NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NANO ĐỒNG
vectorstock.com/24597468
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NANO ĐỒNG TỪ DUNG DỊCH CuSO4 BẰNG TÁC NHÂN KHỬ DỊCH CHIẾT LÁ BÀNG WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................iv DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. v CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 3 GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU NANO .................................................................... 3
NANO ĐỒNG .......................................................................................................... 8
SVTH: Nguyễn Minh Lưng
i
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
TỔNG QUAN VỀ CÂY BÀNG ........................................................................... 16
TỔNG QUAN VỀ CHỦNG nấm Colletotrichum spp ........................................ 17
CHƯƠNG 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 19 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 19 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 19
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 26 4.1. NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NANO ĐỒNG TỪ DUNG DICH CuSO4 BẰNG TÁC NHÂN KHỬ DỊCH CHIẾT LÁ BÀNG............................................................ 26 4.1.1. Thu dịch chiết lá bàng........................................................................................ 26 4.1.2. Quy trình thực hiện. ........................................................................................... 27 SVTH: Nguyễn Minh Lưng
ii
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 41 5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 41 5.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 41 CHƯƠNG 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 42
SVTH: Nguyễn Minh Lưng
iii
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1. Số nguyên tử và năng lượng bề mặt của nano hình cầu ................................ 4 Bảng 2.2. Độ dài tới hạn của một số tính chất của vật liệu .............................................. 5 Bảng 3. 1. Hóa chất ........................................................................................................ 19 Bảng 3. 2. Dụng cụ ......................................................................................................... 19 Bảng 3. 3. Thiết bị sử dụng ............................................................................................ 20 Bảng 3. 4. Khảo sát thời gian tạo dịch chiết .................................................................. 20 Bảng 3. 5. Khảo sát tỉ lệ rắn/lỏng ................................................................................... 21 Bảng 3. 6. Khảo sát nồng độ dung dịch đồng sulfat ...................................................... 22 Bảng 3. 7. Khảo sát tỉ lệ thể tích dịch chiết ................................................................... 23 Bảng 3. 8. Khảo sát thời gian tạo nano đồng ................................................................. 23 Bảng 3. 9. Khảo sát pH môi trường tạo nano đồng........................................................ 24 Bảng 4.1. Độ hấp thu và bước sóng cực đại của nano đồng tạo thành theo thời gian chiết ............................................................................................................................... 29 Bảng 4. 2. Độ hấp thu và bước sóng cực đại của nano đồng tạo thành theo khối lượng lá bàng ............................................................................................................................ 32 Bảng 4.3. Độ hấp thu và bước sóng cực đại của nano đồng tạo thành theo nồng độ đồng sulfat ............................................................................................................................... 33 Bảng 4.5. Độ hấp thu và bước sóng cực đại của nano đồng tạo thành theo thời gian phản ứng ......................................................................................................................... 36 Bảng 4.6. Độ hấp thu và bước sóng cực đại của nano đồng tạo thành theo thời gian phản ứng ......................................................................................................................... 37 Bảng 4. 7. Kết quả đánh giá khả năng ức chế nấm Colletotrichum spp của dung dịch nano đồng sau 6 ngày cấy .............................................................................................. 40
SVTH: Nguyễn Minh Lưng
iv
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2. 1. Một dạng đồng tồn tại trong tự nhiên ............................................................. 9 Hình 2. 2. Cơ chế kháng khuẩn của vật liệu nano đồng................................................. 11 Hình 2. 3. Cây bàng........................................................................................................ 16 Hình 4. 1. Thu dịch chiết lá bàng ................................................................................... 26 Hình 4. 2. Phản ứng tạo nano đồng ................................................................................ 27 Hình 4. 3. Quy trình thực nghiệm .................................................................................. 27 Hình 4. 4. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian chiết đến quá trình tạo nano ....... 29 Hình 4. 5. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tỉ lệ rắn/lỏng đến quá trình tạo nano đồng . 31 Hình 4. 6. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch CuSO4 đến quá trình tạo nano đồng .... 33 Hình 4. 7. Ảnh hưởng của tỉ lệ thể tích dịch chiết đến quá trình tạo nano đồng ........... 34 Hình 4. 8. Ảnh hưởng thời gian phản ứng đến quá trình tạo nano đồng ....................... 36 Hình 4. 9. Ảnh hưởng của pH môi trường đến quá trình tạo nano đồng ....................... 37 Hình 4. 10. Ảnh TEM nano đồng được tổng hợp bằng tác nhân khử dịch chiết lá bàng ........................................................................................................................................ 38 Hình 4. 11. Hình ảnh mẫu đối chứng và mẫu nấm Colletotrichum spp phát triển trên môi trường có nano đồng ở nồng độ khác nhau ............................................................. 39 Hình 4. 12. Theo dõi đường kính nấm Colletotrichum spp phát triển theo ngày .......... 39
SVTH: Nguyễn Minh Lưng
v
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, vật liệu nano phát triển nhanh chóng bởi những tính chất đặc biệt hơn hẳn so với vật liệu khối từ hiệu ứng bề mặt và kích thước nhỏ của chúng, việc tổng hợp các nano kim loại với kích thước nhỏ và hình dạng khác nhau là mục tiêu quan trọng để khám phá các tính chất của chúng cũng như khả năng ứng dụng vào các lĩnh vực như: quang học, hóa học, xúc tác, các thiết bị sinh học [1]. Trong công nghệ nano, việc nghiên cứu kích thước nano là vấn đề quan trọng, mà tiêu biểu là nghiên cứu các nano kim loại như nano Au, Ag, Pt,… Các nano kim loại thể hiện những tính chất vật lý, hóa học, sinh học khác biệt và quý giá, đặc biệt là tính kháng nấm, khuẩn. Nano được sử dụng sớm và có nhiều ứng dụng trong việc kháng khuẩn là các nano kim loại quý như vàng, bạc. Tuy nhiên, do các kim loại quý này có giá thành cao nên đã hạn chế khả năng ứng dụng của chúng trong việc sản xuất với quy mô lớn. Gần đây, nano đồng được xem là một lựa chọn tốt để thay thế cho các nano kim loại trên bởi giá thành rẻ, khả năng dẫn điện - nhiệt tốt, có tính chất từ, quang học, hoạt tính xúc tác hay khả năng kháng nấm, kháng khuẩn ưu việt không kém gì các nano vàng, bạc [2], [3]. Các nano đồng giải phóng liên tục các ion đồng, chính các ion đồng này tác động trực tiếp lên tế bào vi khuẩn theo các cơ chế đặc thù. Hoạt động giải phóng các ion đồng này được tăng cường hơn khi các nano đồng ở kích thước nhỏ và diện tích bề mặt lớn cho phép nó tương tác gần với các màng tế bào vi khuẩn. Hoạt động kháng khuẩn của nano đồng là do xu hướng của nó thay thế giữa dạng Cu (I) và dạng Cu (II). Nano đồng có thể liên kết với các phân tử DNA và tạo ra sự mất trật tự của cấu trúc xoắn ốc nhờ các liên kết ngang trong và giữa các nucleic acid và làm hỏng các protein quan trọng nhờ liên kết với các nhóm carboxyl và amino sulfhydryl của các axit amin, điều này làm cho protein tạo enzyme không hiệu quả [4]. Nó làm cho các protein bề mặt tế bào không hoạt động, các protein này cần cho việc chuyển các vật chất đi qua màng tế bào, do đó ảnh hưởng lên sự bền vững của màng tế bào và các lipid màng tế bào. Các ion đồng bên trong tế bào vi khuẩn cũng làm ảnh hưởng đến các quá trình sinh học, có thể thấy nano đồng có ảnh hưởng lên protein và các enzyme trong các vi khuẩn và tạo cho đồng có đặc tính kháng khuẩn [5], [14]. Chính vì vậy, tổng hợp SVTH: Nguyễn Minh Lưng
1
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
nano đồng với tính chất vượt trội sẽ là tiền đề cho nhiều lĩnh vực ứng dụng như: điện – điện tử, quang học, xúc tác, hóa học, sinh học. Hiện nay, nano đồng đã được tổng hợp bằng nhiều phương pháp khác nhau như: chiếu xạ điện tử, quá trình plasma, phương pháp khử hóa học, phân hủy nhiệt, khử điện hóa,... Đặc biệt là sự phát triển của quá trình tổng hợp các nano đồng sử dụng dịch chiết xuất thực vật đóng một vai trò quan trọng bởi đó là con đường tiết kiệm chi phí, thân thiện với môi trường và không sử dụng bất kỳ hóa chất độc hại. Đặc biệt hơn, đây là phương pháp tổng hợp được các nano sạch và an toàn để ứng dụng trong các lĩnh vực y sinh học. Trong khi đó tổng hợp các nano bằng các phương pháp hóa học khác có thể dẫn đến sự hiện diện của một số loại hóa chất độc hại trên bề mặt của các nano, làm hạn chế và gây ra các tác hại không mong muốn khi ứng dụng trong lĩnh vực y sinh học [6]. Cây bàng có tên khoa học là Terminalia catappa L. Tính đến nay, đã có hàng trăm công trình nghiên cứu về cây bàng bao gồm các lĩnh vực chiết tách, xác định thành phần hóa học các hợp chất hữu cơ và đã chứng minh trong lá bàng có chứa các nhóm chất như Saponines, Flavonoids, Tannins,...Ở Việt Nam, cây bàng dễ trồng, phát triển tốt, và có mặt ở hầu hết các địa bàn trong cả nước [6]. Chính vì những lý do trên, để tăng cường mối quan tâm đến vấn đề môi trường, giảm chi phí tổng hợp và đặc biệt là tạo ra được những nano sạch để ứng dụng vào lĩnh vực y sinh học. Tổng hợp nano đồng từ dịch chiết lá bàng là một phương pháp hóa học xanh, không sử dụng bất kỳ hóa chất độc hại nào và cũng không gây ra ô nhiễm môi trường nên trong đề tài này sử dụng dịch chiết lá bàng để tổng hợp nano đồng và định hướng ứng dụng xử lý nấm bệnh được đặc biệt quan tâm nghiên cứu trong đề tài.
SVTH: Nguyễn Minh Lưng
2
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU NANO Khái niệm công nghệ nano và vật liệu nano Công nghệ nano: là ngành công nghệ liên quan đến việc thiết kế, phân tích, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc điều khiển hình dáng, kích thước trên quy mô nanomet (nm, 1nm = 10-9 m). Ranh giới giữa công nghệ nano và khoa học nano đôi khi không rõ ràng, tuy nhiên chúng đều có chung đối tượng là vật liệu nano. Công nghệ nano bao gồm bốn vấn đề chính (cơ sở khoa học nano, phương pháp quan sát và can thiệp ở quy mô nanomet, chế tạo vật liệu nano, ứng dụng vật liệu nano) [8]. Vật liệu nano: là vật liệu trong đó ít nhất một chiều có kích thước nanomet. Chúng có nhiều đặc tính nổi trội nhờ: kích thước đặc biệt <100nm, tỷ lệ bề mặt / thể tích lớn, có tiềm năng phản ứng cao, tạo ra hiệu ứng cộng hưởng bề mặt Plasmon,…Tính chất của vật liệu nano bắt nguồn từ kích thước nanomet của chúng đã đạt tới kích thước tới hạn của nhiều tính chất hóa lý của vật liệu thông thường. Kích thước vật liệu nano trải dài một khoảng từ vài nm đến vài trăm nm phụ thuộc vào bản chất vật liệu và tính chất cần nghiên cứu [8]. Phân loại vật liệu nano Về hình dáng vật liệu, người ta phân ra thành các loại sau: - Vật liệu nano không chiều (cả ba chiều đều có kích thước nano, không còn chiều tự do nào cho điện tử), ví dụ: đám nano. - Vật liệu nano một chiều là vật liệu trong đó hai chiều có kích thước nano, điện tử được tự do trên một chiều (hai chiều cầm tù), ví dụ: dây nano, ống nano. - Vật liệu nano hai chiều là vật liệu trong đó một chiều có kích thước nano, hai chiều tự do. Ví dụ: màng mỏng. - Ngoài ra còn có vật liệu cấu trúc nano hay nanocomposite trong đó chỉ có một phần của vật liệu có kích thước nm, hoặc kích thước của nó có nano không chiều, một chiều, hai chiều đan xen lẫn nhau [9].
SVTH: Nguyễn Minh Lưng
3
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp Cơ sở khoa học của công nghệ nano
Chuyển tiếp từ tính chất cổ điển đến tính chất lượng tử Đối với vật liệu vĩ mô gồm rất nhiều nguyên tử, các hiệu ứng lượng tử được trung bình hóa với rất nhiều nguyên tử (1µm3 có khoảng 1012 nguyên tử) và có thể bỏ qua các thăng giáng ngẫu nhiên. Nhưng các cấu trúc nano có ít nguyên tử hơn thì các tính chất lượng tử thể hiện rõ ràng hơn [10]. Hiệu ứng bề mặt Khi kích thước vật liệu nano đạt đến cỡ nanomet thì số nguyên tử trên bề mặt là tương đối lớn so với tổng số nguyên tử của vật liệu, do nguyên tử trên bề mặt có nhiều tính chất khác biệt so với tính chất của các nguyên tử ở bên trong lòng vật liệu nên khi kích thước vật liệu giảm đi thì hiệu ứng có liên quan đến các nguyên tử bề mặt, hay còn gọi là hiệu ứng bề mặt tăng lên. Kích thước của vật liệu giảm đến nanomet thì các tính chất liên quan đến các nguyên tử bề mặt thể hiện một cách rõ rệt, kích thước nano càng bé thì hiệu ứng càng lớn và ngược lại [4], [10]. Bảng 2.1. Số nguyên tử và năng lượng bề mặt của nano hình cầu [4] Đường kính hạt
Số
Nano (nm)
nguyên tử
Tỉ số nguyên tử trên bề mặt (%)
Năng lượng bề mặt (erg/mol)
Năng lượng bề mặt trên năng lượng tổng (%)
10
30.000
20
4,8.1011
7,6
5
4.000
40
8,6.1011
14,3
2
250
80
2,04.1012
14,3
1
30
90
9,23.1012
82,2
Hiệu ứng kích thước Các tính chất vật lý, hóa học của các vật liệu đều có một giới hạn về kích thước, nếu vật liệu nhỏ hơn kích thước này thì tính chất của nó hoàn toàn bị thay đổi người ta gọi đó là kích thước tới hạn. Vật liệu nano có tính chất đặc biệt là do kích thước của nó có thể so sánh được với kích thước tới hạn của các tính chất của vật liệu. Ví dụ điện trở của một kim loại tuân theo định luật Ohm ở kích thước vĩ mô mà ta thấy hàng ngày. SVTH: Nguyễn Minh Lưng
4
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp
Nếu ta giảm kích thước của vật liệu xuống nhỏ hơn quãng đường tự do trung bình của điện tử trong kim loại, mà thường có giá trị từ vài đến vài trăm nm, thì định luật Ohm không còn đúng nữa. Lúc đó điện trở của vật có kích thước nano sẽ tuân theo các quy tắc lượng tử. Không phải bất cứ vật liệu nào có kích thước nano đều có tính chất khác biệt mà nó phụ thuộc vào tính chất mà nó được nghiên cứu, các tính chất khác như tính chất điện, tính chất từ, tính chất quang và các tính chất hóa học khác đều có độ dài tới hạn trong khoảng nm. Chính vì thế mà người ta gọi ngành khoa học và công nghệ liên quan là khoa học nano và công nghệ nano [10]. Bảng 2.2. Độ dài tới hạn của một số tính chất của vật liệu [4], [10] Lĩnh vực
Tính chất điện
Tính chất
Độ dài tới hạn (nm)
Bước sóng điện tử
10-100
Quãng đường tự do trung bình không đàn hồi
1-100
Hiệu ứng đường ngầm
1-10
Độ dày vách domain
10-100
Quãng đường tán xạ spin
1-100
Hố lượng tử
1-100
Độ dài suy giảm
10-100
Độ sâu bề mặt kim loại
10-100
Độ dài liên kết cặp Cooper
0,1-100
Độ thẩm thấu Meisner
1-100
Tương tác bất định xứ
1-1000
Biên hạt
1-10
Bán kính khởi động đứt vỡ
1-100
Sai hỏng mầm
0,1-10
Độ nhăn bề mặt
1-10
Hình học topo bề mặt
1-10
Độ dài Kuhn
1-100
Cấu trúc nhị cấp
1-10
Tính chất từ
Tính chất quang
Tính siêu dẫn
Tính chất cơ
Xúc tác Siêu phân tử SVTH: Nguyễn Minh Lưng
5
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp Miễn dịch
Cấu trúc tam cấp
10-1000
Nhận biết phân tử
1-10
Các phương pháp tổng hợp vật liệu nano Vật liệu nano được tổng hợp bằng hai phương pháp: phương pháp từ trên xuống (Top-down) và phương pháp từ dưới lên (Bottom- up). Phương pháp đi từ trên xuống Phương pháp từ trên xuống là phương pháp tạo hạt kích thước nano từ các hạt có kích thước lớn hơn. Nguyên lý: dùng kỹ thuật nghiền và biến dạng để biến vật liệu thể khối với tổ chức hạt thô thành cỡ hạt kích thước nano. Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền và rất hiệu quả, có thể thực hiện trên nhiều loại vật liệu với kích thước khá lớn, ứng dụng làm vật liệu kết cấu. Trong phương pháp nghiền, vật liệu ở dạng bột được trộn lẫn với những viên bi được làm từ các vật liệu rất cứng và đặt trong một cái cối, máy nghiền có thể là nghiền lắc, nghiền rung hoặc nghiền quay, các viên bi cứng va chạm vào nhau và phá vỡ bột đến kích thước nano. Kết quả thu được là vật liệu nano không chiều [11]. Phương pháp biến dạng được sử dụng với các kỹ thuật đặc biệt nhằm tạo ra sự biến dạng cực lớn mà không phá hủy vật liệu. Phương pháp biến dạng có thể là đùn thủy lực, cán ép với nhiệt độ có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, nếu nhiệt độ gia công lớn hơn nhiệt độ kết tinh lại thì được gọi là biến dạng nóng, còn ngược lại thì được gọi là biến dạng nguội. Kết quả thu được là các vật liệu nano một chiều hoặc hai chiều. Ngoài ra, hiện nay người ta thường dùng các phương pháp quang khắc để tạo ra các cấu trúc nano. Kết quả thu được là các nano một chiều hoặc hai chiều [11]. Phương pháp đi từ dưới lên Phương pháp bottom-up sử dụng nguyên tử hay ion kết hợp lại tạo thành nano, phương pháp này có khả năng điều chỉnh hơn phương pháp top-down nhờ quá trình điều chỉnh các phản ứng hóa học và môi trường phát triển của các hạt, khi đó kích thước, hình dạng và cấu tạo của nano có thể được điều chỉnh. Vì thế nano từ phương SVTH: Nguyễn Minh Lưng
6
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
pháp bottom up được xây dựng dựa trên cơ sở hóa học, các phản ứng hóa học thường tạo ra sản phẩm có chất lượng cũng như khả năng ứng dụng tốt hơn [11]. Các công nghệ này nói chung có thể áp dụng được trong chất rắn, lỏng, khí và thậm chí là trạng thái siêu tới hạn. Vì thế sản phẩm của phương pháp này rất đa dạng, phương pháp này thường đòi hỏi phức cơ kim thích hợp hay dung dịch muối để sử dụng như là các tác nhân hóa học, mà có thể điều khiển kết quả quá trình phân ly hay khử thành các hạt nhân và lớn lên [11]. Trong phương pháp Bottom up, có thể sử dụng nhiều phương pháp để tổng hợp nên nano như bằng các tác nhân khử hóa học hoặc có thể sử dụng các tác nhân khử là dịch chiết thực vật. Trong đó, phương pháp sử dụng dịch chiết thực vật là hướng đi được các nhà khoa học quan tâm nhiều hơn, nó còn được gọi là phương pháp tổng hợp xanh có lợi thế là không gây ô nhiễm môi trường do không thải ra các độc tố ngoài môi trường [11]. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng dịch chiết từ thực vật như: dịch chiết lá đu đủ, dịch chiết hột nhãn, dịch chiết lá bàng, dịch chiết từ vỏ quả măng cụt,… đều có khả năng tổng hợp nano đồng do trong các dịch chiết này chứa các hợp chất như: alkaloids, taninins, phenolic, saponines,… Ứng dụng của vật liêu nano Ngành y học là một trong những ngành ứng dụng lớn nhất của công nghệ nano, như việc điều trị bệnh ung thư, nhiều phương pháp điều trị khác nhau đã được thử nghiệm để có thể hạn chế các khối u phát triển và tiêu diệt chúng ở cấp độ tế bào. Một nghiên cứu đã cho kết quả rất khả quan khi sử dụng các nano vàng để chống lại nhiều loại ung thư. Các nano này sẽ được đưa đến các khối u bên trong cơ thể, sau đó có thể dùng các tia thích hợp bao gồm siêu âm, laser, hồng ngoại để kích hoạt hạt vàng gia nhiệt và nhiệt nóng sẽ tiêu diệt tế bào ung thư mà không hại tế bào lành khác. Không dừng lại ở đó, các nhà khoa học còn nghiên cứu một dự án nano robot vô cùng đặc biệt, với những robot có kích thước siêu nhỏ, có thể đi vào bên trong cơ thể con người để đưa thuốc điều trị đến những bộ phận cần thiết. Việc cung cấp thuốc một cách trực tiếp như vậy sẽ làm tăng khả năng cũng như hiệu quả điều trị [10], [12]. SVTH: Nguyễn Minh Lưng
7
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Trong ngành điện tử hiện nay, điện tử - viễn thông được là một trong những ngành công nghiệp năng động và quan trọng bậc nhất với tốc độ đổi mới nhanh. Sự chuyển hướng từ chế tạo các thiết bị điện tử ở dạng truyền thống sang áp dụng công nghệ nano đã tạo ra một bước tiến lớn trong lĩnh vực này, các thiết bị nổi trội cần được nhắc đến là các mạch tích hợp bán dẫn và thiết bị lưu trữ dữ liệu [11]. Ví dụ: các transistor mới nhất từ intel (Xeon Broadwell-E5) có kích thước 14nm với cấu hình 22 nhân có hơn 7,2 tỉ bóng bán dẫn [13]. Hiện nay tại Việt Nam đã có một số ứng dụng của công nghệ nano trong sản xuất các loại phân bón lá, thuốc trừ nấm bệnh cho cây trồng, hai nguyên tố được tiếp cận đầu tiên ở dạng nano là nano bạc (Ag) và nano đồng (Cu). Đây là hai nguyên tố có tính chất kháng khuẩn mạnh và càng mạnh hơn khi nó được chia tách thành các hạt có kích thước nanomet, nhưng trong hai nguyên tố này, có một nguyên tố là thành phần dinh dưỡng của cây và của con người, đó là đồng, cái còn lại bạc thì không. Vì thế, đồng ở dạng nano được sử dụng như phân bón lẫn thuốc trừ nấm bệnh, vi khuẩn trên cây trồng, trở thành một loại thuốc bảo vệ thực vật không những không độc hại cho con người và môi trường mà còn giúp cung cấp dinh dưỡng vi lượng đồng cho cây với một liều lượng cực nhỏ vừa đủ, giúp cây thoát khỏi tình trạng bị ngộ độc do tích lũy đồng dư thừa trong đất [14]. NANO ĐỒNG Giới thiệu về đồng kim loại Giới thiệu chung Kim loại và các hợp kim đồng đã được sử dụng cách đây hàng ngàn năm. Trong thời kỳ La Mã, đồng chủ yếu được khai thác ở Síp, vì thế tên gọi ban đầu của kim loại này là сyprium, sau đó được gọi tắt là сuprum. Các hợp chất của nó thường tồn tại ở dạng muối đồng (II), chúng thường có màu xanh lam hoặc xanh lục của các loại khoáng như ngọc lam và trong lịch sử đồng được sử dụng rộng rãi trong các công trình kiến trúc. Các ion đồng (II) tan trong nước với nồng độ thấp có thể dùng làm chất diệt khuẩn, diệt nấm và làm chất bảo quản gỗ. Với số lượng đủ lớn, các ion này là chất độc đối với các sinh vật bậc cao hơn, với nồng độ thấp hơn, nó là một chất vi lượng đối với hầu hết các thực vật và động vật bậc cao hơn, nơi tập trung đồng chủ yếu trong cơ thể SVTH: Nguyễn Minh Lưng
8
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp động vật là gan, cơ và xương.
Trong tự nhiên đồng có thể tìm thấy dạng khối đồng hoặc chúng tồn tại ở dạng khoáng chất, các khoáng chất chẳng hạn như cacbonat azurit (2CuCO3Cu(OH)2) và malachit (CuCO3Cu(OH)2) là các nguồn để sản xuất đồng.
Hình 2. 1. Một dạng đồng tồn tại trong tự nhiên Đồng có 29 đồng vị
63
Cu and 65Cu là đồng vị bền, với 63Cu chiếm khoảng 69%
đồng có mặt trong tự nhiên; cả hai đều có spin 3/2. Các đồng vị còn lại có tính phóng xạ, trong đó đồng bị phóng xạ bền nhất là 67Cu với chu kỳ bán rã 61,83 giờ. Bảy đồng vị kích thích đặc trưng nhất là 68mCu tồn tại lâu nhất với chu kỳ bán rã 3,8 phút. Các đồng vị với số khối lớn hơn 64 phân rã β-, ngược lại các đồng vị có số khối dưới 64 thì phân rã β+. 64Cu, có chu kỳ bán rã 12,7 giờ, phân rã theo cả hai cơ chế trên [15]. Tính chất vật lý Đồng là kim loại chuyển tiếp có cấu hình electron: [Ar] 3d10 4s1, thuộc chu kỳ 4, nhóm IB, đồng có 1 electron trong phân lớp s1 nằm trước nhóm d10 nên đồng có tính chất đặc trưng là tính dẻo và dẫn điện cao (đứng thứ hai sau Ag), dễ kéo sợi và dát mỏng, nên đồng thời chúng có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương đối cao. Trái ngược với các kim loại mà phân lớp d không được lấp đầy bởi các electron, các liên kết kim loại trong đồng thiếu các đặc điểm của liên kết cộng hóa trị và chúng tương đối yếu, điều này giải thích tại sao các tinh thể đồng riêng biệt có độ dẻo cao và độ cứng thấp. Độ cứng thấp của đồng giúp giải thích một phần tính chất dẫn điện tốt (59.6×106 S/m) và cũng như tính dẫn nhiệt cao nhưng đứng sau bạc (ở nhiệt độ SVTH: Nguyễn Minh Lưng
9
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp
phòng). Đặc điểm này là do điện trở suất đối với sự vận chuyển electron trong các kim loại ở nhiệt độ phòng chủ yếu bắt nguồn từ sự tán xạ của electron đối với dao động nhiệt của mạng tinh thể, mà điện trở xuất này tương đối yếu đối với cho một kim loại mềm [15]. Tính chất hóa học của đồng Năng lượng ion hóa nhóm IB lớn hơn nhóm IA do chịu ảnh hưởng của sự co lớp d và sự tăng diện tích hạt nhân. Vì thế những kim loại trong nhóm IB kém hoạt động, nên hoạt động hóa học giảm dần trong dãy Cu- Ag- Au. Vì vậy đồng là kim loại kém hoạt động. Ở nhiệt độ thường và trong không khí, đồng bị bao phủ một màng màu đỏ gồm đồng kim loại và đồng (I) oxit. Oxit này tạo nên bởi phản ứng: 2Cu + O2 + 2H2O → 2Cu(OH)2 Cu(OH)2 + Cu → Cu2O + H2O Nếu trong không khí có mặt khí CO2, đồng tạo bởi một lớp màu lục gồm Cu(OH)2.CuCO3 (malakit). Khi đun nóng trong không khí ở nhiệt độ 1300C, Đồng tạo nên bề mặt màng Cu2O, Ở 2000C tạo nên lớp gồm hỗn hợp oxit Cu2O và CuO và ở nhiệt độ nóng đỏ, đồng cháy tạo thành CuO và cho ngọn lửa màu lục. Trong điều kiện nhiệt độ thường, đồng không tác dụng với Flo bở vì màng CuF2 tạo nên rất bền sẽ bảo vệ đồng, đồng tham gia phản ứng với halogen (ở nhiệt độ cao) Ví dụ: Cu + Cl2 → CuCl2. Đồng tan trong các dung dịch xyanua kim loại kiềm khi có mặt oxy. Ví dụ: 4Cu + 8KCN + 2H2O + O2→ 4K[Cu(CN)2] + 4KOH Đồng tan dễ dàng trong HNO3 và H2SO4 đặc nóng, không tan trong H2SO4 loãng. Ví dụ: Cu + 4HNO3 (đặc) → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O Đồng phản ứng với dung dịch NH3 Ví dụ: 2Cu + 1/2O2 + 8NH3 + H2O → 2[Cu(NH3)4](OH)2 Khả năng kháng khuẩn của đồng Nano đồng có tính chất khác biệt so với dạng kim loại vì nano đồng không bền trong dung dịch và trong không khí. Vật liệu nano đồng có khả năng kháng khuẩn là do (Hình 2.2). Nano đồng có khả năng xâm nhập qua thành tế bào và tương tác với các cấu trúc nội bào nhờ kích thước hạt nhỏ và khả năng hoạt động bề mặt lớn, các nano đồng tác SVTH: Nguyễn Minh Lưng
10
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp
động trực tiếp lên màng tế bào vi khuẩn và phá vỡ cấu trúc di truyền của tế bào, từ đó làm cho vi khuẩn mất sức sống và chết đồng thời vô hiệu hóa các cầu nối sunfit trong các enzyme bằng các tác nhân khử khiến enzyme bất hoạt [5].
Hình 2. 1. Cơ chế kháng khuẩn của vật liệu nano đồng Hoạt tính sinh học của các hạt kim loại nano có được chủ yếu từ hiệu ứng bề mặt của chúng. Các nano kích thước càng nhỏ thì tỉ lệ diện tích bề mặt so với khối lượng càng cao, điều này làm cho chúng dể tương tác một cách chặt chẻ với màng tế bào vi sinh vật nhờ việc giải phóng ra các ion kim loại trong dung dịch. Các nghiên cứu cho thấy rằng, các nano kim loại thể hiện hoạt tính sinh học với sản phẩm được tổng hợp bằng nhiều phương pháp khác nhau, các nano đồng trong quá trình hoạt động sẽ giải phóng các ion đồng, lượng ion đồng này được giải phóng sẽ gia tăng khi kích thước các nano nhỏ và diện tích bề mặt lớn. Nano đồng liên kết với các phân tử AND và làm mất trật tự cấu trúc xoắn ốc nhờ các liên kết giữa các nucleic acid. Các nano đồng cũng làm hỏng các protein bề mặt tế bào không hoạt động mà các protein này cần cho việc vận chuyển các vật chất đi màng tế bào do đó ảnh hưởng lên sự bền vững của màng tế bào và các lipid màng tế bào [4]. Các ion đồng bên trong tế bào vi khuẩn cũng làm ảnh hưởng đến các quá trình sinh học, có thể thấy nano đồng có ảnh
SVTH: Nguyễn Minh Lưng
11
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
hưởng lên protein và các enzyme trong các vi khuẩn và tạo cho đồng có đặc tính kháng khuẩn [5], [16], [17]. Các phương pháp chế tạo nano đồng Cho đến nay, nano đồng đã được tổng hợp bằng nhiều phương pháp khác nhau, Các phương pháp tổng hợp nano đồng có thể kể đến như: chiếu xạ điện tử (electron beam irradiation), quá trình plasma (plasma process), phương pháp khử hóa học, phương pháp tổng hợp in-situ (in-situ synthesis), khử qua hai bước (two-step reduction method), phân hủy nhiệt, khử điện hóa, khử bằng sóng siêu âm, khử muối kim loại có sự hỗ trợ của nhiệt vi sóng, phương pháp siêu tới hạn,… Nói chung, các phương pháp tổng hợp nano đồng thường được phân thành hai phương pháp chính là phương pháp vật lý và hóa học [18]. Các phương pháp vật lý như: chiếu xạ proton (proton irradiation), ăn mòn lazer, lắng đọng hơi chân không (vacuum vapor deposition), và các phương pháp dùng bức xạ đều có khả năng tạo ra một lượng lớn nano mà ít cần các chất bổ trợ. Tuy nhiên, các phương pháp vật lý có chung nhược điểm là chất lượng sản phẩm các nano tạo ra không cao, quá trình thực hiện đòi hỏi hệ thống thiết bị phức tạp và tốn kém [18]. Trong khi đó, các phương pháp trên cơ sở của quá trình hóa học nói chung là phổ biến bởi đơn giản, chi phí thấp, hình dạng, sự phân bố kích thước của các nano đồng tạo thành có thể được kiểm soát bởi sự thay đổi thành phần trong hệ phản ứng tổng hợp như: dung môi, chất bảo vệ, chất khử, chất phân tán hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật của phản ứng tổng hợp như: thời gian, nhiệt độ, pH, nồng độ chất bảo vệ, nồng độ tác chất, nồng độ chất khử, tỉ lệ giữa tác chất và chất bảo vệ,… Phương pháp phân hủy nhiệt Trong phương pháp tổng hợp nano vô cơ nói chung, nano đồng và oxit đồng nói riêng thì phân hủy nhiệt (thermal decomposition) là phương pháp phổ biến, được biết đến với khả năng tạo ra nano ổn định trong phạm vi phân bố kích thước hẹp. Phương pháp này có ưu điểm là cho kết quả nhanh hơn, sản phẩm có độ tinh khiết và giá thành rẻ, nhược điểm chung của phương pháp phân hủy nhiệt là khó điều khiển hình dạng và kích thước nano thu được. Phương pháp phân hủy nhiệt tạo ra nano SVTH: Nguyễn Minh Lưng
12
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
đồng dựa vào phản ứng phân hủy các phức đồng trong dung dịch chất hoạt động bề mặt tại nhiệt độ thích hợp và thường thực hiện trong môi trường chân không. Quá trình thường hình thành trong 2 giai đoạn: giai đoạn tạo mầm (nucleation) xảy ra khi tiền chất kim loại được đưa vào dung dịch chất hoạt động bề mặt đã được gia nhiệt, giai đoạn phát triển hạt (growth) xảy ra khi nhiệt độ phản ứng gia tăng [19]. Phương pháp tổng hợp có sự hỗ trợ của sóng siêu âm Đây là kỹ thuật ứng dụng bức xạ siêu âm, nhằm góp phần xúc tác cho quá trình tổng hợp hóa học còn gọi là quá trình hóa âm, nhiều nano kim loại, hợp kim hay bán dẫn đã được tổng hợp bằng kỹ thuật này. Đặc điểm chung của phương pháp này là phản ứng tổng hợp được thực hiện dưới sự tác động của bức xạ siêu âm. Dưới sự tác động của siêu âm sẽ xảy ra quá trình gọi là “cavitation” bao gồm 3 giai đoạn hình thành, phát triển và vỡ của hạt bọt nhỏ (bubble) trong chất lỏng. Mỗi hạt bọt bị vỡ sẽ hình thành 1 trung tâm mầm tinh thể, kết quả của quá trình tổng hợp nano dưới tác động của bức xạ siêu âm giúp các hạt hình thành có kích thước nhỏ, phân bố đều, phản ứng diễn ra nhanh với nồng độ tác chất cao [20]. Phương pháp điện hóa Đây là phương pháp tổng hợp nano kim loại dựa trên quá trình điện phân. Trước tiên dung dịch điện hóa sẽ được chuẩn bị gồm chất khử, chất hoạt động bề mặt, chất bảo vệ, chất phân tán. Sau đó 2 điện cực được chuẩn bị là các thanh kim loại tương ứng với nano cần tổng hợp. Khi thực hiện quá trình tổng hợp, hai điện cực sẽ được nối với dòng điện và điều khiển giá trị mật độ dòng điện tương ứng, dưới tác dụng của dòng điện, ion kim loại sẽ thoát ra từ anot khuếch tán vào dung dịch điện hóa và di chuyển về phía catot. Tại đây sẽ xảy ra phản ứng khử và kim loại hình thành sẽ bám vào bề mặt cathode. Tuy nhiên với quá trình tổng hợp nano kim loại, các ion kim loại sẽ bị khử bởi chất khử trong dung dịch chất điện hóa trước để hình thành các mầm tinh thể, và với sự có mặt của các chất bảo vệ cũng như chất hoạt động bề mặt, các nano kim loại sẽ được hình thành và ổn định kích thước [21]. Phương pháp khử hóa học Phương pháp này được thực hiện dựa trên phản ứng khử ion Cu2+ thành Cu0 trong môi trường thích hợp, các tác nhân khử được sử dụng như: formaldehyde, hydrazine SVTH: Nguyễn Minh Lưng
