DỰ ÁN DUNG DỊCH SÁT KHUẨN KÈM TÍNH NĂNG ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG MÙA DỊCH COVID-19

Page 1

DỰ ÁN CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT DÀNH CHO HỌC SINH THCS NĂM 2022 DỰ ÁN DUNG DỊCH SÁT KHUẨN KÈM TÍNH NĂNG ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG MÙA DỊCH COVID-19 (TRÍCH ĐOẠN ĐỌC THỬ) WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


3

MỤC LỤC STT

NỘI DUNG

1

A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2

B. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

3

1. Các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn

4

2. Một số vi sinh vật gây nhiễm khuẩn

5

3. Vệ sinh bàn tay trong phòng nhiễm khuẩn

6

3.1. Mật độ vi khuẩn trên bàn tay

7

3.2. Các chủng vi khuẩn trên bàn tay

8

3.3. Rửa tay nhanh bằng cồn

9

4. Thành phần các chất và tính năng của tinh dầu sả

10

5. Thành phần các chất và tính năng của tinh dầu bạch đàn

11

6. Thành phần các chất và tính năng của tinh dầu màng tang

12

C. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU/ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU/ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

13

1. Câu hỏi nghiên cứu

14

2. Lợi ích của vấn đề đang nghiên cứu

15

3. Mục tiêu nghiên cứu

16

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

17

D. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18

1. Đối tượng

19

2. Nội dung nghiên cứu

20

3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

21

4. Phương pháp thu thập thông tin, phân tích dữ liệu

22

5. Phương pháp nghiên cứu

23

5.1. Nghiên cứu tách chiết tinh dầu từ cây thảo dược tự nhiên.

24

5.2. Nghiên cứu pha chế dung dịch sát khuẩn

25

5.3. Thiết kế nghiên cứu thử nghiệm tính sát khuẩn của dung dịch nước sát khuẩn

TRANG


4

26 27 28 29 30

5.3.1. Lấy mẫu phẩm từ bàn tay của học sinh sau khi bàn tay đã được rửa sạch bằng nước máy 5.3.2. Rửa tay nhanh bằng dung dịch nước sát khuẩn theo đúng quy trình 5.3.3. Lấy mẫu phẩm lần thứ hai tại bàn tay của học sinh sau khi đã rửa tay nhanh bằng dung dịch nước sát khuẩn 5.3.4. Các mốc thời gian chính 5.4. Thiết kế nghiên cứu thử nghiệm khả năng đuổi côn trùng của dung dịch nước sát khuẩn

31

6. Thu thập và sử lý số liệu

32

7. Phương pháp nghiên ứng dụng

33

8. Tính mới, tính sáng tạo của sản phẩm

34

9. Hạn chế và hướng phát triển

35

E. TIẾN HÀNH THỰC HIỆN

36 37 38 39 40 41

1. Kết quả nghiên cứu tách chiết tinh dầu từ cây thảo dược tự nhiên 2. Kết quả nghiên cứu pha chế dung dịch sát khuẩn 3. Kết quả thử nghiệm tính sát khuẩn của dung dịch nước sát khuẩn 4. Kết quả thử nghiệm khả năng đuổi côn trùng của dung dịch nước sát khuẩn. 5. Kết quả hoạch toán kinh tế và đánh giá 6. Kết quả chuyển giao công nghệ cho các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu.

42

7. Kết luận

43

8.1. Kinh nghiệm

44

8.2. Hướng phát triển của đề tài

45

9. Tài liệu tham khảo


5

A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay trong tình hình dịch bệnh covid 19 đang diễn ra ngày càng phức tạp ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Người dân Việt Nam đang phải sống chung với dịch bệnh covid 19 với những biện pháp phòng, chánh theo yêu cầu của tổ chức y tế thế giới khuyến cáo như thực hiện tốt “5K” đó là: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách và không tụ tập - khai báo y tế Tiêm vắc-xin… Vì vậy trong giai đoạn này một số sản phẩm thiết yếu đang được nhiều người dân quan tâm và sử dụng như: khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, áo bảo hộ, kính che giọt bắn… Trong đó dung dịch sát khuẩn là sản phẩm được tổ chức y tế thế giới khuyến cáo thường xuyên sử dụng trong mùa dịch nên mặt hàng này thường được mua rất nhiều. Chính vì nhu cầu sử dụng nhiều của người dân nên đã nảy sinh ra rất một số vấn đề; - Giá bán dung dịch sát khuẩn tăng rất mạnh. Qua điều tra trên thị trường một số người bán cho biết sản phẩm được tăng từ 50-100% so với giá bán của những năm trước. - Dung dịch sát khuẩn giả, sản xuất trôi nổi ngoài thị trường dung dịch có nhiều tạp chất, không bảo đảm vô trùng, hoặc thậm chí sử dụng cồn công nghiệp gây độc và nặng là có thể gây ra mù mắt… Theo những vấn đề nêu trên cũng có nhiều hộ gia đình, để đảm bảo an toàn về sức khỏe dùng cách thức tự sản xuất dung dịch sát khuẩn để sử dụng. Tuy nhiên, việc tự sản xuất dung dịch sát khuẩn cũng có các vấn đề sau: - Người dân chưa biết cách sản xuất dung dịch sát khuẩn, sản xuất không đúng cách khi sử dụng làm ảnh hưởng đến da tay. - Hạn sử dụng của dung dịch còn ngắn, trong quá trình thao tác còn bị nhiễm vi khuẩn… Qua nghiên cứu, chúng em thấy có nhiều nghiên cứu về tách chiết tinh dầu từ các sản phẩm thảo dược, có nhiều phương pháp có thể làm tại hộ gia đình, các tinh dầu được sản xuất từ thảo dược có nhiều vai trò trong đời sống đặc biệt như một số tính năng: khử khuẩn, đuổi côn trùng, tạo mùi hương tự nhiên… đã có nhiều ứng dụng trong việc sử dụng tinh dầu thảo dược trong sản xuất nước rửa tay, rửa bát, dung dịch sát khuẩn, dung dịch đuổi côn trùng,… nhưng để nghiên


6

cứu sử dụng tinh dầu thảo dược để sản xuất dung dịch sát khuẩn kèm tính năng đuổi côn trùng với cách làm đơn giản và ứng dụng được trong các hộ gia đình thì chưa được nghiên cứu. Từ những lý do trên, chúng em tiến hành nghiên cứu để giải quyết vấn đề cấp bách hiện nay. B. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1. Các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn - Do không khí trong môi trường bị nhiễm vi sinh vật. Vi sinh vật lây lan theo các giọt nhỏ hoặc các hạt bụi lơ lửng trong không khí. - Do sự lây lan mầm bệnh từ người này này sang người khác. Do vi sinh vật tồn tại trên cơ thể con người đặc biệt là bàn tay thông qua tiếp xúc với môi trường có nhiễm vi sinh vật. 2. Một số vi sinh vật gây nhiễm khuẩn - Vi khuẩn: + Vi khuẩn gram (+): Tụ cầu liên cầu trực khuẩn uốn ván… + Vi khuẩn gram (-): Shamonella gây dịch bệnh nhiễm độc thức ăn và thương hàn, Escherichia Coli gây nhiễm khuẩn vết mổ và cơ quan tiết niệu và sinh dục… Klebshiella và trực khuẩn lao hay gây ra các nhiễm khuẩn trong cộng đồng; Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas Aeruginose) là vi khuẩn có đặc tính kháng thuốc sát khuẩn và kháng sinh mạnh. + Một số vi khuẩn khác: Cầu khuẩn đường ruột kháng vancomycin Henophilecs SD Acinetobacter Baumamn Legionella Entero acter Serrtia là các VK cũng hay gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn - Vi rút: + Vi rút cúm (Influenza): Có loại vi rút cúm A B C hay gây bệnh ở người Chúng dễ ị tiêu diệt ở nhiệt độ thường tồn tại lâu ở nhiệt độ thấp + Các vi rút gây bệnh viêm đường hô hấp không phải cúm: Trong 200 loại vi rút thuộc 8 nhóm khác nhau, có 5 loại hay gây viêm đường hô hấp cấp đó là: Vi rút Rhono vi rút Corona vi rút hô hấp hợp bào vi rút Á cúm và vi rút Adeno


7

+ Vi rút viêm gan: Hiện nay có 7 loại vi rút viêm gan được ghi nhận đó là các vi rút viêm gan A, B, C, D, E, G và vi rút viêm gan sau truyền máu (Transfusion transmitted virus-TTV). + Vi rút gây sốt xuất huyết (Dengne Virus) và vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immuno deficiency Vius- HIV) cũng là các tác nhân gây ra nhiễm khuẩn. - Một số vi sinh vật khác: + Ký sinh trùng sốt rét: là một đơn bào gồm có 4 chủng khác nhau: Plasmodium Falciparum, Plasmodium Ovale, Plasmodium Malariae và Plasmodium Vivax. - A míp: Là bệnh lây qua đường phân - miệng do nhiễm đơn bào Entamoeba Histolytica gây ra. Nó cũng phát thành dịch - Các loại giun sán. - Một số loại nấm đặc biệt hay gặp là nấm Candida Albican 3. Vệ sinh bàn tay trong phòng nhiễm khuẩn 3.1. Mật độ vi khuẩn trên bàn tay - Với kích thước của VK thì mỗi centimet vuông (cm2 ) da cơ thể con người có thể chứa hàng triệu VK sinh sống. Trên bàn tay VK tập trung với mật độ tương đối cao so với các vùng khác của cơ thể. Người ta ước tính 1 bàn tay của người bình thường có thể có trên dưới 1.500.000 VK. - Mật độ của VK trên bàn tay khác nhau trên từng đối tượng. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tuổi, giới, nghề nghiệp, nhận thức, thói quen vệ sinh tay… 3.2. Các chủng vi khuẩn trên bàn tay: - Bàn tay của con người là nơi hội tụ VK phong phú và đa dạng nhất với trung bình khoảng 44 loại VK khác nhau trong khi các nơi khác chỉ có trung bình 19 loại. - Trên bàn tay có một quần thể gồm nhiều chủng loại vi khuẩn sinh sống Người ta có thể chia quần thể vi khuẩn đó thành hai loại: VK cộng sinh và VK là tác nhân gây bệnh. Bình thường quần thể VK tương đối ổn định. Khi tính ổn định của các quần thể bị phá vỡ dễ phát sinh các rối loạn thậm chí là sẽ mắc các bệnh nhiễn khuẩn. Các nhà vi sinh vật đã nhận mặt chỉ tên từng loại VK thường


8

gặp ở bàn tay. Chủng loại VK trên bàn tay của một người khác biệt với các vùng khác trên cùng cơ thể nhưng lại có sự tương đồng khá lớn so với bàn tay của người khác. Các chủng VK trên bàn tay phụ thuộc vào: Tuổi, giới, chủng tộc, nghề nghiệp, thói quen, môi trường… 3.3. Rửa tay nhanh bằng cồn: - Là kỹ thuật vệ sinh bàn tay bằng các chế phẩm có chứa cồn ở nồng độ tương đối cao Thông thường trong các chế phẩm người ta hay sử dụng cồn isopropanol với nồng độ 60 – 80%. Ngoài ra tùy theo từng loại sản phẩm mà người ta có thể thêm một số chất có hoạt tính kháng khuẩn khác những chế phẩm trên có thể là dạng dung dịch hoặc dạng gel - Tiến hành thực hiện kỹ thuật: + Có thể rửa tay bằng nước sạch trước đó, sau đó để cho bàn tay khô + Bước 1: Lấy một thể tích nhất định dung dịch hoặc gel của sản phẩm sát khuẩn để vào lòng một bàn tay + Các bước tiếp theo tương tự như khi thuật rửa tay bằng nước sạch nhưng chú ý: Không rửa lại tay bằng nước vô khuẩn để tay khô tự nhiên chà sát nhiều lần để đảm bảo cho chất sát khuẩn phân bố đều trên bàn tay. 4. Thành phần các chất và tính năng của tinh dầu sả

- Tinh dầu sả (Citronella Essential oil) là dược liệu được chiết xuất từ lá và thân của cây sả (cây sả thuốc chi sả trong họ Poaceae). Qua phương pháp chưng cất hơi nước. Đây là loại tinh dầu đã được sử dụng từ lâu đời ở nhiều nơi như Trung Quốc, Sri Lanka, các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.


9

* Tác dụng của tinh dầu sả - Tinh dầu sả được sử dụng phổ biến với nhiều công dụng khác nhau và chủ yếu là dùng để xua đuổi côn trùng, giảm viêm, giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, dược liệu này còn được sử dụng để tạo mùi hương, dưỡng da và hỗ trợ chữa một số bệnh lý… - Riêng tinh dầu sả chứa các Vitamin (A, B,…) và khoáng chất thiết yếu (Kẽm, Sắt,…), có thể được sử dụng cả ngoài da lẫn bên trong cơ thể. - Tinh dầu sả giúp xua đuổi côn trùng tự nhiên. Năm 1948, tinh dầu sả đã được đăng ký là thuốc chống côn trùng tự nhiên có nguồn gốc thực vật tại Mỹ. Loại tinh dầu này được chứng minh là có khả năng đẩy lùi loài muỗi Aedes Aegypti làm lây lan bệnh sốt xuất huyết và virus Zika. - Một nghiên cứu đã chứng minh rằng nó có khả năng kháng khuẩn, giảm đau, giúp chống viêm và chữa lành các vết thương rất nhanh chóng. Tinh dầu sả còn là loại thuốc giảm đau tự nhiên hay bảo vệ da khỏi sự tấn công của nấm và vi khuẩn. Nó rất hiệu quả với các tình trạng viêm loét, viêm da, nấm móng, nấm Candida,… Chất Citral chứa trong tinh dầu sả có công dụng rất tốt đối với những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Những trường hợp này có thể sử dụng để xoa bóp, giúp làm giảm cơn đau từ 50% đến 80% trong thời gian khoảng 30 ngày. 5. Thành phần các chất và tính năng của tinh dầu bạch đàn Tinh dầu người ta thường có 3 nhóm chính được quan tâm: 1. Nhóm giàu cineol (có hàm lượng cineol trong tinh dầu > 55%) cho tinh dầu được gọi là Oleum Eucalypti. - Ðại diện cho nhóm này là Eucalyptus globulus Lab. với những ưu điểm nổi bật: Hàm lượng tinh dầu và hàm lượng cineol khá cao, có thể đến 80 - 85%. Lá có tinh dầu: 1,3 - 2,25% (E.camaldulensis) và 1,40 - 2,60% (E.exserta). Hàm lượng tinh dầu DÐVN III (2002) qui định không dưới 1,2%.


10

- Thành phần tinh dầu: Thành phần chính là cineol. Loài E. camalduleusis có thể đạt 60 - 70%. Loài E.exserta thấp hơn 30-50%. DÐVN II (1994) qui đinh hàm lượng cineol không dưới 60%. Cũng như tinh dầu tràm, tinh dầu bạch đàn trước khi sử dụng cần được tinh chế và làm giàu cineol. 2. Nhóm giàu citronelal:cho tinh dầu Oleum Eucalipti Citriodorae Ðại diện là E. citriodora Hook.f. với hàm lượng citronelal trên 70% Lá có chứa một hàm lượng lớn tinh dầu (3,3 - 4,8%). Thành phần chính của tinh dầu là citronelal (trên 70%) ngoài ra còn có citronelol (5,6%). 3. Nhóm giàu piperiton: Ðại diện là E. piperita Sm. với hàm lượng piperiton 42-48%. * Tác dụng của tinh dầu bạch đàn - Tác dụng của Lá: Có thể dùng lá bạch đàn trắng hoặc bạch đàn liễu để thay thế lá bạch đàn xanh (E. globulus) là loại đã được sử dụng rất lâu đời ở các nước châu Âu. Dạng dùng: Thuốc hãm, thuốc xông, hoặc pha chế thành các dạng bào chế như xiro cồn lá bạch đàn, dùng để chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp, chữa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho, hen v.v... - Tinh dầu được sử dụng như tinh dầu tràm. Tuy nhiên, đến nay Bạch đàn ở Việt Nam chưa được khai thác ở qui mô công nghiệp như tràm. Còn ở phạm vi nghiên cứu thăm dò và đề xuất. - Tinh dầu bạch đàn chanh được Khoa tai - mũi - họng - bệnh viên Bạch Mai sử dụng nhiều trong những năm kháng chiến chống Mỹ để chữa ho, viêm họng, sát khuẩn đường hô hấp. - Tinh dầu còn được dùng trong kỹ nghệ hương liệu để sản xuất nước hoa và các loại chất thơm khác có mùi thơm tự nhiên của hoa, có thể thay thế tinh dầu sả Java (Cymbopogon winterianus). - Tinh dầu Bạch đàn chanh có khả năng đuổi muỗi rất mạnh nhưng không phù hợp với nhà có trẻ nhỏ. Đây là loại tinh dầu được sử dụng từ những năm 1940 là một trong những chất đuổi muỗi tự nhiên nổi tiếng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã phê duyệt tinh dầu bạch đàn như một thuốc chống muỗi hiệu quả. Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng tinh dầu dầu bạch đàn chanh 32% có tác dụng bảo vệ trong ba giờ với hiệu quả chống muỗi lên đến 95%.


11

6. Thành phần các chất và tính năng của tinh dầu màng tang Phân tích dược liệu màng tang có tìm thấy một số thành phần được ghi nhận như: - Quả màng tang: chứa tinh dầu (38 – 43%) một nguồn chiết xuất citral hàm lượng thường là 80%. Cây chứa tinh dầu (0.81%) và Alkaloid Laurote Tanin. Vỏ chứa Alkaloid N-methyl-laurate tanin. -Vỏ, rễ: chứa 0.2 - 1.2% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu từ vỏ rễ gồm 10% Citral, 8 - 12% Citronellol. - Lá màng tang: chứa 0.2 - 0.4% tinh dầu, thành phần chủ yếu gồm 20 - 35% Cineol, ngoài ra còn các hợp chất andehit khoáng 6 đến 22%, ancol 20 - 25%. - Hoa: chứa tinh dầu, có khoảng 37% hợp chất Andehit. * Tác dụng của tinh dầu màng tang - Theo y học cổ truyền: Công dụng tán phong hàn, trừ thấp giảm đau, ôn trung hạ khí. Chủ trị: Ngoại cảm, nhức đầu, đau dạ dày, đầy hơi, phong thấp đau nhức xương, sản hậu ứ trệ, bụng đau, rối loạn kinh nguyệt… - Theo y học hiện đại: Hầu hết các tác dụng của dược liệu đều do những thành phần hóa học có trong tinh dầu mang lại: Kháng khuẩn với các chủng B. subtilis, Bacillus mycoides… Điều hòa nhịp tim, chống thiếu máu cơ tim. Đối kháng với viêm loét dạ dày do acid chlohydric. -Tinh dầu màng tang: có khả năng đuổi muỗi rất mạnh phù hợp với nhiều lứa tuổi. Đây là loại tinh dầu được sử dụng từ những năm 1987 là một trong những chất đuổi muỗi tự nhiên nổi tiếng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã phê duyệt tinh dầu màng tang là thuốc chống muỗi hiệu quả. C. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU/ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU/ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 1. Câu hỏi nghiên cứu


12

- Làm thế nào để sản xuất dung dịch sát khuẩn với công thức đơn giản dễ làm mà đạt hiệu quả cao? - Làm thế nào để kết hợp dung dịch sát khuẩn với một số loại tinh dầu có tính chất đuổi một số loại côn trùng? - Làm thế nào để kiểm tra đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng dung dịch sát khuẩn có tính chất đuổi một số loại côn trùng? 2. Lợi ích của vấn đề đang nghiên cứu: Ý nghĩa khoa học: Tận dụng được nguồn thảo dược tự nhiên ứng dụng vào sản xuất dung dịch sát khuẩn mang tính chất tự nhiên đồng thời có thể đuổi côn trùng như muỗi, bọ chó… Ý nghĩa thực tiễn: Ứng dụng cho hộ gia đình và các lớp học của trường THCS Quang Sơn tự sản xuất dung dịch sát khuẩn nhằm phòng tránh được vi khuẩn trong mùa dịch Covid 19. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu tách chiết tinh dầu của một số loại cây thảo dược có nguồn gốc tự nhiên như: tinh dầu sả, bạch đàn,màng tang. - Nghiên cứu công thức để sản suất nước sát khuẩn kèm tính năng đuổi côn trùng. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số cây thảo dược có chứa một số loại tinh dầu có tính năng đuổi côn trùng (Muỗi, bọ chó, bọ chét…). - Ứng dụng tại hộ gia đình và tại trường THCS Quang Sơn. D. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng - Học sinh khối lớp 8. - Phạm vi nghiên cứu: Tinh dầu của một số loại cây thảo dược như: tinh dầu sả, màng tang, bạch đàn. - Khảo sát nhu cầu dung dịch sát khuẩn đồng thời có thể đuổi côn trùng như muỗi, bọ chó… tại hộ gia đình. Đặc biệt hộ gia đình có nuôi nhiều gia súc, gia cầm nên thường có nhiều loại côn trùng nhỏ.


13

- Nhu cầu và thực trạng sử dụng nước sát khuẩn của học sinh trường THCS Quang Sơn. 2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu tách chiết tinh dầu của một số loại cây thảo dược có nguồn gốc tự nhiên như: tinh dầu sả, bạch đàn,màng tang. - Nghiên cứu công thức để sản xuất nước sát khuẩn kèm tính năng đuổi côn trùng. 3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu - Trường THCS Quang Sơn Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên. - Phòng thí nghiệm Sinh học Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2020 đến tháng 11/2021 4. Phương pháp thu thập thông tin, phân tích dữ liệu - Thông qua các các tài liệu, qua bài giảng của thầy cô, qua mạng Internet… chúng em lựa chon các thông tin sau: + Tài liệu pha chế dung dịch nước sát khuẩn an toàn và hiệu quả + Tài liệu tách chiết tinh dầu từ cây thảo dược + Tài liệu liên quan đến tính chất của các loại tinh dầu có tính năng đuổi côn trùng (Muỗi, bọ chó, bọ chét…). 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu tách chiết tinh dầu từ cây thảo dược tự nhiên. - Mẫu cây thảo dược gồm: Sả, bạch đàn, màng tang.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.