CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ

Page 1

CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ Câu 1: Cho hỗn hợp T gồm 2 axit đa chức A,B và 1 axit đơn chức C ( số cacbon trong các chất không vượt quá 4 và chúng đều mạch hở, không phân nhánh ). Chia hỗn hợp thành 3 phần bằng nhau : Phần 1 : Cho tác dụng dung dịch NaOH dư thì thấy có 1,02 mol NaOH phản ứng, Phần 2 : Đem đốt cháy trong Oxi dư thì thu được V lít CO2 (đktc)và 14,04 gam nước. Phần 3 : Cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 104,76(g) kết tủa. Biết số mol của CO2 lớn hơn 2 lần số mol Nước và số mol của A và B bằng nhau. Giá trị V gần nhất với : A. 51

B. 52

C. 53

D. 54

Hướng dẫn giải P1 : nNaOH = nCOOH = 1,02 mol Vì đều mạch hở => 2 axit đa chức sẽ là axit 2 chức T + AgNO3 -> kết tủa. Mà axit 2 chức mạch hở không phản ứng. Mặt khác số C trong axit không quá 4 => axit đơn chức chỉ có thể là : +) TH1 : HCOOH => nHCOOH = ½ nAg = 0,97.1/2 = 0,485 mol => nA = nB = 0,13375 mol => nCO2 max = 4(nA + nB) + nC = 1,555 mol < 2nH2O = 1,56 mol (loại) +)TH2 : CH≡C-COOH Kết tủa : AgC≡C-COONH4 => nC = 0,54 mol => nA = nB = 0,12 mol => nCO2 max = 2,58 mol > 2nH2O => nH(A,B) = 2nH2O – 2nC = 0,48 mol => Số H trung bình = 2 => 2 chất A và B là (COOH)2 và HOOC-C≡C-COOH Khi đốt cháy : nCO2 – nH2O = (số pi – 1)nchất => nCO2 = nH2O + (nA + 3nB + 2nC) = 2,34 mol => VCO2 = 52,416 lit (gần nhất với giá trị 52 lit) +)TH3 : CH≡C-CH2COOH => nC = 0,504 mol => Đốt C cho nH2O = 2nC = 1,08 mol > nH2O đề bài (Loại) Câu 2: X là hỗn hợp gồm một axit no, một andehit no và một ancol (không no, có một nối đôi và số C < 5 trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol X thu được 0,18 mol CO2 và 2,7 gam nước. Mặt khác, cho Na dư vào lượng X trên thấy thoát ra 1,12 lít khí (đktc). Nếu cho NaOH dư vào lượng X trên thì số mol NaOH phản ứng là 0,04 mol.Biết các phản ứng hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của andehit trong X là : -2-


A. 12,36%

CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ B. 13,25% C. 14,25% D. 11,55% Hướng dẫn giải

nH2O = 0,15 mol < nCO2. Vì ancol chỉ có 1 liên kết đôi trong phân tử => axit no và andehit no đa chức ( 1 trong 2 hoặc cả 2) nCOOH + nOH = 2nH2 = 0,1 mol ; nCOOH = nNaOH = 0,04 => nOH = 0,06 mol Vì nX = 0,06 mol => ancol đa chức và axit đa chức Số C trong ancol < 5 và có 1 pi => số C > 2. Vì là ancol đa chức => ancol phải là C4H8O2 có n = 0,03 mol => naxit + nandehit = 0,03 ; nC(axit+andehit) = 0,06 mol => C trung bình = 2 +) Nếu axit có 1 C : HCOOH => naxit = 0,04 > 0,03 (loại) +) Nếu axit có 2C => phải là (COOH)2 có n(COOH)2 = 0,02 mol < 0,03 mol => nandehit = 0,01 và nC(andehit) = 0,02 Bảo toàn H : nH(andehit) = 2nH2O – nH(axit) – nH(ancol) = 0,02 => andehit là (CHO)2 => %m(CHO)2 = 11,55% Câu 3: Nung hỗn hợp X chứa 0,06 mol axetilen, 0,09 mol vinylaxetilen và 0,15 mol H 2 với xúc tác Ni thu được hh Y gồm 7 chất không chứa but-1-in có dY/H2 = 21,8. Cho Y phản ứng vừa đủ với 25ml dung dịch AgNO3 2M trong NH3 thu được m gam kết tủa, khí thoát ra phản vừa hết với 850 ml dung dịch Br 2 0,2M. Tính giá trị m? A. 6,39g

B. 7,17g

C. 6,84g

D. 6,12g

Hướng dẫn giải Bảo toàn khối lượng : mX = mY = 6,54g => nY = 0,15 mol = naxetilen + nvinylaxetilen Tỉ lệ phản ứng với H2 là 1 : 1 => npi(Y) = 2nC2H2 + 3nC4H4 – nH2 = 0,24 mol Khí thoát ra phản ứng vừa hết với Br2 => không có ankan và H2 => npi(khí) = nBr2 = 0,17 mol => npi(akin) = npi(Y) – npi(khí) = 0,07 mol = 2nC2H2 + 3nC4H4 ( vì không có But-1-in) Lại có 2nC2H2 + nC3H4 = 0,05 mol => nC4H4 = 0,01 ; nC2H2 = 0,02 mol => kết tủa gồm : 0,01 mol C4H3Ag và 0,02 mol Ag2C2 => m = 6,39g Câu 4: Cho 0,225mol hỗn hợp M gồm hai peptit mạch hở là X (x mol) và Y (y mol), đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,225mol M trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 0,775mol NaOH phản ng. Mặt khác, -3-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y đều thu được cùng số mol CO 2. Tổng số nguyên tử oxi của hai peptit trong hỗn hợp M là 9. Tổng số nguyên tử Hidro của hai peptit trong M là: A. 34.

B. 33.

C. 35.

D. 36.

Hướng dẫn giải X và Y có số liên kết peptit là a và b => số O = a + 2 + b + 2 = 9 => a + b = 5 và tổng số đơn vị amino axit = 7 Có nNaOH = npeptit.(số liên kết peptit + 1) => Số liên kết peptit trung bình = 0,775/0,225 – 1 = 2,44 (*)Nếu có 1 đipeptit (X)=> còn lại là pentapeptit (Y) => 2x + 5y = 0,775 và x + y = 0,225 => x = 7/60 ; y 13/120 X có dạng : (Gly)n(Ala)2-n và Y : (Gly) m(Ala)5-m => Khi đốt cháy : nCO2 = [2n + 3(2 – n)].7/60 = 13/120.[2m + 3(5 – m)] => 14(6 – n) = 13( 15 – m) => 111 = 13m – 14n (không thỏa mãn) (*) có tripeptit X và tetrapeptit Y => 3x + 4y = 0,775 và x + y = 0,225 => x = 0,125 ; y = 0,1 mol X có dạng : (Gly)n(Ala)3-n và Y : (Gly) m(Ala)4-m => Khi đốt cháy : nCO2 = [2n + 3(3 – n)].0,125 = 0,1.[2m + 3(4– m)] => (9 – n)5 = 4( 12 – m) => 3 = 4m – 5n => m = 2 và n = 1 X : (Gly)(Ala)2 và Y : (Gly)2(Ala)2 => Tổng số H = 33 Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm A (C5H16O3N2) và B (C4H12O4N2) tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm hai amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi đối với H2 là 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là: A. 4,24 gam.

B. 3,18 gam.

C. 5,36 gam. Hướng dẫn giải

Mamin = 36,6g => CH3NH2 và C2H5NH2 => nCH3NH2 = 0,12 ; nC2H5NH2 = 0,08 mol => X gồm các muối của amin : C2H5NH3OCOONH3C2H5 (A) và (B) là (COONH3 CH3)2 -4-

D. 8,04 gam.


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ => E là (COONa)2 => nE = nB = ½ nCH3NH2 = 0,06 mol => mE= 8,04 g Câu 6: Nung m gam hỗn hợp gồm Mg và Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được chất rắn X và 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn X bằng 650 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 71,87 gam muối clorua và 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N 2 và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5,7. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây? A. 45.

B. 50.

C. 55.

D. 60.

Hướng dẫn giải Xét dung dịch Y chứa x mol MgCl2 và y mol CuCl2 => mmuối = 95x + 135y = 71,87 , nHCl = 2nCuCl2 + 2nMgCl2 ® 2x + 2y = 1,3 mol => x = 0,397 ; y = 0,253 Bảo toàn nguyên tố : trong hỗn hợp đầu có : 0,397 mol Mg và 0,253 mol Cu(NO 3)2 => m = 57,092g gần nhất với giá trị 55g Câu 7: Giả sử gang cũng như thép chỉ là hợp kim của Sắt với Cacbon và Sắt phết liệu chỉ gồm Sắt, cacbon t  2 Fe  3Co  khối lượng và Fe2O3 . Coi phản ứng xảy ra trong lò luyện théo Martanh là : Fe2O3  3C  0

Sắt phế liệu ( chứa 40% Fe2O3 ,1%C) cần dùng để luyện với 6 tấn gang 5%C trong lò luyện thép Martanh , nhằm thu được loại thép 1% C A. 1,98 tấn

B. 2,37 tấn

C. 2,93 tấn

D. 2,73 tấn

Hướng dẫn giải Gọi lượng sắt phế liệu là m (tấn) => mFe(trong oxit sắt phế liệu) = 0,28m (tấn) ; mO = 0,12m(tấn) => nCO = nO ; mFe = 0,59m (tấn) Gang có mFe = 6.95% = 5,7 tấn Bảo toàn khối lượng : mthép = msắt phế liệu + mgang – mCO - mxỉ = m + 6 – 0,21m = 6 + 0,79m => Trong thép có %mFe = (0,28m + 5,7 + 0,59m)/(6 + 0,79m) = 99% => m = 2,73 tấn Câu 8: Dung dịch X gồm NaOH x mol/l và Ba(OH)2 y mol/l và dung dịch Y gồm NaOH y mol/l và Ba(OH)2 x mol/l. Hấp thụ hết 0,04 mol CO2 vào 200 ml dung dịch X, thu được dung dịch M và 1,97 gam kết tủa. Nếu hấp thụ hết 0,0325 mol CO2 vào 200 ml dung dịch Y thì thu được dung dịch N và 1,4775 gam kết tủa. Biết hai dung dịch M và N phản ứng với dung dịch KHSO 4 đều sinh ra kết tủa trắng, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x và y lần lượt là A. 0,05 và 0,1

B. 0,075 và 0,1

C. 0,1 và 0,075 -5-

D. 0,1 và 0,05


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ Hướng dẫn giải M và N đều + KHSO4 tạo kết tủa trắng => có Ba2+ trong dung dịch TN1 : nOH = 0,2(x + 2y) mol , nBa2+ = 0,2y mol ; nBaCO3 = 0,01 mol < nCO2 => có tạo HCO3- => nBaCO3 = nOH – nCO2 => x + 2y = 0,25 mol TN2 : nBaCO3 = 0,0075 mol < nCO2 = 0,0325 mol => 2x + y = 0,2 mol => x = 0,05 ; y = 0,1 Câu 9: Hòa tan hết 31,12 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, FeCO3 vào dung dịch hỗn hợp chứa H 2SO4 và KNO3. Sau phản ứng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm (CO2, NO, NO2, H2) có tỷ khối hơi so với H2 là 14,6 và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa với tổng khối lượng là m gam. Cho BaCl 2 dư vào Z thấy xuất hiện 140,965 gam kết tủa trắng. Mặt khác cho NaOH dư vào Z thì thấy có 1,085 mol NaOH phản ứng đồng thời xuất hiện 42,9 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc) thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho các nhận định sau : (a). Giá trị của m là 82,285 gam. (b). Số mol của KNO3 trong dung dịch ban đầu là 0,225 mol. (c). Phần trăm khối lượng FeCO3 trong X là 18,638%. (d). Số mol của Fe3O4 trong X là 0,05 mol. (e). Số mol Mg có trong X là 0,15 mol. Tổng số nhận định không đúng là : A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

Hướng dẫn giải Y có H2 và muối trung hòa nên trong Z không có Fe3+ và NO3- ; H+ Vậy Z có : a mol Fe2+ ; b mol Mg2+ ; c mol K+ ; d mol NH4+ ; e mol SO42nBaSO4 = nSO4 = 0,605 mol = e nNH3 = nNH4+ = 0,025 mol = d Kết tủa trắng gồm a mol Fe(OH)2 và b mol Mg(OH)2 => 90a + 58b = 42,9g ,nNaOH = 2nFe2+ + 2nMg2+ + nNH4+ = 2a + 2b + 0,025 = 1,085 => a = 0,38 ; b = 0,15 mol = nMg => (e) đúng Bảo toàn điện tích => c = nKNO3 bđ = 0,125 mol => (b) sai => m = mmuối Z = mion = 88,285g => (a) sai Bảo toàn khối lượng : mX + mH2SO4 + KNO3 = mZ + mY + mH2O => nH2O = 8,91g => nH2O = 0,495 mol Bảo toàn H : 2nH2SO4 = 2nH2 + 4nNH4+ + 2nH2O => nH2 = 0,06 mol Bảo toàn N : nNO+NO2 = nKNO3 – nNH4+ = 0,1mol -6-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ => nCO2 = nY – nH2 – nNO+NO2 = 0,04 mol = nFeCO3 => %mFeCO3 = 14,91% => (c) sai Gọi số mol Fe là x , số mol Fe3O4 là y Bảo toàn nguyên tố : nnguyên tố Fe = nFe + 3nFe3O4 + nFeCO3 => x + 3y = 0,34 mol Có : mMg + mFe + mFe3O4 + mFeCO3 = mX => 56x + 232y = 22,88g => x = 0,16 ; y = 0,06 = nFe3O4 => (d) sai Câu 10: Chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 6,72 lít O2 (đktc), thu được 0,55 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng khối lượng phần dung dịch giảm bớt 2 gam. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,1 mol NaOH, thu được 0,9 gam H2O và một chất hữu cơ Y. Phát biểu nào sau đây sai? A. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1 : 1. B. X phản ứng được với NH3 . C. Có 4 công thức cấu tạo phù hợp với X. D. Tách nước Y thu được chất hữu cơ không có đồng phân hình học. Hướng dẫn giải Gọi số mol CO2 trong sản phâm cháy là x mol Khi phản ứng với 0,2 mol Ba(OH)2 giả sử tạo cả 2 muối => nBaCO3 = 0,4 – x mol => mgiảm = mBaCO3 – mspc => 2 = 197( 0,4 – x) – ( 44x + 18.(0,55 – x) ) => x = 0,3 mol => nH2O = 0,25 mol Bảo toàn nguyên tố trong phản ứng cháy => nC : nH : nO = 0,3 : 0,5 : 0,25 = 6 : 10 : 5 => X là C6H10O5 ( trùng với CTDGN ) và số mol là 0,05 = ½ nNaOH Dựa vào 4 đáp án ta thấy chất (C2H5CO)2O thỏa mãn 3 đáp án A , B , D Câu 11: Cho X, Y là 2 chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY ; Z là ancol có cùng số nguyên tử C với X; T là este 2 chức được tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T cần vừa đủ 13,216 lit khí O2 (đktc) thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2 . Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư gần nhất với giá tri nào dưới đây? A. 4,88 gam

B. 5,44 gam

C. 5,04 gam Hướng dẫn giải -7-

D. 5,80 gam


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ Bảo toàn khối lượng : mE + mO2 = mCO2 + mH2O => nCO2 = 0,47 mol Vì nH2O = 0,52 mol > nCO2 = 0,47 mol -> Z là ancol no, hai chức, mạch hở Quy E gồm : Axit: CnH2n-2O2 : a mol ; Ancol CmH2m+2O2 : b mol : - H2O : c mol Phương trình khối lượng E: a.(14n + 30) + b.(14m + 34) - 18c = 11,16 (1) Bảo toàn nguyên tố (C): an + bm = nCO2 = 0,47 mol (2) Bảo toàn nguyên tố (O): 2a + 2b - c = 0,28 (3) Bảo toàn mol pi: a = nBr2 = 0,04 mol thế vào (1) và (3) ta có hệ phương trình: 34b - 18c = 3,38 và 2b - c = 0,2 => b = 0,11 ; c = 0,02 (2) 0,04n + 0,11 m = 0,47 => 0,04m + 0,11m < 0.47 => m < 3,13 vậy m = 3 -> Ancol là C3H8O2 => mAxit = 11,16 - 0,11.76 - (-18.0,02) = 3,16 gam RCOOH + KOH -> RCOOK + H2O Bảo toàn khối lượng : -> m(muối) = 3,16 + 0,04.56 - 0,04.18 = 4,68g Câu 12: Cho hỗn hợp X gồm SO2 và O2 theo tỉ lệ số mol 1:1 đi qua V2O5 nung nóng thu được hỗn hơp Y có khối lượng 19,2 gam. Hòa tan hỗn hơp Y trong nước sau đó thêm Ba(NO3)2 dư thu đươc kết tủa có khối lượng 37,28 gam. Tính hiêu suất phản ứng giữa SO2 và O2? A. 60%

B. 40%

C. 75%

D. 80%

Hướng dẫn giải Bảo toàn khối lượng : mX = mY = 19,2g => nSO2 = nO2 = 0,2 mol .nBaSO4 = nSO3 = 0,16 mol = nSO2 pứ => H%(tính theo SO2) = 80% Câu 13: Hỗn hợp X gồm ba chất hữu cơ mạch hở , trong phân tử chỉ chứa các loại nhóm chức

-OH,

-

CHO, -COOH. Chia 0,15 mol X thành ba phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một, thu được 1,12 lít khí CO---2 (đktc). Phần hai tác dụng với Na dư, thu được 0,448 lít H2 (đktc). Đun nóng phần ba với lượng dung dịch AgNO3 trong NH3 , thu được 8,64g Ag. Phần trăm số mol của chất có phân tử khối lớn nhất trong X là : A. 50%

B. 30%

C. 20% Hướng dẫn giải -8-

D. 40%


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ +) P1 : nCO2 = nX => Các chất trong X có 1 C trong phân tử => Các chất đó là HCHO ; CH3OH ; HCOOH với số mol lần lượt là x;y;z => x + y + z = 0,05 +) P2 : 2nH2 = y + z = 0,04 +) P3 : nAg = 4x + 2z = 0,08 => x = 0,01 ; y = 0,02 ; z = 0,02 mol => %nHCOOH = 40% Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một peptit X ( X được tạo thành các amino axit chỉ chứa 1 nhóm – NH2 và 1 nhóm –COOH) cần 58,8 lít O2 (đktc) thu được 2,2 mol CO2 và 1,85 mol H2O. Nếu cho 0,1 mol X thủy phân hoàn toàn trong 500ml dung dịch NaOH 2M thu được m gam chất rắn. Số liên kết peptit trong X và giá trị m lần lượt là: A. 8 và 96,9g

B. 8 và 92,9g

C. 9 và 96,9g

D. 9 và 92,9g

Hướng dẫn giải

Câu 15: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm Mg, Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa NaNO3 (0,045 mol) và H2SO4 thu được dung dịch B chỉ chứa 62,605g muối trung hòa( Không có ion Fe3+)và 3,808 lít (đktc) hỗn hợp khí D gồm N2 ; NO ; N2O ; NO2 ; H2 ; CO2 . Tỉ khối của D so với O2 bằng 304/17.Trong D có số mol H2 là 0,02 mol. Thêm dung dịch NaOH 1M vào B đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 31,72g thì vừa hết 865 ml. Mặt khác, cho 94,64g BaCl2 vào B sau đó cho lượng dư AgNO3 vào thu được 256,04g kết tủa .Giá trị của m là : A. 32,8g

B. 27,2g

C. 34,6g

D. 28,4g

Hướng dẫn giải Trong B đặt MgSO4, FeSO4, CuSO4 và (NH4)2SO4 lần lượt là a, b, c, d mol. Ta có nNa2SO4 trong B = 0,0225 mol => 120a + 152b + 160c + 132d + 0,0225.142 = 62,605 nNaOH = 2a + 2b + 2c + 2d = 0,865 -9-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ m↓ = 58a + 90b + 98c = 31,72 Sản phẩm sau đó là Na2SO4 => nNa2SO4 = 0,4325 + 0,0225 = 0,455 nBaCl2 = 0,455 => Vừa đủ để tạo ra nBaSO4 = 0,455 Sau đó thêm tiếp AgNO3 dư => Tạo thêm nAgCl = 0,455.2 = 0,91 và nAg = nFe2+ = b => m↓ = 108b + 0,91.143,5 + 0,455.233 = 256,04 Giải hệ trên: a = 0,2 b = 0,18 c = 0,04 d = 0,0125 Như trên đã có nH2SO4 = nNa2SO4 tổng = 0,455 Bảo toàn H: 2nH2SO4 = 8n(NH4)2SO4 + 2nH2 + 2nH2O => nH2O = 0,385 mol Bảo toàn khối lượng: mA + mNaNO3 + mH2SO4 = m muối + m khí + mH2O => mA = 27,2 gam Câu 16: Người ta hòa 216,55g hỗn hợp muối KHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước dư thu được dung dịch A. Sau đó cho m gam hỗn hợp B gồm Mg, Al, Al2O3, MgO vào dung dịch A rồi khuấy đều tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy B tan hết , thu được dung dịch C chỉ chứa các muối và có 2,016 lít hỗn hợp khí D có tổng khối lượng là 1,84g gồm 5 khí ở (đktc) thoát ra trong đó về thể tích H2, N2O, NO2 lần lượt chiếm 4/9, 1/9 và1/9. Cho BaCl2 dư vào C thấy xuất hiện 356,49g kết tủa trắng . Biết trong B oxi chiếm 64/205 về khối lượng . Giá trị đúng của m gần nhất với : A. 18

B. 20

C. 22

D. 24

Hướng dẫn giải nKHSO4 = nBaSO4 = 1,53 mol  nFe(NO3)3 = 0,035 mol nD = 0,09 mol . Ta thấy 2 khí còn lại là NO và N2 với số mol lần lượt là x;y Từ nH2 : nN2O : nNO2 = 4/9 : 1/9 : 1/9 => nH2 = 0,04 mol ; nN2O = 0,01 ; nNO2 = 0,01 mol => mD = 30x + 28y + 0,04.2 + 0,01.44 + 0,01.46 = 1,84g Lại có : x + y = 0,09 – 0,04 – 0,01 – 0,01 = 0,03 mol => x = 0,01 ; y = 0,02 mol Bảo toàn N : Giả sử trong muối có NH4+ => nNH4+ = 3nFe(NO3)3 – nN(D) = 0,025 mol Bảo toàn H : nH2O = ½ (nKHSO4 – 2nH2 – 4nNH4+ ) = 0,675 mol Bảo toàn O : 4nKHSO4 + 9nFe(NO3)3 + nO(B) = nH2O + nO(D) + 4nSO4 => nO(B) = 0,4 mol => mB = 0,4.16 : (64/205) = 20,5g Câu 17: Cho ba chất hữu cơ X, Y ,Z( có mạch cacbon hở , không phân nhánh , chứa C, H,O) đều có phân tử khối là 82, trong đó X và Y là đồng phân của nhau. Biết 1 mol X hoặc Z phản ứng vừa đủ với 3 mol

-10-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ AgNO3 trong dung dịch NH3; 1 mol Y phản ứng với vừa đủ 4 mol AgNO3/NH3. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phân tử Y phản ứng với H2 (xúc tác Ni) theo tỉ lệ tương ứng 1 : 3. B. X là hợp chất tạp chức. C. Y và Z thuộc cùng dãy đồng đẳng. D. X và Z có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hướng dẫn giải CTTQ : CxHyOz : 12x + y + 16z = 82 +) z = 1 => 12x + y = 66 => C5H6O +) z = 2 => 12x + y = 50 => C4H2O2 +) z = 3 => 12x + y = 34 => Loại +) z = 4 => 12x + y = 18 => Loại Y phản ứng đủ với 4 mol AgNO3/NH3 => Y là C4H2O2 : OHC-C≡C-CHO) Với X và Z chỉ là 3 mol AgNO3/NH3 Mà X và Y đồng phân của nhau => X là CH≡C-CO-CHO => Z là C5H6O có dạng : CH≡C-CH2CH2-CHO Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ X( chỉ chứa C, H ,O và Mx < 120)chỉ thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1: 1. Biết số mol O2 cần dùng gấp 4 lần số mol X . Tổng số nguyên tử trong phân tử X là : A. 10

B. 11

C. 16

D. 14

Hướng dẫn giải Do đốt tạo nCO2 : nH2O = 1 : 1 => X có dạng CnH2nOx => 14n + 16x <120 , Bảo toàn O : nO2 = ½ (nH2O + 2nCO2 – nO(X)) = 1,5n - 0,5x = 4nX = 4 ( Coi số mol X là 1 mol )

=> n> 2,33

=> 14n + 16(3n – 8) < 120 => n < 4 => n = 3 => x = 1 => C3H6O Câu 19: Hidro hóa hoàn toàn andehit X thu được ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 2 : 3. Mặt khác, cho a mol X tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được 4a mol Ag. Tổng số nguyên tử trong phân tử X là: A. 6

B. 6

C. 7 Hướng dẫn giải

nCO2 : nH2O = 2 : 3 => nC: nH = 1 : 3 Mà ta có : số H chẵn và nH ≤ 2nC + 2 => số C = 2 và số H = 6 -11-

D. 4


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ => Y là C2H6Ox nAg = 4nX => X phải là andehit 2 chức => x = 2 X là C2H2O2 hay (CHO)2 Câu 20: Xà phòng hóa este X đơn chức, no chỉ thu được một chất hữu cơ Y chứa Na. Cô cạn, sau đó thêm NaOH/CaO rồi nung nóng thu được một ancol Z và một muối vô cơ. Đốt cháy hoàn toàn ancol này thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích là 2 : 3. Công thức phân tử este X là : A. C4H6O2

B. C3H6O2

C. C2H4O2

D. C3H4O2

Hướng dẫn giải

Câu 21: Oligopeptit mạch hở X được tạo nên từ các a - amino axit đều có công thức dạng H2NCxHyCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần dùng vừa đủ 1,875 mol O 2, chỉ thu được N2; 1,5 mol CO2 và 1,3 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,025 mol X bằng 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m lần lượt là A. 9 và 33,75.

B. 9 và 27,75.

C. 10 và 33,75. Hướng dẫn giải

Bảo toàn oxi : nO(X)= 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 0,55 mol = ( số liên kết peptit + 2) .nX => số liên kết peptit = 9 nN2= 0,5.nN(X) = 5nX = 0,25 mol => mX = mN2 + mCO2 + mH2O - mO2 = 36,4 g -12-

D. 10 và 27,75.


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ => với 0,025 mol X có khối lượng 18,2g => nNaOH phản ứng = 10nX = 0,25 mol => NaOH dư => nH2O = nX = 0,025 mol Bảo toàn khối lượng : m = mX +mNaOH ban đầu – mH2O = 33,75g Câu 22: Hòa tan hết 5,36 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,03 mol HNO3 và 0,12 mol H2SO4, thu được dung dịch Y và 224 ml NO (đktc). Cho 2,56 gam Cu vào Y, thu được dung dịch Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Khối lượng muối trong Z là: A. 23,176.

B. 16,924.

C. 18,465.

D. 19,424.

Hướng dẫn giải Qui hỗn hợp về FeO và Fe2O3 Bảo toàn e : nFeO = 3nNO = 0,03 mol => nFe2O3 = 0,02 mol => nH+ pứ = 10/3nFeO + 6nFe2O3 = 0,22 mol => nH+ dư = 0,05 mol ; nNO3 dư = 0,02 mol ; nSO4 = 0,12 mol Khi thêm 0,04 mol Cu vào + 8H+ + 2NO3- -> 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

3Cu

0,01875 <- 0,05 <- 0,0125 mol Cu

+

2Fe3+

-> Cu2+

+ 2Fe2+

0,02125 -> 0,0425 mol =>Sau phản ứng có : 0,04 mol Cu2+ ; 0,0425 mol Fe2+ ; 0,0275 mol Fe3+ ; 0,12 mol SO42- ; 0,0075 mol NO3=> mmuối = 18,465g Câu 23: Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm hiđro (0,195 mol), axetilen (0,15 mol), vinyl axetilen (0,12 mol) và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với hidro bằng 19,5. Khí Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,21 mol AgNO3 trong NH 3, thu được m gam kết tủa và 3,024 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Khí Z phản ứng tối đa với 0,165 mol Br 2 trong dung dịch. Giá trị của m là? A. 55,2.

B. 52,5.

C. 27,6.

D. 82,8.

Hướng dẫn giải

nH 2  0,195  10,53 BTKL Ta có X nC2 H 2  0,15  mX  10,53   nY   0, 27  H 2 phản ứng hết 2.19,5  nC4 H 4  0,12

-13-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ CAg  CAg : a  Và nZ = 0,135   n↓ = 0,135 CAg  C  CH  CH 2 : b CAg  C  CH  CH : c 2 3 

a  b  c  0,135 a  0, 075     2a  b  c  0, 21  b  0, 03  m  27, 6   BTKL  0,15.2  0,12.3  0,195  2a  3b  2c  0,165 c  0, 03  Câu 24: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba và BaO, trong đó oxi chiếm 8,75% về khối lượng vào nước thu được 400 ml dung dịch Y và 1,568 lít H2 (đktc). Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,15M thu được 400 ml dung dịch có pH = 13. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây? A. 15

B. 14

C. 12

D. 13

Hướng dẫn giải nH+ = nHCl + 2nH2SO4 = 0,1 mol Dung dịch sau có pH = 13 => COH- = 0,1M => nOH- = 0,04 mol => nOH (Y) = 0,14 mol = ånKL.(số điện tích) Lại có : 2nH2 = nOH ( do các kim loại tạo ra) = 0,14 mol với 400 ml Y => Với 200 ml dung dịch Y có nOH tạo ra do kim loại = 0,07 mol => nOH tạo ra do oxit = 0,07 mol = ånKL(oxit).(số điện tích) = 2nO (bảo toàn điện tích) => nO = 0,035 mol Để tạo 400 ml Y thì nO = 0,035.2 = 0,07 mol => m = 12,8g Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 216,55 gam hỗn hợp KHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước được dung dịch X. Cho m gam hỗn hợp Y gồm Mg, Al, MgO và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 64/205 về khối lượng) tan hết vào X, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z chỉ chứa muối trung hòa và 2,016 lít hỗn hợp khí T có tổng khối lượng 1,84 gam gồm 5 khí (đktc), trong đó về thể tích H 2, N2O, NO2 lần lượt chiếm 4/9, 1/9 và 1/9. Cho BaCl2 dư vào Z thu được 356,49 gam kết tủa. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây? A. 18

B. 19

C. 21

D. 23

Hướng dẫn giải nKHSO4 = nBaSO4 = 1,53 mol ® nFe(NO3)3 = 0,035 mol nT = 0,09 mol . Ta thấy 2 khí còn lại là NO và N2 với số mol lần lượt là x;y Từ nH2 : nN2O : nNO2 = 4/9 : 1/9 : 1/9 => nH2 = 0,04 mol ; nN2O = 0,01 ; nNO2 = 0,01 mol => mT = 30x + 28y + 0,04.2 + 0,01.44 + 0,01.46 = 1,84g Lại có : x + y = 0,09 – 0,04 – 0,01 – 0,01 = 0,03 mol -14-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ => x = 0,01 ; y = 0,02 mol Bảo toàn N : Giả sử trong muối có NH4+ => nNH4+ = 3nFe(NO3)3 – nN(T) = 0,025 mol Bảo toàn H : nH2O = ½ (nKHSO4 – 2nH2 – 4nNH4+ ) = 0,675 mol Bảo toàn O : 4nKHSO4 + 9nFe(NO3)3 + nO(Y) = nH2O + nO(T) + 4nSO4 => nO(Y) = 0,4 mol => mY = 0,4.16 : (64/205) = 20,5g Câu 26: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Mg(OH) 2 và MgCO3 bằng một lượng dung dịch HCl 20% vừa đủ thu được 2,72 gam hỗn hợp khí và dung dịch Z chứa một chất tan có nồng độ 23,3%. Cô cạn dung dịch Z rồi tiến hành điện phân nóng chảy thu được 4,8 gam kim loại ở catot. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xem như các khí sinh ra không tan trong nước. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây? A. 9

B. 11

C. 10

D. 12

Hướng dẫn giải nMg = 0,2 mol = nMgCl2 => nHCl = 0,4 mol (Vì Z chỉ chứa 1 chất tan => đó là MgCl2 ; HCl sẽ hết) => mdd Z = 81,545g ; mdd HCl = 73g Bảo toàn khối lượng : mX + mdd HCl = mdd MgCl2 + mkhí => m = 11,265g Câu 27: Chia 0,15 mol hỗn hợp X gồm một số chất hữu cơ (trong phân tử cùng chứa C, H và O) thành ba phần bằng nhau. Đốt cháy phần một bằng một lượng oxi vừa đủ rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Phần hai tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 thu được 8,64 gam Ag. Phần ba tác dụng với một lượng Na vừa đủ thu được 0,448 lít H2 (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của 0,15 mol hỗn hợp X là A. 6,48 gam.

B. 5,58 gam.

C. 5,52 gam.

D. 6,00 gam.

Hướng dẫn giải P1 : nCO2 = 0,05 mol = nX => Các chất trong X đều có 1 C P2 : nAgNO3 = 0,08 mol P3 : nH2 = 0,02 mol => nH linh động = 0,04 mol = nOH + nCOOH => X gồm : HCHO ; CH3OH ; HCOOH => nHCHO + nCH3OH + nHCOOH = 0,05 4nHCHO + 2nHCOOH = 0,08 nCH3OH + nHCOOH = 0,04 => nHCHO = 0,01 ; nCH3OH = nHCOOH = 0,02 mol => Trong 0,15 mol X có : mX = 5,58g Câu 28: Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 2 khí (đều làm -15-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ xanh quỳ tím tẩm nước cất). Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m có thể là A. 14,7.

B. 10,6.

C. 11,8.

D. 12,5.

Hướng dẫn giải nkhí = 0,25 mol gồm 2 khí =>Y và Z là 2 muối của NH4 hoặc amin Công thức thỏa mãn : Y là CH3NH3OCOONH4 : y mol Z là CH3COONH4 hoặc HCOONH3CH3 : z mol => nkhí = 2y + z = 0,25 mol Và mX = 110y + 77z = 14,85g => y = 0,1 ; z = 0,05 mol +) TH1 : Muối gồm : 0,1 mol Na2CO3 và 0,05 mol CH3COONa => m = 14,7g +) TH2 : Muối gồm : 0,1 mol Na2CO3 và 0,05 mol HCOONa => mmuối = 14,0g Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol hỗn hợp E chứa ancol X; este đơn chức Y và anđehit Z (X, Y, Z đều no, mạch hở và có cùng số nguyên tử hiđro) có tỉ lệ mol tương ứng 3:1:2 thu được 24,64 lít CO 2 (đktc) và 21,6 gam nước. Mặt khác cho 0,6 mol hỗn hợp E trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị m là: A. 86,4 gam.

B. 97,2 gam.

C. 64,8 gam.

D. 108 gam.

Hướng dẫn giải nCO2 = 1,1 mol ; nH2O = 1,2 mol Các chất có cùng số H = 2nH2O : nE = 4 Vì các chất đều no, mạch hở , este đơn chức Và nH2O – nCO2 = nX – nZ => Z có 2 chức CHO => X : CH4O ; Y : C2H4O2 ; Z : C3H4O2 => nX = 0,3 ; nY = 0,1 ; nZ = 0,2 mol => nAg = 2nHCOOCH3(Y) + 4nCH2(CHO)2(Z) = 1 mol => mAg = 108g Câu 30: Đun nóng 0,045 mol hỗn hợp A chứa hai peptit X,Y ( số liên kết peptit hơn kém nhau 1 liên kết) cần vừa đủ 120 ml dung dịch KOH 1M thu được hỗn hợp Z chứa 3 muối của Gly , Ala , Val trong đó muối của Gly chiếm 33,832% về khối lượng. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 13,68g A cần dùng 14,364 lit O2

-16-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ (dktc) thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 31,68g. Phần trăm về khối lượng muối của Ala trong Z gần với giá trị nào nhất ? A. 50%

B. 55%

C. 45%

D. 60%

Hướng dẫn giải nO2 = 0,64125 mol ; mCO2 + mH2O = 31,68g Bảo toàn khối lượng : mA + mO2 = mCO2 + mH2O + mN2 => nN2 = 0,09 mol Vì khi A + KOH tạo muối của Gly , Ala , Val đều là amino axit có 1 nhóm NH 2 ; 1 nhóm COOH và no Mặt khác : 0,045 mol A phản ứng đủ với 0,12 mol KOH => nN = nKOH = 0,12 mol Xét 0,045 mol A : mA = 13,68.2/3 = 9,12g Bảo toàn khối lượng : mA + mKOH = mmuối + mH2O (nH2O = nA = 0,045 mol = nCOOH(A) ) => mmuối = 15,03g => mmuối Gly = 5,085g => nmuối Gly = 0,045 mol => mmuối Ala + mmuối Val = 127nAla + 155nVal = 9,945g Lại có : nVal + nAla = nNaOH – nGly = 0,075 mol => nVal = 0,015 ; nAla = 0,06 mol => %mmuối Ala = 50,70 % Câu 31: Đốt cháy m gam hỗn hợp Mg , Fe trong oxi một thời gian thu được (m + 4,16)g hỗn hợp X chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y chứa (3m + 1,82)g muối. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Y thấy tạo (9m + 4,06)g kết tủa. Mặt khác hòa tan hết 3,75m g hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch Z chứa m’ gam muối. Giá trị của m là : A. 107,6

B. 161,4

C. 158,92

D. 173,4

Hướng dẫn giải Bảo toàn khối lượng : mKL + mO = moxit => nO = 0,26 mol Khi oxit phản ứng với HCl thì cũng tương tự như 1 mol O bị thay thế bởi 2 mol Cl => nCl = 2nO = 0,52 mol => mKL + mCl = mmuối => m + 0,52.35,5 = 3m + 1,82 => m = 8,32g mkết tủa = 9m + 4,06 = 78,94g nAgCl = nCl = 0,52 mol => Giả sử có Ag => nAg = 0,04 mol Fe2+ + Ag+ -> Fe3+ + Ag => nFe2+ = nAg = 0,04 mol => nFeO(X) = 0,04 Vậy trong 3,75m (g) hỗn hợp X ( 31,2g) sẽ có nFeO = 0,04.31,2/(8,32 + 4,16) = 0,1 -17-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ Khi phản ứng với HNO3 thì FeO -> Fe(NO3)3 ( Fe2+ -1e -> Fe3+) Xét 3,75m gam X : Ta thấy nCl(muối) = ne trao đổi (1) = 1,3 mol Khi phản ứng với HNO3 thì ne trao đổi (2) = ne trao đổi (1) + nFeO = nNO3 muối = 1,4 mol => m’ = mKL + mNO3 = 8,32.2,5 + 1,4.62 = 107,6g ( Nếu xét trường hợp không tạo NH4NO3) Câu 32: Hỗn hợp gồm 1 axit đơn chức , ancol đơn chức , este đơn chức ( các chất trong A đều có nhiều hơn 1C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn m gam A rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện 135g kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 58,5g. Biết số mol ancol trong m gam A là 0,15 mol. Cho Na dư vào m gam A thấy có 2,8 lit khí (dktc) thoát ra. Mặt khác m gam A tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 12 g NaOH . Cho m gam A tác dụng với dung dịch nước brom dư. Hỏi số mol Brom tham gia phản ứng là : A. 0,75

B. 0,6

C. 0,7

D. 0,4

Hướng dẫn giải nCaCO3 = nCO2 = 1,35 mol ,mdd giảm = mCaCO3 – (mCO2 + mH2O) => nH2O = 0,95 mol A + Na dư => 2nH2 = nancol + naxit => naxit =0,1 mol A + NaOH dư : +) Nếu Este của phenol => 2neste + naxit = nNaOH => neste = 0,1 mol và Este có dạng : RCOOC6H4R’ => số Ceste ≥ 7 Vì số mol CO2 lẻ . Số C trong mỗi chất > 1 => số C trong ancol phải là số lẻ và > 1 => Số Cancol ≥ 3 => nC(ancol) + nC(este) ≥ 1,15 mol => số C trong axit = 2 và số C trong ancol = 3 ; este là HCOOC6H5 Bảo toàn H : nH(ancol) + nH(axit) = 2nH2O – nH(este) = 1,3 mol => Hancol + Haxit = 13 Mà Số C trong ancol = 3 => số H ≤ 8 Số C trong axit = 2 => số H ≤ 4 => Loại +) Nếu este không phải của phenol => naxit + neste = nNaOH => neste = 0,2 mol Xét cả 3 chất trong hỗn hợp A ta có thể gộp 3 chất lại thành : C1,35H1,9O0,55 => C27H38O11 => số pi = 9 => Số pi phản ứng với Brom = 9 – 2 = 7 => nBr2 = npi (ancol) + npi (axit) + npi (este) = 0,15.a + 0,1.b + 0,1.c Có a + b + c = 7 => 0,7 < nBr2 < 1,05 -18-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ Chỉ có giá trị 0,75 mol thỏa mãn Câu 33: Hỗn hợp X gồm Na,Ba,Na2O,BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9g X vào nước thu được 1,12 lit khí H2(dktc) và dung dịch Y , trong đó có 20,52g Ba(OH) 2 . Cho toàn bộ dung dịch Y tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là : A. 27,96g

B. 29,52g

C. 36,51g

D. 1,56g

Hướng dẫn giải ta có : ne KL = 2nH2 = 2.0,05 = 0,1 mol Nếu đốt cháy hết X bằng oxi thu được hỗn hợp oxit Z thì nO2 pứ = ¼ ne KL = 0,025 mol => mZ = mO2 + mX = 22,7g = mBaO + mNa2O Lại có nBa(OH)2 = nBaO = 0,12 mol => nNa2O = 0,07 mol => Y có : 0,12 mol Ba(OH)2 ; 0,14 mol NaOH => nOH = 0,38 mol ,nAl2(SO4)3 = 0,05 mol => nAl3+ = 0,1 mol => nAl(OH)3 = 4nAl3+ - nOH = 0,02 mol => Kết tủa gồm 0,02 mol Al(OH)3 ; 0,12 mol BaSO4 => m = 29,52g Câu 34: Hỗn hợp X gồm propan, etylen glicol và một số ancol no đơn chức mạch hở (trong đó propan và etylen glicol có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn 5,444 gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng lên 16,58 gam và xuất hiện m gam kết tủa trong bình. Giá trị của m gần với giá trị nào sau đây nhất? A. 45,70.

B. 42,15.

C. 43,90. Hướng dẫn giải

X gồm C3H8 ; C2H6O2 ; ancol khác. Vì số mol C3H8 và C2H6O2 bằng nhau => qui về C3H8O và C2H6O => Hỗn hợp X gồm các ancol no đơn chức mạch hở ,mbình tăng = mCO2 + mH2O = 16,58g Bảo toàn khối lượng : mX + mO2 = mCO2 + mH2O => nO2 = 0,348 mol Ta có : nX = nO(X) = nH2O – nCO2. Bảo toàn O : nO(X) +2nO2 = 2nCO2 + nH2O => 3nCO2 = 2nO2 => nCO2 = 0,232 mol => mBaCO3 = 45,704g

-19-

D. 47,47.


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ

Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X (C, H, N) bằng lượng không khí vừa đủ (gồm 1/5 thể tích O2, còn lại là N2) được khí CO2 , H2O và

N2.

Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch

Ba(OH)2 dư thấy có 39,4 gam kết tủa, khối lượng dung dịch giảm đi 24,3 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 34,72 lít (đktc). Biết dX/O2 < 2. CTPT của X là A. C2H7N.

B. C3H9N.

C. C3H6N2.

D. C2H4N2

Hướng dẫn giải

Câu 36: Hỗn hợp M gồm vinyl axetilen và hiđrocacbon X mạch hở. Khi đốt cháy hoàn toàn một lượng M thu được số mol nước gấp đôi số mol của M. Mặt khác dẫn 8,96 lít M (ở đktc) lội từ từ qua nước brom dư, đến phản ứng hoàn toàn thấy có 2,24 lít khí thoát ra (ở đktc). Phần trăm khối lượng của X trong M là: A. 27,1%.

B. 9,3%.

C. 40,0%. Hướng dẫn giải

-20-

D. 25,0%


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ Câu 37: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là A. 22,4 lít.

B. 44,8 lít.

C. 33,6 lít.

D. 26,88 lít.

Hướng dẫn giải

Câu 38: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm C và S vào dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (đktc) gồm hai khí, d Z/H2 bằng 22,929. Cho toàn bộ lượng khí Z ở trên hấp thụ hết trong dung dịch 800 ml dung dịch KOH 2M thu được dung dịch chứa m1 gam chất tan. Mặt khác, cho dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy tạo thành 34,95 gam kết tủa. Tổng của (m + m1) có giá trị là ? A. 115,9

B. 154,8

C. 137,9

D. 146,3

Hướng dẫn giải Hỗn hợp 2 khí gồm CO2 và NO2 ( MZ = 45,858g) ( S -> SO4) nKOH = 1,6 mol nkết tủa = nBaSO4 = 0,15 mol = nS C + 4HNO3 -> CO2 + 2H2O + 4NO2 .x ->

x

->

4x

S + 6HNO3 -> H2SO4 + 6NO2 + 2H2O 0,15 ->

0,9

=> áp dụng qui tắc đường chéo : nNO2 : nCO2 = 929/71 = (0,9 + 4x) / x => x = 0,1 mol => m = mC + mS = 6g 2NO2 + 2KOH -> KNO2 + KNO3 + H2O 1,3 -> 1,3 mol 2KOH + CO2 -> K2CO3 + H2O 0,2 <- 0,1 Chất tan gồm 0,1 mol K2CO3 ; 0,65 mol KNO2 ; 0,65 mol KNO3 ; 0,1 mol KOH => m1 = 140,3g -21-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ => m + m1 = 146,3g Câu 39: A là hỗn hợp chứa hai peptit X và Y mạch hở, có tỷ lệ số mol tương ứng là 1 : a. Lấy m gam A cho vào dung dịch chứa NaOH dư (đun nóng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 0,1 mol NaOH tham gia phản ứng và được (m + 3,46) gam hỗn hợp hai muối của Ala, Gly. Biết phần trăm khối lượng của oxi trong A là 29,379%. Giá trị của m là ? A. 7,08

B. 6,82

C. 7,28

D. 8,16

Hướng dẫn giải Bảo toàn khối lượng : mA + mNaOH = mmuối + mH2O => nH2O = 0,03 mol = nA Gọi công thức tổng quát là : (Gly) n(Ala)m => nNaOH = 0,03.(n + m ) = 0,1 mol => 3n + 3m = 10 %mO = 16.(n + m + 1)/(57n + 71m + 18) = 0,29379 2,54n + 16,54m = 36,46 => n = 1,3338 ; m = 1,9995 => Peptit trung bình có dạng (Gly)1,3338(Ala)1,9995 => mA = 7,08g Câu 40: Hỗn hợp X gồm Al2O3 và Fe2O3. Dẫn khí CO qua 21,1 gam X và nung nóng thu được hỗn hợp Y gồm 5 chất rắn và hỗn hợp khí Z. Dẫn Z qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 15 gam kết tủa. Y tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch H2SO4 0,35M thu được dung dịch T và có 1,12 lít khí thoát ra (đktc). % theo khối lượng của Al2 O3 trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với ? A. 14,7%

B. 24,2%

C. 74,5%

D. 53,1%

Hướng dẫn giải nCO2 = nO pứ =nCaCO3 = 0,15 mol nH2SO4 = 0,35 mol ; nH2 = 0,05 mol Bảo toàn H : nH2SO4 = nH2 + nH2O => nH2O = 0,3 mol = nO (oxit) => nO bđ =0,3 + 0,15 = 0,45 mol => 3nAl2O3 + 3nFe2O3 = 0,45 mol Và 102nAl2O3 + 160nFe2O3 = 21,1g => nAl2O3 = 0,05 mol ; nFe2O3 = 0,1 mol => %mAl2O3 = 24,17% Câu 41: Cho 1,12 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm oxi và ozon có tỉ khối so với H 2 bằng 19,2. Hỗn hợp X oxi hoá hoàn toàn một lượng a gam Ag kim loại, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H 2 bằng 16,8. Giá trị của a là ? -22-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ B. 0,54 C. 1,08 D. 2,16

A. 3,24

Hướng dẫn giải nX = 0,05 mol ; MX = 38,4g => nO2 = 0,03 ; nO3 = 0,02 mol 2Ag + O3 -> Ag2O + O2 2x <- x

->

x

(mol)

MY = 33,6g = (1,92 – 16x)/0,05 => x = 0,015 mol => a = mAg = 3,24g Câu 42: Hỗn hợp A gồm 3 khí H2, H2S, SO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2:3. Trộn A với oxi dư trong bình kín có xúc V2O5 rồi đốt cháy A. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, làm lạnh hỗn hợp chỉ thu được một chất Y duy nhất. Số nguyên tử có trong một phân tử chất Y là ? Biết các ký hiệu số trong Y đều là số nguyên A. 25

B. 29

C. 30

D. 27

Hướng dẫn giải A(H2 ; H2S ; SO2) + O2 dư => H2SO4.nSO3 Giả sử số mol các chất trong A lần lượt là t ; 2t ; 3t => nH = 6t ; nS = 5t => Theo công thức Oleum có : nH : nS = 2 : (1 + n) = 6t : 5t => n = 2/3 Vì các ký hiệu số đều là số nguyên nên Oleum sẽ là 3H2SO4.2SO3 => Số nguyên tử = 29 Câu 43: Dưới tác dụng của nhiệt, PCl5 bị phân tách thành PCl3 và Cl2 theo phản ứng cân bằng PCl3(k) + Cl2(k). Ở 2730C và dưới áp suất 1atm, hỗn hợp lúc cân bằng có khối lượng riêng

PCl5(k)

là 2,48 gam/lít. Lúc cân bằng nồng độ mol của PCl5 có giá trị gần nhất với ? A. 0,75.10-3

B. 1,39.10-3

C. 1,45.10-3

D. 1,98.10-3

Hướng dẫn giải Xét 1 lit hỗn hợp khí => nhh = 0,0223 mol PCl5  PCl3 + Cl2 ,x

y

y (mol)

=> mhh = 208,5(x + y) = 2,48g => x + y = 0,0119 mol ,nhh khí = x + 2y = 0,0223 mol => x = 1,5.10-3 ; y = 0,0104 mol Câu 44: Chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O và có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất). Cho 2,76 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó chưng khô thì thu được hơi nước, phần chất rắn chứa hai muối của natri có khối lượng 4,44 gam. Đốt cháy hoàn toàn 4,44 gam hỗn hợp hai muối này trong -23-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ oxi thì thu được 3,18 gamNa2CO3 ; 2,464 lít CO2 (đktc) và 0,9 gam nước. Phần trăm khối lượng của nguyên tố O trong X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 40%.

B. 45%.

C. 30%.

D. 35%.

Hướng dẫn giải nNa2CO3 = 0,03 mol ; nCO2 = 0,11 mol ; nH2O = 0,05 mol Bảo toàn nguyên tố : nC(X) = nNa2CO3 + nCO2 = 0,14 mol Và nH = 2nH2O = 0,1 mol => mO = 0,98g ( Ta có : X + NaOH chỉ tạo 2 muối => X có thể là este của phenol và Số H trong X cũng bằng số H trong muối và sản phẩm cháy ) => %mO(X) = 35,5% gần nhất với giá trị 35% Câu 45: Hòa tan hết 2,52 gam bột Fe vào 130 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với lượngdư dung dịch AgNO3, sau khi kết thúc các phản ứng thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 18,655.

B. 4,86.

C. 23,415.

D. 20,275.

Hướng dẫn giải nFe = 0,045 mol ; nHCl = 0,13 mol Sau phản ứng có : 0,045 mol FeCl2 và 0,04 mol HCl 3Fe2+ + 4H+ + NO3-  3Fe3+ + NO + 2H2O Fe2+ + Ag+  Fe3+ + Ag => mkết tủa = mAgCl + mAg = 143,5.0,13 + 108.( 0,045 – 0,03) = 20,275g Câu 46: Hòa tan hoàn toàn 28,11 gam hỗn hợp gồm 2 muối R2CO3 và RHCO3 vào nước, thu được dung dịch X. Chia X thành 3 phần bằng nhau. Phần một tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ca(OH) 2 dư, thu được 11 gam kết tủa. Phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch CaCl2 dư, thu được 4 gam kết tủa. Phần ba phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là A. 110.

B. 220.

C. 70. Hướng dẫn giải

-24-

D. 140.


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ

Câu 47: Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) khí Z (gồm hai hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Tính số mol HNO 3 đã tham gia phản ứng. A. 0,4 mol.

B. 1,9 mol.

C. 1,4 mol.

D. 1,5 mol.

Hướng dẫn giải Vì Z gồm 2 hợp chất không màu nên Z có NO và N2O nZ = nNO + nN2O = 0,2 mol Và mZ = 30nNO + 44nN2O = 7,4g => nNO = nN2O = 0,1 mol Giả sử có tạo thành NH4NO3 x mol => bảo toàn e : ne trao đổi = nNO3 muối = 3nNO + 8nN2O + 8nNH4NO3 = 1,1 + 8x mol => mmuối = mKL + mNO3 muối + mNH4NO3 => 122,3 = 25,3 + 62.( 1,1 + 8x) + 80x => x = 0,05 mol => nHNO3 = 4nNO + 10nN2O + 10nNH4NO3 = 1,9 mol Câu 48: Đốt cháy hoàn toàn 40,08 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit ađipic, axit axetic và glixerol (trong đó số mol axit metacrylic bằng số mol axit axetic) bằng O2 dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 1,14 mol Ba(OH)2, thu được 147,75 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z

-25-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ lại xuất hiện kết tủa. Cho 40,08 gam hỗn hợp X tác dụng với 140 ml dung dịch KOH 3M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 56,04 gam.

B. 57,12 gam.

C. 43,32 gam.

D. 39,96 gam.

Hướng dẫn giải X gồm : C4H6O2 ; C2H4O2 ; C3H8O3 Công thức chung của C4H6O2 và C2H4O2 là C3H5O2 ( Vì số mol 2 chất bằng nhau ) Coi X gồm : x mol C3H5O2 và y mol C3H8O3 Giả thiết => 73x + 92y = 40,08g , nCO2 = 3x + 3y = nOH - n↓ = 1,14.2 – ( 147,75 : 197) = 1,55 => x = 0,36 ; y = 0,15 mol Bảo toàn khối lượng : => m = 0,36.73 + 0,42.56 – 0,36.18 = 43,32g Câu 49: Chia 20,8 gam hỗn hợp gồm hai anđehit đơn chức là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau: - Phần một tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 108 gam Ag. - Phần hai tác dụng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, t o), thu được hỗn hợp X gồm hai ancol Y và Z (MY < MZ). Đun nóng X với H2SO4 đặc ở 140oC, thu được 4,52 gam hỗn hợp ba ete. Biết hiệu suất phản ứng tạo ete của Y bằng 50%. Hiệu suất phản ứng tạo ete của Z bằng A. 60%.

B. 30%.

C. 40%.

D. 50%.

Hướng dẫn giải Nếu trong hỗn hợp không có H-CHO thì số mol trong phần 1 là 0,5 mol nên tổng là 1 mol => M trung bình = 20,8 => Loại Vậy 2 andehit là HCHO (x mol) và CH3-CHO (y mol) (số mol trong hỗn hợp ban đầu) Lập hệ ta có: 30x + 44y = 20,8 ; (4x + 2y)/2 = 1; => x = 0,4 ; y = 0,2 Vậy phần 2 có 0,2 mol HCHO ; 0,1 mol CH3CHO tạo ra 0,1 mol CH3OH và phản ứng 0,1 mol ; 0,1 mol CH3CH2OH và phản ứng x mol. Số mol H2O = 1/2 tổng số mol ancol. Bảo toàn khối lượng ta có: 32.0,l + 46.x – 18.(0,1 + x)/2 = 4,52 => x = 0,06 H = 0,06/0,1 = 60% Câu 50: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 131,4 gam X vào nước, thu được 6,72 lít khí H2(đktc) và dung dịch Y, trong đó có 123,12 gam Ba(OH) 2. Hấp thụ hoàn toàn 40,32 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu đượcm gam kết tủa. Giá trị của m là -26-


A. 141,84.

CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ B. 94,56. C. 131,52. D. 236,40. Hướng dẫn giải

quy hh X về Ba, Na và O n Ba = n Ba(OH)2 = 0,72mol, n H2 = 0,3 mol đặt n Na = x, n O = y mol BTKL: m Na + m O = m X - m Ba <=> 23x + 16y = 32,76 BT electron: n e nhường = n e nhận (ở đây Na, Ba nhường e, O nhận e về O 2-, H+ nhận e thành H2 bay lên) <=> x + 2.0,72 =2.y + 0,3.2 giải hệ => x = y =0,84 => n OH - = n Na + 2 n Ba = 2,28 mol n CO2 = 1,8 mol => n CO3 2- = 0,48 mol, n HCO3 - = 1,32 mol => m BaCO3 = 0,48 mol => m BaCO3 = 94,56g Câu 51: Hòa tan hết 51,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 bằng dung dịch chứa 0,5 mol H2SO4 và 2,5 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,5 mol NO và a mol NO 2 (không còn sản phẩm khử nào khác). Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau: - Phần một tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 2M, thu được 26,75 gam một chất kết tủa. - Phần hai tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 20,21.

B. 159,3.

C. 206,2.

D. 101,05.

Hướng dẫn giải P1 : chỉ tạo ra 1 chất kết tủa => đó là Fe(OH) 3 => nFe(OH)3 = 0,25 mol nH+ dư = 2.( nOH- - 3nFe(OH)3) = 2.( 1 – 3.0,25) = 0,5 Qui hỗn hợp X về x mol Fe và y mol O => 56x + 16y = 51,2 , nH+ pứ = 3 = 0,5.4 + 2a + 2y Bảo toàn e : 3x – 2y – a = 0,5.3 => x = 0,8 ; y = 0,4 ; a = 0,1 Phần 2 : m = 0,5. ( 0,8.107 + 0,5.233) = 101,05g Câu 52: Đốt cháy 16,64 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong khí O2, thu được 23,68 gam hỗn hợp X chỉ gồm các oxit.Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 24 gam chất rắn. Mặt khác cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là -27-


A. 126,28.

CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ B. 128,44. C. 130,6. D. 43,20. Hướng dẫn giải

Câu 53: Một bình kín chỉ chứa các chất sau: axetilen (1 mol), vinylaxetilen (0,8 mol), hiđro (1,3 mol) và một ít bột niken. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H 2 bằng 19,5. Khí X phản ứng vừa đủ với 1,4 mol AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được m gam kết tủa và 20,16 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Khí Y phản ứng tối đa với 1,1 mol Br 2 trong dung dịch. Giá trị của m là A. 184,0.

B. 92,0.

C. 151,8.

D. 152,2.

Hướng dẫn giải Hỗn hợp có: CH≡CH (1 mol) CH≡C−CH=CH2 (0,8 mol) H2 (1,3 mol) Tổng số mol khí: 3,1 mol Axetilen và vinylaxetilen có khả năng cộng tối đa 1.2 + 0,8.3 = 4,4 mol H2 Khối lượng hhX = 26.1 + 52.0,8 + 2.1,3 = 70,2g Số mol hhX = 70,2/(19,5.2) = 1,8 mol Số mol khí giảm đi 3,1 – 1,8 = 1,3 mol là số mol H2 đã phản ứng (H2 hết) Hỗn hợp X có khả năng cộng tối đa 4,4 – 1,3 = 3,1 mol H2 Chia 1,8 mol hỗn hợp X thành hỗn hợp Y (nY = 20,16/22,4 = 0,9 mol) và hỗn hợp Z (nZ = 0,9 mol) Trong đó hỗn hợp Y cộng tối đa 1,1 mol Br 2 ⇒ Hỗn hợp Z cộng tối đa 3,1 – 1,1 = 2 mol H2 Đặt a, b, c là số mol CH≡CH, CH≡C−CH=CH2 và CH≡C−CH2−CH3 a + b + c = 0,9 2a + b + c = 1,4 2a + 3b + 2c = 2 ⇒ a = 0,5; b = 0,2; c = 0,2 -28-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ Kết tủa tạo thành: CAg≡CAg (0,5 mol) CAg≡C−CH=CH2 (0,2 mol) CAg≡C−CH2−CH3 (0,2 mol) ⇒ m = 184g Câu 54: Khi nhúng thanh Mg có khối lượng m gam vào dung dịch hỗn hợp X chứa a mol Cu(NO 3)2 và b mol HCl ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng Mg vào thời gian phản ứng được biểu diễn như hình vẽ dưới đây:

Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rút thanh Mg ra, thu được NO là sản phẩm khử duy nhất của N +5. Tỉ lệ a : b là A. 1 : 10.

B. 1 : 12.

C. 1 : 8. Hướng dẫn giải

Quá trình phản ứng tuân thủ theo 3 thứ tự sau: Mg + NO3- + H+  Mg2+ + NO + H2O Mg+ Cu2+  Mg2+ + Cu; Mg + H+  Mg2+ +H2 Vì H+ dư nên NO3- hết; bảo toàn e: 2 . 18/24=3 . 2a => a=0,25 xét toàn bộ quá trình: 64 . a - mMg phản ứng = -14 => nMg phản ứng =1,25 mol Bảo toàn e quá trình: 2 . 1,25 = 2 . 0,25 + 3 . 0,5 + nH+ nH+ = 0,5 mà nH+ dùng làm môi trường = 4nNO = 2 mol => tổng nH+ = 2,5 mol = b => a : b = 0,25 : 2,5 = 1: 10 -29-

D. 1 : 6.


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ Câu 55: Hỗn hợp X gồm KCl và KClO3. Người ta cho thêm 10 gam MnO2 vào 39,4 gam hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y. Nung Y ở nhiệt độ cao được chất rắn Z và khí P. Cho Z vào dung dịch AgNO 3 lấy dư thu được 67,4 gam chất rắn. Lấy 1/3 lượng khí P sục vào dung dịch chứa 0,5mol FeSO 4 và 0,3mol H2SO4 thu được dung dịch Q. Cho dung dịch Ba(OH)2 lấy dư vào dung dịch Q thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của m là A. 238,2 gam.

B. 185,3 gam.

C. 212,4 gam.

D. 197,5 gam.

Hướng dẫn giải 67,4 gam chất rắn gồm AgCl và 10 gam MnO2. Dễ thấy nAgCl = 0,4 mol ta có hệ mX = 75a + 122,5b = 39,4 và bảo toàn Cl: nCl = a + b = 0,4 = nAgCl => a = 0,2 và b = nKClO3 = 0,2 mol bảo toàn O => 2nO2 = 3nKClO3 = 3.0,2 => nO2 = 0,3 => 1/3 . P có 0,3 : 3 = 0,1 mol O2 nFe2+ = nFeSO4 = 0,5 mol nH+ = 2nH2SO4 = 2.0,3 = 0,6 mol => nSO4(2-) = 0,8 mol Có phản ứng 4Fe2+ + O2+ 4H+  4Fe3+ + 2H2O Dùng bảo toàn e: 4nO2 = nFe2+=0,4; => n Fe2+ dư =0,1 mol. => nFe(OH)2 = nFe2+ dư = 0,1 mol nFe(OH)3 = nFe3+ = 0,4 mol và nBaSO4 = 0,8 mol => m = 238,2 gam Câu 56: Khi thủy phân hoàn toàn một peptit X (M = 293 g/mol) thu được hỗn hợp 3 amino axit là glyxin, alanin và phenylalanin (C6H5CH2CH(NH2)COOH). Cho 5,86 gam peptit X tác dụng với 300 ml dung dịch HCl 0,1M (đun nóng) thu đuợc dung dịch Y. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch Y cần dung dịch chứa m gam NaOH (đun nóng). Giá trị của m là A. 2,8 gam.

B. 2 gam.

C. 3,6 gam.

D. 4 gam.

Hướng dẫn giải Có MX = 293g/mol => X gồm 1 gốc Gly, 1Ala và 1 Phe npeptit = 0,02 mol; nHCl = 0,03 mol Qui đổi bài toán hh gồm peptit và HCl tác dụng với dd NaOH => nNaOH = n nhóm COOH trong peptit + nHCl = số nhóm COOH . nPeptit + nHCl = 3 . 0,02 + 0,03 = 0,09 mol -30-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ => m = 3,6g Câu 57: Đốt cháy hoàn toàn 29,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit acrylic, metyl axetat, anđehit axetic và etylen glicol thu được 1,15 mol CO2 và 23,4 gam H2O. Mặt khác, khi cho 36,5 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa m gam Ag. Giá trị gần nhất của m là A. 43,5.

B. 64,8.

C. 53,9.

D. 81,9.

Hướng dẫn giải X bao gồm : C3H4O ; C2H4O ; C3H6O2 ; C2H6O2 Ta chia X thành 2 nhóm chất có cùng số H và O : x mol C3H4O ; C2H4O y mol C3H6O2 ; C2H6O2 Bảo toàn khối lượng ta có : m O2 + m X = m CO2 + m H2O => m O2 = 44,8g => nO2 = 1,4 mol Bảo toàn H có : 4x + 6y = 2.1,3 Bảo toàn O có : x + 2y + 2.1,4 = 2.1,15 + 1,3 => x= 0,2 mol 29,2g X có 0,2 mol hỗn hợp C3H4O ; C2H4O => 36,5 g X có 0,25 mol hỗn hợp C3H4O ; C2H4O Cứ 1 mol 2 chất C3H4O ; C2H4O phản ứng tạo ra 2 mol Ag => 0,25mol C3H4O ; C2H4O tạo 0,5 mol Ag => m= 54g Giá trị gần nhất là 53,9g Câu 58: Cho một hợp chất hữu cơ X có công thức C2H10N2O3. Cho 11 gam chất X tác dụng với một dung dịch có chứa 12 gam NaOH, đun nóng để các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp Y gồm hai khí đều có khả năng làm đổi màu quỳ tím ẩm và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 24,6 gam.

B. 14,6 gam.

C. 10,6 gam.

D. 28,4 gam.

Hướng dẫn giải Từ các dữ kiện X phải là CH3NH3-CO3-NH4 n  0,1(mol )  Na CO : 0,1(mol ) NaOH Ta có  X   m  14, 6( gam)  2 3  NaOH : 0,1(mol ) nNaOH  0,3(mol )

Câu 59: Hòa tan hỗn hợp gồm 0,27 gam bột Al và 2,04 gam bột Al2O3 trong dung dịch NaOH dư thu được dung dịch X. Cho CO2 dư tác dụng với dung dịch X thu được kết tủa X1, nung X1 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X2. Biết H=100%, khối lượng X2 là A. 2,55 gam.

B. 2,31 gam.

C. 3,06 gam. Hướng dẫn giải -31-

D. 2,04 gam.


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ Thấy được chất rắn sau quá trình phản ứng là Al2 O3 nAl(X) = (0,27 : 27) + 2 . (2,04 : 102) = 0,05 mol ----> mX=(0,05 : 2) . 102 =2,55 Câu 60: Hoà tan bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và 6,72 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và H2 có tỉ lệ mol 2 : 1 và 3 gam chất rắn không tan. Biết dung dịch A không chứa muối amoni. Cô cạn dung dịch A thu được khối lượng muối khan là A. 126 gam.

B. 75 gam.

C. 120,4 gam

D. 70,4 gam.

Hướng dẫn giải nNO=0,2 => nNO3- = 0,2 nH2=0,2 => tổng nH+=1 mol => nSO42-=0,5 mol; bảo toàn e: 2nFe=3nNO+2nH2 => nFe=0,4 mol m muối = 0,4 . 56+0,2 . 23+0,5 . 96=75 gam Câu 61: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm FexOy, CuO và Cu (x, y nguyên dương) vào 600 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 6,4 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 102,3 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 29,1.

B. 34,1.

C. 27,5.

D. 22,7.

Hướng dẫn giải Do Cu dư sau pư => hỗn hợp Y chứa muối Fe2+ n O trong X = 0.1 ; nAgCl = 0.6 => nCl- = 0.6 ; nFe2+ = 0.15 BTĐT => nCu2+ = 0.15 => nAg = (102,3-86,1)/2 = 0.15 BTKL => m = 29.2 Câu 62: Đốt cháy hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp X gồm C3H6, C3H8, C4H10, CH3CHO, CH2=CH-CHO cần vừa đủ 49,28 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 28,8 gam H2O. Mặt khác, lấy toàn bộ lượng X trên sục vào dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thấy xuất hiện m gam kết tủa (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là A. 32,4 gam.

B. 21,6 gam.

C. 54,0 gam.

D. 43,2 gam.

Hướng dẫn giải CO2 : a chay ' BTKL BTKL     44a  28,8  24, 4  2, 2.32  a  1,5(mol )   mX  24, 4 H O :1, 6  2 Ta có : X

=

 m(C, H , O) n

trong _ X O

24, 4  1,5.12 1,6.2  0, 2( mol) 16

-32-


trong _ X nOtrong _ X  nRCHO

CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ  0, 2(mol )  mAg  0, 2.2.108  43, 2( gam)

Câu 63: Tripeptit mạch hở X và Đipeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một a -aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 24,8g. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch này A. giảm 37,2g.

B. Giảm 27,3g.

C. giảm 23,7g.

D. giảm 32,7g.

Hướng dẫn giải Giả sử 2 peptit đều cấu tạo từ CnH2n+1O2N => X là : C3nH6n-1O4N3 và Y là C2nH4nO3N2 Đốt 0,1 mol Y : nCO2 = 0,2n (mol) ; nH2O = 0,2n (mol) Lại có mCO2 + mH2O = 24,8g => n = 2 => X là C6H11O4N3 khi đốt cháy : nCO2 = 6nX = 0,6 mol = nCaCO3 ; nH2O = 0,55 mol mCaCO3 – (mH2O + mCO2) = 23,7g => dung dịch có khối lượng giảm 23,7g Câu 64: Hợp chất X có thành phần gồm C, H, O chứa vòng benzen. Cho 6,9g X vào 360ml dung dịch NaOH 0,5M (dư 20% so với lượng cần phản ứng) đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 6,9g X cần vừa đủ 7,84 lít O2 (đkc), thu được 15,4g CO2. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Giá trị của m là A. 13,2.

B. 11,1.

C. 11,4.

D. 12,3.

Hướng dẫn giải Khi đốt cháy X : Bảo toàn khối lượng : mX + mO2 = mCO2 + mH2O => nH2O = 0,15 mol ; nCO2 = 0,35 mol ; nO2 = 0,35 mol Bảo toàn O : nO(X) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 0,15 mol => nC : nH : nO = 0,35 : 0,3 : 0,15 = 7 : 6 : 3 => X có công thức trùng với công thức đơn giản nhất là C7H6O3 chứa 1 vòng benzen. Có (pi + vòng) = 5 => có 1 pi ở ngoài vòng nX = 0,05 mol ; nNaOH pứ = 0,15 mol = 3nX => X phải là HCOOC6H4OH phản ứng tạo : HCOONa ; C6H4(ONa)2 Sau phản ứng có 0,05 mol HCOONa ; 0,05 mol C6H4(ONa)2 ; 0,03 mol NaOH => m = 12,3g Câu 65: Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 22. Hỗn hợp khí Y gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,833. Để đốt cháy hoàn toàn V1 lít Y cần vừa đủ V2 lít X (biết sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2, các chất khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ lệ V1: V2 là A. 1: 2.

B. 5: 3.

C. 2: 1. Hướng dẫn giải -33-

D. 3: 5.


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ Hỗn hợp X có M = 44g. Áp dụng qui tắc đường chéo : 3VO2 = VO3 => VO2 = ¼ V2 Qui về VO = 2,25V2 (lit) Hỗn hợp Y có M = 35,666. Áp dụng qui tắc đường chéo : VCH3NH2 = 2VC2H5NH2 => VC2H5NH2 = 1/3V1 ; VCH3NH2 = 2/3V1 C2H5NH2 + 7,5O -> 2CO2 + 3,5H2O + 0,5N2 CH3NH2 + 4,5O -> CO2 + 2,5H2O + 0,5N2 => VO = 7,5.1/3V1 + 4,5.2/3V1 = 5,5V1 = 2,25V2 => V1 : V2 = 1 : 2 Câu 66: Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít CO2 (đktc) vào V ml dung dịch chứa NaOH 2,75M và K2CO3 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng ở nhiệt độ thường thu được 64,5g chất rắn khan gồm 4 muối. giá trị của V là A. 150.

B. 180.

C. 140.

D. 200.

Hướng dẫn giải Vì phản ứng tạo 4 muối => có tạo x mol CO32- và y mol HCO3 => mrắn = mNa + mK + mCO3 + mHCO3 => 64,5 = 23.2,75v + 2.39v + 60x + 61y Bảo toàn điện tích : nNa+ + nK+ = nHCO3- + nCO3(2-).2 => 2,75v + 2v = 2x + y Bảo toàn C : nCO2 + nK2CO3 = x + y = 0,4 + v Giải hệ phương trình 3 ẩn ta có : v = 0,2 lit = 200 ml Câu 67: Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn và Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y (không có muối amoni) và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2, NO, N2O và NO2, trong đó N2 và NO2 có phần trăm thể tích bằng nhau có tỉ khối đối với heli bằng 8,9. Số mol HNO3 phản ứng là A. 3,2 mol.

B. 3,4 mol.

C. 2,8 mol.

D. 3,0 mol.

Hướng dẫn giải Y có %VN2 = %VNO2 => qui 2 khí này về NO và N2O => Y có N2O và NO có M = 35,6g và nY = 0,5 mol => nNO = 0,3 ; nN2O = 0,2 mol nHNO3 pứ = 4nNO + 10nN2O = 3,2 mol Câu 68: Hoà tan hoàn toàn m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là A. 17,71.

B. 32,20.

C. 16,10. Hướng dẫn giải

Giả sử cả 2 trường hợp đều có hiện tượng hòa tan kết tủa Xét công thức tính nhanh chung : nOH = 4nZn2+ - 2nZn(OH)2 +) TN1 : 0,22 = 4nZn2+ - 2.3a/99 +) TN2 : 0,28 = 4nZn2+ - 2.2a/99 => nZn2+ = 0,1 mol => m = 16,1g -34-

D. 24,15.


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ Câu 69: Cho 1,37g hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M hoá trị không đổi tác dụng với dung dịch HCl dư thấy giải phóng 1,232 lít khí H2 (đkc). Mặt khác hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với lượng khí Cl2 điều chế được bằng cách cho 3,792 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư. Tỉ lệ số mol của Fe và M trong hỗn hợp là 1: 3. Kim loại M là A. Mg.

B. Cu.

C. Al.

D. Zn.

Hướng dẫn giải X + HCl : Fe -> Fe2+ có nH2 = 0,055 mol X + Cl2 : Fe -> Fe3+ bảo toàn e : 5nKMnO4 = 2nCl2 => nCl2 = 0,06 mol Do M có hóa trị không đổi => nFe = ne (2) – ne (1) = 2nCl2 – 2nH2 = 0,01 mol Giả sử M có hóa trị n => n.nM + 2.0,01 = 2nH2 => n.nM = 0,09 mol Có : mX = 1,37g = 0,01.56 + nM.M => nM.M = 0,81g => M = 9n Nếu n = 3 => M = 27g (Al) Thỏa mãn Câu 70: Cho cân bằng: C(r) + CO2(k)

2CO(k). Ở 550oC , hằng số cân bằng KC của phản ứng trên bằng

2.10-3. Người ta cho 0,2 mol C và 1 mol CO2 vào bình kín dung tích 22,4 lít (không chứa không khí). Nâng dần nhiệt độ trong bình lên đến 550oC và giữ nhiệt độ đó để cho cân bằng được thiết lập. Số mol CO trong bình là A. 0,01.

B. 0,02.

C. 0,1. Hướng dẫn giải

-35-

D. 0,2.


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ Câu 71: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 82,35 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 80

B. 40

C. 30

D. 60

Hướng dẫn giải

Câu 72: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, rồi cô cạn cẩn thận thì thu được (m + 11,42) gam hỗn hợp muối khan của Val và Ala. Đốt cháy hoàn toàn muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được K2CO3; 2,464 lít N2 (đktc) và 50,96 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp M có thể là A. 55,24%.

