PHƯƠNG PHÁP ÔN VÀ LÀM CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỂ CHINH PHỤC ĐIỂM CAO MÔN LỊCH SỬ THI TỐT NGHIỆP THPT

Page 1

CHINH PHỤC ĐIỂM CAO MÔN LỊCH SỬ

vectorstock.com/28062378

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ÔN VÀ LÀM CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỂ CHINH PHỤC ĐIỂM CAO MÔN LỊCH SỬ THI TỐT NGHIỆP THPT WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


3 MỤC LỤC

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

I. Điều kiện tạo ra sáng kiến II. Mô tả giải pháp 1. Trước khi tạo ra sáng kiến 1.1. Vai trò của môn Lịch sử ở trường THPT 1.2. Thực trạng dạy và học môn Lịch sử 1.3. Kết quả thi THPT quốc gia 1.4. Nguyên nhân 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 2.1. Một số phương pháp học và ôn thi 2.2. Phương pháp làm câu hỏi trắc nghiệm 2.3. Phương pháp KKGG để vận dụng làm một số trọng tâm kiến thức thi 2.4. Một số chuyển đề nâng cao góp phần chinh phục điểm cao môn Lịch sử 2.4.1. Một số thuật ngữ, khái niệm Lịch sử cần nắm vững 2.4.2. Một số vấn đề so sánh trong lịch sử 2.5. Một số lưu ý về phương pháp ôn thi III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại IV. Tài liệu tham khảo

1 2 2 2 3 4 5 9 9 17 21 39 39 45 64 69 70


4

CI

Chữ viết đầy đủ Trung học phổ thông Giáo dục đào tạo Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Đại học

OF FI

Kí hiệu chữ viết THPT GD - ĐT SGK KHTN KHXH ĐH

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

TT 1 2 3 4 5 6

AL

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


5 BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

I. ĐIỀU KIỆN TẠO RA SÁNG KIẾN Dân tộc Việt Nam có lịch sử từ lâu đời, với quá trình hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Nhân dân ta không chỉ có truyền thống dân tộc anh hùng mà còn có kinh nghiệm phong phú, quý báu về việc giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ, về việc rút bài học quá khứ cho cuộc đấu tranh và lao động trong hiện tại. Kiến thức Lịch Sử góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, trở thành vũ khí sắc bén trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Ngày nay, cùng với quá trình quốc tế hóa ngày càng mở rộng thì trở về nguồn cũng là một trong những xu thế chung của các dân tộc trên thế giới. Với chúng ta, đó chính là sự tìm tòi, phát hiện ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm của xã hội Việt Nam, những phẩm chất cao quý, những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn và tiến hành bước đi thích hợp, hướng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Học lịch sử, hiểu lịch sử, để góp phần làm người có ích. Lời nói đầu của Hiến Pháp năm 2013 ghi rõ: “Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nền văn hiến Việt Nam”. Tại Đại hội của Hội Khoa học lịch sử diễn ra ngày 30/11/2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhấn mạnh: “Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phải có trách nhiệm làm cho các cơ quan quản lý và xã hội thấy được tầm quan trọng của môn Lịch sử trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời có những đóng góp tích cực trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học môn Lịch sử”. “Cần triển khai tích cực những hoạt động để nâng cao hiểu biết và niềm yêu thích của nhân dân, nhất là những thế hệ trẻ đối với lịch sử dân tộc”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”, “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học và đánh giá cuối


6

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

kì, cuối năm học, đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học, đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội”. Từ năm 2016 – 2017, bộ môn Lịch sử đã có một thay đổi to lớn. Bộ GD ĐT đã quyết định thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Theo đó, bộ môn Lịch sử được kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Bộ môn Lịch sử nằm trong tổ hợp môn xã hội: Sử - Địa - Giáo dục công dân khi kiểm tra THPT Quốc gia (Từ năm 2020 là kì thi tốt nghiệp THPT) cho học sinh lớp 12. Sự thay đổi này đã tạo nên một sự chuyển biến lớn trong việc ôn luyện và kiểm tra thi THPT bộ môn Lịch sử. Hiện nay ở các trường phổ thông, đã áp dụng rất nhiều phương pháp dạy học, nhiều phương tiện kĩ thuật mới và bước đầu mang lại những hiệu quả thiết thực cho quá trình dạy và học, nhất là đối với bộ môn lịch sử. Quá trình sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một xu thế hiện nay đã mang lại hiệu quả đáng kể. Hay áp dụng nguyên tắc dạy học liên môn, dạy học theo nhóm, dạy học theo chuyên đề... đã góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử. Việc thay đổi hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm, đã tác động lớn đến sự thay đổi về phương pháp học và kết quả môn học. Sự thay đổi phương pháp thi theo hướng mới khiến không ít học sinh, nhất là các em học sinh lớp 12 băn khoăn, thắc mắc về phương pháp học, phương pháp ôn thi, phương pháp làm bài như thế nào để có kết quả tốt nhất. Sự thay đổi này cũng gây không ít khó khăn cho giáo viên trong việc ôn tập, hệ thống hóa kiến thức cho học sinh. Từ thực tế nhiều năm hướng dẫn học sinh ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử (từ năm học 2016 -2017 đến năm học 2018 - 2019) và ôn thi tốt nghiệp (năm học 2019 - 2020 và 2020 -2021). Qua kết quả các kì thi những năm trước cho thấy, rất nhiều em yêu thích môn lịch sử và lựa chọn môn này làm môn thi nhưng lại khó khăn trong việc tìm ra phương pháp học tập, ôn luyện. Không ít học sinh rất tự tin vào kiến thức của mình, kể cả một số học sinh đã từng ôn thi học sinh giỏi, hay những em có định hướng theo khối C nhưng vẫn lúng túng khi xác định và trả lời các dạng câu hỏi trắc nghiệm. Do đó, kết quả thi thường không tương xứng với kiến thức mà các em đang có. Học sinh cần có sự điều chỉnh phương pháp học để khắc phục những hạn chế trên. Bản thân Tôi là giáo viên trực tiếp hướng dẫn học sinh ôn thi môn Lịch sử, đây là môn học đòi hỏi độ tư duy cao, không chỉ học thuộc hay chăm chỉ giải đề trắc nghiệm, môn Sử yêu cầu các em có cách học và ôn thi đúng đắn. Từ thực tiễn giảng dạy, Tôi luôn trăn trở để tìm ra những phương pháp và cách thức ôn tập phù hợp nhằm nâng cao chất lượng cho bài thi của học sinh. Vì vậy, Tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH MỘT SỐ


7

AL

PHƯƠNG PHÁP ÔN VÀ LÀM CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỂ CHINH PHỤC ĐIỂM CAO MÔN LỊCH SỬ THI TỐT NGHIỆP THPT”

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Trước khi tạo ra sáng kiến Những năm gần đây bộ môn Lịch sử áp dụng hình thức thi trắc nghiệm trong kì thi THPT quốc gia, bên cạnh những câu hỏi cơ bản đa phần kiến thức trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 và phần lớp 11, còn có những câu hỏi đòi hỏi thí sinh phải vận dụng kiến thức khái quát và tư duy lịch sử giữa các sự kiện lịch sử có liên quan phần kiến thức và thực tế phần tư duy kiến thức lịch sử, nhận biết “bản chất” của câu hỏi là mấu chốt để thí sinh tìm ra đáp án trả lời chính xác nhất. Học để thi trắc nghiệm khác xa so với học để thi tự luận. Số lượng câu hỏi nhiều và trải ra hết chương trình. Các câu hỏi dù ở mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp hay vận dụng cao cũng chỉ có 4 phương án (A, B, C, D), trong đó chỉ có 1 phương án đúng hoặc đúng nhất và 3 phương án gây nhiễu. Mỗi câu trắc nghiệm trong đề thi sẽ bắt đầu bằng một câu hỏi hoặc mệnh đề dẫn luận liên quan đến nội dung kiến thức trong chương trình. Các em dựa trên cơ sở kiến thức đã có của mình để chọn phương án đúng nhất, đây là môn học không chỉ phục vụ các bạn trong điểm số trên lớp còn là môn học được nhiều bạn học sinh lựa chọn để thi vào các trường đại học như mong muốn. Vì vậy, việc học và làm bài thi để đạt kết quả cao là quá trình dài đầy khó khăn thử thách, không hề dễ dàng, cần có phương pháp học tập đúng đắn cùng với thái độ tích cực thì việc tiếp thu kiến thức mới có hiệu quả. 1.1 Vai trò của môn Lịch sử ở trường THPT Học môn học nào cũng thế, cũng rất cần thiết và quan trọng đối với các bạn học sinh, môn lịch sử được đánh giá là môn học thiên về hiểu biết thực tế nhiều nhất là môn cần có sự chính xác, đúng đắn về thông tin hay tin tức đưa ra. Đơn giản cho thấy, kiến thức môn lịch sử được bắt nguồn từ những gì đã xảy ra trong quá khứ, những vấn đề có thật trong cuộc sống được ông cha ta ghi lại trong sách vở và thế hệ trẻ là người phải tiếp nối khối tri thức đó, học hỏi, phát triển và giữ gìn nó từng ngày. Lịch sử là môn học có vị trí rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, môn lịch sử không chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học về lịch sử để các em học sinh nhận thức được những nét khái quát về lịch sử, mà còn giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc về những thành tựu lịch sử văn hóa dân tộc. Phần lịch sử thế giới giúp cho học sinh có cái nhìn tổng thể về văn minh nhân loại, về những sự kiện lớn của thế giới...để từ đó các em soi rọi vào lịch sử nước nhà, hiểu được quá trình phát triển của đất nước nằm trong quá trình đi lên của thế giới. Trên cơ sở đó giáo dục lòng trân trọng, biết ơn


8

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

tổ tiên và những anh hùng dân tộc, ý thức trách nhiệm của bản thân trong học tập và định hướng tư tưởng cho học sinh. Mỗi giáo viên chúng ta cần hiểu rằng việc dạy học là việc làm đầy sáng tạo, lịch sử chính là cuộc sống, trong lịch sử chúng ta thấy được gương mặt của quá khứ, thấy được công cuộc dựng nước, giữ nước của cha ông ta, thấy được hiện thực cuộc sống, định hướng cho tương lai. Theo PGS.TS Võ Văn Sen“lịch sử Việt Nam có hàng ngàn năm văn hiến, lịch sử của ta đẫm máu và đầy những trang anh hùng ca chống chọi với các kẻ thù lớn mạnh. Với bề dày lịch sử như thế, dạy học sinh hiểu, biết về sử cũng như văn, tiếng Việt là vấn đề sống còn đất nước”. “Học sinh tốt nghiệp THPT thì phải hiểu biết lịch sử dân tộc, hiểu biết về đất nước, phải có kiến thức căn bản đó để trở thành một công dân, để làm người”. Học lịch sử, hiểu lịch sử, để góp phần làm người có ích. Lịch sử là quá khứ, là nơi chứa đựng giá trị văn hóa, là nguồn dữ liệu để tham chiếu kinh nghiệm cha ông vào sự phát triển hôm nay. Đó là hồn cốt, truyền tải những giá trị truyền thống, mà nếu không có lịch sử không thể hiểu được vị trí của hiện tại, với ý nghĩa đó thì nếu lịch sử còn thì văn hóa còn, và văn hóa còn thì dân tộc còn. lịch sử là cả một kho tàng kinh nghiệm vô cùng phong phú mà con người cần nhận thức để rút ra những bài học. Lịch sử như một dòng chảy không ngừng từ khi con người xuất hiện, phát triển liên tục đến ngày nay và cả mai sau. 1.2. Thực trạng dạy và học môn lịch sử Lâu nay việc dạy và học Lịch sử luôn được dư luận xã hội quan tâm, là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT, Tôi thấy tồn tại nhiều vấn đề có những thuận lợi cũng như khó khăn. 1.2.1. Về phía giáo viên Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT rất nhiệt tình, tận tâm trong giảng dạy, đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của bộ môn, đều có kiến thức chuyên môn đạt chuẩn, luôn có xu hướng tìm tòi, tích lũy kiến thức, tích cực đổi mới phương pháp dạy học sao cho thu hút học sinh. Giáo viên giảng dạy tại các trường THPT không tránh khỏi những áp lực lớn từ “căn bệnh thành tích” qua các cuộc thi, các kì thi, … với khối lượng kiến thức nhiều mà thời lượng dành cho bộ môn ít, nên dẫn tới thực trạng dạy học môn lịch sử ở một số trường trung học phổ thông chỉ là sự truyền thụ kiến thức một chiều, cung cấp kiến thức một cách thụ động, làm cho bài giảng trở nên khô khan dễ gây nên sự nhàm chán ở học sinh, hệ quả là làm cho học sinh không thích thú với việc học sử. Đồng thời giáo viên dạy Lịch sử cũng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lý, phụ huynh học sinh về bộ môn. 1.2.2. Về phía học sinh


9

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

Đa số học sinh đều có thái độ tốt, hứng thú học tập với bộ môn, say mê sưu tầm các loại tài liệu tham khảo bổ sung cho học tập, một số học sinh có năng khiếu bộ môn có điều kiện để nghiên cứu chuyên sâu. Bên cạnh đó, nhiều em lại không hứng thú với môn Lịch sử cho nên vẫn chưa chủ động khám phá kiến thức, chưa chủ động lên kế hoạch học tập, đi học còn thiếu sách vở, không ghi chép bài, không làm bài tập, nhiều học sinh còn không nắm được kiến thức cơ bản…. Thực tế có những em rất yêu thích lịch sử, học lịch sử rất tốt ở các năm học trước nhưng đến kỳ thi THPT quốc gia, các em đành phải lựa chọn một cách thực dụng để có thể đạt kết quả tốt nhất cho mục tiêu quan trọng nhất của tương lai đó chính là việc xét tuyển ĐH. Rất nhiều trường ĐH, ngành nghề trên ĐH đã từ chối môn sử dù ai cũng có thể chỉ ra rằng môn sử rất quan trọng cho nghề nghiệp trong tương lai như báo chí, kiến trúc..., nên học sinh chẳng mấy quan tâm đến học lịch sử cũng là dễ hiểu. Môn sử chỉ còn xuất hiện trong tổ hợp bài thi xã hội để xét tốt nghiệp. Ngay chính trong bài tổ hợp xã hội này, môn sử lại tiếp tục bị thờ ơ vì nó là gánh nặng cho các em học sinh. Bài thi xã hội gồm có sử - địa - giáo dục công dân. Môn giáo dục công dân nội dung ôn tập nhẹ nhàng, môn địa lý có cứu cánh là Atlat thì môn sử gây lo sợ với khối lượng kiến thức quá nhiều. Cho nên sự lựa chọn của các thí sinh là học sơ sài, không có hệ thống nhằm mục tiêu không bị điểm liệt là đủ. Trong sự thờ ơ đó, nỗ lực của các giáo viên cũng như gió vào nhà trống và phổ điểm u ám đối với bộ môn lịch sử là một hệ quả tất yếu. Đối với học sinh khối 12, chương trình môn Lịch sử chiếm 1.5 tiết/tuần, lượng kiến thức khá nặng, chưa kể thi theo cấu trúc của Bộ GD-ĐT trong những năm qua có cả kiến thức lớp 11. Vì vậy, số lượng các em đăng kí thi THPT Quốc gia theo THXH và THTN có sự chênh nhau rất lớn ở một số trường, trong đó có trường Tôi đang giảng dạy. Trong bối cảnh học thực dụng như hiện nay, tình trạng học yếu môn lịch sử sẽ còn tiếp diễn trong các năm sau vì việc điều chỉnh độ khó, dễ của đề thi chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề. 1.3. Kết quả thi THPT Quốc gia 1.3.1. Kết quả năm 2017 Theo báo VietNamNet – Ngày 7/7/2017 - (Xem phụ lục 1) Theo đó, điểm trung bình của môn Lịch sử năm nay trên cả nước là 4.6 điểm. Số thí sinh có điểm dưới trung bình là 315.957 TS – chiếm 61,9%. Số TS có điểm liệt (<=1 điểm) là 869 TS. Điểm số có nhiều TS đạt nhất là 4.0 điểm. Cả nước có 107 TS đạt điểm 10 môn Lịch sử. Số TS đạt từ 9 đến 9,75 điểm là 3876 TS. Có 501 TS có điểm 0. 1.3.2. Kết quả năm 2018 Theo báo VietNamNet – Ngày 11/7/2018- (Xem phụ lục 2)


10

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

Theo đó, điểm trung bình của môn Lịch sử năm nay trên cả nước là 3,79 điểm. Số thí sinh có điểm dưới trung bình là 468.628 TS – chiếm 83,24%. Số TS có điểm liệt (<=1 điểm) là 1.277 TS. Điểm số có nhiều TS đạt nhất là 3,25 điểm. Cả nước có 11 TS đạt điểm 10 môn Lịch sử. Số TS đạt từ 9 đến 9,75 điểm là 658 TS. Có 527 TS có điểm 0. 1.3.3. Kết quả thi năm 2019 Theo báo VietNamNet – Ngày 15/7/2019- (Xem phụ lục 3) Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, có 569.905 thí sinh dự thi môn Lịch sử (thuộc tổ hợp bài Khoa học Xã hội). Thống kê của Bộ GD&ĐT qua dữ liệu điểm thi THPT quốc gia 2019 cho thấy, số thí sinh có điểm dưới trung bình là 399.016 (chiếm 70,01%). Số thí sinh có điểm liệt (<=1 điểm) là 395. Môn Lịch sử có điểm trung bình là 4,3 và có 80 bài thi đạt điểm 10 trong cả nước. Như vậy, so với năm 2018, điểm trung bình của môn Lịch sử 2019 là 4,3, cao hơn năm 2018. Tuy nhiên, so với năm 2017, điểm thi năm 2018 thấp hơn (năm 2017 là 4,6 điểm). 1.3.4. Kết quả thi năm 2020 Theo báo VietNamNet – Ngày 27/8/2020- (Xem phụ lục 4) Trong kì thi THPT quốc gia năm 2020, có 553.987 thí sinh dự thi môn Lịch sử (thuộc tổ hợp bài Khoa học Xã hội). Thống kê của Bộ GD&ĐT qua dữ liệu điểm thi THPT quốc gia 2020 cho thấy, số thí sinh có điểm dưới trung bình là 260.074 (chiếm 46.95%). Số thí sinh có điểm liệt (<=1 điểm) là 111 (chiếm 0,02%). Môn Lịch sử có điểm trung bình là 5,19 và có 371 bài thi đạt điểm 10 trong cả nước. Như vậy, so với những nămtrước đó (2017, 2018, 2019) điểm trung bình môn lịch sử năm 2020 là 5,19 - cao hơn. 1.3.5. Kết quả thi năm 2021 Theo báo VietNamNet – Ngày 26/7/2021- (Xem phụ lục 5) Trong kì thi THPT quốc gia năm 2021, có 637.005 thí sinh dự thi môn Lịch sử (thuộc tổ hợp bài Khoa học Xã hội). Thống kê của Bộ GD&ĐT qua dữ liệu điểm thi THPT quốc gia 2021 cho thấy, số thí sinh có điểm dưới trung bình là 331.429 (chiếm 52.03%). Số thí sinh có điểm liệt (<=1 điểm) là 540 (chiếm 0,08%). Môn Lịch sử có điểm trung bình là 4,97 và có 266 bài thi đạt điểm 10 trong cả nước. 1.4. Nguyên nhân Theo kết quả công bố của Bộ giáo dục về điểm môn Lịch sử "rớt" một cách thê thảm qua các kì thi THPT quốc gia. Nhiều người sốc, cảm giác lo lắng trước điểm thi môn Sử nhưng lại không hề bất ngờ. Chẳng có gì là lạ và cũng đừng ai vội giật mình, dường như đây là câu chuyện “đến hẹn lại lên” của mỗi mùa thi lớn. Nhưng vì đâu mà nên cơ sự này?


11

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

Trước hết, phải thừa nhận rằng, học môn Lịch sử khó và không hấp dẫn. Ðã là lịch sử, nhất thiết phải gắn với sự kiện, nhân vật và hiểu lịch sử nhất định phải nắm vững những sự kiện, nhân vật cơ bản, quan trọng trong suốt quá trình hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nhưng chương trình do Bộ Giáo dục và Ðào tạo quy định là yêu cầu học sinh phải nắm được hầu như tất cả các nội dung về lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, trong khi đó, số tiết quy định quá ít. Mặt khác, do yêu cầu của chương trình, nội dung trong sách giáo khoa quá nặng, nội dung trong sách giáo khoa như một "đĩa nén", đầy ắp thông tin mà học sinh không thể nhớ hết được, tôi cũng như nhiều thầy cô dạy Sử cho rằng quá nặng nề, chi tiết, bắt các em phải nhớ quá nhiều, cách kiểm tra vẫn là học thuộc lòng. Chúng ta vẫn giáo dục theo hướng tiếp cận nội dung mà chưa chuyển sang tiếp cận năng lực. Nhồi nhét một mớ kiến thức có sẵn vừa nặng về học thuộc ghi nhớ, vừa nặng về tuyên truyền mà không biết áp dụng vào đâu sẽ gây ra sự nhàm chán, dẫn đến tình trạng "học trước quên sau". Dạy môn học này theo tôi là truyền cho học sinh tinh thần của dân tộc, cái hồn của núi sông, lòng biết ơn với tổ tiên qua những nhân vật lịch sử thì mới khắc sâu và đọng lại trong các em, gây sự hứng thú. Thứ hai: Lịch sử là một môn học cần có sự chăm chú và tư duy cao. Trước đây, đề thi không theo hình thức trắc nghiệm, thậm chí nhiều học sinh luồn lách giở tài liệu để quay cóp nên khá “ung dung”. Nhưng bây giờ thì khác, đề thi hiện nay đòi hỏi học sinh cần có cả nhận thức và kiến thức, trong khi môn Lịch sử vốn đã khó và thậm chí là cực khó khi đó là những kiến thức về lịch sử của cả dân tộc và nhân loại. Học vẹt, học tủ, học để chống đối cho qua điểm liệt đã không còn có tác dụng thậm chí là phản tác dụng.Đã đến lúc cần thẳng thắn nói với nhau rằng, quan niệm về Lịch sử là môn học thuộc lòng, máy móc đã hoàn toàn sai lầm. Hơn thế, Lịch sử là một môn khoa học cần tư duy và lập luận logic. Nếu không thay đổi cách học, cứ để học sinh mãi “lơ tơ mơ” về môn này, thì không bao giờ có kết quả cao được. Thực tế, để nhận thức một vấn đề lịch sử đòi hỏi học sinh có nền tảng lý luận và nhận thức tổng hợp, phân tích chuyên sâu. Ở một khía cạnh khác, do trình độ nhận thức về môn học này chưa được đúng đắn. Có thể thấy các em học sinh luôn xem Lịch sử là môn phụ và chỉ cần học thuộc lòng thì sẽ qua. Chính vì thế, thái độ học tập của các em chỉ là hình thức đối phó với thầy cô và góp phần "dung dưỡng" cho bệnh thành tích phát triển. Thứ ba:Giáo viên chưa đủ tâm huyết để gây hứng thú trong những giờ học Lịch sử, nhưng với 1,5 tiết/tuần thì thật khó, rồi khi có dự giờ, thao giảng, hội giảng, sinh hoạt chuyên môn cụm, hội thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp tỉnh..., thật buồn là đồng nghiệp chỉ chăm chăm đánh giá giáo viên có truyền thụ hết kiến thức trong sách giáo khoa hay không, dạy còn thiếu ý này, ý khác, ý này là trọng


12

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

tâm, ý kia là cơ bản, có liên hệ, có lồng ghép, có tích hợp, có giáo dục kiến thức, rèn kỹ năng, giáo dục thái độ tình cảm… để xếp loại tiết dạy chứ không xem học sinh có hiểu bài hay không? Thứ tư:Hệ quả của những định kiến và nhu cầu về mặt xã hội, đa số phụ huynh và học sinh đều xem nhẹ môn học này - nếu không muốn nói là xem thường. Vì cho rằng thực tế lịch sử học để biết vậy thôi chứ không ứng dụng gì trong nghề nghiệp tương lai sau này (chỉ cần thiết nếu học để đi dạy lịch sử hoặc nghiên cứu sử). Do vậy, phụ huynh chỉ đầu tư cho con học toán, lý, hóa…nhằm theo đuổi những ngành nghề đang hót của xã hội như kinh tế, ngân hàng, tài chính... để có thu nhập cao, kể cả các nhà tuyển dụng đều không có nhu cầu cao về việc học sinh phải học giỏi sử. Và khi khoa học lịch sử ít tiếng nói, cơ hôi tìm việc làm của những người giỏi sử ít đi thì môn Lịch sử sẽ không phải là sự lựa chọn. Theo đuổi đam mê và sự giàu có đó là ước mơ của mỗi con người, nói cách khác qui luật của cuộc sống là vậy.Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện tại, xu hướng quy tất cả vào giá trị vật chất và lợi ích thực dụng đã khiến cho phụ huynh, học sinh không nhìn nhận ra bản chất đích thực và cuối cùng của giáo dục: tạo ra con người tốt đẹp có năng lực cải tạo xã hội và sống hạnh phúc. Vì thế, tất cả những gì không phục vụ trực tiếp việc thăng tiến vị trí và kiếm ra tiền đều bị gạt xuống hàng thứ yếu. Bên cạnh đó, quan điểm tuyển sinh thực dụng, học thực dụng, thi thực dụng cũng khiến môn Sử “yếu thế” hơn. Thay vì trước đây học môn gì thi môn đó thì nay, thi môn gì học môn đó. Cách học thực dụng dẫn đến sự chủ quan trong việc dạy học, chủ quan trong tiếp nhận kiến thức và chủ quan cả hình thức ra đề - thi trắc nghiệm các môn trong đó có Lịch sử. Thứ năm: Hình thức thi trắc nghiệm trong môn thi Lịch sử khiến các em nhác học hơn so với cách thi tự luận trước đây. Vào phòng thi chủ yếu đoán mò là nhiều, làm theo kiểu “phủ xanh đất trống, đồi trọc”, “chơi trò may rủi”, thậm chí trả lời theo linh cảm, chỉ cần qua điểm liệt, dừng ở mức đỗ tốt nghiệp mà thôi. Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên và cũng đừng đổ lỗi tại đề khó cho kết quả thấp, vì tư duy môn học vẹt nên nhận kết quả như vậy là điều tất nhiên. Rõ ràng, đó là kết quả buộc những người có tâm huyết với nền giáo dục nước nhà không thể vô cảm. Việc học và khai thác Lịch sử ở khía cạnh tư liệu về những điều đã diễn ra khiến Lịch sử trở thành một môn khoa học “chết”. Cần thổi một làn gió mới vào quá khứ đã qua, tôn trọng sự thật nhưng không có nghĩa là đóng khung tư duy trong những con số khô cứng. Lịch sử luôn cần là sự thật cũng như môn Lịch sử cần được học thật, thi thật, học bằng tất cả tình yêu với lịch sử nước nhà và sự phát triển của nhân loại từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.


13

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Một số phương pháp học và ôn thi Một trong những vấn đề mà đa số Thầy cô và các em học sinh quan tâm chính là phương pháp học và ôn môn lịch sử như thế nào hiệu quả nhất. Từ thực tế quá trình giảng dạy và nhiều năm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT, Tôi nhận thấy tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện học tập, khả năng nhận thức, quỹ thời gian mà mỗi em học sinh lại có cho mình những phương pháp học khác nhau. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm - nhược điểm khác nhau mà không phải trong trường hợp nào cũng có thể vận dụng để đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy, trong khuôn khổ của sáng kiến, Tôi sẽ đưa ra một số phương pháp học và ôn môn lịch sử, các em học sinh có thể tham khảo và chọn ra phương pháp học và ôn phù hợp nhất với bản thân và quỹ thời gian của mình. 2.1.1. Xác định đúng mục tiêu, quyết tâm học tập, có kế hoạch cụ thể cho việc học Từ thực tế cho thấy, các em học sinh lựa chọn môn Lịch sử với quan điểm “học để thi”, số còn lại học vì đam mê. Vì vậy trước khi bắt đầu quá trình ôn tập, các em cần xác định rõ mục tiêu. Khi chọn môn Lịch sử để thi tốt nghiệp THPT và là một trong ba môn của tổ hợp KHXH để xét tuyển, các em cần xác định rõ đây là môn học khó nhất trong tổ hợp, cần được đầu tư nhiều thời gian và nhất thiết phải có người hướng dẫn trong suốt quá trình học. Các em nên đặt ra điểm số cần đạt cho bản thân để lấy đó làm động lực phấn đấu. Mỗi giai đoạn trong quá trình học đều nên kiểm tra lại khả năng của bản thân để xác định mục tiêu ở giai đoạn kế tiếp, nhất là ở giai đoạn nước rút. Việc kiểm tra có thể căn cứ vào làm các đề thi thử trên mạng, nhất là các trường chuyên hoặc đề minh họa của Bộ GD - ĐT. Cần xác định quyết tâm cao độ trong việc học, bởi nếu không có đam mê thì việc học môn khó như Lịch sử là điều nhiều em học sinh rất ngại. Trong quá trình học các em cần xây dựng thời gian biểu hợp lý và kiên quyết làm theo. Thông thường, các em sẽ tự chia thời gian biểu cho việc học của mình, tuy nhiên ngoài các môn khác, trong thời gian học chính khóa các em nên giành cho môn sử thời gian ít nhất một tiếng mỗi ngày để học. Đến giai đoạn nước rút, các em tăng tốc thì đã có một lượng kiến thức cơ bản tích lũy để làm nền tảng. 2.1.2. Nắm vững kiến thức cơ bản Việc học và nắm vững kiến thức cơ bản của môn Lịch sử là vô cùng quan trọng, là chiếc chìa khóa để giải đáp tất cả những câu hỏi trong đề thi, nhưng nhiều em vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn cho mình một phương pháp nắm vững kiến thức cơ bản hiệu quả. Kiến thức cơ bản được coi như xương sống của một giai đoạn, tiến trình lịch sử. Trong SGK cơ bản lớp 12, toàn bộ các sự kiện, giai đoạn, nhân vật lịch sử đều được trình bày thành các bài theo lối thông sử hết


14

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

sức cơ bản. Do vậy, cách tốt nhất để nắm kiến thức cơ bản là bám sát SGK, các em cũng cần xác định các phần giảm tải để loại bỏ nó ra khỏi chương trình học, bởi đấy được xem là kiến thức không cơ bản, hoàn toàn không có trong đề thi. Để nắm vững kiến thức cơ bản học sinh cần có thái độ nghiêm túc, tự học trước ở nhà, đọc trước SGK và các tài liệu cần thiết. Khi đến lớp chú ý nghe thầy cô giảng những ý chính, coi đó là bộ khung để xây dựng hệ thống kiến thức cơ bản cho bản thân. Cần nắm vững kiến thức theo các bước: - Xác định bối cảnh lịch sử (nguyên nhân bùng nổ sự kiện, hiện tượng) - Diễn biến sự kiện (nội dung chính) - Kết quả (kết quả lớn nhất, kết quả cơ bản nhất) - Ý nghĩa lịch sử (ý nghĩa lớn nhất, ý nghĩa cơ bản nhất) - Liên hệ thực tế hiện nay (nếu có) - Cuối cùng các em cần học bài cũ, làm các bài tập ở cuối bài theo hình thức tự luận dù thi trắc nghiệm -> đó là cách nắm vững kiến thức cơ bản nhất. 2.1.3. Phân chia kiến thức thành các mốc, các giai đoạn cụ thể Việc chia nhỏ các nội dung, giai đoạn và nắm vững các cột mốc sẽ giúp học sinh khái quát được các vấn đề quan trọng của lịch sử. Học là một phản xạ có điều kiện, các em dù có học thuộc nhưng không có quá trình ôn thì sau một thời gian sẽ quên kiến thức. Để khắc phục các em cần phân chia kiến thức sắp học ra thành nhiều giai đoạn nhỏ để dễ học, thực hiện kế hoạch “chia để học”. Phần lịch sử thế giới 12 từ năm 1945 đến năm 2000 bao gồm: - Trật tự thế giới mới sau CTTGT2 (1945-1949) - Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000) - Khu vực Đông Bắc Á - Đông Nam Á và Ấn Độ - Châu Phi và Mỹ La Tinh - Mỹ - Tây Âu - Nhật Bản - Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh - Cách mạng khoa học-công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ 1945-2000 Phần lịch sử Việt Nam từ 1919-2000, bao gồm Giai đoạn: 1919-1930 - Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp và tác động đến kinh tế-xã hội Việt Nam - Phong trào yêu nước của tư sản, tiểu tư sản (khuynh hướng dân chủ tư sản), phong trào công nhân (khuynh hướng vô sản). - Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc - Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản và ba tổ chức cách mạng - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời


15

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

- Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị Giai đoạn: 1930-1945 - Phong trào cách mạng 1930-1931 - Phong trào dân chủ 1936-1939 - Tình hình Việt Nam trong những năm CTTGT2 - Các hội nghị trung ương Đảng tháng 11/1939 và tháng 5/1941 - Quá trình chuẩn bị cho khởi nghĩa tháng Tám và khởi nghĩa từng phần - Cách mạng tháng Tám thành công và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Giai đoạn: 1945-1954 - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 - Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ - Các thắng lợi của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (chiến dịch Việt Bắc năm 1947, chiến dịch Biên Giới năm 1950, cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954, chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954). - Hậu phương trong kháng chiến chống pháp (1945-1954) - Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Giai đoạn: 1954-1975 - Tình hình 2 miền Nam – Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ - Chiến đấu chống lại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ (19541975) - Hậu phương trong những năm kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) - Hiệp định Pa-ri về Việt Nam năm 1973 Giai đoạn: 1975-2000 - Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước - Đường lối đổi mới của Đảng (1986 – 2000). 2.1.4. Nắm vững các khái niệm, thuật ngữ và áp dụng phương pháp liên hệ ngang bằng Khái niệm và thuật ngữ lịch sử rất quan trọng, thực tế trong đề thi THPT quốc gia năm 2017, 2018, 2019, kì thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và 2021 cho thấy, phần lớn các câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp và cao đều có liên quan đến các khái niệm và thuật ngữ. - Đường lối chiến lược - Nhiệm vụ chiến lược - Mâu thuẫn dân tộc - Mâu thuẫn giai cấp


16

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

- Cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân - Đánh đuổi và đánh đổ - Quyền dân tộc cơ bản - Phi mĩ hóa chiến tranh, mĩ hóa trở lại… Nếu học sinh nắm không vững sẽ dẫn tới giải nghĩa sai từ khóa, không xác định được trọng tâm của câu hỏi, đưa đến việc lựa chọn đáp án sai. Trong quá trình học, các em có thể áp dụng phương pháp liên hệ ngang bằng. Tương ứng với các mốc lịch sử Việt Nam thì cùng thời gian đó lịch sử thế giới có sự kiện gì? Và tác động của sự kiện lịch sử thế giới đó đến lịch sử Việt Nam. Ví dụ: khi học về bài 16 - Lịch sử 12: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời -> các em sẽ thấy mối liên hệ giữa lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới như sau: Sự kiện lịch sử thế giới Sự kiện lịch sử Việt Nam Thời Thời gian Sự kiện Sự kiện gian 9/1939 Chiến tranh thế giới thứ 11/1939 Hội nghị Ban chấp hành 2 bùng nổ Trung ương đảng Đảng Cộng sản Đông Dương lần 6 9/1940 Nhật vào Đông Dương 11/1940 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng Đảng Cộng sản Đông Dương lần 7 Đầu năm Đức thôn tính gần hết 5/1941 Sau khi về nước (1/1941) 1941 châu Âu, chuẩn bị tấn Nguyễn Ái Quốc trực tiếp công Liên Xô lãnh đạo cách mạng và chủ trì Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng Đảng Cộng sản Đông Dương lần 8 3/1945 Nhật Đảo chính Pháp Từ Đảng phất động cao trào Tháng 3 kháng Nhật cứu nước làm đến tiền đề cho cuộc tổng khởi tháng nghĩa. 8/1945 15/8/1945 Nhật đầu hàng không 8/1945 Đảng chớp thời cơ, phát lệnh điều kiện Tổng khởi nghĩa trong cả nước


17

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

2.1.5. Phương pháp học 5W – 1 How Đây là phương pháp học lịch sử căn bản nhất, giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về các vấn đề lịch sử, sự kiện, nhân vật. Qua đó hình thành hệ thống kiến thức cơ bản. Phương pháp 5W là viết tắt của các câu hỏi trong tiếng anh gồm: - What – Xác định được sự kiện lịch sử gì đã xảy ra và xảy ra như thế nào? - When? – Sự kiện đã xảy ra vào thời điểm nào? - Where?–Gắn với địa điểm, không gian nào? - Who? – Gắn liền với ai – nhân vật, giai cấp, tổ chức, tầng lớp… Khi vận dụng 4W trên trong ôn luyện, các em không nên máy móc, vì trong nhiều trường hợp lịch sử không cần phải chi tiết, cụ thể về ngày, tháng, năm mà mang tính “tương đối”. thời gian của sự kiện lịch sử cũng rất đa dạng, có thể được tính bằng phút (10h 45 phút ngày 30/4/1975, xe tăng và bộ binh quân giải phóng tiến vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ nội các Sài Gòn), có khi theo mùa (mùa hè năm 1920, Nguyễn Ái Quốc được tiếp xúc với Luận cương của Lê-nin…), hoặc thập kỉ, thế kỉ… Đôi khi lại dùng cụm từ chỉ tương đối như “trong những năm”, “cuối những năm” (Những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào yêu nước Việt Nam có 2 khuynh hướng chính trị cùng tồn tại là tư sản và vô sản…). Tương tự như vậy, địa điểm, không gian diễn ra sự kiện lịch sử có thể là cây đa (cây đa Tân Trào-nơi diễn ra lễ xuất quân của một đơn vị Giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945), tại một cứ điểm, căn cứ (cứ điểm Điện Biên Phủ), vùng miền, khu vực (miền Bắc Việt Nam, khu vực Đông Nam Á). - Why – Tại sao (Phải lí giải tại sao, vì sao sự kiện lịch sử lại diễn ra như vậy… tức là phải bình luận, nhận xét, đánh giá, chứng minh, giải thích, lí giải về sự kiện). Các em học sinh cần lưu ý, kiến thức lịch sử luôn có 2 phần: phần sử là những sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ, dù muốn hay không cũng không thay đổi được, phần sử gồm 4w ở trên. Phần luận (Why) là phần quan trọng nhất mà các em cần chú trọng giải quyết, bởi khi trả lời được các câu hỏi trên, các em sẽ hình thành được tư duy cho mình để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Điểm của thí sinh cao hay thấp phụ thuộc vào phần “luận”. Theo phương pháp này, học sinh sẽ nắm được các nội dung trọng tâm trong chương trình, nắm vững kiến thức cơ bản, ghi nhớ và hiểu những sự kiện cốt yếu gắn với thời gian, địa danh, nhân vật lịch sử. Ví dụ: Khi đề cập về sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, thì các em lí giải được tại sao Đảng, Chính phủ ta lại phát động kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vào ngày 19/12/1946 mà không phải thời gian khác. Dĩ nhiên để “luận” được phần “sử”, các em phải ghi nhớ, xác định


18

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

được quá trình của 4w diễn ra ở trên. Trên thực tế, không ít học sinh tuy biết được phần “sử” nhưng lại không thể giải thích, bình luận, nhận xét được sự kiện. Ví như các em nhớ sự kiện ngày 7/5/1954 là chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng không lí giải được vì sao đây là chiến thắng lớn nhất của quân dân ta trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Dù là bài thi tự luận hay trắc nghiệm khách quan vẫn phải nhớ cả phần “sử” và “luận” khi học tập và ôn tập. - “1 How” đề cạp đến các dạng câu hỏi nào thường gặp trong đề thi để chúng ta tập trung ôn luyện thành thạo và cách giải quyết mỗi dạng câu hỏi như thế nào? 2.1.6. Học theo sơ đồ tư duy, kết hợp từ “chìa khóa” Đặc thù của môn Sử là hiện hữu nhiều mốc sự kiện, không gian, thời gian nên học sinh phải hệ thống hóa kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn. Học sinh làm "sơ đồ tư duy" dựa trên nguyên lý từ "cây" đến "cành" đến "nhánh", từ ý lớn sang ý bé. Nhờ đó, các em sẽ thấy các bài học sẽ trở nên ngắn gọn hơn, súc tích và dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Từ những kiến thức, sự kiện, vấn đề cơ bản của từng bài, từng chương, từng phần trong sách giáo khoa hiện hành, thông qua sơ đồ tư duy, học sinh sẽ tự biết cách tổng hợp và xâu chuỗi kiến thức theo trình tự, trật tự kiến thức và lý giải các mối quan hệ tác động biện chứng, nhân quả giữa các vấn đề, sự kiện. HS có thể dùng sơ đồ cây hoặc sơ đồ tư duy sau khi học xong kiến thức cơ bản để tái hiện cũng như tổng hợp kiến thức cơ bản đã học. Đây là cách ôn tập giúp các em phát triển được năng lực về trí tuệ (ghi nhớ, phân tích, chọn lọc, vẽ, viết, …), giúp các em có nền tảng kiến thức vững chắc. Khi học theo mỗi bài, mỗi giai đoạn, cần lưu ý lấy bút gạch chân những từ, cụm từ quan trọng, vì đây là những nội dung cần được quan tâm, chú ý, không thể quên. Việc sử dụng sơ đồ tư duy chỉ là biện pháp bổ sung quan trọng cho việc nắm chắc kiến thức cơ bản, chứ không nên sử dụng như là phương pháp chính. Để đạt hiệu quả cao khi học, giáo viên sẽ cho học sinh tự xây dựng theo ý tưởng của bản thân chứ không dùng những sơ đồ tư duy có sẵn. Ví dụ: Khi học về Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, với các nội dung: Hoàn cảnh, âm mưu của Pháp, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả, ý nghĩa  Ta có thể sử dụng sơ đồ tư duy để khắc sâu kiến thức cơ bản. 2.1.7. Phân bổ thời gian hợp lý, phương pháp cà chua (Pomodoro Technique) Đây là nội dung khó nhất trong ôn thi, làm sao để phân bổ thời gian hợp lý cho các môn học. Đối với bộ môn Lịch sử, theo đánh giá của học sinh là môn học khó, mức độ tư duy trong đề thi yêu cầu ngày càng cao, thì việc dành thời gian nhiều cho môn Lịch sử là cần thiết. Một thực trạng không thể phủ nhận hiện nay, là đa phần các em học sinh dành quá nhiều thời gian cho học thêm, nhiều em có sự lựa chọn theo số đông, còn mơ hồ về tổ hợp xét tuyển đại học. Vì vậy, các em


19

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

cần xác định đúng môn thi chính thức của mình trong các tổ hợp xét tuyển, môn nào học tốt, môn nào học còn chưa tốt để có cách sắp xếp hợp lý. Và các em cần tôn trọng nhịp đồng hồ sinh học của bản thân, không học quá sức hoặc thức trắng đêm học nhưng sau đó lại rơi vào trạng thái “nửa tỉnh nửa mê”. Ôn luyện là cả một quá trình dài, cần có cách ôn hợp lý, khoa học để có kết quả. 2.1.8. Học theo phương pháp cuốn chiếu, lượt đi lượt về Khi xây dựng được hệ thống kiến thức cơ bản, chúng ta có thể áp dụng phương pháp sau: - Sau khi học xong mỗi tiết, cuối giờ GV yêu cầu học sinh gấp hết sách vở và kiểm tra kiến thức vừa học theo dạng câu hỏi trả lời nhanh - Học xong 3 bài rồi quay lại ôn kiến thức bài 1,2 - Học tiếp bài 4,5,6 xong quay lại ôn kiến thức bài 1,2,3 - Học tiếp bài 7,8,9 xong quay lại ôn kiến thức bài 1,2,3,4,5,6 ……………. Cứ lần lượt như vậy cho đến hết các bài, khi học sang phần Việt Nam thì các em đã ôn được khá nhiều lượt các bài đầu tiên và tương đối kĩ phần thế giới. Tương tự học phần lịch sử Việt Nam 2.1.9. Học nhóm Đây là một hình thức học tập phổ biến nhằm nâng cao sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, qua đó các em tự đặt câu hỏi, thảo luận, trình bày quan điểm và thực hiện hợp tác. Việc học nhóm sẽ giúp các em nhận ra điểm yếu mạnh của mình, tăng khả năng tư duy, phản biện, tăng sự ganh đua trong học tập, cho phép học sinh học lẫn nhau. Đây là phương pháp hữu hiệu cho hoạt động giải quyết vấn đề khó trong ôn thi. Tuy nhiên để phát huy được những lợi ích từ việc học nhóm, cần chú ý: Số lượng thành viên không quá đông, chỉ cần khoảng 4-5 người, trong đó cần có những người có kiến thức tốt để định hướng. Không học nhóm đông quá sẽ làm cho các bạn ỷ lại, học nhóm ít quá sẽ không gây hứng thú trong tranh luận vấn đề, thời gian học không quá dày, chỉ 1- 2 buổi/ tuần. 2.1.10. Sử dụng điện thoại thông minh Hiện nay các phương tiện ghi âm rất phổ biến, có thể dùng điện thoại di động thông minh để phục vụ cho cách học này. Các em đọc to, rõ ràng nội dung bài học, ghi âm lại và có thể nghe bất kì khi nào, kể cả trước khi đi ngủ. Việc nghe trước hết sẽ tác động trực tiếp đến việc ghi nhớ, hình thành kiến thức theo nguyên tắc “mưa dầm thấm lâu”. Đây là một trong những cách ghi nhớ kiến thức hiệu quả và dễ dàng. Ngoài ra các em có thể chụp lại những nội dung kiến thức hay và lấy đó làm hình nền điện thoại, sau khi thuộc bài có thể thay bằng hình nền khác, đảm bảo các em sẽ không quên kiến thức khi mà ngày nào cũng nhìn thấy.


20

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

2.1.11. Học onlie Đây là phương pháp học không mới nhưng còn khá xa lạ với nhiều giáo viên và học sinh, tuy nhiên chỉ nên học khi thật sự cần thiết và chú ý đến nội dung sẽ học. Học onlie đúng cách với phương pháp chuẩn sẽ tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và tiền bạc của bản thân và gia đình mà hiệu quả cao. Tuy nhiên các em cần lựa chọn kênh học phù hợp, có thái độ học tập nghiêm túc. Giáo viên có thể giới thiệu cho các em một số trang có đội ngũ các thầy cô nhiều kinh nghiệm, có số lượng học sinh tham gia đông đảo, qua đó các em theo dõi, trao đổi, học hỏi một cách có chọn lọc. 2.1.12. Giải trí Đây là nội dung rất quan trọng trong quá trình dạy và học mà nhiều giáo viên và học sinh làm chưa đúng cách, bộ não con người là siêu việt như một siêu máy tính với khả năng ghi nhớ và lưu trữ vô hạn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, chúng ta không thể ghi nhớ quá nhiều cùng lúc. Thực tế chúng ta cần thời gian để bộ não nghỉ ngơi và “dọn rác” theo đúng nghĩa. Tuy nhiên giải trí trong quá trình học không nên sa đà, đi bộ, nghe nhạc hoặc xem những tiểu phẩm hài ngắn là những phương pháp thư giãn tốt nhất trong quá trình học căng thẳng. 2.1.13. Luyện đề Việc luyện đề thường xuyên sẽ giúp học sinh rèn luyện tâm lý, làm quen với các dạng câu hỏi, tập cách phản xạ với những câu hỏi khó. Mặt khác, qua việc luyện đề sẽ giúp học sinh cân đối được thời gian và phân chia thời gian làm bài một cách khoa học, tự kiểm tra, đánh giá được lượng kiến thức của bản thân, đồng thời có thêm cơ hội để ghi nhớ nội dung lâu hơn. Tuyệt đối tránh việc học tự luận chưa kĩ, chưa nắm được kiến thức có bản đã chăm chăm giải đề trắc nghiệm. 2.2. Phương pháp làm câu hỏi trắc nghiệm Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, cách cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm. 2.2.1. Khái niệm Trắc nghiệm là một từ ghép gồm 2 từ “Trắc” và “nghiệm”. Theo nghĩa chữ Hán, “Trắc” có nghĩa là “đo lường”, “nghiệm” có nghĩa là “suy xét, chứng thực”. “Khách quan” là “không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan”. Trắc nghiệm là dụng cụ hay phương thức hệ thống nhằm đo lường thành tích học tập của một cá nhân so với các cá nhân khác, so với những yêu cầu, nhiệm vụ học tập được dự kiến. Trong trường học, trắc nghiệm khách quan đối với môn Lịch sử, là phương pháp được dùng như một hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.


21

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

Trắc nghiệm khách quan là một cụm từ đã xuất hiện trên thế giới hàng trăm năm nay, theo các nhà nghiên cứu cũng như các nhà thực tiễn thường gọi cụm từ này để chỉ “hình thức tổ chức, kiểm tra hoặc thi cử, bằng cách cho thí sinh lựa chọn và đánh dấu lên các mẫu tự để trả lời các câu hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp của đề thi”. Trắc nghiệm là một hình thức được sử dụng khá phổ biến trong hệ thống giáo dục ở nhiều quốc gia trên thế giới. 2.2.2. Tầm quan trọng của việc đổi mới theo hình thức thi trắc nghiệm khách quan Các phương pháp đánh giá kết quả học tập rất đa dạng, mọi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm, không có phương pháp nào là hoàn mĩ với mọi mục tiêu giáo dục. Nhưng ở góc độ nghiên cứu nội dung này, Tôi nhận thấy đây là phương pháp hết sức mới mẻ nhưng nó lại đánh giá tương đối chính xác và khách quan kết quả của học sinh. Sau đây tôi xin đưa ra một số ưu điểm và hạn chế của việc kiểm tra, đánh giá theo hình thức trắc nghiệm khách quan. 2.2.2.1. Ưu điểm Thứ nhất:Thi trắc nghiệm, việc đầu tiên học sinh cần thay đổi là đọc kỹ sách giáo khoa. Vì phần lớn kiến thức trong bài thi đều lấy từ sách giáo khoa, các em cần chủ động hơn trong việc khai thác và xử lý sách giáo khoa. Bởi đây là tài liệu căn bản, nền tảng tri thức của mọi đề thi và hình thức thi. Thêm nữa, các em cần biết suy luận thông qua việc phân tích dữ liệu từ các đáp án, bài kiểm tra có rất nhiều câu hỏi nên có thể kiểm tra được một cách hệ thống và toàn diện kiến thức, kĩ năng của học sinh, tránh việc học tủ. Có thể kiểm tran đánh giá trên diện rộng trong một thời gian ngắn. Thứ hai:Hình thức thi trắc nghiệm sẽ ứng dụng được CNTT vào quá trình chấm thi: Mỗi thí sinh đều được phát một mẫu phiếu trả lời câu hỏi trắc nghiệm, thí sinh phải điền đầy đủ thông tin vào đó kèm theo đáp án, máy tính sẽ tự động chấm bài mà không cần phải có giáo viên chấm thi như trước. Đối với kì thi THPT Quốc gia, số lượng học sinh tham dự đông, với hình thức trắc nghiệm khách quan, đáp án rõ ràng, dễ cho học sinh lựa chọn,đặc biệt - có thể ứng dụng kĩ thuật vào việc chấm bài – như chấm bằng máy, Nếu như chấm tay, giáo viên có thể châm chước bỏ qua bớt các lỗi sai hoặc vớt điểm cho thí sinh nhưng đối với chấm thi bằng máy thì mọi thứ đều là tự động, việc chấm bài nhanh, chính xác, đảm bảo được tín công bằng, ngay cả người không có chuyên môn nếu có đáp án sẵn vẫn chấm được, rất khách quan, tránh được nhữngnhược điểm của một bài thi tự luận. Thứ ba:Biết kết quả thi sớm hơn - Nếu như với hình thức thi tự luận, việc chấm thi sẽ do đại diện các giáo viên của các trường THPT trên cả nước tham gia chấm thi và chấm theo kiểu thủ công nên thời gian có kết quả sẽ chậm hơn. Nếu


22

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

là chấm trên máy, chỉ cần bỏ bài làm vào và máy tính sẽ chạy tự động và có thể chỉ trong thời gian ngắn (10 ngày hoặc 20 ngày sau sẽ có kết quả trên toàn quốc). Thứ tư:Điểm thi chia đều cho các câu - nếu như bài thi tự luận thì các câusẽ có các thang điểm khác nhau tùy theo mức độ dễ khó, nếu vào câu nhiều điểm mà học sinh chưa học đến thì điểm sẽ không cao.Còn đối với bài thi trắc nghiệm thì điểm sẽ chia đều cho 50 câu, tức là 1 câu 0,2 điểm. Điều này sẽ tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình chính xác. Vì đối với những câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao, học sinh không chỉ học thuộc bài, mà yêu cầu học sinh phải nắm thật chắc kiến thức mới có thể phân tích, liên hệ, so sánh để chọn đáp án đúng. Thứ năm: Trắc nghiệm khách quan có bốn mức độ, ngoài những câu hỏi về kiểm tra kiến thức, cần có một số câu hỏi yêu cầu suy luận, phân tích mà đáp án khá giống nhau theo kiểu 50/50. Khi đó, học sinh phải hiểu bài, phân tích câu trả lời để chọn ra đáp án đúng. Đây là những câu hỏi mà các bạn rất dễ bị mất điểm và đây cũng chính là cơ sở để sàng lọc, phân loại học sinh, nên có thể dễ dàng phân hóa được trình độ học sinh qua kết quả kiểm tra. 2.2.2.2. Hạn chế Một là làm giảm khả năng tư duy của học sinh: Nếu như thi theo hình thức tự luận thì học sinh sẽ phải suy nghĩ về hướng giải quyết một bài toán, một câu hỏi và xem xét phải trình bày như thế nào cho hợp lý thì theo hình thức thi trắc nghiệm học sinh không cần phải chú trọng nhiều vào việc trình bày mà chỉ tập trung vào kết quả sẽ như thế nào. Đây là hạn chế lớn nhất của thi trắc nghiệm, giáo viên sẽ không thể diễn biến tư duy của học sinh trong quá trình làm bài. Hai là không đánh giá được khách quan năng lực của học sinh: Theo hình thức thi trắc nghiệm sẽ khó đánh giá được năng lực thực sự của học sinh vì sẽ có thành tố may rủi. Nhiều thí sinh có năng lực và làm bài thực sự nhưng cũng không ít người gọi là đánh lụi (đánh bừa) và tự nhiên đúng. Điều này sẽ không công bằng cho các thí sinh khác. Ba là đề thi mang tính bao quát cao và rộng: Nếu như thi tự luận lượng kiến thức sẽ ít hơn, tập trung vào từng dạng và coi trọng đến cách trình bày hơn; còn đối với thi trắc nghiệm thì ngược lại, lượng kiến thức thì vô tận, có nhiều dạng mới và đào sâu tất cả những gì có trong sách giáo khoa, nhưng đối với thi trắc nghiệmthì không cần bận tâm nhiều đến cách trình bày. Bốn là áp lực về thời gian thi: Rút ngắn thời gian thi ít lại trong khi đó lượng kiến thức vô cùng lớn, có 40 câu hỏi làm trong 50 phút, như vậy 1,25 phút cho một câu, chưa kể những câu hỏi dài và khó đòi hỏi học sinh đọc kĩ và phân tích. Nếu học sinh nào học không chắc kiến thức sẽ không làm được dẫn đến tình trạng chọn đáp án một cách ngẫu nhiên.


23

NH ƠN

OF FI

CI

AL

Năm là gây áp lực cho phụ huynh, học sinh và hơn hết là giáo viên: Họ phải tìm cách đổi mới phương pháp dạy, thay đổi giáo án, thay đổi cách kiểm tra, ôn tập... để làm sao cho học sinh mình có thể hiểu và nắm bắt kiến thức kịp thời, giải đề nhanh và chính xác… Nếu giáo viên không hướng dẫn kỹ thì học sinh cũng không biết phải đi theo hướng nào. Sáu là rất khó soạn đề vì thế đối với một số giáo viên lớn tuổi: Họ không quen sử dụng CNTT nếu chuyển qua thi trắc nghiệm thì họ sẽ phải sử dụng CNTT để tạo đề hoặc thu thập các đề thi, do đó họ sẽ chậm hơn những giáo viên khác. 2.2.3. Thực trạng của việc học sinh lựa chọn thi môn Lịch sử và thực trạng của việc đổi mới thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. 2.2.3.1. Thực trạng học sinh lựa chọn thi môn Lịch sử Theo thống kê của Bộ GD-ĐTqua các năm, tỉ lệ thí sinh cả nước đăng kí chọn bài thi KHXH có chiều hướng tăng hơn so với chọn bài thi KHTN. Cụ thể: Năm học Năm học Năm học Năm học 2017-2018 2018 - 2019 2019-2020 2020-2021 Số thí sinh 900.152 1.014.972 925.961 887.173 dự thi Thí sinh thi 546.842 561.364 498.516 541.777 bài KHXH (chiếm 55,38%)

QU Y

Theo thống kê của trường Tôi đang trực tiếp giảng dạy – tỉ lệ thí sinh khối 12 đăng kí chọn bài thi KHXH cũng có chiều hướng tăng. Cụ thể:

M

Tổng số HS khối 12 dự thi Thí sinh thi bài KHXH

2017 – 2018

2018-2019

405

392

71

93

2019 - 2020

2020-2021

394 432 101

114

DẠ Y

Trước đó năm 2015, chỉ 15,3% tổng số em đăng kí thi môn Lịch sử, thấp nhất trong số các môn tự chọn trong kì thi THPT Quốc gia. Năm 2016, nhiều hội đồng không có học sinh lựa chọn thi Lịch sử. Kết quả trên cho thấy học sinh chưa quay lưng lại với môn Lịch sử, thể hiện sự quan tâm đến lịch sử đất nước. Với việc chuyển đổi hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn thi lịch sử của các em học sinh. 2.2.3.2. Thực trạng của việc đổi mới thi theo hình thức TNKQ - Đối với giáo viên: Việc ra đề kiểm tra có đủ các bước theo quy trình biên soạn đề kiểm tra chưa thật sự đảm bảo, đôi khi giáo viên chưa chú trọng đến việc


24

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

biên soạn đề theo hướng khám phá và phát triển năng lực của học sinh. Giáo viên chưa xây dựng được ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo từng bài, từng chương cho học sinh làm sau mỗi bài, mỗi chương. Kinh nghiệm trong việc biên soạn đề, sách –tài liệu tham khảo còn chưa nhiều, những câu hỏi khó ở mức độvận dụng và vận dụng cao còn ít. - Đối với học sinh: Năm 2021 là năm thứ 5 thi THPT theo hình thức trắc nghiệm đối với môn Lịch sử, số lượng học sinh đăng kí thi ngày càng tăng, đa số học sinh cho rằng: không cần học vẫn làm tốt vì dù sao trong 4 đáp án cũng chọn được một đáp án, các em trông chờ vào yếu tố “may-rủi”, “hên-xui”. Do đó, có tình trạng học sinh ỷ lại, không ý thức được việc học, điều này đưa đến chất lượng thi THPT quốc gia môn lịch sử rất thấp. 2.2.4. Cấu trúc - ma trận của bài thi trắc nghiệm THPT quốc gia môn lịch sử 2.2.4.1. Cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Lịch sử Một đề thi THPT quốc gia môn lịch sử gồm có 4 cấp độ tư duy - Nhận biết: Học sinh nhớ được bản chất những khái niệm, thuật ngữ cơ bản và có thể nêu hoặc nhận ra các khái niệm khi được yêu cầu. Đây là bậc thấp nhất của nhận thức, yêu cầu học sinh tái hiện, ghi nhớ, kể tên, nêu lại, nhớ lại một sự kiện hiện tượng. Ví dụ: học sinh nhớ được địa điểm, nội dung chính của một sự kiện lịch sử, tên một nhân vật lịch sử cụ thể. - Thông hiểu: Học sinh hiểu được các khái niệm, thuật ngữ cơ bản và có thể sử dụng khi câu hỏi được đặt ra gắn liền với các ví dụ học sinh đã được học trên lớp. Ở bậc nhận thức này, học sinh có thể giải thích được một sự kiện, hiện tượng lịch sử, tóm tắt được diễn biến một sự kiện, nghe và trả lời được các câu hỏi liên quan. Ví dụ: học sinh có thể giải thích được được sự kiện lịch sử diễn ra như thế nào? - Vận dụng thấp: Học sinh vượt qua cấp độ hiểu biết thông thường và có thể sử dụng các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trên lớp. Ở bậc nhận thức này, học sinh có thể sử dụng được kiến thức để giải quyết một tình huống cụ thể. Ví dụ: áp dụng một sự kiện lịch sử này để lý giải một sự kiện lịch sử khác. -Vận dụng cao: học sinh có khả năng vận dụng kiến thức, khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết bằng các kĩ năng và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương. Các vấn đề này tương tự như các tình huống thực tế học sinh sẽ gặp ngoài môi trường lớp học. Ở bậc này học sinh phải xác định được những thành tố trong một tổng thể và mối quan hệ qua lại giữa chúng, phát biểu ý kiến cá nhân và bảo vệ được ý kiến đó về một sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử nào đó, học sinh phải so sánh, đánh giá, phân biệt…liên hệ thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm. Ví dụ: học sinh có thể rút ra bài học kinh nghiệm sua khi học


25

thức

khảo

thức

khảo

thức

khảo

thức

khảo

thức

0

0

2

2

1

1

1

1

2

2

0

0

6

12

12

10

5

6

2

DẠ Y

6

3

3

1

1

2

2

10

11

11

11

11

10

10

2

5

5

6

7

6

6

QU Y

5

NH ƠN

khảo

7

5

6

7

9

9

8

7

8

6

6

5

4

3

5

6

6

6

4

5

8

7

8

6

5

4

6

5

1

4

2

1

1

2

2

3

1

1

M

13

LSTG 19171945 LSVN 18581918 LSTG 19452000 LSVN 19191930 LSVN 19301945 LSVN 19451954 LSVN 19541975 LSVN 19752000

OF FI

CI

AL

về cách mạng tháng Tám, chống thù trong giặc ngoài (1945-1946), cuộc kháng chiến chống Pháp, chống mĩ cứu nước, công cuộc đổi mới. Sau đó liên hệ kiến thức với những vấn đề trong cuộc sống hiện nay: ô nhiễm môi trường, tranh chấp biên giới, biển đảo, xu thế toàn cầu hóa… 2.2.4.2. Ma trận của bài thi trắc nghiệm tốt nghiệp THPT môn lịch sử Tổng quan hình thức thi trắc nghiệm của môn Lịch sử bao gồm: gồm 40 câu hỏi, thời lượng 50 phút. Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 CHỦ Đề Đề Đề Đề Đề Đề Đề Đề Đề Đề ĐỀ tham Chính tham Chính tham Chính tham Chính tham Chính

2.3. Phương pháp KKGG để vận dụng làm một số trọng tâm kiến thức thi tốt nghiệp THPT


26

OF FI

CI

AL

KKGG là là viết tắt của “khoanh khoanh gạch gạch” được áp dụng khi làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử, giúp em phân tích đề và đưa đến lựa chọn đáp án hiệu quả nhất. Về chi tiết, phương pháp KKGG được hiểu như sau: * K là KHOANH MỐC THỜI GIAN: Cứ nhìn thấy mốc thời gian trên câu hỏi, em sẽ khoanh tròn lại để khu biệt kiến thức và tìm dữ kiện trong bộ nhớ. K1: MỐC THỜI GIAN BẰNG SỐ => dễ nhìn thấy và khoanh tròn. K2: MỐC THỜI GIAN BẰNG CHỮ (ví dụ như “sau chiến tranh thế giới thứ hai”, “sau Cách mạng Tháng Tám”,…) => khoanh tròn. * G là GẠCH TỪ KHÓA; có 2 loại từ khóa cần gạch: G1: TỪ KHÓA ĐÚNG => gạch chân, xuất hiện trên câu hỏi và đáp án đúng. Chỉ cần tìm và gạch chân, tìm đủ và đúng từ khóa sẽ ra đáp án đúng. G2: TỪ KHÓA SAI => gạch chéo, xuất hiện trên đáp án sai. Đặc biệt với những câu hỏi khó, tìm từ khóa sai và chéo để loại trừ đáp án.

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

2.3.1 Phần Lịch sử thế giới 2.3.1.1. Hội nghị Ianta Câu 1- (Đề thi minh họa năm 2017) Hội nghị Ianta (2/1945) diễn ra khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai A. đã hoàn toàn kết thúc B. bước vào giai đoạn kết thúc C. đang diễn ra vô cùng ác liệt D. bùng nổ và ngày càng lan rộng Câu 16 - (Mã đề 301 – Đề thi THPTQG năm 2017) Nội dung nào dưới đây không phải là vấn đề cấp bách đặt ra đối với các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh vào đầu năm 1945? A. Nhanh chóng đánh bại chủ nghĩa phát xít B. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh C. Phân chia thành quả chiến thắng D. Kí hòa ước với các nước bại trận Câu 13 - (Đề thi tham khảo năm 2018) Hội nghị Ianta (2/1945) không quyết định A. thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới B. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản C. thỏa thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á D. đưa quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật Câu 14 - (Mã đề 303 – Đề thi THPTQG năm 2018) Hội nghị Ianta (2/1945) không thông qua quyết định nào? A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới B. Quy định về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật D. Giao cho quân Pháp việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương Câu 13 - (Đề thi tham khảo năm 2019) Hội nghị Pốtxđam (1945) thông qua quyết định nào? A. Liên Xô có trách nhiệm tham gia chống quân phiệt Nhật ở châu Á


27

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới C. Liên quân Mỹ-Anh sẽ mở mặt trận ở Tây Âu để tiêu diệt phát xít Đức D. Phân công quân đội Đồng minh giải giáp quân Nhật ở Đông Dương Câu 14 - (Mã đề 302 – Đề thi THPTQG năm 2019): Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), Liên Xô không đóng quân tại khu vực nào sau đây? A. Đông Đức B. Tây Á C. Đông Âu D. Bắc Triều Tiên Câu 17- (Đề thi tham khảo lần 1 năm 2020): Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), nước nào cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ? A. Trung Quốc B. Nhật Bản C. Pháp D. Ấn Độ Câu 30 - (Mã 301 – Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020): Theo quyết định của Hội nghị Ianra (2/1945), Liên Xô không được phân chia phạm vi ảnh hưởng ở địa bàn nào sau đây? A. Đông Béc-lin B. Đông Âu C. Đông Đức D. Tây Âu Câu 1 - (Đề thi tham khảo năm 2021) Nguyên thủ quốc gia nào sau đây tham dự Hội nghị Ianta (2/1945)? A. Nhật Bản B. Pháp C. Đức D. Mĩ Câu 10 - (Mã đề 304 – Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021): Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực nào sau đây? A. Tây Âu B. Bắc Triều Tiên C. Tây Đức D. Tây Béc-lin 2.3.1.2. Phong trào giải phóng dân tộc Á, Phi, Mĩlatinh Câu 5 - (Đề minh họa năm 2017) Những quốc gia Đông Nam Á tuyên bố độc lập năm 1945 là A. Inđônêxia, Việt Nam, Lào B. Cămpuchia, Malaixia, Brunây C. Inđônêxia, Việt Nam, Philíppin D. Miến Điện, Việt Nam, Philíppin Câu 15 - (Mã đề 301 – Đề thi THPTQG năm 2017) Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào dưới đây? A. Cách mạng công nghiệp B. Cách mạng chất xám C. Cách mạng công nghệ D. Cách mạng xanh Câu 29 - (Đề thi tham khảo năm 2018) Sự phát triển và thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩlatinh sau chiến tranh thế giới thứ hai có ý nghĩa như thế nào? A. Hơn 100 nước thuộc địa và phụ thuộc giành độc lập dân tộc B. Làm cho thế kỉ XX trở thành thế kỉ giải trừ chủ nghĩa thực dân C. Các quốc gia độc lập trẻ tuổi đạt nhiều thành tựu về kinh tế -xã hội D. Xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Âu-Mĩ ở các thuộc địa Câu 32 - (Đề thi tham khảo năm 2018) Sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) ở Nam Phi năm (1993) chứng tỏ


28

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

A. một biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ B. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cơ bản bị tan rã C. cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội đã hoàn thành ở châu phi D. chủ nghĩa thực mới bắt đầu khủng hoảng và suy yếu Câu 26 - (Mã đề 301- Đề thi THPTQG năm 2018): Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta B. thúc đẩy Mĩ phải chấm dứt tình trạng chiến tranh lạnh với Liên Xô C. góp phần hình thành các liên minh kinh tế - quân sự khu vực D. thúc đẩy các nước tư bản hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa Câu 2 - (Đề thi tham khảo năm 2019): Sự khởi sắc của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện nào? A. Việt Nam gia nhập ASEAN (1995) B. Hiệp ước Bali được kí kết (1976) C. Căm-pu-chia gia nhập ASEAN (1999) D. Brunây gia nhập ASEAN (1984) Câu 34 - (Đề thi tham khảo năm 2019): Nội dung nào là điểm tương đồng giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Chỉ theo khuynh hướng vô sản B. Kết quả đấu tranh C. Có một tổ chức lãnh đạo thống nhất D. Chỉ sử dụng đấu tranh vũ trang Câu 22 - (Mã đề 302 – Đề thi THPTQG năm 2019):Bản Hiến pháp của Cộng hòa Nam Phi (11/1993) được thông qua đã chính thức xóa bỏ chế độ nào ở quốc gia này? A. Chế độ phân biệt chủng tộc B. Chế độ quân chủ lập hiến C. Chế độ phát xít D. Chế độ phong kiến Câu 18 - (Đề thi tham khảo năm 2020 lần 1):Từ những năm 60 – 70 của thế kỉ XX, các nước sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chuyển sang thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại là do tác động của yếu tố nào sau đây? A. Tất cả các nước Đông Nam Á đã thực hiện mở cửa B. Trật tự thế giới hai cực, hai phe sụp đổ C. Nhu cầu thu hút vốn và đầu tư kĩ thuật D. Tất cả các nước Đông Nam Á đã hoàn thành công nghiệp hóa Câu 27 - (Mã đề 301 –Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1967 trong bối cảnh A. Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh B. một số tổ chức hợp tác mang tính khu vực đã ra đời C. Việt Nam đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ


29

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

D. trật tự hai cực Ianta đã hoàn toàn sụp đổ Câu 3 - (Đề tham khảo năm 2021): Trong những năm 1946-1950, nhân dân Ấn Độ đấu tranh nhằm mục tiêu nào sau đây? A. Khôi phục chế độ quân chủ B. Lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ C. Giành độc lập dân tộc D. Chống chủ nghĩa phát xít Câu 19 - (Mã đề 301 –Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021) Một trong những sự kiện diễn ra ở khu vực Đông Nam Á năm 1945 là A. Liên minh châu Âu (EU) được thành lập B. Cộng đồng châu Âu (EC) ra đời C. nước Cộng hòa In đô nê xi a ra đời D. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời 2.3.1.3. Các nước Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000) Câu 35 - (Đề thi minh họa 2017): Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? A. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật B. Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên C. Tăng cường xuất khẩu công nghiệp hóa phần mềm D. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động Câu 13 - (Mã 301 – Đề thi THPTQG năm 2017) Từ năm 1973 đến năm 1991, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là A. tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, tổ chức ASEAN B. không còn chú trọng hợp tác với Mĩ và các nước Tây Âu C. chỉ coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu và Hàn Quốc D. chú trọng phát triển quan hệ với các nước ở khu vực Đông Bắc Á Câu 31- (Đề thi tham khảo 2018):Sự kiện ngày 11/9/2001 ở nước Mĩ cho thấy A. nhân loại đang phải đối mặt với một nguy cơ và thử thách lớn B. hòa bình, hợp tác không phải là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế C. cục diện hai cực trong quan hệ quốc tế chưa hoàn toàn chấm dứt D. tình trạng chiến tranh lạnh vẫn còn tiếp diễn ở nhiều nơi Câu 29 - (Mã đề 301 – Đề thi THPTQG năm 2018):Yếu tố nào dưới đây tác động đến sự thành bại của Mĩ trong nỗ lực vươn lên xác lập trật tự thế giới đơn cực giai đoạn sau chiến tranh lạnh? A. Sự mở rộng không gian địa lý của hệ thống xã hội chủ nghĩa B. Sự hình thành các trung tâm kinh tế Tây Âu và Nhật Bản C. Tương quan lực lượng giữa các cường quốc trên thế giới D. Sự xuất hiện và ngày càng phát triển của các công ty độc quyền Câu 3 - (Đề tham khảo năm 2019):Trong giai đoạn 1945-1973, kinh tế Mĩ


30

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

A. khủng hoảng và suy thoái B. phát triển mạnh mẽ C. phát triển xen kẽ suy thoái D. phục hồi và phát triển Câu 17 - (Mã đề 302 – Đề thi THPTQG năm 2019):Một trong những kết quả Mĩ đạt được trong quá trình Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là A. duy trì được tất cả các tổ chức quân sự đã thiết lập B. chi phối được tất cả các tổ chức hợp tác kinh tế - chính trị khu vực C. trực tiếp xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc D. lôi kéo được nhiều quốc gia trở thành đồng minh của Mĩ Câu 6 - (Đề thi tham khảo năm 2020):Trong những năm 1960-1973, nền kinh tế của quốc gia nào có sự phát triển “thần kì”? A. Brunây B. Miến Điện C. Angiêri D. Nhật Bản Câu 6 - (Mã đề 301 - Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020) Từ năm 1952-1973, kinh tế Nhật Bản có biểu hiện nào sau đây? A. Khủng hoảng B. Trì trệ C. Suy thoái D. Phát triển Câu 6 - (Đề tham khảo 2021):Trong học thuyết Phu-cư-đa (1977), Nhật Bản tăng cường quan hệ đối ngoại với các nước ở khu vực nào sau đây? A. Bắc Âu B. Đông Nam Á C. Trung Đông D. Nam Mĩ Câu 29 - (Mã đề 301-Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021):Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 19521973? A. Tận dụng được tài nguyên từ các nước thuộc địa B. Phát huy được những nguồn lực từ bên ngoài C. Tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn D. Không bị chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá 2.3.1.4. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh Câu 25 - (Đề thi minh họa năm 2017) Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là A. cục diện “chiến tranh lạnh” B. xu thế toàn cầu hóa C. sự hình thành các liên minh kinh tế D. sự ra đời các khối quân sự đối lập Câu 25 - (Mã đề 301 – Đề thi THPTQG năm 2017): Việc Mĩ và Liên Xô chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (12/1989) không xuất phát từ A. việc cả 2 nước đều gặp khó khăn do tác động của phong trào giải phóng dân tộc B. việc cả 2 nước cần thoát khỏi thế “đối đầu” để ổn định và củng cố vị thế của mình C. sự “suy giảm” thế mạnh của 2 nước trên nhiều mặt so với các cường quốc khác D. sự tốn kém của mỗi nước do cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn 4 thập niên Câu 25 - (Đề thi tham khảo năm 2019): Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Định ước Hen-xin-ki (1975) đều chủ trương


31

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

A. thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược B. giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình C. tiến hành thúc đẩy hợp tác về kinh tế, chính trị và quốc phòng D. giải thể các tổ chức quân sự của Mĩ và Liên Xô tại châu Âu Câu 29 - (Đề thi tham khảo lần 1 năm 2020) Việc kí Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức năm 1972 A. là một trong những biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây B. đánh dấu nước Đức tái thống nhất sau nhiều thập kỉ chia cắt C. dẫn đến sự xuất hiện của xu thế liên kết khu vực ở châu Âu D. thúc đẩy nhanh sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Đức Câu 39 - (Mã đề 301 – Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020) Năm 1972, Liên Xô và Mĩ kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT – 1) đã A. làm cho các khối quân sự đối đầu ở châu Âu bị giải thể hoàn toàn B. làm cho toàn cầu hóa trở thành một xu thế trong quan hệ quốc tế C. chuyển quan hệ hai nước từ thế đối đầu sang đồng minh chiến lược D. góp phần làm giảm tình trạng đối đầu trong quan hệ quốc tế Câu 7- (Đề thi tham khảo năm 2021) Sự kiện lịch sử nào sau đây được xem là khởi đầu của cuộc chiến tranh lạnh? A.Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (1947) B. Cộng đồng than thép châu Âu được thành lập (1951) C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập (1967) D. Hội đồng tương trợ kinh tế SEV được thành lập (1949) Câu 15 - (Mã đề 304 – Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021) Sự kiện nào sau đây diễn ra trong thời kì chiến tranh lạnh (1947- 1989)? A. Hệ thống Véc-sai Oasinhtơn được thiết lập B. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ D. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời 2.3.2. Lịch sử Việt Nam 2.3.2.1. Hoàn cảnh, bối cảnh Câu 7- (Mã đề 303 – Đề thi THPTQG năm 2018): Thực dân pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929) khi A. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã B. thế giới tư bản đang lâm vào khủng hoảng thừa C. cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc D. kinh tế các nước tư bản đang trên đà phát triển


