3 minute read

Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Bước vào thế giới truyện cổ tích, thế giới của trí tưởng tượng phong phú, người đọc dù bất kì đối tượng nào cũng cảm thấy thích thú. Điều đó khẳng định sức hấp dẫn đặc biệt của thể loại này trong hệ thống các tác phẩm tự sự dân gian. Sống trong thế giới đó, người đọc hồn nhiên hơn, thanh thản hơn với những bài học nhân sinh nhuốm màu kì diệu, rồi từ đó giải mã những hồi ức của quá khứ người xưa gửi gắm.

Quá trình tiếp cận truyện cổ tích hết sức hấp dẫn, thú vị. Truyện cổ tích được coi là thể loại mang chức năng giáo dục là chủ yếu, bồi đắp thái độ thẩm thấu cái đẹp. M. Gorki từng viết: Trong các truyện cổ tích, điều trước tiên có tác dụng giáo dục là sự hư cấu. Chính trong sự bay bổng có thể xem là “tiền thân của loại truyện viễn tưởng về xã hội” đã cuốn hút tạo ra hứng thú tiếp cận và từ đó mở ra những bài học đạo đức nhân sinh. Do đó truyện cổ tích góp phần giáo dục cho học sinh giá trị nhân văn, những phẩm chất tốt đẹp trong truyền thống văn học, tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Advertisement

Tuyện cổ tích Tấm Cám là một trong những tác phẩm tiêu biểu, có tính phổ biến rộng rãi nhất. Giá trị của tác phẩm đã được khẳng định qua hàng ngàn năm trong đời sống tinh thần của người Việt. Chọn truyện cổ tích Tấm Cám làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm, tôi mong muốn giáo viên và học sinh có cái nhìn sâu hơn về tác phẩm. Vì khi đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 10 thì xung quanh tác phẩm này vẫn còn nhiều tranh cãi trong xã hội và cả trong giới học thuật. Nhất là chi tiết Tấm trừng phạt Cám ở cuối tác phẩm. Việc định hướng để học sinh hiểu đúng về nhân vật Tấm và hiểu thấu đáo về ý nghĩa của hành động ở cuối tác phẩm là vấn đề không hề đơn giản. Phải xem xét vấn đề từ đặc trưng thi pháp thể loại của truyện cổ tích và VHDG. Mặt khác, một số giáo viên khi dạy truyện cổ tích vẫn dạy theo lối cũ. Nghĩa là dạy học truyện cổ tích như dạy học truyện hiện đại. Tác giả Nguyễn Xuân Lạc đã chỉ ra: “ giáo viên đồng nhất dạy học truyện cổ tích với văn học viết”. Thậm chí một số giáo viên còn coi nhẹ thể loại này, cho rằng nó ít có giá trị hay không quan trọng. Điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng day học truyện cổ tích Tấm Cám nói riêng và truyện cổ tích nói chung.

Với những lí do cơ bản như trên, cùng với kinh nghiệm của bản thân, tôi xin trình bày đề tài Đổi mới kĩ năng đọc hiểu TCT Tấm Cám trong giảng dạy theo đặc trưng thi pháp thể loại. Qua đề tài này, tôi muốn nhắn gửi đến các em học sinh: trong vòng quay của xã hội hiện đại, có những giá trị đang bị lung lay thì việc giáo dục các em có niềm tin vào cuộc sống, được nuôi dưỡng và phát triển nhân cách, khả năng thẩm mĩ trong những sáng tạo tuyệt vời bằng trí tưởng tượng táo bạo và nên thơ của truyện cổ tích là điều vô cùng cần thiết để từ đó biết sống bao dung, cảm hóa những con người lầm đường lạc lối.

1. Tên sáng kiến

Đổi mới kĩ năng đọc hiểu TCT “Tấm Cám” trong giảng dạy theo đặc trưng thi pháp thể loại.

2. Tác giả sáng kiến

Họ và tên: …………..

This article is from: