12 minute read

1.4. Nguyên nhân

BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL I. ĐIỀU KIỆN TẠO RA SÁNG KIẾN Dân tộc Việt Nam có lịch sử từ lâu đời, với quá trình hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Nhân dân ta không chỉ có truyền thống dân tộc anh hùng mà còn có kinh nghiệm phong phú, quý báu về việc giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ, về việc rút bài học quá khứ cho cuộc đấu tranh và lao động trong hiện tại. Kiến thức Lịch Sử góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, trở thành vũ khí sắc bén trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Ngày nay, cùng với quá trình quốc tế hóa ngày càng mở rộng thì trở về nguồn cũng là một trong những xu thế chung của các dân tộc trên thế giới. Với chúng ta, đó chính là sự tìm tòi, phát hiện ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm của xã hội Việt Nam, những phẩm chất cao quý, những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn và tiến hành bước đi thích hợp, hướng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Học lịch sử, hiểu lịch sử, để góp phần làm người có ích. Lời nói đầu của Hiến Pháp năm 2013 ghi rõ: “Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nền văn hiến Việt Nam”. Tại Đại hội của Hội Khoa học lịch sử diễn ra ngày 30/11/2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhấn mạnh: “Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phải có trách nhiệm làm cho các cơ quan quản lý và xã hội thấy được tầm quan trọng của môn Lịch sử trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời có những đóng góp tích cực trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học môn Lịch sử”. “Cần triển khai tích cực những hoạt động để nâng cao hiểu biết và niềm yêu thích của nhân dân, nhất là những thế hệ trẻ đối với lịch sử dân tộc”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”, “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học và đánh giá cuối

Advertisement

kì, cuối năm học, đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học, đánh DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội”. Từ năm 2016 – 2017, bộ môn Lịch sử đã có một thay đổi to lớn. Bộ GD ĐT đã quyết định thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Theo đó, bộ môn Lịch sử được kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Bộ môn Lịch sử nằm trong tổ hợp môn xã hội: Sử - Địa - Giáo dục công dân khi kiểm tra THPT Quốc gia (Từ năm 2020 là kì thi tốt nghiệp THPT) cho học sinh lớp 12. Sự thay đổi này đã tạo nên một sự chuyển biến lớn trong việc ôn luyện và kiểm tra thi THPT bộ môn Lịch sử. Hiện nay ở các trường phổ thông, đã áp dụng rất nhiều phương pháp dạy học, nhiều phương tiện kĩ thuật mới và bước đầu mang lại những hiệu quả thiết thực cho quá trình dạy và học, nhất là đối với bộ môn lịch sử. Quá trình sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một xu thế hiện nay đã mang lại hiệu quả đáng kể. Hay áp dụng nguyên tắc dạy học liên môn, dạy học theo nhóm, dạy học theo chuyên đề... đã góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử. Việc thay đổi hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm, đã tác động lớn đến sự thay đổi về phương pháp học và kết quả môn học. Sự thay đổi phương pháp thi theo hướng mới khiến không ít học sinh, nhất là các em học sinh lớp 12 băn khoăn, thắc mắc về phương pháp học, phương pháp ôn thi, phương pháp làm bài như thế nào để có kết quả tốt nhất. Sự thay đổi này cũng gây không ít khó khăn cho giáo viên trong việc ôn tập, hệ thống hóa kiến thức cho học sinh. Từ thực tế nhiều năm hướng dẫn học sinh ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử (từ năm học 2016 -2017 đến năm học 2018 - 2019) và ôn thi tốt nghiệp (năm học 2019 - 2020 và 2020 -2021). Qua kết quả các kì thi những năm trước cho thấy, rất nhiều em yêu thích môn lịch sử và lựa chọn môn này làm môn thi nhưng lại khó khăn trong việc tìm ra phương pháp học tập, ôn luyện. Không ít học sinh rất tự tin vào kiến thức của mình, kể cả một số học sinh đã từng ôn thi học sinh giỏi, hay những em có định hướng theo khối C nhưng vẫn lúng túng khi xác định và trả lời các dạng câu hỏi trắc nghiệm. Do đó, kết quả thi thường không tương xứng với kiến thức mà các em đang có. Học sinh cần có sự điều chỉnh phương pháp học để khắc phục những hạn chế trên. Bản thân Tôi là giáo viên trực tiếp hướng dẫn học sinh ôn thi môn Lịch sử, đây là môn học đòi hỏi độ tư duy cao, không chỉ học thuộc hay chăm chỉ giải đề trắc nghiệm, môn Sử yêu cầu các em có cách học và ôn thi đúng đắn. Từ thực tiễn giảng dạy, Tôi luôn trăn trở để tìm ra những phương pháp và cách thức ôn tập phù hợp nhằm nâng cao chất lượng cho bài thi của học sinh. Vì vậy, Tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH MỘT SỐ

PHƯƠNG PHÁP ÔN VÀ LÀM CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỂ CHINH

