
2 minute read
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
Bước 3: Kết thúc dự án.
Chuẩn bị cơ sở vật chất chobuổi báo cáo dự án.
Advertisement
Theo dõi, đánh giá sản phẩmdự án của các nhóm.
Tiến hành giới thiệu sản phẩm.
Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm theo tiêu chí. Đánh giá sản phẩm nhóm khác
I.5.2. Giáo dục STEM cho HS qua dự án học tập có những điểm tương đồng.
Đều hướng tới mục tiêu lâu dài, lấy người học làm trung tâm, gắn liền nội dung với các vấn đề thực hành thực tế. GV chỉ đóng vai trò dẫn dắt và trao quyền cho HS làm chủ quá trình học tập, từ đó tạo môi trường học tập chủ động hơn.
Đều là cách tiếp cận để giúp nhà trường, lớp học có thể tạo dựng được môi trường học tập và từng bước hình thành khung năng lực của thế kỷ 21: Tư duy phản biện; tư duy sáng tạo; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng hợp tác. Qua đó, HS rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp và kĩ năng sống.
Tiến trình học theo dự án tiếp cận với tiến trình nghiên cứu khoa học. HS được tham gia trải nghiệm vào các hoạt động: Lựa chon chủ đề - Lập kế hoạch
Thu thập thông tin – xử lí thông tin – Trình bày kết quả - Đánh giá kết quả.
HS vận dụng kiến thức tích hợp của nhiều lĩnh vực, môn học để giải quyếtvấn đề đặt ra. Và do vậy, DHDA hay theo mô hình giáo dục STEM thường gắn với dạy học tích hợp liên môn các môn học trong nhà trường.
Về mặt tổ chức các hoạt động:
+ GV thường dùng bộ câu hỏi định hướng để giúp HS tự hoạt động nhóm thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin, xây dựng sản phẩm khoa học - kĩ thuật.
+ GV tổ chức cho HS cùng tham gia đề xuất, lựa chọn chủ đề khoa học - kĩ thuật, xác định mục tiêu, dự kiến sản phẩm, cách làm, thời gian thực hiện dự án.
+ GV tổ chức cho HS báo cáo, trình bày sản phẩm khoa học - kĩ thuật, đánh giá, rút kinh nghiệm, đúc kết các kiến thức trọng tâm thu được…
Như vậy, “DHDA là PPDH tích cực rất phù hợp để tổ chức dạy học các chủ đề/bài họcSTEM đòi hỏi chế tạo sản phẩm”. Và việc tổ chức học tập dự án theo giáo dục STEM là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho HS tổng hợp kiến thức từ nhiềulĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn; thể hiện “học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn”.
I.5.3. Quy trình tổ chức DHDA theo định hướng giáo dục STEM cho HS
1. Chuẩn bị dự án
Nêu ý tưởng: Một ý tưởng thường xuất phát từ một câu hỏi, một sự nghi ngờ.
Vấn đề có thể mang tính lí thuyết hay tính thực tiễn. Với mỗi đề tài, cách đặt vấn đề tạo tình huống phải thực sự gây chú ý, tạo sự tò mò khoa học; phải giúp HS xác định rõ ràng vấn đề mà HS phải giải quyết trong dự án.