Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học chương Cảm ứng điện từ

Page 1

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN

vectorstock.com/10212086

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học chương Cảm ứng điện từ WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


MỤC LỤC

OF FI CI AL

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2

4.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2 5. Giả thiết khoa học ............................................................................................ 2

6.Những đóng góp của đề tài ................................................................................ 2

PHẦN II. NỘI DUNG .......................................................................................... 3 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài ................................................................. 3

ƠN

1.1. Một số vấn đề cơ bản về kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn............... 3 1.2. Thực trạng về việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Vật lí vàothực

NH

tiễn thông qua quá trình dạy học môn Vật lí ở trường phổ thông hiện nay ............ 7 2. Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn thông qua quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông ............................ 11 2.1. Hệ thống kiến thức, kỹ năng trong chương Cảm ứng điện từ liên quan

QU Y

đến thực tiễn ........................................................................................................ 11 2.2. Một số nguyên tắc rèn kỹ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học Vật lí ....................................................................................................... 18 2.3. Quy trình rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn

KÈ M

trong dạy học Vật lí .............................................................................................. 18 2.4. Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn cho học sinh thông qua quá trình dạy học chương Cảm ứng điện từ .............. 19 2.5. Thiết kế giáo án dạy học có sử dụng các biện pháp đã đề xuấtvận dụng

DẠ Y

kiến thức Vật lí vào thực tiễn ............................................................................... 34 2.6. Đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh trong dạy học chương Cảm ứng điện từ, Vật lí 11 ......................................................... 42 3. Thực trạng dạy học chương “Cảm ứng điện từ”trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ........................................................................................................ 43


4. Giải pháp thực hiện. ......................................................................................... 45

OF FI CI AL

5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản

thân, đồng nghiệp và nhà trường. ......................................................................... 45 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................. 49 1. Kết luận ............................................................................................................ 49 2. Đề xuất ............................................................................................................. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 50

DẠ Y

KÈ M

QU Y

NH

ƠN

PHỤ LỤC


OF FI CI AL

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTTH

Bài tập tình huống

DHDA

Dạy học dự án Đối chứng

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

NXBGD

Nhà xuất bản giáo dục

SGK

Sách giáo khoa

ƠN

ĐC

THPT TN

QU Y

VDKT

Phương pháp dạy học

Thực nghiệm

Vận dụng kiến thức

KN VDKT

Kỹ năng vận dụng kiến thức

SN

Bắc Nam

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

KÈ M DẠ Y

Trung học phổ thong

NH

PPDH


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

OF FI CI AL

1. Lí do chọn đề tài

NH

ƠN

Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tế tri thức và khoa học công nghệ, thế kỷ của xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và cạnh tranh quyết liệt. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế này đòi hỏi chúng ta cần có nguồn nhân lực chất lượng cao, năng động sáng tạo, có đủ khả năng cạnh tranh trí tuệ để thích ứng nền kinh tế tri thức. Đứng trước yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một trong những mục tiêu lớn được ngành Giáo dục và Đào tạo đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Hội nghị Trung ương 8 khóa XI cũng đã chỉ rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn”. Điều 24 Luật giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy, mục tiêu của giáo dục ngày nay là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ để phục vụ đất nước. Chính vì lẽ đó rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thứcvào thực tiễn là phù hợp với yêu cầu của nền giáo dục hiện nay.

KÈ M

QU Y

Vật lí là một bộ môn khoa học thực nghiệm, phần lớn các kiến thức vật lí trong chương trình phổ thông gắn liền với các hiện tượng, quá trình trong tự nhiên và đời sống. Những hiện tượng vật lí trong tự nhiên diễn ra vô cùng phong phú và thú vị. Đặc biệt, trong chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11 THPT các hiện tượng gắn liền với thực tiễn đời sống và sản xuất. Do đó nếu HS vận dụng các kiến thức này vào đời sống sản xuất sẽ giải quyết được các vấn đề khoa học, nâng cao hiệu quả sản xuất... Vì vậy, trong dạy học việc rèn luyện và nâng cao cho HS KN VDKT Vật lí để giải quyết một số vấn đề thực tiễn là rất cần thiết và cần đặc biệt quan tâm.

DẠ Y

Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy môn Vật lí ở các trường phổ thông hiện nay, hầu hết các GV chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết cho HS, rèn luyện kĩ năng làm các bài thi. Việc rèn luyện KNVDKT Vật lí vào giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống vẫn chưa được chú trọng. VDKT vào thực tiễn chưa thường xuyên. Vì thế giữa lý thuyết và thực tế là một khoảng cách xa vời. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học chương Cảm ứng điện từ, Vật lí 11 THPT”, với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về tính ưu việt, khả năng vận dụng phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 1


2. Mục đích nghiên cứu

OF FI CI AL

- Xây dựng bộ câu hỏi/ bài tập, bài tập tình huống, dự án dạy học gắn với thực tiễn trong chương Cảm ứng điện từ. - Xác định quy trình rèn luyện KN VDKT Vật lí vào thực tiễn cho HS.

- Đề xuất được một số biện pháp sư phạm để KN VDKT Vật lí vào thực tiễn cho học sinh. 3. Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn trong dạy học chương Cảm ứng điện từ, Vật lí 11. 4. Phương pháp nghiên cứu

- Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Hệ thống lý thuyết và bài tập thực tiễn. Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về lí luận dạy học, PPDH Vật lí, chương trình nội dung SGK, sách giáo viên và các tài liệu khác có liên quan đến đề tài.

NH

5. Giả thuyết khoa học

ƠN

. - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, thăm lớp, dự giờ, trao đổi với GVvà HS. Điều tra, khảo sát thực trạng rèn luyện KNVDKT vào thực tiến trong dạy học Vật lí ở trường THPT. TNSP. Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Nếu xác định được quy trình và sử dụng các PPDH phù hợp thì có thể rèn luyện cho học sinh KN VDKT vào thực tiễn thông qua dạy học chương Cảm ứng điện từ, Vật lí 11.

QU Y

6. Những đóng góp của đề tài

- Xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn chương Cảm ứng điện từ, Vật lí 11. - Đề xuất được các biện pháp phù hợp để rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học chương Cảm ứng điện từ.

KÈ M

- Tổ chức rèn luyện KN VDKT cho học sinh trong quá trình dạy học chương Cảm ứng điện từ.

DẠ Y

- Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá KN VDKT vào thực tiễn của học sinh.

2


1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

OF FI CI AL

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.1. Một số vấn đề cơ bản về kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

1.1.1. Kỹ năng là gì? Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về kỹ năng. Xét về nguồn gốc từ ngữ, kỹ năng có nguồn gốc từ Hán- Việt “kỹ” là khéo léo, “năng” là có thể. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”. Tác giả Trần Trọng Thủy cho rằng: “Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động. Con người nắm được cách thức hành động - tức kỹ thuật của hành động là có kỹ năng”.

ƠN

Trong cuốn “Tâm lý học”, tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Kế Hào, Phan Thị Hạnh Mai cho rằng “Kĩ năng: là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương thức) để giải quyết một nhiệm vụ mới”.

NH

Theo Từ điển tâm lý học tác giả Vũ Dũng (chủ biên):“Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện nhiệm vụ tương ứng”.

QU Y

Từ các khái niệm trên ta có thể hiểu kỹ năng một cách chung nhất:“Kĩ năng là hệ thống các thao tác và cách thức hành động phù hợp để thực hiện có kết quả một hoạt động dựa trên những tri thức lĩnh hội được”. 1.1.2. Khái niệm vận dụng Theo từ điển Tiếng Việt “Vận dụng là đem tri thức lý luận dùng vào thực tiễn”

KÈ M

Cũng theo một số tác giả khác thì vận dụng hiểu là đem những kiến thức đã học được áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể mới nhằm giải quyết vấn đề đặt ra, là khả năng HS sử dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết vấn đề cụ thể nào đó. Benjamin Bloom, một giáo sư của trường Đại học Chicago vào năm 1956 cho rằng: Vận dụng là khả năng sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này sang dạng khác (sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới). Vận dụng là bắt đầu của mức tư duy sáng tạo. Tức là vận dụng những gì đã học vào đời sống hoặc một tình huống mới.

DẠ Y

1.1.3. Khái niệm thực tiễn Trước khi triết học Mác- Lênin ra đời thì đã có một số quan niệm về thực tiễn. Đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa duy vật trước Mác như Điđrô cho rằng thực tiễn là hoạt động thực nghiệm khoa học. Theo triết học duy vật biện chứng “thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử, xã hội của loài người nhằm cải biến thế giới khách quan”. 3


OF FI CI AL

Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2000, trang 974) “Thực tiễn là những hoạt động của con người trước hết là lao động sản xuất, nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội”. Theo triết học duy vật biện chứng thì chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để khẳng định chân lý. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức chân lý. Bởi lẽ chỉ thông qua thực tiễn mới vật chất hoá được tri thức, hiện thực hoá được tư tưởng; thông qua đó mới khẳng định được chân lý và bác bỏ được sai lầm. 1.1.4. Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Từ những khái niệm trên có thể khái quát: Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là khả năng sử dụng các kiến thức đã lĩnh hội để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

NH

ƠN

Trong nhóm kỹ năng nhận thức thì kỹ năng vận dụng là cấp độ cao nhất của tư duy. VDKT vào thực tiễn bao gồm cả việc vận dụng kiến thức đã có để giải quyết các vấn đề thuộc về nhận thức và việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày như làm bài thực hành, làm thí nghiệm, giải thích các hiện tượng tự nhiên... KN VDKT thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành". 1.1.5. Vai trò của rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh

QU Y

1.1.5.1. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là thực hiện nhiệm vụ của dạy học Vật lý

KÈ M

Nhiệm vụ dạy học thể hiện ở 3 mặt: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Ba nhiệm vụ này có mối liên hệ thống nhất hữu cơ và có sự tác động qua lại với nhau. Sự hình thành kĩ năng, kĩ xảo là kết quả của việc nắm tri thức và cũng là điều kiện để nắm tri thức sâu hơn, tiếp tục lĩnh hội những tri thức, kĩ năng mới. Đồng thời nó cũng là điều kiện để hình thành nhân cách vì cần phải có một khối lượng kiến thức và kĩ năng nhất định mới có thể biến nhận thức thành niềm tin lý tưởng và từ đó có năng lực ý chí và hành động đúng.

DẠ Y

Môn Vật lý ở trường phổ thông ngày càng có tầm quan trọng đặc biệt bởi vì các thành tựu Vật lý đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, đời sống... Kiến thức Vật lý phổ thông sẽ là cơ sở để HS xây dựng thế giới quan khoa học, hiểu biết những vấn đề trong thực tiển sản xuất, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, là cơ sở giáo dục hình thành nhân cách. Do đó khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn sẽ tăng khả năng tự học, tự nghiên cứu của HS; thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống. Cho nên việc rèn luyện KNVDKT cho HS là rất phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường hiện nay

4


1.1.5.2. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn vừa giúp học sinh củng cố, nâng cao kiến thức vừa góp phần rèn luyện các kĩ năng học tập và kĩ năng sống

OF FI CI AL

Kiến thức của HS không chỉ được hình thành thông qua những hoạt động học tập tại trường với những nội dung nặng tính lý thuyết mà nó được hình thành thông qua các hoạt động liên quan đến thực hành, thực tiễn. Trong các quá trình đó HS sẽ áp dụng những kiến thức đã được học để giải quyết các vấn đề đặt ra. Khi đó HS sẽ tận dụng tối đa mọi nguồn kiến thức của mình, trong quá trình nghiên cứu, làm việc thì sẽ củng cố lại kiến thức cho các em, làm cho các em tin tưởng hơn về kiến thức mà mình đã được học. Bên cạnh đó, những nảy sinh trong quá trình làm việc thì sẽ làm cho HS bắt buộc phải tự lực, chủ động tìm hiểu, khai thác thêm kiến thức, từ đó tạo điểu kiện nâng cao kiến thức cho HS hơn.

ƠN

Quá trình rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn còn góp phần nâng cao các kĩ năng khác của HS, đó là các kĩ năng học tập và kĩ năng sống. Bởi vì KNVDKT vào thực tiễn là sự tổng hợp nhiều kĩ năng khác nhau như kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành thí nghiệm…Trong quá trình rèn luyện HS không chỉ sử dụng các kiến thức vốn có của mình mà còn phải sử dụng kiến thức của người khác, thông qua các hoạt động nhóm, các hoạt động tập thể, tạo điều kiện cho HS tăng cường khả năng hợp tác với người khác tốt hơn, hình thành các thái độ đúng mực, phù hợp với mọi điều kiện hoàn cảnh.

NH

1.1.5.3. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn thể hiện tính đúng đắn tromg quá trình nhận thức của học sinh

QU Y

Sự phát triển tâm lý nhận thức của con người đi từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp và mang tính kế thừa, tính phủ định rõ rệt. Nhiệm vụ của dạy học không những hình thành cho học sinh những tri thức, khái niệm, những phương thức hoạt động mà phải dạy cho học sinh biết vận dụng các tri thức, kinh nghiệm đã có để giải quyết các vấn đề đặt ra (trong một hoàn cảnh, tình huống cụ thể) một cách phù hợp, thông minh. Quá trình nhận thức của HS diễn ra theo 4 cấp độ:

KÈ M

(1) Tri giác tài liệu là HS dùng các giác quan của mình để tiếp xúc với tài liệu học tập mới nhằm thu thập những tài liệu cảm tính cần thiết. Kiến thức mà học sinh thu nhận được chỉ là những tính chất và dấu hiệu bên ngoài hết sức đơn giản. Cảm giác, tri giác của học sinh ở giai đoạn này càng được nhiều, càng đầy đủ và có tính chọn lọc thì sẽ càng giúp ích được nhiều cho các giai đoạn nhận thức, học tập về sau.

DẠ Y

(2) Thông hiểu tài liệu là quá trình nhận thức đòi hỏi phải thực hiện những thao tác tư duy nhất định như: đối chiếu, phân tích, tìm ra những dấu hiệu bản chất và biết khái quát thành những khái niệm, những phạm trù. Yêu cầu nhận thức ở cấp độ này là học sinh khái quát hoá để hình thành được khái niệm. Đây là quá trình cũng đòi hỏi học sinh phải hoạt động tư duy, tích cực trong nhận thức. (3) Ghi nhớ kiến thức là giai đoạn hiểu kiến thức thấu đáo và đầy đủ hơn. HS không những nắm vững kiến thức mà còn có thể tái hiện nó một cách rành mạch và đúng đắn. Ghi nhớ luôn luôn mang tính chọn lọc, ghi nhớ ý nghĩa, ghi nhớ có chủ định. 5


OF FI CI AL

(4) Luyện tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đây là mức độ cao nhất của tư duy. VDKT vào thực tiễn đòi hỏi tính tích cực rất lớn. Nó là một quá trình thử thách nỗ lực và trình độ ứng dụng của người thực. Đây là giai đoạn đưa kiến thức sách vở thành kiến thức đời sống, là giai đoạn đòi hỏi năng lực chủ quan của người học, đòi hỏi sự suy nghĩ và sáng tạo. 1.1.5.4. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là tiền đề để đào tạo học sinh trở thành những người lao động sáng tạo, năng động Văn bản chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông đã trình bày mục tiêu cấp học theo luật giáo dục quy định: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông, có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” (Điều 27, mục 2, chương II).