B. 54,02%.

C. 45,98%. Hướng dẫn giải

Gọi số mol Ala-K(C3H6O2NK) và Val-K(C5H10O2NK) là x và y mol Khi đốt cháy : nN(muối) = x + y = 2nN2 = 0,22 mol => nN(muối) = nK = 2nK2CO3 => nK2CO3 = 0,11 mol Mặt khác ta thấy số H gấp đôi số C trong muối hữu cơ => nC = ½ nH => nCO2 + nK2CO3 = nH2O . Có mCO2 + mH2O = 50,96g => nCO2 = 0,79 mol ; nH2O = 0,9 mol Bảo toàn Oxi : 2nmuối aminoaxit + 2nO2 = 3nK2CO3 + 2nCO2 + nH2O => nO2 = 1,185 mol Ta có : nC = 3x + 5y = nK2CO3 + nCO2 = 0,9 mol -36-

D. 64,59%.


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ => x= 0,1 mol ; y = 0,12 mol => m + 11,42 = 0,1.127 + 0,12.155 => m = 19,88g Giả sử trong M có : x mol X ( a nhóm Val ; (4-a) nhóm Ala) y mol Y (b nhóm Val ; (5-b) nhóm Ala) => nN = 4x + 5y = 2nN2 = 0,22 mol (*) Khi phản ứng thủy phân : +/ tetrapeptit + 4KOH -> muối + H2O +/ Pentapeptit + 5KOH -> muối + H2O =>Bảo toàn khối lượng : mmuối – mpeptit = mKOH – mH2O => 11,42 = 4.56x – 18x + 5.56y – 18y (**) Từ (*) và (**) => x = 0,03 mol ; y = 0,02 mol Có nVal = ax + by = 0,12 mol => 3a + 2b = 12 => a = 2 ; b = 3 hoặc a = 4 ; b = 0 thỏa mãn +/ TH1 : Y là (Ala)2(Val)3 => %mY(M) = 45,98% => %mX = 54,02% Có đáp án B thỏa mãn => Không cần xét TH2 nữa Câu 73: Cho m gam hỗn hợp N gồm 3 peptit X, Y, Z đều mạch hở và có tỉ lệ mol lần lượt là 2:3:5. Thủy phân hoàn toàn N, thu được 60 gam Gly: 80,1 gam Ala; 117 gam Val. Biết số liên kết peptit trong X, Y, Z khác nhau và có tổng là 6. Giá trị của m là: A. 176,5 gam.

B. 257,1 gam.

C. 226,5 gam.

D. 255,4 gam.

Hướng dẫn giải nGly = 0,8 mol ; nAla = 0,9 mol ; nVal = 1 mol Do số liên kết peptit khác nhau và tổng bằng 6 => Các chất có số liên kết peptit là 1 , 2 và 3 Xét TH1 : X –tetrapeptit : 2t mol ; Y-tripeptit : 3t mol; Z –dipeptit : 5t mol => Tổng số mol mắt xích aa = nGly + nAla + nVal = 4.2t + 3.3t + 2.5t = 2,7 mol => t = 0,1 mol. => số mol H2O phản ứng = 2t.3 + 3t.2 + 5t = 17t = 1,7 mol Bảo toàn khối lượng : m = maa – mH2O = 60 + 80,1 + 117 – 1,7.18 = 226,5g Chọn C. Không cần xét các TH sau nữa Câu 74: Đổ từ từ 200ml dung dịch A (Na2CO3 1M và K2CO3) vào 200 ml dung dịch (Na+ 1M, Ba2+ 1M, Ca2+ 1M, Cl- 2,5 M và HCO3-) thu được m gam kết tủa và dung dịch B. Đổ thêm 100 ml dung dịch A vào -37-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ B, sau phản ứng thấy nồng độ CO32- trong dung dịch bằng ¼ nồng độ của HCO3-. Hãy tìm nồng độ của K2CO3 trong A. A. 0,75 M

B. 1,125M

C. 2,625M

D. 2,5M

Hướng dẫn giải Bảo toàn điện tích : CHCO3 trong 200 ml dung dịch là 2,5M Xét tổng thể : đổ 300 ml dung dịch A và 200 ml dung dịch Sau khi trộn : => nHCO3 = 2,5.0,2 = 0,5 mol => nCO32- = 0,125 mol Gọi nồng độ K2CO3 trong A là x => nCO3 tổng = 0,3.(1 + x) Sau trộn sẽ phản ứng với Ca2+ , Ba2+ => còn lại : 0,3(1 + x) – 0,2 – 0,2 = 0,125 => x = 0,75M Câu 75: Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl (M là kim loại kiềm). Cho 32,65 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y và có 17,6 gam CO 2 thoát ra. Dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư được 100,45 gam kết tủa. Kim loại M là: A. Na.

B. K.

C. Rb.

D. Li.

Hướng dẫn giải nAgCl = nMCl(sau) = 2nM2CO3 + nMHCO3 + nMCl đầu = 0,7 mol > nHCl pứ Lại có nCO2 = nM2CO3 + nMHCO3 = 0,4 mol = nH2O Bảo toàn khối lượng : mMCl sau < 32,65 + 0,7.36,5 – 0,4.44 – 0,4.18 = 33,4g => MMCl < 47,7 => M < 12,2 => M là Li Câu 76: Cho 5,8 gam FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch X và hỗn hợp Y gồm CO2, NO. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch X được dung dịch Y. Dung dịch Y hoà tan tối đa m gam Cu tạo ra sản phẩm khử NO duy nhất. Giá trị của m là: A. 16 gam.

B. 11,5 gam

C. 15,5 gam.

D. 12 gam.

Hướng dẫn giải nFeCO3 = 0,05 mol phản ứng tạo Fe(NO3)3 Sau khi cho HCl dư vào , Cho tiếp Cu vào thấy tạo khí NO => NO3- hết ( HCl dư) 2Fe3+ + Cu -> Cu2+ + 2Fe2+ 3Cu + 8H+ + 2NO3- -> 3Cu2+ + 2NO + 2H2O => m = 16g Câu 77: Cho hỗn hợp hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với nước (có H 2SO4 làm xúc tác) thu được hỗn hợp Z gồm hai rượu (ancol) X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,06 gam hỗn hợp Z sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch T trong đó nồng độ của NaOH

-38-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ bằng 0,05M. Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là (Cho: H = 1; C = 12; O = 16; thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể) A. C3H7OH và C4H9OH.

B. C2H5OH và C4H9OH.

C. C2H5OH và C3H7OH.

D. C4H9OH và C5H11OH. Hướng dẫn giải

Câu 78: Hỗn hợp M gồm vinyl axetilen và hiđrocacbon X mạch hở. Khi đốt cháy hoàn toàn một lượng M thu được số mol nước gấp đôi số mol của M. Mặt khác dẫn 8,96 lít M (ở đktc) lội từ từ qua nước brom dư, đến phản ứng hoàn toàn thấy có 2,24 lít khí thoát ra (ở đktc). Phần trăm khối lượng của X trong M là: A. 27,1%.

B. 9,3%.

C. 25,0%.

D. 40,0%.

Hướng dẫn giải M gồm C4H4 và CxHy Do khi đốt cháy tạo nH2O = 2nM . Số H trung bình của các chất trong M là 4 => X là CxH4. Mà M + Br2 thì có khí thoát ra => X là ankan => C là CH4 M có : 0,1 mol CH4 và 0,3 mol C4H4 => %mCH4(X) = 9,3% Câu 79: Cho 66,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,1 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối sunfat trung hòa và 10,08 lit đktc khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 23/18. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây. A. 30

B. 20

C. 15 Hướng dẫn giải

10,08 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 23 : 18 -39-

D. 25


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ => Z có 0,05 mol NO và 0,4 mol H2 Bảo toàn khối lượng : mX + mKHSO4 = m muối + mZ + mH2O => nH2O = 1,05 mol Bảo toàn H : nKHSO4 = 2nH2 + 2nH2O + 4nNH4+ => nNH4+= 0,05 mol. Bảo toàn N : 2nFe(NO3)2 = nNO +nNH4+ => nFe(NO3)2 = 0,05 mol Bảo toàn O : 4nFe3O4 + 6nFe(NO3)2 = nNO + nH2O => nFe3O4 = 0,2 mol %mAl = 16,3% gần nhất với giá trị 15% Câu 80: Hỗn hợp X gồm 3 axit đơn chức mạch hở trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp và một axit không no có một liên kết đôi. Cho m gam X tác dụng với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 200 ml dung dịch HCl 1M và thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận Y thu được 52,58 gam chất rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí và hơi vào bình đựng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình tăng lên 44,14 gam. Thành phần % khối lượng axit không no là. A. 49,81

B. 38,94

C. 39,84

D. 48,19

Hướng dẫn giải Đặt công thức cho 2 axit no và axit không no: CnH2nO2 (a mol) và CmH(2m-2)O2 (b mol) Trong rắn có NaCl 0,2 mol và a + b = 0,5 (mol) Ta có m(2 axit) = 52,58 - 0,2.58,5 - 0,5.22 = 29,88 (g) Viết pt: 2CnH(2n-1)O2Na + (3n-2)O2 ---> (2n-1)CO2 + ((2n-1)H2O + Na2CO3 a

->

a.(3n-2)/2 2

CnH(2n-3)O2Na + (3n-3)O2 ---> (2n-1)CO2 + ((2n-3)H2O + Na2CO3 b

->

b.(3n-3)/2

Ta có tổng khối lượng muối axetat là: 52,58 - 0,2.58,5 = 40,88g => tổng khối lượng CO2 và H2O là: 44,14g => khối lượng Na2CO3: 0,25.106 = 26,5g => Bảo toàn khối lượng suy ra khối lượng O2 phản ứng: 44,14 + 26,5 - 40,88 = 29,76g => Số mol O2 = (3an + 3bm - 2a - 3b)/2 = 0,93 (1) Lại có m(2 axit) = a.(14n +32) + b.(14m + 30) = 29,88g (2) Từ (1) và (2) => (124/3).a + 44b = 21,2 Kết hợp với phương trình ban đầu: a + b = 0,5 Ta được: a = 0,3mol và b = 0,2mol Thế a, b vừa tìm được vào pt (1) được: 0,9n + 0,6m = 3,06 Tới đây ta biện luận do axit không no 1 nối đôi nên m ≥ 3 Với m > 3 thì n < 1 => loại => m = 3 và n = 1,4 => Công thức các axit: HCOOH, CH3COOH, CH2=CHCOOH => %maxit ko no = 0,2.72/29,88 = 48,19% Câu 81: Hòa tan 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và V lit (đktc) hỗn hợp khí B (gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 3:2). Cho 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong -40-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ % của Cu(NO3)2 trong X là A. 40,69%.

B. 13,56%.

C. 12,20%. Hướng dẫn giải

-41-

D. 10,54%.


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ

-42-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ

Câu 82: Hỗn hợp T gồm X, Y, Z biết 58 < MX < MY< MZ < 78. X, Y, Z là các hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chỉ chứa C, H, O có tính chất sau: - X, Y, Z đều tác dụng được với Na - Y, Z tác dụng được với NaHCO3 - X, Y đều có phản ứng tráng bạc Nếu đốt cháy hết 0,25 mol hỗn hợp T thì thu được m gam CO2, m gần nhất với giá trị nào. A. 44,4

B. 22,2

C. 11,1 -43-

D. 33,3


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ Hướng dẫn giải X không tác dụng với NaHCO3 => X không có nhóm COOH chỉ có nhóm OH Vì tạp chức; mà X phản ứng tráng bạc => Z có nhóm CHO => X là HOCH2CHO có M nhỏ nhất Y phản ứng với cả Na ; NaHCO3 ; AgNO3/NH3 => Y có nhóm COOH và CHO => OHC-CH2COOH thỏa mãn Z khôngphản ứng tráng bạc nhưng phản ứng với Na và NaHCO 3 => Y chứa nhóm COOH và OH ( vì nếu có 2 nhóm COOH => M > 90 không TM) => Y là HO-CH2-COOH Các chất trong T đều có 2 C => nCO2 =2nT = 0,5 mol => m = 22g Câu 83: Hỗn hợp X gồm 1 mol amin no mạch hở A và 2 mol aminoaxit no mạch hở B tác dụng vừa đủ với 4 mol HCl hay 4 mol NaOH. Còn nếu đốt cháy a gam hỗn hợp X cần 46,368 lít O2 đktc thu được 8,064 lít khí N2 đktc. Nếu cho a gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thu được bao nhiêu gam muối. A. 84,96

B. 89,68

C. 80,24

D. 75,52

Hướng dẫn giải X + 4 mol HCl => A có 2 nhóm NH2 ; B có 1 nhóm NH2 X + 4 mol NaOH => B có 2 nhóm COOH A có dạng : CuH2u+4N2 và B có dạng : CmH2m – 1O4N => Xét tổng quát dạng : CnH2n+2+t-zOzNt Do A : B = 1 : 2 => Áp dụng qui tắc đường chéo => z = 8/3 ; t = 4/3 => X có dạng : CnH2n+2/3O8/3N4/3 Đốt cháy A : nO2 = 2,07 mol ; nN2 = 0,36 mol CnH2n+2/3O8/3N4/3 + (1,5n + 7/6)O2 -> nCO2 + (n+4/3)H2O + 2/3N2 2,07

0,36 mol

=> n = 10/3 => nX = 0,54mol và MX = 326/3g => mmuối = mX + mHCl = 84,96g Câu 84: Nhiệt phân 30,225 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, thu được O2 và 24,625 gam hỗn hợp chất rắn Y gồm KMnO4, K2MnO4, KClO3, MnO2 và KCl. Toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,8 mol HCl, đun nóng, sau phản ứng thu được x mol khí Cl2. Giá trị x gần nhất với ? A. 0,2.

B. 0,1.

C. 0,3. Hướng dẫn giải -44-

D. 0,4.


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ Bảo toàn khối lượng : mX = mO2 + mY => nO2 = 0,175 mol Ta có : sản phẩm phản ứng với HCl chỉ có H2O là có Oxi => nO(Y) = nO(H2O) = 1/2nHCl = 0,4 mol Bảo toàn O : nO(X) = 2nO2 + nO(Y) = 0,75 mol = 4nKMnO4 + 3nKClO3 Lại có : mX = 158nKMnO4 + 122,5nKClO3 = 30,225g => nKMnO4 = 0,075 ; nKClO3 = 0,15 mol Nếu giả sử X + HCl => ne (X) = ne (O2) + ne(Y) + HCl => ne (Y) + HCl = 2nCl2 = 0,575 mol => x = 0,2875 mol Câu 85: Ancol X (MX = 76) tác dụng với axit cacboxylic Y thu được hợp chất Z mạch hở (X và Y đều chỉ có một loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 17,2 gam Z cần vừa đủ 14,56 lít khí O 2 (đktc), thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol tương ứng là 7 : 4. Mặt khác, 17,2 gam Z lại phản ứng vừa đủ với 8 gam NaOH trong dung dịch. Biết Z có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Số công thức cấu tạo của Z thỏa mãn là A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Hướng dẫn giải Đốt cháy hoàn toàn 17,2 gam Z cần vừa đủ 14,56 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol tương ứng là 7 : 4. => mCO2 + mH2O = mZ + mO2

=> nCO2 = 0,7 mol và nH2O =0,4 mol

4nCO2 = 7nH2O => nO(Z)=0,5 mol => C : H : O = 0,7 : 0,8 : 0,5 = 7 : 8 : 5 => Z là C7H8O5.( Z có 1 nhóm COO , 1 nhóm COOH , 1 nhóm OH) Vì MX = 76 =>X là C3H6(OH)2 => Y là (CCOOH) 2

-45-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ Câu 86: Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với khí X gồm O2 và Cl2 sau pư chỉ thu được hh Y gồm các oxit và muối clorua ( không còn khí dư). Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dd HCl 2M, thu được dd Z. Cho AgNO3 dư vào dd Z thu được 56,69 gam kết tủa. Tính % thể tích clo trong hỗn hợp X. A. 76,7%

