã cho ra đời hai lĩnh vực có quan hệ mật thiết tới thư viện học là tư liệu học và thông tin học.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


I.2.1.3. TIẾN TRÌNH PHÁT RIỂN CỦA KIẾN TRÚC THƯ VIỆN: Thời cổ đại

Thư viện xuất hiện.

3000 năm TCN

Chữ viết tàng trữ tại tu viện thành Babylone.

Thế kỷ III TCN

Thư viện Alexandria (Ai Cập) chứa 700.000 bản sách.

Thế kỷ IV & V

Sách vẫn tồn tại dưới hình thức da cuộn hay khắc trên đá, đất sét… Xuất hiện bản chép tay có hình chữ nhật như ngày nay → thay thế loại sách cũ, đòi hỏi giá sách thích hợp → kệ giá sách thành bộ phận chính của thư viện.

Thời kỳ Trung cổ (IX–XII) & Phục hưng (XII–XVII) 1180 1436–1444

 Sách đặt trên kệ gỗ, đỡ bằng chân yếu ớt, vừa tầm con người. Kệ sách đặt cạnh cột, giữa các cửa sổ. Thư viện hầu như không thay đổi hình thức.  Phát hiện ra giấy và kỹ thuật in giấy.  Thư viện phát triển nhanh.

Đầu thế kỷ XVIII

Hình dạng phòng đọc phong phú dần. Ngoài dạng hình vuông, chữ nhật, xuất hiện phòng đọc hình tròn.

Thế kỷ XVIII

Lượng sách tăng nhanh & yêu cầu phân loại sách theo khối chuyên ngành → đòi hỏi hình thức mới cho kho sách.

Thế kỷ XIX 1816

 KTS Leonold Santa đưa ra mô hình: phòng đọc và kho sách bố trí riêng rẽ, sách đặt trong các đơn vị có độ cao lớn chia thành tầng. Tiếp cận giữa khối kho và khối đọc bằng hành lang quanh phòng đọc. Trong các khối kho sách dùng giá sách nhiều tầng.  Ở Đức, KTS Martin Gropius thiết kế: - Thư viện Karlshure - Thư viện Rostock Hoàn thiện bức tranh lớn về bố cục kho sách thư viện. Khối đón tiếp chính không nằm cùng kho mà nằm cùng khối đọc.  Melvi Dewey xây dựng chương trình đào tạo thủ thư (tại Mỹ) đầu tiên trên thế giới.

1865 1866 1887

Đầu thế kỷ XX 1927

Thế kỷ XXI

 Thư viện tồn tại chủ yếu ở thành phố lớn (kể cả ở Châu Âu).  Khoa học kỹ thuật phát triển, thư viện xuất hiện ở vùng lân cận và xa thành phố.  Hiệp hội thư viện quốc tế IFLA thành lập.  Thư viện có thêm chức năng mới: giao lưu cộng đồng, chức năng giáo dục…  Tivi, video, máy tính, fax, Internet… cho thư viện bộ mặt mới.  Phòng đọc trang bị máy tính thay cho hệ thống thư mục cổ điển.  Qua Internet, tại nhà, người đọc tìm đọc và tổng hợp dễ dàng từ ngân hàng dữ liệu của thư viện.  Thư viện cơ động, gọn gàng, công suất lớn hơn nhiều lần. B1. Tiến trình phát triển của kiến trúc thư viện.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


I.2.2. VAI TRÒ VÀ TÍNH THỰC TẾ: I.2.2.1. VAI TRÒ CỦA TRI THỨC VÀ THƯ VIỆN: - Trong quá trình phát triển của mình, con người luôn có nhu cầu được tiếp nhận thông tin, kiến thức, hoặc lưu lại những thông tin, kiến thức như một tài sản, một nguồn nhiên liệu để phát triển xã hội cả về mặt tinh thần lẫn vật chất; đó là lịch sử, văn hóa, khoa học, xã hội học... . Cùng với bảo tàng, nhà văn hóa, trường học ... , thư viện đóng góp thực hiện sứ mệnh cao cả đó trong sự phát triển xã hội loài người. - Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin đã ở một đỉnh cao, sự số hóa kho tri thức bao la của con người đã làm thay đổi khá nhiều về vai trò thực sự thư viện, công nghệ lưu trữ trở nên dễ dàng và được hiện đại hóa, tự động hóa, vế sau của vai trò càng được nhấn mạnh, mang tính nhân văn. Thư viện trở thành trung tâm sinh hoạt cộng đồng, trung tâm phục vụ cộng đồng, trao đổi thông tin , mọi hình thức để cập nhật, trao đổi thông tin xã hội đều được tập trung ở đây và nằm ở trung tâm xã hội. - Chúng ta đang chìm ngập trong dữ liệu mà vẫn đói tri thức. Xã hội đang chuyển đổi từ sự giàu có thông tin sang giàu có tri thức. - Do đó nhu cầu bổ sung lượng kiến thức cho bản thân và khả năng xử lý thông tin là cấp thiết trong xã hội hiện đại. Nguồn tư liệu do một cá nhân, tổ chức dù có dồi dào, phong phú bao nhiêu cũng không thể đáp ứng được hết những lĩnh vực khác nhau của xã hội. Phương án kinh tế và hiệu quả nhất là khai thác thông tin từ những trung tâm lưu trữ, quản lý cộng đồng được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau (những mạng lưới thư viện). Thư viện hiện đại ngày nay tồn tại không ngoài mục đích tổng hợp dữ liệu và chia sẽ với mọi người một cách hệ thống. I.2.2.2. TÍNH THỰC TẾ CỦA THƯ VIỆN TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY : - Thư viện là động lực đóng góp vào việc đổi mới giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực. - Thư viện góp phần đổi mới phương pháp dạy - học, tạo môi trường tự học và tự nghiên cứu, kích thích sự chủ động của người học. - Thư viện hiện đại là nơi trung tâm giao lưu, trao đổi học thuật, sinh hoạt cộng đồng, là một biểu tượng, bộ mặt văn hóa xã hội.

ĐÚC KẾT : Sự xây dựng của thư viện tại một vùng, khu vực, thành phố sẽ có hiệu quả cực lớn về tính giáo dục và tính nhân văn. Góp phần khuyến học tại những vùng nghèo tri thức và đẩy cao sự giáo dục tại những vùng trung tâm. Với những chức năng hiện đại, tinh thần nhân văn, thư viện chắc chắn sẽ góp phần kết nối và giao lưu cộng đồng, để dần trở thành một biểu tượng trung tâm và cốt lõi quan trọng giáo dục văn hóa của nơi mà nó được xây dựng nên. I.2.3. PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM Mục đích, ý nghĩa của việc phân loại thư viện: - Nhà nước có những chủ trương thiết lập mạng bao thư viện trên phạm vi toàn quốc. - Mối quan hệ về công tác sưu tập, tàng trữ và truyền bá kiến thức các cấp, các loại đối tượng mà thư viện quan tâm. - Công tác quản lý thư viện theo hệ thống thống nhất, đầu tư các trang thiết bị thư viện phục vụ cho từng thư viện, có dự báo về phát triển tương lại theo từng giai đoạn. ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Quản lý thông tin tư liệu thông qua hệ thống phân loại tuyển chọn, những tư liệu quan trọng thuộc an ninh quốc phòng, ảnh hưởng tới kinh tế xã hội của nhà nước. - Phân loại thư viện để tạo những mối quan hệ giữa thư viện với các công trình công cộng khác (như bảo tàng, triển lãm, thương mại, trường học. viện nghiên cứu v.v.) nhằm hỗ trợ nhau trong mạng lưới công trình công cộng trong đô thị. - Tạo được quan hệ giữa các vùng, các tỉnh thành trong nước cũng như hệ thống quốc tế về thiết lập mạng lưới thông tin thư viện. Hỗ trợ cho nhau những tài liệu, sách báo tạp chí định kỳ, trang thiết bị, kinh nghiệm quản lý vận hành v.v. - Phân loại theo cấp quản lý chính quyền:  Thư viện tổng hợp  Thư viện tổng hợp quốc gia  Thư viện tổng hợp tỉnh – thành phố  Thư viện tổng hợp quận – huyện  Thư viện tổng hợp cấp xã phường -

Phân loại theo chuyên ngành:  Thư viện văn học  Thư viện khoa học  Thư viện lịch sử tự nhiên  Thư viện hải dương học  Thư viện hàng không  Thư viện quân đội v.v.

-

Phân loại theo đối tượng có đặc điểm riêng biệt:  Thư viện quốc hội  Thư viện tôn giáo: thư viện Phật giáo, thư viện Vatican (có hàng ngàn cuốn kinh thánh), thư viện Algé (Algéri, cạnh nhà thờ Mosqué, có hàng ngàn cuốn kinh Coran) v.v.  Thư viện thiếu niên, nhi đồng (rất nhiều nước đã kết hợp thư viện thiếu nhi với thư viện tổng hợp quốc gia như thư viện quốc gia Nga – xưa kia là thư viện Lenin của Liên Xô cũ)  Thư viện cho người khuyết tật, người khiếm thính, khiếm thị (có các loại sách báo tấp chí bằng chữ nổi hoặc trang thiết bị đặc biệt dùng riêng cho đối tượng này)

-

Phân loại theo loại công trình mà thư viện được xây dựng gắn liền:  Thư viện trong các trường học, cơ quan nghiên cứu, cơ quan sản xuất và phục vụ công cộng khác v.v.  Thư viện kết hợp bảo tàng  Thư viện trong công trình khách sạn  Thư viện trong các nhà văn hóa câu lạc bộ  Thư viện gia đình

-

Phân loại theo khối tích sách:  Thư viện loại nhỏ (15.000 đến 20.000 đầu sách)  Thư viện loại vừa (20.000 đến 60.000 đầu sách)  Thư viện loại lớn (60.000 đến 120.000 đầu sách)  Thư viện cực lớn (120.000 đầu sách trở lên)

(tham khảo Chuyên đề thiết kế thư viện – Tạ Trường Xuân )

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT THƯ VIỆN HIỆN ĐẠI : - Cùng với sự phát triển của khoa học và internet, câu hỏi đã được nhiều người đặt ra, liệu internet có thể thay thế hoàn toàn thư viện? - Thư viện sẽ vẫn tồn tại và phát triển trong thế giới số, nhưng ở một dạng khác cao hơn, đó là Thư viện số. Các chức năng cơ bản của Thư viện số vẫn giống như Thư viện truyền thống, bao gồm: Phân loại, lưu trữ, bảo vệ, tìm kiếm, truy xuất thông tin, nhưng khác chăng là ở công nghệ, nghĩa là, dưới dạng số và được truy cập thông qua máy tính. Khác với Internet, trong Thư viện số các sưu tập thông tin số được tổ chức, quản lý và tạo khả năng truy cập thuận tiện cho người sử dụng.

KHÔNG GIAN ĐỌC THƯ VIỆN MỞ CÁC XU HƯỚNG THIẾT KẾ THƯ VIỆN HIỆN NAY

KHO SÁCH THƯ VIỆN SỐ

SĐ3.Các xu hướng thiết kế thư viện hiện nay. - Thư viện mở :    

Người sử dụng tiếp cận thông tin một cách dễ dàng với kho mở với tài liệu được xếp theo môn loại. Cán bộ thư viện đóng vai trò đưa thông tin được cập nhật đến với người sử dụng. Quan niệm mở trong công tác phục vụ người sử dụng chính là tổ chức kho mở, công tác tham khảo (reference), online catalog với hệ thống đề mục (subject headings) hoàn chỉnh, tổ chức công tác phân tích và chỉ mục (indexing) tạp chí. Tự động hóa hoàn toàn các hoạt động trong thư viện . Các thư viện tự động hóa theo phương thức và quy mô khác nhau nhưng đồng bộ trong nghiệp vụ. Sử dụng mã gạch (bar code) trong khâu quản lý; sử dụng MARC format và subject headings trong biên mục (cataloging). Tổ chức online catalog. Mạng cục bộ là yếu tố tất yếu trong hệ thống thông tin thư viện tự động hóa.Mạng cục bộ chia sẽ tài nguyên thư viện và phục vụ trực tuyến : mục lục trực tuyến , cơ sở dữ liệu CD –ROM, thư điện tử.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


SÁCH

KHO MỞ ĐÔC GIẢ

MÁY TÍNH

SĐ4. Sơ đồ khái quát thư viện mở. - Thư viện số : -

Hay còn gọi là thư viện điện tử, do sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nên đã mở ra những chức năng mới như: liên thư viện, hội thảo điện tử, tra cứu internet, phòng hội thảo đa phương tiện, phòng đọc nhóm. Thư viện số ngoài việc phục vụ đọc giả bằng những sản phẩm in ấn (sách, báo, tạp chí) còn phục vụ những tư liệu điện tử : CD-Rom, băng từ, tạp chí điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến,…, cùng cách đặt mua tư liệu này. Ngoài ra, thư viện số còn được sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử: máy tính, camera, cửa từ,… đã làm cho công tác quản lý mượn trả sách , việc tra cứu, công tác quản lý tránh thất thoát tài liệu trở nên hiệu quả và ưu việt.

- Liên thư viện : 

Mục tiêu nhằm kết nối các thư viện trong cùng một cụm liên thông lại để: Chia sẻ một mục lục liên hợp; Tổ chức việc chia sẻ tài nguyên; Hợp tác trong công tác bổ sung; Phát huy mượn liên thư viện; Cho người dùng tin ở bất kỳ nơi nào cũng có thể tra cứu vào mục lục trực tuyến thống nhất; Sử dụng được các dịch vụ thông tin chất lượng cao, phát triển các dịch vụ thông tin sáng tạo.

(tham khảo Wikipedia: “history of libraries” )

- KẾT LUẬN : Ngày nay , người ta đến thư viện không chỉ để đọc sách mà cái chính chính là gặp gớ giao lưu và trao đổi thông tin.Vì vậy chức năng của thư viện được mở rộng sang hoạt động của 1 nhà văn hóa nhỏ , chức năng trưng bày , giao lưu , biểu diễn , hội thảo, sinh hoạt đội nhóm ….Thư viện là nơi lý tưởng để trưng bày những tác phẩm nghệ thuật địa phương hoặc quốc gia , vùng miền .Nó được xem là đại diện cho sự phát triển , văn hóa , trí tuệ của 1 quốc gia , là điểm đến không thể bỏ qua của khách du lịch (thư viện trung tâm) để có 1 cái nhìn khái quát về quốc gia đó.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


CHỨC NĂNG NHÀ VĂN HÓA NHỎ

CHỨC NĂNG GIÁO DỤC

QUẢN LÝ THÔNG TIN

THƯ VIỆN CHỨC NĂNG BIỂU DIỄN

TRIỄN LÃM TRƯNG BÀY SINH HOẠT ĐỘI NHÓM

SĐ5. Chức năng của một thư viện hiện đại. I. 3. CÔNG TRÌNH THỰC TẾ VỀ THỂ LOẠI CÔNG TRÌNH THƯ VIỆN: I.3.1. HIỆN TRẠNG THƯ VIỆN TẠI VIỆT NAM: I.3.1.1. THÀNH TỰU: - Trước năm 1975, hệ thống thư viện công cộng mới chỉ được phát triển rộng khắp trên các tỉnh miền Bắc và vươn tới gần hết các huyện. Còn ở miền Nam, hệ thống thư viện công cộng hầu như chưa được phát triển, thư viện công cộng mới chỉ có ở một số thành phố lớn như Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Nẵng, Huế, Đà Lạt...

H3. Các thư viện Việt Nam trước 1975. (google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Ngày nay hệ thống thư viện công cộng đã phát triển từ tỉnh tới huyện và đang vươn tới nhiều xã trên toàn quốc, khắp từ Bắc tới Nam, bao gồm 64 thư viện tỉnh, 587 thư viện huyện và khoảng 10.000 thư viện và tủ sách cơ sở ở xã. Trong loại thư viện phục vụ công chúng rộng rãi còn phải kể tới 10.000 tủ sách pháp luật xã và cũng khoảng trên 10.000 điểm bưu điện văn hoá xã. Tại các vùng nông thôn Việt Nam đã có khoảng 3 vạn điểm đọc sách báo cho người dân. Qui mô của các thư viện tỉnh và huyện ngày càng được mở rộng về số lượng bản sách, nhân viên phục vụ, trụ sở thư viện và kinh phí hoạt động... Các thư viện tỉnh đang trong giai đoạn tự động hoá, chuyển đổi từ thư viện truyền thống sang thư viện điện tử/thư viện số. - Theo số liệu của Vụ Thư viện, tính đến cuối năm 2010, cả nước đã hình thành mạng lưới thư viện rộng khắp, bao gồm: gần 18.000 thư viện, tủ sách công cộng; hơn 400 thư viện đại học và cao đẳng; gần 1.000 thư viện, tủ sách trong lực lượng vũ trang; hơn 80 thư viện chuyên ngành; và gần 25.000 thư viện trường học phổ thông… - Đặc biệt sự xuất hiện của Internet đã tạo ra một phương thức đọc hiện đại. Các thư viện điện tử dần dần được hình thành, nhiều trang web dành cho sách trên mạng Internet như: fahasasg.com.vn, vnthuquan.net, thuvien- ebook.com, sachhay.com, docsach.dec.vn.v.v...cũng xuất hiện. Với những thư viện điện tử này, người đọc có thể dễ dàng tiếp cận với hàng ngàn cuốn sách thuộc nhiều thể loại. Các thư viện sách trên mạng đã góp phần rất quan trọng trong việc tạo cho công chúng thói quen đọc sách trong dòng chảy văn hóa hiện nay.

H4. Sự phát triển thư viện Việt Nam ngày nay. (google) I.3.1.2. HẠN CHẾ : - Trong khi trên thế giới do tác động của sự bùng nổ thông tin và những thách thức của sự phát triển nhanh chóng công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin, thư viện đại học nói riêng và ngành thông tin thư viện nói chung đang phát triển với một tốc độ nhanh chưa từng có thì Thư viện Việt Nam chỉ mới khởi động một cách chậm chạp trong vài năm nay. - Quan niệm đóng  Hình ảnh một thư viện với sách được xếp theo cỡ và cất kỹ trong kho còn khá phổ biến. Độc giả phải qua nhiều thủ tục để tiếp cận với sách, trong đó thủ tục mang tính nghiệp vụ nhất là hệ thống tra cứu thường được tổ chức thiếu chính xác, do đó giữa người sử dụng và sách có một khoảng cách lớn.  Công tác phục vụ sơ sài - thiếu vắng những bộ phận phục vụ cần thiết như là tham khảo, mượn liên thư viện, v...v...  Mỗi thư viện là một ốc đảo, không liên kết phối hợp với thư viện bạn, cho nên chưa hề có mạng lưới thư viện. ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Chưa tự động hóa, hoặc tự động hóa chưa triệt để và đồng bộ. 

 

Có thư viện chưa có máy tính; có thư viện có vài máy chủ yếu để xử lý văn bản; nhiều thư viện có hệ thống máy tính khá hiện đại có nối mạng, sử dụng phần mềm CDS/ISIS để quản lý và phục vụ tư liệu, nhưng hầu hết chưa tổ chức cho độc giả sử dụng máy tính để tra cứu mà dùng máy tính để in phiếu mục lục! Có quan niệm sai lạc về vấn đề tin học hóa của cán bộ thư viện do không được trang bị kiến thức phân tích hệ thống và thiếu tiếp cận với thế giới thông tin hiện đại nên rất lúng túng trong việc tin học hóa. Từng thư viện chưa hoàn chỉnh về mặt tin học hóa nên chưa có một mạng thư viện nào hoàn chỉnh.

- Thiếu hoặc không có cán bộ thư viện có năng lực trong công tác đổi mới và hiện đại hóa thư viện.  Thiếu cán bộ có năng lực từ công tác lãnh đạo đến nghiệp vụ là tình trạng phổ biến hiện nay khiến hoạt động thư viện không phát triển được.  Một điều nghịch lý là mỗi thư viện có ít nhất từ 3 - 4 cán bộ tốt nghiệp đại học thư viện. Điều này có nghĩa rằng việc đào tạo chính quy ngành nghề thư viện không thiếu.  Vấn đề đặt ra nên xem xét lại việc đào tạo nghiệp vụ thư viện để đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay. - Không tạo cho độc giả có thói quen sử dụng thư viện và khai thác thông tin.  Không tổ chức Hướng dẫn độc giả sử dụng thư viện, một phần cũng do tổ chức nghiệp vụ không rõ ràng, khiến độc giả lúng túng và chán nản khi vào thư viện.  Không tổ chức phục vụ kho tin tốt, cán bộ thư viện không cập nhật kiến thức công nghệ thông tin mới nên không khai thác hết nguồn thông tin và không thể hướng dẫn độc giả khai thác thông tin được, đi đến tình trạng lãng phí. - Không có công tác quảng bá và giao lưu, không có những hoạt động thiết thực mang tính kết nối thư viện và cộng đồng dân cư.

H5. Minh họa cho những hạn chế của thư viện. (google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


I.3.2. CÔNG TRÌNH THỰC TẾ: I.3.2.1. THƯ VIỆN KHOA HỌC TỔNG HỢP TPHCM : - Tọa lạc tại số 69 Lý Tự Trọng Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, xung quanh tiếp giáp với các con đường Nguyễn Trung Trực, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lê Thánh Tôn, Quận.1. Địa điểm này trước kia là xưởng đúc tiền, sau đó là Khám lớn (xây khoảng 1866 đến 1880) và Đại học văn Khoa ( từ 1948 đến 1967) - Tổng diện tích: 10.256 m2, diện tích sàn 7.373,2m2 , diện tích xây dựng: 2.883.6m2. - Thư viện KHTH TpHCM được thiết kế với phong cách kiến trúc vừa mang tính hiện đại vừa mang tính dân tộc. - Ngày 28-12-1968 được khởi công xây dựng. Công trình do kiến trúc sư Bùi Quang Hạnh và Nguyễn Hữu Thiện thiết kế kỹ thuật. - Ngày 23-12-1971, khánh thành lấy tên là Thư viện Quốc gia Sài Gòn, Tổng kinh phí xây cất là 200 triệu bạc Việt Nam (thời giá năm 1971). Thư viện được xây cao 16 tầng chia làm 2 khối gần như phân biệt:

H6. Thư viện khoa học tổng hợp thành phố HCM. - Khối thứ nhất là một dãy nhà 71 m, ngang 23 m, gồm một tầng hầm, một tầng trệt và 2 tầng lầu, một sân thượng rộng rãi ngay phía trên lầu II. - Khối thứ nhì nằm giữa, vuông vức và vọt lên như một ngọn tháp, 14 tầng, cao 43 m, dành làm kho chứa tài liệu,…

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


H7. Pano hoa văn điêu khắc rồng phượng và kiến trúc hành lang tường hoa gió. - PHÒNG THAM KHẢO & TRA CỨU THÔNG TIN:

v

Bạn đọc tra cứu thông tin về tài liệu qua hộp phiếu truyền thống

Tra cứu thông tin về tài liệu trên Cơ sở dữ liệu Thư viện qua hệ thống mạng máy tính

Bạn đọc học tập và làm việc tại phòng

Tham khảo tủ sách các tài liệu về Du học

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- PHÒNG BÁO - TẠP CHÍ:

Bạn đọc xem Báo và Tạp chí

Tìm Báo và Tạp chí tại các kệ báo

Thủ thư hướng dẫn bạn đọc tìm kiếm và yêu cầu tài liệu

Thủ thư xấp giá Báo và tạp chí mới ra phục vụ

- PHÒNG ĐỌC TÀI LIỆU ĐẶC BIỆT:

Các nhà khoa học sử dụng các tài liệu của Thư viện để làm việc, nghiên cứu về các - PHÒNG ĐỌC:đề tài khoa học

Thủ thư trích và nhập liệu các thông tin vào Cơ sở dữ liệu của thư viện

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Đọc và tìm sách tại các kệ kho mở

Khu vực đọc sách tiếng Anh do Quỹ Châu Á tài trợ

- TRUNG TÂM MÁY TÍNH:

Sử dụng máy tính để học tập và soạn thảo văn bản

Phục vụ các Băng hình, CD-ROM tài liệu KHKT, KHXH, ngoại ngữ

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- PHÒNG MƯỢN TÀI LIỆU VỀ NHÀ:

Một góc phòng Mượn

Khu vực giới thiệu sách mới tại phòng Mượn

Bạn đọc tìm tài liệu trên máy tra cứu tại phòng Mượn

Bạn đọc làm thủ tục mượn, trả sách tại quầy của thủ thư

- PHÒNG BẢO QUẢN & PHỤC CHẾ TÀI LIỆU:

Bảo quản tu bổ tài liệu

Phục chế bản đồ

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- PHÒNG ĐỌC DÀNH CHO BẠN ĐỌC KHIẾM THỊ:

Bạn đọc khiếm thị sử dụng máy tính để học tập và soạn thảo

Bạn đọc khiếm thị sử dụng máy đọc Victor Reader để nghe CD-Sách nói

Sân vườn với cây xanh, bãi cỏ, vườn cây cảnh, hồ nước với diện tích 10.256 m2 thoáng đãng

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


I.3.2.1. THƯ VIỆN QUỐC GIA SINGAPORE :

Vị trí: 100 Victoria Street, Singapore Hoàn thành: 11/2005 Thiết kế: KTS. Ken Yang Quy mô: 2 tầng hầm và 16 tầng thư viện H8. Thư viện Quốc Gia Singapore. - Công trình đã trở thành biểu tượng cho kiến thức, trí tuệ, và sự sáng tạo của quốc đảo Singapore. - Chức năng chính của công trình là nơi diễn ra những hội thảo, hội nghị; là nơi để mọi người dân Singapore đến để tham khảo, nghiên cứu, mượn và đọc hàng nghìn tài liệu giấy cũng như điện tử; nơi diễn ra những sự kiện văn hóa, trưng bày, triển lãm sách; và cũng là nơi để mọi người mua sắm, nghỉ ngơi, cafe, chơi games, hoặc thậm chí chỉ là để trầm mình trong một không gian yên tĩnh. Phân chia khu chức năng: HẦM 2: Khu kĩ thuật và bãi xe HẦM 1: Trung tâm cho mượn sách, Khu thư viện thiếu nhi TẦNG 1 + 2: Sảnh chính, sân vườn, cafe TẦNG 3 + 4: Khán phòng biểu diễn TẦNG 5 + 6: Khu quản lý, sảnh tự học & khu trưng bày, triển lãm TẦNG 7 - 16: Thư viện

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- TẦNG TRỆT:

- Tầng trệt hoàn toàn rộng mở với sảnh chính thông 2 tầng thoáng, rộng. - Phân chia hợp lý khi tách biệt lối vào xe cơ giới xuống hầm, lối vào khu nhân viên, và lối vào dành cho độc giả. - Cảnh quan sân vườn bắt mắt, hiện đại. H9. Hình ảnh tầng trệt của Thư viện Quốc Gia Singapore. ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- TẦNG HẦM 1:

H10. Hình ảnh tầng hầm 1 của Thư viện Quốc Gia Singapore.

- Khu thiếu nhi và mượn, trả sách. Nhờ sân vườn nhỏ gần sảnh thang mà không gian vẫn thoáng đãng.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- TẦNG 3: - Khán phòng biểu diễn

- TẦNG 5: - Khu tự học - Khu triển lãm - Khu quản lý

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- TẦNG 7 – 13: - Khu thư viện

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Thư viện quốc gia Singapore là một thư viện xanh , "Thư viện của vùng nhiệt đới", với những thủ pháp thiết kế sinh khí hậu. Tòa nhà đã đoạt giải I giải thưởng Sử dụng năng lượng hiệu quả Châu Á (Asian Energy Efficiency Award) ở hạng mục "công trình mới và đang hiện hữu" vào 08/2007.

Hệ lam nhôm giảm thiểu ánh nắng trực tiếp từ bên ngoài, nhưng lại cho ánh nắng khuếch tán len lỏi vào tận sâu không gian bên trong.

H11. Một số hình ảnh khác của Thư viện Quốc Gia Singapore. ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


PHẦN II: CƠ SỞ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THƯ VIỆN Các chỉ tiêu về QUY HOẠCH, các yêu cầu về khu đất xây dựng, vị trí, mđxd, tầng cao. Các chỉ tiêu về KIẾN TRÚC, các yêu cầu cần đảm bảo, nhân tố định tính và định lượng. Tiêu chuẩn kích thước và cách tính quy mô. Khái quát về các yêu cầu và đặc điểm các khu chức năng cơ bản.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


II. CƠ SỞ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THƯ VIỆN : II.1. CHỈ TIÊU QUY HOẠCH : II.1.1. YÊU CẦU VỀ VỊ TRÍ: Căn cứ vào chức năng (thể loại) của thư viện: - Thư viện tổng hợp theo cấp quản lý chính quyền: loại thư viện nhằm phục vụ mọi đối tượng nên vị trí của nó thường do quy hoạch chung đô thị quy định và có sự góp ý của cơ quan chuyên ngành thư viện, về mạng lưới công trình thư viện trong phạm vi toàn quốc, khu vực, địa phương. - Thư viện chuyên ngành, vị trí của chúng thuộc đặc thù của chuyên ngành hoặc cơ quan nghiên cứu. Thí dụ: thư viện Hải Dương học sẽ đặt cạnh Viện nghiên cứu Hải dương thường chọn vị trí ở vùng ven biển. Hoặc thư viện sinh vật học thực vật học, đặt gần cơ quan nghiên cứu về sinh vật học… - Thư viện của các học viện, trường đại học thì người ta lại chọn vị trí tốt trong phạm vi của trường (khu đất và mặt bằng tổng thể).

TRIỄN LÃM NGHỆ THUẬT

TRƯỜNG HỌC KHU VỰC HÀNH CHÍNH

THƯ VIỆN

TRẠM XE ĐIỆN, XE BUÝT

TRUNG TÂM TDTT

KHU VỰC THƯƠNG MẠI

CƠ QUAN HÀNH CHÍNH

THƯƠNG MẠI

CỬA HÀNG

SĐ6. Vị trí của thư viện tổng hợp trong đô thị.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


II.1.2. YÊU CẦU VỀ KHU ĐẤT XÂY DỰNG: - Khu vực xây dựng phải đảm bảo về cốt cao độ khu vực (tránh ngập úng) - Khu vực đất xây dựng phải có đường giao thông xung quanh nhằm bố trí thuận lợi cho các lối ra vào của độc giả, vận chuyển nhập sách và các trang thiết bị khác. - Trong điều kiện xây dựng các đô thị mới hoặc các vùng ngoại ô đang phát triển, mở rộng, thì thư viện được coi như một thiết chế văn hóa cần thiết trong đô thị. Thư viện được bố trí trong cụm công trình văn hóa – giáo dục hoặc giải trí khác, như thư viện được bố trí gần Nhà Bảo Tàng, Nhà văn hóa, các trường học, hay công viên, khu nghỉ dưỡng… thường thường các công trình này có quan hệ với những hoạt động của thư viện.    

Thỏa mãn các điều kiện tự nhiên, tận dụng những yếu tố của thiên nhiên. Thư viện không chỉ là nơi nâng cao kiến thức, dân trí mà thực sự còn là địa điểm hấp dẫn với mọi tầng lớp người trong xã hội. Đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích, kích thước (quy mô, cấp loại thư viện) và đáp ứng tiêu chuẩn về cách xa nguồn gây ồn (đường giao thông chính, nhà máy, công xưởng, sân vận động…) độ ồn ngoài nhà không lớn hơn 35Db. Đảm bảo khu vực yên tĩnh, có cây xanh theo (tiêu chuẩn 20 – 25% diện tích đất cho cây xanh) Có đủ điều kiện cơ sở hạ tầng như mạng lưới giao thông (đường giao thông khu vực và giao thông nội bộ) có hệ thống điện, nước đầy đủ, và các điều kiện vệ sinh môi trường khác (theo tiêu chuẩn).

(tham khảo Chuyên đề thiết kế thư viện – Tạ Trường Xuân )

H12. Điều kiện vị trí khu đất của thư viện. (google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Thư viện thường xây dựng tại các khu trong các đô thị, thường gặp các trường hợp sau: 

Thư viện nằm tại Quảng trường: thường kết hợp với các công tình khác:

H13. Vị trí thư viện nằm tại Quảng trường. (Chuyên đề thiết kế thư viện)

Thư viện nằm trên dãy phố thẳng:

H14. Vị trí thư viện nằm trên dãy phố thẳng. (Chuyên đề thiết kế thư viện)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Thư viện nằm ở vùng có nền đất dốc thường gặp ở các đô thị trung du, miền núi:

H15. Vị trí thư viện nằm ở vùng có nền đất dốc. (Chuyên đề thiết kế thư viện) 

Thư viện nằm ở góc phố (loại góc < 90o): - Có diện tích ùn người trước công trình - Cửa ra vào chính các đảo giao thông từ 35 – 50m.

H16. Vị trí thư viện nằm ở góc phố ( loại góc < 90o ). (Chuyên đề thiết kế thư viện)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Thư viện nằm ở góc phố (hoặc góc vuông 90o):  Có diện tích ùn người trước công trình.  Cửa ra vaò chính các đảo giao thông từ 35 – 50m.

H17. Vị trí thư viện nằm ở góc phố ( loại góc vuông 90o ). (Chuyên đề thiết kế thư viện) 

Thư viện nằm ở góc phố (loại góc > 90o):  Có diện tích ùn người trước công trình  Cửa ra vào chính các đảo giao thông từ 35 – 50m.

H18. Vị trí thư viện nằm ở góc phố ( loại góc > 90o ). (Chuyên đề thiết kế thư viện)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


II.1.3. CÁC CHỈ TIÊU VỀ MĐXD, TẦNG CAO: - Bố cục quy hoạch công trình cần được nghiên cứu trên cơ sở phân tích về các điều kiện vi khí hậu của khu đất thiết kế, phải lựa chọn được giải pháp tối ưu về bố cục, hạn chế tác động xấu của hướng nắng, hướng gió đối với điều kiện vi khí hậu trong công trình, hạn chế tối đa nhu cầu sử dụng năng lượng cho mục đích hạ nhiệt hoặc sưởi ấm công trình. - Khoảng lùi của các công trình so với lộ giới đường quy hoạch được quy định tùy thuộc vào tổ chức quy hoạch không gian kiến trúc, chiều cao công trình và chiều rộng của lộ giới, nhưng khoảng lùi tối thiểu phải thỏa mãn quy định trong bảng sau: Chiều cao xây dựng công trình (m) Lộ giới ≤16 19 22 25 đường tiếp giáp với lô đất xây dựng công trình (m) <19 0 0 3 4 0 0 0 3 19 <22 0 0 0 0 22 <25 0 0 0 0 25 B2. Quy định khoảng lùi tối thiểu (m) của các công trình theo bề rộng lộ giới đường và chiều cao xây dựng công trình. (TCXDVN)

 28

6 6 6 6

- Vị trí đặt công trình: Đặt song song với đường đỏ: Đặt vuông góc với đường đỏ:

không nhỏ hơn 15m. không nhỏ hơn 10 m.

