1 minute read
3.3.2. Độ bền xúc tác sau các chu kì chạy phản ứng
from NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP XÚC TÁC HPA TRÊN CHẤT MANG Al-SBA-15 CHO PHẢN ỨNG TỔNG HỢP DIACETAL TỪ KETON
69 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL sang xúc tác dị thể (HPA gắn trên chất mang Al-SBA-15), mở ra khả năng ứng dụng của xúc tác dị thể HPA/Al-SBA-15 trong môi trường phân cực. Từ các kết quả trên, phương pháp 3 được lựa chọn sử dụng để điều chế xúc tác HPA/Al-SBA-15.
Vẫn theo quy trình HPAtm gắn lên chất mang Al-SBA-15 thông qua phương pháp trao đổi ion với NH4 +, mẫu HPAS-715 sử dụng phương pháp nung để loại bỏ chất ĐHCT thay vì sử dụng phương pháp oxi hóa không hoàn toàn bằng H2O2 như trong mẫu HPAS-315. Kết quả chạy phản ứng cho thấy, mẫu HPAS-715 cho độ chuyển hóa EAA khá tốt là 90,13%, cao hơn HPAtm là 88,84% và thấp hơn HPAS-315 là 93,49%. Điều này là phù hợp với kết quả đo phổ EDX, khi hàm lượng HPA trên mẫu HPAS-715 thấp hơn mẫu HPAS-315.
Advertisement
3.3.2. Độ bền xúc tác sau các chu kì chạy phản ứng
Tính khả thi của một xúc tác được đánh giá qua khả năng tái sử dụng của xúc tác đó. Trong luận văn này, xúc tác HPAS-315 được đánh giá khả năng tái sử dụng sau 4 chu kì thực hiện phản ứng tổng hợp fructon. Sau mỗi thí nghiệm, xúc tác được thu hồi và rửa giải nhiều lần với dung dịch cồn- nước (tỉ lệ thể tích 1:1) để loại bỏ chất phản ứng và sản phẩm còn bám trên xúc tác. Hàm lượng HPA của xúc tác sử dụng lại sau lần chạy phản ứng 1 và lần 4 được xác định bằng phương pháp EDX.
Kết quả quan sát được trong hình 3.27 cho thấy hoạt tính xúc tác của mẫu HPAS-315 giảm dần sau mỗi lần sử dụng, độ chuyển hóa EAA giảm từ 93,49% lần đầu xuống 91,64% lần thứ hai và còn 86,83 % ở lần thứ ba.
So sánh với kết quả phân tích EDX có thể thấy hàm lượng HPA giảm dần sau mỗi lần phản ứng và rửa giải là nguyên nhân dẫn đến hoạt tính của xúc tác giảm dần sau mỗi chu kì phản ứng.