
1 minute read
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
GV nên lựa chọn các vấn đề phù hợp, vừa sức, không quá phức tạp, có tính thực tiễn; Nên có bộ câu hỏi định hướng để HS có thể hình dung được vấn đề cần giải quyết. Xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực HS cần đạt được sau khi thực hiện dự án.
Xác định đối tượng, hình thức, tên dự án, các yếu tố STEM.
Advertisement
Xác định đối tượng phù hợp với dự án. Xác định thời gian phù hợp gồm cả thời gian chuẩn bị, thời gian thực hiện. Mỗi dự án nên xây dựng thời gian thực hiện trên lớp từ 60 đến 120 phút.
Hình thức tổ chức: có thể tổ chức trong giờ học chính khóa tại các phòng STEM/phòng học của nhà trường hoặc tại các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các trường đào tạo nghề.
Xác định các yếu tố STEM liên quan: Khác với các dự án khác, dự án STEM còn thêm bước xác định các yếu tố STEM liên quan khi thực hiện dự án. GV hướng dẫn HS cần phân tích, làm rõ các thành phần S, T, E, M khi chuẩn bị dự án.
Thiết kế tiến trình chi tiết dự án: Xác định ý tưởng; Mục tiêu; Xác định được quy trình, kĩ thuật để thực hiện dự án theo giáo dục STEM.
Giới thiệu dự án, chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
+ GV gợi mở ý tưởng giới thiệu dự án tới HS.
+ Chia nhóm, chuyển giao nhiệm vụ
+ Định hướng HS tìm và sử dụng các nguyên vật liệu liên quan.
+ Quy định cách thức thực hiện, tiêu chí đánh giá.
+ HS chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ… cần thiết để tổ chức thực hiện dự án; GV hỗ trợ HS khi cầnthiết.
Bước 2. Thực hiện dự án: Thường được thực hiện theo qui trình thiết kế kĩ thuật của giáo dục STEM. Giáo án tổ chức qua các hoạt động cơ bản như mục I.4.1. Mỗi hoạt động chỉ rõ: Thời gian, hình thức thực hiện, mục đích, nội dung, sản phẩm dự kiến của HS và cách thức tổ chức hoạt động. Chuẩn bị CSVC, thiết bị, tài liệu, kinh phí cần thiết. Nơi tiến hành cách bố trí. HS trong quá trình thực hiện dự án phải luôn liên hệ, báo cáo kết quả thực hiên định kỳ với GV phụ trách để được tư vân, hỗ trợ kịp thời.