- Đặt song song với đường cao tốc hoặc giao thông chính: Không có dải cây xanh cách ly: Có có dải cây xanh cách ly:

không nhỏ hơn 50 m. không nhỏ hơn 30 m.

- Đặt vuông góc với đường cao tốc hoặc giao thông chính: Không có dải cây xanh cách ly: Có có dải cây xanh cách ly:

không nhỏ hơn 30 m. không nhỏ hơn 20 m.

- Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa của các công trình công cộng như giáo dục, y tế, văn hóa, TDTT, chợ trong các khu vực xây dựng mới là 40%. - Tỉ lệ đất tối thiểu trồng cây xanh là 30%. (tham khảo Tiêu chuẩn XDVN)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


II.2. CÁC CHỈ TIÊU KIẾN TRÚC: II.2.1. GIAO THÔNG TIẾP CẬN:

SĐ7. Các lối giao thông tiếp cận công trình Thư Viện. - Có 3 lối tiếp cận chính từ bên ngoài vào công trình: 

Lối vào chính dành cho hành khách, độc giả,… thư viện là một công trình đa chức năng do đó lối vào chính phục vụ cho phần đông lượng người vào xem với các mục đích khác nhau, ngoài đặc điểm lối vào chính phải ở vị trí bắt mắt, thu hút, nó còn phải thuận tiện, có tính định hướng cao (phải ở trung tâm giao thông, có nhân viên hướng dẫn, tiếp tân,…) Lối tiếp cận dịch vụ và giao nhận hàng:

Lối vào nhân viên nên tránh lối vào chung công cộng để thuận tiện cho việc quản lý SĐ8. Sơ đồ minh họa lối tiếp cận nhập hàng công trình thư viện.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


II.2.2. CÁC TIÊU CHÍ CẦN ĐẢM BẢO : Toà nhà thư viện cần đảm bảo các chức năng sau đây: - Bảo vệ sách và các kho tin khác: chống lại sự phá huỷ của môi trường; - Chứa sách và các nguồn tin khác thuận tiện cho nhiều hình thức truy cập; - Chứa nhiều loại mục lục và các công cụ liên quan cho phép người dùng tìm được tài liệu thích hợp của kho tại chỗ cũng như các kho bên ngoài; - Thuận tiện cho người đọc muốn truy cập tới các kho và dịch vụ; - Tạo điều kiện cho cán bộ làm việc; - Có chỗ cho các hoạt động bổ trợ như sao chụp, tra cứu, chuẩn bị tài liệu nghe nhìn, hỗ trợ máy tính... - Có địa điểm để nghiên cứu, học tập, viết bài cho sinh viên, cán bộ giảng dạy và tham quan; - Có không gian để quảng cáo các nguồn tin và dịch vụ như triển lãm, giảng bài, trưng bày ấn phẩm... - Cấu trúc để có thể phục vụ cho các hoạt động như tưởng niệm, phục vụ cho mục tiêu giảng dạy. Các tiêu chí trên đây cần được lựa chọn và thích nghi cho từng thư viện tuỳ theo chính sách của cơ quan/nhà nước, sự thay đổi về đào tạo, các thành phần xã hội cũng như trình độ công nghệ. ( tham khảo Some thoughts on the design of major library buildings- Harry Faulkner- Brows)

II.2.3. CÁC NHÂN TỐ ĐỊNH TÍNH : Mặc dù việc sắp xếp bên trong và dịch vụ người dùng rất khác nhau giữa các thư viện, tuỳ loại hình thư viện, song, các toà nhà thư viện mới mọi tầm cỡ đều có một số nhân tố chung tạo ra chất lượng mong muốn, đó là: - Linh hoạt: Tính linh hoạt thể hiện trong cách bài trí, sắp đặt: như cấu trúc, thiết bị sưởi ấm, làm lạnh, ánh sáng sao cho dễ thích nghi. Tính linh hoạt được đảm bảo khi sàn phẳng, không có bậc thang. Việc thống nhất về ánh sáng, điều hoà cho phép sắp xếp lại không phải tiến hành bất kỳ giải pháp lựa chọn nào mà vẫn đảm bảo được môi trường hoàn chỉnh. Tường bên trong nhà được tập trung vào một số vùng để tạo nên hạt nhân chứa các thiết bị cố định như thang máy, cầu thang, nhà vệ sinh, buồng tắm... - Gọn: Toà nhà gọn sẽ hỗ trợ nhiều cho cán bộ. Về lý thuyết, khoảng cách đi lại sẽ tối thiểu nếu nó là hình lập phương, ở lối vào, người dùng được ở trung tâm của sự trang nghiêm. Sách, cán bộ, người đọc phải di chuyển ngắn trong một toà nhà lập phương hơn là trong các toà nhà dài hoặc sâu. Nhờ vậy, cũng tiết kiệm được sự tiêu thụ năng lượng và nhiên liệu. - Truy cập: Việc dễ đi vào toà nhà và truy cập sách là một tiêu chí cần quan tâm. Trong toà nhà, người dùng có thể dễ nhận biết được vị trí của những thành phần chính của toà nhà, lối ra vào cần rõ ràng mà không cần có quá nhiều biển hướng dẫn hoặc chỉ đường. - Mở rộng được: Mọi toà nhà thư viện đều phải cho khả năng mở rộng và tại mỗi thời điểm, toà nhà cần phải là một thực thể hoàn chỉnh. Việc chọn vật liệu và xây dựng có ảnh hưởng lớn đến điều này. Tường bên ngoài cần gồm nhiều đơn vị lặp lại đơn giản mà có thể dỡ bỏ hoặc dùng lại khi mở rộng. Nếu thư viện không được mỏ rộng, nó có thể giữ nguyên dáng vẻ hoàn chỉnh ban đầu, nếu cần, nó có thể được thay đổi dễ dàng và hợp lý.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Đa dạng: Tính đa dạng của sách và các phương tiện phục vụ người dùng đòi hỏi phải thêm vào sự quan tâm, song nó kéo theo sự đa dạng của nhu cầu và sở thích của người dùng. Điều này khác nhau tuỳ thuộc vào tầm cỡ, chức năng và vị trí của thư viện. - Có tổ chức: Tài liệu thư viện cần có tổ chức để dễ truy cập. Tính đơn giản trong bài trí, sắp xếp để dễ hiểu và tham quan là điều cốt yếu đối với các các thư viện nhỏ cũng như lớn. - Thoải mái: Không chấp nhận được bất kỳ một thư viện lớn nào mà không có sự điều hoà không khí. Hay nói cách khác, trước khi xây dựng một thư viện cần nghiên cứu các điều kiện đảm bảo môi trường. Nhiệt độ, độ ẩm, thoáng mát ổn định không chỉ làm cho việc sử dụng thư viện có hiệu quả mà còn khuyến khích sử dụng. Nhiều nơi, không thoải mái là do cửa sổ lớn mở: nóng, lạnh, ổn và bụi từ môi trường bên ngoài. Tiêu chuẩn ánh sáng cũng rất cần thiết. - Môi trường ổn định: Các nghiên cứu về bảo quản thư viện cho thấy rằng môi trường ổn định là điều kiện cần thiết đối với thư viện. Chuẩn được chấp nhận trong thư viện về nhiệt độ là: 18,5oC-21oC; độ ẩm: 50%-60%. - An toàn: An toàn kho là vấn đề sống còn đối với các thư viện. Việc giảm khả năng truy cập của người dùng hoặc tổ chức kho mở có giám sát của các thiết bị tự động sẽ cho các phương pháp khác nhau để giảm sự mất sách và kiểm soát hành vi của người dùng. Do đó, giảm được sự phá hoại tài liệu. - Kinh tế: Khi thiết kế toà nhà, việc giảm tường và mái có thể tiết kiệm được chi phí. Ngôi nhà lập phương là lý tưởng, song có thể không thích hợp với nhu cầu xây dựng thư viện. Vì thế, điều quan trọng là dáng ngôi nhà càng giống hình lập phương càng tốt. Cửa sổ phải đảm bảo không khí trong phòng ấm về mùa đông và mát về mùa hè. Cửa sổ nên mở rộng không quá 25% toàn bộ diện tích tường. Không cần phải quá nhấn mạnh vào mái và tường cách nhiệt. Cũng nên tính đến kinh tế trong các thiết bị tiêu thụ năng lượng: chiếu sáng, sưởi ấm, làm lạnh.... - Yêu cầu về diện tích: Theo tiêu chuẩn Atkinson, diện tích thực cho thư viện đại học trung tâm có thể tính như sau: 2

1.25 m /sinh viên (Số sinh viên đọc cả ngày);

  -

0.2 m /sinh viên (trù tính phát triển số sinh viên đọc cả ngày cho 10 năm); Ước tính chỗ cho các kho đặc biệt; Điều chỉnh cho các tính huống đặc biệt. Với kích thước lớn, cần bổ sung thêm diện tích cân bằng (nhà vệ sinh, cầu thang..). Diện tích

2

2

này tuỳ theo hình dáng thư viện song trung bình là 25%. Với diện tích là 1.25 m có 0.40 m

2

2

để ngồi, 0.62m để tài liệu và 20% dành cho cán bộ thư viện. Nếu xây dựng chỗ dọc cho 2

-

nhóm 6 người thì cần 2.93 m . Tiêu chuẩn về không gian dựa vào môđun đọc với một chiếc bàn 900 mm x 600 mm. Cần để máy tính, tài liệu cho người đọc, thì cần một chiếc bàn cỡ 1200 mm x 800 mm. Do có nhiều phương tiện nên chỗ đọc cho 6 người có thể từ 2.5 m2 đến 4m2.

- Các Yêu cầu kỹ thuật đặc biệt: Ở các nhà thư viện lớn, điều kiện lưu trữ nhiều loại tài liệu khác nhau thuận lợi cho việc truy cập mở. Mặt khác, không thể tránh khỏi có một phần lớn kho để tài liệu đóng, như vậy cần có các yêu cầu kỹ thuật riêng cho từng khu vực cụ thể.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Thí dụ: Tại Thư viện Alexandria: 

Phòng đọc và trụ sở: Tiếng ồn 43-45 đêxiben, ánh sáng càng xa càng tốt, ánh sáng nhân tạo oC

khoảng 500 lux chỗ bàn, nhiệt độ 21-24 , độ ẩm 55-56%, sự thay đổi không khí 2V/giờ. 

oC

Các kho đóng: ánh sáng nhân tạo 300 lux, nhiệt độ 18-20 , độ ẩm 45-55%, tải trọng sàn 2

oC

13kg/m . Phòng thí nghiệm, hội nghị-ánh sáng nhân tạo 500 lux, nhiệt độ 18- 20 , tốc độ thay đổi không khí 2V/giờ, có hệ thống lọc khí riêng, có hệ thống cung cấp nước chuyển đổi hai chiều, hệ thống điện dành cho máy tính liên tục, nguồn điện sẵn sàng. - Xây dựng lại các toà nhà thư viện đã có: Khó khăn lớn của việc sửa lại các toà nhà thư viện hiện có 2

tuỳ thuộc vào cấu trúc và các dịch vụ đang có. Nếu cấu trúc có tải trọng sàn 13kg/m , nó có thể dùng 2

làm các kho tĩnh. Khả năng sàn là 13.5kg/m có thể dùng cho các kho động gọn. Nếu nhà đang dùng làm tượng đài kiến trúc hay lịch sử, thì cần phải can thiệp nhiều vào toà nhà. - Xây dựng thư viện sinh thái: Toà nhà thư viện cần bảo vệ tài liệu và các thiết bị bên trong của nó khỏi tác động của môi trường bên ngoài, các yếu tố như mưa, gió, nhiệt độ, độ ẩm. Để xây dựng thư viện theo hướng giảm lãng phí năng lượng và tối đa việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo tại chỗ cần xem xét các yếu tố sau đây: 

Cấu trúc lớn và giữ nhiệt và đạt độ lạnh tự nhiên về ban đêm;

Giữ cân bằng giữa việc sử dụng các thiết bị tự động tiên tiến và việc tạo cơ hội cho người dùng kiểm soát trực tiếp môi trường không khí;

Cải thiện sự thông gió tự nhiên;

Tận dụng tối đa ánh sáng ban ngày và ánh sáng mặt trời nếu có thể và không làm tổn hại môi trường không khí.

( tham khảo Intelligent library buildings- IFLA Section on Library buildings and equipment)

II.2.4. CÁC CHỈ TIÊU VỀ KIẾN TRÚC : II.2.4.1.TIÊU CHUẨN KÍCH THƯỚC: - Tiêu chuẩn về qui mô ( Xác định đối với thư viện trường học) : Thư viện được thiết kế cho 100% sinh viên, 100% số lượng giảng viên, nghiên cứu sinh - Khối lượng sách của thư viện: 106-123 Đơn vị sách/ người - Số chỗ trong thư viện: 12% - 15% tổng số độc giả, với 2% ở các thư viện khoa. - Tiêu chuẩn kích thước phòng: Khu vực cho mượn sách về nhà:

20% số chỗ.

- Diện tích cho người đọc:

1,8 m2 / người.

- Diện tích cho nhân viên:

5m2 / người.

Khu vực cho mượn sách ở phòng đọc: - Diện tích cho người đọc:

15% số chỗ. 1,5m2 /người.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Diện tích cho nhân viên:

5m2 /người.

Phòng trưng bày sách:

0,5m2 /người.

Khu vực thư mục: - Tra cứu bằng máy tính, được bố trí tại các sảnh và trong các phòng đọc khác nhau giúp đọc giả tra cứu nhanh các danh mục sách. 5m2 / người.

- Diện tích cho nhân viên: - Diện tích tra cứu thông tin cho người đọc:

0,1m2 / người.

- Các phòng đọc dành cho các nhóm học sinh: chiếm30% số chỗ

2,4m2 /người.

- Các phòng đọc dành cho nghiên cứu khoa học: chiếm 20% số chỗ

3m2 /người

- Trong đó phòng đọc riêng, phòng đọc tài liệu khổ lớn và sách kín chiếm 8% số chỗ cho bộ phận nghiên cứu khoa học là: 5m2 /người. - Phòng đọc đặc biệt đặt ở vị trí yên tĩnh, liên hệ trực tiếp với kho sách và nơi lưu trữ các danh mục hờ sơ khoa học chuyên nghành được thiết kế từ 2 - 8 chỗ 4 – 9m2 /chỗ. - Phòng đọc tạp chí và các ấn phẩm in theo kì: (ngày, tuần, tháng) chiếm từ 1/5- 1/3 diện tích phòng đọc. Ở các nước phát triển hiện nay phòng đọc tạp chí thậm chí bằng hoặc lớn hơn các phòng đọc trong thư viện. ( Tham khảo TCVN 3981 - 1985)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


II.2.4.2.CÁCH TÍNH QUY MÔ: Bảng tính toán : Thư viện cộng đồng phục vụ cho dân số 100.000 người. CHỨC NĂNG (Function) Mượn sách (Adult lending) Khu vực tài liệu tham khảo (Adult reference) Sách chuyên ngành (Book stock) Chỗ ngồi (Seating) Tạp chí (Periodicals) Thư viện trẻ em (children’s library) Kho kệ sách (Stack) Khu vực nhân viên (Staff rooms)

DIỆN TÍCH (Floor area m2) 750

200

GHI CHÚ (Comment) Cộng them 10% diện tích cho triễn lãm nếu cần Cộng thêm 20% tổng thể cho khu vực nhân viên và văn phòng

375 100

Cộng thêm 20% tổng thể cho diện tích lưu thông

350 100 180 2945

Tổng cộng diện tích (Total) B3. Bảng tính toán diện tích sơ bộ theo % (Time-Saver Standard for Building Types) Vậy , chỉ tiêu diện tích trên đầu người : 2,945 m2/ người - Cộng thêm vào tổng diện tích : 20%- 35% : cho các không gian đặc biệt. 10%-20% : cho không gian lưu thông. 5% : cho các loại kho khác. - Quy mô ước tính : - Cứ : 1000 người có 1 người đến thư viện trong 1 ngày ( thư viện phục vụ trên 100 000) 500 người có 1 người đến thư viện trong 1 ngày ( thư viện phục vu dưới 100 000)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


II.3. ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH: II.3.1. CÁC KHU CHỨC NĂNG:

THƯ VIỆN HIỆN ĐẠI

THƯ VIỆN TRUYỀN THỐNG

- Xu hướng hiện nay thư viện không chỉ đơn thuần là nơi đọc sách và nghiên cứu mà còn là nơi giao lưu văn hoá, sinh hoạt cộng đồng, phục vụ cho những nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần của nhân dân, do đó một số chức năng mới phát sinh đi kèm theo nó là một số không gian đặc thù riêng. QUẢN LÝ, CUNG CẤP THÔNG TIN

Không gian lưu trữ, phòng đọc, phòng nghiên cứu, …

BIỂU DIỄN

Không gian hội trường, sân khấu biểu diễn ngoài trời, …

NHÀ VĂN HÓA NHỎ

Sinh hoạt văn hóa, cộng đồng, khu giao lưu, khu vui chơi thiếu nhi, …

TRƯNG BÀY

Khu triễn lãm, trưng bày, giới thiệu, quảng bá sách và văn hóa đọc sách

GIÁO DỤC

Sinh hoạt đội nhóm, sinh hoạt chuyên đề, chiếu phim, …

GIẢI TRÍ

Nhà hàng, cà phê sách, công viên, vườn dạo, …

SĐ9. Sơ đồ các khu chức năng tổng quát trong thư viện. - Kết cấu thành phần và mối liên hệ của các thành phần có trong thư viện có thể khác nhau, phụ thuộc vào quy mô và cách tổ chức của nó. - Ở các thư viện nhỏ, yêu cầu người đọc có được sự tiếp cần đến các kho sách, thư mục và các diện tích phụ trợ cần thiết. Ở đây kho sách và phòng đọc hoà nhập làm một và không có người phục vụ. - Ở các thư viện lớn hơn ở các trường đại học và các viện nghiên cứu thượng tập trung sách vào chỗ và bố trí không gian đọc cạnh đó. Người đọc tìm thấy sách không thông qua người thủ thư. - SỞ các thư viện lớn tầm cỡ quốc gia hay ở các thành phố lớn, nơi cất giữ các tài liệu quý hiếm không cho phép người đọc tiếp cận kho sách. Việc mượn sách được tiến hành thông qua nhân viên phục vụ sau khi người đọc đã tra cứu sách ở khối thư mục. Mỗi thư viện có thể chia ra làm 3 khối chính như sau:   

Khối độc giả Khối kho sách Khối phục vụ

- Kiến trúc thư viện chịu ảnh hưởng từ khối kho sách và khối độc giả là chủ yếu. ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


II.3.1.1. KHU ĐỌC GIẢ Khu đọc giả bao gồm các không gian chức năng chính: - Không gian công cộng - Bộ phận đón tiếp - Phòng đọc, thư mục - Phòng chiếu phim chuyên đề …. Phòng đọc: (Reading Room ): - Vị trí: Bố trí gần sảnh và phòng tra cứu mục lục, tiếp xúc với kho sách qua các quần mượn. - Việc xác định vị trí phòng đọc trước tiên phụ thuộc vào luồng độc giả, sau đó chỗ tra cứu thư mục, chỗ cho mượn và kho sách. Phòng đọc thường có các chủ yếu: phòng đọc chung và các phòng đọc chuyên đề, phòng đọc tạp chí, phòng đọc đặc biệt… - Phòng đọc chung là bộ phận quan trọng nhất trong thư viện, được sử dụng bởi số lượng độc giả lớn nhất, quan tâm tới mọi lĩnh vực xã hội, văn học, khoa học kỹ thuật… Vì thế phòng đọc này được bố trí ở trung tâm thư viện có mối liên hệ trực tiếp với bộ phận này được bố trí ở trung tâm thư viện có mối liên hệ trực tiếp với bộ phận thư mục, cho mượn. Luồng đi của độc giả đến phòng đọc phải bố trí đi qua các khối sảnh chính, gởi đồ, thư mục và nơi cho mượn một cách thuận tiện. - Gồm có các phòng đọc lớn, phòng đọc tổng quan, khu vực họp nhóm, các tài liệu tham khảo, các tài liệu báo chí định kỳ, các loại mang thông tin nghe nhìn (Audio/ Visual Station – A/V), và hệ thống máy tính tra cứu (On line Public Access Catalogue - OPAC). - Chọn hướng tốt: Đa số các phòng đọc lấy ánh sáng tự nhiên tốt là hướng Bắc và hướng Nam, có thể lấy sáng qua cửa bên, còn đối với các phòng đọc có không gian lớn thì bố trí lấy sáng bằng cửa mái. - Kích thước: Cần đảm bảo tiêu chuẩn diện tích và khối tích cho độc giả, ví dụ: diện tích cho một chỗ ngồi đọc là 1.35m2 đến 1.50m2 , khối tích là từ 7m3 đến 9m3 (đối với phòng đọc chung) còn đối với phòng đọc riêng thì một chỗ ngồi đọc khoảng 3-4m2 và khối tích khoảng 6-8m3 một chỗ. Tiêu chuẩn chiếu sáng tại bàn đọc lớn hơn hoặc bằng 200lux. Tiêu chuẩn độ ồn cho phép không lớn hơn 25dB.

H19. Không gian phòng đọc. (pinterest)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Phòng máy (media room): Phòng máy tính cho độc giả được đặt vào không gian mở phía trong khu vực công cộng, hoặc được đặt vào các phòng lab chuyên dụng đóng kín.

H20. Không gian phòng media room trong thư viện. (pinterest)

Khu vực thiếu nhi :

H21. Không gian khu vực thư viện dành cho thiếu nhi. (Pinterest) - Thiết kế không gian thu hút được các đối tượng nhỏ tuổi, phát huy tính năng động, sáng tạo, ham học hỏi của bé. Chú ý các kích thước của trang thiết bị cũng phải thiết kế phù hợp với lứa tuổi này. - Các cách ngồi đọc không bó buộc trong các mẫu bàn ghế truyền thống dễ thu hút các bé năng động hơn khi đến với thư viện học tập vui chơi. - Tỉ lệ kích thước là điều quan trọng cần lưu ý, đồng thời hình dáng màu sắc phải vui nhộn, tránh góc nhọn và cứng, vật liệu thường là vải bọc, nhựa mềm, salon, ghế khi thiết kế hạn chế tạo sự lắc lư ko cân bằng, nên ko có lưng tựa.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Khu vực tra cứu thư mục: - Vị trí : nên bố trí ở trước các phòng đọc, gần với sảnh có chỗ cho mượn sách mang về nhà. - Kích thước: phụ thuộc vào số lượng đầu sách và độc giả. Người ta có thể bố trí phân tán hay tập trung. Ngày nay người ta trang bị phòng tra cứu mục lục bằng các máy vi tính.

H22. OPAC computer station – Hệ thống máy tính tra cứu. (Google) - Diện tích khối thư mục đảm bảo cho độc giả tra cưú phụ thuộc vào số lượng giá sách của thư viện. Thường nó được tính bằng 0.04 – 0.15 m2/1000 sách tuỳ vào cách xếp tủ thư mục theo một hàng gồm 2 tủ quay hai hướng.Tủ thư mục thường được đóng theo block. Mỗi một block chứa 12 ngăn đựng phiếu kích thước 51,5 x 47,4 x 52 cm, mỗi ngăn trung bình chứa hơn 1000 phiếu kích thước là 10,5 x 14,5 x 40 cm. Khu vực cho mượn: được bố trí theo nhiều cách khác nhau. - Liên hệ trực tiếp với kho sách, những nằm ngoài phòng đọc và có lối đi vào từ sảnh và khối thư mục vào. - Liên hệ trực tiếp với kho sách, nằm ở đầu hai cuối phòng đọc. - Liên hệ trực tiếp với kho sách và nằm trên lối đi một chiều liên hệ với sảnh phòng đọc và khối thư mục.

H23. Không gian cho mượn sách. (Pinterest) ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Phòng trưng bày và giới thiệu sách mới: - Đây là một dạng không gian mang tính tự do, tuy nhiên phải đảm bảm được những yêu cầu chung nhất về sử dụng và thoát người.

H24. Phòng trưng bày và giới thiệu sách mới. (Pinterest) Phòng hội trường: - Hội trường trong thư viện cũng mang những đặc điểm chung của một hội trường bình thường, để thiết kế đúng cần tính toán xác định nền dốc và các cửa thoát người sao cho đúng tiêu chuẩn.

H25. Không gian hội trường trong thư viện cộng đồng. (Pinterest) Phòng nghỉ - hiên nghỉ - wc: - Cần dựa vào số lượng người để xác định quy mô những không gian này cho phù hợp.

H26. Không gian hiên nghỉ, giải lao. (Pinterest)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


II.3.1.2. KHU KHO SÁCH ( Book Spiral ) Kho đóng: - Là kho độc giả không được vào tiếp cận với tài liệu, chỉ cán bộ thư viện có liên quan mới được phép ra vào kho. Trong kho đóng, tài liệu được sắp xếp trước hết theo ngôn ngữ, sau đó theo khổ cỡ (chiều cao gáy sách) và cuối cùng là theo thứ tự sách nhập về thư viện. - Ưu điểm: quản lý và bảo vệ tài liệu được dễ dàng, trật tự sách trong kho không bị xáo trộn, tiết kiệm được diện tích giá kệ (do sách cùng cỡ xếp cạnh nhau thành từng đợt, không phải dự trữ chỗ). - Hạn chế: ít thuận tiện cho người đọc, vì họ phải viết phiếu yêu cầu (dựa trên những thông tin ngắn gọn trên phiếu mục lục hay biểu ghi thư mục), chờ đợi lấy sách, không được xem lướt qua nội dung sách trước khi quyết định mượn.

H27. Kho sách đóng. (Pinterest) Kho mở: - Ưu điểm: tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc chọn lựa tài liệu, đọc ngay tại chỗ, không mất thời gian viết phiếu yêu cầu và chờ đợi, rất thích hợp với phương châm tổ chức và hoạt động của thư viện ngày nay là thư viện mở và nguồn mở. Trong kho mở, việc tài liệu được sắp xếp theo các ngành, lĩnh vực khoa học đã giúp cho người đọc xác định nhanh vị trí tài liệu của ngành mình cần và tiếp cận được nhiều tài liệu của cùng một lĩnh vực.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Nhược điểm: khó quản lý được chặt chẽ tài liệu trong kho, hay như, phải dồn giãn kho khi tài liệu nhiều lên theo thời gian. Cho nên, nếu không tính toán kỹ có thể gây lãng phí lớn.

H28. Kho sách mở. (Pinterest) - Xây dựng kho mở đang trở thành xu hướng chung của thư viện Việt Nam cũng như trên thế giới nhằm cung cấp cho người dùng một cách nhanh nhất và chính xác nhất những thông tin, tài liệu mà họ cần. Tuy nhiên, không phải thư viện nào cũng tổ chức và bảo quản khomở có hiệu quả. Bởi vậy, khi tổ chức kho mở cần phải tính đến những vấn đề như :

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Diện tích kho: Kho mở cần một diện tích tương đối rộng nhằm:    

Đủ chỗ chứa tài liệu của thư viện trong một khoảng thời gian nhất định, ngay cả khi được bổ sung nhiều thông tin/tài liệu, tránh phải dồn giãn kho thường xuyên Tạo điều kiện thuận tiện cho người đọc tìm kiếm tài liệu và truy cập tới các dịch vụ của thư viện (như tra cứu máy tính, từ điển, đĩa CD, sao chụp tài liệu,...) Tạo điều kiện làm việc cho cán bộ Đủ chỗ cho sinh viên, cán bộ nghiên cứu, học tập, tham quan

- Tổ chức kho: Hiệu quả của kho mở phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chức kho. Trong kho mở, tài liệu thường được xếp theo sự phân chia các ngành khoa học của một khung phân loại nhất định. Nếu ngành nào có nhiều tài liệu thì có thể chia nhỏ thêm các đề mục con trên đầu các giá kệ giúp người đọc dễ tìm tài liệu. Lựa chọn khung phân loại, thống nhất cách định ký hiệu tác giả, sắp xếp tài liệu chính xác, thường xuyên kiểm tra và chấn chỉnh kho là những việc làm mang lại hiệu quả cho kho mở - Bố cục: bố cục khối kho sách trong mặt bằng thư viện có vai trò quan trọng đến việc đưa sách đến độc giả thuận tiện và đơn giản nhất. Có các dạng bố cục chủ yếu: 

Bố cục theo hình thức tháp: là hình thức tốt nhất khi thiết kế thư viện. Kho sách đặt trong khối cao nhiều tầng, được bố trí bên trên khối độc giả để có thể phục vụ người đọc một cách nhanh nhất bằng hệ thống thang máy.

Bố cục kho sách ở trung tâm thư viện: được đặt tại vị trí trung tâm, liên hệ trực tiếp với khối độc giả được bố trí quanh kho sách. Khi bố trí kho sách ở trung tâm cần chú ý:  Phục vụ thuận tiện cho các khối chính: phòng đọc, phòng mượn đọc tạp chí.  Nối liền phòng đọc bằng con đường ngắn nhất.  Đơn giản hoá các luồng giao thông đến kho sách và giao thông trong kho.  Thông gió và chiếu sáng tự nhiên bằng các giải pháp cửa lật, chớp… và lựa chọn cho kho sách có thể quay ra các hướng một cách tự do.  Bố cục theo hình thức phân tán: (dạng thư viện vườn) Thường đi đôi với việc sử dụng hệ thống vi tính nối mạng. Dạng này kho sách có thể rất nhỏ, chiếm tỷ trọng không lớn so với các khu chức năng khác bửi lẽ dung lượng đĩa 360KB tương đương 600 trang sách đánh máy, hơn thế nữa đĩa chứng 30 đến 300 lần đĩa mềm, do vậy kho sách trở nên nhỏ, chỉ chứa những pho sách quý hiếm mà thôi. Hiện nay đã có hệ thống nối mạng vi tính trên toàn thế giới, do đó khả năng phục vụ thư viện rất cao, đáp ứng mọi nhu cầu của độc giả. Ở các nước phát triển đã xuất hiện những thư viện như vậy.

- Kích thước của một ngăn sách được coi là chuẩn cho một giá sách làm cơ sở để thiết kế kho sách. Ngăn sách được thiết kế theo kích thước của sách, có chiều sâu khỏang 20, 25, 30, 35 và chiều cao là 25, 35, 45. Chiều cao toàn bộ gía sách phụ thuộc vào kích thước con người (1.65m ). Khoảng cách giữa các giá sách là 1,2 – 1,5 m tốt nhất là 1,35m. Thông thường 1,2m giá sách chứa dược 250 – 300 đầu sách và giá hai mặt là 400 – 420 cuốn. - Chiều cao kho sách dược tính bằng một nửa chiều cao của phòng đọc, tối thiểu phải là 2,05 – 2,25m đủ để đặt giá sách có 8 ngăn chứa. - Giao thông trong kho sách được thực hiện theo cầu thang: cứ 25m có một cầu thang kèm thang máy để chuyển sách có sức nâng từ 100kg trở lên với kích thước thang máy lớn hơn 0,8m.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Bảo quản: Kho sách cần được giữ ở nhiệt độ 150 – 160, độ ẩm khoảng 48 – 55%. Ngoài ra cần tránh cho kho sách bị bụi, nắng chiếu trực tiếp, bị mưa hắt. - Ngoài ra kho sách còn có các phòng lạnh dạng kho chứa đĩa vi tính, băng từ, phim ảnh.

H29. Một số cách bố trí khu vực đọc sách, kệ sách, kho sách. (Google)

Kho sách gồm có các bộ phận sau: - Bảo quản chính chiếm 60% tổng số sách: - Bảo quản kín chiếm 20% tổng số sách: - Bảo quản hở dễ lấy chiếm 20% tổng số sách:

2,5m2 /1000 đơn vị sách. 1,25m2 /1000 đơn vị sách. 5m2 /1000 đơn vị sách. 4m2 /người.

- Diện tích cho nhân viên phục vụ: - Một số tiêu chuẩn các loại đầu sách:  Đầu sách  Tạp chí: (3.8 quyển / 1000 dân) gồm:  tạp chí mới  tạp chí lưu 5 năm  Dữ liệu Audio, Video (0.15 băng / người)  Computer (0.5 máy/ 1000 dân)

0.092m2 / 10 quyển 0.138m2 / quyển; 0.092m2 / quyển. 0.092m2 / 10 băng 2.76m2 / ghế

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


II.3.1.3. KHU QUẢN LÝ VÀ NGHIỆP VỤ: - Khối này bao gồm các khu sau:   

Khu vực hành chính tổ chức, điều hành, quản lý, và nghiệp vụ của thư viện. Khu vực phục vụ bao gồm các phòng của nhân viên như trực, thủ thư, vận chuyển, bảo quản sách, sắp xếp chung trong kho sách. Khu vực kĩ thuật bao gồm: các xưởng sửa chữa, phân loại sách... điều hòa, cấp nhiệt, cấp điện, nước, phòng đánh máy, in, photocopy....

- Những yêu cầu chung:    

Vị trí phải phù hợp với dây chuyền công nghệ của các chức năng trong thư viện. Có lối vào riêng, có bãi xe của cơ quan và của cá nhân. Đảm bảo thẩm mỹ hình khối, hài hòa với tổng quan của công trình. Đảm bảo các tiêu chuẩn về diện tích và khối tích, tiêu chuẩn sử dụng trang thiết bị nội thất, ngoại thất.

- Một số tiêu chuẩn:  Các bộ phận chỉnh lý, bổ sung thư mục sách: 

2m2/ 1tủ mục / 40.000 phiếu.

Các phòng thu,vi phim, phim in lại, bảo quản,đóng sách và phục chế

2m2/10.000 cuốn.

Các phòng phục vụ sản xuất

Phòng gởi cặp, túi xách

Ngoài ra còn có các phòng hành chánh, quản lý, kỹ thuật, các sảnh, hành lang, cầu thang

3 m2 /10.000 phiếu. 0,04 m2 / người.

II.3.1.4. CÁC KHU CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ: - Bao gồm các khu chức năng sau: 

Khu lớp học phổ cập kiến thức : với tinh thần khuyến học, tổ chức một phần nhỏ khu các lớp học nhằm bổ túc kiến thức văn hóa cho các đối tượng đặc biệt như : học sinh con em dân tộc thiểu số miền núi, người khuyết tật, khiếm thính, khiếm thị,. ..

H30. Khu lớp học bổ cập kiến thức. (Pinterest) ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Khu câu lạc bộ : tổ chức các lớp câu lạc bộ về kỹ năng mềm và một số bộ môn nghệ thuật nhằm khuyến khích, giảng giải và tạo hoạt động nhằm nâng cao kiến thức và tâm hồn văn hóa, nghệ thuật của con người vùng cao.

H31. Mặt bằng phân chia minh họa khu các câu lạc bộ. (Pinterest) 

Không gian giao lưu, tổ chức sự kiện : không gian lớn nhằm tổ chức các sự kiện trao đổi, giao lưu, quảng bá về sách, hoạt động, và tinh thần khuyến học

H32. Không gian giao lưu, tổ chức sự kiện. (Pinterest)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Một số tiểu không gian của Thư Viện : - Không gian tâm linh , Không gian vui chơi của trẻ em, Cầu thang lớn là một trong những đặc trưng của thư viện và không gian vườn thưởng ngoạn ngoài trời ...

H33. Một số không gian khác trong thư viện. (Pinterest)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


PHẦN III: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CÔNG TRÌNH THƯ VIỆN Dây chuyền chức năng, mối liên hệ tổng thể của các khối, mối liên hệ trong từng khu chức năng. Các đặc điểm về hình khối kiến trúc, thẫm mỹ, các xu hướng thiết kế khối. Các yêu cầu về kỹ thuật và cấu tạo. Các ứng dụng mới sử dụng trong thiết kế thư viện.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CÔNG TRÌNH THƯ VIỆN : III.1. TỔ CHỨC PHÂN KHU CHỨC NĂNG: III.1.1. DÂY CHUYỀN CHỨC NĂNG: III.1.1.1. MỐI LIÊN HỆ TỔNG THỂ: KHỐI NGHIỆP VỤ

KHỐI ĐỌC GIẢ

NHÂN VIÊN

KHỐI QUẢN LÝ

PHỤ TRỢ

TRIỄN LÃM SINH HOẠT

KHÁCH

SĐ10. Sơ đồ minh họa mối liên hệ tổng thể các khu chức năng trong thư viện. III.1.1.2 DÂY CHUYỀN CÔNG NĂNG:

SĐ11. Sơ đồ dây chuyền các khu chức năng trong một thư viện nhỏ.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Thiết lập sơ đồ dây chuyền công năng của các khối chức năng sử dụng chính trong thư viện:

SĐ12. Sơ đồ dây chuyền các khu chức năng trong một thư viện tổng hợp. (Nguyên lý thiết kế thư viện – Tạ Trường Xuân)

- Tiếp cận vào lối cổng chính phải thấy được bàn hướng dẫn thông tin (Circulation desk), hệ thống tra cứu ( OPAC), kệ sách và phòng đọc. Các không gian đọc tài liệu tham khảo, báo chí định kỳ, các thông tin nghe nhìn phải có khu vực riêng và định hướng quan sát tốt. Các khu vực cần phải có nhân viên thường trực là: OPAC, A/V (nghe nhìn) thường để quanh bàn thông tin.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Sơ đồ công năng với khối dịch vụ thông tin làm trung tâm:

SĐ13. Sơ đồ công năng với khối dịch vụ thông tin làm trung tâm.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Sơ đồ công năng với khối phòng đọc, dịch vụ công cộng làm trung tâm:

SĐ14. Sơ đồ công năng khối phòng đọc, dịch vụ làm trung tâm.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


III.1.2. SƠ ĐỒ CÁC KHỐI CHỨC NĂNG : III.1.2.1. KHỐI ĐỌC GIẢ : Quy trình trả và mượn sách của đọc giả:

SĐ15. Quy trình mượn và trả sách của đọc giả thông thường.

- Đối với các thư viện lớn, hệ thống kho sách nằm ở các tầng trên hoặc ở các khu vực riêng:

SĐ16. Quy trình mượn và trả sách của đọc giả ở các thư viện lớn.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Phòng đọc:

SĐ17. Sơ đồ minh họa không gian phòng đọc. Phân loại : - Dây chuyền dọc theo vĩ tuyến :

SĐ18. Sơ đồ phòng đọc theo vĩ tuyến.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


  

Khu đọc với kho sách bố trí gần nhau => người đọc tiếp cận trực tiếp với sách. Khu vực quản lý trung tâm => dễ dàng quản lý mọi khu vực trong thư viện. Khu vực công cộng bố trí xa khu đọc.

Ví dụ : Mặt bằng thư viện GRIFTON , ÚC

H34. Phân khu chức năng mặt bằng thư viện GRIFTON, Úc. (Google) - Dây chuyền dọc theo kinh tuyến :   

Có phòng họp nhóm, phòng đọc chuyên môn. Khu vực quản lý ở trung tâm, dễ dàng quản lý các khu vực. Khu dịch vụ công cộng bố trí gần khu đọc.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


SĐ19. Sơ đồ phòng đọc theo kinh tuyến. Ví dụ : Mặt bằng thư viện TULLAMORE , IRELAND

H35. Phân khu chức năng mặt bằng thư viện TULLAMORE, IRELAND. (Google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Dây chuyền dọc theo chữ U :

SĐ20. Sơ đồ phòng đọc theo chữ U.   

Dây chuyền chữ U thuận lợi trong tầm nhìn và khu đọc dễ dàng tiếp cận các khu vực khác. Khu vực quản lý không ở trung tâm nên tầm quan sát hạn hẹp. Khu dịch vụ công cộng bố trí gần khu đọc.

Ví dụ : Mặt bằng thư viện LISSES , PHÁP

H36. Phân khu chức năng mặt bằng thư viện LISSES, PHÁP. (Google) ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Dây chuyền dọc theo chữ L :

SĐ21. Sơ đồ phòng đọc theo chữ L.   

Sơ đồ phòng đọc chữ L làm phân chia khu các giá sách xa khu đọc chung. Tầm quan sát quản lý hạn hẹp Khu vực dịch vụ công cộng bố trí xa các khu vực khác

Ví dụ : Mặt bằng thư viện cộng đồng HUNSVILLE , PHÁP

H37. Phân khu chức năng mặt bằng thư viện HUNSVILLE. (Google) ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Phòng máy (media):

SĐ22. Sơ đồ minh họa không gian phòng máy. Khu vực thiếu nhi :

SĐ23. Sơ đồ minh họa không gian thư viện thiếu nhi.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


III.1.2.3. KHỐI QUẢN LÝ VÀ NGHIỆP VỤ:

SĐ24. Sơ đồ minh họa dây chuyền nghiệp vụ xử lý sách.

SĐ25. Sơ đồ minh họa khu vực quản lý và hành chánh.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


III.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC THẪM MỸ KIẾN TRÚC : III.2.1. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HÌNH KHỐI MẶT ĐỨNG: Những nguyên tắc cơ bản đển nghiên cứu về hình khối mặt đứng của thư viện: -

Xác định tính chất của thư viện để có những định hướng tư duy về ngôn ngữ cơ bản cần phải bàn đạt, thư viện là công trình công cộng mang ý nghĩa văn hóa, trầm tĩnh sấu sắc, chắc nặng, hấp dẫn song nghiêm trang. Phân tích về dất đai xây dựng, chú trọng về phân tích các hướng nhìn, tầm nhìn từ phía ngoài tới công trình, độ cao của người quan sát. Cành quan và quần thể kiến trúc có trước xung quanh thư viện. Xác định các không gian sử dụng chình, trong công trình thư viện thường là khối phòng đọc và khối kho sách và các vật mang tin khác, kích thước số lượng phòng, tầng của hai khối này để tìm những hình khối mặt đứng thích hợp. Vận dung các thủ pháp kiến trúc: khối diện, đường nét chi tiết, vật liệu, màu sắc theo những nguyên tắc tổ hợp để đạt được những ý đồ chính. Tư duy về ý đồ tư tưởng của công trình của công trình phân tích, so sánh và lựa chọn phương án có ý tưởng mang ấn tượng tốt. Chú ý những đồ án thiết kế có ý tưởng tốt để gây ấn tượng nhất

III.2.2. MỘT SỐ XU HƯỚNG THIẾT KẾ: III.2.2.1. XU HƯỚNG CỔ ĐIỂN: - Xu hướng cổ điển để chỉ các công trình thư viện có mặt bằng và hình khối đối xứng mặt ngoài được trang trí các hàng cột (hành lang hay bàn công loogia) theo các thức cổ - điển thời La mã Hy lạp hay kiến trúc thời phục hưng. - Ý nghĩa thẩm mỹ: thường tạo cảm giác nghiêm túc hoành tráng, tuy nhiên còn đơn điệu, thường gặp trong các công trình như lâu đài, tu viện cổ, nhà hành chính chuyển đổi thành thư viện, một số kiến trúc cũng áp dụng cách bố cục khối, mặt đứng này.

David Sassoon Library, Mumbai

Library of sultan AhMed III

H38. Một số công trình thư viện theo xu hướng cổ điển. (Google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


III.2.2.1. XU HƯỚNG MỘT KHỐI ĐƠN :

Romainville Multimedia Library

Tsinghua Law Library

H39. Một số công trình thư viện theo xu hướng khối đơn. (Google) III.2.2.1. XU HƯỚNG NHIỀU KHỐI - Thư viện có nhiều khối. Khối các phòng đọc trải dài, làm đế cho khối kho sách cao tầng phía trên. Tác giả nhắn phương đứng bằng khối chính và hai khối phụ hai bên.

Nov Library Building

Denver Public Library

H40. Một số công trình thư viện theo xu hướng nhiều khối. (Google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Library of Birmingham III.2.2.1. XU HƯỚNG TÌM TÒI NHỮNG Ý TƯỞNG: - Những vật, những chi tiết đồ dùng liên quan nhằm gợi lên những hình tượng cô đọng về công trình thư viện.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Công trình thư viện Alexandria (Ai Cập) : do kiến trúc sư Craig Dykers và Cordula Mohre thiết kế . Với khu đất nằm giao nhau bởi 2 trục đường chính (tạo một góc nhọn) nơi đây là thư viện Alexandria cổ từ (600 năm trước bị phá 417). Tác giả dùng hình tượng cái đĩa CD khổng lồ đặt nghiêm dường như mọc từ đất lên. Đối diện là khối hội trường hình 6 cạnh không đều. Công trình khánh thành ngày 22 – 10 – 2002 mới đây.

H41. Một số công trình thư viện theo xu hướng tìm tòi những ý tưởng. (Google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


III.3. CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA THƯ VIỆN : III.3.1. CHIẾU SÁNG : II.3.1.1 CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN : - Phòng đọc chung thường là phòng đọc rộng nên cần thiết kế thêm lấy sáng từ trên cao bằng lấy sáng giữa phòng hoặc sử dụng cửa sổ mái, cửa bên trên cao, loa lấy sáng,… - Ánh sáng đều khuếch tán, kết hợp ánh sáng tự nhiên và dùng đèn huỳnh quang bảo đảm bảo độ sáng 100 lux toàn phòng và cục bộ ở bàn đọc có độ rọi 200 lux. - Bàn để mục lục: độ rọi 150 lux. - Kho sách: độ rọi 75 lux. - Phòng làm việc: độ rọi 150 lux – 200 lux. - Vệ sinh, hành lang: độ rọi 75 lux. - Khu vực biên của phòng: tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào nên sử dụng kết cấu che nắng bằng lam hay các chi tiết tường hoa, tấm che nắng,… mái đưa, hành lang. Nhất là các hướng nắng chính của khu vực: Đông, Tây. H42. Tỉ lệ phân bố ánh sáng không gian đọc. (Google) CHIẾU SÁNG CỬA BÊN, CHIẾU SÁNG CỬA MÁI - Chiếu sáng cửa bên: ánh sáng tốt nhất là hướng Bắc hoặc Nam, trên cửa sổ có thể có các loại chớp dọc, ngang để tạo nên độ phân phối ánh sáng đều. - Chiếu sáng cửa mái: nếu các phòng rộng ở phía sát mái nên kết hợp 2 loại chiếu sáng trên.

H43. Minh họa chiếu sáng cửa bên và chiếu sang cửa mái. (Google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Chú ý: Hướng lấy sáng tự nhiên tốt nhất là hướng Bắc cho cả cửa bên và cửa mái. Một số công trình thư viện có thể lấy sáng hướng Nam, nước ta do có mặt trời có xu hướng quay theo quỹ đạo có độ lệch về phía Nam nên khi dùng ánh sáng hướng Nam phải có các loại chớp tán xạ để tạo ánh sáng đều, tránh độ lóa mắt. - Khi có bố trí sân đọc hay hiên đọc, thì phải có các giải pháp để tránh độ chói loá mắt hay mờ.

H44. Một số hình ảnh về chiếu sáng tự nhiên trong thư viện cộng đồng. (Google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


PHƯƠNG PHÁP LỖ CỬA LẤY SÁNG SÂU (SKYLIGHT - SKYDOME):

H45. Minh họa chiếu sáng cửa lấy sáng sâu. (Google) - Tỉ lệ lỗ cửa lấy sáng theo nguyên tắc 1,5X-2X tránh được ánh sáng chiếu trực tiếp vào không gian đọc, mà tạo ra hiệu quả ánh sáng khuếch tán êm dịu cho không gian bên dưới.

Phoenix Central Library

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


H46. Một số hình ảnh về chiếu sáng tự nhiên trong thư viện cộng đồng. (Google) PHƯƠNG PHÁP LẤY SÁNG BẰNG TƯỜNG BÊN (LAM ĐỨNG - NGANG) - Đặc điểm: loại bỏ ánh sáng trực tiếp, tạo điều kiện cho ánh sáng khuếch tán xuyên qua hoàn toàn.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


H47. Một số hình ảnh về phương pháp lấy sang bằng tường bên. (Google) LIGHT SHELF: Hình thức là những thiết bị di động bố trí phía dưới dãy cửa sổ nói trên làm việc với nguyên lý phản xạ ánh sáng trực tiếp lên trần rùi tán xạ lại vào không gian đọc, đưa ánh sáng tự nhiên khuếch tán vào sâu trong phòng đọc.

H48. Minh họa chiếu sáng bằng Light Shelf. (Google) sa

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Một số hình thức chiếu sáng tự nhiên cho các khu chức năng trong thư viện:

H49. Một số hình ảnh về chiếu sáng tự nhiên cho các khu chức năng trong thư viện. (Google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Cường độ chiếu sáng yêu cầu của một số không gian trong thư viện (footcandles) Kho sách 30 Phòng máy tính 30 Phòng video 30 Phòng audio 30 Phòng đọc nhỏ 30 Phòng đọc lớn 50 Giá sách 05 II.3.1.1 CHIẾU SÁNG NHÂN TẠO : - Đèn bố trí tại ngay các bàn đọc,không bố trí đèn trần do sẽ gây ra lãng phí ánh sáng do độ cao. Có thể bố trí đèn tại từng vị trí ngồi dưới dạng đèn cá nhân. Tại các vị trí giao thông yêu cầu ánh sáng không cao có thể bố trí bằng đèn trần. - Chiếu sáng trần định hướng: trên trần đặt các mảng đèn(dạng choá dài và lồng máng ) để chiếu sáng từ trái sang phải. Chiếu sáng dạng trần phát sáng: dùng các loại máng đèn hoặc các loại choá đèn chiếu sáng trực tiếp lên trần, từ trần sơn màu sáng phản quang. - Chiếu sáng cục bộ: trên bàn đọc có lắp hệ thống máng đèn chiếu sáng cho các bàn đọc riêng. ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


H50. Một số hình ảnh về chiếu nhân tạo. (Google) HỆ THỐNG ĐÈN XẾP SONG SONG VỚI KỆ SÁCH: - Hệ sử dụng duy nhất 1 line đèn huỳnh quang treo ngay giữa phía trên hàng lang mỗi kệ sách. Hệ này có thể đục lõm trên trần hay treo nổi, hoặc gắn vào kệ. Trần thường làm bằng vật liệu cách âm, đồng thời chia hệ lưới độc lập, nên khi thiết kế đục lõm nên chú ý lưới treo trần. Chụp đèn nên phân bổ đều ánh sáng giữa các kệ, với lượng ánh sáng hài hoà ở phần dưới kệ và ko có vùng tối nào ở đầu kệ. Gắn đèn trực tiếp vào kệ có thể là giải pháp duy nhất cho gian phòng có trần cao nơi mà hệ chụp treo nổi sẽ bị vướng víu về thị giác, nhưng hệ thống giá khung đỡ và dây dẫn có thể mắc hơn.

H51. Hệ thống đèn xếp song song với kệ sách. (Google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


HỆ THỐNG ĐÈN XẾP VUÔNG GÓC VỚI KỆ SÁCH: Hệ này gắn nhiều dãy đèn vuông góc với hướng đặt các dãy kệ. Vì đèn ko cần đặt ngay giữa lối đi, cách này dễ phu hợp với hệ lưới trần và khá hiệu quả khi các dãy kệ di động và ko cố định. Mặc dù hệ này gây sự khác thường về thị giác, nhưng ko tạo ra vùng tối ở đầu kệ. Và hệ này dùng với số lương đèn ít hơn hệ song song nên sẽ tiết kiệm hơn. Sự kết hợp 2 hệ song song và vuông góc ko đem lại hiệu quả nhiều mà còn dễ gây rối loạn thị giác, hạn chế dùng.

H52. Hệ thống đèn xếp vuông góc với kệ sách. (Google) HỆ THỐNG ĐÈN GIÁN TIẾP: Hệ gián tiếp dùng những đèn treo nổi phía trên kệ hoặc trần, toàn bộ ánh sáng sẽ được phản chiếu lên trần vì thế, độ rội lên kệ sẽ rất nhẹ nhàng, và toàn bộ vùng quanh kệ sách sẽ có ánh sáng rực rỡ thú vị, nếu trần trắng và đủ số lượng đèn để rọi đến chân kệ, nhưng cách này sẽ tốn nhiều năng lương hơn so với 2 phương pháp trên.

H53. Hệ thống đèn gián tiếp với kệ sách. (Google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


III.3.2. THÔNG GIÓ: - Nhằm tiết kiệm năng lượng,thông gió tự nhiên là phương án tối ưu nhất.

H54. Thông gió trong thư viện. (Google) - Với quy mô công trình lớn, phục vụ đông, kết hợp với thông gió cơ khí, các phòng có trang thiết bị đặc biệt như phòng hội thảo, lưu trữ dữ liệu số,... thì thông gió cơ khí là bắt buộc.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Mô hình thông gió lý tưởng cho thư viện học thuật:

H55. Mô hình thông gió lý tưởng trong thư viện học thuật. (Google) - Mô hình thông gió lý tưởng cho thư viện cộng đồng:

H56. Mô hình thông gió lý tưởng trong thư viện cộng đồng. (Google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


III.3.3. TRANG ÂM: - Do đặc trưng sử dụng của công trình phục vụ cho đọc và tìm kiếm thông tin nên cần một môi trường yên tĩnh tương đối độc lập. Chống ồn là một trong những nhiệm vụ thiết kế quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới kết cấu công trình. - Nguồn ồn được phân làm 2 loại: Nguồn ồn ngoài công trình. - Nguồn ồn này nguyên nhân từ quy hoạch nên có thể giải quyết bằng quy hoạch: lựa chọn khu đất xây dựng trong khuôn viên yên tĩnh. Dùng cây xanh cách ly tiếng ồn và độ lùi cần thiết cho công trình. Nguồn ồn trong công trình. - Nguyên nhân chủ yếu do giao thông bên trong công trìng gây ra:khu vực cầu thang,phục vụ, vệ sinh,…Hạn chế nguồn ồn này chủ yếu bằng giải pháp kiến trúc: tập trung các nguồn ồn về một hướng, triệt tiêu bằng vách ngăn, thảm lót,… Một vài mức ồn phông nền (background noise level) điển hình cho không gian thư viện Không gian Đánh giá NC Không gian công cộng mở (giao thông, tham khảo) 35 - 40 Khu vực làm việc máy tính 40 Văn phòng làm việc riêng 30 - 35 Không gian làm việc nhân viên mở 35 - 40 Phòng sao lưu 40 Phòng hội nghị từ xa max 25 Phòng đọc 25 - 30 Phòng học, đào tạo 25 - 30 - Đánh giá NC là chỉ tiêu đánh giá thiết kế âm cho mức ồn phông nền tiêu chí trong một phòng. Tiêu chí đánh giá dựa trên thực tế rằng khả năng nghe của con người sẽ ít nhạy cảm hơn ở những âm có tầng số thấp, vì vậy mà những chỉ tiêu đo độ chính xác về mức ồn (dB) sẽ thay đổi theo tần suất ồn. CÁC LOẠI TRẦN HÚT ÂM:

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


H57. Các loại trần hút âm. (Pinterest) CÁC LOẠI TƯỜNG CÁCH ÂM:

H58. Các loại tường cách âm. (Pinterest) A. Hệ khung gỗ bao bọc bằng thạch cao 2 bên B. Hệ khung kim loại bao bọc bằng thạch cao 2 bên C. Hệ khung gỗ bao bọc bằng thạch cao 2 bên, chèn thêm 5cm lớp sợi thuỷ tinh cách âm D. Hệ khung gỗ bao bọc bằng 2 lớp thạch cao 2 bên, chèn thêm 3-6cm lớp sợi thuỷ tinh cách âm

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


VÁCH NGĂN CHO PHÒNG ĐỌC: H59. Các loại vách ngăn cách âm cho phòng đọc. (Google)

Tường đàn xếp (có thể di động) Thiên về thoả mãn thị giác và linh động cho những không gian phòng đọc lớn, chưa được kiểm chứng về độ cách âm, dù đã cải tiến nhưng vẫn hạn chế về hiệu quả.

Tường panel

Cách âm tốt hơn có 2 dạng: tự động nhờ điều khiển hay đóng mở kiểu thô sơ

SÀN CÁCH ÂM:

H60. Các loại sàn cách âm cho phòng đọc. (Google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


LOA ÂM THANH HỘI TRƯỜNG:

TẬP TRUNG

PHÂN TÁN

H61. Loa âm thanh cho hội trường. (Google) III.3.4. CÁC ỨNG DỤNG MỚI TRONG THƯ VIỆN : Quản lý sách trong thư viện với công nghệ RFID: - Hiện nay có rất nhiều thư viện đại học và thư viện thành phố trên thế giới đang sử dụng vi mạch bán dẫn đặc biệt và được biết đến như các thẻ RFID (Radio Frequency Identification). RFID được gắn trên các cuốn sách, chính cách sắp xếp của công nghệ này giúp cho công việc của các thư viện đạt hiệu quả tốt hơn. Hệ thống RFID sẵn sàng ở mọi nơi hay ngay khi được lắp đặt ở hơn 300 thư viện ở Mỹ và gán hàng nghìn thẻ cho các cuốn sách. Bên cạnh đó, RFID được ứng dụng trong quá trình tự động hoá việc mượn trả, kiểm kê, chống trộm tài liệu, mượn trả và phân loại tự động tài liệu. - Điểm son của RFID chính là tính năng kiểm kê khi nhân viên chỉ cần đi dọc theo hàng dãy kệ mà không cần phải nhấc xuống (rồi) đặt lên bất kỳ quyển sách nào và tính năng lưu thông nhiều tài liệu cùng một lúc (ví dụ: một chồng sách gồm 10 quyển, vài đĩa CD-ROM và băng video hoặc cát xét chỉ cần một lần quét duy nhất tại quầy lưu thông). Ứng dụng RFID trong thư viện đã và đang đem đến những lợi trước mắt và lâu dài cho quy trình quản lý thư viện, “truy tìm dấu vết” của các tài liệu xếp sai vị trí, tự động mượn trả, gia tăng an ninh thư viện.

Nhập thông tin vào thẻ RFID

Mượn trả tự động

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


6 Kiểm kê tự động

2 3 5

Mượn/trả tại bàn

Trạm mượn sách tự động

Trạm trả sách tự động

1 4

Dán thẻ RFID

Cổng an ninh

H62. Quy trình hoạt động của thẻ RFID trong thư viện. (Google) - Thẻ RFID chứa các thông tin về đối tượng mà nó được dán lên, số hiệu biểu ghi, nhan đề tài liệu, tác giả, số đăng ký cá biệt,… tùy thuộc vào mục đích quản lý tài liệu của thư viện và khả năng lưu trữ của thẻ. - Khi ứng dụng cộng nghệ RFID, quá trình mượn/trả tài liệu có thể được tiến hành bằng 2 cách: Mượn/Trả tại bàn hoặc Mượn /trả tự động. - Mượn/trả tại bàn: quá trình mượn/trả gần giống với mượn/trả sử dụng công nghệ mã vạch. Thủ thư dùng máy đọc để nhận biết thông tin trên thẻ bạn đọc và trên tài liệu để ghi nhận một phiên mượn vào phần mềm ứng dụng. - Mượn/Trả tự động: thường được áp dụng đối với kho sách tổ chức theo hình thức kho mở. Bạn đọc chỉ cần mang thẻ và tài liệu tới các máy mượn sách, thao tác đầu tiên là đưa thẻ vào máy để nhận biết thông tin của người mượn, sau đó để sách lên máy để anten đọc kích hoạt thẻ gửi thông tin về tài liệu tới bộ đọc; thông tin về bạn đọc và tài liệu sẽ được các phần mềm trung gian và phần mềm thư viện điện tử xử lý, sau đó hiện thông tin lên màn hình để người mượn theo dõi, nếu thông tin mượn trên màn hình là đúng thì người mượn thực hiện thao tác chấp nhận mượn và sẽ nhận được một tờ giấy biên nhận do máy tính in ra. Khi tiến hành trả sách, bạn đọc chỉ cần đi tới trạm trả sách tự động và cho sách vào khoang trả. Trong trạm trả sách có gắn thiết bị đọc tích hợp anten sẽ nhận dữ liệu có từ thẻ gắn trong sách để chuyển dữ liệu tới phần mềm thư viện điện tử. Nếu quyển sách đó được quyền mượn, một phiên mược được kết thúc và bạn đọc có thể mang sách đi qua cổng an ninh.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Kiểm kê tự động : Khi tiến hành kiểm, thủ thư sử dụng một máy gom di động cho phép lưu dữ liệu kiểm kê. Thủ thư sẽ đi đến từng giá sách và quét lên từng quyển sách. Việc tập hợp thông tin từ sách sử dụng công RFID khá nhanh và không cần phải dí sát máy gom vào từng quyển sách hoặc di chuyển sách ra khỏi giá sách. Với việc sử dụng công nghệ không dây, kết nối dữ liệu kiểm kê với trực tiếp máy chủ sử dụng phần quản trị thư viện, nó cho phép không chỉ cập nhật thông tin về kiểm kê mà còn cho phép biết được ngay vị trí đúng của tài liệu trên giá sách.

Thao tác kiểm kê tài liệu

Cổng an ninh kép

H63. Kiểm kê tự động trong hệ thống thư viện. (Google) - Chống trộm: trường hợp tài liệu mượn chưa hoàn thành thủ tục mượn tại bàn thủ thư hoặc tại hệ thống mượn tự động, nghĩa là, thông tin tài liệu mượn chưa được hệ thống thư viện điện tử chấp nhận mượn thì khi bạn đọc mang tài liệu ra khỏi thư viện, cổng an ninh sẽ phát ra tín hiệu báo động. - Phân loại tài liệu tự động: mỗi thẻ RFID có chứa thông tin về phân loại và kết hợp với hệ thống phân loại tự động giúp cho việc phân loại và sắp xếp tài liệu ở mức sơ bộ, hỗ trợ đắc lực cho các thư viện tổ chức theo kho mở.

Kinh tế

Lịch sử

H64. Hệ thống phân loại tài liệu tự động. (Google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Quản lý sách trong thư viện với công nghệ RFID:

H65. Hệ thống tự động lưu trữ và truy hồi. - Hệ thống trên là một loại kho thông minh, dưới sự điều khiển của nhân viên thư viện, sách được tự động đưa từ kho được đặt dưới lòng đất, hoặc trên các tầng đến bàn thủ thư, và ngược lại, sách đọc xong được trả về đúng vị trí cũ trong hệ thống kho.

H66. Hệ thống AS/RS trong thư viện Joe & Rika Mansueto (Google) LỤC ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


PHẦN IV: NGHIỀN CỨU CHUYÊN SÂU VỀ CÔNG TRÌNH THƯ VIỆN Các nghiên cứu chuyên sâu về công trình thư viện. Thiết kế cảnh quan trong công trình thư viện. Sự quan trọng về yếu tố văn hóa vùng miền và tính khuyến học trong công trình thư viện.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


IV.1. YẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG THIẾT KẾ THƯ VIỆN : IV.1.1. THIẾT KẾ SÂN VƯỜN : IV.1.1.1. NHỮNG NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC SÂN VƯỜN: Quảng trường : - Công năng cơ bản của quảng trường, quan trọng nhất là quảng trường phía trước công trình, là nơi tập trung người, nơi sinh hoạt văn hoá: hội họp, mít tinh ngoài trời, nơi trưng bày những yếu tố kỷ niệm (VD: tượng điêu khắc), nơi giao tiếp, nghỉ ngơi. Các cách giới hạn không gian quảng trường:     

Vây bọc: dùng tường, cây xanh, kiến trúc,… vây quanh một không gian cần thiết. Che đậy: Sử dụng những thứ vật liệu nhẹ hay giàn hoa,… để hình thành một không gian. Nâng nền: không gian nâng cao so với các không gian xung quanh Hạ nền: không gian thấp xuống so với các không gian xung quanh Sử dụng vật liệu ốp lát khác với xung quanh. Quảng trường phía trước thư viện. Bãi xe ô tô.

H67. MBTT Thư viện Công cộng MC Allen (Google) Các quy luật chủ yếu : - Bố cục cân xứng - Bố cục tự do - Bố cục đối xứng : có trục bố cục Cấu trúc sân vườn : Thường sử dụng cấu trúc dạng hình hình học: - Hình vuông, hình chữ nhật - Hình tam giác 60 độ, 45 độ, các số đo khác - Hình tròn, hình tròn đồng tâm , hình tròn không đồng tâm

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Tổ chức giao thông tiếp cận chính : - Là trục đường chính nối giữa thư viện với hệ thống giao thông đô thị và liên hệ vùng. Là nơi tiếp giáp các nút giao thông chính hoặc trạm đến của các phương tiện di chuyển. Các thành phần thường thấy trong lối vào chính:  Bãi đỗ phương tiện di chuyển  Cổng chào  Biểu tượng  Cây xanh  Tiểu cảnh hồ nước  Hiên đón - Tổ chức lối vào nhập sách tách biệt với lối vào của khách. Tổ chức giao thông tiếp cận phụ:    

Tiếp cận với khu chức năng phụ của công trình. Nhằm phục vụ cho lưu thông hàng hóa, loại bỏ rác thải Được đặt ở vị trí phía sau công trình và các đầu mối giao thông phục vụ nội bộ. Các thành phần thường thấy trong lối vào chính ĐỀ XUẤT CHIỂU RỘNG ĐƯỜNG TỐI THIỂU

Loại đường

Chiều rộng tối thiểu (m)

Ghi chú

Phía trước cổng chính

5.5

Dành cho phương tiện cơ giới

Đường tiếp cận 2 làn xe

4.8

Bán kính quay xe 6.0m

Đường tiếp cận 1 làn xe

3.0

Đường tiếp cận cho người đi bộ

2.0

Tính cho 2 người có hành lý

Tuyến đi dạo

4.0

Tới các shop, quán cafe, bar

Đường tiếp cận 2 làn xe (có xe buýt)

5.5

Bán kính quay xe 10.0m

Đường tiếp cận 1 làn xe (có xe buýt)

4.1

B4. Đề xuất chiều rộng đường tối thiểu . (TCXD VN) Bãi xe đậu ô tô – xe máy – xe đạp : - Thiết kế bãi xe là quan trọng đối với thư viện. Như bao công trình khác, diện tích bãi xe, số lượng xe đều phải tuân theo tiêu chuẩn thiết kế. Thiết kế bãi xe ngoài trời, bán hầm hay hầm là tuỳ theo diện tích khu đât và quy mô công trình

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


H68. Bãi xe xanh – Park in green (Pinterest)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Các quy tắc sắp xếp, thiết kế sân vườn :

(1) Sự hỗn loạn

(2) Sự thống nhất

(4) Sự đồng nhất hài hoà

(3) Sự hài hoà

(5) Sự đồng nhất hài hoà một cách hấp dẫn

(6) Sự đóng khung - Điểm nhấn

(7) Sự cân bằng đúng quy tắc

(8) Sự cân bằng phi quy tắc

H69. Một số cách sắp xếp sân vườn (Nguyễn Thanh Thuỷ, 1992, Kiến trúc phong cảnh, NXB)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


IV.1.1.2. YẾU TỐ ĐỊA HÌNH: Địa hình tự nhiên : Dựa vào các dạng địa hình đa dạng, phong phú có sẵn trong tự nhiên: - Ưu điểm : Thảm thực vật đa dạng, tận dụng được phong cảnh đẹp, hữu tình mà không cần tốn nhiều chi phí xây dựng. Dễ dàng tạo nên nét riêng biệt cho mỗi thư viện. - Khó khăn: Thường không nằm gần các trung tâm đô thị, gây khó khăn trong việc tiếp cận và tốn chi phí giao thông, khai thác xây dựng làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Một số dạng địa hình tự nhiên ở các công trình thư viện :

Mesa public library Red Mmountain branch, US - Địa hình cảnh quan sa mạc tương đối bằng phẳng, đôi khi có sự chênh lệch độ cao nhưng không lớn, đem lại tầm nhìn thoáng rộng cho không gian đọc bên trong thư viện. Thảm thực vật ít đa dạng và được bố cục tự nhiên không theo quy tắc nào đem lại cảm giác hoang sơ và mênh mông như ở giữa sa mạc cho người đọc.

Desert Broom Library, Phoenix, Arizona, US

Library media center, glendale community college

H70. Một số thư viện xây dựng trên địa hình tự nhiên (Google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Địa hình ở các vùng núi thường có độ cao chênh lệch tương đối lớn tạo nên vẻ sinh động hơn cho công trình.Tầm nhìn không quá mênh mông do sự che chắn của thảm thực vật phong phú và sự thay đổi độ cao địa hình.

España Library , Santo Domingo, Colombia

- Thư viện nằm trên một trong những sườn đồi phía bắc dãy núi Los Andes, là một trong những nơi địa hình độc đáo nhất của Columbia. Công trình hoàn toàn hòa nhập vào cảnh quan tự nhiên, tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ và đem lại cảm giác mới lạ cho công trình. Hình khối nhắc lại những đường nét gấp của núi , tạo nên sự liên tục , cảm giác như xóa bỏ ranh giới giữa cảnh quan và công trình, không còn khái niệm cảnh quan như là phông nền ở đây. Địa hình là yếu tố chủ yếu dẫn đến sự phân cấp trong công trình. Từ những ô cửa của công trình đem lại tầm nhìn thoáng rộng và vô cùng hấp dẫn về thành phố nằm ở bên dưới. ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Địa hình nhân tạo : Dựa vào các dạng địa hình tự nhiên đa dạng, phong phú có sẵn trong tự nhiên, được cải tạo thêm - Ưu điểm : Thường dùng cho các thư viện nằm ở trong các trung tâm đô thị, nên dễ dàng tiếp cận, giảm được các chi phí giao thông. Xây dựng không bị ảnh hưởng bởi địa hình. - Khó khan : Tốn nhiều chi phí cho xây dựng và tạo cảnh quan, thảm thực vật tự nhiên tương đối ít. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐỊA HÌNH NHÂN TẠO: - Nền là thành phần cơ bản của không gian, sự thay đổi bình diện nền (lồi, lõm) tạo nên cảm giác về không gian chức năng khác nhau.

Indonesia's New University Library

Thư viện Đại Đồng, trung Quốc

Parma-Snow Branch of Cuyahoga County Public Library

Cleveland public library

H71. Một số thư viện xây dựng trên địa hình nhân tạo. (Google) - Nền được nâng cao tạo thành những gò, đồi giả, đem lại những tầm nhìn mới và cao hơn từ công trình ra bên ngoài. - Kết hợp nâng cao nền và sử dụng tường ngăn làm phân chia không gian, tạo ra những không gian đọc ngoài trời hấp dẫn. Sự thay đổi cao độ của nền đem lại sự thú vị cho cảnh quan thư viện, làm không gian vui tươi hơn và bớt sự nhàm chán.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Sử dụng các chất liệu hoàn thiện khác nhau : các loại gạch lát khác nhau, thảm xanh, đá ốp,….. tạo sự phong phú cho cảnh quan.

Thư viện Central Seattle, Washington

National library of Sejong

Birmingham Library , England

- Tạo những địa hình trên mặt nước để xây dựng các thư viện, tạo nên sự ấn tượng và vẻ đẹp thu hút, đem lại nhiều cảnh quan và tầm nhìn đẹp.

Baghdad's state of the art library

Jiaxing university library

H72. Một số thư viện xây dựng trên địa hình nhân tạo. (Google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


IV.1.1.3. YẾU TỐ MẶT NƯỚC: - Yếu tố mặt nước giúp làm mềm đi những hình khối kiến trúc, đồng thời làm cho công trình trở nên nổi bật hơn nhờ tính phản chiếu cao. Tuy nhiên trong kiến trúc thư viện, mặt nước còn đem lại một số bất lợi_tính chất ẩm do hơi nước của nó sẽ dễ gây ảnh hưởng đến việc bảo quản lưu trữ sách. Măt nước tự nhiên: Tận dụng các mặt nước sông, hồ ngay khu vực xây dựng làm cảnh quan , làm nổi bật công trình. - Ưu điểm : Mặt nước tự nhiên không cần tốn các chi phí xây dựng - Khó khăn: Không chủ động được trong thiết kế, như việc phải bố trí các phòng cần tầm nhìn đẹp hướng ra mặt sông, hồ,…

Paperless Library at Loyola University Campus Măt nước nhân tạo: Xây dựng hồ nước , kênh,… tạo các tiểu cảnh, công viên nhỏ cho công trình, đem lại các không gian cảnh quan đẹp cho các phòng đọc và khu ngoài trời. - Ưu điểm : Có thể chủ động tạo các tiểu cảnh cho phù hợp với công trình, tự do thiết kế sân vườn, không phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên. - Khó khăn: Tốn các chi phí xây dựng và bảo quản. Cần các biện pháp chống thấm cho các mặt nước xây dựng gần công trình. Mặt nước tĩnh : - Mặt nước tĩnh mang đến vẻ đẹp thanh bình, tầm nhìn xa rộng, thoáng đãng, làm không gian mang tính cô đọng, hướng nội. - Mang yếu tố phản chiếu cao, phù hợp tại các khu vực cần yếu tố trục dẫn dắt, tương phản, nới rộng không gian, hoặc tạo độ lung linh của ánh đèn về đêm.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Mặt nước mang tính chất dẫn dắt trong công trình, hướng người đọc vào trong thư viện

Hebei University of Technology Library

Millennium Library Park

- Mặt nước như nới rộng rộng gian, có tính phản chiếu cao đem lại vẻ đẹp lung linh cho thư viện và sự kết nối với cảnh quan xung quanh.

The Royal Library of Alexandria, Egypitan

Danish Royal Library, Denmark

Mặt nước động : - Mang yếu tố vui vẻ, cung cấp nhiều năng lượng, đón tiếp, điểm nhấn ở dạng mặt đứng như thác nước, thác bậc thang, vòi phun. - Làm cho không gian sinh động và hấp dẫn hơn.

McAllen Public Library H73. Một số thư viện sử dụng yếu tố mặt nước trong công trình. (Google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


IV.1.1.4. YẾU TỐ CÂY XANH: - Cây xanh là một yếu tố không thể thiếu trong hầu hết các công trình, đặc biệt là những công trình mang tính chất thư giãn. Để phát triển văn hóa đọc thì các công trình phải gây được hứng thú và cảm hứng cho người đọc. Kiến trúc độc đáo không chưa đủ, cây xanh đem lại sức sống, sự tươi mát cũng như cải tạo vi khí hậu xung quanh công trình. Hình thức cây xanh được lựa chọn còn phải phù hợp với điều kiện khí hậu và chủ đích riêng của người thiết kế. Cây xanh tự nhiên: - Ưu điểm: Cây xanh tự nhiên có thể lấy được bóng mát, nhiều tầng lớp để tạo vẻ xanh mát, cải tạo vi khí hậu xung quanh, chống ồn. Tận dụng cây xanh tự nhiên bản địa để mang yếu tố thân quen và đặc sắc. - Nhược điểm: Không phải thư viện nào cũng được xây dựng ở một địa hình sẵn có cây xanh tự nhiên.

Thư viện công cộng Taipei - Tọa lạc tại Quận Beitou, Đài Bắc, là thư viện xanh đầu tiên, được bao quanh bởi rừng rậm và một cuộc sống sinh thái phong phú. Ban công của mỗi tầng được chuyển đổi thành khu vực đọc sách ngoài trời cho phép người đọc thư giãn bởi những bông hoa thơm và chim hót líu lo trong rừng xanh. Cây trang trí: Cây cắt xén, cây tầm vừa, cây có hoa, dây leo… - Cây dây leo:  Ưu điểm: Có thể sử dụng cây dây leo để tạo mảng xanh khi thư viện không có nhiều diện tích cho cây xanh. Cây dây leo có thể sử dụng để trang trí trên chính mặt đứng công trình, tạo nét đặc sắc riêng biệt.  Nhược điểm: Việc nuôi dưỡng 1 bức tường xanh bằng cây dây leo khó khăn hơn những loại cây dưới mặt đất

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Ví dụ : Thư viện xanh Semiahmoo ở vùng ngoại ô White Rock của Vancouver, Canada.

Thư viện xanh Semiahmoo Mặt đứng chính công trình là bức tường sống với các cây lâu năm lớn, cây bụi và cây nhỏ. Ngoài việc làm mặt đứng thêm sinh động, nó còn sinh lợi ích môi trường từ tính năng tiết kiệm năng lượng để giảm phát thải khí nhà kính. Sự đa dạng các loài thực vật được lựa chọn tạo ra một hệ sinh thái cân bằng, đó là một ốc đảo đô thị cho các loài ong, bướm và chim ruồi. . Tường sống giúp cách ly xây dựng, làm sạch không khí… - Cây cắt xén, cây tầm vừa, cây có hoa: Thường là để làm đẹp cho công trình, những thư viện không có diện tích cho phần không gian đọc ngoài trời hoặc những vùng có khí hậu ôn đới, không cần bóng mát.  Ưu điểm: Thường có bố cục rõ ràng, tăng thêm vẻ trang trọng và tinh tế cho công trình, có thể lựa chọn phù hợp với hình thức kiến trúc công trình.  Nhược điểm: Việc tạo bóng mát cho không gian đọc ngoài trời bị hạn chế Ví dụ : thư viện KU Green library: Cây xanh với những tán nhỏ và thấp được đưa vào bên trong thư viện vừa làm đẹp cho công trình vừa tạo cảm giác thư giản, tươi mát, gây thêm hứng thú cho người đọc. Ngoài ra sử dụng những loại cây có tính bản địa kết hợp với vật liệu địa phương làm cho không gian thư viện thêm nét đặc sắc.

Thư viện KU Green library

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Vườn trên mái: cỏ và một số cây bụi - Một loại hình khác của cây xanh được sử dụng trong công trình thư viện là vườn trên mái Ví dụ : Thư viện Đại học Warsaw, Ba Lan : - Các vườn trên mái của Thư viện Đại học Warsaw là một dự án thử nghiệm . Đây là lần đầu tiên và lớn nhất khu vườn mái nhà thành lập tại Ba Lan của loại hình này. Sự đa dạng của cảnh quan tạo ra vẻ đẹp của bức tranh toàn cảnh vẫn là giá trị lớn nhất của nơi này. - Được lấy cảm hứng từ ý tưởng tạo ra không gian vườn đa dạng khác nhau với tinh thần , màu sắc, hình thức và hương thơm . Thư viện Đại học Warsaw có độ dốc khác nhau cho mỗi phần của mái nhà ; có những phần bằng phẳng dốc 0-2 % và khu vực cũng dốc lên đến 100% . - Công trình đã chứng minh một số loài cây bụi được lựa chọn phù hợp với các điều kiện trên mái nhà

Thư viện Đại học Warsaw, Ba Lan Một số loài cây có thể dùng trong thiết kế sân vườn thư viện:

Bàng Đài Loan Cây ưa sáng, đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, không cần cắt tỉa thường xuyên, cần được chăm sóc và bổ sung chất dinh dưỡng.

Phượng vĩ Tán hoa màu đỏ, da cam rực rỡ, cao khoảng 5m, nhưng có tán lá tỏa rộng và các tán lá dày dặc của nó tạo ra những bóng mát.

Ngọc lan Là loại cây gần như quanh năm có hoa. Ngọc lan thuộc nhóm cây thân gỗ, có tuổi thọ cao. Ưa thời tiết nóng ẩm.

Chuối rẻ quạt Thân hóa gỗ, cao tới 10m. Lá hình bầu dục có cuống dài, xếp trật tự 2 bên thân tạo thành khối dẹt như chiếc quạt giấy màu xanh xòe ra, trông rất đẹp

Tùng tháp Cây có dạng sống kiểu bụi hoặc gỗ thường xanh. Cây có tuổi thọ cao, dễ uốn nắn tạo hình nên trồng làm cây bonsai dễ tạo ra những mẫu đẹp,có giá trị cao

H74. Một số thư viện sử dụng yếu tố cây xanh trong công trình. (Google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


IV.1.1.5. CÁC TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH: - Các tác phẩm tạo hình luôn được đặt tại các vị trí trang trọng, dễ thấy: ở quảng trường phía trước công trình, trong sân vườn hay những không gian sảnh đón hay còn được dung để làm biểu tượng cho thư viện. Trong bài viết chúng ta đề cập đến tượng tròn và điêu khắc. - Dạng tượng bán thân, tượng toàn thân của một người: thường là tượng của những danh nhân, hoặc người sáng lậpthư viện, đôi khi là tượng của tôn giáo, một số khác là tượng để trang trí, không theo mẫu một ai cụ thể. Những tượng này thường thấy ở quảng trường phía trước công trình. Vai trò: điểm nhấn cho cả công trình thư viện.

Hình ảnh một đứa trẻ đọc sách

Thư viện Alexanndria

Mercer Island Library

IV.1.1.6. KHÔNG GIAN ĐỌC NGOÀI TRỜI: - Không gian ngoài trời là không gian tiếp xúc với tự nhiên nhiều nhất, khi thiết kế các góc đọc này không đơn giản chúng ta cần chú ý các điểm: - Những góc đọc ngoài trời cần thiết kế những lối đi thuận tiện để tiếp cận khi ngồi đọc: ngoài việc tạo cảm giác thích thú khi đi dạo quanh thư viện thì việc lựa chọn nơi ngồi đọc ngoài trời phù hợp, thoải mái cũng rất quan trọng. Lối tiếp cận thuận lợi sẽ giúp người đọc tìm kiếm nơi đọc dễ dàng hơn.

Thư viện Birmingham, vương quốc Anh

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Những góc ngồi đọc thư giản cần làm nổi bật để người đọc chú ý: nơi ngồi đọc đặt biệt sẽ tạo cảm giác mới lạ thích thú cho người đọc. Những không gian này sẽ làm cho người đọc có những ấn tượng khó quên khi đến thư viện và sẽ muốn trở lại lần nữa.

The eltham library

Helensvale branch library and ccyc

- Trang bị nhiều loại ghế ngồi ở nhiều điểm khác nhau trong thư viện: tạo nhiều góc đọc thú vị băng các loại ghế khác nhau, giúp người đọc có những trải nghiệm khác nhau. Ngồi trên từng loại ghế ở những khu vực khác nhau sẽ có cảm nhận khác nhau về thư viện. - Thiết lập một lối đi kích thích khám phá: Một lối đi quanh co zíczắc làm người đọc thấy thích thú, cũng như tạo một góc riêng cho khu đọc. Khi thiết kế các lối đi mới cho thư viện thì sự yên tĩnh riêng tư cũng rất cần cho thư viện. - Xây dựng một góc kín đáo : Vừa được hít thở không khí tự nhiên lại được sự yên tĩnh giúp sựu tập trung dễ dàng hơn. Những không gian đọc luôn được yên tĩnh sẽ giúp việc cảm nhận đọc sách tốt hơn.

Library Facility H75. Một không gian đọc ngoài trời trong thư viện. (Google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Kết nối với không gian trong nhà và ngoài nhà : Không phân chia giới hạn cho không gian giúp cho không gian giữa hai bên luôn là 1 phương pháp tốt, giúp người đọc cảm thấy thú vị hơn giữa hai không gian mở thong với nhau vừa đọc vừa có thể đi lại dẽ dàng giữa trong và ngoài nhà thư viện.

Thư viện SMC - Khi ngồi tự do cần chú ý không gian thoáng đãng thoải mái khi ngồi: một khi đã thiết kế ngồi tự do cho không gian đọc thì xung quanh chỗ ngồi đọc sẽ trống trãi thoáng đãng, ít cây xanh. Không gian không bị gò bó trong bất cứ không gian nào.

Thư viện TU Delft ở Hà LanThư viện quốc gia Pháp - Những góc đọc trong nhà và cảnh quan ngoài trời luôn được kết nối với nhau, chúng thường gần như không có ngăn chia mà mở rộng ở các thư viên mở. Các không gian đọc luôn được thiết kế những vách kính như nhằm muốn chào đón các đọc giả đến để tìm đọc sách. Không gian đọc thoáng mát rộng rãi có thể nhìn xuyên thấy được cảnh quan xung quanh thư viện giúp người đọc sẽ thích thú hơn. - Từ cảnh quan bên ngoài nhìn vào công trình: Không gian trong và ngoài thư viện gần như không có vách ngăn tạo khôn gian lien kết trong và ngoài thư viện. cả hai như đang được kết hợp vào nhau.

H76. Một số không gian đọc ngoài trời trong thư viện. (Google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


IV.1.2. THIẾT KẾ CẢNH QUAN BÊN TRONG CÔNG TRÌNH: IV.1.2.1. TIỂU CẢNH, THÔNG TẦNG ,SÂN TRONG: - Ưu điểm của thông tầng:  Lấy được ánh sáng tự nhiên, thông thoáng tốt  Tạo ra tầm nhìn đẹp cho đọc giả  Tạo sự trang trọng cho các không gian chính như sảnh, phòng đọc… - Ưu điểm của tiểu cảnh:  Tạo ra các không gian nội thất đẹp  Đem một chút thiên nhiên vào trong công trình, giúp cho công trình hòa hợp với thiên nhiên  Ngăn chia ước lệ không gian  Điều hòa vi khí hậu nhờ các yếu tố cây xanh, mặt nước…

Hebei University of Technology Library Winning Proposal - Thông tầng kết công trình trình này giúp đem ánh sáng tư nhiên tràn ngập vào nội thất, giúp cho nó toát lên vẻ đẹp sang trọng. Người đọc có cơ hội giải phóng tầm nhìn ra nhưng không gian đẹp. Hơn nữa thông tầng đem lại cảm giác rộng rãi và thoải mái khi ở trong công trình - Những tiểu cảnh nhỏ là những chậu cây được đặt ngay tại sảnh, như đem một chút thiên nhiên vào phòng đọc, tạo ra sự gần gũi với thiên nhiên. ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Khoảng thông tầng lớn ở giữa công trình tạo ra sân trong để trồng cây xanh, giúp người đọc cảm thấy mình như sống cùng với thiên nhiên, ngồi trong nhà nhưng cảm giác thú vị như ở bên ngoài trời.

Schmidt hammer lassen Wins Competition to Design Ningbo’s New Central Library - Gần như toàn bộ tầng trệt của thư viện được bỏ trống nhằm giữ lại địa hình tự nhiên, Đây là nét độc đáo của công trình này, công trình hòa quyện với thiên nhiên.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


University Library Marne-la-Vallée design by Beckmann-N’Thepe Architects

H77. Một số không gian sân trong ,tiểu cảnh, thông tầng trong thư viện. (Google) IV.1.2.2. CÁC YẾU TỐ MÀU SẮC, CHẤT LIỆU, ÁNH SÁNG, PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN THỊ GIÁC: - Các yếu tố màu sắc được sử dụng tùy theo từng loại thư viện và từng không gian khác nhau bên trong thư viện. Màu sắc có sự tác động mạnh mẽ đến không gian cảnh quan bên trong thư viện.

Màu sắc tươi vui trong thư viện Children’s Book Council ở Australia

Thư viện của Quốc hội, Mỹ với gam màu vàng nâu chủ đạo mang đến sự ấm cúng cho không gian phòng đọc

Không gian đọc trong thư Viện Bảo Tàng Anh với màu trắng hiện đại, tinh tế.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Chất liệu trong thiết kế thư viện rất đa dạng :

Sử dụng kính cho toàn bộ vỏ bao che tạo ra những không gian tràn ngập ánh sáng tự nhiên

Bê tông trần mang lại vẻ đẹp chân thật cho không gian.