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL PHỤC ĐIỂM CAO MÔN LỊCH SỬ THI TỐT NGHIỆP THPT” II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Trước khi tạo ra sáng kiến Những năm gần đây bộ môn Lịch sử áp dụng hình thức thi trắc nghiệm trong kì thi THPT quốc gia, bên cạnh những câu hỏi cơ bản đa phần kiến thức trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 và phần lớp 11, còn có những câu hỏi đòi hỏi thí sinh phải vận dụng kiến thức khái quát và tư duy lịch sử giữa các sự kiện lịch sử có liên quan phần kiến thức và thực tế phần tư duy kiến thức lịch sử, nhận biết “bản chất” của câu hỏi là mấu chốt để thí sinh tìm ra đáp án trả lời chính xác nhất. Học để thi trắc nghiệm khác xa so với học để thi tự luận. Số lượng câu hỏi nhiều và trải ra hết chương trình. Các câu hỏi dù ở mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp hay vận dụng cao cũng chỉ có 4 phương án (A, B, C, D), trong đó chỉ có 1 phương án đúng hoặc đúng nhất và 3 phương án gây nhiễu. Mỗi câu trắc nghiệm trong đề thi sẽ bắt đầu bằng một câu hỏi hoặc mệnh đề dẫn luận liên quan đến nội dung kiến thức trong chương trình. Các em dựa trên cơ sở kiến thức đã có của mình để chọn phương án đúng nhất, đây là môn học không chỉ phục vụ các bạn trong điểm số trên lớp còn là môn học được nhiều bạn học sinh lựa chọn để thi vào các trường đại học như mong muốn. Vì vậy, việc học và làm bài thi để đạt kết quả cao là quá trình dài đầy khó khăn thử thách, không hề dễ dàng, cần có phương pháp học tập đúng đắn cùng với thái độ tích cực thì việc tiếp thu kiến thức mới có hiệu quả. 1.1 Vai trò của môn Lịch sử ở trường THPT Học môn học nào cũng thế, cũng rất cần thiết và quan trọng đối với các bạn học sinh, môn lịch sử được đánh giá là môn học thiên về hiểu biết thực tế nhiều nhất là môn cần có sự chính xác, đúng đắn về thông tin hay tin tức đưa ra. Đơn giản cho thấy, kiến thức môn lịch sử được bắt nguồn từ những gì đã xảy ra trong quá khứ, những vấn đề có thật trong cuộc sống được ông cha ta ghi lại trong sách vở và thế hệ trẻ là người phải tiếp nối khối tri thức đó, học hỏi, phát triển và giữ gìn nó từng ngày. Lịch sử là môn học có vị trí rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, môn lịch sử không chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học về lịch sử để các em học sinh nhận thức được những nét khái quát về lịch sử, mà còn giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc về những thành tựu lịch sử văn hóa dân tộc. Phần lịch sử thế giới giúp cho học sinh có cái nhìn tổng thể về văn minh nhân loại, về những sự kiện lớn của thế giới...để từ đó các em soi rọi vào lịch sử nước nhà, hiểu được quá trình phát triển của đất nước nằm trong quá trình đi lên của thế giới. Trên cơ sở đó giáo dục lòng trân trọng, biết ơn

tổ tiên và những anh hùng dân tộc, ý thức trách nhiệm của bản thân trong học tập DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL và định hướng tư tưởng cho học sinh. Mỗi giáo viên chúng ta cần hiểu rằng việc dạy học là việc làm đầy sáng tạo, lịch sử chính là cuộc sống, trong lịch sử chúng ta thấy được gương mặt của quá khứ, thấy được công cuộc dựng nước, giữ nước của cha ông ta, thấy được hiện thực cuộc sống, định hướng cho tương lai. Theo PGS.TS Võ Văn Sen“lịch sử Việt Nam có hàng ngàn năm văn hiến, lịch sử của ta đẫm máu và đầy những trang anh hùng ca chống chọi với các kẻ thù lớn mạnh. Với bề dày lịch sử như thế, dạy học sinh hiểu, biết về sử cũng như văn, tiếng Việt là vấn đề sống còn đất nước”. “Học sinh tốt nghiệp THPT thì phải hiểu biết lịch sử dân tộc, hiểu biết về đất nước, phải có kiến thức căn bản đó để trở thành một công dân, để làm người”. Học lịch sử, hiểu lịch sử, để góp phần làm người có ích. Lịch sử là quá khứ, là nơi chứa đựng giá trị văn hóa, là nguồn dữ liệu để tham chiếu kinh nghiệm cha ông vào sự phát triển hôm nay. Đó là hồn cốt, truyền tải những giá trị truyền thống, mà nếu không có lịch sử không thể hiểu được vị trí của hiện tại, với ý nghĩa đó thì nếu lịch sử còn thì văn hóa còn, và văn hóa còn thì dân tộc còn. lịch sử là cả một kho tàng kinh nghiệm vô cùng phong phú mà con người cần nhận thức để rút ra những bài học. Lịch sử như một dòng chảy không ngừng từ khi con người xuất hiện, phát triển liên tục đến ngày nay và cả mai sau. 1.2. Thực trạng dạy và học môn lịch sử Lâu nay việc dạy và học Lịch sử luôn được dư luận xã hội quan tâm, là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT, Tôi thấy tồn tại nhiều vấn đề có những thuận lợi cũng như khó khăn. 1.2.1. Về phía giáo viên Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT rất nhiệt tình, tận tâm trong giảng dạy, đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của bộ môn, đều có kiến thức chuyên môn đạt chuẩn, luôn có xu hướng tìm tòi, tích lũy kiến thức, tích cực đổi mới phương pháp dạy học sao cho thu hút học sinh. Giáo viên giảng dạy tại các trường THPT không tránh khỏi những áp lực lớn từ “căn bệnh thành tích” qua các cuộc thi, các kì thi, … với khối lượng kiến thức nhiều mà thời lượng dành cho bộ môn ít, nên dẫn tới thực trạng dạy học môn lịch sử ở một số trường trung học phổ thông chỉ là sự truyền thụ kiến thức một chiều, cung cấp kiến thức một cách thụ động, làm cho bài giảng trở nên khô khan dễ gây nên sự nhàm chán ở học sinh, hệ quả là làm cho học sinh không thích thú với việc học sử. Đồng thời giáo viên dạy Lịch sử cũng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lý, phụ huynh học sinh về bộ môn. 1.2.2. Về phía học sinh

This article is from: