THÍ NGHIỆM HÓA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI LỚP 9

Page 17

Năng lực là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ/ một hành động cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và sẵn sàng hành động. 2. Năng lực hành động Người có năng lực hành động về một loại/ lĩnh vực hoạt động nào đó cần hội đủ các dấu hiệu cơ bản sau: - Có kiến thức hay hiểu biết hệ thống/ chuyên sâu về loại, lĩnh vực hoạt động. - Biết cách tiến hành hoạt động hiệu quả và đạt kết quả phù hợp với mục đích (bao gồm xác định mục tiêu cụ thể, cách thức/ phương pháp thực hiện hành động/ giải pháp phù hợp,… và cả các điều kiện, phương tiện để đạt mục đích). - Hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong các điều kiện mới, không quen thuộc. Từ đó có thể đưa ra một định nghĩa về năng lực hành động là: Khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thu, niềm tin, ý chí,… đề thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. 1.2.2. Cấu trúc của năng lực Khái niệm năng lực hành động và khái niệm kĩ năng lực không có sự tương đồng: Kĩ năng chỉ được định nghĩa như là khả năng thực hiện dễ dàng, chính xác một hành động có ý nghĩa phức hợp và khả năng thích ứng trong các điều kiện đang thay đổi. Trong khi năng lực hành động được định nghĩa như là một khái niệm định hướng theo chức năng, một hệ thống phức hợp hơn, toàn diện hơn, có sự kết hợp của nhiều thành tố khác như động cơ, xúc cảm, giá trị,… trong một bối cảnh có ý nghĩa. Năng lực thực hiện được coi như là sự tích hợp của kiến thức – kĩ năng – thái độ làm thành năng lực thực hiện một số công việc và được thể hiện trong thực tiễn lao động.

9


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.