PHƯƠNG PHÁP ÔN VÀ LÀM CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỂ CHINH PHỤC ĐIỂM CAO MÔN LỊCH SỬ THI TỐT NGHIỆP THPT

Page 16

17

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

2.1.5. Phương pháp học 5W – 1 How Đây là phương pháp học lịch sử căn bản nhất, giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về các vấn đề lịch sử, sự kiện, nhân vật. Qua đó hình thành hệ thống kiến thức cơ bản. Phương pháp 5W là viết tắt của các câu hỏi trong tiếng anh gồm: - What – Xác định được sự kiện lịch sử gì đã xảy ra và xảy ra như thế nào? - When? – Sự kiện đã xảy ra vào thời điểm nào? - Where?–Gắn với địa điểm, không gian nào? - Who? – Gắn liền với ai – nhân vật, giai cấp, tổ chức, tầng lớp… Khi vận dụng 4W trên trong ôn luyện, các em không nên máy móc, vì trong nhiều trường hợp lịch sử không cần phải chi tiết, cụ thể về ngày, tháng, năm mà mang tính “tương đối”. thời gian của sự kiện lịch sử cũng rất đa dạng, có thể được tính bằng phút (10h 45 phút ngày 30/4/1975, xe tăng và bộ binh quân giải phóng tiến vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ nội các Sài Gòn), có khi theo mùa (mùa hè năm 1920, Nguyễn Ái Quốc được tiếp xúc với Luận cương của Lê-nin…), hoặc thập kỉ, thế kỉ… Đôi khi lại dùng cụm từ chỉ tương đối như “trong những năm”, “cuối những năm” (Những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào yêu nước Việt Nam có 2 khuynh hướng chính trị cùng tồn tại là tư sản và vô sản…). Tương tự như vậy, địa điểm, không gian diễn ra sự kiện lịch sử có thể là cây đa (cây đa Tân Trào-nơi diễn ra lễ xuất quân của một đơn vị Giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945), tại một cứ điểm, căn cứ (cứ điểm Điện Biên Phủ), vùng miền, khu vực (miền Bắc Việt Nam, khu vực Đông Nam Á). - Why – Tại sao (Phải lí giải tại sao, vì sao sự kiện lịch sử lại diễn ra như vậy… tức là phải bình luận, nhận xét, đánh giá, chứng minh, giải thích, lí giải về sự kiện). Các em học sinh cần lưu ý, kiến thức lịch sử luôn có 2 phần: phần sử là những sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ, dù muốn hay không cũng không thay đổi được, phần sử gồm 4w ở trên. Phần luận (Why) là phần quan trọng nhất mà các em cần chú trọng giải quyết, bởi khi trả lời được các câu hỏi trên, các em sẽ hình thành được tư duy cho mình để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Điểm của thí sinh cao hay thấp phụ thuộc vào phần “luận”. Theo phương pháp này, học sinh sẽ nắm được các nội dung trọng tâm trong chương trình, nắm vững kiến thức cơ bản, ghi nhớ và hiểu những sự kiện cốt yếu gắn với thời gian, địa danh, nhân vật lịch sử. Ví dụ: Khi đề cập về sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, thì các em lí giải được tại sao Đảng, Chính phủ ta lại phát động kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vào ngày 19/12/1946 mà không phải thời gian khác. Dĩ nhiên để “luận” được phần “sử”, các em phải ghi nhớ, xác định


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.