![](https://static.isu.pub/fe/default-story-images/news.jpg?width=720&quality=85%2C50)
2 minute read
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu
from Sáng kiến Đổi mới kĩ năng đọc hiểu TCT “Tấm Cám” trong giảng dạy theo đặc trưng thi pháp thể loại
Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên trường THPT ……… Số điện thoại: ……………..
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Advertisement
…………………….
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Áp dụng trong giảng dạy học sinh lớp 10 môn Ngữ văn, đặc biệt là các lớp chuyên văn và bồi dưỡng học sinh tham gia kì thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu
Lần 1: Năm học 2017- 2018, áp dụng ở lớp 10C
Lần 2: Năm học 2019- 2020, áp dụng ở lớp 10A1
7. Mô tả bản chất sáng kiến 7.1. Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu 7.1.1. Mục đích nghiên cứu
Làm thế nào để học sinh có cách tiếp cận mới, có cách nhìn đa chiều, thoát khỏi sự dập khuôn? Đó chính là mục đích của sáng kiến mà tôi muốn thực hiện.
Từ đặc trưng thể loại truyện cổ tích, giáo viên định hướng cho học sinh hiểu được ý nghĩa của các mâu thuẫn, xung đột và cuộc đấu tranh giữa Tấm và mẹ con Cám, từ đó hiểu đúng bản chất của nhân vật Tấm cũng như giá trị của truyện cổ tích Tấm Cám, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Đó cũng chính là ước mơ của nhân dân lao động gửi gắm vào truyện cổ tích thần kì. Đồng thời qua Tấm Cám thấy được giá trị nghệ thuật của việc sử dụng yếu tố kì ảo và lối kể truyện hấp dẫn với kết thúc có hậu của tác giả dân gian đã tạo nên giá trị đặc sắc của truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích thần kì nói riêng.
Như vậy, chúng ta hiểu tác phẩm văn học dân gian theo đúng đặc trưng thi pháp thể loại sẽ tạo cho học sinh sự hứng thú, kích thích sự tò mò, sáng tạo của học trò.
7.1.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tôi là kĩ năng đọc hiểu truyện cổ tích và tác phẩm Tấm Cám theo đặc trưng thi pháp thể loại.
Phạm vi nghiên cứu: Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám, đặc biệt là hành động Tấm trừng phạt mẹ con Cám ở cuối truyện.
7.1.3. Phương pháp nghiên cứu
Làm đề tài này, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp. Dưới đây là những phương pháp chủ yếu: - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp thống kê, nêu ví dụ. - Phương pháp phân loại, phân tích. - Phương pháp đóng vai - Phương pháp tổng hợp. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm