3 minute read

2. Nguyên nhân của thực trạng

pháp tích cực giúp tập thể lớp đi lên. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay sự phát DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL triển của nền kinh tế thị trường trong thời kì hội nhập kinh tế thì không thể tránh khỏi sự du nhập của các nền văn hóa không lành mạnh tác động đến tư tưởng, tình cảm của thanh thiếu niên. Công tác quản lí, sự kết hợp giữa ba môi trường giáo dục “nhà trường – gia đình và xã hội” đôi khi còn chưa chặt chẽ, phụ huynh học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình, một bộ phận giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự nhiệt tình, chưa có nhiều kinh nghiệm và có biện pháp phù hợp trong việc quản lí, giáo dục học sinh nên công tác chủ nhiệm chưa thu được hiệu quả như mong muốn. Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy rằng nếu giáo viên chỉ đưa ra những quy định mang tính chủ quan, áp đặt, chưa chủ động tìm hiểu, gần gũi học sinh. Giờ sinh hoạt lớp chỉ dừng lại ở việc nhận xét, đánh giá chung về mọi hoạt động của tập thể lớp và phê bình, kiểm điểm, xử phạt học sinh vi phạm nội quy. Chúng ta chỉ giáo dục học sinh theo kiểu giáo viên nói, học sinh nghe, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện mà không nắm bắt được nhu cầu, tâm tư, tình cảm của học sinh thì chắc chắn hiệu quả của công tác giáo dục không cao. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng tiêu cực như: học sinh thường đi học sớm la cà ở các quán, các tiệm chơi game, hiện tượng bỏ tiết trốn học ngày càng nhiều, tác phong không chuẩn mực, sống vô cảm với những người xung quanh, sống không có lí tưởng và hoài bão, coi cái tôi của mình là trên hết, nghiêm trọng hơn là một bộ phận không nhỏ học sinh sa vào các tệ nạn xã hội thậm chí là vi phạm pháp luật. 2. Nguyên nhân của thực trạng Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng trên? Vì sao chất lượng công tác chủ nhiệm của nhiều giáo viên chưa được như mong muốn? Vì sao vẫn còn nhiều học sinh yếu kém, hay vi phạm? Trong cuộc đời đi dạy của chúng ta hầu hết ai cũng đều trải qua công tác chủ nhiệm, như lẽ thường của sự sống: phải thở, phải ăn, phải uống,…Để lớp chủ nhiệm có nề nếp tốt thời gian công sức bỏ ra không ít so với vấn đề chuyên môn. Có lẽ nên xem lại thật sự công bằng công tác chủ nhiệm có phải là “kiêm nhiệm” không. Có giáo viên dạy tốt nhưng làm chủ nhiệm chưa hẳn đã thành công. Ngoài thời gian, sức lực, tình cảm, trí lực cần có, người giáo viên cần tích lũy thêm kinh nghiệm. Để công tác chủ nhiệm được hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt được một số nguyên nhân, những khó khăn thách thức để từ đó đề ra biện pháp thích hợp cho từng học sinh . Theo nhìn nhận của giáo viên trong tổ đối với cụ thể trường THPT Hà Huy Tập như sau: 1. Nhiều học sinh chưa xác định mục đích của việc học tập, thiếu nghị lực, kiến thức cơ bản bị hổng nhưng không có ý thức cố gắng để vươn lên. Một số em chăm chỉ nhưng chưa có phương pháp học tập phù hợp nên kết quả học tập chưa 9

Advertisement

This article is from: