Tuy nhiên, tư duy sáng tạo có tính chất tương đối. Một phát hiện có thể được coi là sáng tạo trong một hoàn cảnh nào đó, chưa chắc được coi là sáng tạo trong một tình huống, hoàn cảnh khác. Một phát hiện có thể coi là sáng tạo với người này nhưng không mới mẻ với người khác, sáng tạo ở thời điểm này nhưng không sáng tạo ở thời điểm khác. Bởi vì, tính mới mẻ của hoạt động tư duy sáng tạo có thể hiểu theo hai cấp độ: + Theo nghĩa khách quan: mới mẻ vì từ trước chưa hề có, chưa có người nào sáng tạo ra, sản phẩm có ý nghĩa với thực tiễn loài người. + Theo nghĩa chủ quan: sản phẩm không mới mẻ đối với người khác nhưng mới mẻ với người “đẻ” ra nó. Tuy sản phẩm có ít ý nghĩa với hoạt động thực tiễn loài người, nhưng có ý nghĩa với sự phát triển nhân cách của người sáng tạo ra nó, với những người quan tâm đến nó, chưa biết về nó. 1.3. Một số yếu tố đặc trưng của tư duy sáng tạo Rubinstein cho rằng tư duy sáng tạo bắt đầu bằng một tình huống gợi vấn đề. Sáng tạo bắt đầu từ thời điểm khi các phương pháp lôgíc để giải quyết các nhiệm vụ là không đủ, hoặc vấp phải trở ngại, hoặc kết quả không đáp ứng các đòi hỏi đặt ra từ đầu hoặc xuất hiện giải pháp mới tốt hơn giải pháp cũ. Bắt đầu từ tình huống gợi vấn đề, tư duy sáng tạo giải quyết mâu thuẫn tồn tại trong tình huống đó với hiệu quả cao, thể hiện ở tính hợp lí, tiết kiệm, tính khả thi và cả vẻ đẹp của giải pháp. Theo nghiên cứu của nhiều nhà tâm lí học và giáo dục học thì cấu trúc của tư duy sáng tạo có năm đặc trưng cơ bản sau: - Tính mềm dẻo (Flesibility) - Tính nhuần nhuyễn (Fluency) - Tính độc đáo (Originality) - Tính hoàn thiện (Elaboration) - Tính nhạy cảm vấn đề (Problem’s Censibility). 19