3 minute read
5.3.4 Kết luận
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Hiệu quả xử lý PO43- cao nhất là tại tải 2 và 3 ứng với 37,73% (nến); 40,59% (vetiver); 47,8% (sậy) và 39,23% (nến); 39,82% (vetiver); 46,76% (sậy). Hiệu quả xử lý thấp nhất là tại tải 4 với 30,3% (vetiver); 31,34% (nến); 35,31% (sậy). Như vậy, hiệu quả xử lý PO43- tăng59 dần từ tải 1 (tải thích nghi) đến tải 2, rồi giảm nhẹ ở tải 3, sau đó giảm mạnh ở tải còn lại. Điều này có thể giải thích bởi khả năng hấp phụ lên trên bề mặt các hạt vật liệu trong hệ thống DNNNT đã giảm dần theo thời gian và đến một mức độ nào đó nó sẽ trở nên bảo hòa, cần thay thế vật liệu khác 5.3.3.6 Hiệu quả xử lý tổng Coliform Hệ thống DNNNT luôn tỏ ra là có ưu thế mạnh trong việc loại bỏ các thành phần vi sinh vật gây bệnh mà không cần sử dụng đến những hóa chất diệt khuẩn. Trong đó, yếu tố cơ bản chính là thời gian lưu nước đủ dài trong hệ thống và khả năng bức xạ trực tiếp tia UV từ ánh sáng mặt trời vào các vi sinh vật gây bệnh này. Điều này ta có thể thấy được qua kết quả nghiên cứu, hiệu quả xử lý T.coliform đạt mức cao hơn tại tải 1 và 2 ứng với 94,97% (nến); 95,51% (sậy); 97,7% (vetiver) và 96,45% (vetiver); 97,45% (sậy), 97,73% (nến). Nguyên nhân là do tải 1,2 có thời gian lưu nước cao nhất (8 và 4 ngày) và đồng thời được vận hành trong giai đoạn đầu của nghiên cứu nên các thực vật phát triển chưa mạnh, không làm che phủ bề mặt mô hình nên giúp tăng khả năng diệt khuẩn bởi ánh sáng mặt trời. 5.3.4 Kết luận Qua kết quả nghiên cứu ta có thể rút ra được một số kết luận như sau: Với tải trọng hữu cơ 175 kgCOD/ha.ngày và thời gian 30 ngày, thực vật xử lý đã kịp thời thích nghi, sinh trưởng và phát triển mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng xử lý ở các tải trọng sau. Tải trọng hữu cơ tối ưu cho quá trình xử lý cả các chỉ tiêu hóa lý và sinh học trong mô hình nghiên cứu là 350 kgCOD/ha.ngày, ứng với các thông số vận hành là HRT: 4 ngày, HAR: 88 mm/ngày. Không có sự khác biệt đáng kể nào về khả năng hấp thụ giữa các loài thực vật, cũng như khả năng xử lý giữa các mô hình nghiên cứu. Tuy nhiên, mô hình trồng cỏ sậy tỏ ra vượt trộihơn nhờ vào khả năng vận chuyển oxy từ thân vào vùng rễ tốt hơn so với các loài thực vậtkhác. Khả năng xử lý TSS không phụ thuộc vào tải trọng thủy lực hay tính chất đầu vào của nước thải,
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL không phụ thuộc vào loài thực vật, mà phụ thuộc chủ yếu vào cấu trúc lớp vật liệu lọc. Kết quả cho thấy tiềm năng ứng dụng lớn của hệ thống DNNNT dòng chảy ngầm theo phương đứng cho xử lý nước thải sinh hoạt, nhất là áp dụng cho các cụm dân cư ở khu vực ngoại thành và nông thôn. Vì hệ thống này vừa có thể tận dụng những vùng đất bỏ hoang, nhiễm mặn, phèn để xây dựng, lắp đặt mà còn có chi phí đầu tư và vận hành thấp, đồng thờimang lại mảng xanh cho môi trường sinh thái.
Advertisement