32

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

Câu 5 - (Mã đề 303 – Đề thi THPTQG năm 2019): Đảng Bôn sê vích quyết định thực hiện chính sách kinh tế mới (1921) trong bối cảnh nước Nga Xô Viết đã A. hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa B. bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước C. hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế D. hoàn thành công cuộc tập thể hóa nông nghiệp Câu 26- (Đề thi tham khảo lần 2 năm 2020): Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam bùng nổ trong điều kiện chủ quan nào sau đây? A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng B. Đời sống nhân dân lao động khó khăn, cực khổ C. Phát xít Nhật tiến vào xâm lược ba nước Đông Dương D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh được thành lập Câu 29 - (Mã đề 302 – Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020): Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới (12/1986) trong tình hình quốc tế đang có chuyển biến nào sau đây? A. Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện và đang phát triển B. Xu hướng hòa hoãn Đông –Tây bắt đầu xuất hiện(những năm 70) C. Các nước ASEAN đã thành những “con rồng” kinh tế châu Á D. Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh ( Câu 26 - (Đề thi tham khảo năm 2021): Nội dung nào sau đây thuộc bối cảnh lịch sử của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam? A. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng B. Kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi và phát triển C. Chính quyền thực dân Pháp thi hành chính sách khủng bố D. Nhân dân Đông Dương chịu 2 tầng áp bức của Nhật Pháp Câu 3 - (Mã đề 302 – Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021): Ở Đông Dương, thực dân Pháp đề ra kê hoạch Na-va (1953) trong bối cảnh nào sau đây? A. Quân phiệt Nhật Bản tiến vào Đông Dương B. Quân Pháp lâm vào thế phòng ngự bị động C. Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương D. Quân Trung Hoa Dân quốc tiến vào Việt Nam 2.3.2.2. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh Câu 4 - (Đề thi tham khảo năm 2019): Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc đã A. tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân B. tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản C. tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa D. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên


33

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

Câu 20 - (Mã đề 302 – Đề thi THPTQG năm 2019): Sau khi tham gia các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ do Nguyễn Ái Quốc mở tại Quảng Châu – Trung Quốc (1924-1927), phần lớn học viên đã A. sang Pháp hoạt động trong phong trào công nhân B. tiếp tục học tập tại trường Quân sự Hoàng Phố C. bí mật về nước để truyền bá lý luận giải phóng dân tộc D. đến Liên Xô học tập tại trường Đại học Phương Đông Câu 8 - (Đề thi tham khảo năm 2020) Năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp tập huấn cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) được xuất bản thành tác phẩm A. Bản án chế độ thực dân Pháp B. Đường kách mệnh C. Con rồng tre D. Kháng chiến nhất định thắng lợi Câu 31 - (Đề thi tham khảo năm 2020):Lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc được truyền vào Việt Nam trong những năm 1921-1929 có điểm khác biệt nào sau đây so với chủ trương cứu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX? A. Gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội B. Giải phóng dân tộc khỏi sự áp bức của thực dân C. Gắn vấn đề dân tộc với dân chủ, dân quyền D. Giành độc lập gắn với khôi phục chế độ quân chủ Câu 25 - (Mã đề 301- Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020): Trong thời kì 19191930, Nguyễn Ái Quốc đã A. thành lập Nha bình dân học vụ B. soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam C. ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược D. thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Câu 33 - (Mã đề 302 – Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021 Nội dung nào sau đây là một trong những điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Xây dựng lí luận cách mạng nhấn mạnh cuộc đấu tranh giai cấp B. Thành lập một tổ chức quá độ để chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản C. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ngay khi thành lập Đảng D. Tập hợp quần chúng thành lập mặt trận chung toàn Đông Dương 2.3.2.3. Các tổ chức cách mạng và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Câu 10 - (Đề minh họa năm 2017): Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là A. tự do và dân chủ B. độc lập và tự do C. ruộng đất cho dân cày D. đoàn kết với cách mạng thế giới Câu 26 - (Mã đề 302 - Đề thi THPTQG năm 2017):Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam?


34

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

A. Kết thúc thời kì phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản B. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng C. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam A. nông dân B. công nhân C. tư sản dân tộc D. tiểu tư sản trí thức Câu 13 - (Mã đề 303 – Đề thi THPTQG năm 2017) Sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 không phải là A. bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam B. xu thế của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản C. mốc chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam D. bước phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân Việt Nam Câu 4- ( Đề thi tham khảo năm 2018) Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp là do A. đánh giá chưa đúng khả năng chống đế quốc và phong kiến của tư sản dân tộc B. chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Đông Dương thuộc địa C. chưa xác định được mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Đông Dương thuộc địa D. chịu sự chi phối của tư tưởng hữu khuynh từ các Đảng Cộng sản trên thế giới Câu 30 - (Mã đề 301 – Đề thi THPTQG năm 2018): Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động và thực hiện là A. phương thức tự rèn luyện của những chiến sĩ cách mạng tiền bối B. mốc đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn trở thành tự giác C. điều kiện để công nhân phát triển về số lượng và trở thành giai cấp D. cơ hội thuận lợi giúp những người cộng sản về nước hoạt động Câu 35 - (Đề thi tham khảo năm 2019): Đầu năm 1930, khuynh hướng vô sản hoàn toàn thắng thế khuynh hướng tư sản ở Việt Nam, vì A. khuynh hướng vô sản giải quyết triệt để tất cả mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam B. giai cấp công nhân chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu xã hội Việt Nam C. khuynh hướng vô sản đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc D. khuynh hướng vô sản giải quyết được vấn đề ruộng đất của giai cấp nông dân Việt Nam Câu 8 - (Mã đề 302 – Đề thi THPTQG năm 2019):Văn kiện nào sau đây được Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) thông qua A. Sách lược vắn tắt B. Đề cương văn hóa Việt Nam C. Luận cương chính trị D. Bao cáo chính trị Câu 21- (Đề thi tham khảo năm 2020) Khi mới thành lập (1927), Việt Nam Quốc dân đảng nêu chủ trương A. thành lập chính quyền của quần chúng công nông


35

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

B. làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng C. lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho nông dân D. trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng Câu 5 - (Mã đề 301 – Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020) Một trong ba tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam trong năm 1929 là A. Hội Phục Việt B. Việt Nam Quốc dân đảng C. Đông Dương cộng sản đảng D. Đảng Dân chủ Việt Nam Câu 37 - (Đề thi tham khảo năm 2021): Nhận xét nào sau đây là phù hợp về Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925-1929)? A. Một trong những tổ chức cộng sản đầu tiên của Việt Nam B. Một tổ chức yêu nước có khuynh hướng cộng sản C. Đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam D. Tổ chức tiền thân của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Câu 20 - (Mã đề 302 - Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021): Một trong những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925-1929) là A. xây dựng căn cứ địa ở Cao Bằng B. mở nhiều lớp đào tạo cán bộ C. phát động tổng khởi nghĩa toàn quốc D. phát động tiến công và nổi dậy 2.3.2.4. Cách mạng tháng Tám năm 1945 Câu 37 - (Đề thi minh họa năm 2017): Đâu không phải là điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Đảng và quần chúng nhân dân đã sẵn sàng hành động B. Lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng C. Phát xít Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện Câu 37 - (Mã đề 301 – Đề thi THPTQG năm 2017): Nhận xét nào dưới đây về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là không đúng? A. Đây là cuộc cách mạng có tính chất nhân dân sâu sắc B. Đây là cuộc cách mạng có tính chất dân tộc điển hình C. Đây là cuộc cách mạng có tính chất dân chủ điển hình D. Đây là cuộc cách mạng có tính chất bạo lực rõ nét Câu 23 - (Đề thi tham khảo năm 2018): Lực lượng chính trị có vai trò như thế nào đối với thành công của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Lực lượng xung kích trong Tổng khởi nghĩa B. Quyết định thắng lợi của Tổng khởi nghĩa C. Lực lượng nòng cốt trong Tổng khởi nghĩa D. Hỗ trợ lực lượng vũ trang giành chính quyền Câu 13 - (Mã đề 301 – Đề thi THPTQG năm 2018): Năm 1941, Nguyễn Ái quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng, vì đây là nơi có A. lực lượng vũ trang phát triển lớn mạnh B. địa hình thuận lợi để phát triển lực lượng


36

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

C. nhiều căn cứ du kích đã được xây dựng D. các tổ chức cứu quốc đã được thành lập Câu 13 - (Mã đề 302 – Đề thi THPTQG năm 2018): Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 kết thúc khi A. quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật B. thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược trở lại Việt Nam C. Nhật cùng thực dân Anh chống phá chính quyền cách mạng D. Nhật giao Đông Dương cho quân Trung Hoa Dân quốc Câu 7 - (Đề thi tham khảo năm 2019) Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) được Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra ngay sau khi A. Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương B. Nhật tiến vào chiếm đóng Đông Dương C. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện D. chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ Câu 38 - (Mã đề 302 – Đề thi THPTQG năm 2019) Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Kết hợp ba thứ quân trong lực lượng vũ trang B. Kết hợp khởi nghĩa từng phần với chiến tranh cách mạng C. Kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang D. Kết hợp khởi nghĩa và tiến công quân sự ở khắp nơi Câu 33 - (Đề thi tham khảo 2020):Một trong những đặc điểm của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. giành chính quyền ở nông thôn rồi tiến vào thành thị B. kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị và ngoại giao C. lực lượng vũ trang đóng vai trò quyết định thắng lợi D. diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu Câu 20 - (Mã đề 301 – Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020) Trong khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8 năm 1945), nhân dân Việt Nam đã thực hiện phong trào nào sau đây? A. Phá kho thóc, giải quyết nạn đói B. Chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa C. Chống độc quyền cảng Sài Gòn D. Chống độc quyền xuất cảng lúa gạo Câu 36 - (Đề thi tham khảo năm 2021): Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) và Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có điểm giống nhau nào sau đây? A. Có lực lượng vũ trang cách mạng gồm 3 thứ quân B. Từ chiến tranh du kích tiến lên chiến tranh chính quy C. Từ khởi nghĩa phát triển thành chiến tranh cách mạng D. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân


37

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

Câu 4 - (Mã đề 301 - Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021) Lực lượng vũ trang được xây dựng ở Việt Nam trong giai đoạn 1939-1945 là A. Việt Nam Quang phục hội B. Trung đội Cứu quốc quân III C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Câu 31- (Mã đề 302 - Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021):Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) và cuộc vận động giải phóng dân tộc (1939-1945) ở Việt Nam có điểm giống nhau nào sau đây? A. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa hậu phương và tiền tuyến B. Là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc C. Nằm trong tiến trình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân D. Từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên chiến tranh cách mạng 2.3.2.5. Các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng Câu 40- (Đề minh họa năm 2017) Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1/1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng là do A. các lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển B. Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ C. không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình được nữa D. đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh Câu 7 - (Mã đề 303 – Đề thi THPTQG năm 2017): Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) chủ trương thành lập A. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương B. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương C. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh Câu 31 - (Mã đề 303 – Đề thi THPTQG năm 2018) Hội nghị tháng 11/1939 và Hội nghị tháng 5/1941 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương có điểm khác biệt về A. việc giải quyết quyền lợi về ruộng đất cho nông dân B. việc xác định hình thức chính quyền cách mạng C. chủ trương đoàn kết các lực lượng dân tộc D. chủ trương giải quyết vấn đề quyền dân tộc tự quyết Câu 32 - (Mã đề 304 – Đề thi THPTQG năm 2019): Quyết định nào sau đây của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10/1930)? A. Sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng B. Thành lập chính phủ công nông binh C. Đề ra khẩu hiệu chống đế quốc, chống phong kiến


38

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

D. Thành lập mặt trận đoàn kết các lực lượng dân tộc Câu 36 - (Đề thi tham khảo lần 1 năm 2020): Hội nghị Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9/1953) xác định phương hướng chiến lược trong đông – xuân 1953-1954 là tiến công vào những hướng A. có nhiều kho tàng của quân Pháp B. lực lượng quân Pháp yếu nhất C. tập trung cơ quan đầu não của Pháp D. có tầm quan trọng về chiến lược Câu 27 - (Đề thi tham khảo lần 2 năm 2020): Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) xác định A. chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm B. kẻ thù chủ yếu trước mắt là đế quốc và giai cấp địa chủ C. phương pháp giành chính quyền là tổng tiến công D. sẽ thành lập chính quyền nhà nước của công nông binh Câu 32 - (Đề thi tham khảo lần 2 năm 2020): Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9/1975) đề ra nhiệm vụ nào sau đây cho cách mạng Việt Nam? A. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên cả nước B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước C. Bầu ra các chức vụ lãnh đạo cao nhất của đất nước D. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ Câu 34 - (Đề thi tham khảo năm 2021): Vấn đề nào sau đây được đặt lên hàng đầu trong các Hội nghị của Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn (1939-1945)? A. Giải phóng dân tộc B. Cải cách ruộng đất C. Giải phóng giai cấp D. Thành lập mặt trận Câu 18 - (Mã đề 303 – Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021):Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (7/1973) đề ra chủ trương nào sau đây? A. Tiếp tục con đường cách mạng bạo lực B. Phát triển kinh tế nhiều thành phần C. Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung D. Xóa bở cơ chế quản lí kinh tế bao cấp 2.3.2.6. Phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936 -1939 Câu 12 - (Mã 302 – Đề thi THPTQG năm 2017): Ở Việt Nam, đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 được đánh dấu bằng sự kiện nào? A. Cuộc biểu tình của công nhân ngày 1/5/1930(Đây là bước ngoặt) B. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định C. Cuộc đấu tranh của công nhân Vinh – Bến Thủy D. Sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An – Hà Tĩnh


39

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

Câu 23 - (Mã 303 – Đề thi THPTQG năm 2018):Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã A. đưa Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai B. khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930 C. bước đầu xây dựng được lực lượng vũ trang nhân dân D. xây dựng được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo Câu 18 - (Đề thi tham khảo năm 2019):Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam? A. Đưa quần chúng nhân bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước B. Khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân C. Hình thành khối liên minh công – nông, công nhân vfa nông dân đoàn kết đấu tranh D. Là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám Câu 19 - (Mã đề 302 - Đề thi THPTQG năm 2019): “Đòi tự do, dân chủ, hòa bình” là mục tiêu đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong phong trào nào sau đây? A. Phong trào dân chủ 1936-1939 B. Phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925 C. Phong trào dân tộc dân chủ 1925-1930 D. Phong trào cách mạng 1930-1931 Câu 10 - (Đề thi tham khảo lần 1 năm 2020):Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam dẫn đến sự hình thành của A. Mặt trận Liên Việt B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh C. khối liên minh công – nông D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương Câu 12 - (Mã đề 302 – Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020): Trong phong trào dân chủ 1936-1939, nhân dân Việt Nam đã A. biểu tình đưa yêu sách về dân chủ B. tiến hành chiến tranh du kích cục bộ C. lập căn cứ địa cách mạng trong cả nước D. khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền Câu 11 - (Đề thi tham khảo năm 2021):Một trong những nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của nhân dân Việt Nam trong phong trào dân chủ 1936-1939 là đấu tranh chống A. quân Trung Hoa Dân quốc B. thực dân Anh C. đế quốc Mĩ D. chế độ phản động thuộc địa Câu 38 - (Mã đề 301 – Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021): Cuộc vận động dân chủ (1936-1939) ở Việt Nam là phong trào cách mạng vì một trong những lý do nào sau đây? A. Bước đầu thành lập được các hội Cứu quốc ở một số địa phương B. Là bước chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc C. Trực tiếp ngăn chặn quân phiệt Nhật Bản tiến vào Đông Dương D. Có sự kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang


40

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

2.3.2.7. Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám Câu 14 - (Đề minh họa năm 2017): Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. nạn đói B. giặc dốt C. tài chính D. giặc ngoại xâm Câu 10 - (Mã đề 302 – đề thi THPTQG năm 2017) Ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công, để giải quyết nạn mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào nào? A. Cải cách giáo dục B. Bổ túc văn hóa C. Bình dân học vụ D. Thi đua “Dạy tốt, học tốt” Câu 6 - (Đề thi tham khảo năm 2018): Trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước những khó khăn, thử thách nào? A. Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, giặc ngoại xâm và nội phản B. Khối đoàn kết dân tộc bị chia rẽ sâu sắc, lực lượng chính trị suy yếu C. Các đảng phái trong nước đều cấu kết với quân Trung Hoa Dân quốc D. Quân Pháp trở lại Đông Dương theo quy định của Hội nghị Pốtxđam Câu 19 - (Mã đề 304 – Đề thi THPTQG năm 2018): Việc giải quyết thành công nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có ý nghĩa gì? A. Đánh dấu hoàn thành nhiệm vụ đánh đổ chế độ phong kiến B. Tạo cơ sở để các nước xã hội chủ nghĩa công nhận Việt Nam C. Tạo cơ sở thực lực để kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp D. Góp phần tạo ra sức mạnh để bảo vệ chế độ mới Câu 14 - (Đề thi tham khảo lần 2 năm 2020) Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề ra biện pháp cấp thời nào để giải quyết nạn đói sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công? A. Tiến hành cải cách ruộng đất B. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất C. Tổ chức quyên góp thóc gạo D. Vận động xây dựng “Quỹ độc lập” Câu 19 - (Mã đề 304 – Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020): Trong hơn một năm đầu kể từ ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhân dân Việt Nam đã A. tiến hành giải quyết nạn đói B. ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất C. tiến hành công nghiệp hóa đất nước D. tiến hành hiện đại hóa đất nước Câu 13 - (Đề thi tham khảo năm 2021):Trong những năm đầu sau khi thành lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt với khó khăn nào sau đây? A. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện B. Nguy cơ chiến tranh thế giới C. Giặc ngoại xâm và nội phản D. Phát xít Nhật còn mạnh Câu 12 - (Mã đề 304 – Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021): Một trong những biện pháp về giáo dục nhằm xây dựng chế độ mới Việt Nam những năm 1945-1946 là A. thành lập cơ quan chuyên trách chống giặc dốt


41

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

B. đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực C. cải cách và mở cửa nền kinh tế D. mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại 2.3.2.8. Đường lối đổi mới Câu 14 - (Mã đề 301 – Đề thi THPTQG năm 2017): Quan điểm đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) không có nội dung nào dưới đây? A. Lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm B. Đi lên chủ nghĩa xã hội bằng những biện pháp phù hợp C. Không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội D. Đổi mới toàn diện và đồng bộ Câu 9 - (Đề thi tham khảo năm 2018): Trong đường lối đổi mới đất nước (12/1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại A. hòa bình, hữu nghị, hợp tác B. hòa bình, hữu nghị, trung lập C. hữu nghị, coi trọng hợp tác kinh tế D. hòa bình, mở rộng hợp tác về văn hóa Câu 7 - (Mã đề 301 – Đề thi THPTQG năm 2018): Một trong những mục tiêu của đường lối đổi mới ở Việt Nam được đề ra từ tháng 12/1986 là A. bước đầu khắc phục hậu quả chiến tranh B. hoàn thiện cơ chế quản lý đất nước C. đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng D. hoàn thiện công cuộc cải cách ruộng đất Câu 9- (Mã đề 304 – Đề thi THPTQG năm 2019) Trong sự nghiệp đổi mới đất nước (từ năm 1986), Việt Nam có chủ trương nào sau đây? A. Phát triển kinh tế kế hoạch hóa tập trung B. Tập trung cải tạo công thương nghiệp C. Xóa bỏ sự tồn tại của thị trường tự do D. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại Câu 10 - (Mã đề 304 – Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020) Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) có nội dung nào sau đây? A. Chỉ tập trung đổi mới về văn hóa B. Chỉ tập trung đổi mới về chính trị C. Chỉ đổi mới về tổ chức và tư tưởng D. Đổi mới toàn diện và đồng bộ 2.3.2.9. Liên thông lịch sử 11 với lịch sử 12 Câu 29 - (Đề thi tham khảo năm 2019): Tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 và tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chứng tỏ A. dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng B. giành chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng C. giành và giữ chính quyền chỉ là sự nghiệp của giai cấp vô sản D. giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn


42

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

Câu 30 - (Mã đề 301 – Đề thi THPTQG năm 2019): Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm chung nào sau đây? A. Đối tượng đấu tranh chủ yếu là giai cấp tư sản B. Làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống hoàn chỉnh C. Nhiệm vụ chủ yếu là chống chủ nghĩa thực dân D. Góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới Câu 13 - (Mã đề 301 – Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020): Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam thời kì 1919 – 1930? A. Liên minh châu Âu được thành lập B. Chiến tranh thế giới thứ hai được bùng nổ C. Nước Nga Xô viết ra đời D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc Câu 30 -(Đề thi tham khảo lần 2 năm 2020): Trong giai đoạn 1939-1945, sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam? A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc B. Liên Xô và Mĩ chấm dứt chiến tranh lạnh C. Trật tự 2 cực Ianta sụp đổ D. Mĩ phát động cuộc chiến tranh lạnh Câu 24 - (Mã đề 302 – Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021): Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam giai đoạn 1939-1945? A. Phát xít Đức đầu hàng phe Đồng minh B. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời D. Nước Cộng hòa Ấn Độ được thành lập 2.3.2.10. Ngoại giao Câu 27 - (Mã đề 304 – Đề thi THPTQG năm 2018): Thực dân Pháp ký với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa - Pháp (tháng 2 - 1946) để thực hiện âm mưu gì? A. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc giải giáp quânNhật. B. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc xâm lược Việt Nam lần thứhai. C. Ra miền Bắc Việt Nam chia sẻ quyền lợi với quân Trung Hoa Dânquốc. D. Đưa quân ra miền Bắc để hoàn thành việc xâm lược ViệtNam. Câu 31- (Mã đề 301 – Đề thi tốt nghiệp THPT 2020):Ngày 6-3-1946, Hiệp định Sơ bộ được ký kết giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đại diện Chính phủ Pháp khi A. Nhân dân Việt Nam đang tránh việc đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc. B. Chính phủ Pháp có thiện chí giữ gìn nền hòa bình ở Đông Dương. C. quân dân Việt Nam vẫn đang phát triển thể chủ động tiến công. D. Trung Hoa Dân quốc không đồng ý cho quân Pháp ra miền Bắc Việt Nam. Câu 37- (Mã đề 303 – Đề thi tốt nghiệp THPT 2021): Nhận xét nào sau đây là đúng về bản Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp (6/3/1946)?


