
1 minute read
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
CNTT: Biết phân nhóm và trao đổi qua Zoom, giao việc trên nhóm Zalo, làm bài kiểm tra trên Azota, ghi nhật ký hoạt động trên padlet, xây dựng các video….
PHẦN II: NỘI DUNG
Advertisement
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
I.1. Khái niệm giáo dục STEM.
Theo hiệp hội các GV dạy khoa học quốc gia Mỹ (National Science Teachers Association – NSTA) được thành lập năm 1944, đã đề xuất ra khái niệm giáo dục STEM (STEM education) với cách định nghĩa như sau: “Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó các HS áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán vào trong các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu, để từ đó pháttriển các năng lực trong lĩnh vực STEM và có thể góp phần vào cạnh tranh trong nền kinh tế mới”
Từ cách định nghĩa trên, có 3 đặc điểm quan trọng khi nói về giáo dục STEM: Cách tiếp cận liên ngành.
Lồng ghép với các bài học trong thế giới thực.
Kết nối với cộng đồng tại địa phương và toàn cầu.
Khi nói về yêu cầu đưa ý thức khoa học đến với HS, Jean Jacques Rousseau đã phát biểu: “Ta không nên dạy trẻ nhỏ khoa học, mà hãy để trẻ nếm trải nó”. Câu nói đơn giản mà bộc lộ cả triết lý và phương pháp giảng dạy của STEM.
I.2. Mục tiêu của giáo dục STEM.
Phát triển năng lực đặc thù STEM.
Phát triển năng lực cốt lõi.
Định hướng nghề nghiệp
Mục tiêu giáo dục STEM không nhằm đào tạo ngay ra những nhà khoa học hay để tạo ra các sản phẩm có tính thương mại, cạnh tranh, mà nhằm tạo ra những con người tương lai, có đầy đủ phẩm chất, năng lực, bản lĩnh để thích nghi với cuộc sống hiện đại.
I.3. Các bước triển khai dạy và học theo định hướng giáo dục STEM.
I.3.1. Lựa chọn chủ đề STEM.
1. Chủ đề STEM.
Chủ đề dạy học STEM trong trường trung học là chủ đề được thiết kế dựa trên vấn đề thực tiễn kết hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng của các môn khoa học trong chương trình phổ thông. Trong quá trình dạy học, GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, sử dụng công cụ truyền thống và hiện đại, công cụ toán học để tạo ra sản phẩm có tính ứng dụng thực tế, phát triển kỹnăng và tư duy của HS.