3 minute read

Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu

Advertisement

Chuyển trọng tâm từ giáo dục tri thức sang giáo dục năng lực cho người học là tư tưởng đổi mới trong giáo dục Việt Nam hiện nay. Dạy học môn Ngữ văn ở trường phổ thông cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Bên cạnh nhiệm vụ cung cấp kiến thức, dạy học văn còn nhằm hình thành, bồi dưỡng và phát triển các kỹ năng, năng lực văn học, phát huy sự chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học, tìm hướng tiếp cận mới trong dạy học môn Ngữ văn, tạo hứng thú, nâng cao năng lực học tập, giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp, biết cảm thông, yêu thương chia sẻ với những số phận, cuộc đời thông qua mỗi trang sách, là điều rất cần thiết. “Văn học là nhân học” giúp hình thành nhân cách con người. Từ đó khơi gợi, đánh thức niềm đam mê với văn học, tìm về với giá trị đời sống tâm hồn của con người.

Những thay đổi về phương pháp dạy học trong môn Ngữ văn nói riêng và trong giáo dục nói chung đã làm chuyển đổi toàn bộ cách dạy và học trong nhà trường. Nếu không tiếp cận và thay đổi nhận thức đánh giá, kết quả học tập của học sinh sẽ theo một hướng khác và không phù hợp với yêu cầu, mục tiêu đặt ra trong đổi mới. Với vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh, hơn ai hết giáo viên phải tìm tòi, xây dựng hướng tiếp cận mới, phương pháp mới để phát huy tính tích cực sáng tạo của người học. Luận ngữ có câu: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng say mà học”. Yếu tố cảm xúc, say mê chính là động lực lớn thúc đẩy, nuôi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của mỗi chúng ta.

Trong chương trình Ngữ văn THPT các tác phẩm đưa vào giảng dạy khá nhiều, phong phú về thể loại từ văn học dân gian đến văn học trung đại. Đặc biệt trong số đó văn học dân gian, chương trình lớp 10 chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, là bộ phận chính của nền văn học và văn hóa của mỗi dân tộc; là cây đàn muôn điệu, cội nguồn của văn học viết. Nhiều thể loại văn học viết được xây dựng và phát triển dựa trên sự kế thừa các thể loại văn học dân gian. Nhiều tác phẩm , nhiều hình tượng do văn học dân gian tạo nên là nguồn cảm hứng, là thi liệu, văn liệu của văn học viết.

Văn học dân gian rất đa dạng với nhiều thể loại như: tục ngữ, câu đố, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích…Trong đó, truyện cổ tích là một thể loại tiêu biểu của văn học dân gian nói chung và các thể loại tự sự nói riêng. Truyện cổ tích là di sản văn hóa tinh thần phong phú, có giá trị tồn tại lâu dài trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Truyện cổ tích thể hiện tập trung và sáng tỏ thế giới quan và nhân sinh quan của người dân lao dộng, đấu tranh xã hội cho một cuộc sống tốt đẹp hơn theo những khát vọng, ước mơ lí tưởng của nhân dân.

This article is from: