ỨNG DỤNG GOOGLE CALENDAR, GOOGLE CLASSROOM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG VIỆC VÀ GIẢNG DẠY

Page 1

BÁO CÁO TỔNG KẾT SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

BÁO CÁO TỔNG KẾT SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ ỨNG DỤNG GOOGLE CALENDAR, GOOGLE CLASSROOM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG VIỆC VÀ GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


AL

FI CI

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ƠN

OF

SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

Y

NH

ỨNG DỤNG GOOGLE CALENDAR, GOOGLE CLASSROOM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG VIỆC VÀ GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

M

QU

Mã số: ………….

DẠ Y

Chủ nhiệm sáng kiến: TRẦN DOÃN HIẾU

TP. Hồ Chí Minh, 03/2020


AL

FI CI

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ƠN

OF

SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

NH

ỨNG DỤNG GOOGLE CALENDAR, GOOGLE CLASSROOM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG VIỆC VÀ GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

QU

Y

Mã số: …………..

M

Xác nhận của Chủ tịch HĐ nghiệm thu

Trần Doãn Hiếu

KÈ DẠ Y

Chủ nhiệm sáng kiến

TP.HCM, 03/2020


AL

FI CI

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ƠN

OF

SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

NH

ỨNG DỤNG GOOGLE CALENDAR, GOOGLE CLASSROOM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG VIỆC VÀ GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

QU

Y

Mã số: ………….

DẠ Y

M

Chủ nhiệm sáng kiến: TRẦN DOÃN HIẾU

Thành viên tham gia: Th.S. Thái Thị Thu Thủy Th.S. Trần Nguyễn Minh Hải Th.S. Nguyễn Thị Cẩm Phú

TP. Hồ Chí Minh, 03/2020


i

AL

MỤC LỤC BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN .............................................................................................................................. 1

II.

THÔNG TIN CHUNG .................................................................................................... 1

CI

I.

NỘI DUNG: ................................................................................................................. 1

OF FI

1. ..Tình trạng hoạt động công tác và giảng dạy tại Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh trước khi chưa có sáng kiến và lý do hình thành sáng kiến: ..................................... 1 2.Nội dung sáng kiến ứng dụng Google Calendar, Google Classroom vào hoạt động công tác và giảng dạy: ........................................................................................................ 3 3. Kết quả về mặt kinh tế: ................................................................................................... 3

NH ƠN

4. Kết quả của việc ứng dụng ............................................................................................. 5 5. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng ........................................................................ 9 PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 11 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CLASSROOM CỦA GOOGLE .............................................. 11 (Dành cho Giảng viên) ......................................................................................................... 11 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CLASSROOM CỦA GOOGLE .............................................. 34

Y

(Dùng cho sinh viên) ............................................................................................................ 34

DẠ Y

KÈ M

QU

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CALENDAR CỦA GOOGLE ............................................... 42


1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

AL

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM PHÒNG QLCNTT

CI

TP.HCM, ngày 2 tháng 3 năm 2020 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG

I.

THÔNG TIN CHUNG

OF FI

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1. Họ và tên người thực hiện: TRẦN DOÃN HIẾU 2. Chức vụ: Phó trưởng phòng. 3. Đơn vị: Phòng Quản lý Công nghệ Thông tin

NH ƠN

4. Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: Quản lý mảng hạ tầng CNTT 5. Tên sáng kiến ứng dụng công nghệ mới: Ứng dụng Google Calendar, Google Classroom trong công tác quản lý công việc và giảng dạy tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. II.

NỘI DUNG:

1. Tình trạng hoạt động công tác và giảng dạy tại Trường Đại học Ngân hàng

Y

TP.Hồ Chí Minh trước khi chưa có sáng kiến và lý do hình thành sáng kiến:

QU

Trong những năm gần đây, trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh đã triển khai ứng dụng CNTT một cách thiết thực và hiệu quả trong công tác quản lý, giảng dạy nhằm đẩy mạnh nâng cao chất lương đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở các bậc, hệ của CBVC, giảng viên trong nhà trường. Chính vì vậy mỗi Cán bộ và giảng

KÈ M

viên luôn trăn trở câu hỏi làm thế nào và bằng cách nào để đổi mới phương pháp giảng dạy. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ cùng với đòi hỏi ngày càng cao của xã hội về khả năng của sinh viên sau khi ra trường thì một trong những biện pháp quan trọng là đổi mới cách dạy và học theo hướng tạo cho sinh viên chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức, lấy tự học, tự nghiên cứu làm hoạt động

DẠ Y

quan trọng. Đế đảm bảo được yêu cầu này, giảng viên phải đổi mới áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, đổi mới cách chuẩn bị và sử dụng bài giảng. Cùng với sự phát triển của ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các

lĩnh vực của đời sống xã hội, ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục và đào tạo đã ngày


2

càng trở nên phổ biến, phát triển và đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao chất lượng và

AL

hiệu quả các hoạt động giáo dục và đào tạo, trong đó có thể kể đến ứng dụng miễn phí của Google cho giáo dục (Google apps for education) được phát triển với khả năng liên

CI

kết, hỗ trợ lẫn nhau như một hệ thống phần mềm điều hành, quản lý thông tin, kết nối của cả một trường học tạo ra những cơ hội tốt để các cơ sở giáo dục có thể tiếp cận với

OF FI

công nghệ dạy học hiện đại.

Ứng dụng lịch trực tuyến Google Calendar đã giải quyết được những khó khăn trong việc tìm lịch trống của giảng viên, cán bộ công nhân viên để bố trí lịch họp, các kế hoạch đan xen như: lịch học, coi thi, lịch làm việc… trong tuần của bộ môn, khoa; nhắc người sử dụng trên phương tiện điện thoại di động, email để người sử dụng không

NH ƠN

quên, hoàn thành công việc đúng tiến độ.

Ứng dụng Google Classroom là hệ thống quản lý học tập cho các trường học nhằm mục đích đơn giản hóa việc tạo, phân phối và phân loại bài tập. Nó được chính thức giới thiệu là một tính năng của Google Apps for Education vào ngày 12 tháng 8 năm 2014. Đây là một ứng dụng dành cho giảng viên để giúp họ tiết kiệm thời gian, giúp tổ chức, quản lý lớp học tốt hơn và cải tiến việc giao tiếp với người học nhằm mục đích giúp giảng viên đơn giản hóa công việc giảng dạy và tạo điều kiện cho sinh viên tự học, tự

Y

nghiên cứu và làm bài tập cũng như tương tác với giảng viên một cách hiệu quả.

QU

Google Classroom thực hiện tổ chức một lớp học thông qua việc hỗ trợ 3 tính năng chính: Giao tiếp, Giao bài tập, Thi trắc nghiệm (multi choise) và Lưu trữ. Việc giao tiếp được thực hiện thông qua các thông báo (announcement) và bình luận (comment), được tích hợp thêm email. Có thể đính kèm tài liệu, video, ảnh, đường dẫn… ở trong các

KÈ M

thông báo. Việc giao và nhận bài tập được thực hiện với sự hỗ trợ của Drive. Mỗi lớp sẽ được tổ chức vào một thư mục riêng, mỗi sinh viên sẽ được tự động tạo một thư mục riêng cho phần bài tập của mình. Nhận thấy được những lợi ích đó, nhóm tác giả muốn chia sẻ với các quý thầy cô

một ứng dụng rất mạnh của Google giúp cho mọi hoạt động quản lý, giảng dạy hiệu quả

DẠ Y

và thuận tiện thông qua sáng kiến “Ứng dụng Google Calendar, Google Classroom trong công tác quản lý công việc và giảng dạy tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.”


3

2. Nội dung sáng kiến ứng dụng Google Calendar, Google Classroom vào hoạt

AL

động công tác và giảng dạy:

Hệ thống quản lý thời gian và lập lịch Google Calendar ra đời vào ngày 13 tháng

CI

4 năm 2006, phát hành beta và chính thức đi vào hoạt động vào từ tháng 7 năm 2009

cho phép người dùng kiểm soát lịch làm việc của mình, tạo lịch hẹn và cho phép gửi

OF FI

thông báo mời tới những người khác để tham gia vào lịch hẹn. Những chức năng này hoàn toàn miễn phí và có thể truy cập qua các thiết bị khác nhau như máy tính, điện thoại thông minh. Trong văn phòng, nếu sử dụng chức năng này một cách hiệu quả sẽ giảm thiểu thời gian thông báo lịch cũng như cho phép lên lịch làm việc, lịch họp một cách hiệu quả, bao gồm:

NH ƠN

 Quản lý và chia sẻ lịch của mình

 Tạo và chỉnh sửa nội dung một sự kiện (cuộc hẹn) chi tiết  Nhắc nhở công việc qua tin nhắn và email

 Gửi lời mời tham gia sự kiện (cuộc hẹn) của mình tới người khác  Xem lại lịch của mình trên các thiết bị khác nhau Hệ thống quản lý lớp học Google Classroom ra đời vào tháng 5 năm 2014, cho phép Quản trị viên và giảng viên quản lý lớp học theo chương trình. Khi sử dụng Google

Y

Classroom, giảng viên có thể sử dụng hoặc tạo ra các công cụ để giúp làm việc dễ dàng

QU

hơn, thuận lợi hơn, giảm thiểu việc sử dụng giấy tờ. Ứng dụng này giúp cho giảng viên và sinh viên có thể theo dõi và cập nhật tình hình của lớp mình thông qua thiết bị kỹ thuật số được kết nối với mạng Internet. Google Classroom là một công cụ tích hợp Google Docs, Google Drive và Gmail

KÈ M

nhằm mục đích giúp giảng viên đơn giản hóa công việc giảng dạy, bao gồm:  Tổ chức lớp học đơn giản  Quản lý học sinh dễ dàng, bao gồm việc giao và nhận bài tập, quản lý thời gian nộp bài của sinh viên

 Tạo đề thi trắc nghiệm theo dạng câu hỏi có nhiều lựa chọn

DẠ Y

 Các thông báo tức thời và các trao đổi trên diễn đàn được thực hiện dễ dàng.

3. Kết quả về mặt kinh tế: Ứng dụng lịch trực tuyến Google Calendar đã giải quyết được những khó khăn tìm

lịch trống của giảng viên, cán bộ công nhân viên để bố trí lịch họp, các kế hoạch đan


4

xen như: lịch học, coi thi, lịch làm việc… trong tuần của bộ môn, khoa; nhắc người sử

AL

dụng trên phương tiện điện thoại di động, email để người sử dụng không quên, hoàn thành công việc đúng tiến độ.

CI

Google Classroom là một ứng dụng hỗ trợ lớp học, mang đến cho người sử dụng

khả năng tương tác trực tuyến nhanh chóng và thuận tiện, hỗ trợ tạo các lớp học, quản

OF FI

lý sinh viên.

 Đối với thầy cô giáo, Google Classroom hỗ trợ đăng bài giảng, giao bài tập, chấm điểm, gửi thông báo tới từng học sinh.

 Đối với người học, Google Classroom cho phép trao đổi thông tin, tìm kiếm các khóa học, tìm kiếm tài liệu học, nộp bài.

NH ƠN

 Việc ứng dụng chức năng Google Classroom giúp cho giảng viên tổ chức và quản lý lớp học một cách dễ dàng, thuận lợi, giảm thiểu việc sử dụng giấy tờ (in ấn tài liệu, nộp bài tập…) trong lớp học.

 Giúp giảng viên tổ chức và quản lý lớp học dễ dàng, thuận tiện; tất cả tài liệu, bài tập và điểm đều ở cùng một nơi (trong Google Drive). Đặc biệt, khi tất cả dữ liệu được lưu trữ trên Drive, nếu các thiết bị như máy tính hay điện thoại gặp trục trặc (mất, hư hỏng…) thì dữ liệu vẫn được bảo toàn. Điều này đặc

Y

biệt có ý nghĩa đối với các dữ liệu quan trọng như bài tập của sinh viên nộp,

QU

điểm…

 Quản lý người học dễ dàng, bao gồm việc giao và nhận bài tập, quản lý thời gian nộp bài.

 Giúp giảng viên có thể tạo đề thi trắc nghiệm, chấm điểm bài thi một cách dễ

KÈ M

dàng.

 Tài khoản Google của Trường đã được cấp với dung lượng không giới hạn. Điều này là một thuận lợi rất lớn trong việc sử dụng Google Classroom, giảng viên có thể lưu trữ toàn bộ tài liệu giảng dạy, video tham khảo, hình ảnh lớp

DẠ Y

học, điểm,…ngay trên Drive của lớp học này và chia sẻ cho sinh viên mà không phải bận tâm về không gian lưu trữ.

 Sinh viên được cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác, kịp thời từ giảng viên và có thể kiểm tra thông tin mọi lúc, mọi nơi thông qua app Google Classroom


5

được cài đặt trên thiết bị điện thoại có kết nối mạng internet, phương pháp

AL

học tập chủ động hơn.

 Giảng viên có điều kiện quan tâm và động viên kịp thời đến quá trình học tập

CI

của sinh viên thông qua việc ra lịch trình, gửi yêu cầu và bài tập cũng như xem xét, đánh giá tình hình học tập, thực tập của sinh viên…

OF FI

 Giảng viên và sinh viên có thể theo dõi, cập nhật tình hình lớp học ở bất kỳ nơi đâu (chỉ cần có laptop, tablet hay điện thoại có kết nối internet).  Các thông báo tức thời và các trao đổi trên diễn đàn được thực hiện dễ dàng.  Một trong những lợi ích nổi trội của Google Class đó là giúp giảm thiểu được việc sử dụng giấy (in ấn tài liệu, nộp bài tập…) trong lớp học.