B. 56,36%

C. 51,72%

D. 53,85%

Hướng dẫn giải nMg = 0,08 mol ; nFe = 0,08 mol Khi phản ứng với X thì có x mol Cl2 và y mol O2 phản ứng Giả sử tạo a mol Fe2+ và (0,08 – a) mol Fe3+ Bảo toàn điện tích : 2.0,08 + 2a + 3(0,08 – a) = 2x + 4y Hòa tan Y bằng HCl : 2Cl thay thế 1 O => nO = ½ nHCl = 0,12 mol = 2y => 0,4 – a = 2x + 4.0,06 (1) ,Sau đó : phản ứng với AgNO3 tạo : (2x + 0,24) mol AgCl và a mol Ag => 56,69 = 143,5(2x + 0,24) + 108a (2) Từ (1),(2) => x = 0,07 ; a = 0,02 mol => %VCl2(X) = 53,85% Câu 87: Cho m gam hỗn hợp P gồm Mg và Al có tỉ lệ mol 4: 5 vào dung dịch HNO3 20%. Sau khi các kim loại tan hết có 6,72 lít hỗn hợp X gồm NO, N2O, N2 bay ra (đktc) và được dung dịch Y. Thêm một lượng O2 vừa đủ vào X, sau phản ứng được hỗn hợp khí Z. Dẫn Z từ từ qua dung dịch KOH dư, thấy có 4,48 lít hỗn hợp khí T đi ra (đktc). Tỉ khối của T đối với H 2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là (m + 39,1) gam. Biết HNO3 dùng dư 20% so với lượng cần thiết. Nồng độ % của Al(NO3)3 trong Y gần nhất với A. 9,6%

B. 9,7%

C. 9,5% Hướng dẫn giải

X + O2 vừa đủ => Z : NO2 ; N2O ; N2 => khí T gồm N2O và N2 có M = 40g và n = 0,2 mol => nN2O = 0,15 ; nN2 = 0,05 mol => nNO = nX – nT = 0,1 mol NaOH + Y => kết tủa lớn nhất gồm Mg(OH)2 và Al(OH)3 => mkết tủa – mKL = 39,1 = mOH => nOH = 2,3 mol Vì nAl : nMg = 5 : 4 => nAl = 0,5 ; nMg = 0,4 mol Bảo toàn e : 2nMg + 3nAl = 3nNO + 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4NO3 => nNH4NO3 = 0,0375 mol => nHNO3 pứ = 10nNH4NO3 + 4nNO + 10nN2O + 12nN2 = 2,875 mol -46-

D. 9,4%


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ Thực tế lầy dư axit 20% so với phản ứng => nHNO3 đầu = 3,45 mol => mdd HNO3 đầu = 1086,75g Bảo toàn khối lượng : mKL + mdd HNO3 = mdd sau + mkhí => mdd sau = 1098,85g => C%Al(NO3)3 = 9,69% Câu 88: Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm -COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là A. 34,01%

B. 38,76%

C. 29,25%

D. 34,69%

Hướng dẫn giải Thứ nhất, có 0,04 mol H2 nên số mol ancol = 0,08 Khối lượng ancol là 2.48 + 0,04.2 = 2.56 => 3,56/0,08 = 32 = CH3OH Ta có thể suy ra thêm: Trong 5,88g (0,08mol) hỗn hợp có 0,08 mol O (vì có có 2O trong tất cả các este đơn chất) số mol H2O = 0,22 nên số mol H = 0,44 Bảo toàn khối lượng được số mol C = 0,24 C trung bình = 3 nên nhất định phải có 1 chất là C2 H4O2, chất đồng đẳng là C3H6O3, chất còn lại là este của C4H6O2 và methanol nên là C5H8O2. lập hệ 3 phương trình: x + y + z = 0,08 (2.14+32)x + (3.14 + 32)y + (5.14+ 32)z = 5,88 2x + 3y + 5z = 0.24 x = 0,04 ; y = 0,02 ; z = 0,02 => %mC5H8O2 = 34,01% Câu 89: Thủy phân m gam hexapeptit mạch hở Gly-Ala-Gly-Ala-Gly-Ala thu được 153,3 gam hỗn hợp X gồm Ala, Ala-Gly, Gly-Ala và Gly-Ala-Gly. Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ 6,3 mol Oxi. Giá trị m gần nhất với giá trị nào? A. 138,2

B. 130,88

C. 160,82 Hướng dẫn giải

Giả sử : x mol Peptit (C15H26O7N6)+ y mol H2O -> hỗn hợp X => Bảo toàn nguyên tố : sản phẩm cháy gồm : nCO2 = 15x ; nH2O = 13x + y -47-

D. 140,5


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ Bảo toàn O : 7x + y + 2.6,3 = 2.15x + 13x + y => x = 0,35 mol => m = 0,35.(75.3 + 89.3 – 18.5) = 140,7g Câu 90: Hỗn hợp X gồm một axit đơn chức, một ancol đơn chức và một este đơn chức (các chất trong X đều có nhiều hơn một cacbon). Đốt cháy hoàn toàn m gam X rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 135 gam kết tủa xuất hiện, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 58,5 gam. Biết số mol ancol trong m gam X là 0,15 mol. Cho Na dư vào m gam X thấy có 2,8 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 12 gam NaOH. Cho m gam X vào dung dịch Br 2 dư. Số mol Br2 phản ứng tối đa là A. 0,75

B. 0,6

C. 0,4

D. 0,85

Hướng dẫn giải nCO2 = nCaCO3 = 1,35 mol ,mdd giảm = mCaCO3 – (mCO2 + mH2O) => nH2O = 0,95 mol 2nH2 = naxit + nancol => naxit = 0,1 mol X + NaOH : nNaOH = naxit + neste = 0,3 mol => neste = 0,2 mol => nX = 0,45 mol Vì nCO2 – nH2O = 0,4 mol = (pi – 1).nancol + (pi – 1).naxit + (pi – 1).neste => npi pứ với Br2 = 0,4 + nancol (vì COO không phản ứng được với Br2) => nBr2 = 0,6 mol Câu 91: Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với 250 ml dung dịch HNO3 x mol/lit (loãng), thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z hòa tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của N +5. Giá trị của x là A. 2

B. 1,5

C. 1,0 Hướng dẫn giải

Vì Z + Fe -> khí NO => HNO3 dư và Fe -> Fe3+ => X phản ứng hết qui về : a mol Fe và b mol O => mX = 56a + 16b = 8,16g và Bảo toàn e : 3nFe = 3nNO + 2nO => 3a – 2b = 0,18 mol => a = 0,12 ; b = 0,09 Fe + 2Fe3+ -> 3Fe2+ 3Fe + 8H+ + 2NO3- -> 3Fe2+ + 2NO + 4H2O (vì hòa tan tối đa) => nFe sau = ½ nFe3+ + 3/8nH+ dư => nH+ dư = 0,08 mol => nHNO3 bđ = 0,08 + 4nNO + 2nO = 0,5 mol -48-

D. 2,5


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ => x = 2 M Câu 92: Hỗn hợp X gồm nhiều ancol, andehit và axit cacboxylic đều mạch hở. Cho NaOH dư vào m gam X thấy có 0,2 mol NaOH phản ứng. Nếu cho Na dư vào m gam X thì thấy có 12,32 lít khí H2 (đo ở đktc) bay ra. Cho m gam X vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thấy có 43,2 gam kết tủa xuất hiện. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 57,2 gam CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tổng số mol các ancol trong X là 0,4 mol, trong X không chứa HCHO và HCOOH. Giá trị đúng của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 43.

B. 41.

C. 40.

D. 42.

Hướng dẫn giải - Coi hỗn hợp gồm COOH ; CHO và R(OH)n ; (phần C và H của axit và anđehit được dồn vào gốc R của ancol) - nCOOH = 0,2 mol ; nCOOH + nOH = 2nH2 ; => nOH = 0,9 mol ; nCHO = 0,2 mol ; nC = 1,3 mol ; n ancol = 0,4 ; nC trong gốc R = 0,9 ; - Ta nhận thấy nC trong gốc R =nOH => số nhóm –OH bằng số C ; coi ancol là hỗn hợp 2 chất C2H4(OH)2 x mol ; C3H5(OH)3 y mol => x + y = 0,4 ; 2x + 3y = ,9 => x = 0,3 ; y = 0,1 mol Vậy m = 0,2.45 + 0,2.29 + 0,3.62 + 0,1.92 = 42,6 gam Câu 93: Hỗn hợp M gồm một peptit mạch hở X và một peptit mạch hở Y (mỗi peptit được cấu tạo từ một loại α-aminoaxit, tổng số nhóm –CO–NH– trong 2 phân tử X, Y là 5) với tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3. Khi thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 81 gam glyxin và 42,72 gam alanin. Giá trị của m là A. 104,28.

B. 116,28.

C. 109,5.

D. 110,28.

Hướng dẫn giải Ta có : nGlyxin : n Alanin = (81 :75) : ( 42,72: 89) = 9/4 Mà nX : nY = 1 : 3 và tổng số nhóm –CO-NH- trong X và Y bằng 5 ; X và Y chỉ cấu tạo từ 1 loại amino axit nên => X là tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala và Y là tripeptit Gly-Gly-Gly (dựa vào tỉ lệ mol và tỉ lệ gốc) A4 + 3H2O ® 4A ; G3 + 2H2O ® 3G Suy ra nX = nAla : 4 = 0,48 : 4 = 0,12 => nY = 0,12 . 3= 0,36 (mol) Suy ra mM = 0,12.(89.4 – 18.3) + 0,36.(75.3-18.2) = 104,28 gam Câu 94: Cho một hợp chất hữu cơ X có công thức C2H10N2O3. Cho 11 gam chất X tác dụng với một dung dịch có chứa 12 gam NaOH, đun nóng để các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp Y gồm hai khí đều có khả năng làm đổi màu quỳ tím ẩm và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là -49-


A. 24,6.

CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ B. 10,6. C. 14,6. D. 28,4. Hướng dẫn giải

Vì X + NaOH tạo 2 khí làm xanh quì tẩm => 2 khí đó là amoniac (nếu có), amin X có công thức: CH3NH3OCOONH4 + 2NaOHCH3NH2 + NH3 + Na2CO3 + 2H2O nNaOH = 0,3; nX = 0,1; m chất rắn = 0,1.106+0,1.40 = 14,6 gam Câu 95: Hỗn hợp X chứa 4 hiđrocacbon đều ở thể khí có số nguyên tử cacbon lập thành cấp số cộng và có cùng số nguyên tử hiđro. Nung nóng 6,72 lít hỗn hợp E chứa X và H2 có mặt Ni làm xúc tác thu được hỗn hợp F có tỉ khối so với He bằng 9,5. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy số mol Br2 phản ứng là a mol; đồng thời khối lượng bình tăng 3,68 gam. Khí thoát ra khỏi bình (hỗn hợp khí T) có thể tích là 1,792 lít chỉ chứa các hiđrocacbon. Đốt cháy toàn bộ T thu được 4,32 gam nước. Thể tích các khí đều đo ở đktc. Giá trị của a là A. 0,12 mol.

B. 0,14 mol.

C. 0,13 mol.

D. 0,16 mol.

Hướng dẫn giải 4 chất là CH4, C2H4, C3H4, C4H4. a, b, c, d mol tương ứng nT = 0,3 mol; MS = 38; mphần không no = 3,68 g; n phần no = 0,08 mol; nH2O = 0,24 mol; nCO2 = 0,24 - 0,08 = 0,16 mol; m phần no = 0,16.12 + 2.0,24 = 2,4 g; mS = 3,68 + 2,4 =6,08; => nS = 6,08/38 = 0,16; nH2 ban đầu= nT - nS = 0,3 - 0,16 = 0,14 mol; nX = 0,16 mol; mX = 6,08 - 0,14.2 = 5,8; => nC(trong X) = (5,8 - 0,16.4)/12 = 0,43 mol; Bảo toàn C và tổng số mol: a + 2b + 3c + 4d = 0,43; a + b + c+ d = 0,16; =>b + 2c + 3d = 0,27 = nH2 + nBr2 => nBr2 = 0,13 mol Câu 96: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đo ở đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất đo ở đktc). Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 9,0.

B. 8,0.

C. 8,5.

D. 9,5.

Hướng dẫn giải Ban đầu, mkl = 0,75m , mO = 0,25m .nCO bđ = 0,06 mol. MZ = 36g => có CO và CO2 Áp dụng qui tắc đường chéo ta có : nCO2 = nCO = 0,03 => nO trong oxit đã bị lấy = 0,03 -50-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ => nO còn = 0,25m/16 – 0,03 nHNO3 pư = 2nO + 4nNO = 0,25m/8 + 0,1 Bảo toàn N: nNO3 tạo muối = nHNO3 – nNO = 0,25m/8 + 0,06 m muối = mkl + mNO3=>3,08m = 62.(0,25m/8 + 0,06) + 0,75m m = 9,48g Câu 97: Điện phân (với điện cực trơ) 300 ml dung dịch Cu(NO3)2 nồng độ a mol/l, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 72 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 67,2 gam bột sắt vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 31,2 gam hỗn hợp kim loại. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-. Giá trị của a là A. 3,60.

B. 4,05.

C. 3,90.

D. 3,75.

Hướng dẫn giải nCu tạo ra = 2x; nO2 = x (bảo toàn e); 64.2x + 32x = 72; => x = 0,45 mol; nH+ = 4.nO2 = 1,8 mol; nCu2+ dư = y mol; bảo toàn e: 2.nFe = 2y + 3.nNO ; nNO = 1/4.nH+ = 0,45 mol; (1,2 - nFe).56 + 64y = 31,2; giải hệ => nFe phản ứng = 0,9; nCu2+ dư = y = 0,225 mol; => nCu2+ ban đầu = 0,9 + 0,225 = 1,125 mol; => a = 1,125/0,3 = 3,75 mol; Câu 98: Cho hơi nước qua than nung đỏ, sau khi làm khô hết hơi nước thu được hỗn hợp khí X (gồm CO, H2 và CO2) có tỉ khối của X so với H2 bằng 7,875. Cần bao nhiêu kg than có chứa 4% tạp chất trơ để thu được 960 m3 hỗn hợp khí X trên đo ở 1,64 atm và 127oC, biết rằng có 96% cacbon bị đốt cháy? A. 225,000 kg.

B. 156,250 kg.

C. 216,000 kg.

D. 234,375 kg.

Hướng dẫn giải M = 15,75; nX = 48 kmol; C + H2O  CO + H2

C + 2H2O  CO2 + 2H2

x--------------x------x

y----------------y------2y

kmol

Hỗn hợp X gồm x mol CO ; (x + 2y) mol H2 ; y mol CO2 Ta có : nX = 2x + 3y = 48; mX = 30x + 48y =756; => x = 6 ; y = 12; => m =18.12/(0,96.0,96) = 234,375 kg Câu 99: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 11,2 lít khí CO2 (đo ở đktc) và 12,6 gam H2O. Mặt khác, nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 10 gam Na thì sau phản ứng thu được a gam chất rắn. Giá trị của a và m lần lượt là A. 9,2 và 22,6.

B. 23,4 và 13,8.

C. 13,8 và 23,4.

D. 9,2 và 13,8.

Hướng dẫn giải nCO2 = 0,5 ; nH2O = 0,7; n ancol = 0,2 mol; số C = 2,5 => ancol là C2H4(OH)2; -51-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ m = mC + mH + mO = 0,5.12+1,4+0,4.16 = 13,8 ; nNa = 0,25 ; nH2 = ½ nOH = 0,2 Bảo toàn khối lượng : 13,8+ 10 = m chất rắn + 0,2.2 ; => m chất rắn = 23,4 gam Câu 100: Nhỏ từ từ đến dư KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và x mol ZnSO4ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên (số liệu tính theo đơn vị mol). Giá trị của x (mol) là

A. 0,65.

B. 0,4.

C. 0,6.

D. 0,7.

Hướng dẫn giải Tại nOH = 0,25 mol thì bắt đầu có kết tủa => Khi đó H+ trung hòa hết => a = 0,25 mol Tại nOH = 0,45 mol thì có lượng kết tủa = với thời điểm nOH = 2,45 mol +) nOH = 0,45 thì Zn2+ dư => nZn(OH)2 = ½ nOH = ½ (0,45 – 0,25) = 0,1 mol +) nOH = 2,45 thì hòa tan kết tủa 1 phần : nZn(OH)2 = ½ [4nZn2+ - (nOH – nHCl) ] => nZn2+ = x = 0,6 mol Câu 101: Hoà tan hỗn hợp X gồm Al, Fe trong 352 ml dung dịch HNO 3 2,5M (vừa hết ), thu được dung dịch Y chứa 53,4 gam hỗn hợp muối và 2,24 lít hỗn hợp khí Z gồm NO, N2O (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 17,1. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng dung dịch NH 3 dư, lọc thu được m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây? A. 5,95.

B. 20,0.

C. 20,45.

D. 17,35.

Hướng dẫn giải Al, Fe +HNO3 0.88→ MuốiY (Fe3+ (có thể có Fe2+ ) Al3+ +NO3- + NH4+ : xmol NO: 0,07 và N2O: 0,03 nNO3-= 0,07 . 3 + 0,03 . 8 + 8x + x = 0,45 + 9x BTNT Nito 0,88 = 0,07 + 0,03 . 2 + x + 9x + 0,45 => x = 0,03 =>nNO3- = 0,72 => NH4NO3 = 0,03 =>nNO3-(KL) = 0.69 nOH- = nNO3-(KL)=0.69 -52-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ mKl=53,4 - 0,72 . 62 – 0,03 . 18 = 8,22g cho Y + NH3 => mkt = mKL + mOH- = 8,22 + 0,69 . 17=19,95g Câu 102: X là một Hexapeptit cấu tạo từ một Aminoacid H2N-CnH2n-COOH(Y). Y có tổng % khối lượng Oxi và Nito là 61,33%. Thủy phân hết m(g) X trong môi trường acid thu được 30,3(g) pentapeptit, 19,8(g) đieptit và 37,5(g) Y. Giá trị của m là? A. 69 gam.

B. 84 gam.

C. 100 gam.

D. 78 gam.

Hướng dẫn giải

=> M = 75 là Gly Áp dụng ĐLBT gốc Gly ta có: 6 x = 0,1. 5 + 0,15.2 + 0,5 → x = 1,3/6 → m = 1,3/6 . 360 = 78 Câu 103: Đốt cháy hoàn toàn 13,36 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit ađipic, axit axetic và glixerol (trong đó số mol axit metacrylic bằng số mol axit axetic) bằng O 2 dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,38 mol Ba(OH)2, thu được 49,25 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại xuất hiện kết tủa. Cho 13,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 140 ml dung dịch KOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 14,44 gam.

B. 18,68 gam.

C. 13,32 gam.

D. 19,04 gam.

Hướng dẫn giải Axit metacrylic: CH2=C(CH3)-COOH, axit ađipic: HOOC-(CH2)4-COOH, axit axetic: CH3COOH Vì số mol axit metacrylic bằng số mol axit axetic mà MC4H6O2 + MC2H4O2 = MC6H10O4 = 146 Coi 3 axit CH2=C(CH3)-COOH, HOOC-(CH2)4-COOH, CH3COOH chỉ là HOOC-(CH2)4-COOH a mol Đặt nC3H8O3 = b mol 146.a + 92.b = 13,36 gam.

(1)

Đun Z thu được kết tủa trong Z có muối Ba(HCO3)2 Dẫn Y (CO2, H2O) vào dd Ba(OH)2 tạo 2 muối Khi đó: nCO32– = nOH– – nCO2 nCO2 = 0,38.2 – 49,25/197 = 0,516.a + 3.b = 0,51 mol

(2)

Từ (1) và (2): a = 0,06; b = 0,05 PTHH: HOOC-(CH2)4-COOH + 2KOH  KOOC-(CH2)4-COOK + 2H2O 0,06

0,14

0,12

Bảo toàn khối lượng: 0,06.146 + 0,14.56 = mCR + 18.0,12 mCR = 14,44 gam. Câu 104: Trộn 100 ml dung dịch A gồm KHCO3 1M và K2CO3 1M vào 100 ml dung dịch B gồm NaHCO3 1M và Na2CO3 1M thu được dung dịch C. Nhỏ từ từ 100ml dung dịch D gồm H 2SO4 1M và HCl 1M vào

-53-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ dung dịch C thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch E thu được m gam kết tủa. Giá trị của m và V là A. 82,4 và 5,6.

B. 59,1 và 2,24.

C. 82,4 và 2,24.

D. 59,1 và 5,6.

Hướng dẫn giải Sau khi trộn thì trong dung dịch có : 0,2 mol HCO 3- và 0,2 molCO32D có : nH+ = 0,3 mol ; 0,1 mol SO42Khi nhỏ từ từ D và thì thứ tự phản ứng là : CO32- + H+ -> HCO3HCO3- + H+ -> CO2 + H2O => Còn lại : 0,3 mol HCO3- ; 0,1 mol SO42Phản ứng với Ba(OH)2 => kết tủa gồm : 0,3 mol BaCO3 và 0,1 mol BaSO4 => m = 82,4g VCO2 = 0,1 mol = 2,24 lit Câu 105: Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch KOH 0,4M, thu được một muối và 336ml hơi một ancol (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là A. C2H5COOH và C2H5COOCH3.

B. HCOOH và HCOOC3H7.

C. HCOOH và HCOOC2H5.

D. CH3COOH và CH3COOC2H5. Hướng dẫn giải

nancol = 0,015 mol < nKOH = 0,04 mol => hỗn hợp gồm 1 axit và 1 este. => số mol axit = 0,025 mol ; số mol este = 0,015 mol Khi đốt cháy thì thu được nCO2 = nH2O => mbình tăng = mCO2 + mH2O => nCO2 = nH2O = 0,11 mol Gọi số C trong axit và este lần lượt là a và b Bảo toàn C : 0,025a + 0,015b = nCO2 = 0,11 => a = 2 ; b = 4 => CH3COOH và este C4H8O2 Câu 106: Cho hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic X, Y (cùng dãy đồng đẳng, có số mol bằng nhau MX < MY) và một amino axit Z (phân tử có một nhóm -NH2). Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp M thu được khí N2; 14,56 lít CO2 (ở đktc) và 12,6 gam H2O. Cho 0,3 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch x mol HCl. Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Giá trị của x là 0,075. -54-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ B. X có phản ứng tráng bạc. C. Phần trăm số mol của Y trong M là 50%. D. Phần trăm khối lượng của Z trong M là 32,05%. Hướng dẫn giải

Câu 107: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y (biết Fe3O4 chỉ bị khử về Fe). Chia Y thành hai phần: - Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,15 mol H2, dung dịch Z và phần không tan T. Cho toàn bộ phần không tan T tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,45 mol H2. - Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl thu được 1,2 mol H2. Giá trị của m là A. 164,6.

B. 144,9.

C. 135,4.

D. 173,8.

Hướng dẫn giải

Câu 108: Đốt cháy hoàn toàn 4,03 gam triglixerit X bằng một lượng oxi vừa đủ, cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 25,5 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 9,87 gam só với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 8,06 gam X trong dụng dịch NaOH (dư) đun nóng, thu được dung dịch chưa a gam muối. Giá trị của a là A. 4,87.

B. 9,74.

C. 83,4. Hướng dẫn giải -55-

D. 7,63.


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ nCO2=n↓=0,255 mol 9,87=25,5−0,255.44−mH2O  mH2O = 4,41 nH2O=0,245 mol BTNT: O nX=0,005 mol Mặt khác, lấy 8,06 gam X lúc đó nX=0,01mol BTKL  a=8,06+0,01.3.40−0,01.92=8,34 (g) Câu 109: Cho m gam bột sắt vào dung dịch X chưa AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi các phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, thu được a gam kết tủa T gồm hai hidroxit kim loại. Nung T đến khối lượng không đổi thu được b gam chất rắn. Biểu thức liên hệ giữa m, a, b có thể là A. m = 8,225b – 7a.

B. m = 8,575b – 7a.

C. m = 8,4 – 3a.

D. m = 9b – 6,5a. Hướng dẫn giải

Câu 110: Hòa tan hoàn toàn 7,5 gam hỗn hợp gồm Mg và Al bằng lượng vừa đủ V lít dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,672 lít N2 (ở đktc) duy nhất và dung dịch chứa 54,9 gam muối. Giá trị của V là A. 0,72.

B. 0,65.

C. 0,70.

D. 0,86.

Hướng dẫn giải Ta có : mmuối = mKL + mNO3 muối KL + mNH4NO3 54,9 = 7,5 + 62.(0,03.10 + 8nNH4+) + 80nNH4+ => nNH4+ = 0,05 mol => nHNO3 = 12nN2 + 10nNH4+ = 0,86 mol => V = 0,86 lit Câu 111: Hỗn hợp X gồm glyxin và tyrosin. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m + 8,8) gam muối. Mặt khác nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl; thu được dung dịch Z chứa (m + 10,95) gam muối. Giá trị của m là A. 33,1.

B. 46,3.

C. 28,4. -56-

D. 31,7.


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ Hướng dẫn giải

Câu 112: Hòa tan hoàn toàn 19,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong dung dịch chứa 1,2 mol HNO3, sau khi các kim loại tan hết thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và V lít (ở đktc) hỗn hợp khí gồm hai khí có tỉ lệ mol 1 : 2. Cho 500 ml dung dịch KOH 1,7M vào Y thu được kết tủa D và dung dịch E. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 26 gam chất rắn F. Cô cạn cẩn thận E thu được chất rắn G. Nung G đến khối lượng không đổi, thu được 69,35 gam chất rắn khan. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là A. 10,08.

B. 11,20.

C. 13,44.

D. 11,20.

Hướng dẫn giải

Câu 113: Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol etilen 0,1 mol vinylaxetilen và 0,3 mol hidro với xúc tác Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hidro bằng 10,75. Cho toàn bộ Y vào dung dịch brom dư thấy có tối đa a mol brom phản ứng. Giá trị của a là A. 0,3.

B. 0,2.

C. 0.4. -57-

D. 0,05.


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ Hướng dẫn giải

Câu 114: Cho hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ mạch hở X, Y (chỉ chứa C, H, O mà MX < MY) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,2 mol một ancol đơn chức và 2 muối của hai axit hữu cơ đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác đốt cháy 20,56 gam A cần 1,26 mol O2 thu được CO2 và 0,84 mol H2O. Phần trăm số mol của X trong A là A. 20%.

B. 80%.

C. 40%.

D. 75%.

Hướng dẫn giải

Câu 115: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm ba ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc) thu được 22 gam CO2 và 14,4 gam H2O. Nếu đung nóng cùng lượng hỗn hợp X trên với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp để chuyển hết thành ete thì thu được m gam hỗn hợp ete. Giá trị của V và m lần lượt là A. 13,44 và 9,7.

B. 15,68 và 12,7.

C. 20,16 và 7,0.

Hướng dẫn giải

-58-

D. 16,80 và 9,7.


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ Câu 116: Hỗn hợp X gồm Cu và CuO (trong đó tỷ lệ % khối lượng CuO là 29,41%). Cho m gam X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng được sản phẩm khử duy nhất là 0,2 mol NO. Vậy m gam X phản ứng với nhiều nhất là bao nhiêu lít dung dịch HCl 1M A. 0,3 lit

B. 0,2 lit

C. 0,23 lit

D. 0,18 lit

Hướng dẫn giải bảo toàn e : 2nCu = 3nNO => nCu = 0,3 mol Vì %mCuO trong X là 29,41% => %mCu trong X là 70,59% => nCuO = 0,1 mol CuO + 2HCl -> CuCl2 + H2O => nHCl = 0,2 mol => V = 0,2 lit Câu 117: Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp 2 kim loại Al và Fe trong một lượng vừa đủ dung dịch loãng HNO3 loãng nồng độ 20% thu được dung dịch X (2 muối) và sản phẩm khử duy nhất là NO. Trong X nồng độ Fe(NO3)3 là 9,516% và nồng độ C % của Al(NO3)3 gần bằng A. 9,5 %

B. 4,6 %

C. 8,4 %

D. 7,32 %

Hướng dẫn giải

Câu 118: Cho m gam Fe vào bình đựng dung dịch H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp H2SO4 dư vào bình được 0,448 lít NO và dung dịch Y. Trong cả 2 trường hợp đều có NO

-59-


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ là sản phẩm khử duy nhất ở kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu không tạo sản phẩm khử N+5. Các phản ứng đều hoàn toàn. Giá trị m là A. 4,2gam

B. 2,4gam

C. 3,92 gam

D. 4,06 gam

Hướng dẫn giải Tổng số mol khí NO sau các phản ứng là : 0,07 mol Giả sử trong Y có Fe3+ và Fe2+ => bảo toàn e : 3nFe3+ + 2nFe2+ = 3nNO Lại có : 2Fe3+ + Cu -> Cu2+ + 2Fe2+ ( Y hòa tan Cu nhưng không có sản phẩm khử của N+5) => nFe3+ = 2nCu = 0,065 mol => nFe2+ = 0,0075 mol => m = 56.( 0,065 + 0,0075 ) = 4,06g Câu 119: Cho 66,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,1 mol KHSO4. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối sunphat trung hòa và 10,08 lit đktc khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỷ khối của Z so với He là 23/18. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây A. 15%

B. 20%

C. 25%

D. 30%

Hướng dẫn giải 10,08 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 23 : 18 => Z có 0,05 mol NO và 0,4 mol H2 Bảo toàn khối lượng : mX + mKHSO4 = m muối + mZ + mH2O => nH2O = 1,05 mol Bảo toàn H : nKHSO4 = 2nH2 + 2nH2O + 4nNH4+ => nNH4+= 0,05 mol. Bảo toàn N : 2nFe(NO3)2 = nNO +nNH4+ => nFe(NO3)2 = 0,05 mol Bảo toàn O : 4nFe3O4 + 6nFe(NO3)2 = nNO + nH2O => nFe3O4 = 0,2 mol %mAl = 16,3% gần nhất với giá trị 15% Câu 120: Hỗn hợp X gồm Mg, Cu và Al. Cho 19,92 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 9,856 lít H2 (đktc) và còn m1 gam chất rắn không tan. Cho 19,92 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít NO (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 97,95 gam muối khan. Cho m1 gam chất rắn không tan tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,32V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 12%

B. 13%

C. 9,5% Hướng dẫn giải

n H2 = 9,856: 22,4 = 0,44 mol -60-

D. 11%


CHINH PHỤC BÀI TẬP VÔ CƠ-HỮU CƠ m1 gam chất rắn không tan là Cu. Đặt n Cu = a mol 3Cu + 8HNO3 →

3Cu (NO3)2 +

a

2NO +

4H2O (1)

2a/3

Đặt n NH4NO3 = b mol (b ≥ O) N+5 +

3e →

3V/22,4

V/22,4

N+5 +

8e → N-3

N+2

8b

b

Mặt khác, có n NO (1) = 2a/3 => VNO = (2a/3). 22,4 = 0,32 V <=> 3V/22,4 = 6,25 a (mol) Áp dụng định luật bảo toàn e ta có: ∑ ne KL cho = ∑ ne (N+5 nhận) <=> 0,44. 2 + 2a = 6,25a + 8b <=> 4,25 a + 8b = 0,88 Mặt khác, m muối

(I)

= m KL + m NO3 – (muối của KL) + m NH4NO3

= 19,92 + (0,88 + 2a )62 + 80b <=> 97,95 = 74,48 + 124a + 80b (II) Từ (I)và (II) ta được a = 0,18; b = 0,014375 => m Mg + m Al = 19,92 – 0,13. 64 = 8,4 gam Đặt n Mg = x ; n Al = y

=> % m Mg = 0,08. 24/ 19,92 = 9,64%

---------HẾT---------

-61-


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.