11 minute read

2.2. Phương pháp làm câu hỏi trắc nghiệm

2.1.5. Phương pháp học 5W – 1 How DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Đây là phương pháp học lịch sử căn bản nhất, giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về các vấn đề lịch sử, sự kiện, nhân vật. Qua đó hình thành hệ thống kiến thức cơ bản. Phương pháp 5W là viết tắt của các câu hỏi trong tiếng anh gồm: - What – Xác định được sự kiện lịch sử gì đã xảy ra và xảy ra như thế nào? - When? – Sự kiện đã xảy ra vào thời điểm nào? - Where?–Gắn với địa điểm, không gian nào? - Who? – Gắn liền với ai – nhân vật, giai cấp, tổ chức, tầng lớp… Khi vận dụng 4W trên trong ôn luyện, các em không nên máy móc, vì trong nhiều trường hợp lịch sử không cần phải chi tiết, cụ thể về ngày, tháng, năm mà mang tính “tương đối”. thời gian của sự kiện lịch sử cũng rất đa dạng, có thể được tính bằng phút (10h 45 phút ngày 30/4/1975, xe tăng và bộ binh quân giải phóng tiến vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ nội các Sài Gòn), có khi theo mùa (mùa hè năm 1920, Nguyễn Ái Quốc được tiếp xúc với Luận cương của Lê-nin…), hoặc thập kỉ, thế kỉ… Đôi khi lại dùng cụm từ chỉ tương đối như “trong những năm”, “cuối những năm” (Những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào yêu nước Việt Nam có 2 khuynh hướng chính trị cùng tồn tại là tư sản và vô sản…). Tương tự như vậy, địa điểm, không gian diễn ra sự kiện lịch sử có thể là cây đa (cây đa Tân Trào-nơi diễn ra lễ xuất quân của một đơn vị Giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945), tại một cứ điểm, căn cứ (cứ điểm Điện Biên Phủ), vùng miền, khu vực (miền Bắc Việt Nam, khu vực Đông Nam Á). - Why – Tại sao (Phải lí giải tại sao, vì sao sự kiện lịch sử lại diễn ra như vậy… tức là phải bình luận, nhận xét, đánh giá, chứng minh, giải thích, lí giải về sự kiện). Các em học sinh cần lưu ý, kiến thức lịch sử luôn có 2 phần: phần sử là những sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ, dù muốn hay không cũng không thay đổi được, phần sửgồm 4w ởtrên. Phần luận (Why) là phần quan trọng nhất mà các em cần chú trọng giải quyết, bởi khi trả lời được các câu hỏi trên, các em sẽ hình thành được tư duy cho mình để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Điểm của thí sinh cao hay thấp phụ thuộc vào phần “luận”. Theo phương pháp này, học sinh sẽnắm được các nội dung trọng tâm trong chương trình, nắm vững kiến thức cơ bản, ghi nhớ và hiểu những sự kiện cốt yếu gắn với thời gian, địa danh, nhân vật lịch sử. Ví dụ: Khi đề cập về sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, thì các em lí giải được tại sao Đảng, Chính phủ ta lại phát động kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vào ngày 19/12/1946 mà không phải thời gian khác. Dĩ nhiên để “luận” được phần “sử”, các em phải ghi nhớ, xác định

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

Advertisement

được quá trình của 4w diễn ra ở trên. Trên thực tế, không ít học sinh tuy biết được phần “sử” nhưng lại không thể giải thích, bình luận, nhận xét được sự kiện. Ví như các em nhớsựkiện ngày 7/5/1954 làchiến thắng Điện Biên Phủnhưng không lí giải được vì sao đây là chiến thắng lớn nhất của quân dân ta trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Dù là bài thi tự luận hay trắc nghiệm khách quan vẫn phải nhớ cả phần “sử” và “luận” khi học tập và ôn tập. “1 How” đề cạp đến các dạng câu hỏi nào thường gặp trong đề thi để chúng ta tập trung ôn luyện thành thạo và cách giải quyết mỗi dạng câu hỏi như thế nào? 2.1.6. Học theo sơ đồ tư duy, kết hợp từ “chìa khóa” Đặc thù của môn Sử là hiện hữu nhiều mốc sự kiện, không gian, thời gian nên học sinh phải hệ thống hóa kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn. Học sinh làm "sơ đồ tư duy" dựa trên nguyên lý từ "cây" đến "cành" đến "nhánh", từ ý lớn sang ý bé. Nhờ đó, các em sẽ thấy các bài học sẽ trở nên ngắn gọn hơn, súc tích và dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Từ những kiến thức, sự kiện, vấn đề cơ bản của từng bài, từng chương, từng phần trong sách giáo khoa hiện hành, thông qua sơ đồ tư duy, học sinh sẽ tự biết cách tổng hợp và xâu chuỗi kiến thức theo trình tự, trật tự kiến thức và lý giải các mối quan hệ tác động biện chứng, nhân quả giữa các vấn đề, sự kiện. HS có thể dùng sơ đồ cây hoặc sơ đồ tư duy sau khi học xong kiến thức cơ bản để tái hiện cũng như tổng hợp kiến thức cơ bản đã học. Đây là cách ôn tập giúp các em phát triển được năng lực về trí tuệ (ghi nhớ, phân tích, chọn lọc, vẽ, viết, …), giúp các em có nền tảng kiến thức vững chắc. Khi học theo mỗi bài, mỗi giai đoạn, cần lưu ý lấy bút gạch chân những từ, cụm từ quan trọng, vì đây là những nội dung cần được quan tâm, chú ý, không thể quên. Việc sử dụng sơ đồ tư duy chỉ là biện pháp bổ sung quan trọng cho việc nắm chắc kiến thức cơ bản, chứ không nên sử dụng như là phương pháp chính. Để đạt hiệu quả cao khi học, giáo viên sẽ cho học sinh tự xây dựng theo ý tưởng của bản thân chứ không dùng những sơ đồ tư duy có sẵn. Ví dụ: Khi học về Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, với các nội dung: Hoàn cảnh, âm mưu của Pháp, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả, ý nghĩa  Ta có thể sử dụng sơ đồ tư duy để khắc sâu kiến thức cơ bản. 2.1.7. Phân bổ thời gian hợp lý, phương pháp cà chua (Pomodoro Technique) Đây là nội dung khó nhất trong ôn thi, làm sao để phân bổ thời gian hợp lý cho các môn học. Đối với bộ môn Lịch sử, theo đánh giá của học sinh là môn học khó, mức độ tư duy trong đề thi yêu cầu ngày càng cao, thì việc dành thời gian nhiều cho môn Lịch sử là cần thiết. Một thực trạng không thể phủ nhận hiện nay, là đa phần các em học sinh dành quá nhiều thời gian cho học thêm, nhiều em có sự lựa chọn theo số đông, còn mơ hồ về tổ hợp xét tuyển đại học. Vì vậy, các em

cần xác định đúng môn thi chính thức của mình trong các tổ hợp xét tuyển, môn DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL nào học tốt, môn nào học còn chưa tốt để có cách sắp xếp hợp lý. Và các em cần tôn trọng nhịp đồng hồ sinh học của bản thân, không học quá sức hoặc thức trắng đêm học nhưng sau đó lại rơi vào trạng thái “nửa tỉnh nửa mê”. Ôn luyện là cả một quá trình dài, cần có cách ôn hợp lý, khoa học để có kết quả. 2.1.8. Học theo phương pháp cuốn chiếu, lượt đi lượt về Khi xây dựng được hệ thống kiến thức cơ bản, chúng ta có thể áp dụng phương pháp sau: - Sau khi học xong mỗi tiết, cuối giờ GV yêu cầu học sinh gấp hết sách vở và kiểm tra kiến thức vừa học theo dạng câu hỏi trả lời nhanh - Học xong 3 bài rồi quay lại ôn kiến thức bài 1,2 - Học tiếp bài 4,5,6 xong quay lại ôn kiến thức bài 1,2,3 - Học tiếp bài 7,8,9 xong quay lại ôn kiến thức bài 1,2,3,4,5,6 ……………. Cứ lần lượt như vậy cho đến hết các bài, khi học sang phần Việt Nam thì các em đã ôn được khá nhiều lượt các bài đầu tiên và tương đối kĩ phần thế giới. Tương tự học phần lịch sử Việt Nam 2.1.9. Học nhóm Đây là một hình thức học tập phổ biến nhằm nâng cao sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, qua đó các em tự đặt câu hỏi, thảo luận, trình bày quan điểm và thực hiện hợp tác. Việc học nhóm sẽ giúp các em nhận ra điểm yếu mạnh của mình, tăng khả năng tư duy, phản biện, tăng sự ganh đua trong học tập, cho phép học sinh học lẫn nhau. Đây là phương pháp hữu hiệu cho hoạt động giải quyết vấn đề khó trong ôn thi. Tuy nhiên để phát huy được những lợi ích từ việc học nhóm, cần chú ý: Số lượng thành viên không quá đông, chỉ cần khoảng 4-5 người, trong đó cần có những người có kiến thức tốt để định hướng. Không học nhóm đông quá sẽ làm cho các bạn ỷ lại, học nhóm ít quá sẽ không gây hứng thú trong tranh luận vấn đề, thời gian học không quá dày, chỉ 1- 2 buổi/ tuần. 2.1.10. Sử dụng điện thoại thông minh Hiện nay các phương tiện ghi âm rất phổ biến, có thể dùng điện thoại di động thông minh để phục vụ cho cách học này. Các em đọc to, rõ ràng nội dung bài học, ghi âm lại và có thể nghe bất kì khi nào, kể cả trước khi đi ngủ. Việc nghe trước hết sẽ tác động trực tiếp đến việc ghi nhớ, hình thành kiến thức theo nguyên tắc “mưa dầm thấm lâu”. Đây là một trong những cách ghi nhớ kiến thức hiệu quả và dễ dàng. Ngoài ra các em có thể chụp lại những nội dung kiến thức hay và lấy đó làm hình nền điện thoại, sau khi thuộc bài có thể thay bằng hình nền khác, đảm bảo các em sẽ không quên kiến thức khi mà ngày nào cũng nhìn thấy.