Sử dụng vật liệu gỗ kết hợp với đá granite xám đem lại sự giao thoa giữa nét cổ kính và phong cách hiện đại

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


IV.1.2. KẾT LUẬN: - Cảnh quan của thư viện, thể loại công trình văn hoá, cả cảnh quan bên ngoài sân vườn cũng như những tiểu cảnh ở bên trong luôn được thiết kế tỉ mỉ nhằm thu hút, tao cảm giác thích thú cho đọc giả khi bước vào thư viện. - Chúng ta có thể tóm lược vai trò của các yếu tố cảnh quan như sau:  

  

Về địa hình, tận dụng địa hình tự nhiên, tạo các địa hình nhân tạo trong sân vườn là tạo nên sự thú vị cho không gian đọc ngoài trời. Người thiết kế biết khai thác sự giật bậc thì sân vườn sẽ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Địa hình là phần cơ bản của không gian. Sự thay đổi bình diện nền (lồi, lõm) tạo nên cảm giác về chức năng không gian khác nhau. Các kỹ xão xử lý nền thường thấy: (1) tạo chênh lệch độ cao, (2) kết hợp nâng cao nền và sử dụng tường ngăn, (3) sử dụng chất liệu hoàn thiện nền khác nhau (lát đá, thảm xanh,…) tạo sự phong phú cho cảnh quan. Về mặt nước, yếu tố nước làm mát công trình, tạo nên cảnh quan đẹp. Hồ nước nhân tạo, đài phun nước luôn là chỗ thoải mái cho việc đọc ngoài trời. Về cây xanh, cây xanh tạo bóng mát, giảm tiếng ồn từ bên ngoài, giúp lọc không khí . Trong sân vườn cần phải có những cây thật lớn, tán lá rộng và ở dưới có bố trí ghế để tạo nên không gian đọc ngoài trời. Về các yếu tố kiến trúc công trình, điêu khắc trang trí, các tiểu cảnh, thông tầng, thì tạo nên những nét chấm phá, là đặc trưng của từng thư viện. Những tác phẩm tạo hình còn đóng vai trò là điểm dừng hay điểm chuyển hướng.

- Tạo lập không gian là một phần thẩm mỹ - chức năng cơ bản của cảnh quan. Việc hình thành không gian với quy mô, hình dáng hợp lý, phù hợp với chức năng hoạt động và tâm lý con người là hết sức quan trọng. - Có thể nói, khách đến thư viện nhiều hay ít không chỉ phụ thuộc vào số lượng - chất lượng đầu sách của bản thân thư viên hay chất lượng phục vụ của nhân viên mà còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố cảnh quan. Đó là tiện nghi về đọc. Nếu không có cảnh quan tốt, khách đọc sẽ không đến thư viện.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


IV.2. TÍNH KHUYẾN HỌC CỦA THƯ VIỆN ĐỐI VỚI KHU VỰC : IV.2.1. NÓI VỀ KHUYẾN HỌC : IV.1.1.1. SƠ LƯỢC VỀ TINH THẦN KHUYẾN HỌC: - KHUYẾN HỌC là khuyến khích việc học ,khuyên bảo, hướng dẫn, khích lệ, giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân để người ta hứng khởi nghe theo, làm theo, cùng nhau thúc đẩy học tập và vận động các nguồn lực để tạo cơ hội và điều kiện cho mọi người được học và tự học.. - Dân tộc Việt Nam chúng ta có truyền thống hiếu học và khuyến học. - Khuyến học có nhiều hình thức phong phú, cộng với sự phát triển của bộ mặt xã hội phần nào đã cải thiện dân trí và xóa nạn mù chữ tại hầu hết các nơi trên đất nước. TUY NHIÊN : Chưa bao giờ chúng ta dừng việc khuyến học lại. Đặc biệt là đối với những vùng sâu vùng xa, cao nguyên, rừng núi, kể cả những nơi hệ thống giáo dục đã vươn tới nhưng vẫn còn thiếu cái hồn của tri thức đó chính là : Tinh thần khuyến học. IV.1.1.2. CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT ĐƯỢC ĐỀ CẬP: - Để tính khuyến học được phát huy một cách triệt để, chúng ta cần phải xác định các đối tượng một cách rõ ràng và khách quan. Việc xác định này sẽ giúp có được những giải pháp tối ưu để truyền cảm hứng khuyến học đến những đối tượng được đề cập :    

Con em dân tộc thiểu số miền núi, vùng sâu vùng xa chưa có nhiều điều kiện tiếp xúc với nền giáo dục. Trẻ em cơ nhỡ, không nơi nương tựa. Những thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên hoặc những người mất định hướng, có dấu hiệu tách biệt với cộng đồng, trầm cảm. Người khuyết tật, khiếm thính, khiếm thị … IV.1.1.3. TÂM LÝ VÀ NHU CẦU:

- Các đối tượng được đề cập ở trên là những đối tượng tương đối đặc biệt, tâm lý về cuộc sống có phần khiếm khuyết. - Vì thế, hơn hết cả việc tạo môi trường giáo dục khuyến học chất lượng chúng ta phải có động thái về việc kết nối các đối tượng này với việc nhận thức về lợi ích của việc giáo dục và có mục tiêu trong cuộc sống. - Dựa trên tâm lý, nhu cầu và suy nghĩ của các đối tượng trên ta đề xuất những không gian có tính kết nối, giao lưu và học tập nhằm thúc đẩy tinh thần khuyến học, tư tưởng đổi mới, giúp họ có định hướng trong cuộc sống :    

Khối lớp học Khối các câu lạc bộ Không gian giao lưu, kết nối cộng đồng. Phòng chức năng phát hiện, tư vấn và chăm sóc

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Nếu như các khối lớp học, câu lạc bộ và không gian giao lưu sinh hoạt là những thành phần không thể thiếu thì Bộ bận chức năng phát hiện, tư vấn và chăm sóc chính là trái tim kết nối các khối khuyến học lại với nhau. IV.2.2. KHỐI LỚP HỌC : - Áp dụng TCXD VN 281: 2004: Nhà văn hóa thể thao – Nguyên tắcc cơ bản để thiết kế và TCVN 3981:1985 : Trường đại học – Tiêu chuẩn thiết kế. - Lớp học được tổ chức thành 2 loại: lớp học nhỏ và lớp học lớn. - Số người của mỗi lớp học nhỏ nên lấy khoảng 40 người. Lớp học lớn khoảng 80 người. - Chỉ tiêu tính toán diện tích sử dụng của lớp học được tính 14m2/ người. Yêu cầu thiết kế lớp học phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn thiết kế trường học phổ thông hiện hành.

H78. Minh họa phân khu chức năng mặt bằng lớp học. (Google) ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Các lớp học nhằm bổ túc kiến thức văn hóa cho các đối tượng đặc biệt như : học sinh con em dân tộc thiểu số miền núi, người khuyết tật, khiếm thính, khiếm thị,. … - Các lớp học phải được đặt ở không gian yên tĩnh, có tính sang tạo. - Yêu cầu :   

Không gian thông thoáng, thông gió, chiếu sang tự nhiên tốt. Không gian lớp học thân thiện, sang tạo và mở với thiên nhiên. Liên kết với sân vườn tạo cảm giác thân thiệt, hòa nhập với thiên nhiên.

H79. Minh họa các bố trí lớp học. (Google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


IV.2.3. KHỐI CÂU LẠC BỘ SINH HOẠT : - CLB chuyên về học thuật ( Academic ), ở đó học viên có thể tham gia thành nhóm, tự do trao đổi, học tập, thảo luận … chức năng về cơ bản giống với thư viện đa phương tiện, nhưng khép kín hơn và không nghiên cứu trên sách, không khí tự do thoải mái hơn. - Có 4 loại CLB : Đọc – Nghe – Nhìn – Học

H80. Các loại CLB học thuật (academic). (Google) ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- CLB chuyên sinh hoạt Nghệ Thuật khác như NHIẾP ẢNH – MỸ THUẬT – INSTALATION ART - Yêu cầu : Bố trí gần với khối trưng bày, chú ý vấn đề chiếu sáng.

H81. Các loại CLB nghệ thuật khác. (Pinterest)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


- Một số cách bố trí phòng CLB :

H82. Một số cách bố trí phòng CLB. (Google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


IV.2.4. KHÔNG GIAN GIAO LƯU : - Trong các thư viện văn hóa hiện đại, luôn có một không gian giao lưu trung tâm, bên trong tòa nhà hoặc khu vực bên ngoài trời – quảng trường. Đây thường là đầu mối giao thông, vừa là nơi thư giản giải trí, trưng bày các tác phẩm cũng là nơi tuyên truyền cho các hoạt động NVH.

H83. Không gian giao lưu, trưng bày cho các hoạt động, sự kiện. (Google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Một số thủ pháp tạo không gian giao lưu : 

Tận dụng mái : Làm không gian giao lưu nhỏ, số lượng người không lớn, chủ yếu là thư giãn.

H84. Không gian giao lưu trên mái. (Google) 

Lợi dụng các khoảng cắt sâu vào khối : Tạo những không giao giao lưu cục bộ, các không gian giao lưu không có sự liên kết.

H85. Không gian giao lưu tạo ra từ các khoảng cắt sâu vào khối. (Google) 

Âm vào đất : tăng diện tích cảnh quan. Tổ chức được nhiều không gian sinh hoạt, chức năng linh hoạt. Hạn chế số lượng nưgời. tạo ra nhiều không gian khác cote.

H86. Không gian giao lưu âm vào đất. (Google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Giải pháp giếng trời : Sử dụng bên trong công trình, thông thoáng chiếu sáng, làm nút giao thông chính phân tán đi các khu vực các.

H87. Không gian giao lưu bên trong sảnh chính công trình. (Google) 

Tạo khoảng chống chân :

H88. Không gian giao lưu bên dưới khoảng trống chân của công trình. (Google)

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


PHẦN CUỐI: PHỤ LỤC – NGUỒN THAM KHẢO – BẢNG THỐNG KẾ HÌNH ẢNH Kích thước nhân trắc học, kích thước các khổ giấy và kệ sách, một số trang thiết bị nội thất cơ bản trong công trình thư viện, người khuyết tật tham gia thư viện. TCXD VN. Dữ liệu kiến trúc. Bảng thống kê hình ảnh. Nguồn tài liệu tham khảo.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


PHỤ LỤC: 1. Kích thước nhân trắc học:

Tầm với con người

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


2. Kích thước các khổ giấy, khổ sách và kệ sách tương ứng: Tải trọng sách khá nặng thường tính 1m2 chịu tải 400 – 600 kg. Sách báo tạp chí, hồ sơ, bản vẽ,… trong thư viện chiếm đa số (85% tổng số lượng vật mang tin.).

Kích thước các loại báo, tạp chí,… dựa trên các khổ giấy trở thành quy chuẩn. Để các xưởng in tiết kiệm giấy không bị các phần thừa nhiều người ta đưa ra các loại giấy từ A0 - A5 (hình). Khi đóng thành các cuốn sách phải xử lý nhiều khâu in ấn các loại khổ củađủ loại sách. Từđó có cơ sở để ngăn chia các giá sách, kết hợp với tầm với của con người để quyếtđịnh kích thước của các giá sách, vật mang tin. Có nhiều giải pháp nhưđinh, chốt, các tấm trượt lắp ghép, các dạng bản lề,… Kích thước của một ngăn sách được coi là chuẩn cho một giá sách làm cơ sở để thiết kế kho sách. Ngăn sách được thiết kế theo kích thước của sách, có chiều sâu khỏang 20, 25, 30, 35 và chiều cao là 25, 35, 45. Chiều cao toàn bộ gía sách phụ thuộc vào kích thước con người (1.65m ). Khoảng cách giữa các giá sách là 1,2 – 1,5 m tốt nhất là 1,35m.Thông thường 1,2m giá sách chứa dược 250 – 300 đầu sách và giá hai mặt là 400 – 420 cuốn.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Loại kệ đựng tạp chí với các ngăn có bản lề trục quay, cất các tạp chí số cũ.

Các loại kệ cố định khác, với các ngăn đế có thể tháo ra lắp ráp cho phù hợp với các cỡ sách.

3. Các kiểu vật dụng phục vụ độc giả: Ghế bành (ghế thư giãn) Ghế bành thường lớn, bọc đệm được thiết kế cho độc giả ngồi đọc thoải mái, thư giãn và có thể thiết kế them cho trẻ em, chú ý: kích thước ghế cũng đừng quá lớn để dễ di chuyển, phần lưng tựa thoải mái, và ghế ko quá thấp hoặc sâu vì sẽ gây khó khăn trong việc đứng dậy và chạm đất. ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Ghế ngồi đọc Ghế ngồi đọc khá quan trọng, về thiết kế hình dáng lẫn sự thoải mái, nó sẽ tác động đến tâm lý người ngồi đọc rất lớn. Gỗ là vật liệu thường thấy cho loại ghế này, có thể bọc nệm cho phần ngồi hoặc lưng. Ngoài ra, còn có ghế bọc kim loại hoăc nhựa dẻo do các nhả máy sản xuất hàng loạt, đặc biệt quan tâm đến các khớp nối kiên kết các thành phần. Hình dáng có thể đa dạng từ 4 chân, đế trượt, bọc kim loại, hoặc không tay vịn, tay vịn luôn phải được thiết kế thấp hơn mặt bàn, và trọng lượng ghế ko quá nặng để dễ kéo ra kéo vào. Tuy ghế trượt nặng hơn và khó di chuyển hơn, nhưng sẽ ko ảnh hưởng nhiều đến bề mặt thảm lót, và ghế nặng để hạn chế sự di chuyển vô tội vạ của độc giả.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Ghế làm việc (Ghế văn phòng – TASK CHAIR) Task chairs thường dùng cho khu vực công cộng lẫn quản lí của thư viện. Loại này được thiết kế để có thể linh hoạt thay đổi cho phủ hợp với cơ thể và mục đích sử dụng của con người. Lưng và mặt ghế có thể bọc nệm hoặc trơ, và hình dáng không ốc định có thể thay đổi, chú ý ưu tiên ko tay vịn vì phải di chuyển thường xuyên. Nhưng người hay ngồi làm việc với máy tính lại thích có tay vịn hơn.

Những loại ghế khác Những loại ghế khác như là: include sofas, rocking chairs, benches, upholstered cushions, and ghế đẩu. Sofa hay ghế cặp thường dùng cho gia đình và đôi bạn có thể ngồi cùng nhau đọc sách. Ghế benches thường dùng cho không gian chờ, như sảnh dể chờ sự phản hồi thông tin. Ghế đẩu cũng thường xuất hiễn ở khu trẻ em hay tra cứu thông tin tại computer.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Bàn đọc khu tĩnh ( CARRELS): Chuyên dùng cho khu vực tĩnh, carrels được sử dụng cho nhiểu mục đích: chứa nhiều loại thiết bị điện tử từ máy tính, đến máy in, và thông tin liên lạc và cả tai nghe. Chú ý hình dáng và vật liệu phải đồng bộ với các loại bàn ghế khác, và nên có kích thước phù hợp cho trẻ em. Chân bàn có thể làm bằng gỗ hay kim loại, hay tấm panel, hoặc là 1 phần trong tổ hợp lục giác hay đa giác.

Carrels kế nhau có thể dùng chung hệ thống dữ liệu và điện nối. Có thể thiết kế thêm kệ ngay phía trên và một đèn huỳnh quang dưới kệ. Nếu thiết kế carrels đặt sát tường nên chú ý phần bảo vệ chân tường và bề mặt.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Người khuyết tật tham gia thư viện

Thang máy cho người tàn tật – các kích thước tầm với.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Tiêu chuẩn, kích thước, nguyên tắc bố trí bãi đậu xe

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Các Sách Tiêu chuẩn:  Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam – tập IV.  Kiến trúc công trình công cộng- tập 1.  Sổ tay dữ liệu Kiến Trúc Sư Neufert.  Cẩm nang Kiến Trúc Sư.  Tiêu chuẩn thiết kế tạp IV-Bộ xây dựng-Hà Nội 1997  Thiết kế kiến trúc công trình công cộng  Time-Saver Standard for Building Types  People Places - A guide for Public Library in New South Wales  Tiêu chuẩn thư viện công cộng bang WICONSIN- MỸ.  Chuyên đề thiết kế thư viện – TS.KTS. Tạ Trường Xuân – NXB Xây dựng  Kiến trúc phong cảnh – Nguyễn Thanh Thủy – 1992 – NXB khoa học kỹ thuật - Các công trình thực tế:  Phân tích bản vẽ một số thư viện thực tế: Thư viện Đại học Huế, thư viện Tổng hợp TPHCM, thư viện Đại học Đà Nẵng, Thư viện Quốc gia Singapore, thư viện Seattle Mỹ, .... - Các tạp chí kiến trúc:  The Architects’ Handbook-Blakwell Science  Architectural Record  Wiscosin Public Library Standards_ 11-2005, PLA  Public libraty Space Needs :Planning outline, PLA  Đố án Thư Viện các khoá trước. - Các trang website:  Web site Thư viện.net.  Website http://www.architecturewek.com  Website http://www.arcspace.com  Website http://archrecord.construction.com/products/PotM.asp  Website http://archrecord.construction.com  Website http://VietnamLib  Website http://Myhrengallery.com  Website http://mcallen.smugmug.com/Library/New-Main-Library/NewMain/Newmainlibrary/)  Website http://sophiebury.ca/2009/09/09/irish-libraries-notable-statuessculptures/) Và một số nguồn khác…

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


MỘT SỐ TCXDVN:

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC THƯ VIỆN | TRẦN GIA TÚ


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.