QU Y

NH

ƠN

Hiện nay xã hội chúng ta đang trong tình trạng thừa thầy, thiếu thợ. Chúng ta thiếu những kỹ thuật viên, công nhân lành nghề. Vì vậy, trong dạy học rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn cho HS là chúng ta đang từng bước đào tạo ra những người lao động năng động, sáng tạo, thích ứng tốt với công việc. HS sẽ có khả năng thích ứng cao khi đứng trước một vấn đề cần giải quyết, thấy được mỗi nhiệm vụ được đặt ra, tự mình phát hiện vấn đề, tự mình xác định được phương hướng, tìm ra cách giải quyết và cũng tự mình kiểm tra, hoàn thiện kết quả đạt được của bản thân, phát hiện ra được những vấn đề mới, tìm ra hướng đi mới, tạo ra kết quả mới... 1.1.6. Cấu trúc và biểu hiện của kỹ năng vận dụng kiến thức Bảng 1.1 Cấu trúc, biểu hiện và mức độ của KNVDKT Biểu hiện và mức độ HS nhận ra được mẫu thuẫn phát sinh từ vấn đề thực tiễn, phân tích làm rõ nội dung của vấn đề Thiết lập các mối quan hệ giữa kiến thức đã học hoặc kiến thức cần tìm hiểu với vấn đề thực tiễn - HS thu thập, lựa chọn và sắp xếp những nội dung kiến thức liên quan đến vấn đề thực tiễn. - HS điều tra, khảo sát thực địa, làm thí nghiệm, quan sát,… để nghiên cứu sâu vấn đề. Phân tích, đánh giá vấn HS phân tích, đánh giá và phản biện vấn đề, có thể đề diễn đạt vấn đề theo cách hiểu của mình. HS: Giải quyết vấn đề thực - Lập kế hoạch tiễn - Đề xuất các biện pháp

DẠ Y

KÈ M

Cấu trúc Nhận biết vấn đề thực tiễn Xác định các kiến thức liên quan đến vấn đề Tìm tòi, khám phá kiến thức liên quan vấn đề thực tiễn (nếu cần thiết)

6


OF FI CI AL

- Thực hiện các giải pháp để giải quyết vấn đề trong thực tiễn - Đề xuất các ý tưởng mới về vấn đề đó hoặc các vấn đề thực tiễn liên quan. 1.1.7. Các biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Để rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn đòi hỏi HS phải kết hợp nhiều kỹ năng khác nhau, điều này đòi hỏi GV phải kết hợp linh hoạt nhiều PPDH tích cực. Tôi đề xuất các biện pháp rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn như sau: - Sử dụng câu hỏi, bài tập/ bài tập tình huống liên quan tới thực tiễn. - Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực

1.1.7.1. Sử dụng các câu hỏi, bài tập/ bài tập tình huống liên quan đến thực tiễn - Sử dụng bài tập tình huống

ƠN

- Sử dụng các câu hỏi, bài tập liên quan đến thực tiễn 1.1.7.2. Sử dụng phương pháp dạy học dự án Các bước trong dạy học dự án

NH

Bước 1: Chọn đề tài, chia nhóm

Bước 2: Xây dựng đề cương dự án Bước 3: Thực hiện dự án

QU Y

Bước 4: Báo cáo kết quả

Bước 5: Đánh giá dự án, rút kinh nghiệm 1.1.7.3. Sử dụng phương pháp dạy học thực hành Quy trình dạy học thực hành: Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập

KÈ M

Bước 2: Lập kế hoạch làm việc. Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ Bước 4: Báo cáo kết quả Bước 5: Kiểm tra, đánh giá. Bước 6: Tổng kết, rút kinh nghiệm.

DẠ Y

1.2. Thực trạng về việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn thông qua quá trình dạy học môn Vật lí ở trường phổ thông hiện nay

Để đánh giá thực trạng việc rèn luyện KN VDKT Vật lí vào thực tiễn ở trường THPT, tôi tiến hành điều tra 100 học sinh đang theo học ở khối lớp 11THPT. Kết quả như sau: 7


B

Thỉnh thoảng

C

Không bao giờ

OF FI CI AL

Câu hỏi 1: Thầy cô có thường đặt các câu hỏi liên hệ thực tiễn trong qua trình giảng bài mới không? A Thường xuyên 14% 78% 8%

Câu hỏi 2:Thầy cô có thường đưa ra các bài tập sản xuất, các tình huống có vấn đề liên quan đến thực tiễn trong các giờ dạy trên lớp không? A Thường xuyên 7,5% B

Thỉnh thoảng

C

Không bao giờ

60%

32,5%

ƠN

Câu hỏi 3:Thầy cô có thường giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm mối liên hệ giữa kiến thức của bài mới và các vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của các em không? Thường xuyên

5%

B

Thỉnh thoảng

63%

Không bao giờ

32%

NH

A C

B C

QU Y

Câu hỏi 4: Khi lên lớp thầy/cô có thường dành thời gian cho các em đặt ra các vấn đề, các câu hỏi khúc mắc về những gì các em quan sát được trong đời sống không? A Thường xuyên 4,5% Thỉnh thoảng

25%

Không bao giờ

70,5%

KÈ M

Câu hỏi 5:Thầy/cô có dành thời gian để giải đáp những thắc mắc của các em không? A

Thường xuyên

2%

B

Thỉnh thoảng

23%

C

Không bao giờ

75%

DẠ Y

Câu hỏi 6: Các em thường có thói quen liên hệ giữa kiến thức đã lĩnh hội được vào trong đời sống hàng ngày của các em không? A

Thường xuyên

2%

B

Thỉnh thoảng

30%

C

Không bao giờ

68% 8


A

Thường xuyên

B

Thỉnh thoảng

C

Không bao giờ

OF FI CI AL

Câu hỏi 7: Các em có thường tìm ra được những mâu thuẫn giữa những kiến thức lí thuyết học được với những hiện tượng xảy ra trong thực tế không? 2%

30%

68%

Câu hỏi 8:Trong các giờ luyện tập, ôn tập, thầy/cô có thường đưa cho các em các bài tập hoặc các câu hỏi liên hệ với thực tiễn để củng cố kiến thức không? A

Thường xuyên

B

Thỉnh thoảng

C

Không bao giờ

10,5%

49,5% 40%

ƠN

Câu hỏi 9: Trong giờ thực hành các em có thường chú ý quan sát thí nghiệm và tìm ra được sự mâu thuẫn với các kiến thức lý thuyết đã học được không? Thường xuyên

NH

A B C

10%

Thỉnh thoảng

50%

Không bao giờ

40%

A B C

QU Y

Câu hỏi 10:Trong các bài kiểm tra,thầy/cô có thường đưa ra các câu hỏi/bài tập/tình huống có liên quan đến thực tiễn không? Thường xuyên

2%

Thỉnh thoảng

33%

Không bao giờ

65%

KÈ M

Câu hỏi 11: Các em có thích thầy/cô giao nhiệm vụ tìm hiểu các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học không? A

Thích

5%

B

Bình thường

30%

C

Không thích

65%

DẠ Y

Câu hỏi 12: Các em có thích vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn không? A

Thích

83%

B

Bình thường

17%

C

Không thích

0% 9


A

Thích

B

Bình thường

C

Không thích

OF FI CI AL

Câu hỏi 13: Các em có thích tự mình tìm hiểu các ứng dụng của hóa học vào cuộc sống không? 10%

50%

40%

NH

ƠN

Qua kết quả điều tra trên cho thấy trong quá trình giảng dạy các thầy cô thường tập trung vào lĩnh hội kiến thức lý thuyết và kỹ năng cần có để phục vụ cho kiểm tra, cho thi cử mà chưa thực sự quan tâm đến việc rèn luyện KN VDKT thức Vật lí vào thực tiễn cho HS. Cụ thể là trong quá trình hình thành kiến thức mới, thầy/cô chưa thường xuyên đưa ra các câu hỏi, các tình huống có vấn đề gắn liền với thực tiễn để HS áp dụng. Để chuẩn bị cho bài mới, thầy/cô chỉ yêu cầu HS về nhà làm các bài tập trong SGK mà chưa chú ý vào việc giao nhiệm vụ cho các em về nhà tìm hiểu cuộc sống, môi trường xung quanh về các vấn đề có liên quan đến kiến thức trong bài giảng kế tiếp để học sinh có tâm thế vào bài mới một cách hứng thú hơn. Cũng theo đó các thầy/cô dành rất ít thời gian để giải đáp cho các em về những hiện tượng các em quan sát được trong đời sống. Trong các giờ học nói chung, những mâu thuẫn mà các em tìm được trong các tình huống, các vấn đề thường là mâu thuẫn giữa lí luận với lí luận là chính, còn việc liên hệ giữa lí luận và thực tiễn còn hạn chế. Chính vì vậy mà học sinh dù rất thích VDKT vào thực tiễn nhưng vẫn chưa hình thành được thói quen liên hệ giữa những kiến thức lý thuyết học được với thực tế xung quanh các em.

QU Y

Theo tôi, nguyên nhân đầu tiên phải kể đến, là sự quá tải của chương trình. Nội dung kiến thức trong các bài học là quá nhiều so với thời gian của mỗi tiết học. Trong 1 tiết học, làm cho HS hiểu được kiến thức bài học thôi cũng đã là khó khăn, GV không còn đủ thời gian để liên hệ kiến thức mà HS vừa lĩnh hội được với thực tế đời sống, hoặc nếu có liên hệ được thì cũng chỉ dưới hình thức liệt kê tên gọi của các sự vật, hiện tượng mà thôi.

DẠ Y

KÈ M

Nguyên nhân thứ hai là GV chưa có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng, giáo án còn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trọng việc soạn và sử dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, điều này làm cho học sinh khá thụ động trong việc lĩnh hội và VDKT. Bên cạnh đó, nhiều trường hiện nay còn thiếu các tài liệu liên quan đến bài tập và câu hỏi thực tế, thiếu các phương tiện nghe nhìn, thiếu các thông tin dưới dạng băng đĩa hình, thiếu các tài liệu lí luận về đổi mới phương pháp dạy học. Điều đó gây không ít khó khăn cho giáo viên khi xây dựng bài giảng theo ý muốn của mình.

Nguyên nhân thứ ba không thể không nhắc tới là cách kiểm tra đánh giá hiện nay. Theo một số nhà nghiên cứu giáo dục thì quá trình kiểm tra đánh giá ở trường trung học phổ thông hiện nay chỉ quy về điểm số. Nội dung các bài thi và kiểm tra chủ yếu tập trung vào nội dung kiến thức mà chưa có những câu hỏi mang tính vận 10


OF FI CI AL

dụng kiến thức vào thực tiễn. Nội dung mỗi đề thi “tính thực tiễn” vẫn chưa thể hiện rõ nét. Đây chính là nguyên nhân khá rõ để giải thích cho thực trạng nêu trên. Nguyên nhân thứ tư là do học sinh vẫn còn thói quen học vẹt, xem học tập là quá trình ghi nhớ, học thuộc bài. Từ đó, học sinh không rèn được ý thức và thói quen vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày. Giải quyết thực trạng trên là vấn đề khó. Trong đề tài này chúng tôi chỉ xin đưa ra một số giải pháp mang tính đơn lẻ, mong rằng những giải pháp này có thể giúp ích cho chúng ta cải thiện được ít nhiều thực trạng trên 2. Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn thông qua quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông. 2.1. Hệ thống kiến thức, kỹ năng trong chương Cảm ứng điện từ liên quan đến thực tiễn

QU Y

NH

ƠN

Trên cơ sở nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã khai thác và chỉ ra ứng dụng kỹ thuật, những ứng dụng trong đời sống và những hiện tượng trong quá trình tự nhiên liên quan đến kiến thức bài học, cụ thể: 2.1.1 Đinamô xe đạp

Hình 2.1 Điamô xe đạp và cấu tạo của một đinamo xe đạp (bộ phận thường gắn ở sát bánh trước).

KÈ M

-Khi bánh xe quay là rôtô của đinamô áp với bánh xe đạp cũng quay theo, vì thế nam châm gắn với trục bánh xe của đinamô cũng quay theo.Vì thế từ thông xuyên qua lõi thép của ống dây biến thiên (tăng giảm) liên tục, kết quả là trong ống dây (nối kín với bóng đèn) có một dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện. Dòng điện này làm đèn sáng.

DẠ Y

- Nếu không dùng sức quay của bánh xe đạp làm nam châm quay ta có thể dùng sức gió. Khi đó ta có thể làm một cánh quạt để hứng gió, trục quay của quạt gắn với nam châm và đặt nam châm này vào giữa một thỏi thép có quấn cuộn dây, hai đầu cuộn dây nối kín ra ngoài với một bóng đèn. Khi quạt được gió thổi quay thì từ thông qua lõi thép biến thiên là trong ống dây xuất hiện dòng điện cảm ứng làm đèn sáng. 11


OF FI CI AL

2.1.2 Máy phát điện xoay chiều

Hình 2.2 Máy phát điện xoay chiều đơn giản

QU Y

NH

ƠN

Khi cho khung dây quay quanh một trục trong từ trường. Từ thông qua khung dây biến thiên (tăng giảm) liên tục, trong khung dây xuất hiện suất điện động xoay chiều.Ứng dụng sự xuất hiện dòng điện cảm ứng khi các cạnh của khung dây quay cắt các đường sứctừ của nam châm, nên khi nam châm quay trong cuộn dây, điện áp sẽ sinh ra giữa 2 đầu cuộn dây. Suất điện động này sẽ sinh ra một dòng điện xoay chiều khi mạch điện khép kín. 2.1.3. Máy biến thế

Hình 2.3 Máy biến thế

KÈ M

Máy biến thế hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ: Từ trường do dòng điện xoay chiều ở cuộn sơ cấp gây ra từ trường biến thiên trong lõi thép làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trên cuộn thứ cấp. Hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp tỉ lệ với số vòng dây của nó.

DẠ Y

2.1.4. Đèn pin lắc tay ( loại đèn không cần dùng pin)

Hình 2.4 Đèn pin lắc tay 12


OF FI CI AL

Đèn pin này hoạt động theo định luật cảm ứng điện từ Faraday. Khi cầm đèn pin và lắc, nam châm chạy xuyên qua cuộn dây, từ đầu này đến đầu kia và ngược lại. Khi nam châm di chuyển, số lượng đường sức của từ trường đi xuyên qua mặt cắt của cuộn dây thay đổi theo thời gian. Khi đó, dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khép kín: cơ năng chuyển thành điện năng. Cục pin sạc sẽ nạp điện từ cuộn dây để giúp đèn phát sáng. Đèn LED là một loại diode phát sáng giúp tiết kiệm năng lượng. Loại đèn này khá tiện lợi và dễ sử dụng, tuy nhiên ánh sáng của đèn pin lắc thường yếu hơn so với loại đèn pin dùng đèn dây tóc và có dùng pin.

ƠN

2.1.5. Bếp từ (hay bếp điện cảm ứng)

Hình 2.5 Bếp từ

DẠ Y

KÈ M

QU Y

NH

Nung nóng cảm ứng là hiện tượng nhiệt sinh ra trong vật liệu kim loại (chủ yếu là các hợp kim sắt từ) khi có một trường điện từ biến thiên đi qua. Khi đó, trong vật liệu sẽ xuất hiện một dòng điện cảm ứng (dòng Foucault) tương tác với điện trở của kim loại để sinh nhiệt (theo định luật Joule – Lens) –> làm thỏi kim loại nóng dần lên. Bếp này tạo ra, trong khoảng cách vài milimét trên bề mặt bếp, một từ trường biến đổi. Đáy nồi bằng kim loại nằm trong từ trường này sẽ nóng lên, nấu chín thức ăn. Ưu điểm của bếp là tốc độ đun nấu nhanh, do giảm được nhiệt dung (không còn nhiệt dung của bếp, chỉ có nhiệt dung của nồi). Việc điều chỉnh nhiệt độ và các chế độ nấu nướng cũng được thực hiện chính xác và dễ dàng hơn. 2.1.6. Phanh điện từ

Hình 2.6 Phanh điện từ

Ở các bánh xe đều gắn các đĩa kim loại, khi cần giảm tốc độ người ta cho một dòng điện mạnh vào trong các cuộn dây của nam châm điện để tạo nên một từ trường mạnh tác dụng lên bánh xe đang chuyển động. Do tác dụng của dòng Fucô, mọi khối kim loại chuyển động trong từ trường đều chịu tác dụng của lực hãm điện 13


ƠN

OF FI CI AL

từ (theo định luật Len-xơ), sự xuất hiện của dòng Fucô có tác dụng chống lại sự chuyển động của bánh xe và hãm bánh xe lại mà người ta ứng dụng làm các bộ phanh cho xe ô tô, tàu hỏa cao tốc,... Lợi điểm của phương pháp phanh này là phanh không bị hao mòn, giảm chi phí bảo dưỡng, tiết kiệm năng lượng khi phanh. Đồng thời việc điều chỉnh lực giảm tốc cũng có thể được thực hiện chính xác hơn phanh ma sát thông thường. 2.1.7. Đồng hồ đo điện

Hình 2.7 Đồng hồ đo điện

QU Y

NH

Người ta gắn vào một đầu của kim chỉ của cơ cấu đo trong đồng hồ đo điện một đĩa kim loại nhỏ (bằng đồng hoặc nhôm), đặt đĩa này trong từ trường của một nam châm vĩnh cửu. Khi kim chuyển động, đĩa kim loại cũng bị chuyển động theo. Từ thông qua đĩa thay đổi làm xuất hiện trong đĩa những dòng điện Fu-cô. Theo định luật Len-xơ, dòng điện Fu-cô tương tác với từ trường của nam châm gây ra lực chống lại sự chuyển động của đĩa. Kết quả là dao động của kim bị tắt đi nhanh chóng (ứng dụng dòng điện Phucô để làm tắt nhanh dao động của kim đồng hồ)

DẠ Y

KÈ M

Chính vì vậy mà dòng điện Fu-cô đóng vai trò cần thiết đối với công tơ điện. Khi dòng điện qua công tơ làm cho đĩa kim loại quay để đếm điện năng tiêu thụ. Đĩa được đặt giữa hai cực nam châm chữ U nên sẽ sinh ra dòng điện Fu-cô có tác dụng cản trở chuyển động quay, mômen quay cân bằng với mômen cản làm đĩa quay đều. Khi ngừng tiêu thụ điện (ngắt dòng), dòng điện Fu-cô sẽ làm cho đĩa kim loại dừng lại nhanh chóng để khỏi phải đếm thừa điện năng... 2.1.8. Máy dò kim loại

Hình 2.8 Máy dò kim loại 14


OF FI CI AL

Máy dò kim loại hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Máy gồm một cuộn dây phát tín hiệu dưới dạng từ trường biến thiên. Từ trường biến thiên khi gặp vật kim loại sẽ làm xuất hiện ở vật kim loại một dòng điện Fu-cô. Dòng điện Fu-cô này lại gây ra một từ trường cảm ứng biến thiên lên một cuộn dây khác gọi là cuộn nhận tín hiệu. Tín hiệu thu được dưới dạng xung điện cảm ứng. Các cảm biến nhận được tín hiệu này và phát ra báo động.

ƠN

Vì vậy nếu một mảnh kim loại ở gần đó thì khi điện từ trường biến đổi sẽ sinh ra dòng cảm ứng xung quanh nó gây ra, tín hiệu phản hồi được thu vào máy thu, xác định được vị trí kim loại được dò theo cường độ tín hiệu nhận được 2.1.9. Đèn điều khiển giao thông

Hình 2.9 Đèn điều khiển giao thông

NH

Một số đèn giao thông dựa vào ứng dụng của dòng điện Fucô. Đèn lúc nào cũng bật đỏ buộc ôtô dừng lại trước trụ đèn. Cuộn dây chôn dưới mặt đường đóng vai trò như máy dò kim loại, phát hiện ra ôtô đang đỗ nên phát tín hiệu cho hộp điều khiển để đèn xanh được bật. Ôtô đi tiếp.

QU Y

Một số đèn tín hiệu giao thông được điều khiển bằng máy tính. Chúng có thể nhận biết được các phương tiện lưu thông khi các phương tiện này dừng trước vạch kẻ trắng nhờ các cuộn dây cảm biến được chôn lấp bên dưới mặt đường. Đôi khi bạn cũng có thể bắt gặp hình dạng tứ giác của các cuộn cảm biến trên mặt đường

KÈ M

2.1.10. Luyện kim

Hình 2.10 Nung chảy thép

DẠ Y

Hiệu ứng được ứng dụng trong các lò điện cảm ứng, đặc biệt phù hợp với nấu chảy kim loại trong chân không để tránh tác dụng hóa học của không khí xung quanh. Người ta đặt kim loại vào trong lò và rút không khí bên trong ra. Xung quanh lò quấn dây điện. Cho dòng điện xoay chiều có tần số cao chạy qua cuộn dây đó. Dòng điện này sẽ tạo ra trong lò một từ trường biến đổi nhanh, làm xuất hiện dòng điện Phucô mạnh và tỏa ra nhiệt lượng rất lớn đủ để nấu chảy kim loại. 15


NH

ƠN

Hình 2.11Loa

OF FI CI AL

2.1.11. Loa

Hình 2.12 Nguyên tắc hoạt động loa

QU Y

Nam châm tròn và lõi thép tạo ra một khe từ có từ trường xuyên tâm. Cuộn dây được đặt trong khe từ này và gắn với màng loa. Màng loa có các nếp gấp để cả màng loa và cuộn dây có thể chuyển động vào ra dọc khe từ một cách dễ dàng.

KÈ M

Tín hiệu âm thanh sau khi biến điệu thành tín hiệu điện được đưa vào cuộn dây của loa. Đây là tín hiệu điện có chiều thay đổi, do đó lực từ tác dụng lên cuộn dây cũng thay đổi theo. Cuộn dây chuyển động vào ra dọc khe từ và kéo theo màng loa cũng dao động theo. Dao động của màng loa làm nén giãn miền không khí xung quanh tạo nên âm thanh. Âm thanh phát ra ở loa giống như âm thanh đã biến điệu thành tín hiệu điện đưa vào cuộn dây.

DẠ Y

2.1.12. Micro

Hình 2.13 Micrô 16


OF FI CI AL

Sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ khi cho một dây dẫn dao động trong trường từ, sinh ra suất điện động cảm ứng trên dây dẫn. Trong micro điện động các dao động âm cưỡng bức dây dẫn dao động với vận tốc v (cùng với dao động âm) sẽ sinh ra suất điện động âm tần cảm ứng. Khi sóng âm thanh từ bền ngoài vào sẽ làm màng rung sẽ rung theo đáp tần của âm thanh và cuộn dây cũng rung động theo. Sự rung động của cuộn dây dưới tác dụng của từ trường nam châm sẽ sinh ra dòng điện xoay chiều và theo dây dẫn ra đầu âm ly tại đó được khuếch đại lên bởi ampli và Mixer. 2.1.13. Nung nóng kim loại bằng dòng điện cao tần

ƠN

Hình 2.14 Đốt nóng kim loại bằng dòng tự cảm

KÈ M

QU Y

2.1.14.Tự làm máy phát điện

NH

Một ống dây hình trụ được nối với nguồn điện xoay chiều tần số cao. Một thanh kim loại đặt giữa ống hình trụ. Khi đặt thanh kim loại trong từ trường biến thiên của ống dây sẽ sinh ra dòng điện Fu- cô làm thanh kim loại bị đốt nóng (nghiên cứu tác dụng nhiệt của dòng điện Fu-cô)

Hình 2.15 Tự làm máy phát điện

Một đoạn clip giới thiệu cho HS cách làm máy phát điện từ động cơ, máy phát điện hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và biết cách làm máy phát điện.

DẠ Y

2.1.15.Nam châm trong máy phát điện đơn giản

Hình 2.16 Nam châm trong máy phát điện 17


QU Y

NH

ƠN

OF FI CI AL

Hai ống dây đươc gắn cố định với hai đèn LED, hai nam châm quay làm bóng đèn LED sáng lên, video clip giúp HS biết được khi nam châm chuyển động trong từ trường thì sinh ra một dòng điện cảm ứng làm bóng đèn LED sáng lên. HS biết cách chế tạo máy phát điện đơn giản 2.2. Một số nguyên tắc rèn kỹ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học Vật lí Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và tham khảo một số tài liệu chúng tôi đề xuất 5 nguyên tắc rèn kỹ năng vận dụng kiến thức cho HS THPT như sau: Nguyên tắc 1: Phải đảm bảo rèn luyện kỹ năng vận dụng những hiểu biết vào việc giải quyết những vấn về thực tiễn của cuộc sống liên quan tới bộ môn Vật lí kết hợp với việc rèn luyện một số kỹ năng khác như: kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng độc lập, sáng tạo... Nguyên tắc 2: Phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục phổ thông môn Vật lí, mục tiêu của chương trình theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính khoa học chính xác của các kiến thức kĩ năng Vật lí Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính sư phạm dựa trên các yếu tố cơ sở về tâm lý, cơ sở lý luận giáo dục, cơ sở lý luận dạy theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực. Nguyên tắc 5: Chú ý khai thác đặc thù bộ môn Vật lí. 2.3. Quy trình rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn trong dạy học Vật lí Qua nghiên cứu về qui trình rèn luyện kĩ năng của các tác giả là các nhà lí luận dạy học trong và ngoài nước, đồng thời qua thực tiển dạy học Vật lí ở trường phổ thông, tôi cho rằng qui trình rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn cho HS gồm các bước cơ bản như sau:

KÈ M

Bước 1: GV giới thiệu ý nghĩa, bản chất, yêu cầu của kĩ năng VDKT vào thực tiễn Bước 2: GV làm mẫu, HS quan sát

DẠ Y

Bước 3: Tổ chức các hoạt động để HS thực hiện kĩ năng VDKT vào thực tiễn

Bước 4: HS thảo luận toàn lớp, thực hiện kĩ năng VDKT vào thực tiễn Hình Quikết trình rènchính luyệnxác kĩ năng VDKT vàođánh thựcgiá tiễnkĩ Bước2.1. 5: GV luận, hoá kiến thức, năng đã rèn luyện. HS tự lực làm lại và hoàn thiện kĩ năng 18


OF FI CI AL

Bước 1: GV giới thiệu ý nghĩa, bản chất, yêu cầu của kĩ năng VDKT vào thực tiễn. VDKT là hình thức cao nhất của tư duy. Khi kiến thức được vận dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn tức là tri thức đã được kiểm nghiệm thông qua đó người học đã lĩnh hội được kiến thức. Bước 2: GV làm mẫu, HS theo dõi và quan sát bài tập do giáo viên biểu diễn. Tiền đề đã cho sẵn (thường là các dữ kiện của câu hỏi, bài tập) hoặc tiền đề ẩn nhưng đây là phần kiến thức HS đã được học, sau đó các kiến thức sẽ được sử dụng để giải quyết vấn đề.

ƠN

Bước 3: Tổ chức các hoạt động để HS thực hiện kĩ năng VDKT vào thực tiễn. GV chuẩn bị các hoạt động tổ chức cho HS vận dụng kiến thức đã có vận dụng để giải quyết vấn đề đó. Khi rèn luyện cho HS, GV phải nâng dần mức độ từ dễ đến khó và khi HS đã thành thạo thì rút ngắn thời gian làm bài. Bước tổ chức hoạt động cần sự hỗ trợ của tranh ảnh, thí nghiệm, máy tính, máy chiếu hay phiếu học tập... Tuỳ theo vấn đề đơn giản hay phức tạp, tuỳ theo thời gian tiết học và quy mô lớp học mà GV có thể tổ chức HS làm việc theo từng cá nhân hay từng nhóm.

NH

Bước 4: HS thảo luận toàn lớp, thực hiện kĩ năng vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề thực tiễn. Cả lớp tập trung lại để giải quyết câu hỏi, bài tập, tình huống đã nêu. Ở đây, các cá nhân hoặc đại diện của các nhóm đưa ra những kết quả, ý kiến, giải pháp, các lập luận của nhóm mình và các lập luận để chống lại các ý kiến trái ngược. Và trong quá trình tổ chức thảo luận để bảo đảm thời gian, mục tiêu dạy học thì trong thảo luận GV cần chuẩn bị và có thể nêu ra các câu hỏi hướng dẫn hoặc cung cấp thêm thông tin hỗ trợ để HS thảo luận thành công.

QU Y

Bước 5: Kết luận, chính xác hóa kiến thức, hoàn thiện kỹ năng. Trong quá trình thảo luận giáo viên cần phải ghi chép tóm tắt những kết quả đạt được từ đó để giúp HS tổng kết, nhận xét và chính xác hoá kiến thức.

KÈ M

Khi rèn luyện kĩ năng chúng ta phải tuân thủ 5 bước nói trên, sản phẩm của bước trước là điều kiện cho bước tiếp theo thực hiện. Khi HS đã thành thạo thì có thể bỏ qua bước 1 và 2. GV có thể sử dụng qui trình trên với nhiều mức độ: GV định hướng, GV - HS cùng thực hiện (khi HS chưa có kĩ năng, kĩ năng còn yếu) → GV định hướng, HS tự thực hiện (đã được rèn luyện về kĩ năng) → HS tự định hướng, HS tự thực hiện (đã thành thạo về kĩ năng). 2.4. Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn cho học sinh thông qua quá trình dạy học chương Cảm ứng điện từ

DẠ Y

2.4.1. Biện pháp 1: Thiết kế các bài tập để rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS chương “Cảm ứng điện từ”

Câu 1. Một khung dây dẫn kín đặt song song với các đường cảm ứng từ trong từ trường đều thì có từ thông qua khung dây đó không ? Giải thích tại sao? 19


OF FI CI AL

Câu 2. Đặt một cuộn dây kín vuông góc với các đường cảm ứng từ trong từ trường đều, dùng tay bóp méo cuộn dây. Hỏi trong thời gian cuộn dây bị bóp méo có xuất hiện dòng điện cảm ứng không? Giải thích? Câu 3. Tại sao khi cho nam châm di chuyển tương đối với vòng dây thì kim điện kế lại bị lệch? Khi kim điện kế lệch đi chứng tỏ trong mạch có dòng điện, vậy tại sao lúc đó lại xuất hiện dòng điện? Câu 4. Cho hai cuộn dây: Một cuộn dây để hở, một cuộn dây được nối kín mạch điện (hình vẽ). Nếu hai nam châm cùng rơi qua hai cuộn dây tại thời điểm ban đầu, thì kết quả sẽ như thế nào ? Giải thích? NC đi qua mạch kín chậmhơn.

B.

NC đi qua mạch hở chậmhơn.

C.

NC đi qua hai mạch nhưnhau.

D.

NC đi qua mạch kín nhanhhơn.

ƠN

A.

NH

Câu 5. Một thanh kim loại chuyển động cắt ngang đường cảm ứng của một từ trường thì giữa hai đầu thanh có một hiệu điện thế. Cũng như vậy khi một máy bay bay ngang thì giữa hai đầu cánh máy bay ngang thì giữa hai đầu cánh máy bay phải có một hiệu điện thế. Nếu tưởng tượng nối hai đầu cánh máy bay với một vôn kế nhạy thì vôn kế chỉ bao nhiêu? Hãy giải thích?

QU Y

Câu 6. Nếu trong một từ trường, một dây dẫn chuyển động cắt các đường sức thì trong dây dẫn có một suất điện động cảm ứng. Một học sinh đã chập đôi hai dây dẫn rồi mắc với một điện kế. Dây chuyển động cắt các đường sức từ tuy nhiên kim điện kế vẫn chỉ số 0. Giải thích vì sao? Câu 7. Khi làm cho hai dây dẫn có dòng điện đang ở trạng thái đẩy nhau, được gần nhau hơn, thì thế năng của hệ tăng lên. Nhưng năng lượng “hao phí’’, khi làm cho hai dây dẫn lại gần nhau, (hai dây dẫn mà trong đó có những dòng điện ngược chiều chạy qua) đã biến mất đi đâu?

KÈ M

Câu 8. Một trong những phương pháp nấu chảy kim loại được thực hiện như sau: cho kim loại vào trong lò, lò được đặt bên trong một ống dây điện. Khi cho dòng điện xoay chiều (dòng điện có chiều và cường độ thay đổi chạy trong ống dây), dòng điện này có thể làm nóng chảy kim loại trong lò. Có phải phương pháp này ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện không? Cái gì đã làm cho kim loại nóng chảy?

DẠ Y

Câu 9. Về mặt kỹ thuật, tại sao khi chế tạo lõi thép của phần cảm và phần ứng, người ta phải dùng nhiều mảnh lá thép kỹ thuật điện mỏng ghép cách điện với nhau? Hãy giải thích? Câu 10. Giải thích nguyên nhân làm hư bóng đèn khi bật/tắt công tắc điện liên tục? 20


Cuộn Nam châm

Vỏ kim

OF FI CI AL

Câu 11. Trên hình trên là cấu tạo của một đinamô dùng xe đạp (bộ phận thường gắn ở sát bánh trước, nếu áp bánh xe của nó vào lốp xe đang quay, nó làm cho bóng đèn sáng). Hãy dùng kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ, giải thích: Vì sao khi xe đang chuyển động, nếu áp bánh xe của đinamô vào lốp xe thì bóng đèn gắn phía trước xe lại có thể sáng được?

Lõi thép

Bánh xe

Câu 12. Giải thích nguyên tắc hoạt động của phanh điện từ ở xe tải, công tơ điện dùng trong gia đình?

ƠN

Câu 13. Với tình hình giá gas ngày một cao, bếp từ đang dần chiếm lĩnh thị phần bếp nấu tại các đô thị lớn tại Việt Nam, được các vợ chồng trẻ hay các bạn sinh viên ưa thích. Một loại bếp nấu cung cấp nhiệt cao, nhiệt lượng tiêu hao ít … rút ngắn thời gian nấu nướng, dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích nguyên lí hoạt động của bếp này?

QU Y

NH

Câu 14. Trong việc xây dựng, sữa chữa, nâng cấp đường xá, cầu cống, nhà cửa…các khối kim loại được gia cố trong các khối bê tông, bom mìn còn sót hay các đường ống bên trong lòng đất.. sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc xây dựng, sữa chữa các công trình. Vấn đề đặt ra là cần phải dùng thiết bị gì để khắc phục được khó khăn, tạo thuận lợi khi thi công các công trình? Dựa vào kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ đã học em hãy giải thích nguyên lí hoạt động của thiết bị này?

KÈ M

Câu 15: Một trong những phương pháp nấu chảy kim loại được thực hiện như sau: Cho kim loại vào trong lò, lò được đặt bên trong một ống dây điện. Khi cho dòng điện xoay chiều (dòng điện có chiều và cường độ thay đổi chạy trong ống dây), dòng điện này có thể làm nóng chảy kim loại trong lò. Có phải phương pháp này ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện không? Cái gì đã làm cho kim loại nóng chảy?

DẠ Y

Câu 16: Trong việc xây dựng, sửa chữa, nâng cấp đường xá, cầu cống, nhà cửa…các khối kim loại được gia cố trong các khối bê tông, bom mìn còn sót hay các đường ống bên trong lòng đất… sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc xây dựng, sửa chữa các công trình. Vấn đề đặt ra là làm sao khắc phục được khó khăn, tạo thuận lợi khi thi công các công trình?

