Đề cương thiết kế thư viện tổng hợp tỉnh Lâm Đồng

Page 1

PUBLIC LIBRARY ĐỀ BÊN NGOÀI THƯ VIỆN CŨ ROTTERDAM - HÀ LAN

CƯƠNG

TỐT

NGHIỆP

KIẾN

TRÚC



THƯ VIỆN TỔNG HỢP

TỈNH LÂM ĐỒNG

TRẦN GIA TÚ | H116177 | K18A1 GVHD : NGUYỄN BÍCH HOÀN

SÂN CHƠI BÊN NGOÀI THƯ VIỆN CỦA HỌA SĨ HIKARU NISSANKE


Library is the thoughtful making of books. Architecture is the thoughtful making of space. Louis Kahn

GHI CHÚ ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ....................................................................................................................

1|


MỤC LỤC 04 | GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT ĐỀ TÀI Thể loại, chức năng Lý do chọn đề tài Hiểu biết về đề tài 7 | CƠ SỞ THIẾT KẾ Quy hoạch Mặt bằng chức năng Tiêu chuẩn qui phạm Yếu tố kỹ thuật 15 | ĐẶC ĐIỂM KHU ĐẤT Vị trí khu đất xác định Các công trình xung quanh Giao thông tiếp cập Điều kiện địa hình Điều kiện khí hậu Góc nhìn Tính chất đô thị 32 | CƠ SỞ DỮ LIỆU Cơ sở tính toán Quy mô công trình Nhiệm vụ thiết kế 46 | DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

2|


má»™t


GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT ĐỀ TÀI


^

^ Tranh miêu tả cuộc sống ở vùng đồi núi |

Tranh về đồi núi của họa sỹ Hikaru Nissanke

Một thư viện được xây dựng ở vùng đồng bằng thì phải đẩy nhanh sự phát triển giáo dục. Nhưng một thư viện xây dựng trên vùng đồi núi thì trước hết phải tập trung khuyến học cho tất cả mọi người. 3|


1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT ĐỀ TÀI 1.1. THỂ LOẠI, CHỨC NĂNG : Thể loại : Công trình công cộng. Chức năng: Thư viện tổng hợp mới với các khu chức văn hóa phục vụ cho thành phố và các khu vực lân cận. Tên đồ án : Thư viện tổng hợp tỉnh Lâm Đồng. Địa điểm thiết kế : Thành phố Đà Lạt. Quy mô : 4 ha 1.2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Paris - Pháp , hội thảo khoa học Quốc tế ngày 29.09.2013, dưới sự chủ trì của Bộ Xây Dựng Việt Nam cùng Viện Quy Hoạch cảnh quan của Pháp đã giới thiệu “Ý tưởng quy hoạch thành phố xanh Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” . Cuối năm 2013, đồ án được công bố. Với tầm nhìn xa về quy hoạch một đô thị xanh chuẩn mực, về sự tăng trưởng của dân số, sự phát triển của trình độ kinh tế và khoa học kỹ thuật. Việc đẩy nhanh trình độ tri thức và phát triển giáo dục là nhu cầu cấp thiết. Theo số liệu thống kê đến hiện nay, hiện trạng tại TP.Đà Lạt có 1 thư viện cũ cấp thành phố và hơn 10 thư viện tại các trường học. Nếu so với tầm nhìn phát triển đến năm 2050 thì hiện trạng thư viện hiện tại của Đà Lạt hoàn toàn không đáp ứng đủ nhu cầu. Do đó, nhu cầu ra đời của một Thư Viện Tổng Hợp loại mới kết hợp với các khu chức năng văn hóa nhằm đẩy cao tính khuyến học, giao lưu, văn hóa đọc, không gian xanh là hết sức cần thiêt.

4|


1.3. HIỂU BIẾT VỀ ĐỀ TÀI : Thư viện tuy có lịch sử lâu dài nhưng nó mới chỉ mới thực sự trở thành một ngành khoa học vào khoảng nửa cuối thế kỉ 19, và được quan tâm nghiên cứu về những nguyên tắc hoạt động quản lý. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thế giới trong thời đại công nghệ thông tin, sự hoàn thiện của nhiều phương tiện trợ giúp và những nghiên cứu về nhiều mặt của xã hội đã cho ra đời hai lĩnh vực có quan hệ mật thiết tới thư viện học là tư liệu học và thông tin học. Sự xây dựng của thư viện tại một vùng, khu vực, thành phố sẽ có hiệu quả cực lớn về tính giáo dục và tính nhân văn. Góp phần khuyến học tại những vùng nghèo tri thức và đẩy cao sự giáo dục tại những vùng trung tâm. Với những chức năng hiện đại, tinh thần nhân văn, thư viện chắc chắn sẽ góp phần kết nối và giao lưu cộng đồng, để dần trở thành một biểu tượng trung tâm và cốt lõi quan trọng giáo dục văn hóa của nơi mà nó được xây dựng nên.

^ Các xu hướng thiết kế thư viện hiện đại ngày nay.

Khái quát đặc điểm của một thư viện mở hiện đại: - Người sử dụng tiếp cận thông tin một cách dễ dàng với kho mở với tài liệu được xếp theo môn loại. - Cán bộ thư viện đóng vai trò đưa thông tin được cập nhật đến với người sử dụng. - Quan niệm mở trong công tác phục vụ người sử dụng chính là tổ chức kho mở, công tác tham khảo (reference), online catalog với hệ thống đề mục (subject headings) hoàn chỉnh, tổ chức công tác phân tích và chỉ mục (indexing) tạp chí. - Tự động hóa hoàn toàn các hoạt động trong thư viện . Các thư viện tự động hóa theo phương thức và quy mô khác nhau nhưng đồng bộ trong nghiệp vụ. Sử dụng mã gạch (bar code) trong khâu quản lý; sử dụng MARC format và subject headings trong biên mục (cataloging). Tổ chức online catalog. - Mạng cục bộ là yếu tố tất yếu trong hệ thống thông tin thư viện tự động hóa.Mạng cục bộ chia sẽ tài nguyên thư viện và phục vụ trực tuyến : mục lục trực tuyến , cơ sở dữ liệu CD-ROM, thư điện tử.

5|


bản sketch tay ý tưởng bên trong thư viện đại học Erasmus - Rotterdam Hà Lan

Các chức năng của một thư viện hiện đại ngày nay.

- KẾT LUẬN : Ngày nay , người ta đến thư viện không chỉ để đọc sách mà cái chính chính là gặp gớ giao lưu và trao đổi thông tin.Vì vậy chức năng của thư viện được mở rộng sang hoạt động của 1 nhà văn hóa nhỏ , chức năng trưng bày , giao lưu , biểu diễn , hội thảo, sinh hoạt đội nhóm ….Thư viện là nơi lý tưởng để trưng bày những tác phẩm nghệ thuật địa phương hoặc quốc gia , vùng miền .Nó được xem là một trong những đại diện cho sự phát triển , văn hóa , trí tuệ của 1 quốc gia, là điểm đến không thể bỏ qua của khách du lịch (thư viện trung tâm) để có 1 cái nhìn khái quát về quốc gia đó.

6|


hai


CƠ SỞ THIẾT KẾ


2. CƠ SỞ THIẾT KẾ 2.1. QUY HOẠCH : - Thư viện được bố trí trong cụm công trình văn hóa , giáo dục hoặc giải trí khác, như thư viện được bố trí gần Nhà Bảo Tàng, Nhà văn hóa, các trường học, hay công viên, khu nghỉ dưỡng… thường thường các công trình này có quan hệ với những hoạt động của thư viện. - Khoảng lùi của các công trình so với lộ giới đường quy hoạch được quy định tùy thuộc vào tổ chức quy hoạch không gian kiến trúc, chiều cao công trình và chiều rộng của lộ giới, nhưng khoảng lùi tối thiểu phải thỏa mãn quy định trong bảng sau: - Vị trí đặt công trình: Đặt song song với đường đỏ:không nhỏ hơn 15m. Đặt vuông góc với đường đỏ: không nhỏ hơn 10 m.

vị trí của thư viện tổng hợp trong đô thị

Đặt song song với đường cao tốc hoặc giao thông chính: Không có dải cây xanh cách ly: không nhỏ hơn 50 m. Có có dải cây xanh cách ly: không nhỏ hơn 30 m. Đặt vuông góc với đường cao tốc hoặc giao thông chính: Không có dải cây xanh cách ly: không nhỏ hơn 30 m. Có có dải cây xanh cách ly: không nhỏ hơn 20 m.

Thư viện tại vùng có độ dốc

- Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa của các công trình công cộng như giáo dục, y tế, văn hóa, TDTT, chợ trong các khu vực xây dựng mới là 40%. - Tỉ lệ đất tối thiểu trồng cây xanh là 30%. (tham khảo Tiêu chuẩn XDVN)

7|

Chiều cao công trình xây dựng


2.2. DÂY CHUYỀN CÔNG NĂNG VÀ SƠ ĐỒ LIÊN HỆ

Sơ đồ liên hệ các không gian chức năng chính trong thư viện mở

Bố cục không gian phòng đọc chung và phòng đọc riêng Bố cục này cho phép tận dụng ánh sáng tự nhiên các hướng Bắc Nam cho hai dãy phòng đọc.

Phòng đọc chung và phòng đọc riêng kết hợp trong một không gian có phân chia theo tầng.

8|


2.3. TIÊU CHUẨN QUI PHẠM -(Tham khảo: Metric Handbook - Planning and Design Data; Tiêu chuẩn XDVN - tập IV; Time - Saver Standards Building Type; Neufert - Architest’s Data; Architect’s Handbook; Public Library Space Needs)

9|


10|


2.3. TIÊU CHUẨN QUI PHẠM :

11|


2.4 CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT : 2.4.1 CHIẾU SÁNG : - Chiếu sáng tự nhiên : Phòng đọc chung thường là phòng đọc rộng nên cần thiết kế thêm lấy sáng từ trên cao bằng lấy sáng giữa phòng hoặc sử dụng cửa sổ mái, cửa bên trên cao, loa lấy sáng,… Khu vực biên của phòng: tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào nên sử dụng kết cấu che nắng bằng lam hay các chi tiết tường hoa, tấm che nắng,… mái đưa, hành lang. Nhất là các hướng nắng chính của khu vực: Đông, Tây. Một số phương pháp chiếu sáng tự nhiên : ^ Tỉ lệ phân bố ánh sáng trong phòng đọc.

^ Chiếu sáng cửa bên và chiếu sáng cửa mái.

^ Chiếu sáng bằng Light shelf.

^ Chiếu sáng bằng tường bên ( Lam đứng - lam ngang )

- Chiếu sáng nhân tạo : - Đèn bố trí tại ngay các bàn đọc,không bố trí đèn trần do sẽ gây ra lãng phí ánh sáng do độ cao. Có thể bố trí đèn tại từng vị trí ngồi dưới dạng đèn cá nhân. Tại các vị trí giao thông yêu cầu ánh sáng không cao có thể bố trí bằng đèn trần. - Chiếu sáng trần định hướng: trên trần đặt các mảng đèn(dạng choá dài và lồng máng ) để chiếu sáng từ trái sang phải. Chiếu sáng dạng trần phát sáng: dùng các loại máng đèn hoặc các loại choá đèn chiếu sáng trực tiếp lên trần, từ trần sơn màu sáng phản quang. - Chiếu sáng cục bộ: trên bàn đọc có lắp hệ thống máng đèn chiếu sáng cho các bàn đọc riêng. 12|


2.4.2. THÔNG GIÓ : Nhằm tiết kiệm năng lượng,thông gió tự nhiên là phương án tối ưu nhất. Với quy mô công trình lớn, phục vụ đông, kết hợp với thông gió cơ khí, các phòng có trang thiết bị đặc biệt như phòng hội thảo, lưu trữ dữ liệu số,... thì thông gió cơ khí là bắt buộc.

2.4.3. TRANG ÂM : Do đặc trưng sử dụng của công trình phục vụ cho đọc và tìm kiếm thông tin nên cần một môi trường yên tĩnh tương đối độc lập. Chống ồn là một trong những nhiệm vụ thiết kế quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới kết cấu công trình. Một số loại cấu tạo cách âm :

^ Các loại trần hút âm

^ Các loại tương cách âm

^ Các loại sàn cách âm

13|


2.4.4. CÁC ỨNG DỤNG MỚI TRONG THƯ VIỆN : Hiện nay có rất nhiều thư viện đại học và thư viện thành phố trên thế giới đang sử dụng vi mạch bán dẫn đặc biệt và được biết đến như các thẻ RFID (Radio Frequency Identification). RFID được gắn trên các cuốn sách, chính cách sắp xếp của công nghệ này giúp cho công việc của các thư viện đạt hiệu quả tốt hơn. Hệ thống RFID sẵn sàng ở mọi nơi hay ngay khi được lắp đặt ở hơn 300 thư viện ở Mỹ và gán hàng nghìn thẻ cho các cuốn sách. Bên cạnh đó, RFID được ứng dụng trong quá trình tự động hoá việc mượn trả, kiểm kê, chống trộm tài liệu, mượn trả và phân loại tự động tài liệu..

^ Quy trình hoạt động của thẻ RFID trong thư viện

14|


ba

11|


ĐẶC ĐIỂM KHU ĐẤT

12|


Tác phẩm “Một góc Đà Lạt” trong cuộc thi ảnh về Đà Lạt năm 2002

^

15|


Thành phố Đà Lạt Trong “Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050” có nêu :”Xây dựng phát triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 trở thành một vùng đô thị hiện đại, đẳng cấp quốc tế; có đặc thù về khí hậu, cảnh quan tự nhiên, văn hóa lịch sử và di sản kiến trúc tầm quốc gia, khu vực và có ý nghĩa quốc tế.” QUY MÔ DÂN SỐ: Dân số hiện trạng: 467.000 người, tỷ lệ đô thị hóa: 54% Quy mô dân số dự báo: đến 2020 là 530.000 - 560.000 dân, tỷ lệ đô thị hóa 60-65%. đến 2030 là 600.000 - 650.000 dân. Tỷ lệ đô thị hóa 70%. Dự báo khách du lịch năm 2020 là 4,97 triệu người; năm 2030 là 8,91 triệu người; dân số quy đổi từ khách du lịch là 80.000-100.000 người (năm 2030) QUY MÔ ĐẤT ĐAI: Dự kiến đất xây dựng đô thị: đến năm 2020 khoảng 20.000 ha, trong đó đất dân dụng là 3.200 ha; đến năm 2030 là khoảng 28.000 ha, trong đó đất dân dụng là 4.500 ha. Về Ý tưởng hình thái không gian đô thị Đà Lạt chia làm 4 khu trong đó : khu trung tâm lịch sử truyền thống : - Khu vực đô thị trung tâm thành phố Đà Lạt có diện tích khoảng 5.900 ha. - Trung tâm hành chính - thành phố, trung tâm y tế, trung tâm thương mại - dịch vụ du lịch. - Bảo tồn không gian đô thị, bảo tồn cảnh quqn kiến trúc với điểm nhấn là công trình có vị trí chiến lươc tại trục di sản Trần Hưng Đạo Trần Phú, trung tâm văn hóa nghệ thuật cấp vùng - Dinh Một - Bảo tồn trục cảnh quan suối Cam Ly - hồ Xuân Hương; hình thành khu phố đi bộ tại quanh khu vực chợ Đà Lạt; bảo tồn góc nhìn lịch sử và hiện tại.

16|


Bản đồ Đà Lạt năm 1963 do Sở bản đồ Quân đội Hoa Kỳ tại Viễn


n Đông ấn hành.


BẢN ĐỒ QUY HOẠCH ĐẤT THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT NĂM 2020



3.1. VỊ TRÍ KHU ĐẤT XÁC ĐỊNH Nằm ở ngay khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt - Nằm trong khu quy hoạch công trình giáo dục - văn hóa. Mặt đường chính hướng tây Bắc nhìn thẳng ra Hồ Xuân Hương - Phía sau khu đất hướng Đông Nam tiếp giáp khu dân cư mới - Phía Đông Bắc là khu các trường học - Phía Nam và Tây Nam là khu Quảng trường Ánh Sáng, công viên cây xanh, tầm nhìn xa có độ thoáng cao.

Họa đồ vị trí khu đất

Khu đất nằm trong khu quy hoạch giáo dục - văn hóa

17|

Khu dân cư và trường học lân cận

Cảnh quan cây xanh xung quanh


Bản đồ quy hoạch cơ cấu đất Phường 10 - Thành phố Đà Lạt 18|


3.2. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CHÍNH TRONG BÁN KÍNH 10KM

VỊ TRÍ KHU ĐẤT 4 ha

1. Nhà văn hóa lao động tỉnh Lâm Đồng. 2. Trục bảo tồn kiến trúc Pháp - Việt. 3. Trường chính trị tỉnh Lâm Đồng. 4. Trường đại học Kiến Trúc Đà Lạt. 5. Trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt. 6. Công viên Trần Quốc Toản 7. Vườn hoa thành phố Đà Lạt.

19|

8. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt. 9. Sân Golf Đà Lạt 10. Công viên văn hóa 11. Khu chợ trung tâm thành phố Đà Lạt. 12. Ủy ban nhân nhân tỉnh Lâm Đồng. 13. Quảng trường công viên Yersin.


Hình ảnh về các hạng mục công trình chính trong bán kính 10km

1. Nhà văn hóa lao động tỉnh Lâm Đồng

2. Nhà ga Đà Lạt trong diện bảo tồn

5. Trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt

5. Trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt nhìn từ trên cao

6. Công viên Trần Quốc Toản nhìn ra hồ Xuân Hương

6. Công viên Trần Quốc Toản nhìn lên trường CĐ sư phạm

7. Vườn hoa thành phố Đà Lạt

8. Trung tâm hành chính thành phố Đà Lạt

9. Sân Gold Đà Lạt

10. Phối cảnh quy hoạch công viên văn hóa thành phố Đà Lạt

11. Chợ trung tâm thành phố Đà Lạt

13. Quảng trường công viên Yersin

20|


3.3. GIAO THÔNG TIẾP CẬN Xét trong bán kính 10km, khu đất nằm trong trục giao thông huyết mạch quanh hồ Xuân Hương của Thành Phố Đà Lạt với nhiều điều kiện thuận lợi, Về đường bộ: Khu đất nằm ngay ngã ba giao nhau của 2 trục đường chính Trần Quốc Toản - là trục đường xuyên suốt chạy quanh bờ hồ Xuân Hương và đường Yersin - đường lớn mang tính kết nối khu đô thị dân cư phía Đông thành phố Đà Lạt. Về đường sắt: Nằm cách ga Đà Lạt khoảng 2km, hiện tại ga Đà Lạt đã giảm bớt các mục hoạt động và đưa vào danh sách bảo tồn, mang tính tham quan du lịch nhiều hơn vận chuyển. Về đường hàng không: Cách sân bay Liên Khương 30km theo Quốc Lộ 20 - tuyết đường huyết mạch liên kết Đà Lạt và các khu vực khác.

đường Trần Quốc Toản lộ giới 15m

đường Yersin lộ giới 20m

21|

vị trí khu đất xây dựng 4 ha


Mặt cắt đường Trần Quốc Thảo dài 400m, lộ giới: 15m, từ đường Lê Đại Hành đến đường Yersin.

Mặt cắt đường Yersin dài 2,6km, lộ giới: 20m, từ đường Trần Quốc Toản đến đường Nguyễn Đình Chiểu. Đánh giá giao thông tiếp cận : Khu đất nằm ngay giao lộ ngã ba tiếp giáp 2 mặt đường: - Đường Trần Quốc Thảo lộ giới 15m, là đường chạy vòng Hồ Xuân Hương, 2 chiều và không có dải phân cách ở giữa. Tuy là đường nhỏ nhưng có lợi thế vì giáp ranh Hồ Xuân Hương, nơi hướng nhìn mặt đứng của công trình hướng ra. Lưu lượng xe chủ yếu là xe máy và ô tô. Tình trạng giao thông thông thoáng, ít kẹt xe. - Đường Yersin là đường lớn hơn, lộ giới 20m, 2 chiều và không có dải phân cách ở giữa, là trục đường kết nối trung tâm thành phố Đà Lạt với khu đô thị phía Đông - Trục bảo tồn kiến trúc. Có độ dốc cao lên về phía Đông nhưng không quá lớn, có thể tạo tầm nhìn cảnh quan cho công trình về phía Hồ Xuân Hương. Lưu lượng xe chủ yếu là xe máy, ô tô và xe khách. Tình trạng giao thông tương đối thông thoáng, tuy nhiên vào các giờ cao điểm có tình trạng ùn tắc nhẹ do xe khách du lịch và xe ô tô di di chuyển.

22|


3.4. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH Tổng quan : Trung tâm Đà Lạt như một lòng chảo hình bầu dục dọc theo hướng bắc - nam với chiều dài khoảng 18 km, chiều rộng khoảng 12 km. Những dãy đồi đỉnh tròn ở đây có độ cao tương đối đồng đều nhau, sườn thoải về hướng hồ Xuân Hương và dần cao về phía các vùng núi bao quanh. Địa chất : Thổ nhưỡng, địa chất của Đà Lạt được hình thành khá lâu đời và bền vững với những điều kiện thuận lợi giúp cho việc xây dựng và đô thị hóa. Thành phần đất chủ yếu là Đất feralit vàng đỏ: chiếm 90% diện tích đất toàn thành phố. Ở những nơi đất bị trôi rửa mạnh, tầng mạch mỏng và có độ chua rất cao. Thủy văn : Khu vực xung quanh khu đất không có sông, chỉ tiếp giáp với hồ Xuân Hương.

23|

Vùng núi cao trải đều dốc về phía trung tâm Đà Lạt

Độ dốc khoảng 200m

Đất feralit vàng đỏ

vùng trũng Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, nằm ở trung tâm thành phố với diện tích ước chừng 0,38 km2, diện tích đã bị bồi lấp lên tới 0,06 km2. Độ rộng mặt hồ trung bình 200 m, diện tích lưu vực khoảng 21 km2. Lượng nước bình quân gia nhập vào hồ là 0,5m3/s. Mực nước mặt hồ được điều tiết vào thời gian có mưa lớn.


bản đồ về cao độ của thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng

24|


gió Đông Bắc hoạt động vào tháng 11,12,1

gió Tây - Tây Nam hoạt động từ tháng 5 - 9

Dữ liiệu gió ảnh hưởng tới khu đất

25|


3.5. ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU Một trong những nhân tố chính hình thành nên thổ nhưỡng và khu hệ động thực vật Đà Lạt là khí hậu, đây cũng là nguồn tài nguyên quan trọng của một vùng nghỉ dưỡng. Do nằm ở độ cao 1.500 mét và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng, đặc biệt là rừng thông bao quanh, nên đối lập với khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền trung và khí hậu nhiệt đới xavan ở miền nam, thành phố Đà Lạt có một khí hậu miền núi ôn hòa dịu mát quanh năm. Đà Lạt có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa trùng với mùa gió mùa tây nam, bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Còn mùa khô trùng với mùa gió mùa đông bắc, kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình tháng ở Đà Lạt không bao giờ vượt quá 20’C, ngay cả trong những tháng nóng nhất. Ở Đà Lạt còn có một hiện tượng thời tiết đáng chú ý khác là sương mù, trung hình 80 đến 85 ngày trong một năm, nhưng xuất hiện nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 2 tới tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10.

Dữ liệu khí hậu của thành phố Đà Lạt

Chế độ nắng : Đà Lạt là nơi có tổng số giờ nắng trong năm tương đối cao :tổng số giờ nắng trong năm tập trung chủ yếu vào các tháng XII, I, II, III trong mùa khô. Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành tại Đà Lạt thay đổi theo mùa. Từ tháng 10 - 4, hướng gió chủ yếu là Đông - Đông Bắc. Gió Đông Bắc hoạt động mạnh vào tháng 11, 12 và tháng 1. Từ tháng 5 - 9 là thời kỳ hoạt động của gió Tây - Tây Nam. Gió Tây thịnh hành trong tháng 7 và 8.

26|


3.6. CÁC HƯỚNG NHIÌN CHÍNH Hướng nhìn cảnh quan là một trong những yêu cầu quan trọng trong thiết kế thư viện kiểu mới để tổ chức các khoảng không gian đọc trong nhà và ngoài trời.

4 1

3 2

Hình ảnh về hướng nhìn từ khu đất về phía các khu vực lân cận

27|


Tranh ký họa thành phố Đà Lạt góc nhìn xuống hồ Xuân Hương

Bảng đánh giá các hướng nhìn từ khu đất

28|


3.7.TÍNH CHẤT ĐÔ THỊ VÙNG TRUNG TÂM THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT Đà Lạt l sở hữu một di sản kiến trúc giá trị, ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ 20. Là thành phố du lịch, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây Nguyên. Lịch sử phát triển quy hoạch đô thị Đà Lạt nửa đầu thế kỷ 20 dường như gắn liền với sự phát triển nghệ thuật quy hoạch đương đại của thế giới. Với lịch sử hơn 100 năm, Đà Lạt mang đậm dấu ấn của kiến trúc Pháp nhưng cũng đã xây dựng được cho mình không ít những công trình kiến trúc hiện đại độc đáo, đa dạng về thể loại và phong phú về phong cách.

21|


CÁC HÌNH THỨC KIẾN TRÚC LÂN CẬN :

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÀ LẠT Trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt xây dựng năm 1927 là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn cổ kính châu Âu - Pháp, nhưng cũng đồng thời kết hợp được nhiều chi tiết kiến trúc bản địa để tạo thành một công trình kiến trúc hòa hợp giữa Đông và Tây.

QUẢNG TRƯỜNG LÂM VIÊN Quảng trường Lâm Viên, Đà Lạt là dự án trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng, có yếu tố kỹ thuật và mỹ thuật cao. Rộng hơn 72.000 m2 tọa lạc giữa “trái tim” của Đà Lạt. Hình thức kiến trúc hiện đại, có 2 khối chính mô tả nụ và đóa hoa dã quỳ. Chức năng là quán cà phê 500 m2 và cung biểu diễn nghệ thuật với 1.500 chỗ ngồi. Sử dụng vật liệu chủ đạo là kính màu chịu lực và thép. 30|


Những chiếc cầu thang tại khu vực sảnh chung là một trong những điểm nhấn thú vị của kiến trúc trường học, trung tâm và đặc biệt thư viện, tạo không gian giao thông và nghỉ chân.

3.8. ĐÁNH GIÁ VỀ KHU ĐẤT

31|


^ Bên trong thư viện quốc gia Pháp


bốn

15|


CƠ SỞ DỮ LIỆU

16|


4. CƠ SỞ DỮ LIỆU: 4.1. CƠ SỞ TÍNH TOÁN: 4.1.1. Cơ sở tính toán các hạng mục chính: Kho sách :

Phòng đọc :

Khối kỹ thuật nghiệp vụ :

Khối hội thảo :

33|


Khu vực công cộng , phục vụ : Bao gồm: Sảnh chính, khu vực tra cứu điện tử, các gian đọc báo chí, không gian triển lãm, khu vực giao lưu sinh hoạt cộng đồng (cafeteria, café sách), nhà sách quy mô vừa và nhỏ, photocopy, in ấn, dịch thuật, v.v… Diện tích khu vực công cộng này bằng 15 - 20% tổng diện tích các không gian: kho lưu trữ, khối đọc, khối hành chính quản lý nghiệp vụ, khối hội thảo. Khu phụ trợ : Bao gồm: kho, vệ sinh, hàng lang, giao thông thang bộ, thang máy, kỹ thuật, v.v… Diện tích khu phụ trợ bằng 10 - 25% tổng diện tích các không gian: kho lưu trữ, khối đọc, khối hành chính quản lý nghiệp vụ, khối hội thảo, khu vực công cộng dịch vụ.

^ bên trong thư viện đại học Erasmus - Rotterdam Hà Lan Mái kính lớn lấy sáng cho khu vực phòng đọc và sảnh chính chắc chắn là một trong những cấu tạo gần như không thể thiếu trong các không gian thư viện.

34|


4.1.2. Cơ sở xác định quy mô dân số phục vụ:

(*) Theo Thông tin và số liệu thống kế của Cục thống kê Thành phố Đà Lạt 12/2015)

4.1.3. Quy mô tính toán :

35|


4.2. QUY MÔ CÔNG TRÌNH:

Thư viện phục vụ cùng lúc số người bằng 50% tổng số dân cư (365.000 người) Phòng đọc :

Không gian bộ sưu tập :

Khối kỹ thuật nghiệp vụ:

36|


Khối hội thảo - triễn lãm

Khu vực công cộng - giao thông - phụ trợ

37|


Thống kê các hạng mục trong công trình :

Quy mô thực tế của công trình :

38|


Phòng hội thảo của thư viện quốc gia Đan Mạnh

39|


4.3. CƠ SỞ DỮ LIỆU : STT

HẠNG MỤC

A

TIÊU CHUẨN

SỐ DIỆN TÍCH LƯỢNG (m2)

SẢNH CHÍNH

450

1

Sảnh

0.3 m2 /người

1

400

2

Phòng gửi đồ

0,04 m2 /người

1

50

B 1

KHỐI ĐỌC Khu trưng bày sách

2

Khu vực tra cứu sách

3

Khu mượn sách

4

0.5 m2 /người

0,1 m2 /người đọc

1 4

Chiều cao tối thiểu là 4m

10220

Phục vụ cho 1460 lượt người đọc / ngày

500-680

Gần sảnh và lối vào chính, thiết kế thu hút, hấp dẫn.

136

Tra cứu bằng máy tính, bố trí tại các sảnh và trong các phòng đọc khác nhau

250

Khu cho mượn sách về nhà

20% số chỗ 1,8 m2 /người đọc 5 m2 /nhân viên

1

150

Khu cho mượn sách tại chỗ

15% số chỗ 1,5 m2 /người đọc 5 m2 /nhân viên

1

100

Phòng đọc tập trung

Căn cứ Architect’s Handbook

1

1400-1600

1 1

200 300

1

300

1 1 1 1

100 300 100 300

Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội và nhân văn Khoa học kỹ thuật và công nghệ Kinh tế và thương mại Văn chương và ngôn ngữ Nghiên cứu địa phương Nghệ thuật 5

Ghi Chú

Có thể đặt ở đầu hoặc cuối phòng đọc, liên hệ được với sảnh

Được phân thành các khu đọc chuyên đề

Yên tĩnh, liên hệ trực

Phòng đọc nghiên cứu

20 % số chỗ 5 m2 /người đọc

1

600 - 1360 tiếp với kho sách và

Phòng đọc sách cổ, sách quý

2 - 8 chỗ 4 - 9 m2 /người đọc

1

100 - 160

Sách có giá trị nên cần vận hành kín

1

300 - 600

Loại bàn ngồi đọc phù hợp với tài liệu khổ lớn

1

200 - 600

Phòng đọc tài liệu có kích thước đặc biệt Phòng đọc sách báo ,tạp chí cũ 6

Phòng đọc nhật báo, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ

7

Phòng đọc sách tham khảo ( tra cứu nhanh )

1/5 - 1/3 diện tích phòng đọc

nơi lưu trữ

1

280 - 500

1

400 - 500

Không gian mở , tạo cảm giác thoải mái cho người đọc. Bàn ghế có hình thức và bố trí tự do hơn

40|


bên trong thư viện đại học Erasmus - Rotterdam Hà Lan

STT

HẠNG MỤC

TIÊU CHUẨN

SỐ DIỆN TÍCH LƯỢNG (m2)

8

Phòng thảo luận, làm việc nhóm

30 % số chỗ 2,4 m2 /người đọc

1

9

Phòng đọc trẻ em

30 % đọc giả 3 - 4 m2 /chỗ

1

Phòng đọc sách cho người theo giữ trẻ Phòng kể chuyện thiếu nhi

30 % số chỗ 2,4 m2 /người đọc

980

Ghi Chú Chia nhiều phòng nhỏ, có máy chiếu phục vụ Không gian màu sắc

800 - 1200 vui tươi, hấp dẫn. Kích

1

120

2

120

thước vật dụng phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Chú ý : Cần đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình sử dụng Không gian mở, tự do sáng tạo. Là nơi vừa đọc vừa giải trí, thể hiện cá tính và sáng tạo của trẻ.

10 Phòng đọc thiếu niên

1

800 - 1200

11 Phòng đọc microfilm

1

300 - 400

1

250 - 300

1

100 - 150

Thiết kế cho người khiếm thị dễ dàng sử dụng

200

Giải đáp thắc mắc , hướng dẫn sử dụng thư viện, photocopy, đánh máy, ... Đặt ở gần sảnh lối vào chính

12

Phòng đọc đa phương tiện ( Audio / Video )

13 Phòng đọc sách Braille

14

Quầy xử lý tổng hợp và dịch vụ cho đọc giả

1

Phòng bổ sung đăng ký, 1 40 quản lý giao trả sách 1 xí, 1 rửa, /25 người Nam 1 25 1 tiểu /20 người Nữ 1 25 Bố trí cuối hướng gió, 16 Vệ sinh có quạt hút mùi. Người khuyết 2 10 tật Ngoài ra trong một số phòng đọc chuyên biệt của khối đọc được đưa vào khối kho để tận dụng diện tích , đáp ứng yêu cầu độc lập, yên tĩnh cho việc tra cứu và di chuyển sách nhanh. 41| 15


bên trong thư viện trường kinh tế Hogeschool - Rotterdam Hà Lan

STT C

HẠNG MỤC

TIÊU CHUẨN

SỐ DIỆN TÍCH LƯỢNG (m2)

KHO LƯU TRỮ - NGHIỆP VỤ SÁCH

12130

1

Kho lưu trữ chính

60 % tổng số sách 2,5 m2 /1000 đơn vị sách

1

7400

2

Kho sách đóng

20 % tổng số sách 1,25 m2 /1000 đơn vị sách

1

1000

3

Kho sách mở

20 % tổng số sách 5 m2 /1000 đơn vị sách

1

4000

Ghi Chú Được thiết kế theo kích thước của sách Chiều cao > 2m

Bố trí xen kẽ trong các phòng đọc

4

Kho tạp chí 1 350 - 500 Kho CD, dữ liệu đa phương 5 1 1500 tiện 6 Kho sách chưa phân loại 1 150 Phòng tiếp nhận, phân loại 7 1 25 sách Phòng kiểm tra, bảo quản tư 8 1 30 liệu đĩa từ 9 Phòng đào tạo nghiệp vụ 2 25 10 Phòng nhân viên 2 25 Phòng biên mục, từ hóa dữ 11 1 30 liệu 12 Phòng xử lý báo chí 1 20 Phòng đóng bìa, sữa chữa 13 1 20 sách Phòng in ấn, sao chép, 8 - 12 m2 /phòng 14 1 18 1-2 máy photocopy Các phòng phụ trợ khác 15 1 50 (kho) Các phòng lưu trữ thư viện phải được bố trí ở nơi khô ráo , có xử lý các biện pháp chống ẩm, mối mọt, tia tử ngoại và theo quy định trong điều 4.7 (TCXDVN tập IV ) 42|


STT

HẠNG MỤC

D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

SỐ DIỆN TÍCH LƯỢNG (m2)

KHỐI HÀNH CHÍNH, QUẢN LÝ VÀ NGHIỆP VỤ Phòng tra cứu máy tính, truy cập mạng Phòng kế hoạch, quản lý tài nguyên thông tin Phòng số hóa tài liệu Phòng kỹ thuật, vận hành kết nối Phòng máy chủ Phòng giám đốc + tiếp khách Phòng phó giám đốc + tiếp khách Phòng đoàn thể Phòng an ninh Phòng họp 50 chỗ Phòng giao dịch Phòng hành chính tổng hợp Phòng kế toán tài vụ Phòng số hóa tài liệu nghiệp vụ Phòng biên soạn sách Phòng phụ trợ, nghỉ nhân viên 1 xí, 1 rửa, /25 người Nam 1 tiểu /20 người Nữ Vệ sinh Người khuyết tật

E Sảnh giải lao

2 3 4 5 6

Ghi Chú

680 1

310

1

25

1

25

1

40

1 1

10 15

1

15

1 1 1 1 1 1

15 10 40 15 30 30

1

50

1 1 1 1

30 20 15 15

1

10

KHỐI HỘI THẢO, TRIỄN LÃM

1

7

TIÊU CHUẨN

Khối trung tâm dữ liệu, bố trí gần kho sách và khối quản lý.

Khối hành chính quản lý có lối đi riêng nhưng vẫn liên kết với các khối chức năng còn lại để dễ dàng cho việc quản lý, điều hành thư viện. Không gian phòng làm việc có thể thiết kế linh hoạt.

Bố trí cuối hướng gió, có quạt hút mùi.

1690

0,4 - 0,45 m2 /người

1

340

Phòng hội thảo đa năng 500 chỗ

1,2 - 1,5 m2 /khán gả 9,3 m2 /diễn giả

1

750

Chiều cao 6 - 8 m

Phòng họp 100 chỗ Kho phục vụ Phòng kỹ thuật Khu triễn lãm trưng bày

1,2 - 1,5 m2 /người

2 2 2 1

150 9 -15 40 120

Chiều cao 4 - 5 m

Nam

150 người / 1 xí và 2 tiểu

1

25

Nữ

120 người / 1 xí và 2 tiểu

1

25

2

10

Vệ sinh

Người khuyết tật

43|


F 1

Cafe sách Bếp Kho Không gian trong nhà Không gian ngoài trời 2 Canteen Phòng ăn Bếp Kho 3 Phòng ăn nhân viên 4 WC khách 5 WC trẻ em / khuyết tật 6 WC nhân viên 7 Phòng nghỉ nhân viên 8 Tủ khóa nhân viên 9 Phòng y tế 10 Kho nhân viên tạp vụ 11 Điểm kinh doanh G 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

1000 1250

KHỐI CÔNG CỘNG - PHỤC VỤ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 4 2

KHỐI PHỤ TRỢ - KỸ THUẬT Trạm hạ thế Bảng điện toàn công trình Phòng máy phát điện Kho dầu Phòng đệm Bể nước sinh hoạt Bể nước chữa cháy Trạm bơm Phòng bảo trì công trình Phòng bảo trì thiết bị Kho vật tư Kho dụng cụ Phòng bảo vệ

H

25 m2 /trạm 24,5 m2 /máy

300 - 500 15 15 200 - 300 100 - 200 250 - 300 80 250 30 100 50 40 30 50 25 25 25 30 600

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2

SÂN BÃI

25 16 30 18 8 200 150 15 40 40 38 20 12 13,862

1

Xe máy khách

70 % số đọc giả 2,35 m2 /xe

1

2

Ô tô khách

30 % số đọc giả 25 m2 / xe

1

3

Xe máy nhân viên

70 % nhân viên 2,35 m2 /xe

1

4

Ô tô nhân viên

30 % nhân viên 25 m2 / xe

1

5

Xe vận chuyển

35 m2 /xe

1

1022 x 2,35 = 2400 422 x 25 = 10550 128 x 3,35 = 300 55 x 25 = 1375 35 x 2 = 70

Phục vụ khách

cho

1460

Phục vụ cho 183 nhân viên

44|


Nắng tạo bóng của khối công trình thư viện Municipal Library - Viana

45|


DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TRONG NƯỚC: 1. 2. 3. 4.

Tiêu chuẩn XDVN - tập IV - Bộ xây dựng; Tiêu chuẩn Việt Nam: TCXDVN 264:2002; Nguyên lý thiết kế thư viện - KTS. Tạ Trường Xuân; Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của sở xây dựng tỉnh Lâm Đồng http://w3.lamdong.gov.vn/vi-VN/a/sxd/kientrucquyhoach/Pages/Quyhoachdalat.aspx 5. Trang web Ban quản lý đầu tư và xây dựng Đà Lạt dalatgis.vn/ViewDefault.aspx?tabid=106&catid=120 6. Bách khoa toàn thư nguồn mở Wikipedia http://vi.wikipedia.org TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI : 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8.

Metric Handbook - Planning and Design Data; Time - Saver Standards Building Type - 3rd Edition; Neufert - Architest’s Data; Architect’s Handbook; Library for Users - Nolan Lushington; Public Library Space Needs; 32 libraries and info centres. A Guide for Assisted Living.

46|


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.