TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
vectorstock.com/28062415
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG GIẢNG DẠY PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG - SINH HỌC 11, NGUYỄN THỊ THỦY WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
: Đối chứng
GV
: Giáo viên
HS
: Học sinh
HĐKĐ
: Hoạt động khởi động
KĐ
: Khởi động
NL
: Năng lực
PPCT
: Phân phối chương trình
SGK
: Sách giáo khoa
SH
: Sinh học
THPT
: Trung học phổ thông
TN
: Thí nghiệm
TNSP
: Thực nghiệm sư phạm
NH
ƠN
OF
FI
ĐC
CI
AL
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
: Sáng kiến kinh nghiệm
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
SKKN
1
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” MỤC LỤC
AL
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………. 1 1. Lí do chọn đề tài ……………………………………………………………….. 1
CI
2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………………... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………………………………... 2
FI
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ………………………………………………... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………. 2
OF
6. Những đóng góp mới của đề tài ……………………………………………….. 3 PHẦN 2. NỘI DUNG ……………………………………………………………. 4 1. Cơ sở khoa học của đề tài ……………………………………………………… 4
ƠN
1.1. Cơ sở lí luận. ………………………………………………………………… 4 1.2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………………….. 6 2. Xây dựng một số biện pháp tích cực để tổ chức HĐKĐ nhằm tạo hứng thú cho HS………………………………………………………………………………… 10
NH
2.1. Nguyên tắc xây dựng HĐKĐ ……………………………………………….. 10 2.2. Quy trình xây dựng HĐKĐ …………………………………………………. 11
Y
2.3. Những kiến thức có thể thiết kế HĐKĐ của từng bài học trong chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng – Sinh học 11……………………………… 11 2.4. Một số biện pháp tích cực để KĐ bài học ………………………………….. 13
QU
2.5. Gợi ý một số phương pháp KĐ áp dụng vào các bài học trong chương 1: chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11 ……………………………….. 19 3. Thực nghiệm sư phạm…………………………………………………………. 43
M
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm………………………………………… 43 3.2. Phương pháp thực nghiệm ………………………………………………….. 44
KÈ
3.3. Nội dung và thời gian thực nghiệm sư phạm ……………………………….. 45 3.4. Tiến hành thực nghiệm ……………………………………………………... 45 3.5. Kết quả thực nghiệm ………………………………………………………... 46
DẠ Y
3.6. Kết luận về thực nghiệm…………………………………………………….. 48 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………... 49 3.1. Kết luận ……………………………………………………………………... 49 3.2. Kiến nghị ……………………………………………………………………. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………….. 51 2
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
AL
1. Lí do chọn đề tài
OF
FI
CI
Hiện nay, toàn ngành giáo dục đang hướng tới công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả của giáo dục phổ thông. Định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực của mỗi HS. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi HS”.
NH
ƠN
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện qua nhiều đặc trưng trong đó dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. GV là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...là một trong những đặc trưng vô cùng quan trọng.
QU
Y
Một trong những yêu cầu của tiết học thành công và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là phải có HĐKĐ. HĐKĐ có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình tiết dạy, ảnh hưởng lớn đến việc chủ động sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Vì vậy việc tạo hứng thú cho HS vào đầu tiết học có vai trò hết sức quan trọng.
DẠ Y
KÈ
M
Phương pháp dạy học truyền thống lâu nay thường không có HĐKĐ hoặc có thì đều dựa vào vai trò của GV, đều là lời nói của GV, HS chỉ đóng vai trò thụ động lắng nghe, cảm thấy chán nản ngay từ những giây phút đầu tiên, hoặc có nhiều HS không dám phản ứng và tỏ thái độ nhưng tâm trí chúng không còn chú tâm đến bài học. Và thế là, mặc dù HS có mặt cùng chúng ta trong lớp học nhưng chúng không hề để ý đến bài học, không biết GV đang nói gì, kiến thức bài học là gì. Và chẳng nói thì thầy cô cũng hiểu rằng, việc học chỉ là cuộc đối thoại nhàm tẻ giữa GV và chính mình. Và hiện nay, thực tế dạy học lại cho thấy rất nhiều GV khó kiếm tìm được một cách khởi động để cho tiết học sinh động, hấp dẫn hoặc có tổ chức nhưng hiệu quả không cao do hình thức tổ chức nhàm chán, rời rạc, nặng về kiến thức... Thay vì KĐ chỉ dựa vào hoạt động của GV thì GV nên hướng tới những hoạt động của HS, bằng những phương pháp dạy học tích cực để phát huy năng lực của HS, khơi gợi những năng lực trong mỗi con người vốn có. Một HĐKĐ tích cực giúp HS tập trung và chú ý, hiện diện 100% trong không gian lớp học, trong từng 1
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
AL
khoảnh khắc, cho phép GV giới thiệu bài học một cách nhẹ nhàng và hấp dẫn, giúp HS có cơ hội làm quen với các thuật ngữ, từ khóa ngay từ khi bắt đầu bài học, giúp GV sử dụng thời gian một cách hiệu quả hơn, nó tạo sự hứng thú lôi cuốn ngay từ đầu bài học.
CI
Là một GV giảng dạy bộ môn Sinh học tôi luôn trăn trở phải dạy và giáo dục cho HS những cái gì, dạy như thế nào để giúp HS trở thành những con người có phẩm chất tốt, tự chủ, năng động, sáng tạo, thích ứng với xã hội hiện nay.
OF
FI
Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” với mong muốn góp thêm một số ý tưởng và biện pháp mới trong tổ chức dạy học để phát huy những năng lực tích cực cho HS trong phần KĐ. 2. Mục đích nghiên cứu
ƠN
- Nghiên cứu, xây dựng và thử nghiệm những biện pháp tích cực để KĐ bài dạy tạo hứng thú cho HS qua phần: chuyển hóa vật chất và năng lương – sinh học 11 nhằm nâng cao hiệu quả quá trình dạy họ sinh học ở trường phổ thông.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
NH
- Rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả. - Tìm hiểu cơ sở lí luận về HĐKĐ bài học.
QU
Y
- Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa sinh học, đặc biệt phần chuyển hóa vật chất và năng lượng – sinh học 11. - Nghiên cứu các biện pháp và cách thức để tổ chức HĐKĐ áp dụng vào từng bài học của phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
M
- HS THPT khối 11, GV giảng dạy sinh học ở THPT 5. Phương pháp nghiên cứu
KÈ
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài
5.2. Phương pháp điều tra
DẠ Y
Phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp nghiên cứu trên nhóm lớp thực nghiệm qua việc đánh giá các tiêu chí tương ứng với các mức độ đạt được và so sánh với lớp đối chứng. 2
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” Sử dụng toán xác suất, thống kê để xử lí số liệu và tính toán. 6. Những đóng góp mới của đề tài
AL
5.4. Phương pháp thống kê toán học
CI
- Về mặt lý luận: Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về sử dụng các biện pháp tích cực để KĐ bài học.
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
- Về mặt thực tiễn: Cung cấp nguồn tư liệu giúp GV dễ dàng lựa chọn và áp dụng vào bài dạy để tạo hứng thú học tập cho HS. Từ đó phát huy năng lực của HS góp phần nâng cao hiệu quả học tập trong dạy học sinh học ở trường phổ thông.
3
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” PHẦN 2. NỘI DUNG
AL
1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1. Cơ sở lí luận.
CI
1.1.1. Quan niệm về HĐKĐ
FI
KĐ là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp HS huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. HĐKĐ sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của HS ngay từ đầu tiết học.
OF
HĐKĐ thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp HS hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị phần KĐ như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng HS và cả điều kiện của GV.
1.1.2. Mục đích của HĐKĐ
ƠN
Như vậy có thể hiểu, hoạt động này chưa đòi hỏi sự tư duy cao, không quá coi trọng về vấn đề kiến thức mà chủ yếu là tạo tâm thế tốt nhất cho các em nhập cuộc, lôi kéo các em có hứng thú với các hoạt động phía sau đó.
QU
Y
NH
Mục đích của HĐKĐ là dẫn vào bài học, nối liền bài cũ với bài mới, gợi ý cho HS, kích thích hứng thú, làm rõ mục đích, tạo được không khí học tập tích cực, sôi nổi ở HS. Bởi như Khổng Tử đã từng nói “Biết mà học, không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học”. Từ nội dung của câu nói và thực tế giảng dạy, ta thấy niềm vui và sự ham thích sẽ là một động lực lớn giúp HS vượt qua khó khăn để vươn lên trong học tập. Có thể nói HĐKĐ có vai trò tạo hứng thú, say mê học tập cho HS. HĐKĐ chỉ là khâu nhỏ, nhưng lại ở vào vị trí mở đầu, có tác dụng đặt nền móng và gắn bó với các hoạt động còn lại. Vậy nên, người dạy không thể bỏ qua. Như vậy HĐKĐ có tác dụng giúp:
M
- HS tập trung và chú ý, luôn hiện diện trong không gian lớp học, trong từng khoảnh khắc.
KÈ
- GV giới thiệu bài học một cách nhẹ nhàng và hấp dẫn
- GV sử dụng thời gian một cách hiệu quả hơn.
DẠ Y
học!
- HS có cơ hội làm quen với các thuật ngữ, từ khóa ngay từ khi bắt đầu bài
- Tạo sự hứng thú lôi cuốn ngay từ đầu bài học.
4
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
AL
1.1.3. Ý nghĩa của HĐKĐ đối với dạy học theo hướng phát triển năng lực HS.
Ở mỗi bài học, HĐKĐ chỉ chiếm khoảng vài phút đầu giờ, nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển tính tích cực học tập của HS.
OF
FI
CI
Thứ nhất, một bài học với cách KĐ thú vị, hấp dẫn sẽ có tác dụng kích thích hứng thú học tập. Bởi sự say mê, yêu thích đối với mỗi môn học không phải em nào cũng sẵn có. Phần nhiều nhờ sự sáng tạo của GV biết cách dẫn dắt HS vào từng hoạt động học tập - trước tiên là HĐKĐ mà các em có được sự thích thú. Theo kết quả nghiên cứu của Xlôvaytrich (1975), có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. Điều đó cho thấy, khi đã có hứng thú, HS sẽ tự nguyện tham gia vào các hoạt động học tập một cách tự nhiên, sáng tạo.
ƠN
Thứ hai, HĐKĐ có tác dụng nối liền kiến thức cũ với kiến thức mới, tạo nền tảng cho việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của bài học. Bởi kiến thức sinh học có tính kế thừa, cái này liên quan đến cái kia. Vì vậy, khi thiết kế HĐKĐ, GV cần tạo cơ hội cho HS tự làm sống lại các kiến thức nền đã học, cần thiết cho việc lĩnh hội nhiệm vụ mới. Như vậy, vừa giúp các em ghi nhớ chắc chắn hơn kiến thức cũ, vừa giúp hình thành các kĩ năng kĩ xảo cần thiết trong học tập và trong cuộc sống.
QU
Y
NH
Thứ ba, HĐKĐ giúp tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học. Bởi học tập là một quá trình khám phá. Quá trình ấy phát huy được nội lực của HS, tư duy tích cực - độc lập - sáng tạo với mong muốn được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa những điều đã biết và chưa biết. Có thể thấy, HĐKĐ chứa đựng mâu thuẫn về mặt nhận thức sẽ kích thích sự tò mò của HS, khiến các em có mong muốn tìm được câu trả lời thỏa đáng cho các vấn đề còn thắc mắc, thậm chí còn biết tự đặt ra những vấn đề nghiên cứu tiếp theo.
KÈ
M
Thứ tư, HĐKĐ giúp khái quát nội dung cơ bản của bài học, hướng sự suy nghĩ, tư duy của HS vào nội dung chính ngay từ đầu, bởi có một thực tế là khi bắt đầu bài học, nếu GV không có sự định hướng, HS sẽ loay hoay với rất nhiều câu hỏi như: “Hôm nay không biết học bài gì? Nội dung có khó (hoặc hấp dẫn) hay không? Chúng ta sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ nào?” Như vậy, tư duy HS bị phân tán sẽ ảnh hưởng đến việc lĩnh hội kiến thức của bài. Do đó, trong HĐKĐ cần thiết GV phải có những cách thức chuyển giao nhiệm vụ linh hoạt để khái quát nội dung cơ bản của bài.
DẠ Y
Thứ năm, HĐKĐ giúp GV và HS có cơ hội hiểu nhau hơn; thậm chí, theo Nguyễn Thị Minh Phượng và cộng sự (2016), HĐKĐ giúp phá tan sự lo lắng, e ngại ban đầu của người học đối với GV, thu hút HS vào việc học chủ động, tích cực, tạo tâm thế và kiến thức cần thiết cho bài mới. Như vậy, KĐ tốt của mỗi tiết học giúp HS hứng thú, hăng hái trong học tập, thuận lợi cho hoạt động hình thành kiến thức ở phần sau. Nhưng GV cần lưu ý, kết thúc hoạt động này, GV không “chốt” về nội dung kiến thức của bài mà chỉ giúp HS phát biểu được vấn đề học 5
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
AL
tập để chuyển sang các hoạt động tiếp theo. Qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề trong suốt quá trình dạy học. 1.1.4. Những yêu cầu của HĐKĐ
CI
Để HĐKĐ góp phần vào hiệu quả của bài học sinh học, khi thực hiện, GV cần đảm bảo những yêu cầu sau:
FI
Thứ nhất, HĐKĐ phải gắn chặt với nội dung cơ bản của bài học để giúp định hướng tư duy HS vào nội dung chính ngay từ đầu, tránh bị phân tán vào các vấn đề lan man, không cần thiết, làm giảm hiệu quả bài học.
ƠN
OF
Thứ hai, HĐKĐ phải phù hợp với trình độ HS và điều kiện dạy học của nhà trường. Đảm bảo tính vừa sức HS trong HĐKĐ cũng nhằm mục đích giúp HS dễ dàng tham gia vào hoạt động học tập, đạt được mục tiêu dạy học đề ra. Ngoài ra, HĐKĐ cũng cần phải phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường. Chẳng hạn, GV không thể thực hiện được HĐKĐ có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nếu GV không có máy tính hoặc nhà trường không được trang bị máy chiếu... Do vậy, ngay từ khi xây dựng kế hoạch dạy học, GV đã phải xem xét điều kiện dạy học cần thiết để thiết kế HĐKĐ cho phù hợp.
Y
NH
Thứ ba, khi tổ chức HĐKĐ, GV phải chuyển giao nhiệm vụ rõ ràng thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà HS phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của HS; đảm bảo cho tất cả HS tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, đối chiếu mục tiêu với sản phẩm thì GV sẽ đánh giá được khả năng của HS và bổ sung để hoàn thiện nếu cần thiết.
QU
Thứ tư, GV cần lựa chọn các tình huống, những câu hỏi đắt giá để giúp HS động não chứ không nên đưa những câu hỏi mờ nhạt, đưa ra rồi không giải quyết. Làm như vậy sẽ không phát huy được tính tích cực học tập của HS.
KÈ
M
Thứ năm, kết thúc HĐKĐ, GV cần bố trí thời gian thích hợp để HS bày tỏ quan điểm cũng như sản phẩm hoạt động của mình. Đây cũng là dịp để GV đánh giá sự nỗ lực của các thành viên trong lớp. Qua đây, các em có hứng thú học tập, có động lực để thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo, có sự tự tin trước tập thể, phát triển các năng lực của bản thân. 1.2. Cơ sở thực tiễn.
DẠ Y
Với mục đích tìm hiểu mức độ yêu thích của HS đối với giờ học sinh học, tôi đã tiến hành điều tra mức độ biểu hiện sự hứng thú đối với môn sinh học thông qua 83 HS của 2 lớp 11A1 và 11A2 của trường THPT Hoàng Mai 2. Kết quả điều tra được thể hiện ở các bảng sau:
6
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” Bảng 2.1. Kết quả điều tra sở thích của HS đối với môn sinh học Tỉ lệ (%)
Thích
18
21.7
Bình thường
32
38.6
Không thích
27
Sợ
6
CI
AL
TS ý kiến
32.5 7.2
FI
Nội dung
ƠN
OF
Qua bảng điều tra có thể thấy tỉ lệ HS thích môn sinh học không cao (21.7%), và không thích môn sinh học khá cao (32.5%). Đặc biệt HS sợ môn sinh học cao (7.2%). Đây là dấu hiệu đáng lo ngại đối với bộ môn sinh học của nhà trường. Điều này chứng tỏ vai trò của thầy (cô) giáo trong dạy học chưa kích thích hứng thú học môn sinh học cho các em. Vì vậy việc thay đổi phương pháp dạy học là việc làm cấp bách và cần thiết.
Y
NH
Việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực ở các trường THPT đã và đang thực hiện nhằm phát huy năng lực người dạy, cũng như năng lực người học. Nhiều phương pháp dạy học tích cực được GV áp dụng vào trong quá trình giảng dạy, nhưng áp dụng những phương pháp dạy học tích cực vào HĐKĐ thì còn nhiều hạn chế, vì thế tính hiệu quả của giờ học chưa cao, đặc biệt với môn sinh học HS vẫn xem như là môn học thuộc nên không cần có nhiều hoạt động, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong bài học đôi khi còn miễn cưỡng. Với GV đa phần các giờ học vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống là phổ biến, hoặc có áp dụng phương pháp dạy học mới nhưng chưa chú trọng đến phần KĐ.
QU
Bảng 2.2. Biểu hiện thái độ của HS trong hoạt động học tập môn sinh học
Nội dung
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Ý Tỷ Ý Tỷ Ý Tỷ kiến lệ % kiến lệ % kiến lệ%
Chú ý nghe thầy cô giảng bài
19
22.9
41
49.4
23
27.7
Ghi bài đầy đủ
9
10.8
10
12.0
64
77.1
Tích cực giơ tay phát biểu ý kiến
25
30.1
30
36.1
28
33.7
4
Ngủ hoặc làm việc riêng trong giờ học
47
56.6
29
34.9
7
8.4
5
Mong cho nhanh hết tiết
54
65.1
24
28.9
5
6.0
2
DẠ Y
3
KÈ
1
M
STT
Thường xuyên
7
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” Thỉnh thoảng
STT
Nội dung
6
Tích cực xây dựng và tham gia giải quyết tình huống trong giờ học
26
31.3
33
7
Cảm thấy thoải mái, vui vẻ trong giờ học
32
38.5
40
8
Chỉ học thuộc phần GV cho ghi
63
75.9
9
Khi phát biểu đọc theo trong SGK
28
33.7
10
Tích cực suy nghĩ những câu hỏi mở rộng của GV
8
Không bao giờ
AL
Thường xuyên
39.8
28.9
48.2
11
13.3
15
18.1
5
9.6
35
42.1
20
24.1
48
57.8
27
32.5
ƠN
OF
24
FI
CI
Ý Tỷ Ý Tỷ Ý Tỷ kiến lệ % kiến lệ % kiến lệ%
9.6
QU
Y
NH
Từ bảng 2.2 tôi nhận thấy chỉ có 22.9% HS thường xuyên tập trung trong giờ học. Tỉ lệ HS ít và không phát biểu ý kiến xây dựng bài, không thắc mắc nội dung bài chiếm trên 80% cho thấy thực tế các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động, chưa có sự hợp tác học hỏi lẫn nhau. Điều này cho thấy môn sinh chưa thật sự lôi cuốn HS. Có thể nguyên nhân là do các em vẫn xem môn sinh như một môn phụ, hoặc GV chưa tạo được sự yêu thích, hứng thú với môn sinh học cho HS, HS chưa thấy được tầm quan trọng của môn sinh học trong đời sống.
KÈ
M
Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy các em chưa chủ động, hứng thú học tập môn sinh học (trên 80% HS chưa tích cực chuẩn bị bài ở nhà; chưa có ý thức đọc thêm tài liệu hoặc tự nghiên cứu bài). Tình trạng lớp học tương đối trầm ở các lớp khá phổ biến hiện nay. Khi khảo sát tôi nhận thấy tỷ lệ phát biểu ít chiếm quá nửa, rồi đến tỷ lệ những HS chưa bao giờ phát biểu khá cao (xấp xỉ 43%), còn lại lượng HS hăng hái phát biểu không đáng kể. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này khá phức tạp, bắt nguồn từ tâm lý chung của HS (sợ bị chê cười khi phát biểu sai, chưa tự tin vào năng lực của mình, chưa hiểu rõ tác dụng của việc phát biểu xây dựng bài), do cá nhân chưa chuẩn bị bài kỹ, đến phương pháp giảng dạy của GV chưa gây hứng thú tới HS…
DẠ Y
Qua bảng kết quả điều tra cho thấy tình trạng lớp học tương đối trầm ở các lớp khá phổ biến hiện nay. Khi khảo sát tôi nhận thấy tỷ lệ phát biểu ít chiếm quá nửa (>50%), rồi đến tỷ lệ những HS chưa bao giờ phát biểu khá cao (xấp xỉ 33.7%), còn lại lượng HS hăng hái phát biểu đang ít (30.1%). Nguyên nhân gây nên hiện tượng này khá phức tạp, bắt nguồn từ tâm lý chung của HS (sợ bị chê cười khi phát biểu sai, chưa tự tin vào năng lực của mình, chưa hiểu rõ tác dụng 8
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
AL
của việc phát biểu xây dựng bài), do cá nhân chưa chuẩn bị bài kỹ, đến phương pháp giảng dạy của GV chưa gây hứng thú tới HS… Bảng 2.3. Kết quả điều tra hoạt động của GV về thực trạng dạy học ở trường THPT
Nội dung
Đôi khi
Ý Tỷ Ý Tỷ Ý Tỷ kiến lệ % kiến lệ % kiến lệ %
Đọc cho HS chép bài
0
00.0
2
Cho HS ngồi học nghiêm túc, không di chuyển khỏi vị trí trong cả tiết học
25
62.5
3
Đặt các câu hỏi lý thuyết liên quan đến kiến thức của bài
4
Đặt ra các tình huống (câu hỏi thực tế) liên quan bài học
5
32
80.0
8
20.0
13
32.5
2
5.0
ƠN
OF
1
FI
STT
Chưa bao giờ
CI
Thường xuyên
87.5
5
12.5
0
0.0
32
80.0
8
20.0
0
0.0
Cho HS hoạt động nhóm
25
62.5
15
37.5
0
0.0
6
Sử dụng tranh ảnh, thiết bị dạy học
23
57.5
17
42.5
0
0.0
7
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học
15
37.5
10
25.0
15
37.5
8
Sử dụng HĐKĐ trong dạy học
0
0.0
36
90.0
4
10.0
9
Lấy điểm thường xuyên và định kỳ thông qua các bài kiểm tra trên lớp
40
100
0
0.0
0
0.0
6
15.0
34
85.0
0
0.0
Y
QU
M
KÈ
Lấy điểm thông qua các hoạt động học khác của HS (hồ sơ học tập, thuyết trình, diễn kịch, quay video…)
DẠ Y
10
NH
35
Đối với GV, trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học môn sinh học ở trường THPT đã có một số chuyển biến tích cực. Trong mỗi tiết dạy, GV đã quan tâm đến việc chuyển từ học tập một chiều, thụ động sang học tập chủ động. Các hình thức dạy học tích cực đã được vận dụng làm cho việc học tập 9
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
AL
của HS trở nên hứng thú hơn. Đồng thời với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin được áp dụng vào quá trình dạy học, việc học của HS thuận lợi rất nhiều, tạo điều kiện để HS có thể tự mình khám phá tri thức mới theo nhiều cách khác nhau chứ không phụ thuộc quá nhiều vào GV.
FI
CI
Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá không diễn ra thường xuyên, chỉ là đôi khi thực hiện hoặc có những biện pháp chưa bao giờ thực hiện (bảng 2.3). Đặc biệt đối với việc sử dụng HĐKĐ để gây hứng thú cho HS đang còn hạn chế, GV chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng.
OF
Như vậy đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy NL của HS là việc làm cần thiết và quan trọng. Đặc biệt sử dụng HĐKĐ để gây hứng thú cho HS đem lại nhiều lợi ích. 2. Xây dựng một số biện pháp tích cực để tổ chức HĐKĐ nhằm tạo hứng thú cho HS.
ƠN
2.1. Nguyên tắc xây dựng HĐKĐ
- Tình huống/câu hỏi/bài tập nhằm huy động kiến thức/kĩ năng/kinh nghiệm sẵn có nào của HS? (HS đã học kiến thức/kĩ năng đó khi nào?)
NH
- Vận dụng kiến thức/kĩ năng/kinh nghiệm đã có đó thì HS có thể thực hiện nhiệm vụ đã nêu đến mức độ nào? Dự kiến các câu trả lời/sản phẩm mà HS có thể hoàn thành.
Y
- Để hoàn thiện câu trả lời/sản phẩm học tập nói trên, HS cần vận dụng kiến thức/kĩ năng mới nào sẽ học ở phần tiếp theo trong Hoạt động Hình thành kiến thức? (Có thể không phải là toàn bộ kiến thức/kĩ năng mới trong bài).
QU
- HĐKĐ không nên mang nặng tính lí thuyết mà cần huy động những kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học để tạo sự hứng thú và suy nghĩ tích cực cho người học.
M
- Nhiệm vụ đặt ra nên gần gũi với đời sống mà HS dễ cảm nhận và đã có ít nhiều những hiểu biết ban đầu về chúng.
KÈ
- Tạo điều kiện cho HS có thể huy động được kiến thức đã học để giải quyết, qua đó giúp HS phát hiện vấn đề, kết nối được với nhu cầu học bài mới để giải quyết vấn đề đã phát hiện.
DẠ Y
- Về thời gian: đây là khâu quan trọng để đảm bảo tiến trình giờ học. Tùy vào nội dung bài học để GV định lượng thời gian. Đối với các bài dạy học theo chủ đề từ 2 tiết trở lên, GV có thể tổ chức HĐKĐ trong vòng 10 - 15 phút. Đối với bài học theo từng tiết, GV nên tổ chức HĐKĐ 5-7 phút. Tránh tình trạng KĐ quá nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến quá trình chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng. Hoặc KĐ rất công phu, bài bản nhưng lại không ăn nhập gì với bài học. Mặt khác KĐ quá phấn kích cũng làm cho HS khó tập trung trở lại bài học. 10
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
AL
- Trong quá trình thực hiện hoạt động GV phải luôn giữ tâm thái vui vẻ, thoải mái, gần gũi thân thiện với HS để tạo giờ dạy hấp dẫn và cuốn hút người học. 2.2. Quy trình xây dựng HĐKĐ
Xác định mục tiêu nhiệm vụ tổng quát của chương trình môn học, và mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể ở mỗi bài học hoặc một chủ đề.
Bước 2:
Xác định các kiến thức, kĩ năng (bài mới hoặc kiến thức cũ liên quan đến bài mới) có thể thiết kế hoạt động khởi động cho HS.
OF
FI
CI
Bước 1:
Lựa chọn biện pháp (hình thức) khởi động
Bước 3: Bước 4:
ƠN
Thiết kế hoạt động khởi động dựa trên các nguyên tắc đã đề ra
Chủ đề
Bài
NH
2.3. Những kiến thức có thể thiết kế HĐKĐ của từng bài trong phần: Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11.
Y
Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
QU
Chủ đề 1: Bài 2. Quá trình Trao đổi nước vận chuyển các ở thực vật chất trong cây
KÈ
M
Bài 3. Thoát hơi nước
DẠ Y
Chủ đề 2: Dinh dưỡng khoáng trong trồng trọt
Bài 4. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng
Bài 5,6. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
Kiến thức có thể thiết kế HĐKĐ
Rễ là cơ quan hấp thụ nước và in khoáng ở thực vật. Mạch gỗ vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên các cơ quan phía trên. - Lá là cơ quan thoát hơi nước.
- Vai trò của thoát hơi nước - Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. - Liều lượng phân bón ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây trồng. - Vai trò của nguyên tố nitơ đối với năng suất cây trồng. - Vai trò của các cây họ đậu trong quá trình trồng xen canh. 11
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
ở thực vật
AL
Bài 8. Quang hợp
- Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá hấp thụ để tạo cacbohidrat và khí ôxi từ CO2 và nước.
Bài10. Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
FI
Bài 9: Quang hợp - Sự khác nhau trong qua trình quang hợp ơ các nhóm thực của C3, C4 và CAM. vật C3, C4 và CAM
OF
Chủ đề 3: Quang hợp ở thực vật và ứng dụng
CI
- Diệp lục là sắc tố quang hợp và diệp lục tạo ra màu xanh của lá.
Các nhân tố ( cường độ ánh sáng, nồng độ CO2, nhiệt độ) ảnh hưởng đến quang hợp.
NH
ƠN
- Quang hợp quyết định năng suất cây Bài 11: Quang hợp trồng và năng suất cây - Những biện pháp tăng năng suất cây trồng trồng thông qua sự điều khiển quang hợp.
Y
Chủ đề 4: Hô hấp ở thực vật Bài 12. Hô hấp ở và bảo quản thực vật nông sản
Bài 16: Tiêu hóa ở động vật
KÈ
M
Chủ đề 5: Tiêu hóa ở động vật
QU
Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
DẠ Y
Chủ đề 6: Hô hấp ở động vật
Hô hấp ở thực vật tiêu thụ khí O2, đồng thời thải khí CO2 và năng lượng. - Quá trình tiêu hóa thức ăn ở miệng. - Quá trình tiêu hóa ở trâu bò. - Đặc điểm tiêu hóa khác nhau thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
- Nhịp thở của người đang hoạt động khác nhau là khác nhau. Bài 17: Hô hấp ở động vật
- Quá trình hô hấp đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng - Quá trình hoạt động của phổi.
12
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
AL
- Khái niệm huyết ap, huyết áp bình thường, huyết áp cao và huyết áp thấp. - Khả năng điều hòa cân bằng nội môi trong cơ thể. - Đổ mồ hôi để duy trì nhiệt độ.
ƠN
Bài 20: Cân bằng nội môi
- Tim có tính tự động.
CI
Bài 19: Tuần hoàn máu
- Tim có vai trào quan trọng trong hệ tuần hoàn
FI
Chủ đề 7: Tuần hoàn máu và cân bằng nội môi
- Hệ tuần hoàn khác nhau ở các loài động vật: có hệ tuần hoàn, không có hệ tuần hoàn, hệ tuần hoàn đơn hoặc kép.
OF
Bài 18: Tuần hoàn máu
2.4. Một số biện pháp tích cực để KĐ bài học 2.4.1. KĐ bài học bằng tổ chức trò chơi
Y
NH
Trò chơi là hoạt động được các HS thích thú tham gia. Vì vậy nó có khả năng lôi kéo sự chú ý và khơi dậy được hứng thú học tập. Rất nhiều trò chơi ngoài mục đích đó còn có thể ôn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Hoặc có những trò chơi giúp các em vận động tay chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những áp lực tâm lý do tiết học trước gây ra.
QU
Đây là phương pháp GV thông qua việc tổ chức các trò chơi có liên quan đến nội dung bài học, có tác dụng tạo hứng thú học tập cho HS ngay từ khi bắt đầu bài học mới. Qua trò chơi HS tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đồng thời cũng phát triển tính tự giác ở HS. Phương pháp trò chơi có một số ưu điểm và nhược điểm sau:
M
- Ưu điểm:
KÈ
+ Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn HS do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học. + Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, đo đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới.
DẠ Y
+ Trò chơi có nhiều HS tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho HS. - Nhược điểm: + HS dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi.
+ Đôi khi khó quản lí được thời gian tổ chức. 13
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” Khi sử dụng phương pháp này GVcần lưu ý một số điều sau:
AL
- Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình.
CI
- Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.
FI
- Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.
OF
- Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ. Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.
ƠN
- Các trò chơi được xây dựng có thể dựa trên cơ sở nội dung của bài học, cũng có thể chỉ mang tính chất thu hút sự chú ý của HS. Vì là phần mở đầu bài giảng nên thời gian cũng được giới hạn, thường là khoảng 5 – 7 phút. Do đó, Các trò chơi tổ chức cho HS cũng phải hết sức đơn giản, nhanh gọn nhưng vẫn phải hiệu quả.
NH
Các hình thức trò chơi phổ biến đó là trò chơi ô chữ, trò chơi ghép hình, đóng vai, hợp sức, trả lời nhanh, … Những mở đầu bài giảng dưới dạng các trò chơi sẽ mang lại cho HS một không khí hứng khởi và sôi nổi, đó là tiền đề thích hợp để tạo ra những hứng thú và động cơ học tập tích cực. 2.4.2. KĐ bài học bằng tổ chức diễn kịch, đóng vai.
QU
Y
Diễn kịch là một hình thức KĐ khá mới mẻ nhưng rất thu hút HS. Nó giống như khi HS xem phim, xem kịch phải chú ý để xem nội dung là gì, từ đó tạo cho HS hứng thú học tập, tìm hiểu kiến thức mới. Với phương pháp này thì GV có thể cho kịch bản trước và có những câu dẫn dắt vào bài mới hoặc không cho kịch bản trước chỉ cần cho tình huống yêu cầu HS diễn kịch để giải quyết tình huống.
M
Khi đóng vai, HS diễn đạt những tình huống đang học một cách sống động, dễ hiểu, khiến cho đề tài hay bài học có sức hấp dẫn, dễ nhớ hơn. Một điểm quan trọng khác của đóng vai là HS có chỗ để thể nghiệm về NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL hợp tác.
KÈ
Diễn kịch là một hoạt động sinh động, bổ ích, cần thiết để gây hứng thú cho HS. Tuy nhiên, muốn diễn kịch thành công, cả thầy và trò cần phải có bước chuẩn bị chu đáo.
DẠ Y
Để cho một HĐKĐ có đóng kịch đạt hiệu quả, GV cần phải là người điều khiển chính. Ngoài việc đọc và sửa lời thoại cho các vở kịch, GV cần phải là người quan sát, góp ý, cho lời khuyên và có thể đảm nhiệm một vai nào đó nếu thấy cần thiết và thích hợp. GV cũng cần tham dự các buổi diễn tập. Thầy và trò cũng nên có bước chuẩn bị đầy đủ các trang phục, vật dụng, sắp xếp bàn ghế phục vụ cho vở kịch, khiến nó càng thật, càng sống động bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. 14
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
- Kịch bản ngắn gọn, phù hợp thời gian - Nội dung cuốn hút, liên quan đến kiến thức bài mới.
CI
- Phải có bối cảnh, trang phục và đạo cụ phù hợp, hấp dẫn.
AL
Yêu cầu:
- Có thể hài hước rất tốt nhưng phải có chiều sâu, phù hợp kiến thức và phù hợp HS.
FI
- Chú ý phân vai diễn cho những em nhút nhát, ngại giao tiếp. 2.4.3. KĐ bài học bằng thiết kế mô hình.
ƠN
OF
Cho HS tự thiết kế mô hình là một cách KĐ vô cùng hấp dẫn. Giống như câu tục ngữ “trăm hay không bằng tay quen”. Để cho HS dễ nhớ và dễ tiếp thu bài thì việc để cho HS tự nghiên cứu, tự tìm hiểu, từ sự tìm hiểu đó để làm ra sản phẩm là phương pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên việc thiết kế mô hình cần khá nhiều thời gian nên GV phải quản lí tốt các em để các em hoàn thành đúng thời gian quy định Yêu cầu:
NH
- GV phải chuẩn bị nguyên vật liệu hoặc giao cho HS tự chuẩn bị nguyên vật liệu cẩn thận, đầy đủ. - Nguyên vật liệu đơn giản, dễ kiếm, có thể là vật liệu tái chế càng tốt. - Gv phải chuẩn bị trước 1 mô hình để HS làm sai GV có thể đối chiếu.
Y
- Mô hình phải liên quan đến kiến thức trong bài nhằm giúp HS tiếp thu tốt. - Quản lí tốt thời gian lắp ráp của HS.
QU
2.4.4. KĐ bài học bằng câu hỏi nêu vấn đề, bằng bài tập tình huống
M
GV sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân HS có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu hướng dẫn học; làm bộc lộ “cái” HS đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân HS còn thiếu, giúp HS nhận ra “cái” chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này. Từ đó, giúp HS suy nghĩ và bộc lộ những quan niệm của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập.
KÈ
Câu hỏi và bài tập tình huống phải đảm bảo:
- Vấn đề đưa ra phải rõ ràng và sát thực với nội dung kiến thức HS cần tiếp
thu.
DẠ Y
- Vấn đề đưa ra phải gắn kết được với kiến thức cũ, chỉ ra được những điều cơ bản HS cần tập trung ở bài mới. - Vấn đề đưa ra phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS và tạo được hứng thú cho HS.
15
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
2.4.5.1. Video thí nghiệm (hoặc làm thí nghiệm thực tế)
AL
2.4.5. KĐ bài học bằng phương pháp trực quan: Tranh ảnh, Thí nghiệm, video thí nghiệm, mô hình…
FI
CI
Gây hứng thú bằng các video thí nghiệm sinh học (hoặc làm thí nghiệm thực tế) là cách mở đầu bài dạy không những tạo được hứng thú cho HS mà còn rèn luyện cho các em kĩ năng thí nghiệm cơ bản, khả năng vận dụng kiến thức đã biết, tìm tòi kiến thức mới để tìm ra bản chất sự vật, hiện tượng.
OF
Đối với việc chiếu video thí nghiệm thì thí nghiệm luôn thành công, bắt mắt, tốn ít thời gian nhưng HS không được tự tay làm nên hiệu quả thực tiễn có thể không cao. Còn thí nghiệm HS tự làm thì HS tự mình trải nghiệm nên hiệu quả cao nhưng cần tốn thời gian và thí nghiệm có thể chưa thành công, phải làm lại nhiều lần.
ƠN
Để đạt được kết quả, video thí nghiệm biểu diễn (hoặc làm thí nghiệm thực tế) phải đảm bảo một số yêu cầu sau: - Thí nghiệm phải thành công, hiện tượng bắt mắt, dễ quan sát. - Thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện.
NH
- Thí nghiệm tốn ít thời gian.
- Nội dung thí nghiệm phải gắn với nội dung bài học.
Y
- Thí nghiệm vừa mang tính giáo dục, vừa chứng minh cho những điều các em đã học giúp các em mau nhớ bài, cảm thấy thích thú với những điều tưởng như không thể làm được nhưng thực ra lại rất gần gũi và đơn giản, an toàn.
QU
2.4.5.2. Sử dụng tranh ảnh, mô hình Tranh ảnh, mô hình là phương tiện truyền tải nội dung bài học một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất. Vì vậy việc sử dụng tranh ảnh, mô hình trong dạy học sẽ giúp HS trực quan được những hình tượng trừu tượng.
M
Tranh ảnh, mô hình giúp HS:
KÈ
- Tăng cường tính trực quan. - Kích thích sự say mê, lý thú và yêu thích môn học.
- Giảm thời gian diễn giải của GV, tăng thời gian hoạt động của trò.
