Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân THCS

Page 1

KINH NGHIỆM TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

vectorstock.com/20159077

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh MỤC LỤC BẢNG CHÚ THÍCH VIẾT TẮT............................................................................................4

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. 5 I. PHẦN MỞ ĐẦU. ........................................................................................... 6 1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 6 2. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 7 3. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm .................................................................... 7 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 7 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu..................................................................... 7 5.1. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................... 7 5.2. Kế hoạch nghiên cứu: .................................................................................. 7 II. PHẦN NỘI DUNG. ...................................................................................... 8 1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu .................................................................. 8 1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................. 8 1.2. Cơ sở thực tiễn. ............................................................................................ 9 1.3. Thực trạng của vấn đề ................................................................................ 10 1.3.1. Đặc diểm chung của trường THCS nơi áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. .............................................................................................. 10 1.3.2. Dạy - học pháp luật ở trường THCS: ..................................................... 10 2. Biện pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu: ...................................................... 11 2.1. Phương pháp giải quyết vấn đề (còn gọi là xử lí tình huống) ................... 12 2.2. Phương pháp tự học (học sinh tự tìm tư liệu liên quan đến nội dung bài học) .................................................................................................................... 13 2.3. Phương pháp dạy học qua phim tài liệu: ................................................... 15 2.4. Phương pháp thảo luận nhóm .................................................................... 17 2.5. Phương pháp tổ chức trò chơi: .................................................................. 18 3. Kết quả của vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 26 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 27 1. Kết luận và bài học kinh nghiệm .................................................................. 27 1.1 Kết luận ....................................................................................................... 27 1.2. Bài học kinh nghiệm ................................................................................... 28 2. Kiến nghị và đề xuất: .................................................................................... 28 * TÀI LIỆU THAM KHẢO. .......................................................................... 30

Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

3


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh BẢNG CHÚ THÍCH VIẾT TẮT

PT

:

Phổ thông

DTBT

:

Dân tộc bán trú

THCS

:

Trung học cở sở

GD&ĐT

:

Giáo dục và đào tạo

GVCN

:

Giáo viên chủ nhiệm

BGH

:

Ban giám hiệu

SL

:

Số lượng

SKKN

:

Sáng kiến kinh nghiệm

SGK

:

Sách giáo khoa

PL

:

Pháp luật

Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

4


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh LỜI CAM ĐOAN Sáng kiến kinh nghiệm “Kinh nghiệm tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh” là do bản thân tôi tự đúc kết kinh nghiệm từ quá trình giảng dạy của bản thân, cũng như tham khảo các tài liệu liên quan, không sao chép của người khác. Nếu có gì sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Người cam đoan

Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

5


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh I. PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu Nước ta đang trong công cuộc đổi mới và hiện đại hóa đất nước nên đòi hỏi cần phải có những con người mới, hiện đại, có tri thức khoa học, có hiểu biết về pháp luật, có ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật. Thực tế hiện nay cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật trong xã hội ngày càng tăng nhất là trong lứa tuổi thanh thiếu niên. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là tình trạng “mù” pháp luật, không hiểu biết pháp luật, hoặc hiểu biết pháp luật không đầy đủ, từ đó dẫn đến việc có những hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, việc mở cửa hội nhập cũng có những ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến truyền thống, đạo đức xã hội. Một số nét đẹp trong đạo đức truyền thống bị phá vỡ, đạo đức xã hội có biểu hiện xuống cấp, ý thức pháp luật trong nhân dân chưa cao, việc tuân thủ pháp luật chưa được coi trọng. Xã hội càng phát triển, nhu cầu hiểu biết và vận dụng pháp luật trong các hoạt động kinh tế hay để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân trong xã hội càng lớn. Do đó, ngoài việc trang bị các kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật, việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục Hiến pháp và Pháp luật trong nhà trường nhằm trang bị những tri thức Pháp luật cơ bản cho học sinh, giáo dục ý thức tự giác tuân thủ Pháp luật cho các công dân trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước là việc làm đúng đắn, cần thiết và cấp bách đáp ứng đòi hỏi khách quan của sự phát triển của xã hội nhằm nâng cao dân trí pháp lý và thực hiện chủ trương của Đảng đã đề ra trong các Nghị quyết hội nghị Trung ương. Xã Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Glei, nằm trong địa bàn vùng sâu vùng xa – là một trong những xã nghèo nhất của tỉnh Kon Tum. Đời sống nhân dân ở đây còn vô vàn khó khăn. Trình độ dân trí còn rất thấp nên việc chấp hành và tuân thủ pháp luật ở đây chưa thật sự tốt. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhà trường là việc trang bị cho các em học sinh những tri thức pháp luật cần thiết, bồi dưỡng tình cảm và đặc biệt là xây dựng và hình thành trong các em ý thức pháp luật làm cơ sở cho sự hình thành hành vi và thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức, với kỷ cương, nề nếp xã hội. Thực hiện giáo dục pháp luật trong nhà trường là góp phần đưa pháp luật đến với những công dân trẻ tuổi bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất, góp phần thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục toàn diện mà Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục Đào tạo đã xác định. Có sự ràng buộc, điều chỉnh của Pháp luật, xã hội sẽ ngày càng ổn định hơn, những những hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lí. Đã có rất nhiều người phạm tội vì không thực hiện tốt pháp luật của nhà nước khi đứng trước toà án phải hối hận và xin được hưởng sự khoan hồng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người khi đứng trước vành móng ngựa vẫn ngây thơ trả lời: “Bị cáo không biết” khi chủ tọa phiên toà đặt câu hỏi: “Bị cáo có biết làm như vậy là vi phạm pháp luật không ?” Một trong những nguyên nhân đó là do họ thiếu hiểu biết về pháp luật. Từ những lí do trên cho ta thấy pháp luật có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Chính vì vậy, giáo dục pháp luật trong học đường là vấn đề cấp thiết, mà môn học có liên quan mật thiết với pháp luật đó chính là môn Giáo dục Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

6


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh công dân. Thông qua những bài giảng môn Giáo dục công dân, thầy cô không chỉ dạy các em trở thành công dân tốt, người có ích cho xã hội, mà còn trang bị cho học sinh kiến thức để các em không vi phạm pháp luật. Môn Giáo dục công dân là môn học trực tiếp giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh trong đó có việc giáo dục ý thức pháp luật. Vì thế, tôi mạnh dạn chia sẻ sáng kiến “Kinh nghiệm tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh”. Qua đây, tôi muốn giúp các em học sinh hiểu và tự nâng cao ý thức chấp hành pháp luật khi còn là học sinh Trung học cơ sở. 2. Đối tượng nghiên cứu Phương pháp tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh. 3. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm Học sinh trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Trung học cơ sở xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện sáng kiến này, tôi đã tìm hiểu nhiều tài liệu và bài viết nghiên cứu về vấn đề tích hợp giáo dục pháp luật thông qua môn GDCD ở trường THCS, tổng hợp lại làm chỗ dựa lý thuyết. Đồng thời tổ hợp, bổ sung các ý kiến đã có thành một hệ thống nhất quán toàn diện. Trên cơ sở tìm hiểu những khó khăn thuận lợi trong việc tích hợp giáo dục pháp luật thông qua môn GDCD ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh, tôi đưa ra những kinh nghiệm trong việc tích hợp pháp luật thông qua môn GDCD một cách phù hợp, khoa học nhất. Trong sáng kiến này tôi đã sử dụng một số phương pháp chính sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tôi đã thu thập kinh nghiệm từ các đề tài, bài viết và tài liệu chuyên môn, sách thiết kế, sách giáo viên, xem băng hình các tiết dạy mẫu. - Đúc kết kinh nghiệm qua các đồng nghiệp và bản thân khi giảng dạy môn GDCD ở trườngTHCS. - Phương pháp dự giờ thăm lớp: Dự giờ các đồng nghiệp cùng bộ môn, đây là cách tốt nhất đề tôi có thể học tập những kinh nghiệm dạy học hay và hiệu quả của đồng nghiệp. - Nghiên cứu và tìm đọc các tài liệu về pháp luật liên quan đến các nội dung có trong chương trình GDCD ở trường THCS. 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 5.1. Phạm vi nghiên cứu: Chương trình môn Giáo dục công dân ở trường THCS. 5.2. Kế hoạch nghiên cứu: Sáng kiến “Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh” được bắt đầu nghiên cứu từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 11 năm 2018. Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

7


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh II. PHẦN NỘI DUNG. 1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 1.1. Cơ sở lí luận Trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước mà Đảng và Nhà nước ta vạch ra thì sự nghiệp giáo dục có một vị trí đặc biệt quan trọng. Tại Hội nghị lần II của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã xác định : “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản giáo dục là xây dựng con người thiết tha gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường để bảo vệ tổ quốc cà đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc; có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng; có tư duy sáng tạo; có kĩ năng thực hành giỏi; có tác phong công nghiệp; có tính tổ chức và kỉ luật; có sức khoẻ; là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ”. Môn Giáo dục công dân trong trường THCS còn có những mục tiêu là: trang bị kiến thức cho công dân trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, đạo đức, pháp luật; hình thành ý thức công dân; ý thức quyền và nghĩa vụ, giáo dục tinh thần trách nhiệm; tình cảm lành mạnh của người công dân; rèn luyện hành vi thói quen, ý thức tình cảm đạo đức, phù hợp với chuẩn mực xã hội, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã tích luỹ vào cuộc sống hàng ngày. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế. Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Cho nên ý thức pháp luật là tổng thể những quan điểm, quan niệm, tư tưởng, hành vi thịnh hành trong xã hội về pháp luật; là thái độ tình cảm, sự đánh giá của con người đối với pháp luật cũng như đối với hành vi pháp luật của các chủ thể trong xã hội. Khi đời sống xã hội biến đổi thì quan điểm của con người về pháp luật và các hiện tượng pháp lý cũng có sự thay đổi theo. Giáo dục pháp luật cho công dân nói chung và cho học sinh nói riêng là một vấn đề quan trọng của mọi quốc gia vì được coi là một phương thức để xây dựng, phát triển nền văn hoá pháp lí, đảm bảo sự ổn định và bền vững của mỗi quốc gia. Do đó, nội dung chương trình thường xuyên được cập nhật, bổ sung, đổi mới theo tiến độ phát triển của xã hội. Phương pháp nghiên cứu, giảng dạy cũng thường xuyên được đổi mới ngay từ các tiết học ở các cấp học theo đặc thù riêng của từng bộ môn và nội dung chương trình; tính tích cực, chủ động của người học cũng không ngừng được phát huy. Theo thống kê từ Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và Điều tra tội phạm thì trong vòng 5 năm gần đây, cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp đã phát hiện, khởi tố điều tra mới 35,654 bị can là trẻ vị thành niên, chiếm khoảng hơn 16% so với tổng số bị can phạm tội hình sự do Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp khởi tố điều tra. Bàn về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tội phạm man rợ ngày càng trẻ Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

8


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh hóa Thạc sĩ, Giảng viên Ngô Văn Vinh – Trung tâm nghiên cứu Tội phạm học và Điều tra tội phạm phân tích: Một phần khá lớn người chưa thành niên hiện nay phạm tội do sống thiếu ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân; bản lĩnh và ý chí phấn đấu kém. “Có đến trên 80% các em thiếu sự tu dưỡng, rèn luyện, ham chơi bời, hưởng thụ, nhất là những học sinh cá biệt đua đòi các thói hư tật xấu, bị bạn bè lôi kéo vào con đường phạm pháp, phạm tội. Đáng chú ý, trong số đó có đến trên 20% các em ngay từ khi mới cắp sách đến trường đã có các biểu hiện ương bướng, cãi lại bố mẹ, thầy cô giáo; xấc láo với người lớn tuổi; thiếu trung thực, gian dối; thích gây gổ đánh nhau. Do vậy, khi hoàn cảnh gia đình hay trong môi trường học tập của các em phát sinh những vấn đề không thuận lợi rất dễ làm cho các em bị sa ngã đi vào con đường phạm pháp, phạm tội”. Từ những lí lẽ chúng ta có thể thấy việc hình thành cho mọi người có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật đặc biệt là đối tượng học sinh, ngay từ khi còn ngồi trên ghế Nhà trường là một vấn đề đúng đắn và cấp thiết. Vì thế, tích hợp giáo dục pháp luật thông qua môn GDCD trong trường THCS là một giải pháp hàng đầu. 1.2. Cơ sở thực tiễn. Việc dạy học môn GDCD hiện nay trong trường THCS còn chưa thật sự được coi trọng. Dạy học còn mang tính chất thụ động, chưa phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Hiệu quả dạy và học chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của môn học. Điều đó thể hiện ở chỗ các giờ học diễn ra còn nặng về thuyết trình, giảng giải, vấn đáp... ; học sinh rất ít cơ hội để hoạt động, ít có cơ hội tìm tòi khám phá, thể hiện mình, chủ yếu là nghe giảng một cách thụ động. Các phương tiện dạy học cũng ít được sử dụng, tình trạng dạy chay vẫn phổ biến. Hình thức tổ chức dạy học còn nghèo nàn, chỉ bó hẹp trong khuôn khổ lên lớp đại trà, học sinh ít được tổ chức học tập theo nhóm hay tổ chức tự học. Các hình thức hoạt động ngoại khoá và thực hành chưa được coi trọng. Giáo viên còn đặt nặng việc học sinh phải học thuộc lòng kiến thức mà chưa chú trọng đến việc các em có thật sự hiểu bài, kiến thức có khắc sâu hay không. Nhìn chung các giờ học Giáo dục công dân chưa gây được hứng thú học tập và rèn luyện cho học sinh. Môn Giáo dục công dân với những kiến thức đạo đức, pháp luật khô khan, nên phần lớn học sinh có tâm lí ngại học. Do đó, vấn đề đặt ra cần phải đổi mới các phương pháp dạy học để tạo cho học sinh sự hứng thú, niềm say mê, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của mình trong quá trình chiếm lĩnh tri thức môn Giáo dục công dân đồng thời biết vận dụng linh hoạt những kiến thức đó xử lí các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Trình độ dân trí tại xã Ngọc Linh, nơi tôi đang giảng dạy còn thấp. Điều kiện kinh tế xã hội chưa phát triển. Các phương tiện để học sinh tìm hiểu pháp luật chưa đa dạng. Ngoài việc đọc sách báo ở trường ra thì học sinh chưa có kênh thông tin nào để tự tìm hiểu thêm về kiến thức pháp luật. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục công dân, được tiếp xúc gần gũi với đối tượng học sinh, tôi luôn mong muốn cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản về pháp luật để từ đó các em hiểu biết pháp luật, nâng cao có ý thức tôn trọng pháp luật. Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

9


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh Công tác giáo dục pháp luật ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh được thực hiện thường xuyên và liên tục dưới nhiều hình thức khác nhau: sinh hoạt dưới cờ, tuyên truyền, … Tuy nhiên như vậy thì chưa đủ. Để thực hiện tốt việc cung cấp thông tin pháp luật cho học sinh, giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân cần phải xây dựng các phương pháp dạy học thích hợp, sưu tầm thêm tư liệu, tranh ảnh, băng hình, ... phù hợp với nội dung bài dạy để làm tăng hứng thú học tập của học sinh. Hiện nay, việc giáo dục pháp luật trong nhà trường THCS được tiến hành theo hai phương thức: giáo dục trong chương trình chính khóa (môn Giáo dục công dân) và thông qua các hoạt động ngoại khóa (giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt dưới cờ, các tiết học ngoại khóa, …) 1.3. Thực trạng của vấn đề 1.3.1. Đặc diểm chung của trường THCS nơi áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh nơi tôi công tác nằm trên địa bàn vùng sâu vùng xa, dân số chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Đời sống nhân dân còn vô vàn khó khăn. Trình độ dân trí còn thấp nên việc tiếp cận với các kiến thức pháp luật của phụ huynh là một vấn đề còn xa vời chứ chưa nói dạy bảo hay hướng dẫn cho con em mình. Phần lớn trong số họ còn có những hành vi tùy tiện và mang tính chất vi phạm pháp luật. Do đó các em học sinh không những chưa học được từ cha mẹ mà có thể nói là bị ảnh hưởng những hành vi chưa đúng mực. Việc giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh nói chung, học sinh THCS nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đòi hỏi phải được tiến hành một cách bền bỉ, thường xuyên và lâu dài, đồng thời phải đảm bảo nội dung thiết thực và sinh động. Trong quá trình giảng dạy Giáo dục công dân các khối lớp, tôi luôn sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, sách báo, bài tập, câu hỏi, và đặc biệt là các tình huống pháp luật ... liên quan đến nội dung bài học. Bên cạnh đó tôi cũng luôn tìm hiểu thông tin về tính pháp luật ở địa phương, nguyên nhân và hậu quả của nó. Từ đó nắm bắt củng cố kịp thời cho những học sinh chưa có ý thức pháp luật, trao đổi với học sinh các khối lớp để biết thêm thông tin và các biện pháp bồi dưỡng. Bên cạnh việc sưu tầm tư liệu thì đồ dùng dạy học trong mỗi tiết học là rất cần thiết. Tôi thường chuẩn bị đồ dùng dạy học cho mỗi tiết dạy như sau: + Tranh ảnh, băng hình (đối với những tiết có ứng dụng CNTT) + Một số mẫu chuyện hay tình huống pháp luật. + Máy chiếu + Giấy khổ lớn, bút dạ, ... 1.3.2. Dạy - học pháp luật ở trường THCS: Chương trình mới được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Câu trúc chương trình theo nguyên tắc tích hợp đồng tâm và phát triển. Vì vậy chủ đề pháp luật được bố trí học tất cả ở các khối lớp (từ lớp 6 đến lớp 9). Gồm 5 chủ đề: * Quyền trẻ em và quyền, nghĩa vụ công dân trong gia đình. Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

10


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh * Quyền và nghĩa vụ công dân về trật tự an toàn xã hội. * Quyền và nghĩa vụ công dân và văn hoá giáo dục và kinh tế. * Các quyền tự do cơ bản của công dân. * Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lý Nhà nước. Các chủ đề được bố trí theo trật tự từ những vấn đề có tính chất cụ thể, gần gũi với cuộc sống học sinh đến những vấn đề khái quát hơn, phản ánh mối quan hệ của học sinh với môi trường ngày càng lớn. Từng chủ đề có sự xắp xếp, bố trí các nội dung dạy học theo nguyên tắc phát triển từ thấp đến cao, về nhận thức cũng như nhu cầu tu dưỡng rèn luyện, phù hợp với lứa tuổi học sinh trong từng giai đoạn. Về pháp luật chương trình bố trí học từ những nội dung thuộc hiện thực pháp luật đang diễn ra trong cuộc sống đến những nội dung về chế độ chính trị, nền pháp chế xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Biện pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu: Dạy học Giáo dục công dân là thực hiện hai quá trình: Quá trình dạy học và quá trình giáo dục đạo đức, pháp luật. Chính vì vậy khi tổ chức hoạt động dạy học người giáo viên phải biết kết hợp hai nhóm phương pháp dạy học và phương pháp giáo dục đạo đức, pháp luật một cách hợp lí. Khi dạy học tích hợp giáo dục pháp luật người giáo viên cần lưu ý những điểm sau: - Giáo dục pháp luật phải gắn với giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động như: + Thảo luận lớp, thảo luận nhóm. + Đóng vai, diễn tiểu phẩm. + Quan sát, phân tích các tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm. + Xử lí tình huống. + Điều tra thực tiễn. + Nhận xét, phân tích, đánh giá các ý kiến, quan điểm, các hành vi, việc làm, các trường hợp điển hình, các thông tin, sự kiện, các hiện tượng trong đời sống thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học. + Sưu tầm, tìm hiểu các tranh ảnh, bài báo, các tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và trình bày, giới thiệu sản phẩm sưu tầm được. + Xây dựng kế hoạch hành động của học sinh. + Trải nghiệm và thực hiện các dự án thực tiễn. + Chơi các trò chơi học tập... Các hoạt động dạy học phải được giáo viên thiết kế đan xen nhau một cách hợp lý trong tiết học, để vừa bảo đảm thực hiện được mục tiêu bài học, vừa gây được hứng thú học tập cho học sinh. - Dạy học tích hợp giáo dục pháp luật phải gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống của học sinh. Giáo viên cần sử dụng những ví dụ thực tế, cụ thể, Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

11


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh gần gũi để minh họa cho bài giảng, làm cho bài học trở nên nhẹ nhàng, dễ hiểu, sống động, hấp dẫn đối với học sinh. Đồng thời giáo viên cũng cần tổ chức cho học sinh sử dụng kiến thức trong bài học để lí giải, đánh giá những hiện tượng đúng/sai trong việc thực hiện pháp luật hàng ngày; tổ chức cho học sinh xử lí, tìm cách ứng xử trong các tình huống pháp luật; thực hành điều tra, tìm hiểu việc thực hiện các quy định pháp luật của người dân ở địa phương cũng như tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong cộng đồng. - Dạy học tích hợp giáo dục pháp luật phải phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh. - Tránh trường hợp giáo viên đọc chép kiến thức. - Lựa chọn nội dung, tình huống pháp luật phù hợp theo từng đối tượng. - Dặn dò học sinh chuẩn bị chu đáo nhưng không tốn nhiều thời gian của các em, tránh ảnh hưởng đến các môn học khác. Các phương pháp tôi vận dụng để giảng dạy giáo dục pháp luật cho học sinh thông qua môn giáo dục công dân được tôi nghiên cứu, tìm tòi và tham khảo từ các bài viết, luận văn hay tài liệu về giáo dục pháp luật cho học sinh từ các nguồn như sách báo, internet, ... Sau khi áp dụng các phương pháp đó tôi đúc rút ra được một số kinh nghiệm như sau: 2.1. Phương pháp giải quyết vấn đề (còn gọi là xử lí tình huống) Giải quyết vấn đề/xử lí tình huống là phương pháp dạy học đặc trưng có nhiều lợi thế của môn Giáo dục công dân. Phương pháp này đặt ra yêu cầu cần phải xem xét, phân tích những vấn đề/tình huống cụ thể thường gặp phải trong cuộc sống, qua đó xác định cách giải quyết, xử lí vấn đề/tình huống đó sao cho phù hợp. Đây là phương pháp thường được áp dụng trong dạy học tích hợp nội dung giáo dục pháp luật ở trường trung học cơ sở. * Mục tiêu của phương pháp - Giúp học sinh đưa ra cách ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với nội dung bài học, qua đó củng cố kiến thức đã học và làm quen với kĩ năng vận dụng liên hệ vào thực tiễn đời sống xã hội. - Giúp học sinh làm quen với yêu cầu thể hiện quan điểm của mình trước các tình huống pháp luật, qua đó góp phần rèn luyện ý thức chấp hành pháp luật, phù hợp với yêu cầu tích hợp của môn học. * Cách thực hiện - Giáo viên đưa ra tình huống pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau, phù hợp với nội dung bài học, bên cạnh đó là các biểu hiện hành vi khác nhau để học sinh phân tích, xử lí theo các bước: - Xác định, nhận dạng vấn đề/tình huống. - Phát hiện vấn đề cần giải quyết. - Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/tình huống cần giải quyết. - Liệt kê các cách giải quyết. Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

12


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh - Lựa chọn và đưa ra cách giải quyết. - Giáo viên kết luận, đưa ra cách giải quyết đúng và phù hợp nhất với nội dung bài học. * Một số lưu ý về việc sử dụng tình huống: - Tình huống phải phù hợp với nội dung bài học, với địa chỉ tích hợp và với nội dung giáo dục pháp luật, không được vượt ra ngoài chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Tình huống phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. - Tình huống phải gần gũi với đời sống thực tiễn xã hội, với cuộc sống của học sinh. - Tình huống có độ dài vừa phải. - Tình huống phải chứa đựng mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra cho học sinh nhiều cách suy nghĩ và nhiều cách giải quyết khác nhau. - Các nhóm học sinh có thể cùng nhau giải quyết một vấn đề/tình huống hoặc các vấn đề, tình huống khác nhau, tùy theo mục đích của họat động. Có 3 loại tình huống: - Tình huống định hướng cho học sinh nhận xét. - Tình huống định hướng cho học sinh đưa ra cách ứng xử. - Tình huống cho trước cách ứng xử để học sinh lựa chọn cách ứng xử phù hợp. * Ví dụ minh họa: Khi dạy tích hợp nội dung giáo dục pháp luật Bài 16 “Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác” ở lớp 8, giáo viên có thể nêu tình huống sau: Khi đào móng làm nhà, ông Nam vô tình tìm thấy một chiếc bình cổ dưới móng nhà mình. Có người nói đây là cổ vật lịch sử rất có giá trị phải đem nộp cho Sở Văn hóa tỉnh hoặc Viện bảo tàng. Có người lại bảo: bình cổ này do ông Nam tìm thấy hơn nữa rất có giá trị nên thuộc về ông Nam, ông Nam có quyền bán hay cho tùy ông. Hỏi: Theo em, ông Nam có quyền bán chiếc bình đó hay không ? Vì sao ? 2.2. Phương pháp tự học (học sinh tự tìm tư liệu liên quan đến nội dung bài học) Thật ra tôi chưa thể đặt một cái tên thật sự chính xác cho phương pháp này. Đây là phương pháp giúp học sinh tự tìm hiểu tư liệu liên quan đến nội dung bài học. Ở trường sở tại, nguồn tư liệu để phục vụ công tác học tập của các em còn hạn chế, đa phần các tư liệu đều đã cũ. Để chuẩn bị bài mới, giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tư liệu liên quan đến nội dung bài học thông qua các nguồn tư liệu như báo chí, sách, tài liệu liên quan... Với phương pháp này, vừa giúp các em có nhiều thông tin từ xã hội, vừa có dịp so sánh, liên hệ với những nội dung được học. Một điều cần lưu ý là phương pháp này có thể áp dụng cho học sinh chuẩn bị bài học mới ở nhà hoặc dùng để củng cố bài đã học. Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

13


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh Ví dụ 1: Bài 12 Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân (GDCD 9) - Tôi yêu cầu các em chuẩn bị một số tư liệu tranh ảnh với nội dung như sau: + Những tranh ảnh về cuộc sống hôn nhân của mọi người ở xã Ngọc Linh. + Câu chuyện/tranh ảnh về những cuộc hôn nhân hạnh phúc. + Câu chuyện/tranh ảnh về những cuộc hôn nhân không hạnh phúc. + Câu chuyện/tranh ảnh về những cuộc hôn nhân bị ép buộc. + Câu chuyện/tranh ảnh về nạn tảo hôn ở Ngọc Linh. Các em sưu tầm, tìm xem/đọc, tập hợp thành tập báo ảnh dán trên khổ giấy A0, trình bày kết quả sưu tầm. (Giáo viên phải chuẩn bị trước giấy A0 cho học sinh) Trong giờ học, giáo viên cho học sinh trình bày kết quả sưu tầm, yêu cầu học sinh nêu cảm nhận về nội dung ấn tượng nhất. Qua những nội dung đó, học sinh có thể trả lời câu hỏi liên hệ về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Ví dụ như: Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân ?

Bố mẹ ly hôn Bạo lực gia đình * Pháp luật quy định: - Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định và phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Cấm kết hôn trong những trường hợp người đang có vợ hoặc có chồng; người mất năng lực hành vi dân sự (bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình); giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

14


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh - Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. - Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Vợ, chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau. Ví dụ 2 : Trong bài 14 Phòng chống nhiễm HIV/AIDS (GDCD 8) - Giáo viên cho học sinh sưu tầm những bài báo về nội dung phòng chống nhiễm HIV/AIDS. - Học sinh lựa chọn theo chủ đề và đọc trước lớp. Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh hiểu thêm về căn bệnh nguy hiểm này, đồng thời tự có biện pháp phòng tránh và đối xử đúng đắn với bệnh nhân HIV theo quy định của pháp luật. Từ đó, học sinh tiếp thu dễ dàng kiến thức pháp luật trong bài này, thay vì giáo viên sử dụng phương pháp hỏi đáp để học sinh tìm ra kiến thức. Kết quả sưu tầm tranh ảnh của học sinh cũng chính là đồ dùng dạy - học trực quan. Báo ảnh được treo tại lớp để học sinh tiếp tục đọc trong các giờ ra chơi. * Một số lưu ý khi sử dụng: - Người giáo viên cần phải chọn lựa nội dung thật sự phù hợp. Đặc biệt phải phù hợp với thực tiễn địa phương nơi giảng dạy. Tránh những nội dung còn xa lạ với học sinh ở địa phương. - Ví dụ: Giáo viên không nên yêu cầu học sinh tìm những hình ảnh về tệ nạ trốn học để chơi game hay lang thang trong các quán internet... (Đơn giản là vì ở xã Ngọc Linh chưa có loại hình dịch vụ này nên học sinh không biết tới) Thay vào đó giáo viên nên cho học sinh tìm các mẫu chuyện về các hủ tục lạc hậu hay các tệ nạn có sẵn ở địa phương. 2.3. Phương pháp dạy học qua phim tài liệu: - Đây là cách dạy học gây hứng thú cho học sinh. Hầu hết, các tiết học có sử dụng phim tư liệu đều tạo ra hứng thú, tập trung theo dõi của học sinh. Vì theo các em, phương pháp này giúp các em dễ hiểu bài, thoải mái và không nhàm chán. - Học sinh được xem những đoạn video clip do giáo viên sưu tầm trên mạng internet hoặc cắt từ những bộ phim. Ví dụ: Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (GDCD 7). Giáo viên cho học sinh xem những đọan clip sau: - Phim về khai thác rừng bừa bãi (phá rừng). - Phim về nước thải công nghiệp gây ô nhiễm đến môi trường sống. - Phim về nông dân sử dụng thuốc trừ sâu vượt qua mức độ cho phép. - Phim về khí thải từ các khu công nghiệp. - Phim về tình hình cháy rừng. - Phim về rác thải sinh hoạt. - Phim về những ảnh hưởng của môi trường đến đời sống con người. Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

15


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

Nước thải từ công ty VEDAN.

Ô nhiễm biển.

Rác thải sinh hoạt.

Xây dựng khu đô thị lấn ra biển

Sử dụng thuốc hoá học trong sản xuất

Khói thải công nghiệp.

Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

16


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

Khai thác rừng trái phép.

Cháy rừng/Đốt rừng làm nương rẫy.

- Giáo viên cho học sinh trình bày nêu suy nghĩ về tình hình môi trường hiện nay và cùng nhau bàn bạc, đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục tình trạng trên. - Kết hợp với xem phim, giáo viên cung cấp cho học sinh những quy định của “Luật bảo vệ môi trường” để học sinh tự đánh giá được hậu quả của việc thiếu ý thức bảo vệ môi trường. 2.4. Phương pháp thảo luận nhóm Phương pháp thảo luận nhóm có ưu thế sử dụng trong dạy học tích hợp nội dung giáo dục pháp luật, đây là phương pháp giáo viên tổ chức học tập cho học sinh theo những nhóm nhỏ nhằm giải quyết các vấn đề trong nội dung tích hợp; tạo điều kiện cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác để giải quyết những nhiệm vụ chung của cả nhóm. * Mục tiêu của phương pháp - Giúp học sinh có thể lĩnh hội được kiến thức nhanh hơn, đễ nhớ và chắc chắn hơn. - Nhờ không khí thảo luận tập thể cởi mở nên học sinh sẽ mạnh dạn hơn. Thông qua thảo luận tập thể, học sinh biết lắng nghe ý kiến của bạn, tạo cơ sở giúp học sinh dễ hòa nhập vào tập thể; giúp cho các em có hứng thú trong học tập. - Thông qua thảo luận nhóm, học sinh có điều kiện phát triển kĩ năng giao tiếp và kĩ năng hợp tác. * Cách thực hiện - Giáo viên nêu chủ đề thảo luận. - Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh, quy định thời gian và phân công vị trí của các nhóm. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

17


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh khác quan sát, lắng nghe và cho ý kiến. - Giáo viên tổng kết và nhận xét. * Một số lưu ý - Nhiệm vụ thảo luận của các nhóm có thể độc lập hoặc trùng nhau. - Cần quy định rõ thời gian thảo luận nhóm và thời gian trình bày kết quả thảo luận của mỗi nhóm. - Trong khi các nhóm thảo luận, giáo viên cần đến từng nhóm để quan sát, lắng nghe, gợi ý hoặc giúp đỡ khi cần thiết. * Ví dụ minh họa: Trong bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân – Lớp 9 - Giáo viên dặn dò học sinh chuẩn bị trước các nội dung : + Tảo hôn ở Ngọc Linh. + Vấn đề ép duyên (Vì nghe lời cha mẹ, vì tiền, vì nghèo khó thiếu người lao động, . . .) + Cơ sở của hôn nhân hạnh phúc. + Tình trạng hành hạ, đánh đập, ngược đãi trong hôn nhân (Bạo lực gia đình). - Trong giờ học, học sinh sẽ thảo luận về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. - Mỗi nhóm trình bày phần nội dung của mình kèm theo hình ảnh để tăng sự hứng thú cho lớp học. Từ đó, học sinh hiểu được quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân: - Độ tuổi kết hôn: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên, việc kết hôn phải tự nguyện, đăng kí tại cơ quan có thẩm quyền. - Cấm kết hôn trong các trường hợp: người đang có vợ hoặc có chồng, người mất năng lực hành vi dân sự, giữa những người cùng dòng máu trực hệ, phạm vi ba đời, giữa người cùng giới tính . . . - Vợ chồng phải bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, tôn trọng nhân phẩm, danh dự, nghề nghiệp của nhau. 2.5. Phương pháp tổ chức trò chơi: Phương pháp tổ chức trò chơi có thể được áp dụng trong dạy học tích hợp về giáo dục pháp luật, là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một nội dung nào đó trong bài học thông qua một trò chơi cụ thể liên quan đến việc chấp hành pháp luật. * Mục tiêu của phương pháp - Qua trò chơi, học sinh có cơ hội trực tiếp vận dụng kiến thức trong nội dung bài học vào điều kiện cụ thể và thể hiện cách ứng xử phù hợp. - Học sinh được thu hút vào quá trình học tập một cách tự nhiên, hứng thú, Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

18


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh giảm bớt được sự mệt mỏi, căng thẳng trong học tập. * Cách thực hiện - Giáo viên phổ biến trò chơi, nội dung trò chơi và luật chơi cho học sinh. - Học sinh tiến hành chơi. - Đánh giá sau trò chơi. - Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi. * Một số lưu ý - Trò chơi phải dễ tổ chức thực hiện, phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của trường, lớp, địa phương và trình độ học sinh tại trường, đồng thời không mất sức và phải an toàn cho học sinh. - Trò chơi phải tạo cơ hội cho học sinh học tập tốt bài học – “Chơi mà học”. - Học sinh phải nắm được quy tắc chơi. - Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi. - Phải tạo điều kiện cho học sinh tham gia đầy đủ, tham gia tổ chức và điều khiển ở tất cả các khâu từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi. - Học sinh phải được luân phiên, thay đổi hợp lí khi tham gia trò chơi. - Có thể tổ chức trò chơi ở sân trường có diện tích vừa đủ để thực hành. Ví dụ. Ở bài 16 (Lớp 6) Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Tư vấn pháp luật”, như sau : - GV mời một nhóm tham gia đóng vai các “Luật sư” để tư vấn pháp luật cho các công dân. Giáo viên cung cấp thêm tư liệu (các điều khoản trong Hiến pháp và Bộ luật Hình sự) cho nhóm “luật sư”. - Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh trong lớp chuẩn bị 1 – 2 câu hỏi/tình huống hoặc câu chuyện đã sưu tầm được có liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm để hỏi các “luật sư”. - Khi các “công dân” nêu câu hỏi/tình huống..., các “luật sư” có thể trao đổi và cử đại diện trả lời. Giáo viên đóng vai trò là cộng tác viên hoặc cố vấn để giúp các “luật sư” giải đáp những câu hỏi khó. Trò chơi cứ tiếp tục cho đến khi các “luật sư” trả lời hết các câu hỏi của “công dân”. *Lưu ý: Khi chọn nhóm luật sư giáo viên nên chú ý chọn những em học sinh có khả năng đọc nhanh, rõ. Cần hạn chế chọn những em mà khả năng đọc còn hạn chế để không tốn nhiều thời gian cũng như làm trò chơi thiếu đi tính hiệu quả.. Phương pháp tổ chức trò chơi cũng có thể áp dụng trong các buổi hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ, ... Chẳng hạn như các tiết thực hành ngoại khóa về các nội dung đã học hoặc các vấn đề ở địa phương. Để giờ học đạt hiệu quả, giáo viên cho học sinh chuẩn bị trước khi tiến hành Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

19


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh tiết học: - Giáo viên phải chia học sinh thành các nhóm để học sinh làm việc. - Tới lớp các nhóm lần lượt trình bày kết quả. - Giáo viên tổng kết - Rút ra nội dung bài học. Ví dụ: Bài 14 Thực hiện trật tự an toàn giao thông (GDCD 6). Giáo viên chia lớp làm 3-4 nhóm cho học sinh nhận biết các loại biển báo. Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin để trình chiếu các loại biển báo hoặc có thể in các tấm biển báo và đóng thành tập cho học sinh quan sát sau đó lần lượt các nhóm đọc tên những biển báo mà mình quan sát được. Một số loại biển báo thường gặp nhất, giáo viên có thể trích dẫn ra làm tư liệu giảng dạy:

Biển báo hiệu lệnh

Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

20


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

21


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

22


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

Sau khi học sinh nhận biết và ghi nhớ các loại biển báo giáo viên đưa ra các tình huống bằng hình ảnh, cho học sinh quan sát rồi đưa ra suy nghĩ, nhận định, Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

23


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh cách xử lí của bả thân. Ví dụ như:

Đi ngược chiều

Vượt đèn đỏ

Đi sai làn đường Bên cạnh đó giáo viên cũng có thể đưa ra nhiều hình ảnh vi phạm giao thông hoặc hậu quả của việc vi phạm giao thông để học sinh quan sát, suy nghĩ và đưa ra nhận xét cũng như thái độ hay cách ứng xử của mình.

Chở/mang vác vật cồng kềnh

Chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm

Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

24


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

Dàn hàng ngang khi tan trường

Buông hai tay khi đi xe

Vi phạm giao thông ở các miền quê Sau khi học sinh đưa ra các nhận định và cách ứng xử của bản thân thì đến lượt giáo viên nhận xét và điều chỉnh nếu suy nghĩ và cách ứng xử của học sinh lệch lạc chưa phù hợp. Tiếp tục giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nội dung phần pháp luật quy định về thực hiện trật tự an toàn giao thông rồi cho học sinh liên hệ nhận xét tình hình giao thông ở địa phương em và đưa ra biện pháp khắc phục. Giáo viên kết luận: Tai nạn giao thông hiện nay đang là vấn đề gây nhức nhối cho xã hội. Vì vậy, để tình trạng trên không còn xảy ra nữa thì chúng ta phải thực hiện tốt những quy định của pháp luật. - Mọi người phải có hiểu biết về Luật an toàn giao thông, nghiêm túc thực hiện Luật an toàn giao thông. - Tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện tốt Luật an toàn giao thông. - Người đi bộ: + Phải đi trên vỉa hè, lề đường, sát mép đường. + Nơi có tín hiệu đèn, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ. - Người đi xe đạp: Không dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng, không Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

25


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh mang vác và chở vật cồng kềnh, không buông cả hai tay … - Trẻ em dưới 18 tuổi không được điều khiển xe mô tô. 3. Kết quả của vấn đề nghiên cứu Sau khi áp dụng các phương pháp dạy tích hợp giáo dục pháp luật vừa nêu trên, tôi nhận thấy: - Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh thay đổi theo hướng tích cực. - Giáo viên dễ dàng hơn trong việc giảng dạy, tăng sự linh hoạt trong bài giảng. - Quan trọng nhất là học sinh tích cực, chủ động hơn trong việc tìm hiểu kiến thức và tiếp thu kiến thức. Các em hiểu bài và thuộc bài nhanh hơn. Thống kê kết quả học tập của học sinh trước và sau khi tích hợp giáo dục pháp luật: (Năm học 2016-2017: trức khi áp dụng; năm học 2017-2018: sau khi đã áp dụng) * Về học lực: Học kì II; 2016 - 2017

Học kì II; 2017 - 2018

Chất lượng

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Giỏi

12

14

12

10

40

26

22

20

Khá

23

20

16

20

19

20

20

17

Trung bình

14

11

9

3

0

3

3

0

Yếu

0

0

0

0

0

0

0

0

* Về hạnh kiểm: Học kì II; 2016 - 2017

Học kì II; 2017 - 2018

Chất lượng

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Tốt

25

22

17

30

48

40

33

37

Khá

15

18

16

7

11

9

12

0

Trung bình

9

5

4

0

0

0

0

0

Yếu

0

0

0

0

0

0

0

0

Trên đây là những số liệu thống kê từ kết quả học tập và rèn luyện của các em học sinh. Ngoài những gì thể hiện ở bảng tổng hợp trên thì hành vi của các em trong cuộc sống hằng ngày cũng thay đổi rõ rệt, ý thức chấp hành pháp luật và hiểu biết về pháp luật của học sinh cũng tăng lên đáng kể. Học sinh đã nhận biết được các quyền cơ bản nhất của con người, các em nhận thức được đâu là việc Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

26


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh làm đúng, đâu là những việc làm trái pháp luật. Các em cũng đã có trách nhiệm hơn trong việc tuyền truyền pháp luật cho gia đình, làng xóm cũng như tố giác để bài trừ các tệ nạn như trộm cắp ở địa phương. Vấn đề an ninh trật tự ở địa phương cũng được ổn định hơn trước, không còn các trường hợp gây gỗ, đánh nhau, trộm cắp hay tai nạn giao thông có liên quan đến các em học sinh của nhà trường. Các bậc phụ huynh khi đưa đón con em đến trường cũng tuân thủ hơn trong vấn đề thực hiện an toàn giao thông đường bộ. Họ cũng quan tâm hơn đến vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng con em của mình. Không còn những trường hợp học sinh phải bỏ học vì cha mẹ bắt ở nhà lao động. Nạn tảo hôn ở địa phương cũng dần được loại bỏ. Không còn trường hợp học sinh bỏ học lấy vợ lấy chồng giữa chừng. Từ những biểu hiện đó tôi nhận thấy rằng việc giáo dục tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh đã mang lại hiệu quả nhất định không chỉ cho bản thân học sinh mà còn cho cả gia đình và phần nào đó có thể nói rằng việc giáo dục tích hợp giáo dục pháp luật đã nâng cao được hiểu biết cũng như ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân tại địa bàn xã Ngọc Linh nơi tôi giảng dạy. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận và bài học kinh nghiệm 1.1 Kết luận Giáo dục ý thức Pháp luật cho học sinh là mối quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật là góp phần xây dựng một xã hội văn minh, ổn định và phát triển. Trong giới hạn sáng kiến này, tôi không có tham vọng giải quyết tất cả khó khăn, vướng mắc của giáo viên và học sinh trong dạy và học “tích hợp giáo dục Pháp luật”, tuy nhiên với nội dung đã trình bày, tôi hy vọng sẽ giúp cho giáo viên định hướng được phương pháp và chủ động hơn khi giảng dạy giáo dục tích hợp pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân. Mặt khác học sinh càng hứng thú say mê hơn với môn học, hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Để tiết dạy học pháp luật đạt hiệu quả thì người giáo viên dạy Giáo dục công dân cần: - Hiểu và nắm chắc các quy định về Hiến pháp, Pháp luật. - Giáo viên phải tự đầu tư, chuẩn bị các phương tiện liên quan chứ không trông đợi hay phó mặc cho học sinh. - Dặn dò học sinh chuẩn bị thật chu đáo các phương tiện, đồ dùng cần thiết. - Dành nhiều thời gian cho học sinh thực hành, luyện tập. Tạo điều kiện để học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Biến những kiến thức đã học thành ý thức tự giác chấp hành pháp luật. - Kiểm tra đánh giá khích lệ động viên học sinh: Cần làm thường xuyên đặc biệt là những học sinh ý thức chấp hành pháp luật còn kém. - Giáo viên giảng dạy phải thường xuyên theo dõi cập nhật những thông tin Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

27


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh liên quan tới vấn đề giáo dục pháp luật. - Dù áp dụng phương pháp nào để giảng dạy thì giáo viên cũng không được quên kích thích tính chủ động của học sinh. - Bên cạnh đó, giáo viên phải yêu thích môn học mình giảng dạy và có tâm huyết với nghề. - Yêu thương học sinh, hiểu được tâm sinh lý của các em, lắng nghe các em nói để từ đó có những bài giảng gần gũi với các em hơn. - Luôn lắng nghe sự góp ý của Ban giám hiệu, đồng nghiệp, rút kinh nghiệm và không ngừng học hỏi sáng tạo. - Người giáo viên cần phải nắm vững toàn bộ nội dung, chương trình mà mình giảng dạy, để khi cập nhật thông tin trên báo, mạng internet hoặc những câu chuyện của cuộc sống sử dụng trong các bài học sao cho phù hợp. - Giáo viên có thể áp dụng các phương pháp này trong cả những tiết học về các chuẩn mực đạo đức. Qua đó, giáo dục cho các em biết đoàn kết, hợp tác với nhau, tích cực chủ động nâng cao hiệu quả học tập. Bên cạnh đó học sinh cũng cần phải: - Tích cực chuẩn bị tiết học theo hướng dẫn của giáo viên. - Thường xuyên vận dụng kiến thức tìm hiểu trên lớp và thực tế cuộc sống. - Mạnh dạn hỏi những điều chưa rõ về vấn đề pháp luật và cách xử lý các tình huống gặp trong cuộc sống. - Có ý thức tuyên truyền pháp luật cho những người xung quanh. 1.2. Bài học kinh nghiệm Qua việc áp dụng sáng kiến này, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân cần được trang bị, bồi dưỡng thường xuyên về các kiến thức pháp luật. - Trong quá trình giảng dạy giáo viên không phải cứ truyền đạt kiến thức mà phải khơi gợi, hướng dẫn để học sinh tự tìm ra kiến thức bài học. - Giáo viên cần lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung bài học, không được áp dụng phương pháp một cách máy móc mà phải thật khoa học. - Người giáo viên cần ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình. Khi lên lớp giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao. 2. Kiến nghị và đề xuất: - Ban giám hiệu nên trang bị sách tủ sách pháp luật để giáo viên và học sinh tham khảo, sử dụng làm tư liệu. - Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân cần trang bị, bồi dưỡng thường xuyên về các kiến thức pháp luật. Những kinh nghiệm cá nhân tôi đưa ra trên đây nhằm mục đích chia sẻ cùng các đồng nghiệp, không mong muốn gì hơn là việc giúp học sinh chúng ta thêm yêu môn Giáo dục công dân và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của học sinh nói riêng và người dân tại địa phương tôi công tác nói chung. Nếu thấy hay, quý Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

28


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh thầy cô có thể áp dụng để dạy học sinh mình. Tuy nhiên, mỗi địa bàn, mỗi vùng dân cư thì đối tượng tiếp nhận lại có khả năng tiếp nhận khác nhau, bởi vậy khi áp dụng kinh nghiệm dạy của tôi, mong quý thầy cô cần chú ý đến đối tượng tiếp nhận và hoàn cảnh cụ thể mà kết hợp với các phương pháp của cá nhân mình để việc dạy học đạt hiệu quả cao hơn. Đề tài này còn mang tính chủ quan của bản thân, vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót khi đưa vào áp dụng ở những địa phương khác. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học và các đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của đơn vị

Ngọc Linh, ngày 26 tháng 11 năm 2018. Người thực hiện

Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

29


Kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn Giáo dục công dân ở trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh * TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1/ Giáo trình lí luận và phương pháp dạy học Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở - Th.s Lương Thị Lan Huệ - Trường Đại học Quảng Bình. 2/ Sách bồi dưỡng, Sinh viên cao đẳng sư phạm và giáo viên THCS về đổi mới chương trình và sách giáo khoa môn Giáo dục công dân - Nxb vụ Giáo dục. 3/ “Tích hợp giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở” - Hà Đức Kiêm – Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 4/ Sách giáo khoa Giáo dục công dân Trung học cơ sở - NXB Đại học sư phạm. 5/ Các mẫu chuyện về Giáo dục công dân 6,7,8,9 – NXB Đại học sư phạm. 6/ Mạng internet, sách báo và các tài liệu liên quan đến nội dung giáo dục pháp luật trong trường học.

Giáo viên thực hiện : Lê Tuấn Sinh – Trường PT DTBT THCS xã Ngọc Linh

30


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.