
2 minute read
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
- Xây dựng các nội dung học dưới dạng các tư liệu học tập: Phiếu học tập.
- Chuẩn bị phương tiện, thiết bị dạy học cho hoạt động.
Advertisement
- Dự kiến nguồn lực để tổ chức hoạt động, thời gian cho mỗi hoạt động.
- Dự kiến sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành.
- Lập kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học.
- Xây dựng công cụ đánh giá mục tiêu hoạt động.
6. Tổng kết và đánh giá hoạt động STEM, mở rộng chủ đề Là một bước không thể thiếu trong một bài học STEM, rút ra những ưu nhược điểm của quy trình và sản phẩm, từ đó tìm ra hướng khắc phục và cải tiến. Cuối cùng, sau mỗi một hoạt động hay một bài học STEM, GV sẽ là người đánh giá lại hoạt động dạy học dựa vào tiêu chí đã đặt ra để đánh giá theo thang điểm được quy ước. Có thể mở rộng chủ đề, đặt ra vấn đề giải quyết một vấn đề vĩ mô hơn.
I.4. Quy trình tổ chức thực hiện giáo dục STEM.
I.4.1. Quy trình thiết kế kĩ thuật.
Bước 1: Đặt một vấn đề - hoặc một yêu cầu thiết kế và chuyển giao nhiệm vụ:
Trong các bài học STEM, HS được đặt trước các nhiệm vụ thực tiễn: giải quyết một tình huống hoặc tìm hiểu, cải tiến một ứng dụng kĩ thuật nào đó. Vấn đề STEM được lựa chọn gắn với ứng dụng của kiến thức cần dạy, có liên quan tới các vấn đề xã hội, kinh tế, môi trường; thường gắn với cá nhân HS,... Các vấn đề này phải thú vị, hấp dẫn để các nhóm tự nảy sinh nhu cầu giải quyết vấn đề, tiếp nhận nhiệm vụ mang tính thiết kế theo cách tự nhiên. khi giải quyết các vấn đề
STEM, HS ứng dụng được ngay trong cuộc sống, hay hỗ trợ vui chơi, giải trí.
Thực hiện nhiệm vụ này, HS cần phải thu thập được thông tin, từ đó xác định được vấn đề cần giải quyết. Sau đó, yêu cầu HS tìm hiểu kiến thức nền cần sử dụng trong việc giải quyết vấn đề, thiết kế sản phẩm. Đó là những kiến thức, kĩ năng đã biết hay cần dạy cho HS trong chương trình GDPT. Hoạt động này bao gồm: nghiên cứu tài liệu, thực hiện các thử nghiệm, giải các tình huống có liên quan.
Bước 2: Khảo sát:Khi đưa ra một vấn đề thì GV hướng HS khảo sát, điều tra xem vấn đề đó có phải là nhu cầu cần thiết và đã giải quyết như thế nào rồi.
Bước 3:Ý tưởng: Dựa trên kiến thức đã học và trí tưởng tượng, HS đề xuất các ý tưởng, phương án thiết kế. Sau đó, các nhóm lần lượt thuyết trình về bản vẽ thiết kế sản phẩm. Phần thuyết trình cần làm rõ cơ cấu sản phẩm, vật liệu dự kiến sử dụng… Các nhóm còn lại phản biện, chỉ ra ưu điểm và nhược điểm của từng bản vẽ thiết kế. GV tổ chức các nhóm thảo luận, thống nhất bản vẽ thiết kế tối ưu, phù hợp với: Kinh phí, dụng cụ, vật liệu, năng lực các nhóm.
Bước 4: Kế hoạch: Sau khi các nhóm chọn một ý tưởng tối ưu nhất, bước này lên kế hoạch chi tiết chế tạo sản phẩm: Phác họa sơ đồ cấu tạo chi tiết; Phân công công việc và thời gian thực hiện.