13
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
hydrat, potassium borohydride, sodium borohydride, ascorbic acid,… Phương pháp khử hóa học được biết với ưu điểm là dễ kiểm soát hình dạng và kích thước hạt bằng cách thay đổi các thông số kỹ thuật trong quá trình tổng hợp, các thiết bị sử dụng đơn giản và có thể tổng hợp với số lượng lớn [22]. Phương pháp đánh giá vật liệu nano Quang phổ UV–Vis Trong số các phương pháp quang phổ, phổ tử ngoại và khả kiến - (UltravioletVisible, UV-Vis) là phương pháp phân tích được sử dụng rộng rãi để kiểm chứng các nano kim loại, ưu điểm của phương pháp này là xác định nhanh, giá thành rẻ. Các nano kim loại có khả năng hấp thụ mạnh vùng ánh sáng tử ngoại và khả kiến nhờ hiện tượng plasmon bề mặt cục bộ [23]. Đối với UV-Vis, khi năng lượng bức xạ điện từ trong vùng bước sóng khoảng 100 ÷ 700nm được sử dụng để kích thích các electron lên các quỹ đạo năng lượng cao hơn. Từ những quỹ đạo đã được lượng tử hóa, chỉ có một số quá trình chuyển đổi có thể xảy ra trong miền năng lượng UV-Vis. Sự khác biệt giữa chùm tia tới và truyền qua cho ta biết tần số hấp thu của mẫu phân tích. Trên cơ sở dữ liệu của sự hấp thu sẽ cho biết kết quả phân tích của mẫu tạo thành phổ hấp thu với độ phân giải tới 1nm [23]. Đánh giá kích thước hạt thông qua kỹ thuật TEM Kính hiển vi điện tử truyền qua - Transmission Electron Microscopy (TEM) là thiết bị hiệu quả nhất đối với những nghiên cứu về khoa học nano, TEM cho phép xác định hình thái cấu trúc bên trong của vật liệu nano với độ phân giải có thể lên tới 0.1 nm. Do đó phương pháp này cho phép xác định chính xác hình dạng và kích thước các nano đồng thu được [24]. Nguyên tắc của kính hiển vi điện tử truyền qua là do sự tán xạ của chùm electron xuyên qua mẫu. TEM được cấu tạo bởi các bộ phận chính gồm: hệ thống chiếu sáng, hệ thống thấu kính và hệ thống phân tích ảnh [24]. Kính hiển vi điện tử quét (SEM) Kính hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscope – SEM) thuộc loại kính hiển vi điện tử, được sử dụng chủ yếu để cho thông tin về hình ảnh bề mặt vật liệu với độ phân giải cao. SEM sử dụng một chùm tia điện tử hẹp quét trên bề mặt vật mẫu, nhờ SVTH: Nguyễn Minh Lưng
14
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
sự tương tác của các nguyên tử nằm gần hoặc tại bề mặt mẫu với các điện tử đến, mà SEM cho thông tin hình ảnh bề mặt thành phần nguyên tố và các tính chất khác của vật liệu, chẳng hạn như tính chất điện [25]. Một hệ thống kính hiển vi điện tử quét cơ bản bao gồm 4 thành phần chính: súng phóng điện tử, hệ thống thấu kính, hệ thống phát hiện và hiển thị kết quả, hệ thống bơm chân không. Ngoài ra, còn một số bộ phận như buồng đặt mẫu, vật kính, lỗ mở kính [25]. Phương pháp phổ nhiễu xạ tia X (XRD) Phương pháp nhiễu xạ tia X được sử dụng để phân tích các vật liệu có cấu trúc, nó cho phép xác định hằng số mạng và các đỉnh đặc trưng cho các cấu trúc đó. Đối với kim loại, phương pháp XRD cho phép xác định chính xác sự tồn tại của kim loại trong mẫu dựa trên các đỉnh thu được so sánh với các đỉnh chuẩn của nguyên tố đó [26]. Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD: X-Ray Diffraction) là phương pháp mà một chùm tia X đơn sắc có bước sóng λ chiếu tới bề mặt tinh thể chất rắn cách nhau một khoảng đều đặn và đi sâu vào bên trong mạng lưới tinh thể tạo ra hiện tượng nhiễu xạ của các tia X. Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc tinh thể của vật chất, kiểm tra sự đơn pha (độ tinh khiết) của vật liệu, xác định được kích thước tinh thể [26]. Ứng dụng của nano đồng Hiện nay các nano đồng đã có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và công nghệ cao, nhiều cuộc khảo nghiệm đã được thực hiện trong những năm gần đây để khẳng định vai trò quan trọng của nano đồng trong nông nghiệp mà cụ thể hơn đó chính là khả năng kháng nấm, khuẩn gây bệnh hại trên cây trồng [14]. Nano đồng có khả năng diệt hầu hết các loại nấm bệnh gây hại trên cây trồng nó được xem như một loại thuốc bảo vệ thực vật đặc trị nấm theo cách an toàn nhất, không độc hại, không gây tồn dư các chất độc hại trên nông sản và trong tương lai gần nano đồng có thể thay thế các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học độc hại. Thực tế cho thấy nano đồng có thể phòng và đặc trị bệnh nấm hồng trên cây cao su [14]. Trong ngành công nghiệp luyện kim, bột nano đồng được sử dụng như là chất phụ gia nung kết để giảm nhiệt độ. Nano đồng được ứng dụng trong các sản phẩm SVTH: Nguyễn Minh Lưng
15
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp
chăm sóc da và được sử dùng rộng rãi trong lĩnh vực y tế và chống vi khuấn, kháng nấm bệnh trên nhiều động thực vật [16]. TỔNG QUAN VỀ CÂY BÀNG Đặc điểm chung về cây bàng Cây bàng thuộc bộ Mytale, họ Combretaceae, chi Terminalia, loài T. catappa [27].
Hình 2. 2. Cây bàng Cây bàng (tên khoa học là Termina cattappa) là một loại cây thân gỗ lớn sinh sống ở vùng nhiệt đới, thuộc họ trâm bầu (Combretaceae). Nguồn gốc của loài này hiện vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, nó có thể có nguồn gốc từ Ấn Độ, bán đảo Mã Lai hay New Guinea. ở nước ta bàng được trồng hoặc mọc hoang ở vùng duyên hải khắp cả nước và các đảo khắc ngoài khơi từ Bắc và Nam [28]. Bàng là loại cây có thể mọc cao tới 35 m, với tán lá mọc thẳng, đối xứng và các cạnh nằm ngang, khi cây già hơn thì tán lá của nó trở nên phẳng hơn để tạo thành hình dáng giống như cái bát trải rộng, lá to dài khoảng 15 đến 25cm và rộng 10 đến 14cm, hình trứng, xanh sẫm và bóng. Đây là loại cây có lá rụng về mùa khô trước khi rụng thì lá chuyển màu sang màu đỏ ánh hồng hay nâu vàng do các sắc tố như violaxanthin, lutein hay zeaxanthin [27], [28] Phân bố và sinh thái học Cây bàng được trồng ở khu vực nhiệt đới được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á, ngoài ra chúng còn được tìm thấy ở miền bắc Australia, Ấn Độ, phía đông và phía tây Châu Phi và vùng đất thấp của Nam và Trung Mỹ loại cây này phát triển tốt nhất ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Chúng có thể sống ở những vùng đất có độ cao từ 0 đến 800m so với mực nước biển nơi có nhiệt độ trung bình trong năm từ 15 đến 350C với lượng mưa trung bình đạt từ 730 đến 3000mm. Ở nước ta cây mọc từ Quảng Ninh SVTH: Nguyễn Minh Lưng
16
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
đến Vũng Tàu, Côn Đảo và các đảo ngoài khơi Từ Bắc vào Nam. Cây rụng lá ưa sáng mọc tốt ở đồng bằng và các đồi núi, núi sỏi ven biển, tái sinh rất mạnh. Cây bàng phát triển tốt nhất trên đất cát hoặc đất mùn, ngoài ra chúng còn có thể được tìm thấy trên đất bùn, đất sét, đất sét pha với pH của đất thường là trung tính đến kiềm yếu. Ở Châu Á, trong 1 năm cây bàng có thể rụng lá hai lần nhưng ra hoa đến 3 lần, ra lá non tháng 2, mùa hoa là từ tháng 3 đến tháng 7, mùa quả từ tháng 4 đến tháng 9 [27], [28]. Thành phần hóa học Vỏ thân cây cây bàng chứa 25-35% tanin pyrogalic và tanin catechic, vỏ cành chứa 11% tannins, acid clagic, acid galic, catecchin, epicatecchin và leucocyanidin. Lá bàng chứa một số flavonoids (chẳng hạn kamferol hay quereetin) cũng như các chất tannins (như punicalin, punicalagin, tercatin) các chất saponines và phytosterols, acid galic và acid clagic, brevifolin carboxylic acid [27]. TỔNG QUAN VỀ CHỦNG NẤM COLLETOTRICHUM SPP Sơ lược về chủng nấm Colletotrichum spp Giới thiệu chung Nấm Colletotrichum spp được xác định là tác nhân chính gây bệnh thán thư trên cây ớt và một số loại cây trồng khác như ngũ cốc, các cây họ đậu, rau cải, cây ăn quả. Nấm Colletotrichum được xếp vào giới Fungi, thuộc ngành Ascomycota, lớp Sordariomycetes, bộ Phyllachorales, họ Phyllachoraceae, giống Colletotrichum [28]. Cơ chế gây bệnh của Colletotrichum spp Nấm Colletotrichum spp. tồn tại trong tàn dư thực vật, quả, hạt bị bỏ lại trên cánh đồng khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhập vào tế bào chủ bằng nhiều con đường khác nhau như sản xuất một số cấu trúc gây nhiễm vào tế bào chủ: ống mầm, đĩa áp (tạo áp lực), sợi nấm nội bào, sợi nấm sơ cấp, sợi nấm thứ cấp. Chúng xâm nhiễm dưới lớp biểu bì của tế bào chủ hoặc trong tế bào. Đầu tiên, chúng bám và nảy mầm trên bề mặt tế bào chủ, hình thành giác bám có vòi xâm nhiễm tạo áp lực xâm nhập vào tế bào chủ. Sau khi xâm nhập, hình thành nên sợi nấm nội bào và sợi nấm sơ cấp. Từ sợi nấm sơ cấp hình thành nên nhiều sợi nấm thứ cấp. Các sợi nấm này đâm xuyên hoặc len lỏi qua các tế bào, xâm chiếm khắp vùng dưới lớp biểu bì và nhanh chóng lan rộng khắp các mô. Các mô bị xâm nhiễm sẽ chết và hình thành các vùng lõm, các vết bệnh sẽ SVTH: Nguyễn Minh Lưng
17
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
loang dần ra và liên kết với nhau tạo thành các vết bệnh lớn, sau đó bào tử sẽ được phát tán nhờ gió hay nước mưa làm phát tán bệnh sang các bộ phận khác của cây hoặc từ cây này sang cây khác và lặp lại vòng tuần hoàn xâm nhiễm này [28].
SVTH: Nguyễn Minh Lưng
18
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng trong nguyên cứu này là dung dịch nano đồng được tổng hợp bằng dịch chiết lá bàng. Lá bàng được thu hái tại Đại Học Trà Vinh. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Dụng cụ và hóa chất 3.2.1.1. Hóa chất Bảng 3. 1. Hóa chất STT
Tên hóa chất
Công thức
Hãng sản xuất
1
Copper sulfate
CuSO4
Trung Quốc
2
Dinatri hydrophophate
Na2HPO4
Trung Quốc
3
Kali dihydrophate
KH2PO4
Trung Quốc
4
Deion water
H2 O
3.2.1.2. Dụng cụ Bảng 3. 2. Dụng cụ STT
Dụng cụ
Số lượng
Quy cách
1
Bình tam giác 250mL
4
Trung Quốc
2
Bình định mức 5mL, 10mL, 50mL
3
Trung Quốc
3
Cốc thủy tinh 250mL, 50mL,
5
Trung Quốc
4
ống đong 10mL
1
Trung Quốc
5
Pipet 0.5mL, 1mL, 5mL,
3
Trung Quốc
6
Nhiệt kế
1
Trung Quốc
3.2.1.3. Thiết bị sử dụng
SVTH: Nguyễn Minh Lưng
19
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp
Bảng 3. 3. Thiết bị sử dụng STT
Thiết bị
Số lượng
Quy cách
1
Quang phổ hấp thụ UV-Vis
1
Trung Quốc
2
Bếp điện
1
Trung Quốc
3
Máy đo Ph
1
Trung Quốc
3.2.2. KHẢO SÁT QUY TRÌNH TỔNG HỢP NANO ĐỒNG TỪ DỊCH CHIẾT LÁ BÀNG 3.2.2.1. Khảo sát điều kiện ảnh hưởng đến tạo dịch chiết. • Thí nghiệm 1: Khảo sát thời gian tạo dịch chiết [1]. Cách tiến hành: Cân 20g mẫu lá bàng, đun sôi với 200mL nước cất, trong khoảng thời gian t phút. Lọc lấy dịch chiết, Lấy 3mL dịch chiết nhỏ vào bình tam giác chứa sẵn 47mL dung dịch CuSO4 1mM, lắc đều trong môi trường pH 4, để thời gian tạo phản ứng trong 60 phút. Sau đó đem dung dịch chứa nano đồng vừa tạo đi kiểm tra UV-VIS. Chọn thời gian tối ưu ứng với giá trị mật độ quang cao nhất. Đối với thông số thời gian chiết, các giá trị biến thiên: t = 5 phút, 10 phút, 15 phút, 20 phút, 25 phút. Bảng 3. 4. Khảo sát thời gian tạo dịch chiết Thời STT
gian chiết
1
5
2
10
3
15
4
20
5
25
Tỷ lệ rắn/lỏng
20 /200
SVTH: Nguyễn Minh Lưng
Nồng
Dịch chiết/
Thời
độ
dung dịch
gian
CuSO4
CuSO4
pứ
1.0mM
3mL/47 mL.
60 phút
Chỉ số pH
theo dõi (Abs / λmax)
4
20
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp • Thí nghệm 2: Khảo sát tỉ lệ rắn/lỏng [1].
Cách tiến hành: Cân m g mẫu lá bàng, đun sôi với 200mL nước cất, trong khoảng thời gian t phút (được chọn ở thí nghiệm 1, bảng 3.4). Lọc lấy dịch chiết, lấy 3mL dịch chiết nhỏ vào bình tam giác chứa sẵn 47mL dung dịch CuSO4 1mM trong môi trường pH 4, lắc đều, để thời gian tạo phản ứng trong 60 phút. Sau đó đem dung dịch chứa nano đồng vừa tạo đi kiểm tra UV-VIS. Chọn khối lượng lá bàng tối ưu ứng với giá trị mật độ quang cao nhất. Đối với thông số tỉ lệ rắn lỏng, cố định thể tích nước VH2O = 200mL, còn giá trị khối lượng mẫu biến thiên: m = 5g, 10g, 15g, 20g, 25g. Bảng 3. 5. Khảo sát tỉ lệ rắn/lỏng
STT
Thời gian
Tỷ lệ
Nồng độ
chiết
rắn/lỏng
CuSO4
1
Dịch chiết/
Thời
dung dịch
gian
CuSO4
pứ
3mL/47 mL
60 phút
Chỉ số pH
theo dõi (Abs / λmax )
5/200
2
Tối ưu ở
10/200
3
thí
15/200
4
nghiệm 1
20/200
5
1.0mM
4
25/200
3.2.2.2. Khảo sát yếu tố ảnh đến quá trình tạo nano đồng. • Thí nghiệm 3: Khảo sát nồng độ dung dịch đồng sulfat. Cách tiến hành: Cân m g mẫu lá bàng (được chọn ở thí nghiệm 2, bảng 3.5), đun sôi với 200mL nước cất, trong khoảng t thời gian (được chọn ở thí nghiệm 1, bảng 3.4). Lọc lấy dịch chiết, lấy 3mL dịch chiết nhỏ vào bình tam giác chứa sẵn 47mL dung dịch CuSO4 C mM trong môi trường pH 4, lắc đều, để thời gian tạo phản ứng trong 60 phút. Sau đó đem dung dịch chứa nano đồng vừa tạo đi kiểm tra UV-VIS. Chọn nồng độ CuSO4 tối ưu ứng với giá trị mật độ quang cao nhất. Đối với thông số nồng độ dung dịch CuSO4, giá trị biến thiên: C = 0.5mM, 1.0mM, 2.0mM, 3.0mM, 4.0mM, 5.0mM.
SVTH: Nguyễn Minh Lưng
21
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp
Bảng 3. 6. Khảo sát nồng độ dung dịch đồng sulfat Thời STT
gian chiết
Tỷ lệ
Nồng độ
rắn/lỏng
CuSO4
1 2
Dịch chiết/
Thời
dung dịch
gian
CuSO4
pứ
3mL/47 mL
60 phút
p H
Chỉ số theo dõi ( Abs / λmax )
0.5mM Tối ưu ở Tối ưu ở
1.0mM
3
thí
thí
2.0mM
4
nghiệm
nghiệm
3.0mM
5
1
2
4.0mM
6
4
5.0mM
• Thí nghiệm 4: Khảo sát tỉ lệ thể tích dịch chiết [1]. Cách tiến hành: Cân m g mẫu lá bàng (được chọn ở thí nghiệm 2, bảng 3.5), đun sôi với 200mL nước cất, trong khoảng t thời gian (được chọn ở thí nghiệm 1, bảng 3.4). Lọc lấy dịch chiết, lấy VDịch chiết mL dịch chiết nhỏ vào bình tam giác chứa sẵn V (CCuSO4)mL (thể tích tỉ lệ dịch chiết / dung dịch CuSO4 luôn là 50mL) trong môi trường pH 4, lắc đều để thời gian tạo phản ứng trong 60 phút. Sau đó đem dung dịch chứa nano đồng vừa tạo đi kiểm tra UV-VIS. Chọn tỉ lệ tối ưu ứng với giá trị mật độ quang cao nhất. Đối với thông số tỉ lệ thể tích dịch chiết/ dung dịch CuSO4 biến thiên như sau: Nghiệm thức 1: 1mL dịch chiết: 49mL x mM CuSO4. Nghiệm thức 2: 2mL dịch chiết: 48mL x mM CuSO4. Nghiệm thức 3: 3mL dịch chiết: 47mL x mM CuSO4. Nghiệm thức 4: 4mL dịch chiết: 46mL x mM CuSO4. Nghiệm thức 5: 5mL dịch chiết: 45mL x mM CuSO4.
SVTH: Nguyễn Minh Lưng
22
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp
Bảng 3. 7. Khảo sát tỉ lệ thể tích dịch chiết STT
Thời gian
Tỷ lệ
Nồng độ
chiết
rắn/lỏng
CuSO4
1
Dịch chiết/
Thời
dung dịch
gian
CuSO4
pứ
Chỉ số pH
theo dõi ( Abs / λmax )
1/49
2
Tối ưu ở
Tối ưu ở
Tối ưu ở
2/48
3
thí
thí
thí
3/47
4
nghiệm 1
nghiệm 2
nghiệm 3
4/46
5
60
4
phút
5/45
• Thí nghiệm 5: Khảo sát thời gian phản ứng. Cách tiến hành: Phương pháp thu dịch chiết và phản ứng tạo nano đồng được tiến hành tương tự các thí nghiệm trên với các nghiệm thức tối ưu được chọn trong thí nghiệm 1, 2, 3, và 4. Đối với thông số thời gian phản ứng tạo nano đồng, giá trị biến thiên: t = 20 phút, 40 phút, 60 phút, 80 phút, 100 phút. Bảng 3. 8. Khảo sát thời gian tạo nano đồng STT
Thời gian
Tỷ lệ
Nồng độ
chiết
rắn/lỏng
CuSO4
Dịch chiết/
Thời
dung dịch
gian
CuSO4
pứ
1
Chỉ số pH
theo dõi ( Abs / λmax )
20
2
Tối ưu ở
Tối ưu ở
Tối ưu ở
Tối ưu ở
40
3
thí
thí
thí
thí nghiệm
60
4
nghiệm 1
nghiệm 2
nghiệm 3
4
80
5
4
100
• Thí nghiệm 6: Khảo sát pH Môi Trường Tạo Nano Đồng [1]. Cách tiến hành: Phương pháp thu dịch chiết và phản ứng tạo nano đồng được tiến hành tương tự các thí nghiệm trên với các nghiệm thức tối ưu được chọn trong thí
SVTH: Nguyễn Minh Lưng
23
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp
nghiệm 1, 2, 3, 4 và 5. Đối với thông số môi trường tạo nano đồng, giá trị biến thiên là pH= 4, 5, 6, 7, 8 Bảng 3. 9. Khảo sát pH môi trường tạo nano đồng Thời STT
gian chiết
1 2 3 4 5
Tỷ lệ
Nồng độ
rắn/lỏng
CuSO4
Dịch chiết/
Thời
dung dịch
gian
CuSO4
pứ
Tối ưu ở Tối ưu ở Tối ưu ở
Tối ưu ở
thí
thí
thí
Tối ưu ở thí
thí
nghiệm
nghiệm
nghiệm
nghiệm 4
nghiệm
1
2
3
5
Chỉ số pH
theo dõi ( Abs / λmax )
4 5 6 7 8
3.2.3. Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của nano đồng Tiến hành thử khả năng kháng nấm của nano đồng bằng chủng nấm đã được phân lập trên đĩa petri, chỉ tiêu theo dõi là điều kiện vòng vô khuẩn, trên chủng nấm Chủng nấm Colletotrichum spp. 3.2.3.1. Môi trường nuôi cấy Dung dịch nano đồng thử nghiệm được lọc vô khuẩn qua màng lọc millipore, sau đó hút lượng dung dịch nano đồng cần khảo sát cho vào 50mL môi trường nuôi cấy (Cân 2g Potato Dextrose Agar cho vào 50 mL nước cất), sau đó hấp khử trùng bằng thiết bị autoclave ở 1100C và để nguội, sau đó khuyếch tán môi trường nuôi cấy vào đĩa petri và để nguội [30]. 3.2.3.2. Cách tiến hành thử khả năng kháng khuẩn của dung dịch keo nano đồng Dùng que cấy hình thước được khử trùng trên ngọn đèn cồn lấy tơ nấm, khuẩn sinh trưởng trên môi trường PDA (giống gốc), đem cấy vào giữa các đĩa môi trường chứa dung dịch ở các nồng độ cần khảo sát. Tất cả mẫu đối chứng không có dung dịch nano đồng vô trùng. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần, ủ các đĩa đã cấy ở nhiệt độ phòng, theo dõi đường kính sinh trưởng của chúng theo dạng tỏa tròn (mm) trong các khoảng thời gian xác định sau 2 ngày, 4 ngày, 6 ngày [30]. SVTH: Nguyễn Minh Lưng
24
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp • Tính kết quả
Từ dữ liệu trung bình đường kính tơ nấm (mm), tính phần trăm ức chế sinh trưởng theo công thức [30]:
DK1-DK2
% ức chế sinh trưởng =
x 100% DK1
Trong đó:
DK1 là đường kính tơ nấm trung bình ở mẫu đối chứng DK2 là đường kính tơ nấm trung bình ở mẫu có chưa nano đồng
SVTH: Nguyễn Minh Lưng
25
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NANO ĐỒNG TỪ DUNG DICH CuSO4 BẰNG TÁC NHÂN KHỬ DỊCH CHIẾT LÁ BÀNG. 4.1.1. Thu dịch chiết lá bàng Phương pháp thu dịch chiết: lá bàng sau khi thu về được rửa sạch bằng nước cất, phơi dưới ánh nắng cho ráo nước, lá bàng sau khi phơi khô được thái nhỏ, cho vào túi nilon bịt kín và bảo quản trong tủ lạnh để dùng cho thí nghiệm. Cân 20g mẫu lá bàng, đun sôi với 200mL nước cất, trong khoảng thời gian t phút, dịch chiết thu được, được lọc qua giấy lọc, sau đó để nguội và lưu trữ trong tủ lạnh cho đến khi thực hiện thí nghiệm.
a
b
c
Hình 4. 1. Thu dịch chiết lá bàng (a). Lá bàng nguyên liệu phơi dưới nắng; (b). Lá bàng được đun sôi để lấy dịch chiết; (c). Dịch chiết thu được Phản ứng tạo nano đồng từ dịch chiết lá bàng: hỗn hợp phản ứng bao gồm x mL dịch chiết lá bàng cho vào X mL dung dịch CuSO4 1mM để tạo tổng thể tích 50 mL, hỗn hợp phản ứng ở điều kiện nhiệt độ phòng trong 60 phút. Sau phản ứng dung dịch được đo quang phổ tử ngoại – khả kiến (UV-VIS) với bước sóng từ 300- 600 nm để xác định sự tạo thành nano đồng trong dung dịch phản ứng.
SVTH: Nguyễn Minh Lưng
26
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp
a
b
c
Hình 4. 2. Phản ứng tạo nano đồng (a). Dung dịch 1mM CuSO4; (b). Dịch chiết lá bàng; (c). Dung dịch sau khi phản ứng 4.1.2. Quy trình thực hiện Trong nghiên cứu này, nano đồng được tạo bằng phương pháp khử ion Cu2+ thành Cu sử dụng dịch chiết lá bàng , việc tạo nano đồng được thực hiện theo một quy trình thống nhất ở hình 4.3. Lá Bàng Xử lý mẫu (rửa sạch, cắt nhỏ) Mẫu Lá Bàng
Đun sôi trong thời gian t Khảo sát thời gian chiết
Khảo sát nồng độ CuSO4
Khảo sát Tỷ lệ
Dịch chiết +Dung dịch CuS04
Thực hiện phản ứng Khảo sát Tỷ lệ dịch
Nano đồng Khảo sát thời gian pư
Khảo sát pH
Kiểm tra kích thước hạt (TEM)
Kiểm tra khả năng kháng nấm
Hình 4. 3. Quy trình thực nghiệm SVTH: Nguyễn Minh Lưng
27
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
4.1.3. Kết quả khảo sát điều kiện ảnh hưởng đến tạo dịch chiết. Việc tạo nano đồng dựa vào khả năng khử ion Cu2+ thành nguyên tử Cu của dịch chiết, vì vậy thành phần dịch chiết thu được sẽ quyết định đến sự tạo thành nano đồng. Thành phần dịch chiết sẽ khác nhau ở từng thời điểm chiết, do đó việc khảo sát thời gian tạo dịch chiết lá bàng đã được tiến hành nhằm mục đích lựa chọn được thời gian chiết phù hợp nhất cho nghiên cứu. 4.1.3.1. Kết quả khảo sát thời gian tạo dịch chiết. Kết quả khảo sát sự phụ thuộc của khả năng tạo dịch chiết lá bàng tối ưu phụ thuộc vào thời gian chiết được biểu diễn ở hình 4.4.
SVTH: Nguyễn Minh Lưng
28
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp Ghi chú: Đối chứng Dịch chiết Nano Cu với dịch chiết sau 5 phút Nano Cu với dịch chiết sau 10 phút Nano Cu với dịch chiết sau 15 phút Nano Cu với dịch chiết sau 20 phút Nano Cu với dịch chiết sau 25 phút
Hình 4. 4. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian chiết đến quá trình tạo nano Bảng 4. 1. Độ hấp thu và bước sóng cực đại của nano đồng tạo thành theo thời gian chiết Thời gian chiết (phút) Bước sóng hấp thu cực đại (nm) Độ hấp thụ của nano đồng (Abs)
5
10
15
20
25
409
397
389
390
392
1.333
2.138
2.148
1.587 1.461
Căn cứ vào các nghiên cứu trước đây cho thấy độ hấp thu cực đại của dung dịch nano đồng trong khoảng 340 – 588nm [3], [31], bên cạnh đó ở kích cỡ nano nên chúng có trạng thái lượng tử hóa năng lượng, vùng dẩn và vùng giá trị tồn tại rời rạc và nhờ sự giam giam giữ lượng tử, năng lượng vùng cấm của vật liệu nano nên hấp thụ chọn lọc bước sóng xác định tùy kim loại. Nếu kích thước hạt tăng, vùng cộng hưởng plasmon bề mặt cục bộ có xu hướng dịch chuyển về vùng có bước sóng dài. Ngược lại, khi kích thước các hạt giảm, cực đại hấp thụ sẽ chuyển dịch về bước ngắn [11]. Từ kết quả ở hình 4.4 và bảng 4.1 cho thấy khi tăng thời gian chiết tức là thời gian đun sôi lên từ 5 đế n 15 phút thì mật độ quang giảm và bước sóng hấp thu cực đại cao nhất là sau 5 phút (λmax = 409, Abs = 1.587) nhưng giảm không nhiều so với 10 phút đều này do hàm lượng hoạt chất trong dịch chiết giảm nên lượng tác chất phản ứng với dung dịch đồng thấp nên mật độ quang giảm dần, mặt khác bước sóng hấp thu càng thấp thì kích thước nano đồng càng nhỏ, khả năng kháng nấm tốt hơn, cho nên 10 phút trong giai đoạn này là tối ưu nhất. Khi tăng thời gian chiết lên từ 15 đến 25 phút thì mật độ SVTH: Nguyễn Minh Lưng
29
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
quang có chiều hướng tăng lên đạt kết quả tốt nhất là ở 25 phút, nhưng từ thời gian chiết 20 đến 25 phút nano đồng bắt đầu xuất hiện hạt keo nhỏ, hỗn hợp không ổn định, hiện tượng trên một phần do khi tăng thời gian chiết lên lượng chất khử tạo ra quá nhiều làm cho quá trình tạo nano đồng xảy ra quá nhanh dẫn đến hiện tượng keo tụ, mặc khác theo một số nghiên cứu trước đây thời gian chiết thấp hơn 20 phút [1], cho nên thời gian chiết ở 10 phút là phù hợp nhất trong thí nghiệm này. Từ những kết quả trên, cho thấy nghiệm thức thời gian chiết lá bàng ở thời điểm 10 phút là phù hợp nhất so với các nghiệm thức còn lại, vì vậy thời gian chiết 10 phút được chọn để tiến hành thí nghiệm 2. 4.1.3.2. Kết quả khảo sát tỉ lệ rắn/lỏng Ngoài yếu tố thời gian tạo dịch chiết, lượng nguyên liệu lá bàng đem đi chiết (tỉ lệ/rắn lỏng) cũng ảnh hưởng đến kết quả tạo nano đồng, vì vậy việc khảo sát tỉ lệ/rắn lỏng cũng hết sức cần thiết. Kết quả khảo sát sự phụ thuộc của khả năng tạo nano đồng vào tỉ lệ rắn lỏng được biểu diễn ở hình 4.5. Căn cứ vào kết quả ở hình 4.5 và bảng 4.2 cho thấy khi tỉ lệ rắn/lỏng là 25g/200mL thì giá trị mật độ quang đo được là cao nhất (1.723), nghĩa là lượng nano đồng tạo thành là tối ưu nhất, mặc khác bước sóng cực đại thấp so với các nghiệm thức còn lại nên chứng tỏa kích thước nano nhỏ và có tính kháng nấm tốt hơn và nếu tiếp tục tăng khối lượng mẫu lá bàng lên thì quá trình trích ly dịch chiết diển ra không thuận lợi do hàm lượng rắn/ lỏng chêch lệch rất nhiều, làm dung dịch bị cô đặc lại, quá trình hòa tan các hoạt chất sinh học vào dung môi là quá trình vật lý. Khi lượng dung môi tăng, tạo cơ hội các hoạt chất sinh học tiếp xúc với dung môi dẫn đến khả năng thẩm thấu cao hơn. Khi tỷ lệ dung môi/ nguyên liệu lớn, nghĩa là sự khác biệt về nồng độ giữa dung môi và các chất hòa tan trở nên lớn, nếu lượng dung môi ít dẫn đến trích ly không hoàn toàn [32], nên trong trường hợp này tăng khối lượng lá bàng lên thì lượng dung môi nước quá ít nên làm các hoạt chất trong lá bàng không hòa tan tốt nhất nên quá trình tạo nano đồng về sau không đạt được hiệu quả cao, bên cạnh đó theo một số công trình nghiên cứu trước đây nhận thấy rằng tỷ lệ rắn/lỏng tối ưu không vượt quá 25g [1]. SVTH: Nguyễn Minh Lưng
30
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Từ những kết quả trên cho thấy nghiệm thức tỷ lệ rắn/ lỏng ở 25g/200mL là phù hợp nhất so với các nghiệm thức còn lại, vì vậy tỷ lệ rắn /lỏng 25g/200mL được chọn để thực các thí nghiệm tiếp theo.
Ghi chú: Đối chứng Dịch chiết Nano Cu với dịch chiết 5g Nano Cu với dịch chiết 10g Nano Cu với dịch chiết 15g Nano Cu với dịch chiết 20g Nano Cu với dịch chiết 25g Hình 4. 5. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tỉ lệ rắn/lỏng đến quá trình tạo nano đồng
SVTH: Nguyễn Minh Lưng
31
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp
Bảng 4. 2. Độ hấp thu và bước sóng cực đại của nano đồng tạo thành theo khối lượng lá bàng Khối lượng lá bàng (g)
5g
10g
15g
20g
25g
Bước sóng hấp thu cực đại (nm)
406.5
402
401.5
405
386.0
Độ hấp thụ của nano đồng (Abs)
0.467
0.733
1.060
1.020
1.723
4.1.4. Kết quả khảo sát yếu tố ảnh đến quá trình tạo nano đồng 4.1.4.1. Khảo sát nồng độ dung dịch đồng sulfat Bên cạnh yếu tố ảnh hưởng đến các điều kiện tạo dịch chiết lá bàng thì yếu tố nồng độ dung dịch CuSO4 cũng quan tâm khảo sát để có được điều kiện tốt nhất cho việc tạo nano đồng thông qua thí nghiệm 3. Kết quả khảo sát sự phụ thuộc của quá trình tạo nano đồng vào nồng độ dung dịch CuSO4 được biểu diễn ở hình 4.6. Căn cứ vào biểu đồ (hình 4.6) nhận thấy rằng khi tăng nồng độ đồng sulfat thì bước sóng dịch chuyển liên tục nằm trong khoảng (384- 400nm). Ngoài ra độ hấp thu của nano đồng cũng tăng lên theo nồng độ đồng sulfat. Điều này giúp ta nhận thấy rằng lượng nano được tạo ra càng nhiều hơn khi tăng nồng độ đồng sulfat.
SVTH: Nguyễn Minh Lưng
32
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp Ghi chú: Đối chứng Dịch chiết Nano Cu với đồng sunfat 0.5mM Nano Cu với đồng sunfat 1mM Nano Cu với đồng sunfat 2mM Nano Cu với đồng sunfat 3mM Nano Cu với đồng sunfat 4mM Nano Cu với đồng sunfat 5mM
Hình 4. 6. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch CuSO4 đến quá trình tạo nano đồng Bảng 4. 3. Độ hấp thu và bước sóng cực đại của nano đồng tạo thành theo nồng độ đồng sulfat Nồng độ đồng sulfat (CuSO4)
0.5mM
1mM
2mM
3mM
4mM
5mM
Bước sóng hấp thu cực đại (nm)
384
390
391
392
397
400
Độ hấp thụ của nano đồng (Abs)
1.775
1.815
1.981
2.190
2.265 2.066
Căn cứ vào kết quả ở hình 4.6 và bảng 4.3 cho thấy khi nồng độ dung dịch CuSO4 tăng dần từ 0.5mM đến 5.0mM thì giá trị mật độ quang đo được cũng tăng dần, nghĩa là lượng nano đồng tổng hợp được cũng tăng, và đạt giá trị lớn nhất với nồng độ 5 mM. Tuy nhiên trong quá trình bảo quản dung dịch chứa nano đồng, chúng tôi thấy xuất hiện sự kết tủa đồng ở các mẫu có nồng độ 2mM, 3mM, 4mM, 5mM. Nghĩa là nano đồng được tạo thành khi nồng độ dung dịch CuSO4 2mM, 3mM, 4mM, 5mM là không bền trong điều kiện khảo sát, dễ bị keo tụ. Như vậy, chúng tôi chọn giá trị nồng độ dung dịch CuSO4 thích hợp C = 1mM, với mật độ quang (Amax = 1.815) và dung dịch keo nano đồng tổng hợp được bền, không bị keo tụ.
SVTH: Nguyễn Minh Lưng
33
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
4.1.4.2. Kết quả khảo sát tỉ lệ thể tích dịch chiết.
Ghi chú: Đối chứng Dịch chiết Nano Cu với 1mL dịch chiết Nano Cu với 2mL dịch chiết Nano Cu với 3mL dịch chiết Nano Cu với 4mL dịch chiết Nano Cu với 5mL dịch chiết Hình 4. 7. Ảnh hưởng của tỉ lệ thể tích dịch chiết đến quá trình tạo nano đồng Căn cứ vào phổ đồ (hình 4.7) nhận thấy rằng khi tăng lượng dịch chiết thì bước sóng dịch chuyển về phía bước sóng ngắn ứng với việc nano đồng tạo thành có kích thước nhỏ hơn. Ngoài ra độ hấp thụ của nano đồng cũng tăng lần lượt theo lượng dịch chiết. Điều này giúp ta nhận định rằng lượng nano được tạo ra càng nhiều hơn khi tăng lượng dịch chiết. Dung dịch nano đồng có tác dụng diệt nấm càng mạnh khi có kích SVTH: Nguyễn Minh Lưng
34
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp thước càng nhỏ.
Bảng 4.4. Độ hấp thu và bước sóng cực đại của nano đồng tạo thành theo thể tích dịch chiết Thể tích dịch chiết (mL)
1mL
2mL
3mL
4mL
5mL
Bước sóng hấp thu cực đại (nm)
405
401
397
385.5
382
Độ hấp thụ của nano đồng (Abs)
0.447
0.799
1.095
1.414
1.746
Bên cạnh kích thước hạt nano đồng tạo ra nhỏ, kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.4 cũng cho thấy rằng, độ hấp thụ của dung dịch nano đồng tạo ra ở lượng dịch chiết 5mL là cao nhất, chứng tỏ lượng nano đồng tạo ra trong dung dịch là nhiều hơn so với các nghiệm thức còn lại. Lượng dịch thu được từ quá trình chiết là 200ml, tuy nhiên ta không sử dụng hết lượng dịch chiết này để thực hiện phản ứng tạo nano đồng mà chỉ sử dụng một lượng nhất định, vì vậy lượng dịch chiết đem khảo sát tiếp các thí nghiệm khảo sát môi trường pH và thời gian phản ửng tạo nano đồng để có được các điều kiện tối ưu cho quá trình phản ứng. 4.1.4.3. Kết quả khảo sát thời gian phản ứng.
SVTH: Nguyễn Minh Lưng
35
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp Ghi chú: Đối chứng Dịch chiết Thời gian phản ứng 20, 40, 60 phút Thời gian phản ứng 80, 100 phút
Hình 4. 8. Ảnh hưởng thời gian phản ứng đến quá trình tạo nano đồng Dung dịch nano đồng được pha loãng 10 lần trước khi đo UV- Vis Bảng 4. 4. Độ hấp thu và bước sóng cực đại của nano đồng tạo thành theo thời gian phản ứng Thời gian phản ứng ( phút) 20 40 60 80 100 Bước sóng hấp thu cực đại (nm)
412
412.5
412.5
412.5
412
Độ hấp thụ của nano đồng (Abs)
0.412
0.414
0.416
0.420
0.430
Căn cứ từ kết quả hình 4.8 và bảng 4.5 cho thấy thời gian phản ứng từ 20 đến 100 phút thì mật độ quang tăng dần, chứng tỏ theo thời gian thì lượng nano đồng được tạo ra nhiều nên khả năng diệt khuẩn tốt hơn, nguyên nhân mật độ quang tăng theo thời gian do trong dung dịch còn thành phần dịch chiết nên hỗn hợp cứ tạo ra nano đồng theo thời gian, mặt khác bước sóng hấp thu cực đại từ 80 đến 100 phút có chiều hướng giảm, nên chứng tỏ là nano đồng có kích thước càng nhỏ theo thời gian. Vì vậy trong thí nghiệm này chọn 100 phút là thời gian phản ứng tối ưu nhất. 4.1.4.4. Kết quả khảo sát pH môi trường tạo nano đồng. Bên cạnh các yếu tố ảnh hưởng đến các điều kiện tạo dịch chiết lá bàng, yếu tố nồng độ CuSO4 hay là yếu tố thời gian phản ứng. Trong nghiên cứu này yếu tố pH cũng quan tâm khảo sát để có được điều kiện tốt nhất cho việc tạo nano đồng thông qua thí nghiệm 6.
SVTH: Nguyễn Minh Lưng
36
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp
Ghi chú: Đối chứng Dịch chiết Nano Cu với pH 4 Nano Cu với pH 5 Nano Cu với pH 6 Nano Cu với pH 7 Nano Cu với pH 8 Hình 4. 9. Ảnh hưởng của pH môi trường đến quá trình tạo nano đồng - Dung dịch nano đồng được pha loãng 10 lần trước khi đo UV- Vis Bảng 4. 5. Độ hấp thu và bước sóng cực đại của nano đồng tạo thành theo thời gian phản ứng pH 4 5 6 7 8 Bước sóng hấp thu cực đại (nm)
407
406.5
407
407
409
Độ hấp thụ của nano đồng (Abs)
0.242
0.240
0.245
0.326
0.310
SVTH: Nguyễn Minh Lưng
37
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Căn cứ vào kết quả ở hình 4.9 và bảng 4.6 cho thấy khi pH tăng dần từ 4 đến 7 thì giá trị mật độ quang đo được tăng dần và đạt giá trị cao nhất khi pH = 7 (Abs= 0.326), nghĩa là lượng nano đồng tổng hợp được là tốt nhất. Nếu tiếp tục tăng giá trị pH thì giá trị mật độ quang giảm dần. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể giải thích như sau: khi ở môi trường có pH lớn hơn 7, lượng đồng tạo thành quá nhanh, dẫn đến hiện tượng bị keo tụ, dung dịch mất ổn định, nano đồng tổng hợp có kích thước lớn, làm giảm mật độ quang, cho nên môi trường pH =7 trong thí nghiệm này là phù hợp nhất . Như vậy, chúng tôi chọn giá trị pH môi trường là 7, đảm bảo giá trị mật độ quang khá cao (Amax = 0,326) và dung dịch chứa nano đồng tổng hợp được bền, không bị keo tụ. 4.1.5. Kết quả khảo sát đặc tính của nano đồng Từ các kết quả thí nghiệm đạt được, chúng tôi chọn ra các thông số tối ưu để thực hiện phản ứng tạo nano đồng bằng tác nhân dịch chiết lá bàng để kiểm tra kích thước hạt bằng kính hiển vi điện tử truyền qua (Transmission Electron Microscopy -TEM). Kết quả (hình 4.10) cho thấy nano đồng được tạo thành có kích thước 10 đến 25nm, kết quả này cho thấy rằng nano đồng được chúng tôi tạo ra có kích thước nhỏ hơn các nghiên cứu trước đây được thực hiện bởi Hyo- jeoung lee et al.(2013) với nano đồng tạo ra có kích thước từ 37 đến 110nm [33].
Hình 4. 10. Ảnh TEM nano đồng được tổng hợp bằng tác nhân khử dịch chiết lá bàng SVTH: Nguyễn Minh Lưng
38
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp
4.1.6. Kết quả nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của nano đồng
Mẫu 1000ppm (sau 6 ngày cấy)
Mẫu 2000 ppm (sau 6 ngày cấy)
Mẫu 4000 ppm (sau 6 ngày cấy)
Mẫu 8000 ppm (sau 6 ngày cấy)
Hình 4. 11. Hình ảnh mẫu đối chứng và mẫu nấm Colletotrichum spp phát triển trên môi trường có nano đồng ở nồng độ khác nhau ĐƯỜNG KÍNH NẤM PHÁT TRIỂN THEO NGÀY
Vòng phát triễn của nấm, cm
8 7 6 5
Đối chứng
4
1000ppm
3
2000ppm
2
4000ppm 8000ppm
1 0 1
2
4
8
Ngày
Hình 4. 12. Theo dõi đường kính nấm Colletotrichum spp phát triển theo ngày • Tính kết quả % ức chế sinh trưởng =
DK1-DK2
x 100%
DK1
SVTH: Nguyễn Minh Lưng
39
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp
Bảng 4. 7. Kết quả đánh giá khả năng ức chế nấm Colletotrichum spp của dung dịch nano đồng sau 6 ngày cấy Đường kính vòng khuẩn
Ức chế sinh trưởng
(mm)
(%)
Đối chứng
71
0
1000 ppm
43
39.4
2000 ppm
38
46.5
4000 ppm
26
63.3
8000 ppm
3
95.8
Nồng độ
Căn cứ vào hình 4.11; 4.12 và bảng 4.7 thể hiện khả năng kháng nấm tốt của dung dịch nano đồng. Cụ thể, với hàm lượng nano đồng có nồng độ 8000 ppm nhận thấy dấu hiệu của nấm Colletotrichum spp phát triển ít so với mẫu đối chứng ( ức chế sinh trưởng đến 95.8%), đồng nghĩa với khả năng kháng nấm Colletotrichum spp tốt của dung dịch nano đồng. Với hàm lượng nano đồng ở nồng độ thấp hơn (1000 ppm , 2000 ppm, 4000 ppm), dung dịch nano đồng thể hiện hoạt tính thấp hơn nhưng nấm Colletotrichum spp vẩn bị ức chế khá cao, cụ thể ức chế sinh trưởng lần lượt từng nồng độ là (39,4%, 46.5%, 63,3%). Khả năng kháng nấm Colletotrichum spp tốt của dung dịch nano đồng có thể được giải thích là do các nano tạo các tương tác gần với các tế bào nấm từ đó gây ra các biến đổi sinh học bao gồm sự thay đổi cấu trúc cũng như sự thay các chức năng của màng tế bào và tạo nên các gốc hydroxyl liên kết với các phân tử DNA và tạo ra sự mất trật tự của cấu trúc xoắn ốc nhờ các liên kết ngang trong và giữa các axit nucleic và làm hỏng các protein quan trọng nhờ liên kết với các nhóm carboxyl và amino sulfhydryl của các axit amin, điều này làm cho các protein bề mặt tế bào không hoạt động [34], [35].
SVTH: Nguyễn Minh Lưng
40
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Dung dịch nano đồng hoàn toàn có thể được tổng hợp bằng việc sử dụng dịch chiết lá bàng làm tác nhân khử ion đồng trong dung dịch CuSO4 với các thông số tối ưu là thời gian chiết 10 phút, lượng mẫu lá bàng và lượng nước cất sử dụng là 25g/200mL, nồng độ dung dịch CuSO4 1mM là phù hợp để tạo dung dịch nano đồng với thể tích dịch chiết lá bàng là 5mL; thể tích CuSO4 là 45mL trong điều kiện môi trường pH là 7, thời gian phản ứng không phụ vào thời gian, thời gian phản ứng 100 phút. Nano đồng được tạo ra có kích thước từ 10-25nm, dung dịch nano đồng hoàn toàn có khả năng kháng được chủng nấm Colletotrichum spp với % ức chế sinh tưởng của nấm lên đến 95.8%. 5.2. KIẾN NGHỊ Do thời gian thực hiện đồ án có hạn nên đề nghị các nghiên cứu sau đánh giá lại khả năng kháng chủng vi khuẩn Xanthomonas sp và thời gian lưu trử sản phẩm cùng với việc tạo ra sản phẩm và áp dụng thực tế trị bệnh thán thư trên cây ớt do chủng nấm Colletotrichum spp gây ra . Nano đồng có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống và trong công nghiệp, có rất nhiều phương pháp để tổng hợp nano đồng trong đó tổng hợp nano đồng bằng con đường sử dụng dịch chiết thực vật là một hướng nghiên cứu còn mới. Mặt khác Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hệ thực vật ở đây cực kỳ phong phú, đa dạng. Trên cơ sở của nghiên cứu này tôi kiến nghị tiếp tục nghiên cứu tổng hợp nano đồng bằng con đường sử dụng dịch chiết thực vật như sử dụng các loại lá khác như lá chè, ổi, vỏ măng cụt,... để tổng hợp nano đồng. Bởi đây là con đường an toàn, ít tốn kém, đặc biệt tạo ra nano đồng sạch, giá thành rẻ để ứng dụng trong các lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là ứng dụng trong y sinh học.
SVTH: Nguyễn Minh Lưng
41
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Thị Dung (2014), Tổng hợp nano đồng từ dung dịch cu2+ bằng dịch chiết nước lá bàng và ứng dụng làm chất kháng khuẩn, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại Học Sư Phạm Đại Học Đà Nẵng. [2]. Huỳnh Quốc Cường (2017), Nguyên cứu chế tạo nano trong môi trường nước, khóa luận tốt nghiệp, trường đại học Bà- Rịa Vũng Tàu. [3]. Cao Văn Dư, Nguyễn Xuân Chương (2012), Nguyên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của nano đồng bằng phương pháp khử hóa học có sự hỗ trợ của nhiệt vi sóng. [4]. Avinash P. Ingle, Nelson Duran, Mahendra Rai (2013), “Bioactivity, mechanism of action, and cytotoxicity of copper-based nanoparticles: A review”, Appl Microbiol Biotechnol. [5]. D. G. Deryabina , E. S. Aleshinaa , A. S. Vasilchenkoa , T. D. Deryabinaa , L. V.
Efremovaa, I. F. Karimova, and L. B. Korolevskayab (2013), “ Investigation of Copper Nanoparticles Antibacterial Mechanisms Tested by Luminescent Escherichia coli Strains”, Nanotech Russia,8:402–408. [6]. M. Jayandran, M. Muhamed Haneefa and V. Balasubramanian (2015), “Green synthesis of copper nanoparticles using natural reducer and stabilizer and an evaluation of antimicrobial activity”, Journal of Chemical and Pharmaceutical Research, 7(2), 251-259. [7]. https://en.wikipedia.org/wiki/Terminalia_catappa [8]. Delphine Schaming, Hynd Remita (2015), “Nanotechnology: from the ancient time to nowadays”, Springer Science+Business Media Dordrecht, Foundations of Chemistry, 17, 187–205. [9]. Nguyễn Đức Nghĩa (2007), Hóa học nano công nghệ nền và vật liệu nguồn, nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội. [10].https://vi.wikipedia.org/wiki/công_nghệ_nano#Cơ_sở_khoa_học_của_công_nghệ _nano. [11]. TS. Nguyễn Đại Hải, Giáo trình vật liệu nano điều chế, tính chất và một số ứng dụng, nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ, 47- 49. SVTH: Nguyễn Minh Lưng
42
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
Đồ án tốt nghiệp
[12]. Muhammad Sani Usaman, mohamed ezzat el, zowalaty, kamyar shameli (2013), “Synthesis, characterization, and antimicrobial properties of copper nanoparticles”, 8. 4467- 4479. [13].
https://www.tomshardware.co.uk/intel-xeon-e5-2600-v4-broadwell-ep,review-
33513.html [14]. http://wasi.org.vn/ung-dung-nano-dong-trong-nong-nghiep/. [15]. https://vi.wikipedia.org/wiki/đồng. [16]. Nguyễn Trung Kiên, Trần Thị Thu Hương, Dương Thị Thủy (2017), “Ảnh hưởng độc tính của vật liệu nano đồng đến sự sinh trưởng của Daphnia magna”, tạp chí sinh học, 39(2): 245-251. [17]. Lê Văn Bắc, Trần Thị Thu Hương, Dương Thị Thủy (2017), “Ảnh hưởng của vật liệu nano đồng đến sinh trưởng của bèo tấm Lemna sp”. Tạp chí Khoa học, DHQGHN [18] Cao Văn Dư (2016), Nghiên cứu tổng hợp và khảo sát các tính chất vật liệu nano đồng, học viện khoa học và công nghệ, Tp HCM. [19]. R. Betancourt-Galindo, P. Y. Reyes-Rodriguez, B. A. Puente-Urbina (2014), “Synthesis of Copper Nanoparticles by Thermal Decomposition and Their Antimicrobial
Properties”,
Journal
of
Nanomaterials
,Hindawi
Publishing
Corporation. [20]. Veronica Sáez and Timothy J. Mason (2009), “Sonoelectrochemical Synthesis of Nanoparticles”, journal of molecules 14, 4284-4299. [21]. N. Sivashankar, S. Karthick, N. Kawin (2016),“Particle Characterization of Copper Nanoparticles by Electrochemical Method”, IJSTE - International Journal of Science Technology & Engineering , Volume 3, Issue 01. [22]. Appu Manikandan and Muthukrishnan Sathiyabama (2015), “Green Synthesis of Copper - Chitosan Nanoparticles and Study of its Antibacterial Activity”, J Nanomed Nanotechnol 6 (1). [23]. Rucha Desai, Venu Mankad, Sanjeev K. Gupta, and Prafulla K. Jha (2012), “Size Distribution of Silver Nanoparticles: UV-Visible Spectroscopic Assessment”, Nanoscience and Nanotechnology Letters, 4(1): 30 – 34. [24]. https://en.wikipedia.org/wiki/Transmission_electron_microscopy SVTH: Nguyễn Minh Lưng
43
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thiện Thảo
[25]. https://en.wikipedia.org/wiki/Scanning_electron_microscope [26]. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhi%E1%BB%85u_x%E1%BA%A1_tia_X [27]. https://en.wikipedia.org/wiki/Terminalia_catappa [28]. Rudy Agung Nugroho, Hetty Manurung, Dewi Saraswati (2016), “The Effects of Terminalia catappa L. Leaves Extract on the Water Quality Properties, Survival and Blood Profile of Ornamental fish (Betta sp) Cultured”, Department of Biology, Faculty of Mathematics and Natural Sciences, Mulawarman University, Indonesia. [29]. Nguyễn Thị Thúy Hồng (2015), Phân lập và tuyển chọn các chủng BACILLUS SPP. Có khả năng đối kháng sinh học với nấm colletotrichum spp. Gây bệnh thán thư trên cây ớt, khóa luận tốt nghiệp, Đại Học Nông Lâm Tp. HCM. [30]. Nguyễn Vũ Mai Linh, Phan Thị Hồng Thảo, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Thị Hồng Liên (2017), “Tiềm năng ứng dụng nano bạc và đồng ức chế nấm penicillum digitatum gây bệnh mốc xanh trên cây cam”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN,33(2), 329336. [31]. Ss Shende, Nd Gaikwad, Sd Bansod (2016), “Synthesis And Wvaluation Of Antimicrobial Potential Of Copper Nanoparticle Against Agriculturally Important Phytopathogens”, International Journal Of Biology Research, 1(4), 41-47. [32]. Trần Thị Thùy Linh, Nguyễn Minh Thủy (2014), “Ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình trích ly các hoạt chất sinh học từ cây thuốc dòi (pouzolzia zeylanica l. Benn)”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số chuyên đề: Nông nghiệp(1), 68-75. [33]. Hyo- jeoung lee, jae yong song and beam soo kim (2013), “Biological synthesis of copper nanoparticles using magnolia kobus leaf extract and their antibacterial activity”, Published online in Wiley Online Library, 1971-1977. [34].T. Theivasanthi, M. Alagar (2011), “Studies of Copper Nanoparticles Effects on Micro- organisms”, Annals of Biological Research 2,pp368-373 [35]. Shirin Mahmoodi, Asghar Elmi and Somayeh Hallaj-Nezhadi3 (2018), “Copper Nanoparticles as Antibacterial Agents”, Tabriz University of Medical Sciences, Tabriz, Iran. SVTH: Nguyễn Minh Lưng
44