43

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

A. Công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có quyền dân tộc tự quyết. B. Là sách lược của Việt Nam để tiếp tục kéo dài thời gian hòa hoãn với Pháp. C. Biến một hiệp ước hai bên thành thỏa thuận ba bên có lợi cho cách mạng. D. Chuyển Pháp từ vị trí đối tác trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam. 2.4. Một số chuyên đề nâng cao góp phần chinh phục điểm cao môn Lịch sử 2.4.1. Một số thuật ngữ, khái niệm lịch sử cần nắm vững 2.4.1.1. Phân biệt nguyên nhân (sâu xa – trực tiếp, chủ quan – khách quan) * Nguyên nhân sâu xa – trực tiếp Trước tiên các em cần hiểu “nguyên nhân” nói chung là hiện tượng để sinh ra kết quả. Các em thường thấy nguyên nhân chủ quan hay khách quan thường gắn liền với sự kiện, sự việc đã xảy ra như nguyên nhân thắng lợi, nguyên nhân thất bại. Còn nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp thường gắn liền với sự kiện sắp xảy ra hoặc đang xảy ra. Trong đó: Nguyên nhân sâu xa là cái nằm trong nội tại, mang tính kéo dài nhưng chưa đủ điều kiện để làm cho sự việc, hiện tượng mới được sinh ra. Ví dụ: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (19141918) là sự phát triển không đồng đều của các nước đế quốc, mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa ngày càng gắt gắt, sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các nước đế quốc với nhau. Nguyên nhân trực tiếp (còn gọi là duyên cớ, nguyên cớ, cái cớ) là sự việc xảy ra làm bùng nổ một sự kiện có nguồn gốc sâu xa đã tồn tại từ trước. Ví dụ: Thái tử Phéc-đi-năng của đế quốc Áo-Hung bị một phần tử Xéc-bi ám sát ngày 28/6/1914. Đế quốc Áo-Hung chớp thời cơ để gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Nguyên nhân sâu xa luôn là cái có trước, nguyên nhân trực tiếp có sau, trực tiếp góp phần làm sinh ra sự kiện, hiện tượng, nguyên nhân trực tiếp tồn tại rất ngắn và gắn với sự kiện cụ thể. * Nguyên nhân chủ quan – khách quan Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ nội tại bản thân sự vật, hiện tượng. Còn nguyên nhân khách quan là yếu tố bên ngoài tác động vào sự vật, hiện tượng. Trong đó phải luôn nhớ nguyên tắc “chủ quan” luôn luôn quan trọng hơn “khách quan” và trong các nhân tố chủ quan đó các em sẽ xác định nguyên nhân chủ quan nào là quan trọng nhất. Để xác định đâu là nguyên nhân quan trọng nhất ngoài việc dựa vào hoàn cảnh cụ thể để đối chiếu, so sánh thì chúng ta phải đặt ra một câu hỏi: Trong các nguyên nhân đã nêu, nguyên nhân nào có tác động bao trùm các nguyên nhân còn lại. Ví dụ: Khi học đến nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 thì nguyên nhân chủ quan luôn là quan trọng nhất nhưng trong đó nổi bật là


44

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo. 2.4.1.2. Phân biệt bước ngoặt, bước ngoặt mới, bước phát triển Có thể lấy ví dụ: Học sinh A đang học khối A, cả 3 năm THPT học sinh đó vẫn theo khối A  đó là bước phát triển. Nếu học sinh A lớp 10 học khối A, sang lớp 11,12 chuyển khối C  đó là bước ngoặt. “Bước ngoặt” và” bước phát triển” giống nhau là đều tạo ra thuận lợi nhưng bước phát triển chỉ là sự biến đổi về lượng thì bước ngoặt có sự biến đổi về chất. Vì vậy để biết được sự kiện nào được coi là bước ngoặt các em cần phân tích hoàn cảnh trước và sau khi xảy ra sự kiện đó. Ví dụ: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại – để thấy được điều này chúng ta so sánh trước và sau khi Đảng ra đời. Trước khi Đảng ra đời, các phong trào đấu tranh của nhân dân ta đều không có đường lối, mục tiêu và lãnh đạo rõ ràng, đưa đến những thất bại, sự bế tắc trong con đường giải phóng dân tộc và giai cấp lãnh đạo. Tất cả đã thay đổi sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. “Bước ngoặt mới” - hiểu đơn giản là bước ngoặt tiếp theo diễn ra trên nền tảng của một bước ngoặt đã xảy ra trước đó. Ví dụ: Thắng lợi của Hiệp định Pa-ri năm 1973 đã mở ra “bước ngoặt” mới cho cuộc kháng chiến chống Mĩ . Vì đây là kết quả của chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968 đã mở ra “bước ngoặt” của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Sự kiện tết Mậu Thân năm 1968 chúng ta đã bược Mĩ chấp nhận ngối vào bàn đàm phán với ta – đây là bước ngoặt của cuộc kháng chiến, điều mà trước đấy chúng ta chưa có điều kiện mở mặt trận đấu tranh ngoại giao thì sau sự kiện này chúng ta mở ra thời kì vừa đánh, vừa đàm. Hiệp định Pa-ri là điểm kế thừa, điểm mới so với sự kiện tết Mậu Thân 1968 vì Hiệp định Pa-ri là kết thúc thắng lợi thời kì vừa đánh vừa đàm, buộc Mĩ rút về nước, làm thay đổi trong so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng. Trong “bước ngoặt” và “bước phát triển” lại gắn liền với từng đối tượng cụ thể (bước ngoặt của cái gì, bước ngoặt diễn ra ở đâu .... như là bước ngoặt của kháng chiến, của miền Nam, của cuộc đời...) do đó khi xác định sự kiện là “bước ngoặt” hay “bước phát triển” thì cần phải gắn với địa điểm, nhân vật cụ thể để xác định đúng phạm vi thuộc về cái gì. Đôi khi cụm từ “bước ngoặt” có thể được thay thế bằng những từ có nghĩa tương tự như “bước phát triển nhảy vọt” – ví như phong trào “Đồng khởi” 1959-1960 có thể gọi là bước phát triển nhảy vọt hay bước ngoặt của cách mạng miền Nam. 2.4.1.3. Phân biệt kết quả và ý nghĩa “Kết quả” là cái đạt được trực tiếp, cái thấy được của sự kiện, sự vật, giai đoạn, hiện tượng lịch sử dựa trên những nguyên nhân nhất định. “Ý nghĩa” là giá


45

NH ƠN

OF FI

CI

AL

trị, tác dụng của những kết quả đó với sự phát triển tiếp theo của sự kiện, sự vật, giai đoạn, hiện tượng lịch. Ví dụ: Trong chiến dịch Biên giới thu đông ta đạt được kết quả và ý nghĩa sau Kết quả Ý nghĩa - Bảo vệ, mở rộng, củng cố căn cứ địa - Đây là chiến dịch tấn công lớn đầu Việt Bắc tiên của Quân đội nhân dân Việt - Phá thế bao vây cả trong lẫn ngoài Nam, làm thay đổi cục diện chiến của địch trường, đẩy địch vào thế phòng ngự bị - Tiêu diệt một bộ phận quan trọng động. sinh lực địch - Đánh dấu bước chuyển biến quan - Giải phóng một vùng rộng lớn, khai trọng trong cục diện chiến trường, ta thông biên giới Việt - Trung bắt đầu giành thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. - Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của quân đội ta.

DẠ Y

M

QU Y

2.4.1.4. Phân biệt mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu Mâu thuân cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật, mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi căn bản về chất. Ví dụ: Mâu thuẫn giữa nông với địa chủ là mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam , hai giai cấp này luôn đối kháng nhau trong suốt chiều dài lịch sử (mâu thuẫn xã hội). Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật, sự kiện, giai đoạn lịch sử, nó chi phối và có tác dụng quyết định đối với các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó. Giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai đoạn là điều kiện cho sự vật chuyển sang giai đoạn phát triển mới. Ví dụ: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp là mâu thuẫn chủ yếu. Đến ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, kẻ thù của nhân dân Việt Nam lúc này là phát xít Nhật thì mâu thuẫn giữa dân tộc ta với Nhật là mâu thuẫn chủ yếu (mâu thuẫn dân tộc). Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu tạo điều kiện giải quyết từng bước mâu thuẫn cơ bản. Ví dụ: Cách mạng tháng Tám thành công, Việt Nam giành được độc lập, mâu thuẫn dân tộc được giải quyết, đây là điều kiện quan trọng để tiến hành giải quyết các mâu thuẫn khác nhất là mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ. Đến “cải


46

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

cách ruộng đất” 1953-1957 chúng ta đã căn bản giải quyết được mâu thuẫn giai cấp. 2.4.1.5 Phân biệt âm mưu và thủ đoạn Âm mưu là mưu kế ngầm của kẻ thù nhằm đạt được những mục đích cụ thể, âm mưu có tính giai đoạn, gắn liền với những sự kiện cụ thể hoặc một giai đoạn lịch sử. Ví dụ: Âm mưu của Pháp khi tấn công Việt Bắc năm 1947 là phá tan căn cứ địa Việt Bắc, tiêu diệt bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Thủ đoạn là biện pháp, hành động nhằm đạt được âm mưu Ví dụ: Để đạt được những âm mưu trong chiến dịch Việt Bắc, thủ đoạn của Pháp là mở cuộc tấn công lớn bằng quân sự lên Việt Bắc bằng ba cánh quân. 2.4.1.6. Phân biệt căn cứ địa cách mạng và hậu phương Căn cứ địa cách mạng là khu vực lãnh thổ có đầy đủ các yếu tố “địa lợi, nhân hòa”, “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”, có cơ sở vững chắc về chính trị và quân sự, được dùng làm nới xây dựng lực lượng cách mạng (gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang) để từ đó phát triển rộng ra các nơi khác. Là nơi cung cấp về sức mạnh vật chất, quân sự, nguồn cổ vũ về tinh thần, chính trị trong cách mạng và kháng chiến. Xây dựng căn cứ địa cách mạng phải bắt đầu từ xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng chính quyền cách mạng, từng bước xây dựng kinh tế, xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển cách mạng. Ở Việt Nam, căn cứ địa được hình thành từ trong cách mạng tháng Tám năm 1945 (căn cứ địa cách mạng) và tiếp tục hình thành trong kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946-1954), kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) (căn cứ địa kháng chiến). Căn cứ địa ở Việt Nam được xây dựng không chỉ ở miền rừng núi mà cả ở vùng đồng bằng trên toàn quốc, đó là các vùng Việt Bắc, Thanh - Nghệ - Tĩnh, Liên khu V, Đồng Tháp Mười, rừng U Minh... trong đó Việt Bắc là căn cứ địa chính của cả nước (trong cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp). Hậu phương là vùng giải phóng trong nước có nhiệm vụ kết hợp chặt chẽ với mặt trận làm cơ sở để cung cấp sức mạnh vật chất - quân sự, cổ vũ tinh thần - chính trị cho cuộc chiến đấu. Hậu phương Việt Nam hình thành từ trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và tiếp tục hình thành trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (19541975). Hậu phương của cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền Nam trong giai đoạn từ 23/9/1945 đến 19/12/1946 là miền Bắc.Hậu phương của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946-1954)và cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) là các căn cứ địa được hình thành từ trong cách mạng tháng Tám, những vùng tự do, những vùng giải phóng như Việt Bắc, Thanh - Nghệ -


47

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

Tĩnh...Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, miền Bắc xã hội chủ nghĩa là là hậu phương lớn của miền Nam tiền tuyến. Theo nghĩa rộng, hậu phương dùng để nói những nước trên thế giới trực tiếp ủng hộ cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc của một nước: các nước xã hội chủ nghĩa trước đây là hậu phương rộng lớn cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Từ đó ta rút ra điểm giống và khác nhau giữa căn cứ địa và hậu phương như sau Căn cứ địa Hậu phương Giống nhau - Điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội.... thuận lợi - Cơ sở chính trị vững chắc, nơi đứng chân của lực lượng cách mạng, là bàn đạp tiến công địch - Đều là nơi có thể bị đối phương bao vây, tấn công hay nói cách khác không phải là nơi đối phương bất khả xâm phạm - Đều là chỗ dựa tinh thần cho nhân dân đấu tranh - Tạo tiền đề để tiến lên xây dựng chế độ xã hội mới - Giải quyết vấn đề tiềm lực của cách mạng - Góp phần quan trọng đưa cuộc đấu tranh đến thắng lợi Khác nhau Được hình thành trong giai Được hình thành trong kháng đoạn 1939-1945 chiến chống Pháp, tiếp tục được phát triển, mở rộng trong kháng chiến chống Mĩ

DẠ Y

M

Sự phân biệt này mang tính chất tương đối nhưng nhớ: căn cứ địa là trong khởi nghĩa vũ trang (cách mạng tháng Tám) còn hậu phương là trong chiến tranh cách mạng (chống Pháp và chống Mĩ). Trong chiến tranh cách mạng, căn cứ địa là một loại hình hậu phương, ngoài ra có nhiều loại hình khác nhau như hậu phương chiến lược, hậu phương tại chỗ... Vận dụng Câu 39 - (Mã đề 303 – Đề thi THPTQG năm 2019): Ở Việt Nam, căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đều A. là nơi đứng chân của lực lượng vũ trang ba thứ quân. B. là nơi tiếp nhận viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa. C. cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến. D. tạo tiền đề để tiến lên xây dựng chế độ xã hội mới. Lý giải - Đáp án A sai vì trong Cách mạng tháng Tám chưa có lực lượng vũ trang 3 thứ quân


48

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

- Đáp án B sai vì trong Cách mạng tháng Tám ta chưa nhận viện trợ từ các nước XHCN - Đáp án C sai vì gắn với chống Pháp 2.4.1.7. Lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng Đảng nhận thức sâu sắc: bạo lực cách mạng phải là bạo lực quần chúng  dựa vào 2 lực lượng cơ bản là lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang  biểu hiện ở 2 hình thức và kết hợp 2 hình thức: đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. - Lực lượng chính trị + Về bản chất: là lực lượng quần chúng/toàn dân được tổ chức dưới sự lãnh đạo của đảng, tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất, lấy liên minh công nông làm nền tảng. + Về quá trình phát triển: từ thấp lên cao: nổi dậy đòi quyền cơ bản, đòi dân sinh, dân chủ khởi nghĩa từng phần  tổng khởi nghĩa (giành quyền làm chủ, giành chính quyền). + Về vai trò: Là cơ sở xây dựng và phát triển lực lượng mọi mặt của cách mạng, của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng.Là lực lượng đấu tranh cách mạng, có vai trò quyết định thắng lợi của khởi nghĩa toàn dân. => Trong cao trào kháng Nhật cứu nước: nổi dậy khởi nghĩa từng phần, giành quyền làm chủ ở những nơi có điều kiện. => Trong tổng khởi nghĩa: tạo thành sức mạnh áp đảo, giữ vai trò quyết định làm tan rã chính quyền thuộc địa, thành lập chính quyền cách mạng. => Ở miền Nam cuối năm 1959-đầu 1960: lực lượng chính trị đông đảo đã làm nên “Đồng khởi”. => Khi cách mạng phát triển thành một cuộc “chiến tranh cách mạng”toàn diện, quy mô ngày càng rộng lớn, lực lượng chính trị tham gia xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, trực tiếp tiến công địch bằng nhiều hình thức: đấu tranh chính trị trực diện - nổi dậy giành quyền làm chủ ở mức độ khác nhau tham gia chiến tranh du kích - vận động binh lính trở về với cách mạng. - Lực lượng vũ trang Giữ vai trò rất quan trọng trong khởi nghĩa toàn dân và vai trò quyết định trong chiến tranh nhân dân. Đội tự vệ đỏ (trong phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh) là mầm mống của lực lực lượng vũ trang. + Thời kì vận động trực tiếp cứu nước (1939-1945) => Các lực lượng tự vệ và tự vệ chiến đấu được thành lập => Các lực lượng vũ trang tập trung: du kích  Cứu quốc quân (I, II, III), Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, đội du kích Ba Tơ  Giải phóng quân (5/1945)


49

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

=> Đây là lực lượng chủ yếu bảo vệ cơ sở đảng, bảo vệ cơ sở quần chúng, hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, phát động chiến tranh du kích cục bộ, xung kích, nòng cốt trong các cuộc khởi nghĩa, tạo điều kiện cho quần chúng nổi dậy giành chính quyền. Như vậy, vai trò của lực lượng vũ trang thời kì này là xung kích, nòng cốt, hỗ trợ quần chúng ở cả nông thôn và thành thị. + Trong phong trào “Đồng khởi” 1959-1960 Hoạt động quân sự của các đơn vị vũ trang, các đội tự vệ, các đội du kích hỗ trợ quần chúng nhân dân miền Nam tiến hành nổi dậy giành chính quyền, làm chủ các địa phương (Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước không đơn thuần chỉ theo quy luật chiến tranh mà còn có sự vận dụng quy luật khởi nghĩa: Tổng tiến công và nổi dậy hoạt động của lực lượng vũ trang tạo điều kiện thuận lợi cho quần chúng đồng loạt nổi dậy khởi nghĩa). Như vậy, lực lượng vũ trang có vai trò nòng cốt, hỗ trợ và bảo vệ quần chúng. + Trong chiến tranh cách mạng Lực lượng vũ trang giữ vai trò nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, lực lượng chủ yếu quyết định trực tiếp tiêu diệt địch  làm thất bại âm mưu quân sự, qua đó làm thất bại âm mưu chính trị, đi tới giành thắng lợi. Lực lượng vũ trang còn chiến đấu bảo vệ hậu phương. =>Trong kháng chiến chống Pháp: hình thành và phát triển ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích), hoạt động tác chiến của ba thứ quân với sự kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy là ưu thế nổi bật của chiến tranh nhân dân. =>Trong kháng chiến chống Mĩ - Miền Bắc: Lực lượng vũ trang nhân dân với nòng cốt là quân đội nhân dân chính quy hiện đại (bộ đội chủ lực + bộ đội địa phương) + Lực lượng vũ trang quần chúng  có nhiệm vụ đánh thắng giặc Mĩ xâm lược bảo vệ miền Bắc, bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Miền Nam: Phong trào Đồng khởi -> lực lượng vũ trang ngày càng trưởng thành, các đơn vị quân giải phóng ở các địa phương và các đơn vị chủ lực, dân quân du kích và các đội tự vệ được thành lập  3 thứ quân của lực lượng vũ trang giải phóng được hình thành. Nhiệm vụ chiến lược là tiêu hao, tiêu diệt sinh lực quân đội Sài Gòn, quân Mĩ, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh. 2.4.2. Một số vấn đề so sánh trong lịch sử Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn phương án nhận xét, tranh biện về sự kiện, hiện tượng lịch sử (các quan điểm, chính kiến, hoặc ý kiến nhận xét, đánh giá về lịch sử). Ở dạng câu hỏi này, đề thi sẽ đưa ra sẵn các quan điểm, chính kiến


50

OF FI

CI

AL

hoặc ý kiến nhận xét, đánh giá về sự kiện, hiện tượng lịch sử phức tạp, yêu cầu thí sinh phải chọn phương án đúng. Không thông hiểu vấn đề, thí sinh sẽ chọn sai 2.4.2.1. So sánh cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975).  Giống nhau Hoàn Đều được phát động, diễn ra và kết thúc trong điều kiện có sự hòa cảnh hoãn giữa các cường quốc Lãnh đạo Nhiệm vụ Tính chất

Đảng Cộng sản đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nghệ thuật chiến tranh

+ có sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị + giành thắng lợi từng bước tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn + kết hợp giữa phong trào đấu tranh ở nông thôn và thành thị + phát triển chiến tranh du kích ở bộ phận, địa phương + toàn dân đánh giặc, lấy chủ động, tích cực tiến công địch làm phương thức chủ yếu

Lực lượng và hình thức tập hợp lực lượng

+ kết hợp giữa lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, chú trọng tập hợp lực lượng chính trị của quần chúng trong các mặt trận dân tộc thống nhất. + Có sự sáng tạo trong phương thức sử dụng lực lượng, lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang được kết hợp khéo léo cho phù hợp với đặc điểm của từng thời kì lịch sử. + Phương pháp đấu tranh: bạo lực cách mạng quần chúng

M

QU Y

NH ƠN

thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cách mạng giải phóng dân tộc + cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân + Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc có tính chính nghĩa

DẠ Y

Nguyên nhân thắng lợi

+ đường lối lãnh đao đúng đắn, sáng tạo của đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh + tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu của nhân dân Việt Nam + kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Ý nghĩa + Mốc đánh dấu sự phát triển mới trong tiến trình lịch sử dân tộc + góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa thực dân trên thế giới + Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới


51

OF FI

CI

AL

Bài học + Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội – là bài học kinh xuyên suốt nghiệm + Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, nhân dân là người làm nên lịch sử + Củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế + kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế + Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chống Pháp

Chống Mĩ

- Đã giành được độc lập và thành lập chính quyền cách mạng - Bùng nổ, diễn ra và kết thúc trong điều kiện đang có sự hòa hoãn giữa các cường quốc - Phong trào cách mạng thế giới – đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, được sự ủng hộ của quốc tế, nhận được sự viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc - Chịu tác động của cục diện 2 phe, 2 cực trong chiến tranh lạnh và trật tự 2 cực Inata.

- Miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội - - Bùng nổ, diễn ra và kết thúc trong điều kiện đang có sự hòa hoãn giữa các cường quốc, những bất đồng trong nội bộ phe XHCN - Chịu tác động từ mâu thuẫn Xô-Trung - Phong trào cách mạng trên thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, được sự ủng hộ của quốc tế, nhận được sự viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc. - Chịu tác động của cục diện 2 phe, 2 cực trong

DẠ Y

M

QU Y

Hoàn cảnh

Cách mạng tháng Tám - Ta chưa giành được chính quyền về tay nhân dân - chịu tác động của chiến tranh thế giới thứ hai - Không có sự can thiệp trực tiếp từ thế lực bên ngoài cho đến khi giành thắng lợi

NH ƠN

Khác nhau


52

- Đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai VNCH - Chiến tranh xâm lược và hình thức cai trị thực dân kiểu mới - Thực hiện nhiệm vụ riêng của từng miền và nhiệm vụ chung của cả nước + MB: CMXHCN + MN: CMDTDCND - Kháng chiến chống mĩ cứu nước, hoàn thành cuộc CMDTDCND trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất đất nước. - phát triển lực lượng vũ trang 3 thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích). - Lực lượng vũ trang giữ vai trò quan trọng quyết định thắng lợi - phát triển từ đấu tranh chính trị, chuyển sang khởi nghĩa từng phần ở nông thôn, từ khởi nghĩa phát triển lên thành chiến tranh cách mạng - kết hợp giữa chiến trường chính và vùng sau lưng địch

CI

- Thực dân Pháp và can thiệp Mĩ - Chiến tranh xâm lược và hình thức cai trị thực dân kiểu cũ Nhiệm Chống đế quốc phát Kháng chiến chống vụ xít và phong kiến Pháp bảo vệ nền độc giành độc lập dân tộc lập dân tộc - Thực hiện chủ trương vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, xây dựng đất nước về mọi mặt

NH ƠN

OF FI

Kẻ thù - Phát xít Nhật và phong kiến tay sai - Hình thức cai trị thực dân kiểu cũ

AL

chiến tranh lạnh và trật tự 2 cực Inata.

- Xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích). - Lực lượng vũ trang giữ vai trò quan trọng quyết định thắng lợi - kết hợp giữa chiến trường chính và vùng sau lưng địch - kết hợp lực lượng vũ trang 3 thứ quân - kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy - kết hợp đấu tranh quân sự, đấu tranh

- Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa - phát triển chiến tranh du kích - kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, trong đó đấu tranh chính trị là chủ yếu.

DẠ Y

Nghệ thuật chiến tranh

M

QU Y

Lực Lực lượng chính trị lượng giữ vai trò quan trọng quyết định thắng lợi


53

AL

- kết hợp lực lượng vũ trang 3 thứ quân - kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy - kết hợp đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị, ngoại giao. Trong đó đấu tranh quân sự đóng vai trò quyết định. - Đánh địch trên cả 3 vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn (đồng bằng), đô thị. - Đánh địch bằng 3 mũi giáp công: quân sự, chính trị, binh vận Diễn ra trong thời gian dài, chịu nhiều hy sinh mất mát để giành thắng lợi cuối cùng

Diễn ra trong thời gian dài, chịu nhiều hy sinh mất mát để giành thắng lợi cuối cùng Tổng khởi nghĩa Quân sự - ngoại giao Ngoại giao – quân sự giành chính quyền (ĐBP – HĐ GNV) (HĐ PR – Cuộc tổng trong cả nước tiến công và nổi dậy Xuân 1975). - Kết thúc bằng trận quyết chiến chiến lược trên mặt trận quân sự - Đập tan ách thống Đánh bại các kế hoạch Đánh bại các chiến trị của đế quốc, phát quân sự của Pháp lược chiến tranh xâm xít, lật đổ chế độ bằng các chiến dịch lược thực dân mới của phong kiến quân sự lớn Mĩ - Thành lập nước - Pháp phải rút quân - Giải phóng hoàn toàn Việt Nam Dân chủ về nước, giải phóng miền Nam, thống nhất cộng hòa được miền bắc đất nước Mở ra bước ngoặt Chấm dứt cuộc chiến Mở ra kỉ nguyên mới lớn trong lịch sử dân tranh xâm lược, đồng của lịch sử dân tộc – kỉ

M

Cách thức kết thúc

Diễn ra trong thời gian ngắn, giành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu

QU Y

Diễn biến

DẠ Y

Kết quả

Ý nghĩa

NH ƠN

OF FI

CI

chính trị, ngoại giao. Trong đó đấu tranh quân sự đóng vai trò quyết định.


54

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

tộc, phá tan xiềng thời chấm dứt ách nguyên đất nước độc xích nô lệ của Pháp thống trị của thực dân lập, thống nhất, đi lên hơn 80 năm và Nhật Pháp trong gần một chủ nghĩa xã hội. gần 5 năm, chấm dứt thế kỉ trên đất nước - Góp phần làm đảo lôn chế độ phong kiến, Việt Nam chiến lược toàn cầu lập nên nhà nước - MB được giải phóng của Mĩ. Việt Nam DCCH. chuyển sang giai đoạn - Một sự kiện có tầm - Mở đầu kỉ nguyên CMXHCN, tạo cơ sở quốc tế quan trọng to mới của dân tộc- kỉ cho sự nghiệp đấu lớn và có tính thời đại nguyên độc lập, tự tranh giải phóng miền sâu sắc. do. Kỉ nguyên nhân Nam thống nhất đất dân nắm chính nước quyền làm chủ đất nước. Kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. - Đảng Cộng sản Đông Dương từ chỗ hoạt động bí mật, bất hợp pháptrở thành một đảng cầm quyền và hoạt động công khai. Nhân dân Việt Nam từ địa vị nô lệ bước lên địa vị người làm chủ đất nước Vận dụng Câu 34 - (Mã đề 302 – Đề thi THPTQG năm 2019):Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 – 1975) chứng tỏ đấu tranh ngoại giao A. dựa trên cơ sở thực lực chính trị và quân sự trong mỗi giai đoạn chiến tranh. B. không góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường. C. chỉ là sự phản ánh kết quả của đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự. D. luôn phụ thuộc vào tình hình quốc tế và sự dàn xếp giữa các cường quốc. Câu 40 – (Mã đề 302 – Đề thi THPTQG năm 2019):Một trong những điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và 2 cuộc kháng chiến ngoại xâm (1945-1975) ở Việt Nam là A. nhận được viện trợ từ phe xã hội chủ nghĩa B. lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định thắng lợi


55

Khác nhau

1930-1931 - Khủng hoảng kinh tế thê giới 1929-1933 -> mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản gay gắt, phong trào đấu tranh của công nhân, quần chúng lao động dâng cao. - Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo thất bại -> Pháp khủng bố.

DẠ Y

M

Hoàn cảnh

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

C. góp phần giải trừ chủ nghĩa thực dân trên thế giới D. kết hợp khởi nghĩa vũ trang với chiến tranh cách mạng 2.4.2.2. So sánh ba phong trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945 Giống nhau Hoàn cảnh + Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội gay gắt + Phong trào cách mạng, phong trào công nhân thế giới phát triển mạnh + Đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Nguyên nhân Chủ yếu đều do sự lãnh đạo kịp thời của Đảng với chủ trương bùng nổ đấu tranh đúng đắn, phù hợp. Lãnh đạo đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đội tiên phong của giai cấp vô sản Nhiệm vụ đánh đuổi đế quốc giành độc lập dân tộc, đánh đổ phong kiến chiến lược thực hiện “Người cày có ruộng”. Lực lượng thu hút đông đảo quần chúng tham gia, nhưng nòng cốt vẫn là tham gia công –nông. Hình thức phong phú, đa dạng đấu tranh Quy mô rộng khắp cả nước, ở cả nông thôn và thành thị Ý nghĩa lớn đều là cuộc tổng diễn tập chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám nhất năm 1945. Tính chất tính cách mạng, tính dân tộc, tính dân chủ...

1936-1939 - Đầu những năm 30 (XX), chủ nghĩa phát xít xuất hiện và tạm thời thắng thế ở một số nơinguy cơ chiến tranh thế giới xuất hiện. - Đại hội VII của Quốc tế cộng sản (1935) đề ra chủ trương chuyển hướng đấu tranh (tập trung

1939-1945 - Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ và ngày càng lan rộng. Năm 1940 nước Pháp bị phát xít Đức chiếm. Chính phủ Đờ-gôn bỏ chạy, chính phủ phản động Pê-tanh lên cầm quyền thi hành nhiều chính sách đàn áp phong trào cách mạng.


56

Khẩu hiệu cách mạng

- Độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày. - Đả đảo đế quốc, thả tù chính trị

M KÈ

DẠ Y

AL

CI

OF FI

Chống đế quốc Pháp và phong kiến tay sai để giành độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.

QU Y

Nhiệm vụ trước mắt

Lực lượng

- Nhật xâm lược Đông Dương (1940) và cấu kết với Pháp thống trị và bóc lột nhân dân -> Nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt lên hàng đầu.

Thực dân Pháp, phát xít Nhật và tay sai (sau ngày 9/3/1945 – kẻ thù duy nhất là Nhật). Chống chế độ phản Đấu tranh chống đế động thuộc địa, chống quốc, phát xít giành phát xít, chống nguy độc lập cho dân tộc cơ chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, dân sinh, cơm áo, hòa bình. - Chống phát xít, - Tịch thu ruộng đất chống chiến tranh, của đế quốc, việt gian đòi tự do, dân chủ, chia cho dân cày cơm áo, hòa bình. nghèo. - Tạm gác khẩu hiệu - Thành lập Chính độc lập dân tộc và phủ Việt Nam Dân cách mạng ruộng đất. chủ Cộng hòa. - Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. Đông đảo giai cấp và Toàn thể các giai cấp, tầng lớp: công nhân, tầng lớp trong xã hội nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, trung tiểu địa chủ, một bộ phận người Pháp tiến bộ ở Đông Dương.

NH ƠN

Đối tượng cách mạng

- Kinh tế Việt Nam chống chủ nghĩa phát khủng hoảng, suy xít). thoái, đời sống nhân - Tháng 6/1936, Mặt dân khó khăn. trận nhân dân Pháp lên cầm quyền, thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa. - Kinh tế Việt Nam có sự phục hồi và phát triển. Thực dân Pháp và Đế quốc, phát xít, bọn phong kiến tay sai phản động thuộc địa và tay sai

Chủ yếu là công nhân và nông dân (hình thành khối liên minh công nông).


57

Khẳng định được năng lực lãnh đạo và năng lực tổ chức trong thực tế của giai cấp vô sản dưới ngọn cờ lãnh đạo của đảng.

AL

* Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên của riêng Việt Nam. Diễn ra ở cả nông Diễn ra ở cả nông thôn và thành thị, chủ thôn và thành thị. yếu ở thành thị. Kết hợp công khai và Khởi nghĩa vũ trang bí mật, hợp pháp và giành chính quyền bất hợp pháp * Hình thức tổ chức * Hình thái: đi từ và đấu tranh phong khởi nghĩa từng phần phú, xuất hiện một số tiến lên Tổng khởi hình thức đấu tranh nghĩa mới: nghị trường... Đấu tranh chính trị Bạo lực cách mạng hòa bình

QU Y

Bạo lực cách mạng

M

Phương pháp đấu tranh Thành quả lớn nhất

Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh).

NH ƠN

Địa bàn Diễn ra ở cả nông thôn và thành thị, chủ yếu ở nông thôn. Hình Bí mật, bất hợp pháp thức đấu tranh * Hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt

Mặt trận Thống nhất nhân dân Phản đế Đông Dương. Đến tháng 3/1938, đổi tên thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương. * Mặt trận chung của ba nước Đong Dương

CI

Hội Phản đế Đồng minh Đông Dương (chưa ra đời trong thực tế đấu tranh)

OF FI

Hình thức tập hợp lực lượng

Quần chúng được tổ chức, rèn luyện, giác ngộ qua thực tiễn đấu tranh, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu.

Lật đổ ách thống trị của phát xít Nhật, đế quốc, phong kiến, lập ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

DẠ Y

Vận dụng Câu 33 - (Mã đề 301 – Đề thi tốt nghiệp THPT 2020): Phong trào cách mạng 1930-1931, phong trào dân chủ 1936-1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 ở Việt Nam đều A. dựa vào lực lượng chính trị quần chúng. B. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. C. sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang. D. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. Lý giải


58

+ Đều chịu tác động của những cuộc chiến tranh thế giới + Đều không có sự can thiệp của các thế lực bên ngoài trước khi cách mạng bùng nổ và giành thắng lợi (Ở Nga các nước ĐQ còn đang tập trung tham chiến ở chiến tranh thế giới thứ nhất. Ở Việt Nam cách mạng giành thắng lợi trước khi quân Đm vào Việt Nam). + Nổ ra trong hoàn cảnh hội tủ đầy đủ thời cơ của một cuộc cách mạng Vô sản

Giành chính quyền ở đô thị giữ vai trò quyết định thắng lợi chung Giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản đông đảo quần chúng nhân dân, chủ yếu là công dân và nông nhân tính cách mạng triệt để, tính bạo lực, tính chất của một cách mạng giải phóng dân tộc, tính dân chủ, tính nhân văn. diễn ra trong thời gian ngắn, tập trung ưu thế về lực lượng để đánh chiếm các vị trí then chốt để giành thắng lợi nhanh chóng. + đều giành thắng lợi, giải phóng các dân tộc bị áp bức + đều giải quyết được thành công vấn đề căn bản của cuộc cách mạng xã hội, thành lập được chính quyền cách mạng của dân, do dân và vì dân, đem lại quyền lợi cho nhân dân + đưa Đảng Cộng sản trở thành đảng cầm quyền + giải phóng các dân tộc bị áp bức, đưa nhân dân làm chủ vận mệnh của mình + mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử mỗi nước

M

Tính chất

kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền bằng bạo lực cách mạng

QU Y

Khuynh hướng Hình thức Phương pháp đấu tranh Hình thái giành chính quyền Lãnh đạo Lực lượng

NH ƠN

OF FI

Hoàn cảnh

CI

AL

- Đáp án B sai vì đặt nhiệm vụ giải phóng lên hang đầu chỉ đúng với 1939-1945 - Đáp án C sai vì không đúng với phong trào dân chủ 1936-1939 - Đáp án D sai vì không đúng với phong trào cách mạng 1930-1931 2.4.2.3. So sánh cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Cách mạng tháng Tám năm 1945  Giống nhau

Diễn biến

DẠ Y

Kết quả

Ý nghĩa


+ góp phần giải trừ chủ nghĩa thực dân trên thế giới + tăng cường lực lượng của phe xã hội chủ nghĩa + cổ vũ phong trào cách mạng thế giới

QU Y

Lực lượng chính trị giữ vai trò quyết định thắng lợi Kết hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị

Chính quyền của Xô Viết công- Chính phủ Việt Nam Dân chủ nông-binh lính và nhân dân lao cộng hòa của toàn dân tộc động

M

CM XHCN (CMVS) CNTB không còn là hệ thống duy nhất trên TG - Mở ra con đường giải phóng cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động - Chỉ ra cho các dân tộc thuộc địa con đường đấu tranh tự giải phóng

DẠ Y

OF FI

Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, Đấu tranh chống đế quốc phát xít thiết lập chính quyền chuyên giành độc lập dân tộc chính vô sản Nội chiến Giải phóng dân tộc

Lực lượng vũ trang Xô viết Công-nông-binh giữ vai trò quyết định thắng lợi Hình Bùng nổ ở trung tâm đô thị tỏa ra thái CM các vùng nông thôn Hình thái chính quyền Tính chất Ý nghĩa

Cách mạng tháng Tám Phát xít Nhật và phong kiến tay sai

NH ƠN

Đối tượng cách mạng Nhiệm vụ chủ yếu Hình thức CM Lực lượng

Cách mạng tháng Mười Chính phủ tư sản lâm thời

CI

Khác nhau

AL

59

CM DTDCND – tiếp tục tiến lên thực hiện CMXHCN Góp phần vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống CNPX - Lật đổ sự thống trị của chế độ phong kiến ở trong nước - Mở đầu thòi kì lịch sử Việt Nam hiện đại


60

AL

- Mở đầu thời kì lịch sử thế giới hiện đại

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

Vận dụng Câu 34 - (Đề thi tham khảo lần 1 năm 2020): Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 ở Nga có điểm giống nhau nào sau đây? A. Giải phóng dân tộc bị áp bức B. Góp phần chống chủ nghĩa phát xít C. Xóa bỏ các giai cấp bóc lột D. Thành lập nhà nước công nông binh Lý giải - Đáp án D loại vì chỉ đúng với Cách mạng tháng Mười, còn Cách mạng tháng Tám là thành lập nhà nước Dân chủ cộng hòa. - Đáp án C loại vì Cách mạng thang Tám chưa hoàn toàn xóa bỏ giai cấp bóc lột, mãi đến giai đoạn 1954-1957 chúng ta mới thực hiện cải cách ruộng đất, mới hoàn thành xóa bỏ giai cấp bóc lột. - Đáp án B loại vì chỉ đúng với Cách mạng tháng Tám, Cách mạng tháng Mười Nga không có chủ nghĩa phát xít. -Đáp án A đúng vì: Cách mạng tháng Tám lật đổ ách áp bức của phát xít Nhật, Cách mạng tháng Mười giải phóng cho nhân dân lao động, xóa bỏ sự áp bức đối với các dân tộc trên đất nước Nga. 2.4.2.4. So sánh trật tự thế giới V-O và trật tự 2 cực Ianta Giống nhau Quá trình + Đều là kết quả của những cuộc chiến tranh đẫm máu trong lịch hình sử nhân loại thành + Đều là kết quả của các hội nghị quốc tế lớn do các nước thắng trận hoặc những nước có vai trò và vị thế lớn trên trường quốc tế Đặc điểm + Đều là trật tự thế giới phản ánh những bước tiến trong quan hệ quốc tế so với trật tự thế giới thời kì cận đại Nội dung + Sự thỏa thuận đã xâm phạm đến chủ quyền, lãnh thổ và lợi ích của nhân dân nhiều nước Thế lực + Đều do các nước thắng trận thiết lập nên lợi ích chủ yếu thuộc về chi phối các nước đó + đều do các nước thắng trận đưa ra và áp đặt cho các nước bại trận thực hiện + Đều phản ánh việc phân chia quyền lợi về kinh tế - chính trị và tầm ảnh hưởng ở các khu vực thuộc các nước bại trận hay thuộc địa Mục đích + Duy trì một thiết chế có lợi cho các nước thắng trận Công cụ + Đều có sự ra đời của các tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự thế giới, giải quyết vấn đề hòa bình an ninh của thế giới.


61

Kết quả Bản chất

AL

CI

Ý nghĩa

OF FI

Vai trò

+ Làm cho tình hình thế giới trong tình trạng căng thẳng, không ổn định + phát sinh mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế + Chi phối đời sống quan hệ quốc tế trong thời gian dài, đặc biệt là mối quan hệ giữa các nước lớn với nhau + Chứng tỏ quan hệ quốc tế luôn bị chi phối bởi các nước lớn + phản ánh tương quan lực lượng giữa các cường quốc + phản ánh quá trình thỏa hiệp và đấu tranh giữa các cường quốc + Đều bị tan rã và sụ đổ hoàn toàn Là trật tự trong quan hệ quốc tế được xác lập bởi tương quan so sánh lực lượng giữa các cường quốc thông qua sức mạnh tổng thể của mỗi quốc gia, nổi bật là sức mạnh kinh tế - quân sự, nó có tính bền vững tạm thời trong một giai đoạn lịch sử và được biểu hiện bằng các quan hệ ràng buộc.

NH ƠN

Hệ quả

Khác nhau

Ianta Các nước Liên Xô – Mĩ – Anh thống nhất phân chia những thành quả của chiến tranh trước khi chiến tranh kết thúc Việc giải quyết các vấn đề về chế độ chính trị, quân sự, lãnh thổ và bồi thường chiến tranh đối với các nước bại trận được thỏa đáng so với trật tự V_O

DẠ Y

M

QU Y

V-O Quá Các nước đế quốc thắng trận chia trình sẻ phạm vi ảnh hưởng và quyền hình lợi sau khi đã chiến thắng trong thành cuộc chiến tranh thế giới Việc Việc giải quyết các vấn đề về chế thanh độ chính trị, quân sự, lãnh thổ và toán CT bồi thường chiến tranh đối với và duy các nước bại trận có sự hà khắc trì hòa và nặng nề bình an ninh TG sau CT Số Trật tự đa cực, gồm nhiều cường lượng quốc: Mĩ, Anh, Pháp... Mĩ dù có cực nhiều ưu thế nhưng chưa đủ sức chi phối như sau CTTGT2 Thời 1919-1939 gian tồn Chỉ tồn tại 30 năm vì trật tự chứa tại đựng nhiều mâu thuẫn, bất công,

Trật tự 2 cực do 2 cường quốc: Liên Xô và Mĩ chi phối

1945-1991 Lâu hơn, phản ánh sự cân bằng lực lượng giữa Mĩ và Liên Xô, đứng đầu mỗi phe


Hệ tư tưởng

Không có sự khác biệt hay đối lập về hệ tư tưởng

QU Y

Vai trò Các nước XHCN không được của các tham gia vào hội Quốc liên cực

DẠ Y

M

Chứa đựng nhiều mâu thuẫn, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc dân chủ với đế quốc phát xít và giữa các nước đế quốc, phát xít với Liên Xô. Nội Quan hệ quốc tế vẫn trong một dung khối các nước TBCN với hệ tư chính tưởng chung nhưng mâu thuẫn về của mối quyền lợi kinh tế, thuộc địa, thị quan hệ trường. Mâu thuẫn

OF FI

CI

Liên hợp quốc - có đủ sức mạnh, có lực lượng quân đội để đảm đương chức năng duy trì hòa bình và an ninh TG - là tổ chức đa phương toàn cầu, mag tính toàn diện và tiến bộ hơn, với sự tham gia của hầu hết các nước trên thế giới - có hệ thống các cơ quan giải quyết các vấn đề một cách toàn diện về an ninh, văn hóa, khoa học... Có sự đối lập giữa 2 hệ tư tưởng, đại diện cho hệ thống XHCN và hệ thống TBCN đứng đầu là cực Liên Xô và cực Mĩ “Cực” Liên Xô luôn làm hậu thuẫn cho phong trào cách XHCN, cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trái ngược lại “cực” Mĩ với mưu đồ vươn lên vị trí thống trị thế giới. Mâu thuẫn chủ yếu giữa Liên Xô và Mĩ, từ đó dẫn đến mâu thuẫn Đông-Tây

NH ƠN

dẫn đến sự mong manh trong quan hệ quốc tế Tổ chức Hội Quốc liên quốc tế - là tổ chức của các nước lớn, bất lực trong việc giải quyết các vấn đề hòa bình và an ninh thế giới - không có sự tham gia của Mĩ, tham dự chỉ với 58 thành viên – không có tính rộng khắp và chỉ phản ánh quyền lợi và tiếng nói của các nước đế quốc.

AL

62

Thế giới hình thành hai cực với hai lực lượng đối lập nhau về tư tưởng, thể chế chính trị - xã hội nên mâu thuẫn gay gắt và quyết liệt hơn nhiều.


63

OF FI

CI

AL

+ Cực Liên Xô đứng đầu phe XHCN, thành trì của CMTG + Cực Mĩ đứng đầu phe TBCN, hậu thuẫn cho lực lượng phản CM và thực hiện chiến lược toàn cầu làm bá chủ thế giới. -> Đay là nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị TG và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX. - Cuộc đối đầu Đông-Tây dẫn đến chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô kéo dài hơn 40 năm, lôi cuốn nhiều khu vực, quốc gia vào vòng xoáy căng thẳng, phức tạp. - Mĩ giúp các nước bại trận và những nước bị thiệt hại khôi phục và phát triển kinh tế thông qua kế hoach Mác-san. - CNXH trở thành hệ thống TG, góp phần kiềm chế sự áp bức bóc lột của CNTB, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh và hòa bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ của các dân tộc trên TG. - Kinh tế đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, hình thành thị trường TG. Hậu quả Không giải quyết được mâu Làm cho tình hình thế giới trở thuẫn giữa các nước ĐQ mà các nên căng thẳng, nguy cơ nổ ra làm cho các mâu thuẫn trở nên cuộc chiến tranh TG gay gắt với sự hình thành hai khối đế quốc thù địch: DDQ dân chủ và ĐQ phát xít. Sự sụp Quan hệ giữa các cường quốc tư Sự đối đầu Đông – Tây ngày đổ bản trong thập niên 30 chuyển càng trở nên mờ nhạt dần và biến ngày càng phức tạp. Sự hình chấm dứt. thành 2 khối đối lập (một bên là Đức – Italia – Nhật, một bên là

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

- Vai trò lãnh đạo thuộc về các cường quốc A, Pháp, Mĩ - CNXH chưa trở thành hệ thống trên thế giới, chưa kiềm chế được chủ nghĩa tư bản - Quan hệ hòa bình giữa các nước đế quốc chỉ là tạm thời và mong manh


64

CI

AL

- Sự vươn lên của các nước thứ ba nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của 2 cực Xô-Mĩ - Sự vươn lên mạnh mẽ về kinh tế của Tây Âu, Nhật Bản đối trọng với Mĩ trong thế giới tư bản. - Năm 1991, sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, đánh dấu sự giải thể của trật tự 2 cực Ianta. - Có vai trò tích cực đối với PTCMTG

OF FI

Mĩ – Anh – Pháp) và cuộc chạy đua vũ trang giữa 2 khối đã phá vỡ hệ thống thỏa hiệp tạm thời VO - Hệ thống V-O sụp đổ dẫn đến CTTGT2 - Không có vai trò tích cực đối với PTCMTG

M

QU Y

NH ƠN

Vận dụng Câu 35 - (Mã 301 – Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020): Trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt nào sau đây so với trật tự thế giới theo hệ thống V_O? A. Bị chi phối bởi quyền lợi của các cường quốc B. Được thiết lập từ quyết định của các cường quốc C. Hình thành gắn liền với kết cục của chiến tranh thế giới D. Có hai hệ thống xã hội đối lập về kinh tế Lý giải: Câu hỏi muốn chúng ta tìm nội dung của trật tự 2 cực Ianta - Đáp án A,B,C sai vì là điểm giống nhau - Đáp án D đúng vì 2 hệ thống đối lập là XHCN và TBCN 2.4.2.5. Hội nghị TW Đảng (11/1939) và Hội nghị TW Đảng (5/1941) Giống nhau Bối cảnh được triệu tập khi tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến sâu sắc Nhiệm vụ đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất đề ra khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”, tạm gác khẩu hiệu “Cách mạng ruộng đất”. bạo lực cách mạng, bí mật, bất hợp pháp đều chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất + đều góp phần chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng thời kì 1939-1945 với thời kì 1936-1939. + đều thể hiện sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương Khác nhau

DẠ Y

Khẩu hiệu Hình thức Mặt trận Ý nghĩa


65

OF FI

CI

AL

Hội nghị TW Đảng (5/1941) + Chiến tranh thế giới thứ hai ngày càng lan rộng. + Nhật xâm lược Đông Dương, cấu kết với Pháp để thống trị và bóc lột nhân dân + Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam Thực dân Pháp và phát xít Nhật Giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc Thành lập ở Việt Nam “Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”

Phạm vi

Giải quyết nhiệm vụ dân tộc ở cả ba nước Đông Dương Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Các tổ chức của mặt trận đều mang tên “Hội Phản đế”

M

Mặt trận

QU Y

NH ƠN

Hội nghị TW Đảng (11/1939) Hoàn + Chiến tranh thế giới thứ hai cảnh bùng nổ + Chính phủ mặt trận nhân dân Pháp bị lật đổ, chính phủ mới lên thay thế thi hành nhiều chính sách đàn áp, khủng bố các nước thuộc địa + Đời sống mọi giai cấp trong xã hội khổ cực Kẻ thù Thực dân Pháp và phong kiến chính tay sai Nhiệm vụ Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu Hình thức Thay khẩu hiệu “Thành lập chính chính quyền Xô viết” bằng khẩu quyền hiệu “Thành lập Chính phủ Dân chủ Cộng hòa” Hình thức Bạo lực cách mạng đấu tranh

DẠ Y

Ý nghĩa

Xác định rõ hình thái cách mạng là đi từ khởi nghĩa từng tiến lên tổng khởi nghĩa. Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân Giải quyết nhiệm vụ trong phạm vi từng nước Đông Dương Ở mỗi nước Đông Dương thành lập một mặt trận riêng. Ở Việt Nam là Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. Các tổ chức đoàn thể mang tên “Hội cứu quốc” + Hoàn chỉnh quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của đảng

+ Mở đầu quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của đảng + Mở ra thời kì đấu tranh mới cho cách mạng Việt Nam: thời kì vận động cho Cách mạng tháng + Có vai trò quyết định trong Tám việc vận động toàn Đảng toàn dân chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám


66

Hiệp định Giơ-ne-vơ(1954)

Hiệp định Pari (1973)

Giống nhau - Đều xuất phát từ những thắng lợi quân sự quyết định + HĐ G: ta giành thắng lợi ở ĐBP-> giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp + HĐ PR:ta giành thắng lợi ở trận ĐBP trên không -> trong 12 ngày đêm (18-29/12/1972), quân dân miền Bắc đã đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của Mĩ -> đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của Mĩ ở Việt Nam.

NH ƠN

Hoàn cảnh

OF FI

CI

AL

Vận dụng Câu 36 - (Đề thi thử thành phố Hà Nội năm 2021): Điểm giống nhau của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11/1939) là A. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu B. đặt nhiệm vụ dân chủ lên hàng đầu C. đề ra nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít D. tịch thu ruộng đất chia cho nông dân 2.4.2.6. So sánh Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) và Hiệp định Pa-ri (1973)

Nội dung

QU Y

- Trong bối cảnh các nước lớn (Mĩ, Liên Xô, TQ...) có sự hòa hoãn - Đều được các nước ĐQ công nhận các quyền dân tộc cơ bản của VN - Đều quy định ngừng bắn

M

- Quân đội nước ngoài phải rút quân về nước, không đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam - Việt Nam tự quyết định tương lại thông qua Tổng tuyển cử

DẠ Y

Ý nghĩa

- Đều là văn bản pháp lý quốc tế công nhận các quyền dân tộc cơ bản và rút quân về nước - Đều là kết quả của sự đấu tranh kiên cường, bất khuất, có sự kết hợp của 3 mặt trận: chính trị + quân sự + ngoại giao - Đều là sự phản ánh, sự ghi nhận thắng lợi của quân dân giành được trên chiến trường - Đều đưa đến chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình - Đều là thắng lợi quan trọng để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn đất nước


67

AL

Khác nhau - G: gồm 9 bên (A, P, M, LX, - PR: Tuy là đàm phán 4 bên TQ + 3 nước Đông Dương + (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tay sai của Pháp). – M. Bắc + Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam – M. Nam + Hoa Kì + Chính quyền Sài Gòn – phản CM). Nhưng thực chất là lập trường của 2 bên Việt Nam và ->Là hội nghị quốc tế, có sự chi Hoa Kì. phối của các nước lớn -> Hoàn cảnh quốc tế lúc đó ->Là hội nghị hai bên không thuận lợi cho nhân dân ta -> Hoàn cảnh quốc tế lúc đó có lợi cho nhân dân ta hơn so với HĐ G. - Về Phạm vi - Về Phạm vi + Là hiệp định về Đông Dương + Là hiệp định về VN

Nội dung

NH ƠN

OF FI

Hoàn cảnh (Thành phần tham dự)

Sau hiệp định so sánh lực lượng đều có lợi cho ta

CI

Kết quả

- Vị trí đóng quân: Có quy định - Vị trí đóng quân: không quy vị trí định vùng tập kết + Lực lượng cách mạng chỗ nào sẽ ở yên chỗ đó, tồn tại theo hình thái da báo: lực lượng CM và phản CM xen kẽ nhau

- Thời gian rút quân + Pháp rút khỏi miền Bắc Việt Nam sau 300 ngày. + Pháp rút khỏi Nam Đông Dương sau 2 năm  thời gian dài -> Pháp có thời gian phá hoại CM

- Thời gian rút quân + Mĩ rút hết quân đội, quân đồng minh sau 60 ngày.

DẠ Y

M

QU Y

+ Việt Nam: quân đội CM ở P. Bắc, quân phản CM ở P. Nam + Lào: Sầm Nưa và Phong Xa lì + CPC: không có vùng tập kết

 Thời gian ngắn -> điều kiện phá hoại bị hạn chế

- Ở Việt Nam, quân đội hai bên thực hiện chuyển quân, chuyển - Quân đội hai bên ở nguyên tại giao khu vực và tập kết ở hai chỗ (không thực hiện tập kết, vùng riêng biệt. chuyển quân, chuyển giao khu vực).


68 - Đánh dấu sự thắng lợi của - Tạo thời cơ thuận lợi để nhân cuộc kháng chiến chống pháp, dân ta tiến lên giải phóng hoàn MB hoàn toàn GP => toàn miền Nam, thống nhất TQ =>

AL

Ý nghĩa

NH ƠN

OF FI

CI

->là thắng lợi không trọn vẹn vì -> là thắng lợi trọn vẹn buộc mới giải phóng được miền Bắc Mĩ công nhận và rút quân về nước. - Hiệp định phản ánh không đầy đủ thắng lợi của ta trên chiến - Hiệp định phản ánh đầy đủ trường thắng lợi của ta trên chiến trường - Kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp - Căn bản hoàn thành đánh cho Mĩ cút, tạo điều kiện tiến lên đánh cho Ngụy nhào.

DẠ Y

M

QU Y

Vận dụng Câu 40 - (Đề SGD Nghệ An): So với Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam có điểm khác biệt nào sau đây? A. Quy định về việc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực B. Tạo ra sự thay đổi về tương quan lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng C. Tạo ra cơ sở pháp lý để nhân dân Việt Nam tiếp tục đấu tranh thống nhất đất nước D. Được kí kết trong bối cảnh có sự hòa hoãn giữa các cường quốc 2.5. Một số lưu ý về phương pháp ôn thi trắc nghiệm - Bám sát kiến thức sách giáo khoa: Đây là một điều cần ghi nhớ đầu tiên của các em khi học thi THPT quốc gia. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều tài liệu học tập, tư liệu tham khảo xong các em hoàn toàn phải dựa trên nền tảng kiến thức sách giáo khoa, bám sát vào từng sự kiện, vấn đề mà sách đã ghi rất rõ, kết hợp với sách giáo khoa nâng cao. - Học lý thuyết một cách ngắn gọn nhất, đủ ý theo cách trình bày của bản thân, tránh dài dòng khi học thuộc lòng, việc học thuộc đối với môn sử là không thể tránh khỏi nhưng học thuộc ở đây là thuộc hiểu chứ không phải thuộc vẹt. Thay vì máy móc đọc từng câu, từng chữ trong vở ghi của giáo viên, thụ động khi kiếm được một cuốn tài liệu dù là hay rồi về đọc như "tụng kinh" thì trước khi bước vào quá trình học thuộc gian nan này, các em hãy xem các nội dung chính của từng chương (phần chữ xanh in trên mỗi bài chính là chủ đề chính và những vấn đề các em cần phải nắm được). Hãy dựa vào những cái đó tự bỏ chút thời gian ra để tự xây dựng đề cương cho chính mình. Sau khi học ở lớp bài nào


69

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

thì phải xây dựng ngay đề cương của bài đó và học luôn lý thuyết và luyện đề luôn cho nóng hổi, đừng học xong hết chương mới xây dựng đề cương. - Khi đọc thì hãy cố gắng đọc thành tiếng, kết hợp viết và đọc. Bộ não của con người là nơi tiếp nhận và xử lý thông tin từ bên ngoài và thông qua các giác quan nếu các em chỉ đọc thầm thì chẳng khác gì đóng cửa các đường truyền tiếp nhận thông tin khác (đọc ra tiếng để tai nghe thấy, mắt nhìn thấy), viết ra thì mắt nhìn thấy, tay cũng hoạt động... hãy kết hợp giữa đọc và viết đọc cảm thấy thuộc rồi thì viết ra giấy theo ý hiểu của mình ra giấy sau đó mới dở sách lại đối chiếu xem mình đã thiếu ý gì sau đó mới bổ sung vào, như vậy sẽ nhớ lâu, nhớ thay đổi các phương pháp học thuộc để tránh tẻ nhạt và chóng chán. - Hãy sử dụng GIẤY NHỚ để ghi lại những vấn đề quan trọng mà ngẫu nhiên biết được, lấy những tờ giấy trắng to đủ nhìn mà dán ở những nơi xung quanh vòng riêng, góc học tập những nơi dễ nhìn nhé để dù khi chơi cũng được nhắc lại kiến thức và cũng là một hình thức nhắc nhở bản thân phải cố gắng học tập để thực hiện ước mơ. Khi học cần tập trung cao độ trong khoảng 1 tiếng rồi nghỉ giải lao, tránh ngồi lì 3-4 tiếng liên tục. cần chọn một không gian yên tĩnh, tránh ồn ào như vậy các em sẽ dễ dàng tập trung hơn. những nơi thoáng mát, không khí lưu thông đều trong phòng. Về thời gian nên học buổi sáng là tốt nhất vì đây là lúc bộ não và cơ thể đã được phục hồi sau một giấc ngủ. Không học lúc đói, không học lúc quá no, lúc vừa ăn xong, không vừa học vừa ăn... - Trong khi ôn và làm đề, đối với học lịch sử khi tìm hiểu một vấn đề nào đó thì luôn phải đặt ra những nghi vấn, đưa ra những giả thuyết khác nhau để càng hiểu rõ hơn sự kiện đã xảy ra. Lịch sử không có từ "Nếu" nhưng có quyền đặt giả thuyết, hãy luôn đặt ra những câu hỏi "tại sao", "tại sao nó lại xảy ra như vậy". Tại sao khi Đảng ra đời thì giai cấp công nhân VN mới hoàn toàn tự giác?. Mĩ hóa là gì? tại sao khi khi Mĩ tuyên bố Mĩ hóa trở lại thì cũng đồng nghĩa với việc thừa nhận thất bại ở Việt Nam hóa chiến tranh?. Tại sao ở chiến lược chiến tranh cục bộ Mĩ đã cho quân trực tiếp xâm lược nhưng vẫn được liệt vào loại hình chiến tranh thực dân mới...So sánh các sự kiện vấn đề lịch sử với nhau, bằng việc đối chiếu như vậy sẽ càng hiểu rõ hơn bản chất của sự kiện đó. - Nói về công đoạn luyện đề: Đầu tiên thấy rằng: Nhiều người hay có thói quen học hết sạch lý thuyết sau đó mới giải đề, điều này là hết sức sai lầm. Việc học lý thuyết chỉ mới bước đầu tạo cho các em kiến thức thoáng qua, chưa tạo thành những kiến thức vĩnh viễn tồn tại trong não nếu các em không luyện đề. Việc luyện đề phải tiến hành xen kẽ với việc ôn lý thuyết đó là học được bài nào thì phải biết luyện đề ngay cho bài đó trước khi chuyển sang phần tiếp theo, hết một chương thì làm bài tổng kết cho cả chương. Giai đoạn đầu các em kết hợp luyện đề với ôn lý thuyết xen kẽ, giai đoạn gần cuối các em hãy tăng cường việc giải đề thi nhiều lên dần. giảm


70

NH ƠN

OF FI

CI

AL

dần việc học lý thuyết, đến những ngày cuối cùng của kỳ thi sắp tới các em lại quay trở về ra soát, học lại lý thuyết, việc luyện đề lúc này chỉ là thứ yếu. Thứ 2: Cách luyện đề trắc nghiệm thay vì chỉ khoanh đáp án, nên có 1 quyển vở bài tập: để ngoài việc chọn đáp án thì ghi lời giải ngắn gọn tại sao lại chọn đáp án đó, sau đó đối chiếu với sgk để rút kinh nghiệm. Công đoạn này được lặp lại nhiều lần sẽ góp phần hình thành trí nhớ vĩnh viễn đối với những phần kiến thức quan trọng, việc luyện giải đề thật nhiều để có kỹ năng phân tích và đưa ra lập luận, có thể thử giới hạn thời gian cho mình như 45 phút phải bắt buộc làm xong bao nhiêu câu. Sau mỗi bài nên lập bảng niên biểu thời gian, sự kiện, vẽ sơ đồ tư duy... Thứ 3: Chú ý tham khảo những tài liệu thi tự luận bởi vì có nhiều câu hỏi trắc nghiệm đều lấy ý từ câu tự luận mà ra. * Lưu ý: Học Lịch sử 11 trước, 12 sau, cuối cùng là lớp 10; Học thế giới trước, Việt Nam sau. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1.Hiệu quả kinh tế

DẠ Y

M

QU Y

Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và lựa chọn đề tài “HƯỚNG DẪN HỌC SINH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ÔN VÀ LÀM CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỂ CHINH PHỤC ĐIỂM CAO MÔN LỊCH SỬ THI TỐT NGHIỆP THPT” vào thực tế giảng dạy tại trường THPT. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy từ năm 2017 đến năm 2021, Tôi nhận thấy đề tài này đã mang lại hiệu quả thiết thiết thực - nhất là đối với các em thi khối C. Các em tham gia các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Các em sẽ không mất tiền để tham gia các khóa ôn luyện online, mua các tài liệu liên quan, học thêm quá nhiều… Đề tài trên sẽ giúp các em tự tìm cho mình một số phương pháp học phù hợp nhất, nâng cao chất lượng học và cách làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử đạt kết quả cao. 2. Hiệu quả về mặt xã hội Trong nhiều năm gần đây, Lịch sử là môn học, môn thi luôn gây “nóng” trên các phương tiện truyền thông và tạo nên sự quan tâm, chú ý bởi dư luận xã hội. Môn sử nói riêng và các môn xã hội đang bị quay lưng trong việc lựa chọn khối thi, ngành thi của học sinh. Việc học sinh bây giờ ngại học sử, ngán thi sử là một sự thật bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Thực tế, trước đây khi chưa có bài thi tổ hợp, để học sinh tự chọn môn thi thì Lịch sử luôn là môn có ít nhất học sinh chọn nhất. Việc Lịch sử trở thành môn thi chính thức trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 đã tạo chuyển biến tích cực trong việc dạy và học để thích ứng với yêu cầu đánh giá của kỳ thi này. Khi đưa Lịch sử vào tổ hợp Khoa học xã hội thì ở nhiều trường tỷ lệ học sinh chọn còn cao hơn tổ hợp Khoa học tự nhiên, đó là điều đáng mừng. Như vậy, các em học sinh đã có định hướng rõ 70ang trong việc học gì và


71

Năm học

Lớp

Sĩ số

NH ƠN

OF FI

CI

AL

thi gì, nếu giáo viên cung cấp cho các em phương pháp ôn luyện và làm bài trắc nghiệm thì Tôi tin rằng kết quả vô cùng khả quan. Từ năm 2017 đến năm 2021, Tôi được nhà trường phân công giảng dạy các lớp ban khoa học xã hội – đều là lớp Ban D, nghĩa là đối với bộ môn lịch sử các em chỉ dừng lại ở kết quả xét tốt nghiệp. Vì vậy, khi áp dụng đề tài này vào việc giảng dạy trực tiếp – Tôi thấy thu được kết quả rất khả quan, điều này được phản ánh khó rõ nét thông qua kết quả thi của Sở Giáo dục, đặc biệt là kết quả các kì thi THPT Quốc gia. - Đối với học sinh: dựa vào kết quả thi THPT quốc gia trước và sau khi thực hiện 71ang kiến. * Trước khi thực hiện sáng kiến: Năm học 2017 - 2018 (Xem phụ lục 6) * Sau khi thực hiện sáng kiến: Năm học 2018 - 2019 (phụ lục 7). Năm học 2019-2020 (phụ lục 8). Năm học 2020 - 2021 (phụ lục 9). HS đạt HS đạt HS đạt HS đạt HS đạt Năm Sĩ 8.0-10 6.5-7.9 5.0-6.4 3.5-4.9 0-3.4 Lớp học số SL % SL % SL % SL % SL % 201712a8 35 0 0 3 8.5 6 17.1 21 60 5 14.3 2018 HS đạt 8.0-10 SL %

HS đạt 6.5-7.9 SL %

HS đạt 5.0-6.4 SL %

HS đạt HS đạt 3.5-4.9 0-3.4 SL % SL %

M

QU Y

201812a9 47 5 10.6 10 21.3 12 25.5 16 34 4 8.5 2019 201912a10 36 14 38.8 14 38.8 8 22.2 0 0 2020 202012a9 38 18 47,3 14 36,8 6 15,7 0 0 2021 Như vậy, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi tăng mạnh, học sinh đạt điểm trung bình giảm và không còn học sinh có điểm yếu, kém.

DẠ Y

- Dựa vào kết quả của học sinh so với trung bình trung của Sở Giáo dục (Phụ lục 9) Điểm Điểm cao Năm học Lớp Sĩ số bình TBT Sở Vượt (%) nhất quân 2017-2018 12a8 35 7.25 4.4 4.17 0.23 2018-2019 12a9 47 9.25 5.5 4.83 0.67 2019-2020 12a10 36 9.5 7.4 6.3 1.37 2020-2021 12a9 38 9.75 7.8


72

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

Với kết quả trên cho thấy, sau khi áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy, dựa vào thái độ, tinh thần học tập của các em trên lớp. Tôi thấy sau mỗi bài hoặc sau mỗi tiết dạy, việc dùng hình thức tự luận để kiểm tra rõ ràng là không thích hợp, trong khi đó sử dụng hình thức trắc nghiệm rất thuận lợi, vừa củng cố được kiến thức, vừa đánh giá được mức độ hoàn thành mục tiêu của bài học, nó cho phép thu được thông tin phản hồi một cách kịp thời để từ đó nhanh chóng điều chỉnh phương pháp dạy học sao cho phù hợp, đồng thời uốn nắn những nhận thức sai lầm, lệch lạc có thể có ở học sinh. Giúp giáo viên chủ động hơn trong giờ dạy, góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, phát triển tư duy độc lập sáng tạo cho học sinh, trong quá trình giảng dạy tôi đã giúp nhiều học sinh yếu kém khắc phục và bổ sung những kiến thức hổng, đảm bảo các em nhận biết và làm đề mức trung bình khá. Mặt khác, nếu áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan, học sinh có thể sẽ tự biết mình tiếp thu kiến thức đến mức nào, có những sai sót nào cần bổ khuyết, qua đó ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập, giúp học sinh chủ động trong giờ học. Môn Lịch sử là môn học khó nhất trong Tổ hợp KHXH, hầu hết các em chọn chỉ để xét tốt nghiệp. Tôi biết nhiều em có tâm lý chỉ cần 2-3 điểm môn này là được xét tốt nghiệp rồi nên các em không tập trung học, có thể ăn may nhờ trúng tủ nên ngày càng nhiều em chọn môn này. Tuy nhiên đề thi các năm được ra theo hướng đánh giá năng lực, cho thấy sự phân hóa rõ hơn, không phải cứ học thuộc là làm được nên kết quả cũng có biểu hiện thấp hơn đáng kể. Vì vậy, sáng kiến của Tôi sẽ giúp các em có cách học hiệu quả, vận dụng linh hoạt, tránh được thói ỷ lại, đã khắc phục được sự uể oải, nhàm chán trong giờ học Lịch sử đối với học sinh. Học sinh có thái độ tích cực, chủ động trong chuẩn bị bài giảng, ôn tập tránh phục thuộc quá nhiều vào giáo viên. Bản thân các em luôn chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cô sẽ kiểm tra bài vào đầu hoặc cuối giờ, nhiều em đã chủ động và tự tin hơn khi làm bài kiểm tra. Điểm số bộ môn Lịch sử của các em đã có nhiều cải thiện đáng kể. Nhiều em tổng kết bộ môn cuối năm cao, không có học sinh điểm tổng kết dưới 5.0. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Bản thân tôi đã áp dụng và đạt được những kết quả tích cực. Khả năng ứng dụng, phổ biến, nhân rộng đề tài giữa các giáo viên giảng dạy lịch sử cũng dễ dàng. Học sinh có thể giữ được 1 bộ tài liệu ôn tập ngắn gọn, xúc tích và hiệu quả vì nó là thành quả của chính các em làm ra với sự giúp đỡ và hướng dẫn của giáo viên. Đề tài không chỉ vận dụng trong chương trình lịch sử lớp 12 mà còn cả lịch sử lớp 11, lớp 10. Ngoài ra có thể thực hiện ở các tiết ôn tập, các tiết dạy và học thêm, dạy học sinh giỏi. Việc áp dụng phần làm bài trắc nghiệm vào quá trình giảng dạy cũng như quá trình ôn - thi rất thiết thực, không chỉ trong môn Lịch sử mà có thể áp dụng


73

OF FI

CI

AL

cho tất cả các môn thi dưới hình thức trắc nghiệm khác như Toán, Hóa, Sinh, Địa… Đối tượng không chỉ ở các em học sinh THPT mà cả THCS. Với số lượng đăng kí thi tốt nghiệp THPT tăng theo mỗi năm và kết quả thi cao dần trong 2 năm học vừa qua, thì chắc chắn trong những năm học tiếp theo sẽ có thêm nhiều học sinh đăng ký ôn tập thi môn Lịch sử. Đây là tín hiệu đáng mừng chứng tỏ kết quả và phương pháp ôn tập năm học trước có hiệu quả. Từ đó, giúp học sinh yêu quý và tích cực học tập bộ môn lịch sử hơn, chất lượng thi THPT quốc gia sẽ cao, vị thế và vai trò của môn Lịch sử ngày càng được nâng cao.

NH ƠN

IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Trên đây là những kinh nghiệm trong quá trình trực tiếp giảng dạy Tôi đã đúc rút ra. Tôi cam kết không sao chép của bất cứ ai. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí để sáng kiến này ngày một hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

QU Y

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Hân

DẠ Y

M

CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (xác nhận)


QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

74

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lịch sử Việt Nam đại cươngtập III, NXB Giáo dục năm 1998. 2. Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Lịch sử, NXB giáo dục 2009

7/2007.

M

3. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông. NXB Giáo dục 4. Hướng dẫn giải Lịch sử. NXB Đaị học Quốc gia Hà Nội 2009 5. Ôn luyện kiến thức và rèn kỹ năng Lịch sử 12. NXB Giáo dục 2007

DẠ Y

6. Sách giáo khoa lịch sử lớp 12- NXB giáo dục 7. Sách giáo viên-Lịch sử lớp 12- NXB giáo dục 8.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Lịch sử (lớp 10,11,12)- NXB giáo dục 2007. 9. Học tốt Lịch sử 12, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2010 10. Một số trang Web.


75 https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/pho-diem-thi-thpt-quoc-gia-

AL

2018-khoi-a-chinh-thuc-cua-bo-gd-dt-462444.html

https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/xet-tuyen-dai-hoc-cong-bo-

CI

pho-diem-theo-khoi-thi-382678.html

https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/pho-diem-xet-tuyen-dai-hoc-

OF FI

2019-tu-ket-qua-thi-thpt-quoc-gia-2019-549966.html

https://www.facebook.com/groups/DienDanKhoiC00/events/

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

https://www.facebook.com/groups/293956257441416/events/


76

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

PHỤ LỤC 1: PHỔ ĐIỂM THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017


77

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

PHỤ LỤC 2: PHỔ ĐIỂM THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018


78

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

PHỤ LỤC 3: PHỔ ĐIỂM THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019


79

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

PHỤ LỤC 4: PHỔ ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP NĂM 2020


80

DẠ Y

M

QU Y

NH ƠN

OF FI

CI

AL

PHỤ LỤC 5: PHỔ ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP NĂM 2021


81

AL

PHỤ LỤC 6 BẢNG ĐIỂM THI THPT QUỐC GIA LỚP 12A8 - NĂM HỌC 20172018

Tên An An An Anh Anh Anh Anh Châm Dung Đức Hằng Hoài Hồng Huế Huy Lê Linh Linh Linh Lưu Nam Nga Nhi Nhung Nhung Nhung Nhung Phương Phượng Phượng Thắm Thúy Trang Truyền Yến

Ngày sinh

9/9/2000 9/5/2000 14/06/2000 17/01/2000 25/09/2000 14/10/2000 15/03/2000 3/10/2000 27/01/2000 7/4/2000 16/03/2000 9/8/2000 9/10/2000 6/9/2000 17/04/2000 15/09/2000 20/02/2000 27/02/2000 20/11/2000 27/08/2000 11/1/2000 22/07/2000 20/11/2000 19/01/2000 14/10/2000 6/3/2000 10/2/2000 16/04/2000 27/07/2000 17/08/2000 25/08/2000 30/07/2000 14/04/2000 27/08/2000 26/10/2000 HS DT >=5

Nguyễn Thị Thúy Hằng: 7.7

DẠ Y

Bùi Thị Hoài: 4.5

Văn Toán 3.5 3.6 8.5 6.4 8.25 5.4 7.25 5.4 6.75 4.8 6.75 7.2 5.75 5.8 7 6 7 5.6 6.75 4.2 8.25 6.8 6 4 6.5 4.8 7.75 6.6 6.5 5 5.75 6 7.25 5.4 7.5 6.8 7 5.4 5.25 4.6 7.5 4.2 7 5.4 8 6.8 8 5.6 5.5 6.4 7 5 6.75 6 7.5 6.4 7.5 4 6.75 3.8 7.5 7.4 6.25 6.2 8 5.8 4.75 4.6 7 5 35 35 33 25 94.29 71.43 6 0 17.14 0 0 0 0 0 6.9 5.5

Anh 2.4 7.4 6.2 3.4 3.4 4.6 3.6 6.6 4.2 3.8 7.6 4.2 3 5.8 3.8 4.4 5.2 5.8 4.2 5.4 4 4.6 6 5.4 3.2 5.2 3.2 6.6 4.2 2.2 8 6 7.2 4.4 3.8 35 15 42.86 1 2.857 7 20 4.8

Sử 4.5 6 4 3.5 4.75 4.75 3.75 5.25 3.5 4.25 6.5 2.5 4 5.25 3.5 4 4.75 6.25 3.5 3.75 7.25 3.75 3.75 3.75 5 3 3 4.75 6.5 4.5 5.25 4.25 3.25 4 3 35 9 25.7 0 0 5 14.3 4.4

>=8 <3.5

Địa 7.5 6.25 8 4 4.75 7.5 7.25 5 5.5 6.5 8.25 5 5 5.5 5.25 7.5 6.5 6.5 5 6.75 7.5 4.5 7.25 7 5 5.5 5.5 6.75 7 5.75 6.5 5.75 6 6.75 5.25 35 32 91.4 2 5.71 0 0 6.2

CD 8.75 8.75 8.25 8.5 6 9.75 7.5 5.75 6.75 6.75 9 5 7.5 7.75 7 9 7.25 7.75 7.5 7 9.25 7.25 8 6.5 8.75 8.5 7 8.5 7.75 8.25 8.5 7.5 8.5 6.5 7.5 35 35 100 15 42.9 0 0 7.7

D1 9.5 22.3 19.85 16.05 14.95 18.55 15.15 19.6 16.8 14.75 22.65 14.2 14.3 20.15 15.3 16.15 17.85 20.1 16.6 15.25 15.7 17 20.8 19 15.1 17.2 15.95 20.5 15.7 12.75 22.9 18.45 21 13.75 15.8

C 15.5 20.75 20.25 14.75 16.25 19 16.75 17.25 16 17.5 23 13.5 15.5 18.5 15.25 17.25 18.5 20.25 15.5 15.75 22.25 15.25 19 18.75 15.5 15.5 15.25 19 21 17 19.25 16.25 17.25 15.5 15.25

OF FI

Họ Đào Hà Nguyễn Thị Minh Nguyễn Thị Ngọc Nguyễn Thị Kim Ninh Thị Minh Phạm Thị Phương Tạ Thị Vân Nguyễn Thị Phương Dương Thị Bùi Văn Nguyễn Thị Thúy Bùi Thị Bùi Thị ánh Nguyễn Thị Nguyễn Quang Nguyễn Thị Hạnh Bùi Thị Bùi Thị Yến Phạm Thị Khánh Nguyễn Văn Đoàn Trung Trần Thị Thu Hà Thị Lan Hoàng Thị Hồng Phạm Thị Trịnh Thị Hồng Trương Thị Hồng Nguyễn Thị Hoàng Thị Thanh Nguyễn Thị Nguyễn Hồng Dương Thị Dương Thị Thu Nguyễn Văn Hà Thị Hải

NH ƠN

12001 12003 12004 12014 12022 12024 12025 12038 12058 12089 12113 12147 12154 12158 12172 12198 12200 12201 12218 12236 12246 12251 12262 12264 12268 12270 12271 12277 12287 12288 12316 12339 12352 12369 12405

QU Y

SBD

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35

M

STT

CI

Trường THPT Tống Văn Trân DANH SÁCH ĐIỂM THI THPT QUỐC GIA - NĂM HỌC 2017 - 2018 Lớp 12A8

Tổng TB 51.75 5.0 77.85 7.2 71.95 6.7 55.6 5.3 54.9 5.1 71.35 6.8 59.8 5.6 65.45 5.9 58.35 5.4 57.75 5.4 83.8 7.7 48.4 4.5 54.1 5.1 69.55 6.4 55.1 5.2 64.3 6.1 65.45 6.1 73.45 6.8 57.7 5.4 58.5 5.5 70.15 6.6 57.75 5.4 71.6 6.6 66 6.0 58.95 5.6 59.9 5.7 55.9 5.2 72.5 6.8 66.15 6.2 54.25 5.2 77.8 7.2 64.4 6.0 69 6.5 55.5 5.2 55.6 5.3 35 35 35 34 100 97.1 35 0 100 0 0 0 0 0 63.2 5.9


82 PHỤ LỤC 7 Trường THPT Tống Văn Trân DANH SÁCH ĐIỂM THI THEO KHỐI THPT QUỐC GIA 2019 Lớp 12A9

M

Sử 4.5 3.25 4 3.75 6.75 6.5 6 6.5 7.5 3.5 2.5 8 4 6 4.56 6.75 4.75 7.25 6.25 6 5.5 3.75 5.5 3 6 8.25 8.75 8.5 4.25 6.5 4.5 4.5 4.5 5 7 5.25 7.75 5.5 4 3.25 9.25 4 4.75 6.25 7 3.75 5.75 47 27 57 5 11 4 8.5 5.5

Địa 7.25 6.25 6.5 7.5 8.25 7.5 8 7 8.5 7.75 6.75 9 6.25 7.75 8 8 7 7.5 7 7 7.5 6.25 5.5 5.25 7 8.25 8.5 8 6 6 7.5 6.25 7.5 7.25 9.25 7.25 7.75 8.75 8.25 7.5 8.5 7.75 6.25 6.5 8 6.5 5.5 47 47 100 14 29.8 0 0 7.3

>=8 <3.5

CD 8.25 6.75 8.25 7.25 8.75 8.75 9 8.5 8.75 7.25 7.25 9.5 7.5 6.5 6.25 9.25 7.5 9 9 9 9 7.25 7.5 7 8 9.25 8 8.5 8 7.75 8.5 7.5 7.75 8.25 8 8 9.5 8.75 8.25 7.75 9 9 7.75 8 7.75 6.75 8 47 47 100 29 61.7 0 0 8.1

Anh 3.6 7.2 3 6 9 7.2 8.4 8.4 8.4 5.2 3.8 6 5.6 9.2 4.2 8.4 8.6 6 9.4 7.6 6.2 2.8 5.8 2.8 6.8 6.6 6.2 7.4 6.6 6.8 8.2 8.4 7.8 4.4 7.2 5.6 9.2 8.4 7.4 7.6 6 4.2 3.4 8.2 8.2 4.6 6 47 37 78.7 14 29.8 4 8.51 6.6

C 18.25 16.75 17.25 18.5 23.5 20 22 21.25 24 18.25 15 24.75 17.25 21.25 17.56 23 19.25 23.5 20.5 21.25 19.75 17.5 18 13.75 19.5 24.5 25.25 24.25 18.25 19.5 20.5 18 20.25 19.25 23.75 20.5 23.5 22 18 18.75 26.25 19.25 17 20.5 23.5 17.25 18.25

D 16.1 22.45 14.15 20.25 25.1 20.4 23.8 23.55 24.4 18 16.15 20.35 19.4 24.9 13.2 24.05 23.7 22.15 24.05 23.05 20.75 15.9 20.4 11.7 20.9 22 21 23.35 22 20.4 24.1 23.05 24.25 18.6 22.9 19.8 24.4 23.35 18.55 23.4 21.7 18.1 16.8 23.55 23.9 19 19

CI

Văn 6.5 7.25 6.75 7.25 8.5 6 8 7.75 8 7 5.75 7.75 7 7.5 5 8.25 7.5 8.75 7.25 8.25 6.75 7.5 7 5.5 6.5 8 8 7.75 8 7 8.5 7.25 8.25 7 7.5 8 8 7.75 5.75 8 8.5 7.5 6 7.75 8.5 7 7 47 47 100 16 34 0 0 7.4

NH ƠN

Toán 6 8 4.4 7 7.6 7.2 7.4 7.4 8 5.8 6.6 6.6 6.8 8.2 4 7.4 7.6 7.4 7.4 7.2 7.8 5.6 7.6 3.4 7.6 7.4 6.8 8.2 7.4 6.6 7.4 7.4 8.2 7.2 8.2 6.2 7.2 7.2 5.4 7.8 7.2 6.4 7.4 7.6 7.2 7.4 6 47 44 93.6 6 12.8 1 2.13 7.0

OF FI

Lớp

12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 12A9 HS DT >=5

QU Y

Họ và tên Ngày sinh NGUYỄN THỊ HỒNG AN 19/10/2001 BÙI LAN ANH 22/04/2001 CÙ ĐỨC ANH 07/03/2001 DƯƠNG THỊ HẢI ANH 25/10/2001 ĐINH HỮU THẾ ANH 06/05/2001 NGÔ VĂN ANH 03/01/2001 PHẠM MAI ANH 12/09/2001 NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH 23/10/2001 NGÔ VĂN BẰNG 03/01/2001 PHẠM THỊ NGỌC BÍCH 19/08/2001 NGUYỄN QUỐC CHIẾN 17/03/2001 ĐỒNG THỊ DIỄM 08/02/2001 NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG 15/09/2001 BÙI MINH ĐỨC 27/09/2001 TRƯƠNG VĂN ĐỨC 05/03/2001 NGUYỄN NHẬT HẠ 27/09/2001 NGUYỄN THANH HẰNG 14/10/2001 TRẦN THỊ THU HIỀN 17/08/2001 LÊ THỊ MINH HỒNG 28/05/2001 TRẦN VĂN HUỲNH 14/01/2001 PHẠM THỊ HƯỜNG 03/03/2001 NGUYỄN THỊ LAN 22/04/2001 TRẦN THỊ LAN 04/02/2001 NGUYỄN THỊ LINH 13/10/2001 NGÔ CHÚC LY 27/04/2001 VŨ THỊ PHƯƠNG LÝ 02/06/2001 VŨ THỊ NGA 03/04/2001 NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC 06/01/2001 VŨ BÙI BÍCH NGỌC 10/10/2001 NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG 01/12/2001 PHẠM THỊ PHƯƠNG 13/09/2001 PHẠM HỒNG QUÂN 16/08/2001 NGUYỄN THỊ QUỲNH 21/04/2001 TRỊNH DUY SÂM 28/09/2001 NGÔ BĂNG TÂM 01/02/2001 TRẦN PHƯƠNG THANH 19/03/2001 BÙI THỊ NGỌC THẢO 21/10/2001 TRẦN PHƯƠNG THẢO 14/12/2001 DƯƠNG VIỆT THẮNG 31/01/2001 NGUYỄN THỊ THANH THƯƠNG 05/10/2001 PHẠM THỊ MINH THƯƠNG 30/10/2001 TRẦN THỊ TRÀ 22/11/2001 HÀ THỊ THÙY TRANG 18/08/2001 PHẠM THỊ THÙY TRANG 01/11/2001 ĐINH THỊ KHÁNH VÂN 05/10/2001 NINH THỊ THANH XUÂN 24/12/2001 TRẦN THỊ HẢI YẾN 06/08/2001

DẠ Y

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47

STT

AL

BẢNG ĐIỂM THI THPT QUỐC GIA LỚP 12A9 - NĂM HỌC 2018-2019

0.0 0.0

13.8 26.3

11.7 25.1

TB

6.0 6.5 5.5 6.5 8.1 7.2 7.8 7.6 8.2 6.1 5.4 7.8 6.2 7.5 5.3 8.0 7.2 7.7 7.7 7.5 7.1 5.5 6.5 4.5 7.0 8.0 7.7 8.1 6.7 6.8 7.4 6.9 7.3 6.5 7.9 6.7 8.2 7.7 6.5 7.0 8.1 6.5 5.9 7.4 7.8 6.0 6.4

47 46 97.9 6 12.8 0 0 0.0 4.5 0.0 8.2


83

TRƯỜNG THPT TỐNG VĂN TRÂN DANH SÁCH ĐIỂM THI TỔT NGHIỆP THPT 2020 Lớp 12A9 Họ và tên

STT

Toán

Văn

Lý Hóa Sinh

Sử

Địa

CD

Tổng

NN

TB

12a10

8

8,75

7

8,25 9,25

8,2

49,45

8,2

NGUYỄN THẾ ANH

12a10

8,4

7,5

6,5

7,25 9,25

7,2

46,1

7,7

NINH THỊ LAN ANH

12a10

7,6

7,25

7,25

9,25

8

8,2

47,55

7,9

PHAN THỊ VÂN ANH

12a10

9,2

8,75

9,5

9,2

53,4

8,9

NGUYỄN THỊ MINH CHÂU

12a10

7,6

7,75

7

44,6

7,4

PHẠM KIM CHI

12a10

7,4

7,5

9,5

8,4

48,05

8,0

TRẦN THỊ DUYÊN

12a10

7,8

9

TRẦN HẢI VŨ DƯƠNG

12a10

8

8,25

LÊ THỊ THÚY HẰNG

12a10

8,2

9

PHẠM THU HẰNG

12a10

9

9

PHẠM THẢO HIỀN

12a10

7

8,75

DƯƠNG THỊ HOÀI

12a10

6,4

8,5

9

LÊ NGỌC HUY

12a10

8,4

7,75

7

8

8,75

TẠ THỊ THÚY HIÊN

12a10

8,4

8,25

8,25

8

TRỊNH THỊ MỸ HUYỀN

12a10

8,8

8,75

NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG

12a10

8,8

8,75

NGUYỄN QUANG LAN

12a10

8,6

8,5

6,75

NGUYỄN THÙY LINH

12a10

7,6

8,75

5

NGUYỄN ĐÌNH MINH

12a10

8,8

8,25

7,25

7,75 9,25

PHẠM TRÀ MY

12a10

8,4

8,5

5,75

8,75 9,25

TRẦN THỊ THÚY NGA

12a10

9

9

9,5

9,5

VŨ THỊ NGA

12a10

9

7,75

7,25

8,75

NGUYỄN THANH NGỌC

12a10

9,4

8

6,5

PHẠM THỊ THỦY NGUYÊN

12a10

8,4

7,75

8,25

BÙI THỊ NHI

12a10

8

8,25

7,5

8,25

7,75 8,75

7,5

7,75

OF FI

8,5

5,75

7,25

8

9

7,8

48,85

8,1

5,5

6,5

8,25

7,2

43,7

7,3

9,5

9

9

8,2

52,9

8,8

8

8,25 9,25

9,4

52,9

8,8

9,5

7,2

49,95

8,3

9,25 9,75

7,8

50,7

8,5

7

46,9

7,8

8,75

6,8

48,45

8,1

8

7,25 8,75

8,8

50,35

8,4

6

7,25 9,25

6,2

46,25

7,7

7,5

9

8,4

48,75

8,1

7,5

8,5

6

43,35

7,2

7,8

49,1

8,2

6,6

47,25

7,9

9,25

8,6

54,85

9,1

8,5

8,4

49,65

8,3

7,5

9,25

6,2

46,85

7,8

8,5

9,25

7,2

49,35

8,2

7,75

9

8

48,5

8,1

8,5

NH ƠN

QU Y

TRẦN THỊ THÚY

CI

BÙI THỊ KHÁNH AN

9

12a10

8

7,5

9,25

8

9,25

6,8

48,8

8,1

BÙI THỊ HUYỀN TRANG

12a10

8

7,75

5,5

7,25

9

7,2

44,7

7,5

ĐÀO HUYỀN TRANG

12a10

9,2

8,75

7,25

7,5

9

8,2

49,9

8,3

DĐÀO LINH TRANG

7,8

7,5

5,5

6,5

8,25

9,2

44,75

7,5

12a10

8,2

9

6,75

8

9

8,2

49,15

8,2

PHẠM LÊ QUỲNH TRANG

12a10

8,8

9

8

8

9,5

8,4

51,7

8,6

NGUYỄN THỊ THU UYÊN

12a10

9

8,5

8,75

8,75 9,25

8,4

52,65

8,8

PHẠM THU UYÊN

12a10

8,8

8,75

7,75

9,5

8,5

8,6

51,9

8,7

NGUYỄN THỊ XUÂN

12a10

7,4

9

8,75

9,25 9,25

7,6

51,25

8,5

NGUYỄN HẢI YẾN

12a10

8

8,5

9,25

8,5

10

9,2

53,45

8,9

VŨ THỊ HẢI YẾN

12a10

9,4

8,5

6,5

8,75

9

8

50,15

8,4

M

12a10

ĐỖ THỊ THÙY TRANG

36

36

0

0

0

36

36

36

7,2

36

Nguyễn Thùy Linh: 7,2

36

36

0

0

0

36

36

36

4,4

36

Trần Thị Thúy Nga: 9,1

100

100 100

5,2

100

3,2

25

75 72,22 ### ### ### 38,89 61,11 100 44,44

69

DẠ Y

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36

Lớp

AL

PHỤ LỤC 8: BẢNG ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP NĂM 2019 - 2020

27 0

100 ### ### ### 26 0

0 0

0 0

0 0

100 14 0

22 0

36 0

0

0

0

0 ### ### ###

0

0

0

0

0

8,3

8,4 ### ### ###

7,4

8,1

9,0

7,8

7,2 9,1


84 PHỤ LỤC 9: BẢNG ĐIỂM THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020-2021

Họ và tên

Toán Văn

Hóa Sinh Sử

Địa

CD

NN Tổng

8,5

8,75

9,6

53,15

8,9

9,25 7,25 7,25

8,4

48,95

8,2

8,6

48,95

8,2

Lớp

20/07/2003

12A9

8,8

8,5

LÊ THỊ VÂN ANH

22/06/2003

12A9

8,8

8

NGUYỄN THỊ KIM ANH

07/11/2003

12A9

8,6

7

9

NGUYỄN PHƯƠNG ANH

24/08/2003

12A9

8,2

8,25

7,75

LÊ THỊ PHƯƠNG CHI

27/02/2003

12A9

8,2

7,5

NGUYỄN THỊ KIM CHI

11/01/2003

12A9

7,6

7

NGUYỄN XUÂN CHIẾN

04/09/2003

12A9

8,1

7,5

17-Thg4

12A9

8,6

8,25

NGUYỄN THỊ ĐÌNH ĐÌNH

13/08/2003

12A9

8,6

7,75

ĐINH THỊ HÀ

03/01/2003

12A9

8,8

8,75

NGUYỄN THỊ HẢI HÀ

07/12/2003

12A9

9

7,25

TRẦN TRUNG HIẾU

18/02/2003

12A9

5,9

6

5

7

NGUYỄN THỊ HOÀI

01/09/2003

12A9

7,4

7

7,5

HÀ THU HƯƠNG

14/05/2003

12A9

8

7,75

9

TRỊNH THỊ THU HƯƠNG

16/09/2003

12A9

8,6

7,25

8,5

8,25

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HUYỀN

02/02/2003

12A9

7,2

4,5

HÀ THU HUYỀN

09-Thg6

12A9

8,2

VŨ THỊ KHÁNH

28/10/2003

12A9

6,2

HOÀNG QUỲNH LAM

13/10/2003

12A9

7,4

5

BÙI THỊ THÙY LINH

04/01/2003

12A9

7,2

8,5

6,5

HOÀNG TRÀ MY

19/12/2003

12A9

7,4

8,25

5,75

7,5

PHẠM THỊ NGA

08/11/2003

12A9

7,8

8

9,5

ĐÀO THỊ THÚY NGÁT

27/08/2003

12A9

7,6

7,75

7,5

TRỊNH BÙI YẾN NHI

07/09/2003

12A9

7

7,75

6

TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG OANH

12/01/2003

12A9

7,2

6,5

8,75

NGUYỄN THU PHƯƠNG

07/07/2003

12A9

8,4

NGUYỄN VIẾT QUÂN

03/11/2003

12A9

NGUYỄN THỊ LỆ QUYÊN

04/08/2003

12A9

DƯƠNG THỊ DIỄM QUỲNH

04/12/2003

NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

03/09/2003

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

7,5

8,25

6,5

8,25

TB

8

46,95

7,8

OF FI

9

CI

Ngày sinh

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

STT

6,5

6,6

42,8

7,1

7,75 7,25 7,25

6,4

43,25

7,2

7,5

8,25 7,75

7,4

46,5

7,8

8,5

9,25

9,5

9,6

53,7

9,0

8,5

8,75

9

8,2

50,8

8,5

7

9

7,25

8,2

49

8,2

6,75 6,25

8,2

45,45

7,6

7,75

4

35,65

5,9

7,5

6,5

7,2

43,1

7,2

7,75 7,25

6,8

46,55

7,8

7,6

48,2

8,0

5,25 6,75 6,25

7,2

37,15

6,2

8

7,25 8,75

6,5

4,4

43,1

7,2

8,25

6,25 5,75

8

6,4

40,85

6,8

9,25 7,75

7,5

7,2

44,1

7,4

7,75 6,75

7,6

44,3

7,4

6,25

8,4

43,55

7,3

8

8,75

8,2

50,25

8,4

6,5

6,5

8

43,85

7,3

5,75

6

8,4

40,9

6,8

8,5

7,5

7,4

45,85

7,6

6,25

7,75 8,25 7,75

7,4

45,8

7,6

8,6

8,5

9,75

7,5

7,75

9,8

51,9

8,7

8

8

8

6,75

6,5

8,6

45,85

7,6

12A9

8

6,75

7

8,75

12A9

8,6

7,75

7,25 6,25

24/12/2003

12A9

8,2

7,75

8,5

BÙI HUYỀN TRANG

07/03/2003

12A9

8,8

7,25

7,25

6,5

5,75

CÙ THỊ THU TRANG

19/08/2003

12A9

7,8

8,25

8

7,75

8,5

NGUYỄN NGỌC TÚ

31/07/2003

12A9

8,2

8,5

9,5

7,5

6,5

ĐINH THỊ VÂN

10/10/2003

12A9

7,4

7,5

7,75

6,5

7

VŨ THỊ VƯỢNG

28/03/2003

12A9

6,2

6

5,75

7,5

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN A

26/05/2003

12A9

8,2

8

8,25

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN B

14/06/2003

12A9

8,4

7

M

Trần Trung Hiếu: 5.9

6,75 7,25

8

NH ƠN

QU Y

ĐINH THÙY DƯƠING

DẠ Y

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38

AL

TRƯỜNG THPT TỐNG VĂN TRÂN DANH SÁCH ĐIỂM THI THỬ TỔT NGHIỆP THPT 2021 Lớp 12A9

HS DT >=5

Đinh Thùy Dương: 9.0 >=8

<3.5

8

6

6,2

42,7

7,1

6,5

6,8

43,15

7,2

6,75 7,75

6,2

45,15

7,5

7

42,55

7,1

40,3

8,1

7,8

48

8,0

7,2

43,35

7,2

8

7,6

41,05

6,8

8,5

7,5

8,4

48,85

8,1

9,25 7,75

6,5

7,2

46,1

7,7

38

38

0

0

0

38

38

38

7,2

38

38

37

0

0

0

38

38

38

4,4

38

100 97,37 #### #### ###

100

100

100

5,2

100

18

12

10

3,2

12

60,5 39,47 #### #### ### 47,37 31,6 26,3 44,4

31,6

23

15

0 0

0 0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0 #### #### ###

0

0

0

0

0

7,9

7,5 #### #### ###

7,8

7,5

7,3

7,5

5,9 9,0


85

AL

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN KHOA HỌC TRƯỜNG THPT TỐNG VĂN TRÂN

OF FI

CI

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1.Tên tác giả: Nguyễn Thị Hân 2.Chức vụ, nơi công tác: Giáo viên môn lịch sử - Trường THPT Tống Văn Trân 3.Tên sáng kiến kinh nghiệm: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ÔN VÀ LÀM CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỂ CHINH PHỤC ĐIỂM CAO MÔN LỊCH SỬ THI TỐT NGHIỆP THPT”

…………… /20điểm

………. /15điểm

…………………… ………/60điểm

…………. /100điểm

M

…………. /5 điểm

QU Y

NH ƠN

4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh THPT PHẦN CHO ĐIỂM I II III IV V Trình bày Tính mới của Phạm vi áp Hiệu quả kinh tế -xã Tổng sáng kiến giải pháp, dụng hội điểm sáng kiến mà sáng kiến mang lại ( Lợi ích xã hội, môi trường, cộng đồng,…) Phải thiết thực đã áp dụng/có khả năng áp dụng và mang lại hiệu quả

DẠ Y

Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... .........................................................................................................................

GIÁM KHẢO 1

Ngày 12 tháng 6 năm 2021 GIÁM KHẢO 2


86

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

AL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NH ƠN

OF FI

CI

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Sở giáo dục Đào tạo Nam Định Tôi là Nguyễn Thị Hân Ngày tháng năm sinh: 15/03/1987 Nơi công tác: Trường THPT Tống Văn Trân Chức danh: GV THPT hạng III Trình độc chuyên môn: Cử nhân Chứ vụ công tác: Giáo viên Tỉ lệ đóng góp: 100% Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ÔN VÀ LÀM CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỂ CHINH PHỤC ĐIỂM CAO MÔN LỊCH SỬ THI TỐT NGHIỆP THPT”

DẠ Y

M

QU Y

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lịch sử - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 15/8/2018 - Mô tả bản chất của sáng kiến Với kết quả thi tốt nghiệp THPT trong những năm qua, khi nhìn phổ điểm của bộ môn lịch sử trong kỳ thi. Môn lịch sử xếp vị trí chót bảng trong tổng số 9 môn thi tốt nghiệp. Nhìn phổ điểm như vậy, nỗi đau lớn nhất có lẽ không phải từ thí sinh, mà đến từ các thầy cô trực tiếp giảng dạy vì kết quả đó không phản ánh chính xác sự nỗ lực, nỗ lực đến tuyệt vọng của các thầy cô khi ôn tập cho học sinh. Một nỗi đau khác lớn hơn đến từ xã hội khi chứng kiến thế hệ trẻ của Việt Nam không thể có nổi một lượng kiến thức lịch sử mang tính cơ bản của quốc gia, của quê hương chính các em. Vì vậy, Tôi thực hiện đề tài này mong muốn đóng góp một số “HƯỚNG DẪN HỌC SINH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ÔN VÀ LÀM CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỂ CHINH PHỤC ĐIỂM CAO MÔN LỊCH SỬ THI TỐT NGHIỆP THPT”. Nhằm củng cố kiến thức theo nội dung, theo bài, theo chương, theo chủ đề đều rất hiệu quả, là con đường dễ nhất để chuyển tải thông tin cho học sinh, giúp học sinh phát triển được tư duy lôgic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, học "vẹt", lĩnh hội được kiến thức một cách dễ dàng và bền vững, để qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm và phát triển toàn diện cho học sinh, phát huy được những phẩm chất và năng lực của con người hiện đại, hội nhập được với quốc tế, thực hiện được mục tiêu giáo dục học sinh học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định.


87

NH ƠN

OF FI

CI

AL

- Những thông tin cần được bảo mật nếu có: không - Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: các trường THPT - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý của tác giả + Hoạt động này có thể áp dụng được ở tất cả các trường THPT + Nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên + Tăng thêm sự hứng thú của học sinh đối với bộ môn lịch sử + Tăng số lượng học sinh đăng kí thi Tổ hợp khoa học xã hội - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) Sáng kiến trên giúp cho học sinh yêu quý và tích cực học tập bộ môn lịch sử. Do đó chất lượng thi tốt nghiệp THPT ở trường chúng tôi đạt kết quả cao. Sáng kiến trên có thể là một trong những tài liệu tham khảo có giá trị giúp cho giáo viên và học sinh ở các trường THPT nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nam Định, ngày 12 tháng 6 năm 2021 Người nộp đơn

DẠ Y

M

QU Y

Nguyễn Thị Hân


88

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

AL

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN NGHỊ

CI

Nam Định, ngày 10 tháng 6 năm 2021

OF FI

GIẤY XÁC NHẬN

BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN NGHỊ HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH

NH ƠN

Xác nhận đã sử dụng thử nghiệm sáng kiến “HƯỚNG DẪN HỌC SINH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ÔN VÀ LÀM CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỂ CHINH PHỤC ĐIỂM CAO MÔN LỊCH SỬ THI TỐT NGHIỆP THPT” của tác giả Nguyễn Thị Hân - Giáo viên trường THPT Tống Văn Trân. Thời gian bắt đầu thử nghiệm: trong năm học 2020 - 2021.

QU Y

Đánh giá về lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: Nhằm củng cố kiến thức theo nội dung, theo bài, theo chương, theo chủ đề đều rất hiệu quả, là con đường dễ nhất để chuyển tải thông tin cho học sinh, giúp học sinh phát triển được tư duy lôgic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, học "vẹt", lĩnh hội được kiến thức một cách dễ

M

dàng và bền vững, để qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm và phát triển toàn diện

cho học sinh. Sáng kiến trên giúp cho học sinh yêu quý và tích cực học tập bộ môn lịch sử. Sáng kiến trên có thể là một trong những tài liệu tham khảo có giá

DẠ Y

trị giúp cho giáo viên và học sinh nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.

XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU


89 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

AL

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT ĐẠI AN

OF FI

CI

Nam Định, ngày 10 tháng 6 năm 2021

GIẤY XÁC NHẬN

BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG THPT ĐẠI AN HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH

NH ƠN

Xác nhận đã sử dụng thử nghiệm sáng kiến “HƯỚNG DẪN HỌC SINH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ÔN VÀ LÀM CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỂ CHINH PHỤC ĐIỂM CAO MÔN LỊCH SỬ THI TỐT NGHIỆP THPT” của tác giả Nguyễn Thị Hân - Giáo viên trường THPT Tống Văn Trân. Thời gian bắt đầu thử nghiệm: trong năm học 2020 - 2021.

Đánh giá về lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: Nhằm củng cố kiến

QU Y

thức theo nội dung, theo bài, theo chương, theo chủ đề đều rất hiệu quả, là con đường dễ nhất để chuyển tải thông tin cho học sinh, giúp học sinh phát triển được tư duy lôgic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, học "vẹt", lĩnh hội được kiến thức một cách dễ

M

dàng và bền vững, để qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm và phát triển toàn diện cho học sinh. Sáng kiến trên giúp cho học sinh yêu quý và tích cực học tập bộ

môn lịch sử. Sáng kiến trên có thể là một trong những tài liệu tham khảo có giá

DẠ Y

trị giúp cho giáo viên và học sinh nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.

XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU


90

AL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

CI

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT MỸ THO

OF FI

Nam Định, ngày 10 tháng 6 năm 2021

GIẤY XÁC NHẬN

BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG THPT MỸ THO

NH ƠN

HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH

Xác nhận đã sử dụng thử nghiệm sáng kiến “HƯỚNG DẪN HỌC SINH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ÔN VÀ LÀM CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỂ CHINH PHỤC ĐIỂM CAO MÔN LỊCH SỬ THI TỐT NGHIỆP THPT” của tác giả Nguyễn Thị Hân - Giáo viên trường THPT Tống Văn Trân. Thời gian bắt đầu thử nghiệm: trong năm học 2020 - 2021.

QU Y

Đánh giá về lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: Nhằm củng cố kiến thức theo nội dung, theo bài, theo chương, theo chủ đề đều rất hiệu quả, là con đường dễ nhất để chuyển tải thông tin cho học sinh, giúp học sinh phát triển được tư duy lôgic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay cho

M

ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, học "vẹt", lĩnh hội được kiến thức một cách dễ dàng và bền vững, để qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm và phát triển toàn diện

cho học sinh. Sáng kiến trên giúp cho học sinh yêu quý và tích cực học tập bộ môn lịch sử. Sáng kiến trên có thể là một trong những tài liệu tham khảo có giá

DẠ Y

trị giúp cho giáo viên và học sinh nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.

XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU


DẠ Y

M

KÈ QU Y NH ƠN

AL

CI

OF FI

91


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.