NH ƠN

 Mỗi lớp được tạo một thư mục riêng trong Drive của người dùng tương ứng, sinh viên có thể gửi bài để được Giảng viên chấm điểm. Ứng dụng khả dụng cho thiết bị iOS và Android, cho phép người dùng chụp ảnh và đính kèm bài tập, chia sẻ tệp từ các ứng dụng khác và truy cập thông tin ngoại tuyến. giảng viên có thể theo dõi sự tiến bộ của mỗi sinh viên và sau khi chấm điểm, giảng viên có thể để lại các góp ý và trích xuất bảng điểm từng bài tập và bảng điểm tổng hợp về bài làm của học sinh.

Y

 Google class room giao diện đơn giản, dễ sử dụng, tính tương tác cao và thông

QU

tin chính xác, tài liệu và thông báo được gửi kịp thời, đầy đủ, khích lệ sinh viên rất lớn đối với vệc học tập chủ động.  Hỗ trợ tốt cho giảng viên lẫn sinh viên tiếp cận và làm quen với hình thức lớp học trực tuyến để từ đó, việc triển khai sử dụng hệ thống E-learning chính

KÈ M

thức của Trường sẽ trở nên thuận lợi và phổ biến hơn ở bậc ứng dụng cao hơn.

4. Kết quả của việc ứng dụng Google classroom: Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, nhóm đã có đợt khảo sát

DẠ Y

sinh viên trả lời các câu hỏi sau với mục đích khảo sát ý kiến cá nhân trong thực tế sử dụng Google Classroom nhằm có cơ sở đề xuất quan trọng và ý nghĩa đối với các giải pháp nhằm phát triển hoạt động này nói riêng, E-learning nói chung tại trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.


6

 Phần 1: Thông tin chung (bao gồm 11 câu hỏi)

AL

Nội dung khảo sát được cấu trúc thành 5 phần:  Phần 2: Sự dễ dàng khi sử dụng Google Classroom (bao gồm 6 câu hỏi)  Phần 4: Sự giao tiếp và tương tác (bao gồm 6 câu hỏi)

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

Kết quả của đợt khảo sát như sau:

OF FI

 Phần 5: Sự hài lòng của sinh viên (bao gồm 4 câu hỏi)

CI

 Phần 3: Sự hữu ích khi sử dụng Google Classroom (bao gồm 7 câu hỏi)


DẠ Y

KÈ M Y

QU NH ƠN

OF FI

AL

CI

7


OF FI

CI

AL

8

Tóm lại, việc ứng dụng chức năng Google Classroom giúp cho giảng viên tổ chức

NH ƠN

và quản lý lớp học một cách dễ dàng, thuận lợi, giảm thiểu việc sử dụng giấy tờ, … Ứng dụng này giúp cho giảng viên và sinh viên có thể theo dõi và cập nhật tình hình của lớp mình thông qua thiết bị kỹ thuật số được kết nối với mạng Internet. Google Calendar:

Quản lý thời gian bao gồm các nguyên tắc, thói quen, kĩ năng, công cụ và hệ thống kết hợp cùng nhau nhằm giúp chúng ta thu lại nhiều hơn lượng thời gian mà chúng ta

Y

đã bỏ ra nhằm mục tiêu “cải thiện chất lượng cuộc sống”. Thời gian luôn là thứ chúng

QU

ta cần để thực hiện công việc, đạt mục tiêu đặt ra, dành thời gian cho những người chúng ta yêu thương, tận hưởng tất cả những gì cuộcđời mang lại cho chúng ta. Thời gian là một nguồn tài nguyên có một không hai, bởi ai cũng nhận được một khoảng thời gian như nhau. Một khi thời gian đã qua đi thì nó sẽ mất đi mãi mãi và chúng ta không có thể

KÈ M

lấy lại được. Một điều chúng ta có thể làm với thời gian của mình là hãy thay đổi cách sử dụng nó. Chính vì thế áp dụng ứng dụng Google Calendar để quản lý thời gian chuyên nghiệp sẽ giúp chúng ta quản lý thời gian hiệu quả đem lại  Xếp lịch vài tháng trong vòng vài phút  Trị bệnh hay quên

DẠ Y

 Đánh giá được tiến độ công việc, tăng hiệu quả làm việc  Giảm căng thẳng(stress) trong công việc  Có thể tạo/hiển thị được nhiều lịch làm việc khác nhau


9

Để sắp xếp nhiều công việc khác cùng một lúc đỡ chồng chéo lên nhau Google

AL

Calendar với tính năng cho phép mình tạo nhiều bộ lịch khác nhau trên cùng một tài

NH ƠN

OF FI

CI

khoản

5. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng

Trong quá trình triển khai có một số khó khăn gặp phải trong quá trình triển khai Google Classroom và Google Calendar nhóm cũng đưa ra các đề xuất và khuyến nghị  Về phía nhà trường:

 Đề xuất nhà trường mở lớp tập huấn cho CB-CNV và Giảng viên

Y

 Về phía giảng viên và CB-CNV:

QU

 Đối với các giảng viên và CB-CNV chưa thực sự thành thạo trong việc sử dụng công nghệ và áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, công tác thì nhà trường cần triển khai các buổi tập huấn trước cho giảng viên, CBCNV. Tuy nhiên, với đặc điểm là giao diện và các tính năng rất thân thiện với

KÈ M

người dùng, các giảng viên và CB-CNV sẽ tiếp cận với ứng dụng tương đối dễ dàng sau khi được tập huấn.

 Khi làm việc tại nhà, giảng viên và CB-CNV cũng cần phải có Internet để sử dụng được các tính năng của ứng dụng. Tuy nhiên, đa số giảng viên và CB-CNV hiện nay đều có gắn đường truyền Internet tại nhà hoặc sử dụng 3G, 4G trên điện

DẠ Y

thoại nên đây không phải là một khó khăn quá lớn. Trong một số thời điểm khi mạng Internet gặp sự cố thì mới có thể nảy sinh một số vấn đề. Tuy nhiên, những tình huống như vậy thường xảy ra với xác suất rất thấp.


10

Đòi hỏi giảng viên dành thời gian nhiều hơn để tương tác cũng như theo sát và

AL

đánh giá, nhận xét bài làm của sinh viên  Về phía sinh viên:

CI

 Sinh viên cần trang bị laptop, máy tính để bàn hoặc điện thoại có Internet để có

thể sử dụng được ứng dụng trong quá trình học tập. Tuy nhiên trong quá trình áp

OF FI

dụng Google Classroom thì đây không phải là một khó khăn lớn vì đa phần sinh viên hiện nay đều sở hữu điện thoại thông minh, laptop hoặc máy tính để bàn. Các phòng trọ, kí túc xá và nhà riêng của sinh viên đa phần đều có trang bị Internet. Một số trường hợp đặc biệt, sinh viên có thể sử dụng máy tính tại thư viện, tiệm net, mượn máy tính hoặc điện thoại của bạn bè, người thân để nhận

NH ƠN

các thông báo, làm bài tập và nộp bài tập trên Classroom. Các trường hợp khó khăn do mạng Internet gặp sự cố hiếm khi xảy ra. Xác nhận đơn vị quản lý trực tiếp

Người sáng kiến

Trần Doãn Hiếu

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

Xác nhận và ý kiến của Hội đồng


11

PHỤ LỤC

1. Đăng nhập Bước 1. Truy cập đường dẫn https://classroom.google.com

CI

(Dành cho Giảng viên)

AL

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CLASSROOM CỦA GOOGLE

tengiangvien@buh.edu.vn 2. Các thao tác đối với lớp học 2.1. Tạo lớp học mới

OF FI

Bước 2. Đăng nhập tài khoản bằng gmail của trường đã được cấp dạng

NH ƠN

Bước 1. Chọn vào dấu "+" ở góc phải trên cùng bên cạnh tài khoản Google

Bước 2. Chọn Tạo lớp học (Create class) sau đó nhập tên lớp học và mô tả về lớp học

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

phần tương ứng như trên hệ thống đào tạo tín chỉ UIS và chọn Tạo (Create).


12

CI

AL

Màn hình giao diện sau khi tạo lớp học như sau:

2

NH ƠN

OF FI

1

(1) Mã ID lớp học: Giảng viên cung cấp cho người học (2) Thay đổi giao diện banner 2.2. Chỉnh sửa một lớp học

Bước 1. Chọn nút menu ở góc trên bên trái của màn hình kí hiệu 3 dòng ngang (2) Bước 2. Chọn vào dấu ba chấm ở góc trên bên phải (3) của các lớp muốn Di chuyển

Y

(Move), Chỉnh sửa (Edit), Sao chép (Copy), Lưu trữ (Archive).

QU

2

KÈ M

3

 Di chuyển: Cho phép di chuyển lớp học đến vị trí mong muốn trong danh

DẠ Y

sách các lớp học được hiển thị trên màn hình chính. Hình ảnh sau cho thấy việc di chuyển lớp 02.2020_DBMS ra sau lớp 11.2019_D09_AI.


QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

13

DẠ Y

KÈ M

Kết quả sau khi di chuyển:

Chọn vào đây


14

 Chỉnh sửa: Cho phép chỉnh sửa các thông tin liên quan đến lớp học, bao gồm

AL

Tên lớp học (Class name), Phần (Section), Chủ đề (Subject), Phòng (Room).

NH ƠN

OF FI

CI

Sau khi nhập các thông tin cần chỉnh sửa, giảng viên nhấn phím Lưu (Save).

 Sao chép: Cho phép tạo một lớp học mới bằng cách sao chép từ một lớp đang

Y

có. Các chủ đề, bài tập sẽ được sao chép từ lớp học cũ; danh sách lớp và các

QU

thông báo sẽ không được sao chép. Hình ảnh sau cho thấy quá trình sao chép lớp 02.2020_DBMS thành lớp mới

DẠ Y

KÈ M

02.2020_DBMS_Copy.


NH ƠN

OF FI

CI

AL

15

QU

Y

Kết quả sau khi sao chép:

KÈ M

 Lưu trữ: Cho phép lưu trữ lớp học. Sau khi lưu trữ, giảng viên và sinh viên sẽ không thể thực hiện các thay đổi trên lớp học nhưng vẫn có thể xem lớp học ở mục Lớp học đã lưu trữ (Archived Classes), tất cả các tập tin của lớp học vẫn được lưu trữ trên Drive.

DẠ Y

Hình ảnh sau cho thấy quá trình lưu trữ lớp học 02.2020_DBMS.


DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

Xem lại danh sách các lớp học đã được lưu trữ:

OF FI

CI

AL

16


OF FI

CI

AL

17

Giảng viên có thể khôi phục lại lớp học đã lưu trữ bằng cách chọn vào lớp học

NH ƠN

cần khôi phục, sau đó nhấp vào Khôi phục (Restore). Sau khi khôi phục, giảng viên và sinh viên có thể tương tác lại trong lớp học đồng thời lớp học sẽ được hiển thị trong

KÈ M

QU

Y

danh sách các lớp học ở menu Lớp học.

2.3. Xóa lớp học

Bước 1. Chuyển lớp học cần xóa sang danh sách các lớp học đã lưu trữ (Archive) (xem phần 2.2).

DẠ Y

Bước 2. Chọn lớp học cần xóa trong danh sách các lớp học đã lưu trữ và chọn Xóa (Delete).


OF FI

CI

AL

18

Chú ý:

 Sau khi xóa giảng viên sẽ không sử dụng hoặc khôi phục lại lớp học được

NH ƠN

nữa.

 Chỉ có giảng viên chính (primary teacher) mới có thể xóa lớp học. Các giảng viên được mời vào lớp học (co-teachers) không thể xóa lớp học trừ khi được giảng viên chính chuyển quyền sở hữu lớp học. 2.4. Chuyển quyền sở hữu lớp học

Giảng viên chính có thể chuyển quyền sở hữu lớp học bằng cách vào mục Mọi

Y

người (People), chọn giáo viên cần chuyển quyền sở hữu trong danh sách giáo viên, sao

QU

đó chọn Tạo chủ sở hữu lớp học (Make class owner). Sau khi nhấn xác nhận Mời (Invite), email sẽ được gửi tới giáo viên được chuyển quyền. Nếu giáo viên được mời

DẠ Y

KÈ M

đồng ý, giáo viên cũ sẽ mất tất cả các quyền đối với lớp học.


QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

19

KÈ M

2.5. Thiết lập các tùy chọn cho tất cả các lớp học Bước 1. Chọn vào biểu tượng 3 dấu gạch ngang

DẠ Y

Bước 2. Chọn Cài đặt (Settings)


KÈ M

QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

20

2.6. Cài đặt thông tin cho lớp học cụ thể Bước 1. Chọn lớp học phần cần cài đặt thông tin

DẠ Y

Bước 2. Chọn Cài đặt (1)


21

OF FI

CI

AL

1

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

Bước 3. Cấu hình cài đặt sau đó chọn Lưu (Save)

2.7. Thêm, Xóa, Ẩn, Gửi email cho sinh viên

2.7. 1.

Thêm sinh viên vào lớp học


22

CI

sinh viên nhập mã lớp để được tham gia vào lớp học.

AL

Cách 1. Giảng viên sẽ cung cấp mã lớp học bên trái màn hình (1) cho sinh viên. Sau đó

NH ƠN

OF FI

1

Cách 2. Giảng viên vào mục Mọi người (People), ở mục Sinh viên (Students) nhấp chọn vào nút

để mời sinh viên. Giảng viên nhập danh sách email của các

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

sinh viên vào hộp thoại hiển thị trên màn hình và nhấp chọn Mời (Invite).


2.7. 2.

NH ƠN

OF FI

CI

AL

23

Xóa sinh viên khỏi lớp học

Giảng viên vào mục Mọi người (People), trong danh sách sinh viên, nhấp vào nút

trước tên sinh viên để chọn các sinh viên cần xóa. Sau khi chọn xong, giảng viên

nhấp vào mục Tác vụ (Actions) và chọn Xóa (Remove). Hộp thoại xác nhận sẽ hiển thị

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

để giảng viên xác nhận thao tác xóa sinh viên khỏi lớp học.


24

2.7. 3.

Ẩn sinh viên

sinh viên, nhấp vào nút

AL

Tương tự mục 2.7.2, giảng viên vào mục Mọi người (People), trong danh sách trước tên sinh viên để chọn các sinh viên cần ẩn. Sau khi

CI

chọn xong, giảng viên nhấp vào mục Tác vụ (Actions) và chọn Ẩn (Mute). Hộp thoại Lưu ý: Sinh viên bị ẩn sẽ:

OF FI

xác nhận sẽ hiển thị để giảng viên xác nhận thao tác ẩn sinh viên khỏi lớp học.

 Vẫn có thể nộp bài tập. Các sinh viên khác sẽ không nhìn thấy bài tập của sinh viên này.  Không thể trả lời bài tập của bạn cùng lớp.  Không thể nhận xét hoặc đăng bài. Gửi email cho sinh viên

NH ƠN

2.7. 4.

Tương tự mục 2.7.2, giảng viên vào mục Mọi người (People), trong danh sách sinh viên, nhấp vào nút

trước tên sinh viên để chọn các sinh viên cần gửi email. Sau

khi chọn xong, giảng viên nhấp vào mục Tác vụ (Actions) và chọn Gửi email (Email). Hộp thoại soạn email sẽ hiển thị để giảng viên thực hiện thao tác soạn email và gửi cho các sinh viên. 2.8. Trao đổi với lớp học

Y

2.8. 1. Tạo và lên lịch thông báo

QU

Giảng viên có thể tạo và lên lịch thông báo ở mục Luồng (Stream) tại hộp Chia

DẠ Y

KÈ M

sẻ đôi điều với lớp học (Share something with your class).


25

OF FI

CI

AL

Sau khi nhấp chọn vào Chia sẻ đôi điều với lớp học, hộp thoại sau sẽ hiển thị.

NH ƠN

Giảng viên chọn danh sách sinh viên cần gửi thông báo ở mục Tất cả sinh viên (All Students), ghi nội dung thông báo trong hộp Chia sẻ với lớp học của bạn (Share with your class), thêm tập tin hoặc liên kết vào thông báo tại nút

(Add).

Giảng viên cũng có thể lên lịch đăng thông báo (Ngày, giờ cụ thể) bằng cách nhấp vào

KÈ M

QU

Y

dấu mũi tên cạnh nút Đăng (Post) và chọn Lên lịch biểu (Schedule).

DẠ Y

Sau khi hoàn tất các thao tác, giảng viên nhấp chọn vào nút Đăng để đăng thông báo. Giảng viên có thể xóa hoặc chỉnh sửa thông báo sau khi đăng bằng cách nhấp vào dấu cạnh thông báo đã đăng và chọn Chỉnh sửa (Edit) hoặc Xóa (Delete).


2.8. 2. Phản hồi bài đăng của sinh viên

OF FI

CI

AL

26

Giảng viên có thể phản hồi bài đăng của sinh viên bằng cách nhấp vào hộp Thêm nhận xét của lớp học (Add class comment) dưới mỗi bài đăng của sinh viên. Giảng viên cũng có thể Xóa (Delete), Sao chép đường liên kết (Copy link) của bài đăng bằng cách cạnh bài đăng của sinh viên.

QU

Y

NH ƠN

nhấp vào dấu

2.9. Các thao tác với bài tập trên lớp Mục Bài tập trên lớp (Classwork) cho phép tạo bài tập và câu hỏi, sử dụng chủ đề để sắp xếp bài tập trên lớp vào các mô đun hoặc đơn vị, sắp xếp bài tập theo cách

KÈ M

muốn sinh viên nhìn thấy. 2.9. 1. Tạo chủ đề (Topic) Giảng viên có thể tạo chủ để bằng cách vào mục Bài tập trên lớp (Classwork),

chọn Tạo (Create) và chọn Chủ đề (Topic). Các chủ đề được tạo sẽ được sử dụng để sắp xếp các bài tập, tài liệu, bài tập kiểm tra… vào, giúp quá trình tìm kiếm dễ dàng hơn.

DẠ Y

2.9. 2. Tạo bài tập (Assignment) Bước 1. Chọn lớp học mà Giảng viên muốn thêm bài tập. Bước 2. Chọn Bài tập trên lớp (Classwork), chọn Tạo (Create) và chọn Bài tập (Assignment).


OF FI

CI

AL

27

Màn hình xuất hiện như sau:

NH ƠN

7

1

2

5

6

QU

Y

3

4

(1) : Nhập Tên bài tập

(2) : Hướng dẫn hay mô tả về bài tập (3) : Chọn file bài tập đính kèm hoặc có thể tự tạo bài tập trực tiếp

KÈ M

(4) : Chọn thang điểm cho bài tập (5) : Chọn ngày hết hạn làm bài tập (6) : Chọn/nhập chủ đề (7) : Chọn Lưu (Save) để giao bài

2.9. 3. Chỉnh sửa, xóa bài tập

DẠ Y

Bước 1. Chọn lớp học mà Giảng viên muốn sửa hoặc xóa bài tập Bước 2. Chọn Bài tập trên lớp (Classwork) sau đó chọn bài tập cần chỉnh sửa, xóa và chọn (1)


CI

AL

28

2.9. 4. Tải tài liệu Bước 1. Chọn lớp học cần tải tài liệu.

OF FI

1

NH ƠN

Bước 2. Chọn Bài tập trên lớp (Classwork) và chọn Tạo(Create) và chọn Tài liệu

QU

Y

(Material).

Sau đó màn hình xuất hiện, nhập thông tin và chọn Đăng (Post) để tải tài liệu lên.

DẠ Y

KÈ M

Có thể nhấp chọn vào dấu mũi tên cạnh nút Đăng để lên lịch biểu đăng tải tài liệu.


29

AL

5 1

CI

2

3

(1) : Nhập tiêu đề tên bài tập

OF FI

4

NH ƠN

(2) : Hướng dẫn hay mô tả về bài tập

(3) : Chọn file tài liệu đính kèm hoặc có thể tự tạo tài liệu trực tiếp (4) : Nhập/chọn chủ đề

(5) : Lên lịch biểu, Đăng tải tài liệu lên lớp học 2.9. 5. Tạo bài thi trắc nghiệm (Quiz)

Bước 1. Chọn lớp học cần tạo bài thi trắc nghiệm.

Y

Bước 2. Chọn Bài tập trên lớp (Classwork) và chọn Tạo (Create) và chọn Bài kiểm

KÈ M

QU

tra (Quiz assignment)

DẠ Y

Sau đó màn hình xuất hiện để nhập thông tin và tạo đề thi trắc nghiệm


30

AL

5 1

3

OF FI

CI

2

4

NH ƠN

(1) : Nhập tiêu đề bài thi trắc nghiệm

(2) : Hướng dẫn hay mô tả về bài thi trắc nghiệm (3) : Tạo bài thi trắc nghiệm trực tiếp (4) : Nhập/chọn chủ đề

(5) : Lên lịch biểu, giao bài (Assign)

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

Khi chọn vào (3) thì sẽ chuyển liên kết đến trang soạn đề thi trắc nghiệm.


NH ƠN

OF FI

CI

AL

31

Giảng viên có thể thiết lập/bỏ thiết lập các tính năng như: thu thập địa chỉ email của sinh viên khi nộp bài, giới hạn mỗi sinh viên chỉ được nộp bài 1 lần, cho phép sinh viên chỉnh sửa bài sau khi nộp, cho phép sinh viên xem biểu đồ tóm tắt, hiển thị thanh tiến độ khi làm bài, xáo trật tự câu hỏi trong đề thi, cho phép sinh viên xem điểm ngay sau khi nộp bài, cho phép sinh viên xem các câu trả lời sai. Để cài đặt các thiết lập này,

Y

giảng viên chọn (1) như hình dưới đây, và chọn thiết lập tương ứng trong các mục Cài

DẠ Y

KÈ M

QU

đặt chung (General), Bản trình bày (Presentation) hoặc Bài kiểm tra (Quizzes).


32

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

1

2.9. 6. Chấm điểm bài tập và trả bài cho sinh viên

DẠ Y

Sau khi sinh viên hoàn thành bài tập, giảng viên có thể thực hiện các bước tiếp

theo, bao gồm chấm điểm và trả bài cho sinh viên. Bước 1. Chọn Bài tập trên lớp (Classwork) Bước 2. Chọn bài tập cần chấm


AL

33

1

OF FI

CI

2

+ Chọn vào tên của sinh viên (1) đã nộp bài mà giảng viên muốn chấm điểm.

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

+ Sau khi chấm xong chọn Trả bài (Return) (2)


34

AL

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CLASSROOM CỦA GOOGLE (Dùng cho sinh viên) Bước 1. Truy cập đường dẫn https://classroom.google.com

CI

1. Đăng nhập

Bước 2. Đăng nhập vào bằng một tài khoản gmail khoa đã cấp cho mỗi Sinh viên (địa

OF FI

chỉ email: mssv@st.buh.edu.vn , password: mã số sinh viên).

Ví dụ sinh viên có mã số sinh viên là 0303190001 thì địa chỉ email được cấp: 0303190001@st.buh.edu.vn , password là 0303190001. 2. Tham gia lớp học

sau đó chọn tham gia lớp học.

NH ƠN

Bước 1. Chọn vào biểu tượng

Bước 2. Chọn Tham gia lớp học (Join) và nhập mã lớp do giảng viên cung cấp để tham

KÈ M

QU

Y

gia lớp học.

3. Xem thông báo, bài tập

DẠ Y

Bước 1. Chọn lớp học cần xem trong danh sách các lớp học hiển thị trên màn hình.


OF FI

CI

AL

35

Bước 2. Xem các nội dung thông báo hoặc bài tập của khoa hoặc giảng viên gửi.  Mục Luồng (Stream):

o Danh sách các bài tập sắp đến hạn nộp (Upcoming) sẽ được hiển thị ở phía

NH ƠN

bên trái màn hình. Sinh viên nhấp vào Xem tất cả (View all) để xem danh

QU

Y

sách chi tiết tất cả các bài tập được giao và ngày đến hạn.

Sinh viên nhấp vào mục Đã giao (Assigned) để xem danh sách các bài tập được giao. Nhấp vào mục Đã trả bài cùng với điểm (Returned with grade) để

DẠ Y

KÈ M

xem các bài tập đã được chấm cùng nhận xét của giảng viên (nếu có).


36

NH ƠN

OF FI

CI

tài liệu học tập…) sẽ được hiển thị giữa màn hình.

AL

o Các thông báo và hoạt động của giảng viên (gửi thông báo, giao bài tập, gửi

o Sinh viên có thể đặt câu hỏi hoặc chia sẻ (tập tin, liên kết…) cho các thành

DẠ Y

KÈ M

QU

your class).

Y

viên trong lớp ở mục Chia sẻ đôi điều với lớp học (Share something with


37

Sau khi thêm các nội dung cần chia sẻ, sinh viên nhấp chọn Đăng (Post) để chia

AL

sẻ với lớp học.

Sinh viên có thể phản hồi các câu hỏi, thông báo, chia sẻ… từ giáo viên hoặc bạn

CI

học thông qua mục Thêm nhận xét của lớp học (Add class comment). Mục này sẽ hiển

NH ƠN

OF FI

thị dưới mỗi thông báo được chia sẻ.

 Mục Bài tập trên lớp (Classwork)

Mục này hiển thị tất cả các Chủ đề (All topics) của lớp học. Sinh viên nhấp vào từng chủ đề cụ thể để xem. Nhấp vào

Y

danh sách tất cả các bài tập. Nhấp vào

QU

tới ứng dụng lịch của Google. Nhấp vào

(View your work) để xem

(Google Calendar) để liên kết (Class Drive

Folder) để liên kết tới Drive của lớp học.  Mục Mọi người (People)

DẠ Y

lớp.

KÈ M

Mục này hiển thị danh sách Giáo viên (Teachers) và Bạn học (Classmates) trong


38

4. Nộp bài tập

AL

Sinh viên nhấp chọn vào bài tập cần nộp bài trong danh sách tất cả các bài tập

OF FI

CI

được giao (xem mục 3 ở trên), sau đó nhấp chọn Xem chi tiết (View Details).

NH ƠN

Sinh viên nộp bài tập bằng cách nhấp vào

(Add

KÈ M

QU

Y

or create) ở bên phải màn hình và chọn nội dung cần nộp phù hợp.

4.1. Trường hợp bài tập cần nộp là tập tin lưu trữ trong Google Drive: Sinh viên chọn

DẠ Y

vào Google Drive, chọn Google Drive của tôi (My Drive) rồi chọn tập tin cần nộp, sau đó nhấp chọn

(Add) để hoàn tất thao tác tải tập tin.


NH ƠN

OF FI

CI

AL

39

Sinh viên nhấp vào

(Turn in), và nhấp vào nút xác

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

nhận Nộp (Turn in) để hoàn tất quá trình nộp bài.


CI

AL

40

OF FI

4.2. Trường hợp bài tập cần nộp là liên kết: Sinh viên chọn vào Liên kết (Link), đưa

NH ƠN

liên kết vào hộp thoại rồi nhấp chọn Thêm liên kết (Add Link).

Sinh viên hoàn tất quá trình nộp bài tương tự mục 4.1 ở trên. 4.3. Trường hợp bài tập cần nộp là tập tin: Sinh viên chọn vào Tệp (File), sau đó nhấp vào Chọn tệp từ thiết bị (Select files from your device), chọn đường dẫn đến tập tin cần nộp và nhấp chọn Open để tải tập tin cần nộp lên. Sinh viên cũng có thể chọn vào Thêm các tệp khác (Add more files) để thêm tập tin cần nộp. Sau khi

DẠ Y

QU

KÈ M

tác tải tập tin.

Y

hoàn thành việc chọn tập tin, sinh viên nhấp vào Tải lên (Upload) để hoàn tất thao


41

Sinh viên hoàn tất quá trình nộp bài tương tự mục 4.1 ở trên.

AL

4.4. Trường hợp bài tập cần nộp là Tài liệu, Trang trình bày, Trang tính, Bản vẽ

được tạo trên Google: Sinh viên vào mục Tạo mới (Create new) rồi chọn loại tập

CI

tin phù hợp (Tài liệu (Docs), Trang trình bày (Slides), Trang tính (Sheets), Bản vẽ (Drawings)). Sau khi tạo xong, sinh viên nhấp chọn vào tập tin vừa tạo để thực

QU

Y

NH ƠN

OF FI

hiện các thao tác soạn thảo trực tuyến trên Google.

Sau khi hoàn tất quá trình soạn thảo, sinh viên thực hiện thao tác nộp bài tương

DẠ Y

KÈ M

tự mục 4.1 ở trên.


42

1. Đăng nhập Bước 1. Truy cập đường dẫn https://calendar.google.com

AL

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CALENDAR CỦA GOOGLE

CI

Bước 2. Đăng nhập tài khoản bằng gmail của trường đã được cấp dạng 2. Quản lý và chia sẻ lịch 2.1. Tạo lịch

OF FI

tengiangvien@buh.edu.vn

Mục này giới thiệu các bước lên lịch cho các sự kiện một lần (ví dụ: hội thảo) hoặc sự kiện định kì (ví dụ: họp giao ban).

Bước 1. Chọn một chỗ trống trong lịch hoặc nhấp chọn nút Tạo (Create) để lên lịch cho

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

sự kiện.

Bước 2. Thêm tên cho sự kiện, thiết lập ngày, giờ diễn ra sự kiện, thêm khách mời, thêm

DẠ Y

vị trí và mô tả cho sự kiện.


Lưu ý:

QU

Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

43

KÈ M

 Khách mời được thêm bằng cách gõ nhập email của họ.  Chọn vào biểu tượng

kế bên khách mời để đánh dấu sự tham dự của họ là bắt

buộc/không bắt buộc.

 Thêm phòng: Chọn phòng cần họp  Thêm hội nghị truyền hình: Chọn ứng dụng để họp trực tuyến

DẠ Y

 Mô tả nội dung cho buổi họp/hội nghị/hội thảo  Nhấp vào mục Tùy chọn khác (More options) để có thể thực hiện các thiết lập sau:


44

AL

o Thiết lập chế độ lặp lại của sự kiện (không lặp lại, lặp lại hàng ngày, lặp lại hàng tuần…)

thức (thông báo, email)) o Thay đổi màu sắc hiển thị của sự kiện trên lịch

CI

o Thiết lập chế độ thông báo cho sự kiện (bao nhiêu lần, thời điểm nào, hình

OF FI

o Chọn vào các mục tương ứng trong phần Quyền của khách (Guest permissions) để cho phép hoặc không cho phép khách mời thực hiện các thao tác sửa đổi sự kiện, mời những người khác hoặc xem danh sách khách

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

mời.

DẠ Y

Bước 3. Sau khi hoàn tất, nhấn Lưu (Save), thông báo sau sẽ hiển thị:


45

OF FI

CI

Sau khi tạo xong, sự kiện sẽ được hiển thị trên lịch như sau:

AL

Bước 4. Chọn Gửi (Send) để gửi email mời tham dự cho khách mời.

Ta có thể nhấn đúp chuột vào sự kiện để chỉnh sửa sự kiện. 2.2. Trả lời tham dự sự kiện và quản lý sự kiện

2.2.1. Trả lời lời mời tham dự sự kiện: Khi có lời mời tham dự sự kiện, sự kiện sẽ được

NH ƠN

hiển thị trên lịch của người được mời. Tùy theo lựa chọn của người mời mà một thư mời sẽ được gửi đến cho người được mời. Người được mời trả lời lời mời tham dự bằng một trong các cách sau:

 Cách 1: Trả lời ngay trong email bằng cách chọn Chấp nhận (Yes), Có thể (Maybe), Không (No) hoặc vào Tùy chọn khác (More options) đề Đề xuất

KÈ M

QU

Y

thời gian mới (Propose a new time) hoặc Thêm ghi chú (Add note).

 Cách 2: Trên lịch, nhấp vào sự kiện, ở cuối bảng thông báo sẽ hiển thị mục Tham dự, nhấp vào lựa chọn phù hợp (Có, Không, Có thể hoặc nhấp vào dấu

DẠ Y

mũi tên để Đề xuất thời gian mới hoặc Thêm ghi chú).


NH ƠN

OF FI

CI

AL

46

2.2.2. Cập nhật sự kiện

Người tạo sự kiện có thể cập nhật sự kiện như thêm khách mời, thay đổi địa điểm… bằng cách:

KÈ M

QU

event) như hình sau

Y

Bước 1. Trên lịch, nhấp vào sự kiện, sau đó nhấp chọn nút Chỉnh sửa sự kiện (Edit

Bước 2. Thực hiện các chỉnh sửa (Thêm khách mời, thay đổi địa điểm của sự kiện, thêm các nội dung đính kèm…) sau đó nhấn phím Lưu (Save) để hoàn tất quá trình cập nhật sự kiện.

2.2.3. Kiểm tra sự tham dự của khách mời

DẠ Y

Người tạo sự kiện có thể theo dõi phản hồi lời mời của khách mời bằng cách:

Bước 1. Trong lịch biểu, nhấp vào sự kiện. Bước 2. Ở mục khách có thể thấy danh sách khách mời, số người tham dự, số người không tham dự, số người chưa phản hồi, người có đề xuất thay đổi thời gian.


OF FI

CI

AL

47

Trong trường hợp có đề xuất mới về thời gian tổ chức sự kiện, người tạo sự kiện có thể thực hiện các bước sau: Bước 1. Trong lịch biểu, nhấp vào sự kiện

Bước 2. Trong phần khách mời, nhấp vào Xem thời gian dự kiến (Review proposed

NH ƠN

time).

Bước 3. Nếu chấp nhận đề xuất, nhấp chọn Lưu (Save). Bảng thông báo sau sẽ xuất

QU

Y

hiện.

Bước 4. Nhấn Gửi để gửi email thông báo cho các khách mời về thời gian mới của sự

KÈ M

kiện.

2.2.4. Xóa sự kiện

Sự kiện sẽ ở trong thùng rác của ứng dụng lịch trong khoảng 30 ngày sau khi bị

xóa. Sau 30 ngày, sự kiện sẽ bị loại bỏ vĩnh viễn.

DẠ Y

 Xóa sự kiện: Trong lịch, nhấp vào sự kiện và nhấn phím Xóa sự kiện (Delete event)


CI

AL

48

 Loại bỏ vĩnh viễn sự kiện: Nhấp vào Menu cài đặt (Settings), chọn Thùng

OF FI

rác (Trash). Trong danh sách các sự kiện trong thùng rác, nhấp chọn vào sự kiện cần xóa vĩnh viễn, sau đó chọn Xóa vĩnh viễn tất cả sự kiện đã chọn.

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

Nếu muốn xóa vĩnh viễn tất cả sự kiện, nhấp chọn mục

2.2.5. Khôi phục sự kiện bị xóa Người tạo sự kiện có 30 ngày để có thể khôi phục lại một sự kiện đã xóa. Để khôi

phục lại sự kiện, vào Menu cài đặt (Settings), chọn Thùng rác (Trash). Trong danh sách các sự kiện trong thùng rác, nhấp chọn vào sự kiện cần khôi phục, sau đó nhấn nút

DẠ Y

để khôi phục.

2.3. Chia sẻ và hiển thị lịch 2.3. 1. Chia sẻ lịch Bước 1. Nhấp chọn vào Menu cài đặt (Settings menu), chọn Cài đặt (Settings).


49

Bước 2. Ở bên trái màn hình hiển thị, ở mục Lịch của tôi (My Calendars), chọn nút

AL

bên cạnh lịch cần thiết lập chia sẻ, chọn Cài đặt và chia sẻ (Settings and sharing).

CI

Bước 3. Ở mục Quyền truy cập (Access permissions), nhấp chọn vào hộp hình vuông

trước mục Hiển thị cho mọi người (Make available to public) nếu muốn chia

OF FI

sẻ lịch công khai. Nhấp chọn Lấy đường dẫn liên kết có thể chia sẻ (Get shareable link) để gửi đường dẫn cho người được chia sẻ lịch (qua email hoặc

NH ƠN

tin nhắn).

Ở mục Chia sẻ với người cụ thể (Share with specific people), nhấp chọn Thêm người (Add people) để thêm email của người được chia sẻ lịch. Sau đó, chọn các quyền

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

mà người được chia sẻ có thể làm trong mục Quyền (Permissions).


50

Bước 4. Nhấp chọn Gửi (Send) để gửi email thông báo về hoạt động chia sẻ lịch cho

AL

người được chia sẻ. 2.3. 2. Xem lịch của người khác

NH ƠN

OF FI

lịch được chia sẻ có sẵn trong danh sách các lịch đang có.

CI

o Ở bên trái màn hình hiển thị, chọn mục Lịch khác (Other Calendars), chọn một

o Trong trường hợp cần xem lịch của một người khác không có sẵn trong danh sách Lịch khác, nhấp chọn dấu + bên cạnh và chọn Đăng kí lịch (Subscribe to

o

QU

Y

calendar). Thông báo sau sẽ được hiển thị:

Gõ nhập email của người cần gửi yêu cầu xem lịch, sau đó nhấn phím Enter.

DẠ Y

KÈ M

Nếu người đó chưa chia sẻ lịch, hộp thoại sau sẽ hiển thị:

o Nhấp chọn Yêu cầu quyền truy cập (Request access) để gửi email xin quyền xem lịch.


51

Trong trường hợp người khác chia sẻ lịch của họ với bạn thì lịch của họ sẽ xuất

AL

hiện trong danh sách Lịch khác, đồng thời các sự kiện trong lịch của họ cũng sẽ xuất hiện trên lịch của bạn.

CI

2.3. 3. Tạo một lịch với tính năng chia sẻ

Bên cạnh lịch riêng của mình, người dùng có thể tạo một lịch chia sẻ trong một

OF FI

nhóm để tiện theo dõi các hoạt động của nhóm.

Bước 1. Ở phía bên trái màn hình, ở mục Lịch khác (Other calendars), nhấp chọn dấu

NH ƠN

+, chọn Tạo lịch mới (Create new calendar).

Bước 2. Thêm Tên (Name) và Mô tả (Description) cho lịch cần tạo. Nhấp Tạo lịch (Create calendar) để hoàn tất việc tạo lịch. Lịch mới lúc này sẽ được hiển thị

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

trong danh sách các lịch tại mục Lịch khác.


52

Bước 3. Nhấp vào nút

bên cạnh lịch vừa tạo, chọn Cài đặt và chia sẻ (Settings and

AL

sharing). Sau đó thực hiện các bước chia sẻ lịch cho người cụ thể hoặc công khai lịch như đã giới thiệu ở mục 2.3.1 ở trên.

CI

2.3. 4. Xóa lịch

Bước 1. Vào Menu cài đặt (Settings menu), chọn Cài đặt (Settings).

(Settings for my calendar).

OF FI

Bước 2. Nhấp chọn vào lịch cần xóa trong danh sách các lịch ở mục Cài đặt lịch của tôi Bước 3. Tại màn hình bên phải, kéo thanh trượt xuống mục Xóa lịch (Remove calendar) như hình dưới. Chọn vào Hủy đăng kí (Unscribe) để bỏ theo dõi đối với các

2.4. Một số tính năng khác

NH ƠN

lịch bạn chỉ có quyền xem. Chọn Xóa (Delete) để xóa lịch mà bạn sở hữu.

Y

2.4. 1. Quản lý thông báo sự kiện

QU

Người dùng có thể thiết lập cách thức tạo các thông báo về sự kiện sắp diễn ra. Bước 1. Vào Menu cài đặt (Settings menu), chọn Cài đặt (Settings) Bước 2. Ở bên trái màn hình hiển thị, dưới mục Chung (General), chọn Cài đặt sự kiện (Event settings)

KÈ M

Bước 3. Nhấp chọn vào mục Thông báo (Notifications) để chọn lựa chọn phù hợp (Tắt (Off), Thông báo trên màn hình (Destop notifications) hoặc Thông báo (Alert))

Bước 4. Để thiết lập âm thanh thông báo cho sự kiện sắp diễn ra, nhấp chọn vào hộp Phát âm thanh thông báo (Play notification sounds)

DẠ Y

Bước 5. Để quản lý thông báo cho từng lịch cụ thể, nhấp chọn vào lịch cần thiết lập thông báo. Chỉnh sửa các thiết lập tại các mục dành cho thông báo, bao gồm Thông báo sự kiện (Event notifications), Thông báo sự kiện cả ngày (All-day event notifications) và Thông báo khác (Other notifications).


53

mỗi khi có sự kiện mới được thêm, sự kiện bị thay đổi, hủy… 2.4. 2. Thay đổi hiển thị lịch

CI

Bước 1. Nhấp chọn vào dấu mũi tên cạnh phím (1)

AL

Lưu ý: Mục Thông báo khác cho phép lựa chọn gửi email hoặc không gửi email

OF FI

1

Bước 2. Lựa chọn hiển thị lịch theo Ngày, Tuần, Tháng, Năm, Lịch biểu, hiển thị lịch nhóm 4 ngày, chọn hiển thị/không hiển thị các sự kiện bị từ chối, hiển thị/không

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

hiển thị các ngày cuối tuần.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.