2.1.11. Học onlie DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Đây là phương pháp học không mới nhưng còn khá xa lạ với nhiều giáo viên và học sinh, tuy nhiên chỉ nên học khi thật sự cần thiết và chú ý đến nội dung sẽ học. Học onlie đúng cách với phương pháp chuẩn sẽ tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và tiền bạc của bản thân và gia đình mà hiệu quả cao. Tuy nhiên các em cần lựa chọn kênh học phù hợp, có thái độ học tập nghiêm túc. Giáo viên có thể giới thiệu cho các em một số trang có đội ngũ các thầy cô nhiều kinh nghiệm, có số lượng học sinh tham gia đông đảo, qua đó các em theo dõi, trao đổi, học hỏi một cách có chọn lọc. 2.1.12. Giải trí Đây là nội dung rất quan trọng trong quá trình dạy và học mà nhiều giáo viên và học sinh làm chưa đúng cách, bộ não con người là siêu việt như một siêu máy tính với khả năng ghi nhớ và lưu trữ vô hạn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, chúng ta không thể ghi nhớ quá nhiều cùng lúc. Thực tế chúng ta cần thời gian để bộ não nghỉ ngơi và “dọn rác” theo đúng nghĩa. Tuy nhiên giải trí trong quá trình học không nên sa đà, đi bộ, nghe nhạc hoặc xem những tiểu phẩm hài ngắn là những phương pháp thư giãn tốt nhất trong quá trình học căng thẳng. 2.1.13. Luyện đề Việc luyện đề thường xuyên sẽ giúp học sinh rèn luyện tâm lý, làm quen với các dạng câu hỏi, tập cách phản xạ với những câu hỏi khó. Mặt khác, qua việc luyện đề sẽ giúp học sinh cân đối được thời gian và phân chia thời gian làm bài một cách khoa học, tự kiểm tra, đánh giá được lượng kiến thức của bản thân, đồng thời có thêm cơ hội để ghi nhớ nội dung lâu hơn. Tuyệt đối tránh việc học tự luận chưa kĩ, chưa nắm được kiến thức có bản đã chăm chăm giải đề trắc nghiệm. 2.2. Phương pháp làm câu hỏi trắc nghiệm Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, cách cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm. 2.2.1. Khái niệm Trắc nghiệm là một từ ghép gồm 2 từ “Trắc” và “nghiệm”. Theo nghĩa chữ Hán, “Trắc” có nghĩa là “đo lường”, “nghiệm” có nghĩa là “suy xét, chứng thực”. “Khách quan” là “không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan”. Trắc nghiệm là dụng cụ hay phương thức hệ thống nhằm đo lường thành tích học tập của một cá nhân so với các cá nhân khác, so với những yêu cầu, nhiệm vụ học tập được dự kiến. Trong trường học, trắc nghiệm khách quan đối với môn Lịch sử, là phương pháp được dùng như một hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.

This article is from: