
2 minute read
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
Về giáo viên: GV dạy các môn khoa học và kỹ thuật ở Việt Nam đã có một nền tảng lý thuyết tốt, chỉ cần được trang bị thêm phương pháp xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp và gắn với thực tế nhiều hơn. GV có thể kế thừa việc xây dựng bài giảng trên cơ sở một chương trình khung, tham khảo nhiều nguồn tài liệu giảng dạy tùy vào đặc điểm của lớp học và sự hứng thú của HS. Do đó giáo dục STEM giúp GV chủ động hơn trong việc dạy học sáng tạo và truyền cảm hứng, giúp giáo dục Việt Nam theo kịp các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
Về học sinh: Với thành tích gần đây của HS Việt Nam tại các kỳ thì khoa học tự nhiên quốc tế, chúng ta có được một động lực mạnh mẽ để tiếp tục kế thừa và phát triển giáo dục các môn này lên tầm cao mới, hướng đến thực hành và tích hợp liên ngành, đưa các bài học lý thuyết gần hơn với thực tiễn; Đa dạng các hoạt động ngoại khóa, giúp tăng sự trải nghiệm và vận dụng kiến thức của HS.
Advertisement
Giáo dục STEM cần mức đầu tư chi phí giống như các hoạt động giáo dục khác, phần lớn đều tận dụng các cơ sở vật chất có sẵn giống như ở các trường học khi dạy các môn thí nghiệm thực hành cho học sinh. Thậm chí có những bài học STEM tốn rất ít chi phí, chẳng hạn như khi lớp học được tổ chức ở những nơi công cộng, sở thú, bảo tàng, vườn cây…
Khó khăn.
Giáo dục Việt Nam còn quá chú trọng kiến thức hàn lâm, thi cử. Hệ thống giáo dục bậc phổ thông của Mỹ tập trung cho phát triển các kỹ năng năng lực mang tính nền tảng cho HS để có thể hướng đến sự sáng tạo và lãnh đạo thế giới.
Những năm gần đây việc tuyển sinh vào các trường đại học khoa học – kỹ thuật đều khó tuyển đủ số lượng với chất lượng như kỳ vọng, và đó là cảnh báo cho chất lượng nghiên cứu khoa học – kỹ thuật trong thời gian tới.
Việc xây dựng thành lập các câu lạc bộ STEM còn ít.
II.3. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng giáo dục STEM ở các trường THPT huyện Anh Sơn.

Để thực hiện đề tài này, tôi đã tìm hiểu thực trạng việc dạy học phát triển năng lực HS theo hướng tiếp cận STEM trong giảng dạy môn Sinh học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Anh Sơn, thông qua các hoạt động: Điều tra bằng phiếu và trao đổi về PPDH với 13 GV dạy Sinh học. Kết quả cụ thể như sau:
TT Thường xuyên
TT Thỉnh thoảng
TT Hiếm khi
TT Chưa làm
Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và phát huy năng lực học tập tích cực
Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM
Vận dụng kiến thức Toán, Vật lý, Hoá học, Công nghệ…vào dạy HS học.
Tham gia hướng dẫn HS thi KHKT