4 minute read

1.2.2. Cấu trúc của năng lực

Năng lực là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ/ một hành động cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và sẵn sàng hành động.

2. Năng lực hành động

Advertisement

Người có năng lực hành động về một loại/ lĩnh vực hoạt động nào đó cần hội đủ các dấu hiệu cơ bản sau: - Có kiến thức hay hiểu biết hệ thống/ chuyên sâu về loại, lĩnh vực hoạt động. - Biết cách tiến hành hoạt động hiệu quả và đạt kết quả phù hợp với mục đích (bao gồm xác định mục tiêu cụ thể, cách thức/ phương pháp thực hiện hành động/ giải pháp phù hợp,… và cả các điều kiện, phương tiện để đạt mục đích). - Hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong các điều kiện mới, không quen thuộc. Từ đó có thể đưa ra một định nghĩa về năng lực hành động là: Khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thu, niềm tin, ý chí,… đề thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định.

1.2.2. Cấu trúc của năng lực

Khái niệm năng lực hành động và khái niệm kĩ năng lực không có sự tương đồng: Kĩ năng chỉ được định nghĩa như là khả năng thực hiện dễ dàng, chính xác một hành động có ý nghĩa phức hợp và khả năng thích ứng trong các điều kiện đang thay đổi.

Trong khi năng lực hành động được định nghĩa như là một khái niệm định hướng theo chức năng, một hệ thống phức hợp hơn, toàn diện hơn, có sự kết hợp của nhiều thành tố khác như động cơ, xúc cảm, giá trị,… trong một bối cảnh có ý nghĩa. Năng lực thực hiện được coi như là sự tích hợp của kiến thức – kĩ năng – thái độ làm thành năng lực thực hiện một số công việc và được thể hiện trong thực tiễn lao động.

Không chỉ là kĩ năng vận động hay kĩ năng lao động chân tay, kĩ năng trí tuệ cũng là một thành phần tạo nên năng lực thực hiện. Chẳng hạn kĩ năng nhận biết, kĩ năng phán đoán, kĩ năng xử lí và giải quyết vấn đề,… Tùy theo năng lực được hình thành mà thành phần kĩ năng được nhận diện có thể khác nhau

Hình 1: Cấu trúc năng lực thực hiện Trong năng lực thực hiện, người ta cũng phân biệt bốn loại chủ yếu sau: - Kĩ năng thực hiện công việc cụ thể, riêng biệt, - Kĩ năng quản lí các công việc, - Kĩ năng quản lí các sự cố, - Kĩ năng hoạt động trong môi trường làm việc. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể.

-Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Nó được tiếp nhận qua việc học nội dung – chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức và tâm lý vận động. - Năng lực phương pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và

vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn.

Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức. Nó được tiếp nhận qua việc học phương pháp luận – giải quyết vấn đề.

- Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Nó được tiếp nhận qua việc học giao tiếp. - Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử. Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc – đạo đức và liên quan đến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm. Mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cốt giáo dục theo UNESCO:

Các thành phần năng lực Các trụcột giáo dục của UNESO

Năng lực chuyên môn Học để biết

Năng lực phương pháp

Năng lực xã hội

Năng lực cá thể Học để làm

Học để cùng chung sống

Học để tự khẳng định

This article is from: