2 minute read

DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL

PHẦN III. KẾT LUẬN

1. Quá trình nghiên cứu: Đây là một SKKN nhằm mục đích đưa ra một giải pháp, cách thức tiến hành dạy học "chủ đề thành phần hóa học của tế bào" theo hướng đổi mới PPDH là tiếp cận STEM và định hướng phát triển năng lực của HS.

Advertisement

Thực hiện qui trình nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, khoa học: Từ việc lựa chọn đề tài, tôi đã lên kế hoạch xây dựng đề cương nghiên cứu, thu thập, xử lý thông tin, số liệu điều tra khảo sát trước và sau khi thực hiện đề tài có độ tin cậy cao. Xử lý kết quả nghiên cứu trên các phần mềm ứng dụng cho giáo dục. Sử dụng nguồn tư liệu, thông tin phù hợp với luật giáo dục, phù hợp với chương trình GDPT mới. Được các đồng nghiệp góp ý kiến theo hướng nghiên cứu bài học thông qua dự giờ và sinh hoạt tổ chuyên môn. Mọi vấn đề đều được lập luận chặt chẽ, có cơ sở, có tính thuyết phục cao.

2. Hiệu quả, ý nghĩa của đề tài.

Thực nghiệm với những kết quả tích cực phần nào cho thấy việc DHDA theo định hướng giáo dục STEM là một hình thức đổi mới giáo dục rất khả quan, hướng tới đào tạo những con người phát triển toàn diện: Không những đủ tri thức mà còn đảm bảo các kĩ năng sống, thực hành – đây là những phẩm chất, năng lực cần có của công dân toàn cầu. Tinh thần học tập của HS được nâng cao, chất lượng giáo dục cũng từ đó được cải thiện. HS được làm quen với quy trình nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy phản biện, biết chấp nhận sự thất bại trong nghiên cứu thử nghiệm, biết sẻ chia và hợp tác với nhau để tạo sản phẩm của nhóm.

HS biết được các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho tế bào và cơ thể trong hoạt động sống. Qua đó, hình thành được cho HS ý thức trong cuộc sống hằng ngày: Thói quen ăn uống và lối sống lành mạnh góp phần to lớn vào việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Đồng thời vận dụng kiến thức bài học vào tạo các sản phẩm STEM (son dưỡng môi và kem dưỡng ẩm) rất được HS nữ lứa tuổi 16 đến 18 quan tâm, đề tài là cơ sở để các em tham khảo và có thể tự làm cho mình một thỏi son môi hay một hộp kem dưỡng ẩm thiên nhiên rất an toàn và phù hợp.

Giúp HS phát triển năng lực khai thác và sử dụng hiệu quả CNTT: Biết phân nhóm và trao đổi qua Zoom, giao việc, bình chọn trên nhóm Zalo, làm bài kiểm tra trên Azota, ghi nhật ký hoạt động trên padlet, xây dựng các video….

Đối với GV đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của giáo dục STEM đối với việc hình thành năng lực và phẩm chất của HS theo mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 3. Hướng phát triển của đề tài.

This article is from: