![](https://assets.isu.pub/document-structure/210605091324-68827b9be10c1be89dd6b925ea1ad3df/v1/8ea53940c2d556081cfee59727637055.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
4 minute read
1.2.2. Chì (Pb
from NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI TRONG ĐẤT TRỒNG VÀ CÂY THUỐC BẰNG PHƯƠNG PHÁP ICP - MS
và tích lũy theo thời gian và tuổi tác với thời gian bán huỷ sinh học rất dài từ 20 - 30 năm. Khi lƣợng Cd tích lũy đủ lớn sẽ thay thế ion Zn2+ trong các enzym quan trọng gây rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng thận, thiếu máu, tăng huyết áp, phá hủy tủy sống, gây ung thƣ [35].
1.2.2. Chì (Pb)
Advertisement
Chì là kim loại nặng, có màu xanh xám, mềm, bề mặt chì thƣờng mờ đục do bị oxi hóa. Chì đƣợc con ngƣời phát hiện từ trƣớc công nguyên và đƣợc sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Ngày nay, chì chủ yếu đƣợc sử dụng trong công nghiệp năng lƣợng, luyện kim nhƣ sản xuất acquy ƣớt, pin, các loại cầu chì, mạch điện, phụ gia cho sản xuất xăng, dầu bôi trơn, chế tạo hợp kim. Nguồn nƣớc thải từ các nhà máy công nghiệp này cùng với các nguồn nƣớc thải của công nghiệp khai thác khoáng sản, và nƣớc có tiếp xúc với các thiết bị chì, rác thải công nghiệp, … đã đƣa một lƣợng chì đáng kể vào môi trƣờng nƣớc và đất.
Chì tồn tại trong nƣớc dƣới dạng số oxi hóa +2, tính năng của hợp chất chì đƣợc đánh giá chủ yếu thông qua độ tan của nó. Độ tan của hợp chất chì chủ yếu phụ thuộc vào pH (pH tăng thì độ tan giảm). Ngoài ra độ tan của hợp chất chì còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác nhƣ độ muối (hàm lƣợng các ion khác) của dung dịch, điều kiện oxi hóa - khử.
Chì thâm nhập vào cơ thể con ngƣời qua thức ăn, nƣớc uống, hít thở và cả thông qua da. Triệu chứng thể hiện khi nhiễm độc chì của cơ thể là sự mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, chóng mặt, sƣng khớp, ... Các dấu hiệu trên có thể xuất hiện khi nồng độ chì trong máu khoảng 0,3 ppm. Ở các nồng độ cao hơn 0,3 ppm thì chì có thể gây nên hiện tƣợng thiếu máu do thiếu hemoglobin. Ở các nồng độ 0,5 ppm đến 0,8 ppm thì chì có thể gây ra sự rối loạn chức năng của thận và phá hủy não.
Xƣơng là nơi tàng trữ, tích lũy chì trong cơ thể, ở đó chì tƣơng tác với photphat trong xƣơng rồi truyền vào các mô mềm của cơ thể rồi thể hiện độc
tính của nó. Tác dụng hóa sinh chủ yếu của chì là ảnh hƣởng tới quá trình tổng hợp máu dẫn đến phá vỡ hồng cầu, ức chế mọi hoạt động của các enzym. Chì cản trở việc sử dụng oxi và glucoza để sản xuất năng lƣợng cho quá trình sống.
Dấu hiệu của ngộ độc chì thƣờng thƣờng xuất hiện rất âm thầm, khó sớm phát hiện chỉ khi nào chì tích tụ tới mức độ cao, bệnh mới rõ rệt nhƣng các triệu chứng cũng không có gì đặc biệt. Ở trẻ em, nhiễm độc cấp tính khiến cho các
em trở nên cáu kỉnh, kém tập trung, ói mửa, dáng đi không vững, lên cơn kinh phong. Trƣờng hợp mãn tính, các em có dấu hiệu chậm trí, hay gây gổ, lên kinh thƣờng xuyên, đau bụng, thiếu máu, suy nhƣợc cơ bắp, suy thận, đôi khi có thể đƣa tới tử vong.
![](https://assets.isu.pub/document-structure/210605091324-68827b9be10c1be89dd6b925ea1ad3df/v1/8ea53940c2d556081cfee59727637055.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
Thƣờng thƣờng, trẻ em bị tác hại của chì trầm trọng hơn ở ngƣời trƣởng thành, đặc biệt là dƣới 6 tuổi vì hệ thần kinh còn non yếu và khả năng thải độc chất của cơ thể chƣa hoàn chỉnh. Một số em có thể bị nhiễm ngay từ khi còn ở trong lòng mẹ hoặc bú sữa mẹ có hàm lƣợng chì cao. Tới khi lớn, các em tiêu thụ thực phẩm có chì, nuốt chì lẫn trong đất, bụi khi bò chơi trên mặt đất hoặc ăn các mảnh vụn sơn tƣờng nhà cũ. Khi ngộ độc chì, ngƣời lớn hay than phiền đau tê ở đầu ngón chân, tay; bắp thịt mỏi yếu; nhức đầu, đau bụng, tăng huyết áp, thiếu máu, giảm trí nhớ, thay đổi tâm trạng, sẩy thai, sản xuất tinh trùng kém, … Lâu ngày, bệnh trở thành mãn tính, đƣa tới suy thận, tổn thƣơng thần kinh ngoại vi, giảm chức năng não bộ [166].
Pb có trong vũ khí đạn dƣợc, gốm sứ, xăng dầu, thủy tinh. Pb cũng đƣợc sử dụng nhiều trong vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí, pin. Tuy nhiên, dƣợc tính của Pb và các hợp chất của nó với cơ thể con ngƣời và động vật thì rất lớn. Pb có tác dụng âm tính lên sự phát triển não bộ ở trẻ em, Pb ức chế mọi hoạt động của enzim, không chỉ ở não mà còn ở các bộ phận tạo máu, nó là tác nhân phá hủy hồng cầu.