Câu 17: Một chiếc ôtô có ăng-ten vô tuyến dài 1m đi với vận tốc 100km/h ở vị trí có từ trường ngang của Trái đất 5,5.10-5(T). Suất điện động tối đa có thể gây ra trong ang-ten do chuyển động này là bao nhiêu? 21


OF FI CI AL

Câu 18: Máy bay phản lực bay ngang với vận tốc 1800km/h. Khoảng cách hai đầu mút hai cánh máy bay bằng 30m. Thành phần thẳng đứng của từ trường Trái Đất là 25.10-6T. Tính suất điện động cảm ứng tạo ra trên hai cánh máy bay?

ƠN

Câu 19: Ứng dụng nào say đây không liên quan đến dòng điện Fu- cô?

NH

2.4.2. Biện pháp 2. Thiết kế bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương “Cảm ứng điện từ”

QU Y

Bài tập tình huống 1: Tình hình giao thông trong nước cũng như trên thế giới hiện nay rất phức tạp với số lượng phương tiện tham gia giao thông rất đáng kể và tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên, gần đây là tai nạn thảm khốc trên đèo Prenn (Đà Lạt, Lâm Đồng), trong đó có nguyên nhân là phương tiện giao thông bị hư phanh. Nếu là một chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, em hãy giải thích nguyên nhân trên để hạn chế tai nạn giao thông?

DẠ Y

KÈ M

Bài tập tình huống 2: Một hôm, mẹ và Lan đi siêu thị đi ngang qua gian hàng trưng bày các loại bếp. Nhân viên tiếp thị giới thiệu về sản phẩm bếp từ với hình dáng, mẫu mã rất sang trọng, an toàn hơn các bếp ga. Mẹ Lan thắc mắc vì sao bếp từ lại an toàn hơn các loại bếp khác.

Nếu em là Lan, em hãy vận dụng những kiến thức đã học để giải thích cho mẹ biết. 22


Bài tập tình huống 3: Đọc mẫu thông tin sau:

OF FI CI AL

Dùng điện nhưng đĩa đồng hồ không quay? Trình bày tại toà, đại diện Điện lực Long Khánh nói hôm đó nhóm công tác kẹp ampe kế vào đường dây điện sau công tơ (có sự chứng kiến của gia đình bà B) để kiểm tra tải khách hàng sử dụng. Tại thời điểm này, cường độ dòng điện đo được là 5,2A nhưng đĩa công tơ gần như không quay, bị khựng và giật do có lực từ của khối kim loại tác động. Điều này xác định hành vi đặt nam châm có từ trường mạnh tác động vào công tơ điện nên có hiện tượng xảy ra như trên.

Với kiến thức đã học, em hãy cho biếtvì sao khi đặt nam châm lên công tơ điện thì đĩa không quay?

ƠN

Bài tập tình huống 5: GV đưa ra hai trường hợp khi xạc pin điện thoại: Trường hợp 1: Cắm củ sạc vào ổ điện trước rồi mới cắm dây sạc vào điện thoại. Trường hợp 2: Cắm dây sạc vào điện thoại trước, sau đó mới cắm củ sạc vào ổ điện. Theo em trường hợp nào tránh làm hỏng điện thoại? Giải thích?

QU Y

NH

Bài tập tình huống 6: Vào mùa mưa bão thường xuyên xảy ra các hiện tượng sấm sét, vì vậy nguy cơ gây nguy hiển cho tính mạng con người và những thiệt hại về tài sản do sét đánh là rất cao. Mức độ thiệt hại về tài sản do sét đánh là rất cao. Mức độ thiệt hại tuỳ thuộc vào dòng điện sinh ra mạnh hay yếu, vị trí gần hay ra nơi bị sét đánh. Đa số các trường hợp đồ gia dụng bị hư hỏng do sét lan truyền từ đường dây điện hơn là sét đánh trực tiếp. Theo em, tại sao ở gần nơi sét đánh người ta thường thấy cầu chì bị cháy?

KÈ M

Bài tập tình huống 7: Đi học về, Tùng thấy bố đang thay bóng đèn và có nhắc nhở hai anh em Tùng không được bật/tắt công tắc điện liên tục.

DẠ Y

Em hãy giải thích giúp Tùng nguyên nhân làm hư bóng đèn khi bật tắt công tắc điện liêntục? Bài tập tình huống 8: Cho HS quan sát thí nghiệm về chuyển động của 2 tấm kim loại kích thước giống nhau nhưng có một tấm khoét rãnh trong từ trường, cắt các đường sức từ

23


a. Dự đoán hiện tượng xảy ra?

OF FI CI AL

b. Hãy quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét về thời gian chuyển động của hai tấm kim loại trong hai trường hợp và giải thích? c. Hãy quan sát các lõi của máy điệnvà các động cơ điện cụ thể như quạt điện, máy bơm nước, máy biến áp... hãy cho biết đặc điểm chung về cấu tạo của lõi? Giải thích?

ƠN

Bài tập tình huống 9: Quan sát hình ảnh phanh điện từ trên tàu, xe

NH

Tìm hiểu về hệ thống phanh điện từ trên xe ôtô, tàu hoả, xe máy và nêu tên chi tiết cấu tạo của hệ thống phanh điện từ. Từ đó hãy cho biết nguyên tắc hoạt động của phanh điện từ và bộ phận quan trọng nhất của phanh điện từ là gì?

DẠ Y

KÈ M

QU Y

Bài tập tình huống 10: Hãy đề xuất thiết kế sản phẩm đơn giản để làm giảm tốc độ chuyển động của động cơ, từ đó nêu được giải pháp để khắc phục những sự cố khi sản phẩm hoạt động? * Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho HSKN VDKT vào thực tiễn trong dạy học chương “Cảm ứng điện từ”- Vật lí 11 Căn cứ vào quy trình rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn hình đã đề xuất ở Ví dụ minh họa sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện VDKT vào thực tiễn * Bước 1: GV giới thiệu ý nghĩa, bản chất, yêu cầu của kĩ năng VDKT vào thực tiễn: VDKT vào thực tiễn sẽ giúp các em áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Không những thế khi có KN VDKT vào thực tiễn HS sẽ là cơ sở để phát triển các năng lực như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác… * Bước 2: GV làm mẫu thông qua giải bài tập tình huống sau: Bài tập tình huống: Cho HS quan sát thí nghiệm về chuyển động của 2 tấm kim loại kích thước giống nhau nhưng có một tấm khoét rãnh trong từ trường, cắt các đường sức từ. a. Dự đoán hiện tượng xảy ra? b. Hãy quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét về thời gian chuyển động của hai tấm kim loại trong hai trường hợp và giải thích? c. Hãy quan sát các lõi của máy điệnvà các động cơ điện cụ thể như quạt điện, máy bơm nước, máy biến áp...hãy cho biết đặc điểm chung về cấu tạo của lõi? Giải thích? 24


Với kiến thức đã biết (tiền đề):

OF FI CI AL

+ Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong mạch kín khi từ thông qua mạch biến thiên. + Dòng điện Fu-cô là dòng điện cảm ứng xuât hiện trong khối vật dẫn khi khối này chuyển động trong một từ trường hoặc đặt trong một từ trường biến thiên theo thời gian. Kết luận:

+ Chuyển động tấm kim loại xẻ rãnh dừng lại lâu hơn vì điện trở lớn làm giảm cường độ dòng điện nên tác dụng làm hãm chuyển động của dòng điện Fu-cô giảm, vì vậy tấm kim loại xẻ rãnh dừng lại lâu hơn.

ƠN

+ Lõi của máy biến thế gồm những lá thép mỏng ghép sát nhau và cách điện với nhau. Làm như vậy điện trở của lõi biến thế đối với dòng Fu-cô tăng lên, do đó cường độ dòng điện Fu-cô giảm. Vì vậy tác dụng có hại của dòng Fu-cô cũng giảm. * Bước 3: Để rèn luyện kĩ năng VDKT vào thực tiễn, cho HS làm bài tập tình huống sau đây:

QU Y

NH

Bài tập tình huống: Quan sát hình ảnh phanh điện từ trên tàu, xe

KÈ M

+ Tìm hiểu về hệ thống phanh điện từ trên xe ôtô, tàu hoả, xe máy và nêu tên chi tiết cấu tạo của hệ thống phanh điện từ. Từ đó hãy cho biết nguyên tắc hoạt động của phanh điện từ và bộ phận quan trọng nhất của phanh điện từ là gì? + Hãy đề xuất thiết kế sản phẩm đơn giản để làm giảm tốc độ chuyển động của động cơ, từ đó nêu được giải pháp để khắc phục những sự cố khi sản phẩm hoạt động? * Bước 4: HS thảo luận toàn lớp, thực hiện kĩ năng VDKT vào thực tiễn :

DẠ Y

+ GV có thể sử dụng các câu hỏi gợi ý như sau để giúp HS thảo luận có hiệu quả. - Tính chất và công dụng của dòng điện Fu-cô. - Cách làm giảm tác hại của dòng điện Fu-cô.

+ HS đại diện của các nhóm phát biểu và tranh luận.

25


* Bước 5: Kết luận, chính xác hóa kiến thức.

Vận dụng kiến thức về dòng điện Fu-cô

OF FI CI AL

Sau khi HS nghiên cứu, trao đổi để giải bài tập tình huống, chúng tôi tổ chức phân tích và thảo luận toàn lớp về tiền đề xuất phát, lập luận và kết luận. + Do tác dụng của dòng Fucô, mọi khối kim loại chuyển động trong từ trường đều chịu tác dụng của lực hãm điện từ. Tính chất này được ứng dụng trong các bộ phanh điện từ của xe tải, tàu hoả cao tốc… + Dòng điện Fu-cô gây ra hiệu ứng toả nhiệt Jun- Lenxơ Kết luận:

+ Cấu tạo hệ thống phanh điện từ trên ô tô:Cấu tạo của phanh điện từ gồm 2 cánh Turbine (Roto) và một bộ Stato. Roto được lắp nối với trục các đăng

Đầu chụp hộp số Khung lắp ghép Giá đỡ Cánh quay trước và sau Trục các dăng Cảm biến tốc độ Cụm Stato (cuộn dây)

NH

1. 2. 3. 4. 5. 6. 7.

ƠN

Về cấu tạo cụ thể của hệ thống phanh điện từ sẽ gồm các bộ phận sau:

QU Y

+ Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh điên từ:

KÈ M

Phanh điện từ hoạt động theo nguyên tắc cảm ứng điện từ. Khi ta đưa dòng điện vào cuộn cảm lúc này sẽ sinh ra lực điện từ trong Roto và làm Roto hoạt động. Nếu chuyển động của Roto ngược hướng với bánh xe thì vô tình làm giảm tốc độ bánh xe và từ đó tiến hành phanh ô tô lại. + Ý tưởng thiết kế phanh điện từ: cấu tạo của phanh điện từ gồm có một đĩa nhôm có bề dày, nam châm điện, trục quay bằng thép, một động cơ điện một chiều có công suất 370W để tạo chuyển động cho đĩa nhôm.

DẠ Y

Sản phẩm hoạt động theo nguyên lý: Động cơ làm quay đĩa nhôm ở tốc độ cao, khi đó khi bóp phanh làm cho các rơle điện từ được đóng lại và cấp điện cho các nam châm điện tạo ra từ trường mạnh có đường sức từ xuyên qua đĩa nhôm. Đĩa nhôm quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ nên trong đĩa nhôm xuất hiện dòng điện Fu-cô, dòng điện này lại sinh ra từ trường chống lại chiều quay của đĩa nhôm làm giảm tốc đọ của đĩa nhôm lại đến khi dừng hẳn. 26


OF FI CI AL

Phanh điện từ có thể ứng dụng trong việc chế tạo phanh hãm của ô tô, xe máy và các động cơ máy lớn nhằm làm giảm việc hỏng hóc các chi tiết máy quan trọng. Giải pháp khắc phục: Hạn chế sự toả nhiệt làm nóng các thiết bị bằng cách lắp thêm bộ tản nhiệt. 2.4.3. Biện pháp 3: Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án để rèn kĩ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn thông qua dạy học chương “Cảm ứng điện từ”

ƠN

Trong thực tế để triển khai dạy học theo phương pháp dạy học dự án một cách hiệu quả cần phải có đầy đủ các điều kiện về mặt thời gian, cơ sở vật chất, trình độ nhận thức chung của học sinh nơi tiến hành dự án... Trong giới hạn của đề tài này, tôi chỉ thực hiện những dự án nhỏ với nội dung chỉ trong một phần hay một bài học. Tôi lựa chọn những phần và bài học có nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn để sản phẩm dự án trở nên phong phú hơn, kích thích được sự hứng thú và tích cực của HS. Sau đây tôi xin được trình bày một vài dự án mà tôi đã tiến hành. Dự án: “Tìm hiểu: Máy xay sinh tố”.

NH

a. Kế hoạch bài dạy * Mục tiêu

- Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của máy xay sinh tố. - Tạo môi trường học tập theo nhóm cho HS: phân nhóm, phân vai, phân việc, thảo luận, cùng hoàn thành sản phẩm.

QU Y

- Hình thành thói quen làm việc có kế hoạch, tổ chức cho HS. - Rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn, rèn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin qua nhiều nguồn: sách, báo, đặc biệt qua internet. - Rèn kỹ năng trình bày sản phẩm dưới nhiều hình thức: thuyết trình, phỏng vấn, trình chiếu.

KÈ M

- Rèn kỹ năng lắng nghe và chia sẻ kinh nghiệm với bạn

- Phát triển các năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức… * Đối tượng: Học sinh khối 11 * Thời gian: Lên kế hoạch và triển khai dự án trong vòng 1 tuần sau đó công

bố sản phẩm trong 1 tiết học.

DẠ Y

* Phương pháp - Làm việc theo nhóm - Phương pháp tự nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tế - Phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin - Phương pháp trình bày 27


 Nội dung dự án:

OF FI CI AL

Tìm hiểu về Tên dự án: Tìm hiểu: Máy xay sinh tố. b. Để hoàn thiện đầy đủ dự án thì HS phải giải quyết được các vấn đề sau: - Nguyên tắc hoạt động, cấu tạo của máy xay sinh tố.

- Tìm hiểu các loại máy xay sinh tố trên thị trường hiện nay.

- Tìm hiểu sơ đồ mạch điện của máy xay sinh tố hiệu Philip.

- Nêu những lỗi hỏng chủ yếu của máy xay sinh tố và nêu các biện pháp khắc phục. - Cách sử dụng, vệ sinh và bảo quản máy xay sinh tố. c. Quy trình thực hiện

- Chia nhóm: Tùy vào sĩ số cụ thể của mỗi lớp mà GV chia nhóm cho phù hợp. Việc chia nhóm có thể do HS tự chia hoặc do chia nhóm ngẫu nhiên.

ƠN

- Lựa chọn tên dự án: Tìm hiểu máy xay sinh tố. - Nhiệm vụ của GV

+ Gợi ý cho từng nhóm cách làm việc

NH

+ Nói rõ cho HS về nhiệm vụ của từng chuyên gia + Gợi ý cho HS cách phân công công việc có thể theo các chủ đề nhỏ hoặc theo vai trò của từng chuyên gia. + Gợi ý cách hoạt có thể cùng hoạt động, nhóm trình bày và nhóm giải pháp.

QU Y

(Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra công việc của học sinh trong thời gian học sinh xây dựng dự án; Giáo viên có thể hỗ trợ, cung cấp cho học sinh các mã nguồn tài liệu ) - Nhiệm vụ của HS CHỦ ĐỀ

KÈ M

Tìm hiểu các loại máy xay sinh - Nguyên tắc hoạt động, cấu tạo của máy xay tố, cấu tạo và nguyên tắc hoạt sinh tố. động - Tìm hiểu các loại máy xay sinh tố trên thị trường hiện nay. - Tìm hiểu sơ đồ mạch điện của máy xay sinh tố hiệu Philip - Nêu những lỗi hỏng chủ yếu của máy xay sinh tố và nêu các biện pháp khắc phục. Cách sử dụng máy xay sinh tố - Cách sử dụng, vệ sinh và bảo quản máy xay sinh tố.

DẠ Y

1

NỘI DUNG TÌM HIỂU

2

28


- Kế hoạch thực thiện

- Hoạt động nhóm, chia sẻ các ý tưởng. - Cùng GV thống nhất các tiểu chuyên đề : + Tìm hiểu các loại máy xay sinh tố trên thị trường. + Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy xay sinh tố + Tìm hiểu về sơ đồ của máy xay sinh tố hiệu philip. +Nêu những lỗi hỏng chủ yếu của máy xay sinh tố và nêu các biện pháp khắc phục.. + Cách sử dụng, vệ sinh và bảo quản máy xay sinh tố.

QU Y

NH

ƠN

Xây dựng các tiểu - Tổ chức cho HS phát chuyên đề/ ý triển ý tưởng, hình thành tưởng các tiểu chuyên đề. - Thống nhất ý tưởng và lựa chọn các tiểu chuyên đề

OF FI CI AL

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1. Lập kế hoạch ( Thực hiện trên lớp) Nêu tên dự án Nêu vấn đề thực tế: Hiện Nhận biết chuyên đề dự án nay máy xay sinh tố rất tiện dụng trong công việc chế biến món ăn hàng ngày của gia đình. Bạn có thể dùng để chế biến những ly sinh tố mát lạnh, xay nhuyễn thực phẩm….

DẠ Y

KÈ M

Lập kế hoạch - Yêu cầu HS nêu các thực hiện dự án nhiệm vụ cần thực hiện của dự án. - GV gợi ý bằng các câu hỏi về nội dung cần thực hiện.

- Căn cứ vào chuyên đề học tập và gợi ý của giáo viên, học sinh nêu ra các nhiệm vụ phải thực hiện. - Thảo luận và lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ (nhiệm vụ, người thực hiện, thời lượng, phương pháp, phương tiện, sản phẩm) + Thu thập thông tin + Điều tra, khảo sát hiện trạng (nếu có thể) + Thảo luận nhóm để xử lý thông tin. + Viết báo cáo. 29


NH

ƠN

OF FI CI AL

Bước 2 : Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (1 tuần) Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp. - Thu thập thông - Theo dõi, hướng dẫn, - Thực hiện nhiệm vụ theo kế tin. giúp đỡ các nhóm (xây hoạch. - Điều tra, khảo dựng câu hỏi trong phiếu - Từng nhóm phân tích kết quả sát hiện trạng. điều tra, cách thu thập thu thập được và trao đổi về - Thảo luận nhóm thông tin, kĩ năng giao cách trình bày sản phẩm. để xử lý thông tin tiếp…) - Xây dựng và báo cáo sản và lập dàn ý báo - Theo dõi, giúp đỡ các phẩm của nhóm. cáo. nhóm (xử lí thông tin, cách - Hoàn thành báo trình bày sản phẩm của các cáo của nhóm. nhóm) Bước 3 : Báo cáo kết quả Báo cáo kết quả - Tổ chức cho các nhóm - Các nhóm báo cáo kết quả. báo cáo kết quả và phản - Trình chiếu Powerpoint. hồi. - Trình chiếu dưới dạng các file - Gợi ý các nhóm nhận video. xét, bổ sung cho các nhóm - Các nhóm tham gia phản hồi khác. về trình bày của nhóm bạn. - HS trả lời câu hỏi dựa vào các kết quả thu thập được từ mỗi nhóm và ghi kiến thức cần đạt vào vở.

QU Y

Nhìn lại quá trình - Tổ chức đánh giá, tuyên - Các nhóm tự đánh giá, đánh thực hiện dự án dương nhóm, cá nhân giá lẫn nhau. - Yêu cầu HS nêu ý tưởng - Nhóm trưởng báo cáo kết quả các nhóm. tổng hợp. - GV cho các nhóm thảo luận.

KÈ M

Nêu cách sửa chữa lỗi hỏng thường gặp khi sử dụng máy xay sinh tố

d. Kiểm tra đánh giá • Kiểm tra : + Giáo viên phải thường xuyên trong suốt thời gian làm dự án

DẠ Y

+ Giáo viên có một buổi kiểm tra sản phẩm cuối cùng Đánh giá: có 2 hình thức đánh giá + Giáo viên có tiêu chí đánh giá riêng + HS các nhóm khác có phiếu đánh giá sản phẩm của các nhóm khác

 Đánh giá sản phẩm chung của nhóm: ví dụ tranh, tập san… 30


OF FI CI AL

 Đánh giá bài trình diễn mẫu học sinh.

 Đánh giá kết quả hoạt động của từng cá nhân thông qua vấn đáp CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Câu 1: Máy xay sinh tố là gì? Có bao nhiêu loại máy xay sinh tố?

ƠN

Câu 2. Quan sát đoạn video về cấu tạo và hoạt động của động cơ điện xoay chiều một pha

Hình ảnh chụp từ video cấu tạo và hoạt động của động cơ

QU Y

NH

Nêu tên các bộ phận (1), (2) và (3) của động cơ máy xay?

KÈ M

Hình ảnh các bộ phận cấu tạo của động cơ

DẠ Y

Câu 3. Nêu cấu tạo phần lõi của động cơ điện dùng cho máy xay và nguyên lý hoạt động của động cơ điện?

31


Hãy nêu tác dụng của một số bộ phận trên mạch điện?

OF FI CI AL

Câu 4: Quan sát sơ đồ mạch điện của máy xay sinh tố hiệu Philip

Câu 5: Dựa vào mạch điện ở trên, nêu những lỗi hỏng chủ yếu của máy xay sinh tố và nêu biện pháp khắc phục sự cố đó? Câu 6: Biểu hiện của máy xay sinh tố Philip bị kẹt công tắc. Hãy nêu biện pháp sửa chữa? Câu 7: Cách sử dụng, vệ sinh và bảo quản máy xay sinh tố?

ƠN

2.4.4. Biện pháp 4: Sử dụng thực hành thí nghiệm để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn

DẠ Y

KÈ M

QU Y

NH

TÌM HIỂU VỀ HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này, HS cần phải: 1. Kiến thức - Biết cách lắp ráp thí nghiệm. - Biết cách tiến hành thí nghiệm và giải thích dược hiện tượng xảy ra 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng thao tác thực hành cẩn thận, tỉ mỉ - Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức giải thích kết quả thực hành. 3. Thái độ - Nghiêm túc, hăng hái. 4. Phát triển các năng lực: - Năng lực hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực thực nghiệm… II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thực hành III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Nam châm

32


OF FI CI AL

- Ống dây

ƠN

- Điện kế

IV. NỘI DỤNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

1. Cho nam châm SN dịch chuyển lại gần khung dây (C) thì chiều dòng điện trong khung như thế nào?

NH

2. Cho nam châm SN dịch chuyển ra xa khung dây (C) thì chiều dòng điện trong khung như thế nào? 3. Khi cho nam châm SN đứng yên, dịch chuyển khung dây (C) lại gần hay ra xa thì chiều dòng điện như thế nào?

QU Y

4. Cho nam châm SN quay, góc α thay dổi như thế nào? Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong khung?

KÈ M

5. Thay nam châm SN bằng nam châm điện,nếu thay đổi dòng điện qua nam châm điện thì khung dây (C) có dòng điện không? Nếu có thì chiều dòng điện như thế nào? IV. THU HOẠCH Các nhóm tiến hành thí nghiệm rồi ghi vào bảng sau: Trường hợp

Hình ảnh

Chiều dòng điện trong ống dây

Nhận xét

DẠ Y

Tên thành viên nhóm

33


OF FI CI AL

Một số hình ảnh thực hành của học sinh

ƠN

2.5. Thiết kế giáo án dạy học có sử dụng các biện pháp đã đề xuất Để phát triển năng lực VDKT vào thực tiễn để đề xuất, tôi thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho một số bài trong chương “Cảm ứng điện từ” gồm các bài:

NH

Từ thông. Cảm ứng điện từ (tiết 2)

KÈ M

QU Y

Bài tập từ thông- Cảm ứng diện từ (Phần phụ lục) Tiến trành dạy học bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ (tiết 2) I. Mục tiêu 1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức - Kiến thức: + Phát biểu định luật Len- xơ về chiều dòng điện cảm ứng. + Nêu được định nghĩa va tính chất của dòng điện Fucô - Kĩ năng: + Có kĩ năng xác định chiều dòng điện cảm ứng. + Biết vận dụng hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện Fucô giải thích các hiện tượng liên quan và các ứng dụng kĩ thuật. - Thái độ: + Hứng thú và yêu thích môn học + Trung thực, khách quan,tính kiên trì.

DẠ Y

2. Mục tiêu phát triển năng lực học sinh + Phát triển dược năng lực VDKT vào thực tiễn như: Giải thích được nguyên tắc hoạt động của phanh điện từ, giải thích được đĩa kim loại quay chậm trong từ trường...

34


II. Chuẩn bị 1. Giáo viên:

OF FI CI AL

+ Góp phần phát triển các năng lực: ngôn ngữ, tính toán, công nghệ, tin học, hợp tác.

+ Giáo án, bài giảng Powerpoint bài : Từ thông. Cảm ứng điện từ (tiết 2) + Chuẩn bị thí nghiệm về dòng Fucô. + Một số video clíp sử dụng trong bài học. nhóm.

+ Các phiếu học tập số 1,2,3; phiếu trả lời đáp án và nhiệm vụ cụ thể của các

2. Học sinh:

+ Chuẩn bị các tài liệu liên quan đến tình huống “phanh điện từ”

ƠN

III. Tổ chức các hoạt động học của HS 1. Khởi động: 5 phút

Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, nêu tình huống có vấn đề.

b. Tổ chức hoạt động;

NH

a. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ của HS, tạo tình huống có vấn đề dẫn vào bài mới. + Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

QU Y

+ Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Thế nào là hiện tượng cảm ứng điện từ? Câu 2: Nêu cấu tạo và hoạt động của đimamô xe đạp?

KÈ M

+ GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề cần nghiên cứu: Giới thiệu hình ảnh của phanh điện từ trên các xe có trọng tải lớn. Vậy hoạt động của phanh điện từ như thế nào? Để trả lời câu hỏi này chúng ta qua bài học hôm nay: Bài 23: Từ thôngCảm ứng điện từ (tiết 2). + HS lắng nghe, tiếp thu vấn đề vào bài c. Sản phẩm hoạt động: + HS trả lời được hiện tượng cảm ứng điện từ.

DẠ Y

+HS giải thích được hiện tượng đimamô xe đạp.

2. Hình thành kiến thức Hoạt động 2 (10ph): Tìm hiểu định luật Len- xơ về chiều dòng điện cảm ứng. a. Mục tiêu hoạt động: + Tìm hiểu định luật Len- xơ về chiều dòng điện cảm ứng. 35


+ Xây dựng các bước để xác định chiều dòng điện cảm ứng trong một mạch kín.

OF FI CI AL

b. Tổ chức hoạt động + GV chia lớp thành 4 nhóm

+ GV tiến hành thí nghiệm về cảm ứng điện từ giữa nam châm và ống dây.

+ Các nhóm quan sát thí nghiệm, nghiên cứu SGK, thảo luận trong nhóm và trả lời các yêu cầu cần bổ sung trong phiếu học tập số 1. + Trong các nhóm hoạt động, GV quan sát và giúp đỡ khi gặp khó khăn. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Bài từ thông. Cảm ứng điện từ (tiết 2)

Họ và tên tổ viên:........................................................ Lớp.............

ƠN

TÌM HIỂU VỀ CHIỀU DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG Từ thí nghiệm thực tế, quan sát và nhận xét chiều dịch chuyển của NC (ống dây ứng yên)

NH

H1: Nhận xét chiều lệch kim điện kế trong hai trường hợp đưa nam châm lại gần và ra xa óng dây? ....................................................................................................................

KÈ M

QU Y

Quan sát thí nghiệm ảo sau:

Trả lời câu hỏi sau:

+ Nêu hướng của từ trường ban đầu do nam châm sinh ra theo hình vẽ? + Nhận xét từ thông qua ống dây tăng hay giảm?

DẠ Y

+ Quan sát chiều của kim điện kế, từ đó nhận xét chiều dòng điện cảm ứng chạy qua ống dây?  B + Xác định hướng của từ trường gây bởi dòng điện cảm ứng c ?   B B + Nhận xét  =...........→ c ………………… d 36


Chiều dòng điện trong ống dây

Hình ảnh

Nhận xét

OF FI CI AL

Trường hợp Nam châm chuyển động............ ống dây

 =...........   → Bc …… Bd

Nam châm chuyển động............ ống dây

  B B Kết luận:  =...........→ c ……… d ;

ƠN

 =...........   → Bc …… Bd

  B B  =...........→ c ………… d

NH

Định luật Lenxơ: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng.............sự biến thiên của..................qua mạch kín.

KÈ M

QU Y

Trường hợp từ thông qua (C) biến thiên do chuyển động

+ Khi Nam châm lại gần; dòng điện trong vòng dây có chiều............ và mặt (C) đối diện với cực Bắc của nam châm là mặt.............. + Khi Nam châm ra xa: dòng điện trong vòng dây có chiều............ và mặt (C) đối diện với cực Bắc của nam châm là mặt..............

DẠ Y

→ Phát biểu một dạng khác của định luật Len xơ: Khi từ thông qua (C) biến thiên do kết quả một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng.................chuyển động nói trên. Cách xác định chiều dòng điện cảm ứng: ................................................................................................................................ ........................................................................................................................ 37


+ Các nhóm khác theo dõi và góp ý. c. Sản phẩm hoạt động

OF FI CI AL

+ GV yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả mà nhóm thảo luận từ phiếu học tập số 1.

+ Sản phẩm hoàn chỉnh của các nhóm (phiếu học tập số 1)sau khi đã thống nhất thảo luận trong nhóm (xem phụ lục). Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu về dòng Fu-cô a. Mục tiêu hoạt động:

+ Phát biểu được định nghĩa và nêu một số tính chất của dòng điện Fu-cô.

+ Vận dụng kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ để giải thích một số hiện tượng liên quan đến dòng Fu-cô. b. Tổ chức dạy học

+ Tổ chức hoạt động theo nhóm

ƠN

+ GV chia lớp thành nhóm, các nhóm hoạt động trao đổi thảo luận và thuyết trình về sản phẩm.

NH

Các nhóm quan sát video sau đó thảo luận nhóm và thống nhất kết quả ghi vào phiếu học tập của nhóm mình.

QU Y

+ GV yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả mà nhóm thu được từ phiếu học tập số 2, các nhóm khác theo dõi, bổ sung, so sánh kết quả thu được ở các nhóm. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Bài từ thông. Cảm ứng điện từ (tiết 2)

Họ và tên tổ viên:........................................................ Lớp............. TÌM HIỂU VỀ DÒNG ĐIỆN FU-CÔ

DẠ Y

KÈ M

Từ thí nghiệm thực tế, quan sát và nhận xét chuyển động của miếng kim loại ngoài không khí và trong từ trường giữa hai cực của nam châm

38


H1: So sánh thời gian chuyển động của miếng kim loại khi chưa có dòng điện đi vào nam châm và khí có dòng điện đi vào nam châm?

OF FI CI AL

..................................................................................................................

H2: Quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét về thời gian chuyển động của miếng kim loại đặc và xẻ rãnh trong từ trường giữa hai cực của nam châm. Nhận xét. .................................................................................................................. Kết luận: 1. Thế nào là dồng điện Fu-cô?

................................................................................................................... 2. Đặc tính của dòng điện Fu- cô?

................................................................................................................

QU Y

NH

ƠN

Ứng dụng nào say đây không liên quan đến dòng điện Fu- cô?

KÈ M

Biện pháp làm giảm dòng điện Fu-cô .................................................................................................................................. c. Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm hoàn chỉnh của các nhóm (phiếu học tập số 2) sau khi đã thống nhất thảo luận trong nhóm (xem phụ lục). 3. Luyện tập, củng cố

DẠ Y

Hoạt động 4 (15 phút): Củng cố các kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ,định luật Len xơ và dòng điện Fu-cô. a. Mục tiêu hoạt động:

+ Củng cố các kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ,định luật Len xơ và dòng điện Fu-cô. 39


+ Vận dụng kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ dể giải thích các hiện tượng liên quan đến dòng Fu-cô.

OF FI CI AL

b. Tổ chức dạy học

+ GV chia lớp thành nhóm, các nhóm hoạt động trao đổi thảo luận và thuyết trình về sản phẩm. + Tổ chức hoạt động theo nhóm

Các nhóm quan sát video sau đó thảo luận nhóm và thống nhất kết quả ghi vào phiếu học tập số 3 của nhóm mình. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Bài từ thông. Cảm ứng điện từ (tiết 2)

Họ và tên tổ viên:........................................................ Lớp............. VẬN DỤNG- CỦNG CỐ

QU Y

NH

ƠN

Câu 1: Cho HS quan sát thí nghiệm về chuyển động của 2 tấm kim loại kích thước giống nhau nhưng có một tấm khoét rãnh trong từ trường (cắt các đường sức từ)

a. Hãy quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét về thời gian chuyển động của hai tấm kim loại trong hai trường hợp và giải thích?

KÈ M

.................................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. .............................................................................................................................

DẠ Y

b. Hãy quan sát các lõi của máy điệnvà các động cơ điện cụ thể như quạt điện, máy bơm nước, máy biến áp...hãy cho biết đặc điểm chung về cấu tạo của lõi? Giải thích? .................................................................................................................................. ............................................................................................................................. .............................................................................................................................

40


OF FI CI AL

Câu 2: Quan sát hình ảnh phanh điện từ trên tàu, xe

Tìm hiểu về hệ thống phanh điện từ trên xe ôtô, tàu hoả và nêu tên chi tiết cấu tạo của hệ thống phanh điện từ. Từ đó hãy cho biết nguyên tắc hoạt động của phanh điện từ và bộ phận quan trọng nhất của phanh điện từ là gì? .................................................................................................................................. .............................................................................................................................

ƠN

Câu 3: Hãy đề xuất thiết kế sản phẩm đơn giản để làm giảm tốc độ chuyển động của động cơ, từ đó nêu được giải pháp để khắc phục những sự cố khi sản phẩm hoạt động?

NH

.................................................................................................................................. ..............................................................................................................................

DẠ Y

KÈ M

QU Y

c. Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm hoàn chỉnh của các nhóm (phiếu học tập số 3) sau khi đã thống nhất thảo luận trong nhóm (xem phụ lục). 4. Mở rộng Hoạt động 5 (5 phút): Giao nhiệm vụ học tập + Giao về các nhóm tìm hiểu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động động cơ máy xay sinh tố. Hình thức: Hoạt động nhóm ở nhà và các nhóm sẽ hoàn thành yêu cầu ở tiết học sau (Tiết bài tập). a. Mục tiêu hoạt động: HS rèn luyện được kỹ năng hoạt động nhóm, nghiên cứu chắt lọc thông tin liên quan đến kiến thức đã học. b. Tổ chức dạy học: + GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà theo hình thức các nhân hoặc hoạt động nhóm. + Hs tự tìm tài liệu qua sách vở, internet... và trao đổi, hoạt động ở nhà. + Các nhóm tổng hợp kết quả thu được sau khi hoạt động tại nhà làm tài liệu học tâp cho tiết bài tập: Từ thông. Cảm ứng điện từ. c. Sản phẩm hoạt động: Các tài liệu liên quan đến các chủ đề “Động cơ máy xay sinh tố. Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và các thông tin khác liên quan đến máy xay sinh tố”. 41


2.6. Đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh trong dạy học chương Cảm ứng điện từ, Vật lí 11

OF FI CI AL

2.6.1. Các tiêu chí đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh 1. Nhận biết vấn đề thực tiễn

2. Xác định các kiến thức liên quan đến vấn đề

3. Tìm tòi, khám phá kiến thức liên quan vấn đề thực tiễn (nếu cần thiết) 4. Phân tích, đánh giá vấn đề

5. Giải quyết vấn đề thực tiễn Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá KNVDKT vào thực tiễn Các mức độ (M1<M2 <M3) Mức thấp

Mức trung bình

Mức cao

(M1)

(M2)

(M3)

1. Nhận biết được vấn đề thực tiễn

- HS chưa trình bày được vấn đề thực tiễn. Chỉ mới nhắc lại được vấn đề.

- HS trình bày được bản chất của vấn đề thực tiễn.

- HS nhận diện một cách chính xác các vấn đề thực tiễn; phân tích rõ ràng, chính xác bản chất của vấn đề đó. Chỉ ra được mâu thuẫn trong vấn đề.

2. Xác định được các kiến thức liên quan vấn đề thực tiễn

- HS chưa xác định được các kiến thức liên quan đến vấn đề. Chưa hiểu rõ vấn đề cần tham khảo hay huy động những kiến thức nào.

- HS đã xác định được một số kiến thức liên quan vấn đề thực tiễn.

3. Tìm tòi, khám phá kiến thức liên quan vấn đề thực tiễn.

- HS không biết thực hiện các phương pháp thực hiện để thu thập thông tin cần thiết.

- HS đã biết lựa chọn các phương pháp, cách thức nghiên cứu vấn đề song thông tin thu được chưa đầy đủ

NH

QU Y

KÈ M

DẠ Y

ƠN

Các tiêu chí

- HS đã xác định được các kiến thức liên quan vấn đề thực tiễn. HS liệt kê được các kiến thức đó và phân tích, thiết lập được mối quan hệ giữa các kiến thức liên quan - HS biết cách chủ động thu thập, tìm kiếm các bằng chứng khoa học, nghiên cứu cơ sở khoa học của các vấn đề thực tiễn để tìm câu trả lời cho vấn đề mình nghiên cứu. 42


- HS chưa giải thích được cơ sở khoa học, bản chất của các sự vật, hiện tượng trong thực tiễn có liên quan đến bài học hoặc phát sinh trong cuộc sống.

- HS có thể giải thích, hoặc phân tích một phần vấn đề, qua đó có thể đưa ra một số ý tưởng để giải quyết các vấn đề liên quan.

- HS giải thích chính xác, rõ ràng cơ sở khoa học của các sự vật hiện tượng và các ứng dụng khoa học trong tự nhiên và trong cuộc sống, sản xuất.

5. Đề xuất biện pháp; thực hiện giải quyết vấn đề thực tiễn và đề xuất vấn đề mới

- HS chưa đề xuất được biện pháp hoặc đề xuất của HS không mang tính khả thi và xa rời thực tiễn.

- HS đã đưa ra một số đề xuất mang tính khả thi, đề ra các biện pháp kiểm chứng giả thuyết nhưng chưa thực hiện giải quyết vấn đề.

- HS đề xuất được các biện pháp hợp lí; thực hiện giải quyết vấn đề thực tiễn hiệu quả và đề xuất được vấn đề mới.

ƠN

OF FI CI AL

4. Giải thích, phân tích, đánh giá vấn đề thực tiễn

NH

2.6.2. Thiết kế các công cụ đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh

QU Y

Để đánh giá KNVDKT vào thực tiễn của HS, tôi sử dụng 2 công cụ chính đó là câu hỏi bài tập vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn mức độ vận dụng, vận dụng cao và các bảng hỏi, bảng quan sát để đánh giá một số tiêu chí của KNVDKT vào thực tiễn. Các phiếu đánh giá này tôi trình bày ở phần phụ lục. 2.6.3. Thiết kế câu hỏi, bài tập dưới dạng đề kiểm tra để đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh

KÈ M

Tôi thiết kế câu hỏi, bài tập dưới dạng các đề kiểm tra 15 phút (nội dung đề kiểm tra được trình bày ở phần phụ lục). Các đề kiểm tra này sẽ có câu hỏi ở các mức độ khác nhau phân bố điểm cho các tiêu chí ở mỗi mức độ như sau: Mức 1: 4 điểm, Mức 2: 3 điểm, Mức 3: 3 điểm. 3. Thực trạng dạy học chương “Cảm ứng điện từ” trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

DẠ Y

Nhằm thu thập các thông tin về thực tiễn dạy và học các kiến thức thuộc chương “Cảm ứng điện từ” của GV và HS để tìm hiểu: sự quan tâm của GV đối với rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn, sự hứng thú của HS trong học các kiến thức thuộc chủ đề và mức độ gắn kết kiến thức được học với thực tiễn cuộc sống. Tôi tiến hành điều tra tại trường THPT trên địa bàn đang công tác với 08 GV và 180 HS. Kết quả thu được qua tổng hợp các phiếu điều tra như sau:

- Đối với giáo viên 43


OF FI CI AL

+ 50% giáo viên quan tâm vấn đề tổ chức dạy học rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn cho HS. + 85% giáo viên đưa ra ứng dụng của các kiến thức đã học chương “Cảm ứng điện từ” trong thực tế. + 83% cho rằng cần thiết phải tổ chức dạy học rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn chương Cảm ứng điện từ vì phần này được ứng dụng rất rộng, trong nhiều lĩnh vực của đời sống. + 100% giáo viên cho biết họ gặp khó khăn trong dạy học rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn vì những lí do như: tài liệu hướng dẫn còn quá ít, sách giáo khoa vẫn phân chia các môn học một cách riêng rẽ, việc chuẩn bị một bài học VDKT vào thực tiễn là mất thời gian,… - Đối với học sinh

+ 50% HS cho rằng kiến thức về chương “Cảm ứng điện từ” là hấp dẫn.

ƠN

+ 100 % cho rằng kiến thức về chương “Cảm ứng điện từ” là cần thiết trong đời sống.

NH

+ 82 % cho biết năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn phát triển khi học trải nghiệm. + 72 % cho biết thấy mối quan hệ giữa môn Vật lí và các môn khác.

QU Y

Như vậy, qua việc tổng hợp kết quả điều tra, dự giờ, hỏi ý kiến trực tiếp, tham khảo giáo án của các giáo viên vật lí trong trường về tình hình dạy học chương “Cảm ứng điện từ”, tôi nhận thấy: - Hầu hết GV mang nặng phương pháp truyền thụ, thuyết trình, thông báo. Trong dạy học chương “Cảm ứng điện từ”, giáo viên ít tiến hành thí nghiệm, cũng như không sử dụng các thiết bị trực quan, HS chủ yếu được học những nội dung thuần túy lí thuyết. Do đó, HS khó hiểu sâu kiến thức, khả năng tư duy, sáng tạo, vận dụng kiến thức vào thực tiễn hạn chế.

KÈ M

- Các giáo án chủ yếu tóm tắt lại kiến thức SGK, còn theo phương pháp cũ. Trong giờ dạy, một số GV cũng đã tìm cách tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, tuy nhiên phần lớn câu hỏi ít đòi hỏi sự suy luận, phân tích, chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo và sự phát triển tư duy của HS. - Về cơ bản HS đã nắm được lý thuyết, làm được một số bài tập. Một số HS biết được và làm được một số ứng dụng kỹ thuật của chương “Cảm ứng điện từ”.

DẠ Y

- Do giờ học trên lớp còn nặng nề, không gây hứng thú học tập cho HS nên có nhiều HS thụ động trong việc tiếp thu kiến thức: lười suy nghĩ, lười hoạt động, ít hứng thú, rất ít HS mạnh dạn đặt câu hỏi cho GV. - Kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng vật lý trong đời sống và ứng dụng kỹ thuật còn kém. 44


OF FI CI AL

- HS chưa bao giờ được tham gia các hoạt động mang tính vừa học vừa chơi về vật lí nên nhiều em thấy sợ môn học này. Hoạt động chủ yếu của HS là học thuộc lý thuyết, viết đúng công thức và luyện giải bài tập. HS ít được quan sát thí nghiệm cũng như trực tiếp làm hay chế tạo thiết bị thí nghiệm. 4. Giải pháp thực hiện.

Nội dung chính của đề tài nghiên cứu là “Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học chương Cảm ứng điện từ, Vật lí 11 THPT”. Vì vậy, để kiểm chứng tính khả thi của đề tài nghiên cứu tác giả thực hiện các giải pháp sau đây: - Điều tra cơ bản về cơ sở vật chất của nhà trường, trình độ và kĩ năng học tập, khả năng sử dụng máy tính của HS. hợp.

- Những điểm đặc thù về thế mạnh của địa phương để xây dựng dự án phù

ƠN

- Nghiên cứu nội dung bài học, tìm những vấn đề liên quan thực tiễn để quyết định chủ đề. - Thu thập nguồn tài liệu tham khảo, tư liệu dạy học.

NH

- Xây dựng tiến trình dạy học theo dự án, chú trọng đến bộ câu hỏi định hướng và các tình huống thảo luận dẫn dắt vấn đề. - Xây dựng các biểu mẫu như kế hoạch dự án, phân công nhiệm vụ, phiếu thăm dò, tiêu chí đánh giá sản phẩm…

QU Y

- Chuẩn bị bài kiểm tra: Xin phép nhà trường, trao đổi thảo luận với GV để mượn phòng máy (giúp các em tìm kiếm thông tin, thiết kế sản phẩm) và phòng học có trang bị máy chiếu để báo cáo sản phẩm. - Chuẩn bị các phương án dự phòng, đảm bảo các nội dung thực nghiệm được thực hiện một cách tốt nhất.

KÈ M

5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. * Tính khả thi của các biện pháp rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn được đánh giá dựa vào:

DẠ Y

- Những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình tổ chức dạy học rèn luyện KNVDKT vào thực tiến. - Cơ sở vật chất và điều kiện tham gia của học sinh. - Các sản phẩm mà học sinh thu được.

* Tính hiệu quả của các biện pháp rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn được thể hiện qua: 45


- Kết quả học tập của học sinh (dựa trên điểm số bài kiểm tra).

OF FI CI AL

- Khả năng tìm kiếm và tổ chức thông tin (dựa trên sản phẩm).

- Hứng thú học tập (dựa trên phiếu khảo sát ý kiến GV và HS).

- Khả năng làm việc hợp tác, thảo luận nhóm, thuyết trình… trong quá trình thực hiện dự án. Để đánh giá tính khả thi, chất lượng, hiệu quả của đề tài tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm. * Đối tượng thực nghiệm

Tôi đã tiến hành thực nghiệm 3 cặp lớp tại trường THPT trên địa bàn đang công tác bao gồm 117 học sinh TN và 119 học sinh ĐC. Đối với mỗi trường, tôi chọn ra các cặp lớp có trình độ tương đương làm lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.

ƠN

* Tổ chức thực hiện

NH

- GV thực nghiệm tham gia giảng dạy tại lớp TN và ĐC để làm quen lớp, hiểu rõ hơn về trình độ, năng lực, tính cách, nguyện vọng, những kĩ năng cần rèn luyện và phát triển của các em cũng như tinh thần tập thể và không khí học tập của lớp... - Tiến hành thực nghiệm theo các kế hoạch bài dạy đã xây dựng trong chương cảm ứng điện từ Vật lí 11 THPT cho các lớp TN và ĐC:

QU Y

+ Lớp TN: dạy học sử dụng các biện pháp VDKT vào thực tiễn theo tiến trình đã đề xuất ở chương 2. + Lớp ĐC: dạy học theo phương pháp truyền thống * Kiểm tra, đánh giá kết quả

- Tổ chức cho HS các lớp TN và ĐC làm kiểm tra sau mỗi đề tài. - Tổng kết đánh giá chung quá trình thực hiện đề tài.

KÈ M

- Tiến hành thăm dò ý kiến của GV về thuận lợi - khó khăn, ưu - khuyết điểm của dạy họcsử dụng các biện pháp VDKT vào thực tiễn; sự hứng thú học tập của HS đối với phương pháp dạy học sử dụng các biện phápVDKT vào thực tiễn và những kĩ năng hình thành ở HS. * Xử lí kết quả thực nghiệm

DẠ Y

Thu thập và xử lí số liệu, kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài. Để so sánh kết quả kiểm tra của 2 lớp TN và ĐC, từ đó có những đánh giá về chất lượng nắm kiến thức của HS và hiệu quả của dạy học sử dụng các biện pháp VDKT vào thực tiễn

46


* Kết quả thực nghiệm Số

Lớp

HS

0

1

2

3

4

5

TN

117

0

0

1

6

12

31

ĐC

119

0

0

5

13

21

33

OF FI CI AL

Điểm Xi

% HS đạt điểm Xi trở xuống

6

7

8

9

10

22

21

15

7

2

22

12

10

2

1

TN

117

0

0 0.85

5.98 16.24 42.74 61.54 79.49 92.31 98.29 100

ĐC

119

0

0 4.20 15.13 32.77 60.50 78.99 89.08 97.48 99.16 100

Yếu – kém

Lớp

Số HS

TN

117

19

ĐC

119

39

(%)

Trung bình

Khá - giỏi

(5 - 6đ)

(7 - 10đ)

SL

(%)

SL

(%)

16.24

74

63.25

24

20.51

32.77

67

56.30

13

10.92

QU Y

SL

NH

(0- 4đ)

ƠN

Tổng hợp kết quả bài kiểm tra với 3 cặp TN -ĐC

Qua phân tích định lượng, tôi nhận thấy: - Tỉ lệ % HS bị điểm yếu, kém ở các lớp TN thấp hơn ở các lớp ĐC và tỉ lệ %

HS đạt điểm khá giỏi ở các lớp TN luôn cao hơn ở các lớp ĐC chứng tỏ HS các lớp TN nắm bài và vận dụng tốt kiến thức hơn so với các lớp ĐC.

KÈ M

Như vậy, kết quả học tập ở các lớp TN luôn cao hơn các lớp ĐC. Sự chênh lệch về điểm trung bình giữa nhóm TN và nhóm ĐC là do kết quả tác động sư phạm.

DẠ Y

- Nếu trong quá trình dạy học, sử dụng hệ thống các câu hỏi, các tình huống có vấn đề gắn liền với thực tiễn; đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh về nhà tìm hiểu về những vấn đề trong thực tiễn có liên quan đến những bài học (thực hiện dự án nhỏ); kết hợp với việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại đã tạo nên sự thay đổi rõ rệt về không khí học tập của HS trong giờ học. Sau khi tiến hành kiểm tra, chấm điểm ở các lớp chúng tôi đã đánh giá được kiến thức thực tiễn của học sinh. Điều này được thực hiện bằng cách phân tích các câu trả lời cho những câu hỏi có liên quan đến thực tiễn của HS trong bài kiểm tra. Kết quả kiểm tra của từng HS ở mỗi lớp sẽ đánh giá chất lượng của HS lớp TN và lớp ĐC. 47


OF FI CI AL

Đối với lớp ĐC, HS vẫn học theo cách dạy đại trà, không được áp dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn nên khi gặp các câu hỏi, các vấn đề, các tình huống có liên quan đến thực tiễn trong các bài hình thành kiến thức mới, các bài luyện tập hay trong kiểm tra đánh giá, HS vẫn còn bỡ ngỡ và lúng túng nên kết quả đạt được là chưa cao. Đối với lớp TN, do được áp dụng các biện pháp rèn luyện các kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong các dạng bài cụ thể trong suốt quá trình thực nghiệm nên các vấn đề, các tình huống thực tiễn có liên quan đến kiến thức trong các chương thực nghiệm đã trở nên quen thuộc với đa số các em. Qua kết quả TNSP, tôi rút ra nhận xét:

DẠ Y

KÈ M

QU Y

NH

ƠN

Sau một quá trình thực nghiệm chúng tôi nhận thấy học sinh ở các lớp thực nghiệm đã có sự thay đổi rõ rệt về các biểu hiện của kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nếu như trước quá trình thực nghiệm các em chưa có thói quen liên hệ những kiến thức đã học vào thực tiễn thì sau thực nghiệm đa số các em đã hình thành cho mình thói quen này. Trong quá trình học tập số các em tìm ra được những mâu thuẫn giữa lí thuyết với thực tiễn, các em thường xuyên đưa ra những khúc mắc của mình về những hiện tượng mà các em quan sát được trong thực tiễn có liên quan đến kiến thức trong bài. Khi được giao nhiệm vụ về nhà các em thường chủ động tìm hiểu để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tích cực hơn trong các giờ dạy (nhóm nào cũng cố gắng để sản phẩm của nhóm mình được cô và các bạn trong nhóm khác đánh giá cao). Kết quả trên cho thấy, việc áp dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đã có hiệu quả.

48


PHẦN III. KẾT LUẬN

OF FI CI AL

1. Kết luận.

Sau khi nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy, để rèn luyện cho HS kỹ năng VDKT vào thực tiễn cần trải qua rất nhiều khâu khác nhau đòi hỏi GV phải đầu tư thời gian và công sức thật đích đáng. Trong đó phải kể đến các khâu cần thực hiện khi rèn cho HS kỹ năng VDKT vào thực tiễn như : - Nghiên cứu cơ sở lý luận về sự phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh thông qua quá trình dạy và học môn Vật lí ở bậc phổ thông. - Phân tích nội dung chương trình chương “Cảm ứng điện từ” nhằm đưa ra hệ thống các kiến thức và kỹ năng, các bài tập và tình huống có liên quan đến thực tiễn, cuộc sống.

ƠN

- Đề xuất và sử dụng một số biện pháp hình thành, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” vào thực tiễn cho học sinh thông qua dạy môn Vật lí học ở phổ thông. - Xây dựng và lựa chọn bài tập và bài tập tình huống có liên quan đến thực tiễn sử dụng trong quá trình dạy học.

NH

- Sử dụng biện pháp dạy học tích cực như: Dạy học sử dụng bài tập tình huống, dạy học theo mô hình dự án nhỏ, dạy học thực hành thí nghiệm… tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng liên hệ lý thuyết với thực tiễn nhằm rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh. - Đánh giá sự tiến bộ về kỹ năng VDKT bằng các bài kiểm tra đánh giá.

2. Kiến nghị.

QU Y

- Kết quả thực nghiệm đã bước đầu khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đề ra và tính khả thi của đề tài nghiên cứu.

KÈ M

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn cho học sinh ở nhà trường THPT, tôi có một số đề nghị sau: - Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, chế độ đối với GV sử dụng thí nghiệm, máy tính hoặc dạy học theo hình thức dạy học dự án, thực hành thí nghiệm...trong dạy học Vật lí.

DẠ Y

- Khuyến khích GV tự mình xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn, các vấn đề và tình huống liên quan đến thực tiễn có chất lượng tốt, phù hợp với các đối tượng HS, để kích thích mọi đối tượng đều phải động não liên kết khối kiến thức đã học với thực tiễn, nâng cao dần kỹ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn và hứng thú học tập môn Vật lí cho HS.

- Tăng cường số lượng và chất lượng bài tập Vật lí thực tiễn trong SGK, sách bài tập, sách tham khảo cũng như trong các bài kiểm tra, các đề thi, đại học và thi tuyển học sinh giỏi. 49


TÀI LIỆU THAM KHẢO

OF FI CI AL

[1].Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 8 (2013), Nghị quyết 29 – NQ/TƯ về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Hà Nội. [2].Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 88/2014/QH13

[3].Đàm Thúy Biên (2016), “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học tích hợp phần kim loại hóa học 12”, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội. [4]. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (chủ biên), Nguyễn Xuân ChiĐàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân- Đoàn Duy Hinh (2010), Sách giáo khoa Vật lí 11, NXB Giáo dục [5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), “Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010”, Hà Nội.

ƠN

[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Hà Nội. [7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

NH

[8]. Hà Thị Cát Châu (2011), Tổ chức hoạt động trong dạy học dự án một số ứng dụng chương ”Từ trường” và chương ”Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 nâng cao trong kĩ thuật và đời sống, Luận án Thạc sĩ, Trường ĐHSP Huế.

QU Y

[9]. Nguyễn Thanh Hải (2007), “Một số giải pháp nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS”, Tạp chí khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Huế. [10]. Nguyễn Thanh Hải (2007), “Vấn đè vận dụng kiến thức vật lí vào thực tế đời sống của HS phổ thông hiện nay- Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”. Tạp chí nghiên cứu giáo dục, Đại học sư phạm Huế.

DẠ Y

KÈ M

[11]. Hồ Thị Kim Loan (2017),“Bồi dưỡng NLVDKT vào thực tiễn cho HS qua dạy học nhóm chương “Lượng tử ánh sáng” Vật lí 12 THPT”- Luận văn Thạc, Huế.

50


PHỤ LỤC

OF FI CI AL

PHỤ LỤC 1: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

BÀI TẬP TỪ THÔNG. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ I. Mục tiêu 1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức a. Kiến thức Fu-cô.

- Nắm được kiến thức về từ thông, hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện - Hiểu được cấu tạo và hoạt động của máy xay sinh tố.

b. Kỹ năng

ƠN

- Rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho HS thông qua các thiết bị, dụng cụ ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ trong thực tế. - Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng liên quan. c. Thái độ

NH

- Hứng thú học môn Vật lý, yêu thích môn học. - Trung thực, khách quan, tính kiên trì. 2. Mục tiêu phát triển năng lực học sinh

QU Y

- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn. Cụ thể là: giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy xay sinh tố, giải thích được thí nghiệm liên quan đến dòng điện cảm ứng... - Góp phần phát triển năng lực: ngôn ngữ, tính toán,vận dụng công nghệ, tin học, hợp tác. II. Chuẩn bị

KÈ M

1. Giáo viên:

- Một số video, hình ảnh trong bài học. - Phiếu đánh giá nhiệm vụ HS.

2. Học sinh

- Ôn lại kiến thức về cảm ứng điện từ.

DẠ Y

- Chuẩn bị các tài liệu liên quan đến động cơ máy xay sinh tố.

III. Tổ chức các hoạt động của học sinh Bước 1: Khởi động Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, nêu tình huống cần tìm hiểu a. Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ của học sinh, nêu tình huống cần tìm hiểu


DẠ Y

KÈ M

QU Y

NH

ƠN

OF FI CI AL

b. Tổ chức hoạt động: + Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. + Kiểm tra bài cũ: HS trả lời, GV chốt lại vấn đề. Câu 1: Nêu công thức tính từ thông, đơn vị từ thông? Câu 2: Viết công thức tính suất điện động cảm ứng. GVnhắc lại nhiệm vụ học tập đã giao ở tiết học trước, yêu cầu các nhóm trình bày. c. Sản phẩm hoạt động: Học sinh trả lời được công thức tính từ thông, đơn vị và biểu thức suất điện động cảm ứng. Bước 2: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ GV giao Hoạt động 2: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ GV giao a. Mục tiêu hoạt động: + Tìm hiểu các loại máy xay sinh tố trên thị trường hiện nay. Nguyên tắc hoạt động, cấu tạo của máy xay sinh tố. + Tìm hiểu sơ đồ mạch điện của máy xay sinh tố hiệu Philip + Nêu những lỗi hỏng chủ yếu của máy xay sinh tố và nêu các biện pháp khắc phục. + Cách sử dụng, vệ sinh và bảo quản máy xay sinh tố. b. Tổ chức hoạt động: + GV tổ chức cho các nhóm báo cáo, thời gian cho mỗi nhóm là 7 phút. + Các nhóm lần lượt lên báo cáo:Các nhóm thuyết trình về sản phẩm của nhóm đã thực hiện, video quay lại toàn bộ quá trình tạo thành sản phẩm. + HS lắng nghe, thảo luận và phát vấn những thắc mắc về kết quả thu được của nhóm bạn. c. Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm hoàn chỉnh của các nhóm Nhóm 1: Tìm hiểu các loại máy xay sinh tố trên thị trường hiện nay. Nguyên tắc hoạt động, cấu tạo của máy xay sinh tố. - Máy xay sinh tố là thiết bị, dụng cụ nhà bếp, được sử dụng để làm nhiệm vụ xay nhuyễn, nghiền nát pha trộn thực phẩm. - Phân loại máy xay sinh tố + Theo kiểu dáng:Hiện nay, máy xay sinh tố được phân thành 2 loại chính theo kiểu dáng: máy xay sinh tố cầm tay và máy xay sinh tố tĩnh.

Máy xay sinh tố cầm tay

Máy xay sinh tố tĩnh


OF FI CI AL

+ Theo mục đích sử dụng:Dựa theo mục đích sử dụng thì máy xay sinh tố sẽ được phân thành 2 loại: máy xay sinh tố gia đình và máy xay sinh tố công nghiệp.

Máy xay sinh tố công nghiệp - Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy xay sinh tố:

ƠN

* Máy xay sinh tố có nhiều kiểu dáng và cấu tạo khác nhau, thế nhưng tựu chung lại thì đa phần vẫn hoạt động dựa trên nguyên lý dùng lưỡi dao kim loại gắn vào động cơ điện để xay, nghiền thực phẩm. * Cấu tạo của một chiếc máy xay sinh tố gồm 2 phần: Cối xay và thân máy.

NH

+ Cối xay là bộ phận chứa thực phẩm để xay, nghiền. Đi kèm với cối xay sẽ là lưỡi dao bằng kim loại để xay thực phẩm và nắp đậy để tránh thực phẩm bị bắn xa ngoài. Hiện nay có nhiều loại máy xay sinh tố sử dụng lưỡi dao rời nên rất thuận tiện trong việc vệ sinh hoặc thay thế. Chất liệu của cối xay cũng được thay đổi để đa dạng hơn, tạo nên nhiều mẫu mã chất lượng và bắt mắt hơn, phù hợp với thị hiếu người sử dụng.

DẠ Y

KÈ M

QU Y

+ Phần thân máy xay sinh tố bao gồm động cơ điện và bảng điều khiển. Phần này sẽ kết nối với cối xay thông qua bộ bánh răng máy xay và được cố định bởi các khớp lắp ghép. Khi bật công tắc, phần động cơ điện (hay còn gọi là motor) sẽ chuyển động quay và truyền tới dao cắt qua bánh răng, từ đó giúp xay, nghiền thực phẩm.

Cấu tạo cơ bản của một chiếc máy xay sinh tố


OF FI CI AL

*Hoạt động của máy xay: Khi bật công tắc, động cơ điện truyền tới dao cắt sẽ giúp làm vỡ thực phẩm bằng một lực lớn, đồng thời giúp cho thực phẩm xoay chuyển liên tục và bị vỡ nát đồng đều đến khi đạt đúng yêu cầu của người sử dụng. Tùy vào công suất của từng chiếc máy xay sinh tố mà lực tác động lên thực phẩm sẽ khác nhau, thời gian xay thực phẩm cũng khác nhau.

Dòng điện qua dây quấn stato sẽ tạo ra từ trường quay với tốc đô n=60f/p Trong đó f là tần số của nguồn điện, số cặp cực của dây quấn stato. * Động cơ điện có hai bộ phận chính là :

+ Roto: là phần quay. Roto hình trụ được làm bằng nhiều lá thép mỏng ghép lại. Dây quấn được đặt trong rãnh của lõi thép roto.

+ Stato: Phần cố định được chế tạo bới các lá sắt từ mỏng ghép lại với nhau tạo thành mạch từ có các rãnh thắng. Trên stato có 2 cuộn dây để tạo ra từ trường biến thiên tác động lên roto làm roto quay tròn.

ƠN

* Nguyên lý hoạt động:

NH

- Khi cho dòng điện vào máy thì từ trường tạo bởi hai cuộn dây có stato hợp thành từ trường quay nhờ sự lệch pha giữa hai dòng điện trong hai cuộn. Từ trường quay này tác động lên roto làm phát sinh dòng điện cảm ứng chạy trong roto.

QU Y

- Dòng điện cảm ứng dưới tác dụng của từ trường quay tạo ra momen quay làm quay roto theo chiều từ trường quay. Chuyển động quay của roto được trục máy truyền ra ngoài và được sử dụng để vận hành các máy công cụ hoặc các cơ cấu chuyển động khác. Nhóm 2: Tìm hiểu sơ đồ mạch điện của máy xay sinh tố hiệu Philip. Nêu những lỗi hỏng chủ yếu của máy xay sinh tố và nêu các biện pháp khắc phục.

DẠ Y

KÈ M

a. Tìm hiểu sơ đồ mạch điện của máy xay sinh tố hiệu Philip

- Tác dụng một số bộ phận trên mạch điện:

+ L1, L2: hai cuộn dây stato của động cơ điện. hai cuộn dây có điện trở bằng nhau và có giá trị cỡ vài chục ôm.


+ D1: điốt cản dòng điện để máy xay tốc độ thấp hơn.

OF FI CI AL

+ F2: Cầu chì nhiệt gắn bên trên cuộn dây L1 để khi máy xay bị quá tải sẽ ngắt điện bảo vệ động cơ. + SW1: công tắc chọn số. Khi hoạt động ở số 1 động cơ mắc với nguồn thông qua đi ốt, còn ở số 2 thì mắc động cơ trực tiếp với nguồn. + SW2: công tắc có nhiệm vụ khép kín mach điện khi cối xay được lắp vào máy, đảm bảo an toàn khi máy không có cối xay hoạt động

b. Những lỗi hỏng chủ yếu của máy xay sinh tố và nêu các biện pháp khắc phục: STT

Lỗi hỏng

Biểu hiện

Khắc phục

Đứt cầu chì F2

Máy không vào điện

Tháo ra thay bằng cầu chì nhiệt hoặc có thể nối tạm bằng sợi dây đồng nhỏ.

2

Công tắc SW2 bị Máy không vào điện kẹt

Vệ sinh sạch sẽ công tắc SW2, kiểm tra có vật rơi vào kẹt công tắc hay không

3

Chổi than sau Động cơ hoạt động Thay thế bằng chổi than một thời gan yếu mới hoạt động bị bào mòn

4

Các cuộn dây L1, L2 bị cháy

NH

ƠN

1

QU Y

Tháo stato quan sát Thay cuộn dây mới màu dây hoặc dùng đồng hồ đo điện trở

- Giải pháp sửa chữa khi công tắc bị kẹt Bước 1: Kiểm tra ngăn công tắc, thân máy xay bằng cách vặn cối xay thấy cối xay không gài vào được thân máy

KÈ M

được

Bước 2: Mở thân máy xay, làm vệ sinh, kiểm tra công tắc nó trượt xuống

Bước 3: Tra dầu nhớt vào khoá công tắc, đẩy công tắc trượt lên xuống để công tắc nhạy hơn. Bước 4: Lắp khoá công tắc vào ngăn công tắc trên thân máy đúng khớp, lắpcối xay vào thân máy, kiểm tra lại hoạt động của máy xay.

DẠ Y

Nhóm 3: Cách sử dụng, vệ sinh và bảo quản máy xay sinh tố

* Cách sử dụng: - Để tận dụng tối đa hiệu năng cũng như sử dụng máy xay sinh tố được lâu bền, bạn nên tham khảo cách sử dụng máy sau đây: - Khi mua máy về cần kiểm tra cẩn thận lại một lần nữa các công tắc, nút bấm, dây diện, xem phần cối xay có bị rạn nứt hay không, dây điện có bị hở hay


OF FI CI AL

không, nút bấm, công tắc có bị lỏng lẻo hay không,... Bạn có thể bỏ vào máy một chút đá lạnh cùng chút nước và xay thử. Nếu thấy tiếng máy chạy đều, động cơ êm ái là được. - Chú ý lắp phần thân máy và cối xay sao cho vừa vặn, ăn khớp vào nhau. - Trước khi tháo lắp các bộ phận cần phải đảm bảo đã rút phích cắm ra khỏi ổ điện.

- Nhiều người có thói quen sau khi xay xong không bấm công tắc mà rút phích cắm ra khỏi ổ điện luôn. Đây là thói quen rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến động cơ và độ bền của máy.

- Khi xay thực phẩm, bạn nên bấm cho máy chạy khoảng 5 – 15 giây, sau đó ngừng và tiếp tục bấm xay. Lặp lại thao tác “nhấn – thả” như vậy cho đến khi thực phẩm được xay đúng với yêu cầu của bạn. - Sử dụng cối xay và lưỡi dao phù hợp, đúng với mục đích sử dụng.

ƠN

- Nên cắt nhỏ thực phẩm trước khi đưa vào máy xay sinh tố. Như vậy sẽ giúp bạn xay nhanh hơn, đồng thời giúp giữ gìn, bảo vệ máy. - Sau khi xay, chỉ nên lau sơ phần thân máy và những phần có dây diện bằng khăn khô. Những phần còn lại có thể rửa bằng nước.

NH

- Đối với những thực phẩm nóng như cháo,… nên để nguội bớt trước khi đưa vào máy xay sinh tố. * Cách vệ sinh và bảo quản máy xay sinh tố

KÈ M

QU Y

- Sau khi sử dụng máy xong nên cho một chút nước sạch vào máy và cho máy chạy trong vòng vài giây. Việc này sẽ giúp làm sạch phần dưới lưỡi dao, nơi mà bạn không thể chạm vào được.

DẠ Y

Vệ sinh máy xay sinh tố đúng cách sẽ giúp bạn bảo quản và sử dụng máy được lâu bền hơn - Sau khi dùng xong, nhấn tắt máy, để đến khi máy ngừng chạy hẳn, sau đó bạn rút ổ cắm, xoay phần cối xay theo chiều kim đồng hồ để tác rời phần cối xay và thân máy.


- Trước khi rửa cối xay có thể đổ nước vào ngâm khoảng 15 phút sẽ giúp chùi rửa nhanh chóng, dễ dàng hơn.

OF FI CI AL

- Phần cối xay thường được làm bằng nhựa hoặc thủy tinh trong suốt, vì vậy không nên dùng miếng cọ kim loại, vật có cạnh sắc nhọn để chùi rửa sẽ khiến cối xay bị trầy xước. - Để làm sạch những phần tay bạn không thể chạm tới, bạn có thể dùng khăn rửa và đũa để chùi rửa. - Sau khi rửa xong cho nước sạch vào cối xay và xúc thật mạnh để các chất bẩn còn xót lại có thể ra ngoài.

- Sau khi dùng xong, nếu chưa rửa ngay thì phải cho nước vào cối xay để ngâm, tuyệt đối không để quá lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ trong máy.

ƠN

- Máy xay sinh tố sau khi rửa sạch phải được lau khô hoặc úp xuống cho ráo nước. Tuyệt đối không sử dụng máy khi còn ẩm ướt, tránh bị chập điện.

QU Y

NH

Bước 3: Luyện tập, củng cố Hoạt động 3: Luyện tập bài tập về dòng điện cảm ứng a. Mục tiêu hoạt động: Ôn tập lại từ thông, cảm ứng điện từ và dòng Fu-cô. b. Tổ chức hoạt động - GV ra bài tập và yêu cầu HS hoàn thành: Bài 1: Một chiếc ôtô có ăng-ten vô tuyến dài 1m đi với vận tốc 100km/h ở vị trí có từ trường ngang của Trái đất 5,5.10-5(T). Suất điện động tối đa có thể gây ra trong ang-ten do chuyển động này là bao nhiêu? Bài 2: Máy bay phản lực bay ngang với vận tốc 1800km/h. Khoảng cách hai đầu mút hai cánh máy bay bằng 30m. Thành phần thẳng đứng của từ trường Trái Đất là 25.10-6T. Tính suất điện động cảm ứng tạo ra trên hai cánh máy bay? - HS hoàn thành yêu cầu của GV. c. Sản phẩm của hoạt động

KÈ M

Bài 1: ec=B.v.l.sinα = 0.0015 (V)

DẠ Y

Bài 2: ec = B.v.l.sinα = 0.625 (V) Bước 4: Mở rộng Hoạt động 4: Giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu HS làm cac bài tập trong SGK và sách bài tập.


PHỤ LỤC 2:

OF FI CI AL

Phiếu 1: PHIẾU ĐIỀU TRA TRƯNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH

Họ và tên:.................................................................................

Lớp:...........................................................................................

Trường:......................................................................................

Xin em vui lòng cho biết thông tin của mình về những vấn đề dưới đây. ( Hãy đánh dấu x vào dòng đúng thông tin hay ý kiến của em)

Bảng 1: Phiếu điều tra về thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn của học sinh STT

NỘI DUNG CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI

Thầy/cô có thường đặt các câu hỏi liên hệ thực tiễn trong quá trình giảng bài mới không? 1

ƠN

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng

NH

C. Không bao giờ

Thầy/cô có thường đưa ra các bài tập thực tế, các tình huống có vấn đề liên quan đến thực tiễn trong các giờ dạy trên lớp không?

B. Thỉnh thoảng

QU Y

2

A. Thường xuyên C. Không bao giờ

3

Thầy cô có thường giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm mối liên hệ giữa kiến thức của bài mới và các vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của các em không?

KÈ M

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ

DẠ Y

Khi lên lớp thầy/cô có thường dành thời gian cho các em đặt ra các vấn đề, các câu hỏi khúc mắc về những gì các em quan sát được trong đời sống không?

4

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ

KẾT QUẢ


Thầy/cô có dành thời gian để giải đáp những thắc mắc của các em không? 5

OF FI CI AL

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ

Các em thường có thói quen liên hệ giữa kiến thức đã lĩnh hội được vào trong đời sống hàng ngày của các em không? A. Thường xuyên 6

B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ

Các em có thường tìm ra được những mâu thuẫn giữa những kiến thức lí thuyết học được với những hiện tượng xảy ra trong thực tế không?

QU Y

8

NH

7

ƠN

Trong các giờ luyện tập, ôn tập, thầy/cô có thường đưa cho các em các bài tập hoặc các câu hỏi liên hệ với thực tiễn để củng cố kiến thức không ?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng

C. Không bao giờ

9

KÈ M

Trong giờ thực hành các em có thường chú ý quan sát thí nghiệm và tìm ra được sự mâu thuẫn với các kiến thức lý thuyết đã học được không? A. Tích cực hơn so với các giờ học khác B. Bình thường như các tiết học khác

DẠ Y

C. Không tích cực như trong các giờ học khác

10

Trong các bài kiểm tra, thầy/cô có thường đưa ra các câu hỏi /bài tập/tình huống có liên quan đến thực tiễn không? A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng


C. Không bao giờ Các em có thích thầy/cô giao nhiệm vụ tìm hiểu các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học không?

OF FI CI AL

11

A.Thích B. Bình thường C. Không thích 12

Các em có thích vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn không? A. Thích B. Bình thường C. Không thích

Các em có thích tự mình tìm hiểu các ứng dụng của Vật lý vào cuộc sống không?

ƠN

13

B. Bình thường

DẠ Y

KÈ M

QU Y

C. Không thích

NH

A. Thích

Phiếu 2: PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỌC THEO DỰ ÁN


Tên dự án:................... Điểm đạt được

STT

Tiêu chí

1

Nội dung kiến thức(đầy đủ, chính xác khoa học)

2

Hình thức trình bày

3

Sự phân công công việc

4

Tổ chức báo cáo kết quả

5

Giải thích, minh họa.

6

Việc sử dụng các phương tiện, cơ sở vật chất.

7

Ý tưởng mới

8

Sự tích cực của các thành viên.

9

Sự hợp tác của các thành viên

10

Đóng góp của dự án.

Ghi chú

ƠN

2 3 4 5 6 7 8 9 10

NH

Tổng điểm

OF FI CI AL

Nhóm được đánh giá:.............

Tên dự án:...........

QU Y

Bảng kiểm quan sát HS học tập theo dự án Nhóm được đánh giá:..........................Lớp:................. TT

Tiêu chí

Điểm đạt được 12 3 4 5 6 7 8 9 10

KÈ M

1 Thời điểm hoàn thành 2 Kế hoạch thực hiện

3 Sự phân công nhiệm vụ 4 Tích tích cực của nhóm 5 Sự hợp tác giữa các thành viên

DẠ Y

6 Cơ hội rèn luyện các KN của HS 7 Tính mới của dự án 8 Đóng góp của dự án Tổng điểm đạt được Phiếu 3. PHIẾU QUAN SÁT

Ghi chú


Họ tên người quan sát:…………………………………………………….. 1. Tên hoạt động: - Thuộc chuyên đề: Tìm hiểu Máy xay sinh tố 2. Đối tượng quan sát: Nhóm……….... 3. Tiến trình hoạt động của nhóm: 4. Nhận xét: a) Cách nhóm tổ chức hoạt động

OF FI CI AL

Ngày…..Tháng……….năm……………Lớp: …

- Các nhóm có sự phân công nhiệm vụ cụ thể hay không? Có 

Không 

- Các HS trong nhóm tham gia thảo luận như thế nào? 

Trầm lặng

ƠN

Sôi nổi

- Số lượng HS không nhiệt tình trong quá trình thảo luận như thế nào? Nhiều

NH

Ít

Không có

b) Cách nhóm thực hiện báo cáo

QU Y

- Các nhóm sử dụng công cụ, phương tiện gì để báo cáo? Máy chiếu

Bảng phụ

Phương tiện khác

- Sự hỗ trợ giữa các cá nhân trong nhóm trong quá trình làm việc như thế nào?

KÈ M

Bảng kiểm về thái độ của học sinh trong hoạt động nhóm Tinh thần

hợp tác/làm việc

Thái độ lắng nghe

Kĩ năng diễn đạt

DẠ Y

Họ và Lúng Rõ Rất túng, tên HS Không Bình Tích Không Chưa ràng, dễ tích Chú ý chăm khó thường cực chú ý rõ ràng cực chú hiểu hiểu

PHỤ LỤC 3. ĐỀ KIỂM TRA


KIỂM TRA 15 PHÚT

Icư

A

A

A.

Icư

Icư=0

Icư

C.

B.

R tăng

OF FI CI AL

Câu 1. Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng:

A

R giảm

R giảm

D.

A

R tăng

Câu 2. Một khung dây dẫn phẳng có diện tích 12cm2 đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B = 5.10-2T , mặt phẳng khung dây hợp với các đường cảm ứng từ một góc 300.Độ lớn từ thông qua khung: A. 3.10-5Wb

B. 0,3 Wb C.0,52 Wb D.5,2.10-5Wb.

ƠN

Câu 3. Độ lớn suất điện động cảm ứng trong mạch tỉ lệ với: A. Độ lớn từ thông qua mạch.

B. diện tích của mạch.

C. Tốc độ biến thiên từ thông qua mạch.

D. điện trở của mạch.

NH

Câu 4. Muốn làm giảm hao phí do tỏa nhiệt khi dòng điện Fucô gây trên khối kim loại, người ta thường: A. Đúc khối kim loại không có phần rỗng bên trong. B. Chia khối kim loại thành nhiều lá kim loại mỏng ghép cách điện với nhau.

QU Y

C. Sơn phủ lên khối kim loại một lớp sơn cách điện. D. Tăng độ dẫn điện cho khối kim loại.

KÈ M

Câu 5. Một khung dây phẳng ,diện tích 20cm2 gồm 10 vòng đặt trong từ trường đều. Véc tơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây một góc 300 và có độ lớn B = 2.10-4T. Người ta làm cho từ trường giảm đều đến không trong khoảng thời gian 0,01s. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong khoảng thời gian từ trường biến đổi: A. 3,46.10-4V

B. 4.10-4V C. 4 mV

D. 0,2 mV

Câu 6. Dòng điện Phucô là: A. dòng điện cảm ứng sinh ra trong mạch kín khi từ thông qua mạch biến thiên. B. dòng điện chạy trong khối vật dẫn

DẠ Y

C. dòng điện cảm ứng sinh ra trong khối vật dẫn khi vật dẫn kim loại khi nó chuyển động trong từ trường hoặc đặt trong từ trường biến thiên D. dòng điện xuất hiện trong tấm kim loại khi nối tấm kim loại với hai cực của nguồn điện


Câu 7. Một khung dây kín đặt trong từ trường đều , mặt phẳng khung dây hợp với các đường sức một góc là α. Từ thông qua khung dây đạt giá trị cực đại khi C.α=00

B. α là góc tù

D. α=900

OF FI CI AL

A. α là góc nhọn

Câu 8. Khung dây diện tích S đặt trong từ trường đều B sao cho pháp tuyến n của khung dây hợp với B một góc α.Công thức tính từ thông qua khung dây là A.A. Ф = BS.sinα B.Ф = BS.cosα

C. Ф = BS.tanα

D. Ф = BS.ctanα

Câu 9. Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho nam châm dịch chuyển lại gần hoặc ra xa vòng dây kín:

A.

v

Ic

Ic N

B.

S

v

N

S

C. N

S

v

Ic

D. N

S

v

Icư= 0

ƠN

Câu 10. Khi cho nam châm xuyên qua vòng dây treo như hình vẽ thì chúng tương tác: A. đẩy nhau

NH

B. Ban đầu hút nhau, khi xuyên qua rồi thì đẩy nhau

C. Ban đầu đẩy nhau, khi xuyên qua rồi thì hút nhau

DẠ Y

KÈ M

QU Y

D. hút nhau

S

N

v


PHỤ LỤC 4: KIỂM TRA 15 PHÚT bởi: A. sự biến thiên của từ trường trái đất

OF FI CI AL

Câu 1. Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện trong mạch gây

B. sự chuyển động của nam châm với mạch

C. sự thay đổi góc hợp bởi vòng dây và đường sức từ D. sự biến thiên cường độ dòng điện trong mạch

Câu 2. Dòng điện qua một ống dây giảm đều từ 1,2A xuống 0,4A trong thời gian 0,2 giây thì suất điện động xuất hiện trong ống dây ở thời gian trên là 1,6V.Hệ số tự cảm cuả ống dây là: A. 0,4H

C.0,16H

ƠN

B.4H

D.0,256H

Câu 3. Biểu thức tính độ tự cảm của ống dây dẫn hình trụ chiều dài l,gồm N vòng dây quấn cách đều ,mỗi vòng dây có tiết diện ngang S là: N N N2 S B. L  4 .10 7 S C. L  4 .10 7 I l l l

NH

A. L  4 .10 7

D. L  4 .10  7

N2 I l

Câu 4. Biểu thức tính suất điện động cảm ứng: I t

B. e = L.I

QU Y

A. e  L

C. e = 4π. 10-7.n2.V

D. e  L

t I

Câu 5.Một ống dây dài 50cm có 2500 vòng dây ,đường kính của ống bằng 2cm.Một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây trong 0,01s cường độ dòng điện tăng từ 0 đến 1,5A.Tính suất điện động tự cảm trong ống dây: B.0,26V

KÈ M

A.0,14V

C.0,52V

D.0,74V

Câu 6. Đáp án nào sau đây là sai: Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi: A.độ tự cảm của ống dây lớn

C.dòng điện giảm nhan

B.cường độ dòng điện qua ống dây lớn D.dòng điện tăng nhanh

Câu 7. Một ống dây có hệ số tự cảm là 100mH,khi có dòng điện cường độ I chạy

DẠ Y

qua ống dây thì trong ống dây xuất hiện suất điện động có độ lớn 0,4V. Tốc độ biến thiên cường độ dòng điện qua ống dây trong thời gian trên là: A. 4mA/s

B. 0,25A/s

C. 4A/s

Câu 8. Chọn đáp án sai:

Cho mạch điện như hình vẽ. Khi đóng khóa K thì:

D.0,25mA/s


A. đèn (1) sáng ngay lập tức, đèn (2) sáng từ từ B. đèn (1) và đèn (2) đều sáng lên ngay

1

R

OF FI CI AL

L

2

C. đèn (1) và đèn (2) đều sáng từ từ D. đèn (2) sáng ngay lập tức, đèn (1) sáng từ từ

K

E

Câu 9. Hình vẽ bên khi K ngắt dòng điện tự cảm do ống dây gây ra, và dòng điện qua R lần lượt có chiều: A. Itc từ M đến N; IR từ Q đến M

M

B. Itc từ M đến N; IR từ M đến Q

R

Q

E

L

N

C. Itc từ N đến M; IR từ Q đến M D. Itc từ N đến M; IR từ M đến Q

K

P

ƠN

Câu 10. Một ống dây được quấn với mật độ 2000 vòng/m. 2

i(A)

Ống có thể tích 500cm , và được mắc vào mạch điện, sau khi đóng công tắc, dòng điện biến thiên theo thời gian như

0 0,05

NH

đồ thị bên hình vẽ ứng với thời gian đóng công tắc là từ 0

5

đến

0,05s. Tính suất điện động tự cảm trong ống trong khoảng

QU Y

thời gian trên: A. 2π.10-2V

B. 8π.10-2V

DẠ Y

KÈ M

D. 5π.10-2V

PHỤ LỤC 5:

C. 6π.10-2V

t(s)


DẠ Y

KÈ M

QU Y

NH

ƠN

OF FI CI AL

Hình ảnh hoạt động khám phá, thu thập kiến thức,sản phẩm hoạt động của HS


DẠ Y

KÈ M QU Y ƠN

NH

OF FI CI AL


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.