Facilifullvn

Page 1

CAM NANG DIEN GIAI CHO HUONG DAN VIEN KHU DU TRU SINH QUYEN

LANG BIANG


Copyright JICA (Japan International Cooperation Agency) All rights reserved. No part of this book may be reproduced, scanned, or distributed in any printed or electronic form without permission. Please do not participate in or encourage piracy of copyrighted materials in violation of the authors’ rights. Cover illustration by Dao Van Hoang Printed in Vietnam


CAM NANG DIEN GIAI CHO HUONG DAN VIEN KHU DU TRU SINH QUYEN

LANG BIANG


Core zone

buffer zone

transition zone


KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN LANGBIANG THUỘC TỈNH LÂM ĐỒNG. LÀ NƠI CÓ ĐA DẠNG

SINH HỌC CAO VÀ BAO GỒM NHIỀU LOÀI NGUY CẤP CÓ TRONG DANH LỤC SÁCH

ĐỎ QUỐC TẾ. VÙNG LÕI BAO GỒM MỘT HÀNH LANG ĐA DẠNG SINH HỌC GIÚP DUY

TRÌ TOÀN VẸN 14 HỆ SINH THÁI NHIỆT ĐỚI Ở PHÍA ĐÔNG NAM NÓI RIÊNG VÀ VIỆT

NAM NÓI CHUNG. NƠI ĐÂY CŨNG LÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA NHIỀU LOÀI ĐỘNG

VẬT HOANG DÃ, BAO GỒM MỘT SỐ LOÀI ĐƯỢC XẾP LOẠI QUÝ HIẾM VÀ NGUY CẤP,

CHẲNG HẠN NHƯ GẤU NGỰA (HELARCTOS MALAYANUS). NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP

VÀ THỦY SẢN LÀ NHỮNG LĨNH VỰC CUNG CẤP VIỆC LÀM CHÍNH CHO LAO ĐỘNG CỦA

CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG.

KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN LANG BIANG NẰM Ở PHÍA BẮC TỈNH LÂM ĐỒNG CỦA TÂY

NGUYÊN VIỆT NAM. ĐÂY LÀ MỘT TRONG BỐN TRUNG TÂM ĐA DẠNG SINH HỌC QUỐC

GIA, VỚI ĐỘ CAO TỪ 650 M ĐẾN GẦN 2.300 MÉT, KHU DTSQ SỞ HŨU NHIỀU KIỂU

RỪNG KHÁC NHAU, BAO GỒM RỪNG HỖN GIAO THƯỜNG XANH TRUNG DU, RỪNG

HỖN GIAO LÁ KIM LÁ RỘNG, RỪNG NGUYÊN SINH, RỪNG LÙN NÚI CAO, RỪNG NGẬP

MẶN, RỪNG TRE VÀ THẢO NGUYÊN.

KHU DTSQ CŨNG CHỨA CÁC CÂY QUÝ GIÁ CÓ NIÊN ĐẠI 1000 NĂM, HIỆN ĐANG ĐƯỢC

NGHIÊN CỨU BỞI CÁC THÀNH VIÊN CỦA PHÒNG THÍ NGHIỆM CỦA ĐẠI HỌC COLUMBIA,

NEW YORK. NƠI ĐÂY CÓ HỆ THỰC VẬT ĐA DẠNG, BAO GỒM HỆ SINH THÁI RỪNG

THÔNG BA LÁ (PINUS KREMPFII) VÀ RỪNG LÙN, PHÂN BỐ TRÊN 60% TỔNG DIỆN TÍCH

RỪNG. KHU DTSQ CÒN CÓ TỔNG SỐ 1.940 LOÀI THỰC VẬT THUỘC 825 CHI VÀ 180

HỌ, TRONG ĐÓ CÓ 64 LOÀI ĐƯỢC LIỆT KÊ TRONG SÁCH ĐỎ VIỆT NAM VÀ 34 LOÀI

CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CAO. CÁC LOÀI THỰC VẬT ĐÓNG MỘT VAI TRÒ QUAN TRỌNG

TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ ỨNG DỤNG DƯỢC PHẨM. CÁC LOÀI NÀY CŨNG BAO GỒM

HAI LOÀI NGUY CẤP ĐANG BỊ ĐE DỌA NGHIÊM TRỌNG - TRẦM HƯƠNG (AQUILARIA

CRASSNA) VÀ STAPHYLOCOCCUS (GASTROCHILUS CALCEOLARIS) - VÀ BA LOÀI ĐANG

BỊ ĐE DOẠ TOÀN CẦU - XOÀI ĐỒNG NAI (MANGIFERA DONGNAIENSIS), MERANTI

WHITE (SHOREA ROXBURGHII) VÀ QUẾ.

TỔNG CỘNG CÓ 89 LOÀI ĐỘNG VẬT CÓ VÚ, 247 LOÀI CHIM, 46 LOÀI BÒ SÁT, 46 LOÀI

LƯỠNG CƯ, 30 LOÀI CÁ VÀ 335 LOÀI CÔN TRÙNG ĐÃ ĐƯỢC GHI NHẬN TRONG KHU

DTSQ.


TRONG SỐ ĐÓ, CÁC LOÀI THÚ NGUY CẤP NHƯ HỔ ĐÔNG DƯƠNG (PANTHERA

TIGRIS CORBETTI), CHÀ VÁ CHÂN ĐEN (PYGATHRIX NIGRIPES), VƯỢN ĐEN MÁ VÀNG

(NOMASCUS GABRIELLAE), BÒ TÓT (BOS GAURUS) VÀ KHỈ BẠC MÁ ĐÔNG DƯƠNG

(TRACHYPITHECUS MARGARI - TA). GẤU NGỰA (HELARCTOS MALAYANUS) VÀ BÁO (NEOFELIS NEBULOSI) ĐƯỢC PHÂN LOẠI LÀ NHỮNG LOÀI QUÝ HIẾM, NGUY CẤP VÀ ĐƯỢC GHI TRONG SÁCH ĐỎ VIỆT NAM.

ĐỒNG THỜI, KHU DỰ TRỮ SINH QUYỀN LANG BIANG CŨNG LÀ NGÔI NHÀ CỦA VĂN

HOÁ CỒNG CHIÊNG CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN VIỆT NAM, ĐÃ ĐƯỢC UNESSCO GHI NHẬN

TRONG DANH SÁCH DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ THẾ GIỚI.

VÀO CUỐI NĂM 2011, DÂN SỐ CỦA KHU BẢO TỒN NÀY XẤP XỈ KHOẢNG 570.000

NGƯỜI, TRẢI RỘNG TRÊN SÁU ĐỊA BÀN CHÍNH, ĐA SỐ SỐNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT.

NHÓM CHÍNH LÀ NGƯỜI KINH VÀ CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC KHÁC BAO GỒM K’HO,

TÀY, NÙNG VÀ CHĂM. TỶ LỆ VIỆC LÀM CAO NHẤT THUỘC NGÀNH DU LỊCH, NÔNG

NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN. TRONG SỐ CÁC LOẠI CÂY TRỒNG, HOA, CÀ PHÊ

VÀ CHÈ ĐÃ TẠO RA DOANH THU CAO NHẤT TRONG KHU VỰC.

CÁC NHÀ KHOA HỌC VÀ CÁC NHÀ KHẢO CỔ ĐÃ TÌM THẤY MỘT SỐ LƯỢNG LỚN CÁC

DI TÍCH KHẢO CỔ TRONG CÁC CUỘC KHAI QUẬT GẦN ĐÂY TRONG KHU VỰC. NHỮNG

DI TÍCH NÀY BAO GỒM CÁC DI TÍCH THỜI ĐỒ ĐÁ TẠI SUỐI ĐẬU VÒ, NÚI VOI, XÃ P’RO

VÀ Ở XÃ ĐA ĐÔN. CŨNG LƯU Ý ĐẾN VĂN HOÁ CỒNG CHIÊNG VÙNG TÂY NGUYÊN VIỆT

NAM. CỒNG CHIÊNG ĐẠI DIỆN CHO TIẾNG NÓI CỦA TINH THẦN VÀ LINH HỒN CON

NGƯỜI VÀ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ BIỂU LỘ HẠNH PHÚC, NỖI BUỒN VÀ NHỮNG CẢM XÚC

KHÁC TRONG CÔNG VIỆC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY.



DU LỊCH SINH THÁI LÀ GÌ?... THẬT SỰ LÀ GÌ?

DIỄN GIẢI LÀ GÌ?


AI CÓ THỂ LÀ HƯỚNG DẪN VIÊN?

NGHÀNH DỊCH VỤ


BẠN VÀ KHÁN GIẢ CỦA BẠN - HƯỚNG DẪN CHÍNH


BẠN VÀ KHÁN GIẢ CỦA BẠN - HƯỚNG DẪN PHỤ


10 p o k St rea 3 b 5 6 ch Lun

p Sto

p Sto

11

12

p1

Sto

p2 o t S 641

p3 Sto 642


p9 Sto 652

p7 o t S p8 Sto 650

p6 Sto 647

p5 Sto 645 p4 Sto 644 643


NẾU BẠN LÀ Thông ba lá (Pinus kesiya) là loài thông nhiều nhất ở Lang Biang. Lá đính 3 lá kim trên một đầu cành ngắn và theo đó, tên tiếng Việt gọi là thông 3 lá.

GUIDE’S ANSWER 1. Làm sao nước đưa được lên đến ngọn thông vậy ta?? Thực vật thân gỗ có cấu tạo hệ thống mạch dẫn là xylem and phloem, tương tự như hệ tuần hoàn trong cơ thể người. Xylem có chức nsăng vận chuyển nước. Khi đồng loạt lá cây ở phần ngọn thoát hơi nước (qua các lỗ thoát hơi nước), chúng tạo ra áp suất trống, hút nước từ những tế bào xung quanh, dần dần hệ thống này kéo dài xuống rễ cây, tạo thành mạch xylem từ gốc đến ngọn - giống như cơ chế cái máy bơm khổng lồ và điều này làm cho nước được vận

THÔNG BA LÁ để phục vụ nhiều mục đích khách nhau: mồi làm lửa đốt, nhựa sản xuất trong công nghiệp... Tuy nhiên ngày nay việc rút nhựa thông ra như thế bị coi là phạm pháp. 3. Định luật Fibonacci Mỗi số trong dãy Fibonacci là tổng của 2 số trước nó. Ví dụ 0 1 1 2 3 5 8 13 ... Dãy số này là vô tận. Các con số Fibonacci xuất hiện rất nhiều trong tự nhiên, từ sự sắp xếp lá trong thực vật đến các quả thông. Nhìn vào một quả từ phía dưới và đếm theo chiều xoắn ốc, đếm theo chiều kim đồng hồ có 8 hàng, ngược chiều kim là 13 hàng 4. Loài chim mỏ chéo có giúp phân tán hạt thông hay không? Chim mỏ chéo là loại chim ăn hạt thông, chúng dùng mỏ vặn quả hay nón thông và ăn hạt. Sau khi nó ăn, hạt tiêu hoá trong ruột và không giúp phát tán do đó hạt thông không thể nảy mầm. 5. Có thề tìm thấy thông 3 lá ở đâu ngoài vùng Lang Biang?

chuyển từ rễ lên đến ngọn cây. 2. Dấu “Y” khắc lên thân cây thông là gì? Trước kia, người dân trích nhựa thông

Có. Thông 3 lá là loài phân bố rộng nhất ở Á châu. Đồi Asi. Nó được tìm thấy ở vùng núi Khasi ở bang Meghalaya, miền bắc Ấn Độ, Philippines, Miến Điện, Campuchia, Lào, xuống đến cực Nam Trung Quốc và Việt Nam.


NẾU BẠN LÀ

THÔNG BA LÁ

HOẠT ĐỘNG 1. Làm sao nước đưa được lên đến ngọn thông vậy ta? Bài tập tính độ cao của cây (toán lớp 8) Sờ thân cây Young seedling Kesiya pine

4. Loài chim mỏ chéo có giúp phân tán hạt thông hay không? Lấy một quả thông và cố gắng bắt chước chim mỏ chéo lấy hạt ra khỏi quả. Kesiya pine cone Kesiya pine (Pinus kesiya)

DISPERSAL

Cắt một phần của cây và nhìn vào hệ thống xylem và phloem qua kính hiển vi. 3. Định luật Fibonacci và quả thông? Cho học sinh nhặt quả thông và tìm đếm vảy thông.


NẾU BẠN LÀ Vắt, đỉa là nhóm giun có khoang, ngược lại với nhóm giun trơn. Hiện nay có nhiều hơn hai loài vắt sống ở Lang Biang và không phải loài nào cũng hút máu.

ĐÁP ÁN 1. Có thể tìm thấy vắt, đỉa ở biển không? Có. Có khoảng 650 loài vắt trên thế giới, trong đó 1/5 loài sống ở biển và chúng sống nhờ vào cá, như nhóm đỉa bám trên cá Đuối và chúng có thể truyền các con ký sinh máu cho các con cá này. 2. Loài đỉa, vắt có giúp gì cho việc tìm kiếm các loài động vật hiếm không? Vì loài vắt, đỉa khá phong phú trong các khu rừng nhất là những nơi con người khó tiếp cận và thường những nơi này có các động vật quý hiếm sống. Dựa trên đặc điểm này, các nhà khoa học đã dùng vắt để thu thập và chiết xuất máu của chúng, với hy vọng sẽ thu được DNA của các oài này. 3. Lưỡng tính là gì? Là một loài mang cả hai bộ phận sinh sản của giống đực và giống cái theo cơ chế tự nhiên của loài hoặc do biến đổi bất thường. 4. Làm sao lấy con vắt đang hút máu ra một cách an toàn nhất? 1. Hãy tìm ra phần miệng của con vắt,

VẮT, ĐỈA thường là phần nhỏ hơn so với đuôi. 2. Luồn ngón tay dưới miệng của nó. 3. Sau đó dùng tay bấm ngay đầu của nó và từ từ luồn móng tay cậy miệng vắt ra khỏi phần da. 4. Tiếp đó, cậy phần chân ra khỏi da. 5. Cuối cùng, búng nó ra xa, đừng búng vào những người xung quanh bạn nhé! Có một vài người dùng thuốc lá dí vào con vắt, điều này có thể làm cho vắt giật mình, nó ói ngược lại mang theo vi khuẩn làm nhiễm trùng vết thương. 5. Có phải tất cả các loài đỉa, vắt đều hút máu? Không. Hầu hết chúng sống nhờ vào các xác chết hoặc vết thương hở của các loài như ếch, thằn lằn, chim hay các loài cá. Một số con là loài ăn thịt và nuốt chửng con mồi như giun, ấu trùng, sên. CHUYỆN GÌ XẢY RA NẾU VẮT BIẾN MẤT Ở TOÀN BỘ VÙNG LANG BIANG ? Chủ đề giới thiệu: Mối tương quan giữa các loài trong hệ sinh thái. Hướng dẫn dẫn dắt các em đến vai trò của các loài trong hệ sinh thái, lưu ý đến mối tương quan với con người. (Note: nên bàn bạc lại chủ đề thảo luận)


NẾU BẠN LÀ

VẮT, ĐỈA

1. Thu thập hình ảnh về loài vắt, đỉa ? ◆ Chia học sinh thành các nhóm từ 4-6 em và yêu cầu tìm ít nhất hai loại vắt, đỉa ở vùng Lang Biang. Sau đó cho các em quan sát dưới kính lúp để tìm sự khác biệt giữa các loài này. ◆ Tuỳ theo điều kiện và thời gian, cho các em học sinh dùng kính hiển vi tìm hạch gần đầu, hạch là nơi chứa trứng. 2. Loài đỉa, vắt có giúp gì cho việc tìm kiếm các loài động vật hiếm không? ◆ Cho học sinh thảo luận 1-2 phút, sau đó hướng dẫn cung cấp câu trả lời. Mục đích câu hỏi giúp cho các em nhận thấy vai trò của vắt, đỉa trong công tác bảo tồn. 4. Ai là người đáng sợ nhất? Mục đích câu hỏi là giúp học sinh chiến thắng nỗi sợ hãi: ◆ Cho học sinh thi giữa các nhóm hoặc cặp: cho vắt lên bàn tay và cùng đếm xem đếm thời gian con nào chậm hút máu nhất thì cặp đó thắng. ◆ Cho vắt lên các phần khác nhau của cơ thể: tay, chân, bắp chân, cánh tay, cổ... xem phần nào nó phản ứng nhanh nhất (hút máu trước tiên). Người thắng cuộc là người có nhiều vị trí cho vắt tiếp xúc nhất.

NATURAL RESOURCE

HOẠT ĐỘNG


NẾU BẠN LÀ Sẻ thông họng vàng là một trong 7 loài chim đặc hữu của vùng Lang Biang. Loài chim này nhỏ bằng chim sẻ và có bộ lông màu đen và vàng. Bạn có thể tìm thấy quanh khu trung tâm du khách.

ĐÁP ÁN 1. Chúng ăn gì? (anh Vỹ?) Chúng ăn nhiều loại hạt khác nhau trong đó có hạt thông 3 lá và các loài côn trùng. Chúng kiếm ăn trên cây và các bụi cây, thỉnh thoảng mới xuống đất. 2. Hiện có bao nhiêu con chim sẻ thông họng vàng tại vùng Lang Biang? Hiện chưa có con số chính xác về loài sẻ thông họng vàng. Việc thống kê tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Hướng dẫn giải thích thêm các yếu tố để có thể tiến hành cuộc kiểm tra (thống kê) loài khi cần. 3. Có mối liên hệ nào giữa Sẻ thông họng vàng (Chloris Monguilloti) và nhà điểu học nổi tiếng người Mỹ, Jean Theodore Delacour và Thống sứ Bắc kỳ người Pháp thời Pháp thuộc, ông Maurice Antoine Monguillot? Ông Theodore Delacour là người đầu tiên mô tả chim sẻ thông họng vàng vào năm 1926. Ông đặt tên cho loài chim này tên latin theo tên gọi của

SẺ THÔNG HỌNG VÀNG Thống sứ Bắc kỳ thời đó, Maurice Antoine Monguillot nhằm vinh danh nhà ngoại giao này. 4. Sẻ thông họng vàng có phải là loài đặc hữu duy nhất ở Lang Biang không? Không. Có ít nhất 7 loài chim đặc hữu tính đến thời điểm này ở vùng sinh quyển Lang Biang: gà lôi vằn, mi Lang Biang, khướu đầu đen, trèo cây mỏ vàng, sẻ thông họng vàng, khướu hông đỏ và bồng chanh rừng*. 5. Khi nào bạn có thể gặp chúng? Nếu bạn có thể thức dậy sớm tầm 5-6 giờ sáng, bạn có thể bắt gặp loài chim xinh đẹp này tại TT du khách VQG Bidoup Núi Bà.

* Theo “THÀNH PHẦN LOÀI CHIM TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP - NÚI BÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG”, tạp chí Sinh học, 2012, 34(3SE): 30-39 - Phùng Bá Thịnh, Nguyễn Hào Quang, Lê Khắc Quyết, Hoàng Minh Đức


HOẠT ĐỘNG 1. Chúng ăn gì? ◆ Theo chân một nhóm sẻ thông họng vàng và theo dõi chúng ăn gì. Cho các nhóm ghi chép lại và báo cáo so sánh. ◆ Đập hoặc tách trái thông xem hạt thông như thế nào. 2. Kể tên các loài chim đặc hữu của Lang Biang? ◆ Cho các nhóm kể tên nhanh. Nhóm nào kể đúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc. ◆ Cho các nhóm mô tả 7 loài chim đặc hữu sau khi hướng dẫn giới thiệu. Nhóm mô tả chính xác trong thời gian ngắn nhất sẽ thắng. Hướng dẫn giúp các em chọn những điểm chính để mô tả nếu được. 3. Xem chim ◆ Tổ chức cho học sinh xem chim vào thời điểm thích hợp trong tour, thường vào buổi sáng sớm.

SẺ THÔNG HỌNG VÀNG

ENDEMICITY

NẾU BẠN LÀ


NẾU BẠN LÀ Ráng ổ phụng là dương xỉ và là nằm trong nhóm thực vật biểu sinh. Ráng ổ phụng phát triển nhưng không ký sinh trên cây thân khác và nhận được hơi ẩm, chất dinh dưỡng từ không khí, mưa, và đôi khi từ các mảnh vụn tích tụ xung quanh môi trường sống.

ĐÁP ÁN

1. Than đá liên quan gì đến dương xỉ? Nhóm dương xỉ là nhóm thực vật đầu tiên có mặt trên mặt đất. Nhiều lớp dương xỉ chết, dần dần chúng dồn lại, thành các lớp bùn, phân huỷ thành than bùn. Sau hàng triệu năm, lớp than mùn bị ép cứng và trở thành than đá mà chúng ta khai thác hiện nay. Có thể dẫn đến nội dung thảo luận “chúng ta có tiếp tục khai thác than đá nữa hay không?” - mở rộng chủ đề: năng lượng bền vững tương lai. 2. Dương xỉ thân gỗ là gì và có thể tìm thấy ở Lang Biang không? Dương xỉ thân gỗ là loại mọc vượt lên mặt đất. Nhưng thân này là hệ rễ quấn và đan xen vào nhau. Dương xỉ thân gỗ hiếm hơn các loài khác, do đó chúng có thể bị ảnh hưởng bởi việc phá rừng. 3. Có thể tìm thấy dương xỉ ở sa mạc không? Mặc dù hầu hết dương xỉ sống trong rừng nhiệt đới ẩm, một số loài được tìm thấy sống trong môi trường sa mạc khô,

RÁNG Ổ PHỤNG như ở phía tây nam Mỹ và Mexico. 4. Thực vật biểu sinh là gì? Thực vật biểu sinh là dạng thực vật phát triển nhưng chúng không ký sinh trên một giá thể thực vật khác (chẳng hạn như trên cây thân gỗ). Chúng nhận được hơi ẩm, chất dinh dưỡng từ không khí, mưa, và đôi khi từ các mảnh vụn tích tụ xung quanh, thay vì là từ cấu trúc mà nó bám chặt vào. Thực vật biểu sinh tham gia vào vòng tuần hoàn thức ăn và đa dạng hệ sinh thái. Chúng cung cấp một môi trường sống phong phú và đa dạng cho các sinh vật khác bao gồm động vật, nấm, vi khuẩn, và nấm nhầy (*) * (theo https://vi.wikipedia.org/wiki/ Thực_vật_biểu_sinh) 5. Kể tên các nhóm thực vật biểu sinh? Rêu, địa y, địa tiễn, tảo, rong , xương rồng, lan, lan nam mỹ. Chủ đề thảo luận: CÔNG NGHỆ THAN ĐÁ. CÂN BẰNG GIỮA VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG


HOẠT ĐỘNG 1. Than đá và dương xỉ có liên quan gì không? ◆ Tìm hiểu về việc sử dụng than ngày nay và nó bền vững như thế nào. Cũng tìm hiểu về tác động của việc khai thác, sử dụng than đá đối với khí hậu, môi trường sống. 2. Cây dương xỉ cây là gì và bạn có thể nhìn thấy nó ở đâu tại VDTSQ Lang Biang? ◆ Hãy tìm dương xỉ dọc tuyến Thiên Thai, Giang Ly. 4. Thu thập hình ảnh các loài thực vật biểu sinh ở Lang Biang? 5. Còn loài thực vật biểu sinh nào khác ở Lang Biang mà bạn biết không? ◆ Ghi nhận và chụp hình tất cả các loài thực vật biểu sinh trong tuyến đi vào rừng của bạn.

RÁNG Ổ PHỤNG

BIODIVERSITY

NẾU BẠN LÀ


NẾU BẠN LÀ Rêu là một loại thực vật nhỏ không có hoa, không hạt và phát triển theo từng cụm, thường ở nơi râm mát và ẩm ướt. Rêu khác biệt với các nhóm thực vật khác là lá của chúng chỉ có một lớp tế bào.

ĐÁP ÁN 1. Tại sao rêu được dùng làm chỉ số đánh giá môi trường? Rêu nhạy cảm với những biến đổi môi trường cụ thể là ô nhiễm. Chúng dễ dàng thay đổi hình dạng, mật độ và biến mất ở những vùng bị ô nhiễm. So với những phương tiện khác, rêu được xem như là chỉ số đánh giá môi trường tiết kiệm nhất. 2. Vì sao tuần lộc thích ăn rêu? Tuần lộc ăn rêu vì trong rêu có chất chống đông máu. 3. Khi không có nước rêu sẽ phản ứng như thế nào? Đơn giản thôi: chúng sẽ ngưng cơ chế hoạt động cơ thể giống như gấu ngủ đông. 4. Rêu có rễ không? Không, thay vào đó rêu có một dạng rễ giả (giống như rễ) giúp chúng bám vào các giá thể khác. 5. Chu trình sống của rêu là gì? Chúng có 2 giai đoạn: giai đoạn cây rêu trưởng thành sản xuất bào tử, sau đó

RÊU bào tử này khuếch tán nhờ gió (gió đưa mầm đi xa) và đám rêu con mọc lên. Tại đây rêu con phát triển và trở thành rêu trưởng thành đực và cái. Có đúng là rêu giúp bạn tìm hướng trong rừng? Hướng dẫn phân tích với sinh viên các điều kiện cần thiết cho sự phát triển của rêu, đó là độ ẩm và ánh sáng, chứ không căn cứ vào hướng bắc nam như ở vùng ôn đới (độ ẩm và ánh sáng ổn định). Đánh giá khẳng định này có giá trị và được sử dụng trong môi trường nào.


HOẠT ĐỘNG 1. Tại sao rêu được dùng làm chỉ số đánh giá môi trường?

4. Rêu có rễ không? ◆ Hãy thu thập các hình ảnh về các loại rêu mà bạn bắt gặp. ◆ Quan sát rêu dưới kính hiển vi.

RÊU

CLIMATE CHANGE

NẾU BẠN LÀ


NẾU BẠN LÀ Sâu bướm là giai đoạn ấu trùng của nhóm bướm và ngài, (cũng như ấu trùng của ruồi là dòi). Chu trình sống của sâu bướm sẽ trải qua giai đoạn kén sau đó thành bướm hoặc ngài.

ĐÁP ÁN 1. Tất cả các loài sâu bướm đều ăn lá? Đa số sâu đều ăn lá cây, chỉ một số ăn côn trùng, thậm chí ăn cả loài của nó. Một số khác ăn len, ăn chất sừng, móng của các loài móng vuốt chết. 2. Sâu bướm và thời trang có liên quan gì đến nhau? Tằm là con sâu bướm ngài. Tằm có tên khoa học là Bombyx mori - là nguồn sản xuất tơ lụa chính cung cấp cho ngành thời trang. Nghề nuôi sâu tằm xuất hiện từ hơn 2000 năm, qua thời gian, sâu tằm đã trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên có chủ đích và đến nay sự tồn tại của sâu tằm hoàn toàn phụ thuộc vào con người. 3. Sâu bướm có bao nhiêu cặp chân? Phân biệt sâu ruồi và sâu bướm ngài: sâu bướm ngài có tối đa 05 cặp chân giả, phân biệt với nhóm sâu ruồi (ruồi cưa - có từ trên 6 cặp chân giả). Chân giả là phần thịt nhú ra từ thân sâu. 4. Sâu tiết ra chất gì để xua đuổi kẻ thù? Một số loài sâu, lông chứa chất độc cắm

SÂU BƯỚM vào kẻ thù. Một số loài sâu khác, sau khi ăn lá từ những cây độc, thì sâu chứa luôn chất độc đó và nó trở nên không ăn được với kẻ thù. Có một số loài sâu Nam mỹ có nọc độc trên lông có thể gây xuất huyết, làm chết người. Những loài này, mặc trên mình những màu sắc như đỏ, vàng và đen - những màu sắc liên tưởng đến chất độc trong tự nhiên. Một số loài sâu khác, báo cho kẻ thù bằng cách báo mùi hôi hoặc ói ra chất acid. (Lưu ý có loài chim tu hú, chúng có thể nuốt cả những loài sâu lông lá nhất). 5. Con người ăn sâu không? Ở Burkina Faso, Phi Châu mọi người đã có dự án gây nuôi sâu Shea để làm thực phẩm. Ở Việt Nam, chúng ta ăn dâu tằm - nhộng. THỰC PHẨM CHO TƯƠNG LAI Hướng dẫn các em bắt đầu từ nỗi sợ, ghê ... nếu ăn sâu, bọ và văn hoá các vùng miền: thức ăn đơn giản là cung cấp thực phẩm và năng lượng. Sau đó, đề cập đến những vấn đề của khủng hoảng lương thực trong tương lai. Cách chúng ta sử dụng đất, làm thế nào chúng ta có thể sản xuất lương thực mà không gây hại cho môi trường của chúng ta.


NẾU BẠN LÀ

SÂU BƯỚM

HOẠT ĐỘNG

2. Sâu bướm và thời trang? ◆ Làm cho học sinh kết nối với nghề dệt truyền thống của người K’Hor. Tìm ra những vật liệu mà người K’Hor thường sử dụng để tạo ra vải mặc theo cách truyền thống. 3. Sâu bướm có bao nhiêu cặp chân? ◆ Tìm kiếm chân sâu qua kính hiển vi và kính lúp. ◆ Hoạt động tại nhà: Thu thập một con sâu bướm xung quanh khu vực của bạn và đặt chúng vào một cái bình để theo dõi sự tiến hóa của nó. Sau đó xác định chúng thuộc nhóm bướm hay ngài.

MIMICRY EXTINCTION

1. Tất cảc các loài sâu bướm đều ăn lá? ◆ Tìm thử vài con sâu quanh TT du khách và nhận diện chúng


NẾU BẠN LÀ Ếch ma cà rồng nằm trong nhóm ếch cây (họ Rhacophorus). Những con ếch này có 5 ngón chân và kết nối với nhau bằng lớp màng, cho phép chúng lượn trong không khí, hay còn được gọi là ếch bay. Những con ếch này đẻ trứng vào các ổ bọt phía trên mặt nước; sau khi nòng nọc nở ra, chúng rớt dưới nước và hoàn thành sự phát triển của chúng ở đó.

