4 minute read
b. Xây dựng mối quan hệ thầy trò và bạn bè trong lớp ..................... Trang
Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở các em thực hiện nghiêm túc nội qui nhà trường. Nhờ vậy các em tự giác thực hiện nghiêm túc nội qui và số lượng học sinh vi phạm giảm dần. b. Xây dựng mối quan hệ thầy trò và bạn bè trong lớp + Xây dựng mối quan hệ thầy trò Lúc trước, mối quan hệ thầy trò là quan hệ giảng giải, thuyết trình ghi nhớ. Ngày nay, mối quan hệ này được thay bằng quan hệ thầy thiết kế-trò thi công. Thầy cô giao việc cho học sinh, học sinh thực hiện. Do vậy, khi tôi đưa ra yêu cầu công việc thì các em sẽ phải thực hiện. Ngay từ đầu tôi yêu cầu học sinh phải cố gắng làm cho đúng, nếu học sinh làm chưa đúng thì phải cố gắng làm lại mới thôi. Đúng là đúng từng việc làm được giao, nghiêm túc thực hiện, nghiêm túc trong công việc. Đó là quan hệ hợp tác làm việc giữa thầy và trò. Tôi giao việc học trò làm nghiêm túc, tôi hướng dẫn học trò thực hiện. Khi giao việc tôi nói thì cả lớp phải trật tự lắng nghe, với cách làm này thầy sẽ trở nên nói ít, học trò sẽ làm nhiều, làm việc như thế nào thì đạo đức, ý thức sẽ kèm theo như thế ấy. Làm đến nơi đến chốn thì ý thức kỷ luật sẽ đến nơi đến chốn. Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sự hình thành tính cách của trẻ. Vì vậy, khi lên lớp tôi chú ý đến cách nói năng, chào hỏi, ăn mặc, cách sắp xếp sách vở bàn ghế ngăn nắp, cách cầm sách, thái độ, chữ viết,…để các em học sinh noi theo. Tôi không để mình cẩu thả, bê bối, qua loa trước mặt học sinh. Khi học sinh vi phạm, mắc sai lầm, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn trọng học sinh, tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp giúp học sinh sửa chửa. Tôi không dùng những lời nói cử chỉ xúc phạm đến học sinh. Ở lứa tuổi học sinh THCS tâm sinh ký đang thay đổi và phát triển nên các em dễ tự ái, có lòng tự trọng rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm tan nát tâm hồn trẻ thơ. Nếu làm quá có em sẽ oán hận thầy cô, ghét đi học,bỏ học và không bao giờ trở lại lớp học nữa cho dù có nhiều người đến nhà vận động.
Nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi biết có những em học yếu hoặc có những em không học bài, không làm bài nhưng lỗi không hoàn toàn do các em. Có em chỉ số IQ thấp, có em ham chơi quên học bài, cũng có những em học yếu do gia đình khó khăn ba mẹ đi làm thuê, các em phải làm phụ giúp ba mẹ không có thời gian học bài. Đâu phải em nào cũng có gia đình êm ấm hạnh phúc, ba mẹ li dị có em ở với ông bà thiếu sự quan tâm của ba mẹ người thân khiến em chán nản không muốn học, có em ốm đau bệnh tật đi học không đều, …Nếu như giáo viên không biết được những nguyên nhân đó thì giáo viên rất dễ nổi nóng với học sinh, phạt học sinh, điều này rất dễ gây bất lợi cho quan hệ thầy trò sau này. Vì vậy, khi đứng trước một học sinh quậy phá, những học sinh không học bài,.. Tôi không trừng phạt ngay mà bình tĩnh chờ hết tiết học tôi gặp riêng em ấy và tìm hiểu nguyên nhân. Lần đầu các em vi phạm tôi nhắc nhở. Nếu lần thứ 2 các em còn tái phạm tôi phải đến nhà tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ, giáo dục các em. Mỗi khi đến lớp tôi luôn khích lệ, động viên, khen ngợi các em tuyên dương kịp thời những em không vi phạm có thành tích tốt trong học tập và trong các phong trào của trường. Tôi nêu ra những ưu điểm của các em làm được từ việc nhỏ nhất như: Các em trực vệ sinh lớp sạch sẽ, không xả rác, chăm sóc cây tốt, giúp hiểu bài và làm bài tập khó, nhặt được của rơi trả lại người mất,…Khi khen các em tôi cũng nêu ra những thiếu sót để các em sửa chữa khắc phục và ngày càng hoàn thiện mình hơn. Khi giảng bài, những giờ ra chơi chuyện trò với các em, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của các em tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với trò. Tình cảm giữ thầy trò được gắn kết, lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. “Lớp học thân thiện” chỉ có được khi người thầy có tấm lòng nhân hậu, bao dung hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Được như vậy thì chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực học tập, ham học hỏi, thích đi học, biết yêu thương bạn bè và kính trọng thầy cô.
Advertisement