ĐÁP ÁN 1. Ếch cây ma cà rồng hút máu không? Cái tên “ma cà rồng” xuất phát từ hai móc nhô ra dưới phần miệng của nòng nọc (hai móc này không phải là răng) và điều này làm cho nó trở nên đặc biệt so với các loài ếch khác. Hai cái móc này hoàn toàn không phục vụ cho mục đích ăn uống hay hút máu, và đến nay các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được chúng sử dụng vào mục đích nào. 2. Loại nấm nào mà loài ếch kị nhất? Nấm Chytrid, được gọi là Batrachochytrium dendrobatidis, gây ra suy giảm toàn cầu số lượng các loài lưỡng cư trên toàn thế giới. 3. Bao lâu ếch uống nước một lần? Loài ếch không uống nước; chúng hấp thụ nước qua da và qua một bộ phận trên cơ thể giống như túi nằm giữa bụng và đùi của chúng.

ẾCH MA CÀ RỒNG 4. Ếch tạo ra tiếng kêu như thế nào? Có một số loài truyền tín hiệu trong không khí, một số loài gởi và nhận tín hiệu dưới nước. Một số loài có cách thức cọ vào các vật xung quanh tạo ra âm thanh và cuối cùng có một số loài dùng siêu âm. Ở những vùng có nhiều cạnh tranh trong không khí, khoa học đã tìm thấy các loài ếch cái có sử dụng và tạo ra âm thanh bằng cách đập vào các bề mặt như lưỡi cỏ và khúc gỗ để thu hút bạn tình. Một số loài ếch sử dụng siêu âm để phát tiếng kêu. 5. Biểu tượng ếch trong văn hoá Ai Cập là gì? Ở Ai Cập cổ đại, loài ếch này xuất hiện như một biểu tượng của khả năng sinh sản, nước và sự đổi mới. Nữ thần nước Heket thường xuất hiện với cái đầu ếch.


NẾU BẠN LÀ

ẾCH MA CÀ RỒNG

HOẠT ĐỘNG

2. Loại nấm nào mà loài ếch kị nhất? ◆ Quan sát da ếch dưới kính hiển vi và xem nó nhạy cảm như thế nào. Bạn nhớ luôn luôn rửa tay và đảm bảo không tiếp xúc hoá chất trước khi tiếp xúc với da ếch, vì nó có thể gây hại hoặc giết chết con ếch. 4. Ếch tạo ra tiếng kêu như thế nào? ◆ Cho học sinh thử truyền tải âm thanh qua các môi trường khác nhau: trong không khí, trong nhà, ngoài trời và dưới nước.

EXTINCTION

1. Ếch cây ma cà rồng hút máu không? ◆ Nếu may mắn, bạn có thể thu được vài con nòng nọc và quan sát chúng dưới kính lúp.


NẾU BẠN LÀ Nấm không phải chỉ là phần mũ nấm chúng ta thường thấy. Mũ Nấm, gọi nôm na là một phần “nở” của toàn bộ nấm, mặc dù chữ “nảy nở” chưa hoàn toàn chính xác. Giới nấm không phải là thực vật nên chúng không nảy nở hay kết trái. Giới nấm cũng không phải là động vật. Phần chính của nấm là một hệ sợi thường phát triển dưới lòng đất khó quan sát được bằng mắt thường.

ĐÁP ÁN 1. Nấm và thực vật khác nhau ở điểm nào? Không giống như thực vật, những tế bào nấm không có chất xơ, và chúng không quang hợp. 2. Giới nấm được sử dụng phục vụ cho cuộc sống con người như thế nào? Nấm được áp dụng rộng rãi trong cuộc sống con người. Chúng giúp làm ra rượu vang, bia, nước tương, kháng sinh, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, chất kích thích thần kinh (ở một số nơi trong các nghi lễ). 3. Nấm có hại gì? Ngoài việc bị nhiễm độc nếu ăn phải một số loại nấm độc, nấm có thể gây nhiễm trùng da. Một số loại nấm khác phá vỡ các vật liệu và công trình sản xuất. Một số nấm gây bệnh cho cây trồng...

NẤM 4. Bạn có thể tìm thấy nấm sinh sống trong những môi trường nào? Nấm phân bố trên toàn thế giới và phát triển ở nhiều dạng môi trường sống khác nhau, kể cả sa mạc, nơi tập trung nồng độ muối cao hay trong môi trường có phóng xạ ion hóa, nơi biển sâu - nhưng phần lớn chúng sống trên cạn. 5. Nấm có vai trò gì trong y học? Trong y học hiện đại, nấm được sử dụng như thuốc kháng sinh như penicillin. Những loại nấm khác giúp chữa bệnh lao, bệnh giang mai, bệnh phong. Theo truyền thống, các loài nấm như Ganoderma lucidum đã chứng minh có tác dụng sinh học chống lại virus và tế bào ung thư. Hãy tưởng tượng cuộc sống của bạn không có nấm nếu bạn là một tín đồ ăn chay, bạn có nên bao gồm cả nấm trong thức ăn của bạn hay không?


NẾU BẠN LÀ

NẤM

HOẠT ĐỘNG 1. Nấm và thực vật khác nhau ở điểm nào? ◆ Quan sát nấm dưới kính hiển vi.

3. Are there harmful fungi and how do they harm? ◆ Hãy tìm loại nấm ký sinh côn trùng (như đông trùng hạo thảo) trong tuyến Giang Ly. 4. Bạn có thể tìm thấy nấm sinh sống trong những môi trường nào? ◆ Hãy làm một bộ sưu tập hình nấm tron g suốt chuyến đi. 5. Nấm có vai trò gì trong y học? ◆ Hãy tìm tên một vài loại nấm trong các nhãn hiệu thành phần

SYMBIOSIS

2. Giới nấm được sử dụng phục vụ cho cuộc sống con người như thế nào? ◆ Quan sát nấm dưới kính hiển vi.


NẾU BẠN LÀ Dơi là động vật có vú duy nhất có thể thật sự bay. Trên thế giới, có rất nhiều loài dơi khác nhau, chủ yếu chia làm 2 nhóm chính: nhóm dơi lớn ăn trái cây, mật hoa và nhóm dơi nhỏ ăn các loài côn trùng, động vật có vú nhỏ, chim và máu của động vật.

ĐÁP ÁN 1. Dơi sử dụng tầm nhìn, thính giác hay nghe để định vị? Tùy thuộc vào loài, một số sử dụng tầm nhìn mà có thể tốt hơn so với con người nhưng hầu hết dơi có thị lực kém. Đáng chú ý nhất là dơi sử dụng kỹ thuật định vị bằng tiếng vang để để di chuyển: chúng phát ra âm thanh sau đó âm thanh dội lại khi gặp vật cản giúp chúng xác định vị trí vật cản. 2. Tại sao dơi không thấy chóng mặt khi treo ngược đầu? Chúng ta bị chóng mặt khi treo ngược xuống vì có khoảng 7 lít máu đột ngột dốc ngược xuống đầu, dưới tác động của lực hấp dẫn. Nhưng toàn bộ trọng lượng của loài dơi chỉ dưới 2gr nên chúng chẳng gặp vấn đề hoa mắt hay chóng mặt khi treo mình như thế. 3. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng tụt tay và rơi xuống khi ngủ? Các ngón tay của loài dơi được thiết kế đặc biệt phù hợp cho việc nắm giữ trong khi cơ thể chúng được thư giãn

DƠI hoàn toàn. Vì vậy, chúng sẽ không bao giờ tụt tay ngay cả khi chúng chết. 4. Dơi có ích gì cho con người? Dơi ăn côn trùng giúp con người loại bỏ một số lượng lớn muỗi và ruồi. Dơi ăn trái cây, giúp phân tán hạt cây ăn quả. Phân dơi, giàu chất nitrat, là một trong những loại phân bón giàu nhất cho nông dân. NẾU LOÀI DƠI BIẾN MẤT THÌ CUỘC SỐNG CON NGƯỜI BỊ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO?


HOẠT ĐỘNG 2. Tại sao dơi không thấy chóng mặt khi treo ngược đầu? ◆ Hãy tìm những con dơi nằm dưới lá cọ. Tìm dấu vết của họ (bỏ, ăn trái cây, hạt giống ...) 4. Bướm dùng chiến lược gì để không bị dơi bắt? ◆ Trò chơi sóng âm Giải thích ý tưởng Dơi có thể nhìn thấy cũng như các động vật khác, nhưng không phải bằng mắt. Nhiều con dơi có một khả năng đặc biệt gọi là định vị bằng tiếng vang để giúp chúng di chuyển trong bóng tối. Định vị bằng tiếng vang là một cách để “nhìn” với âm thanh. Loài dơi sử dụng âm thanh như một loại ánh sáng mặt trời trong bóng tối. Chúng phát ra các sóng âm thanh tần số cao, và sóng âm này sẽ dội ngược trở lại khi gặp các vật cản trong đường đi. Dựa vào thời gian để tiếng vang dội lại, dơi có thể biết được vật thể đó gần hay xa. Và, dựa trên các âm thanh trở lại, dơi có thể đoán biết kích thước và hình dạng của một vật thể. Thậm chí chúng có thể nhận biết vật nhỏ như sợi lông người.

Chọn một học sinh là một con dơi. Yêu cầu tất cả các sinh viên khác tạo thành một vòng tròn. Những sinh viên này sẽ là môi trường sống của loài dơi. Dơi sẽ bị bịt mắt và phải tìm ra con mồi của mình, sau đó chọn một sinh viên khác để là một con sâu bướm đêm.

DƠI Tiến hành: mọi người “môi trường sống” xếp thành hình tròn. Dơi và bướm đêm xen lẫn trong vòng tròn. Bắt đầu: dơi sẽ la to “Dơi” và bướm đêm sẽ đáp lại “bướm đêm” sau đó dơi bay đi tìm bướm đêm. Nếu dơi chạm vào người trong vòng tròn, bạn sẽ la lên “môi trường sống”, cứ thể cho đến khi dơi bắt được bướm đêm. Khi bị dơi bắt, bướm đêm làm dơi và chọn một bạn mới làm bướm đêm. Nếu một trong hai con dơi hoặc sâu bướm lạc ra khỏi vòng tròn môi trường sống của chúng (đi ra khỏi vòng tròn), thì cả hai sẽ chết và trở thành một phần của môi trường sống. Một cặp khác sẽ thay thế. Tùy thuộc vào quy mô nhóm của bạn, bạn có thể chọn một hay nhiều bạn làm bướm đêm.

ADAPTATION

NẾU BẠN LÀ


NẾU BẠN LÀ Rắn roi là loài rắn khá phổ biến, sống ở rìa của rừng thứ sinh. Chúng ăn thằn lằn và đôi khi ếch nhái. rắn roi có nọc độc nhẹ để giết con mồi nhưng lại vô hại đối với con người.

RẮN ROI

1. Thằn lằn không chân và rắn khác nhau ở điểm nào? Ta phân biệt rắn và thằn lằn không chân là phần mí mắt và tai ngoài. Đa số thằn lằn có mí mắt và tai ngoài, rắn thì không.

Rắn có nhiều cách thức di chuyển khác nhau tuỳ thuộc vào môi trường hay điều kiện chúng sinh sống: rắn trên cạn phần lớn di chuyển theo chuyển động sóng ngang (rắn biển di chuyển theo kiểu đảo ngược, rắn bò trên cát hoặc bùn di chuyển theo kiểu uốn lượn nghiêng. Trong đường ống hẹp chúng di chuyển theo cách concertina: rắn chống phần thân sau vào thành đường ống trong khi phần thân trước duỗi thẳng. Hoặc một số loài rắn có thể bay lượn từ trên không trung xuống mặt đất hàng chục mét.

2. Loài rắn nào dài và nặng nhất trên thế giới? Loài rắn dài nhất là loài trăn gấm của vùng Đông Nam Á. Chúng có thể đạt chiều dài gần 8m. Và loài rắn nặng nhất là Anaconda xanh của châu mỹ la tinh, với trọng lượng gần 250kg.

6. Làm sao rắn có thể nuốt con mồi to hơn đầu mình gấp nhiều lần? Sọ rắn có nhiều khớp nối hơn loài thằn lằn và hàm của chúng rất linh động vì nó không gắn vào phần trên của sọ. Do vậy, rắn có thể mở rộng miệng nhiều lần để ngoặm và nuốt các con vật lớn.

3.Rắn hổ mang chúa ăn gì? Tên gọi loài này là Ophiophagus ý nghĩa là “loài ăn rắn”. Rắn hổ mang chúa ăn gần hầu hết loài rắn khác trong tự nhiên.

7. Rắn có bao nhiêu lá phổi?

ĐÁP ÁN

4. Rắn có thể sống ở biển không? Có một nhóm rắn chuyên sống vùng nước mặn và ăn cá. Chúng có độc tính cao nhưng không hung hãn với con người. 5. Không có chân, rắn di chuyển như thế nào?

Hầu hết các loài rắn chỉ có 1 lá phổi thật sự hoạt động. 8. Rắn và thằn lằn loài nào xuất hiện trước trên trái đất? Rắn phát triển từ loài thằn lằn, vì vậy thằn lằn xuất hiện trước trên trái đất. THẢO LUẬN VỀ BIỂU TƯỢNG RẮN TRONG CÁC NỀN VĂN HOÁ. THẦN LINH HAY ÁC QUỶ? VÀ VĂN HOÁ K’HO LÀ GÌ?


NẾU BẠN LÀ

RẮN ROI

1. Thằn lằn không chân và rắn khác nhau ở điểm nào? ◆ Cho học sinh quan sát và ghi nhận các loài thằn lằn ở trung tâm du khách. ◆ Trò chơi vận động: Cho học sinh chia nhóm. Yêu cầu: cần khoảng không và cho học sinh bò, trườn giống kiểu tiếp sức. Nhóm nào hoàn thành thì sẽ thắng.

NICHE AND HABITAT

HOẠT ĐỘNG


NẾU BẠN LÀ Cuốn chiều là loài động vật chân khớp thuộc lớp chân kép (có hai cặp chân nối trên một đốt thân, ngoại trừ đốt đầu tiên nằm sau phần đầu không có chân). Động vật chân khớp là loài không xương sống có bộ xương ngoài, thân bao gồm nhiều đốt và có chân, râu, vảy, miệng...

CUỐN CHIẾU Yoruba của Nigeria, cuốn chiếu được sử dụng trong các nghi lễ kinh doanh, và các loài cuốn chiếu nhỏ được sử dụng để điều trị chứng sốt co giật ở trẻ em.

ĐÁP ÁN

Ở Zambia, người ta nghiền nát cuốn chiếu để đắp vào vết thương. Người Baa ở Cameroon ép cuốn chiếu thành nước để điều trị bệnh đau tai. Ở một số bộ lạc Bimalina ở Himalayan, cuốn chiếu được hong khô để điều trị bệnh trĩ.

1. Cuốn chiếu có chích không? Không, chúng ăn nấm mốc và phân rã thực vật. Miệng cuốn chiếu không đủ mạnh để phá vỡ da của chúng ta, nhưng đừng nhầm chúng với rết có nọc độc.

Người bản xứ ở Malaysia sử dụng các chất tiết loài cuốn chiếu độc để bôi vào đầu mũi tên. Trong y học, người ta đã phát hiện chất tiết của loài Spirobolus bungii đã ngăn chặn sự phân chia các tế bào ung thư ở người.

2. Cuốn chiếu tự vệ bằng cách nào? Dễ thấy nhất, chúng cuộn tròn mình lại. Một số phát ra mùi hôi thông qua các lỗ nhỏ trong cơ thể. Một số khác tiết ra thậm chí các hóa chất độc hại có thể làm phỏng lớp vảy của loài côn trùng khác hoặc phỏng mắt của động vật lớn hơn.

5. Rết và cuốn chiếu khác nhau thế nào? Cuốn chiếu có hai cặp chân trên một đốt thân, rết chỉ có một cặp chân trên đốt, nên bò nhanh hơn rết.

3. Cuốn chiếu lớn đến chừng nào? Trên trái đất đã từng xuất hiện một con cuốn chiếu dài gần 2m vào khoảng 300 triệu năm trước, thời kỳ có tên gọi là Kỷ Than Đá. 4. Cuốn chiếu và chúng ta Ở một số nước, cuốn chiếu dùng để dự báo cơn mưa. Trong nền văn hoá

6. Phân của loài cuốn chiếu có liên quan gì đến CO2? Cuốn chiếu phân huỷ lá khô, cây mục và phân của chúng trở thành nguồn phân bón cho đất. CO2 trong lá khô, cây mục nhờ đó được giải phóng vào trong không khí và khởi động lại chu trình. 7. Cuốn chiếu ăn được không? Người dân Burkina Faso thường xuyên sử dụng cuốn chiếu như thực phẩm (Tymbodesmus falcatus). Cách làm: người ta thu gom cuốn chiếu dưới các


NẾU BẠN LÀ viên gạch xung quanh nhà hoặc các phiến gỗ. Sau khi thu thập, người ta bỏ chúng vào cái ấm và đun với nước được lọc qua tro. Sau đó nấu trong 3-5 phút cho đến khi sôi rồi lấy ra và phơi khô trên mái nhà trong 3 ngày. Cuốn chiếu phơi khô trộn trong nước sốt cà chua, sau đó thêm vào mù tạt châu Phi gọi là soumbala (hạt lên men của cây néré, Parkia biglobosa) và được tiêu thụ rất rộng rãi ở Burkina Faso và Tây Phi nói chung. Đối với một số bữa ăn, cuốn chiếu thay thế cho thịt, cá. THẢO LUẬN VỀ THẾ GIỚI VI NHỎ DƯỚI THẢM MỤC, LỚP ĐẤT ĐÁ

HOẠT ĐỘNG 6. Phân của loài cuốn chiếu có liên quan gì đến CO2? ◆ Cho học sinh làm ô vuông mẫu: khảo sát một mét vuông của cửa rừng, quan sát tất cả các sinh vật dưới kính lúp hoặc kính hiển vi và trình bày kết quả. ◆ Trò chơi vận động: Chia nhóm học sinh tại khu đất trống. Cho nhóm 6 học sinh đứng trên thanh gỗ có dây cầm (dây thừng), yêu cầu: nhóm nào về đích trước sẽ thắng. Yêu cầu: học sinh vận động cả tay và chân, và cùng chuyển động theo nhóm.

CUỐN CHIẾU


NẾU BẠN LÀ

CHUỒN CHUỒN

Chuồn chuồn là nhóm côn trùng sống gần mặt nước. Chúng khác với chuồn chuồn kim ở chỗ: chuồn chuồn kim nhẹ hơn, gấp cánh khi đậu và bay yếu hơn.

C

ĐÁP ÁN

Chúng gíup ta dự báo thời tiết như ca dao Việt Nam. Đúng

1. Chúng dùng mặt nạ để làm gì? Để bắt mồi

Cho chuồn chuồn cắn rốn sẽ biết bơi. Sai

2. Tại sao chuồn chuồn cần phải sống gần vùng đất ngập nước hoặc môi trường nước, đặc biệt là nước sạch? Vì trứng (tiền ấu trùng) của chuồn chuồn nở trong nước. Thiếu trùng phát triển trong môi trường nước trước khi sống trên cạn.

NẾU CHÚNG BIẾN MẤT KHỎI CÁC SUỐI, AO HỒ THÌ SẼ THẾ NÀO

3. Mắt chuồn chuồn có gì đặc biệt? Sở hữu cặp mắt lớn, bao gồm khoảng 30.000 thấu kính trong mỗi mắt, chuồn có tầm nhìn rất tốt, chúng có thể nhìn thấy gần 360 độ. Một con chuồn chuồn sử dụng khoảng 80% bộ não của nó để xử lý tất cả các thông tin thị giác này. Chúng có khả năng nhìn thấy biên độ màu sắc rộng hơn con người. Khả năng nhìn đáng chú ý này giúp chúng phát hiện sự di chuyển của các loài côn trùng khác trong khi săn mồi và tránh kẻ thù một cách hiệu quả. 3.Đúng hay sai? Chuồn chuồn không thở bằng miệng mà bằng đuôi! Đúng

Chuồn chuồn có thị giác tốt hơn con người. Đúng


NẾU BẠN LÀ HOẠT ĐỘNG 2. Tại sao chuồn chuồn cần phải sống gần vùng đất ngập nước hoặc môi trường nước, đặc biệt là nước sạch? ◆ Thu thập một số mẫu nước ở lạch, suối dưới sỏi, dọc theo bờ suối và quan sát bằng mắt thường, bạn có thể thấy một số ấu trùng chuồn chuồn.

CHUỒN CHUỒN


NẾU BẠN LÀ Nhện không phải là côn trùng, chúng thuộc về lớp hình nhện (Arachnida). Tất cả đều có tám chân. Lớp hình nhện bao gồm bọ cạp, ve, rận, con “chôm chôm” và nhện lông.

ĐÁP ÁN 1. Nhện có lỗ tai không? chúng nghe bằng cách nào? Chúng có bốn cặp mắt và hầu hết nhện đều có thể thấy. Tuy nhiên, nhiều loài nhện đêm không dựa vào thị giác mà dùng những sợi lông chân rất nhạy cảm của mình để phát hiện các chuyển động hoặc vật thể xung quanh chúng. Chúng cũng dùng những sợi lông này để nếm và ngửi mùi. 2. Nhện và côn trùng khác nhau thế nào? Điều đầu tiên cần làm để phân biệt nhện với một con côn trùng là đếm chân. Nhện có tám chân, trong khi côn trùng chỉ có sáu. Nhện không có ăngten như côn trùng và chỉ có hai phân đoạn cơ thể thay vì ba giống như chúng. 3. Tơ của nhện khác tơ của sâu tằm như thế nào? Chức năng của tơ: Các con nhện quấn tơ mình thành kén và dệt thành lưới để bắt con mồi. Nhện nhả tơ cả đời. Trong khi sâu tằm chỉ sử dụng tơ của mình để làm kén ở một trong những giai đoạn

NHỆN nhất định trong vòng đời của chúng. Độ dày của tơ: sợi tơ sâu tằm dày gấp 10 lần so với tơ nhện. Độ dày của sợi tơ sâu tằm là nhất quán trong khi sợi tơ nhện khác nhau tùy thuộc vào loại và chức năng của chúng (nhện dùng tơ để bắt mồi, giữ trứng, dệt mạng...) Độ bền: Các nhà khoa học ước tính tơ nhện dai ít nhất gấp đôi so với tơ sâu tằm. Trong y học: tơ nhện không có phản ứng từ hệ thống miễn dịch của con người như tơ sâu tằm. Do đó, tơ nhện được sử dụng trong y học. 4. Bạn biết chữ “Arachne” liên quan gì đến loài nhện không? Giống như những người dệt vải của người K’Hor, Arachne là một nữ thợ dệt tử thần đã thách thức nữ thần Athena trong một cuộc thi dệt. Cô thắng, khiến Nữ thần rất tức giận. Nữ thần Athena biến cô thành một con nhện. 5. Loài nhện rất nhỏ, làm sao chúng phân bố được trên toàn thế giới? Loài nhện phát tán bằng gió hoặc tự bò. Sau khi nở, nhện con có thể dời bỏ cha mẹ của họ để tìm nơi ở mới.


NẾU BẠN LÀ

NHỆN học ứng dụng.

Chúng cũng có thể sử dụng quá trình khác gọi là bóng bay. Trong quá trình này, nhện non trèo lên đỉnh của một vật (cây, cành cây, lưỡi cỏ, vân vân) và nhả một sợi tơ vào gió, sau đó gió sẽ thổi tơ có nhện con báo vào đó, đến cách xa hàng trăm dặm. 6. Nhện có ích gì cho con người? Nhện thường bị người khác giết vì bề ngoài của chúng. Tuy nhiên, chúng là động vật cực kỳ hữu ích. Nhện được coi là một trong số những loài ăn thịt quan trọng nhất trong nhóm côn trùng trên trái đất. Người ta ước tính rằng một con nhện ăn khoảng 2.000 con côn trùng mỗi năm, và khoảng trên 200 nghìn tỷ con muỗi, ruồi mỗi năm. Vì vậy, rất tốt khi cho nhện sống xung quanh nhà của chúng ta. Trong hệ sinh thái, chúng rất quan trọng trong các mạng lưới thức ăn. Chúng ăn nhiều côn trùng (thường nhỏ hơn chúng), nhưng chúng là nguồn thực phẩm thiết yếu cho nhiều sinh vật như chim, thằn lằn, ong, động vật có vú ... Các loại tơ nhện như lưới nhện là những chất liệu đặc biệt mà các nhà khoa học cho rằng chúng có thể bền và dai hơn thép, các nhà nghiên cứu đang tiến hành nghiên cứu thêm về tơ nhện để áp dụng vào công nghiệ, phẫu thuật và y

Nhện không chỉ trực tiếp giúp loại trừ các côn trùng có hại trong nông nghiệp như rầy mềm, bọ cánh cứng, sâu bướm, châu chấu và bọ ngựa, chúng gián tiếp làm giảm lượng thuốc trừ sâu và diệt cỏ ra môi trường nhờ vào việc tiêu thụ các loài côn trùng nói trên.

HOẠT ĐỘNG Trò chơi vận động: “Vượt qua lưới nhện” Luật chơi: 1. Chia học sinh làm hai đến 4 nhóm 2. Chui qua lưới nhện sao cho không được đụng, va chạm và để lại vật gì dính vào lưới nhện. 3. Một ô một người chui, ô nào đã có người chui qua thì không chui lại; người đã chơi không được chơi lại. (Học sinh phải chui, trườn, bò, bồng bế... sao cho vượt qua thử thách này)


SỐNG CHUNG VỚI NHAU Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang là một hệ sinh thái lành mạnh và bền vững: mọi loài đang chung sống hài hòa, có mối liên hệ chặt chẽ và tương hỗ lẫn nhau. Loài này có thể nuôi dưỡng loài khác, làm thức ăn cho loài khác, giúp loài khác phát tán, giúp loài khác ẩn náu... Bài tập cuối cùng này là cho tất cả mọi người cùng suy nghĩ sáng tạo, cùng nhau tìm ra các mối quan hệ giữa các loài, câu trả lời có thể là vô tận.

ĐÁP ÁN 1. Ráng ổ phụng với: Sâu bướm: Cung cấp môi trường sinh sống Cuốn chiếu: cung cấp nơi ở Con người: mang lại vẻ đẹp của rừng ... 2. Sâu bướm với: Dơi: con mồi Chuồn chuồn: con mồi Sẻ thông họng vàng: con mồi ... 3. Giới nấm với: Dơi: ký sinh Rêu: cộng sinh Ếch: ký sinh ...

4. Rêu với: Cuốn chiếu: Nguỵ trang Ráng ổ phụng: cộng sinh Nhện: cung cấp nơi ở ... 4. Đỉa, vắt với: Con người: thuốc trong y học Cuốn chiếu:chia sẻ nơi sống chung Ếch: ký sinh ... 5. Sẻ thông họng vàng với: Rắn: cung cấp thức ăn Sâu bướm: con mồi Thông: giúp phát tán hạt ... 6. Nhện với: Dương xỉ: nơi ở Bướm: con mồi Chuồn chuồn: cung cấp thức ăn ... 7. Rắn với: Dơi: thức ăn ráng ổ phụng: chỗ ở chim: con mồi ... 8. Ếch với: Chuồn chuồn: thức ăn Chuồn chuồn: thức ăn (nòng nọc) Rắn: cung cấp thức ăn


SỐNG CHUNG VỚI NHAU HOẠT ĐỘNG Hãy tưởng tượng các mối quan hệ khác Gợi ý học sinh kể câu chuyện của chính mình. Cho học sinh làm việc theo cặp, cho các em chọn một loài ngẫu nhiên, yêu cầu học sinh phải xác định các mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp.


ACKNOWLEDGEMENTS

We would like to express our gratitude to Mr Le Van Huong, Vice-Director of Lang Biang World Biosphere Reserve, Director of Bidoup - Nui Ba National Park; Mr Kensei Oda, Adviser of Sustainable Natural Resource Management (SNRM); Mr Takuya Nomura, Coordinator of SNRM; for having entrusted us in this task. Our special thanks goes to Mr Masanori Shintani, world specialist of environmental education (EE), Japan International Cooperation Agency (JICA), for having inspired us with his experience of more than 20 years. Big acknowledgements to Dr Luu Hong Truong Director of Southern Institute of Ecology; Dr Nguyen Tran Vy, vice Director of Institute of Tropical Biology; Dr Luong Van Dung, Professor at Da Lat University; and colleagues for having shared their valuable knowledge without which this book will never see the light. Thank you Mr Nguyen Luong Minh, Director of Ecotourism Department; Mr Tran Nhat Tien, as well as all the staff at Bidoup Nui Ba’s Ecotourism Department for having provided us hospitality and logistic supports. Mr Dao Duc Tam has been an active coordinator in all aspects, all along the project from the very beginning, thank you. Thank you the K’Hor community for having inspired us with their wonderful culture.



LEXICON Biosphere Angiosperm Gymnosperm Disturbed areas Conifer Disperse Endemic Xylem Phloem Vulnerable Fibonacci Bract Propagation Predator Distribution Locomotion Anesthetic Segmented worm DNA Hermaphrodite Forage Ornithologist Ecosystem Epiphyte Debris Fiddlehead Peat Organism Liverwort Hornwort Lichen Algae Bormeliad Cell Larva Pupa Natural selection Hemorrhage Batesian copycat Mullerian mimics Amphibian Chytrid fungus Fruiting body Spore Strands Hyphae Photosynthesis Psychotropic Ionizing Sediments

Hydrothermal Cosmic radiation Heterotroph Enzymes Cycling Flagellate Symbionts Parasite Filaments Crustose Folios Fruiticose Geochronic Dating Microbat Macrobat Echolocation Jamming Ultrasonic Guano Metabolism Torpor Hibernation Extant Extinct Cretaceous External ears Undulation Sidewinding Concertina Gliding Rectilinear Morph Arthropod Invertebrate Exoskeleton Appendage Mold Carboniferous Mutualistic Myrmecophily Ommatida Arachnophobia Predatory Biodegradable Inltrate Pedosphere Geosphere Hydrosphere Greenhouse eect


Masanori Shintani Dao Van Hoang Dao Van Hoang, Pham Mai Trang Le Quynh Hue Nguyen Tran Vy Luu Hong Truong

EE consultant Concept story, Illustrator, Designers Writer Scientic advisor Scientic advisor


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.