DẠ Y
- Phát triển tư duy vì các quá trình tư duy dù phức tạp thế nào đều xuất phát từ tri giác hiện thực. - Đồng thời nó là phương tiện trợ giúp các phương pháp dạy học khác.
Yêu cầu:
- GV chuẩn bị tranh ảnh, mô hình, sơ đồ từ trước. 16
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” - Đảm bảo tính chính xác và có liên quan đến kiến thức bài học.
AL
2.4.6. KĐ bài học bằng con số ấn tượng
- Con số chính xác, khoa học mang tính thời sự
FI
Yêu cầu:
CI
Giống như một dòng tít “giật gân” trên báo, GV có thể sử dụng một con số có ý nghĩa, chứa đựng một nội dung trong bài học. Phương pháp này rất nhanh chóng thu hút sự tập trung của HS, và cũng là cách mở mang thêm tầm hiểu biết sinh học.
- Con số phải liên quan đến nội dung kiến thức của bài học.
OF
2.4.7. KĐ bài học bằng cách kể chuyện sinh học
ƠN
Trong quá trình tổ chức HĐKĐ việc GV sử dụng những câu chuyện sinh học ngắn gọn, hấp dẫn sẽ là phương pháp hiệu quả để tạo ấn tượng mạnh mẽ, những cảm xúc sâu sắc và sự hứng thú trong học tập cho HS. Để đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình sử dụng phương pháp kể chuyện nhằm nâng cao hiệu quả của việc tổ chức HĐKĐ trong các bài sinh học thì GV cần chú ý các nguyên tắc sau:
NH
- Các câu chuyện phải xuất phát từ nội dung cơ bản của bài, sát với thực tế cuộc sống, phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lý lứa tuổi HS. - Các câu chuyện phải có nguồn trích dẫn rõ ràng, nguồn thông tin đó phải là nguồn chính thống để cung cấp cho HS.
Y
- Các câu chuyện phải ngắn gọn, súc tích, đảm bảo tính thẩm mỹ, ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu, không cầu kỳ, sáo rỗng.
QU
- Các câu chuyện được khai thác theo các hướng khác nhau, thể hiện ở cách GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS. 2.4.8. KĐ bài học bằng các bài thơ sinh học.
M
Việc sử dụng các bài thơ để giới thiệu về kiến thức sinh học làm cho môn học bớt đi sự đơn điệu, nhàm chán và giúp các em HS tiếp thu bài một cách nhanh chóng nhất, tạo được hứng thú trong việc ghi nhớ các kiến thức sinh học.
KÈ
Bài thơ sinh học phải đảm bảo: - Nội dung bài thơ ngắn gọn, câu từ trôi chảy.
- Nội dung bài thơ phải đảm bảo tính chính xác và khoa học.
DẠ Y
- Nội dung bài thơ phải gắn với nội dung bài học.
- Nội dung bài thơ vừa mang tính giáo dục vừa pha vào đó chút hài hước những câu chuyện gần gũi hấp dẫn giúp các em mau nhớ bài, cảm thấy thích thú - Đồng thời, GV có thể kết hợp hệ thống lời dẫn dắt vui nhộn, hấp dẫn cùng các câu hỏi kích thích, tò mò.
17
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” 2.4.10. KĐ bài học bằng các bài hát liên quan kiến thức sinh học
AL
KĐ bằng bài hát giúp vào tiết học vui vẻ, tạo hứng thú cho học sinh, giúp các em tự tin, tích cực tham gia các hoạt động chung của tập thể. Qua việc múa hát giúp các em vào tiết học thoải mái hơn, phát huy óc sáng tạo
FI
CI
Những bài hát có tiết tấu nhanh, vui tươi, có thể kết hợp cùng các động tác minh họa nhịp nhàng có thể giúp các em được thoải mái vận động thư giãn, tạo nên hứng thú trước khi vào bài mới. Bài hát khởi động có thể đi kèm với một vài động tác nhỏ hoặc vỗ tay theo nhịp.
OF
Sử dụng bài hát chúng ta có thể có 2 cách:
- Một là chúng ta sử dụng video bài hát có sẵn. Với cách này thì phần bài hát hay, dễ nghe không cần HS thuộc lời nhưng HS gần như không hoạt động.
ƠN
- Hai là chúng ta mở nhạc không lời và cho HS hát. Với cách này HS hoạt động tích cực, không khí vui vẻ tuy nhiên lại cần HS phải thuộc lời bài hát. Mỗi cách có ưu, nhược điểm riêng nên tùy vào điều kiện cụ thể mà GV áp dụng cho phù hợp.
NH
Yêu cầu bài hát:
- Có phần kiến thức liên quan bài học. - Nhạc dễ nghe, dễ hiểu.
2.4.10. KĐ bài học bằng cách gắn kiến thức sinh học với thực tế.
QU
Y
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Mọi kiến thức Sinh học đều bắt đầu từ thực tiễn và quay lại phục vụ cho thực tiễn, đem lại lợi ích bền vững cho con người.
M
Gắn kiến thức sinh học với thực tiễn góp phần giúp HS có học vấn phổ thông tương đối toàn diện để có thể tiếp tục học lên đồng thời có thể giải quyết một số vấn đề có liên quan đến sinh học trong đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Thực tiễn trong dạy và Học sinh học sẽ góp phần thực hiện nguyên lí giáo
KÈ
dục: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn. Bằng những kiến thức sinh học, trước tiên HS có thể giải đáp được những câu hỏi “Tại sao?” nảy sinh từ thực tiễn và hơn nữa là có thể đưa ra những giải pháp tối ưu cho tình huống có vấn đề nảy sinh từ chính thực tiễn đó.
DẠ Y
GV có thể sưu tầm, tìm hiểu và giải thích cho HS những vấn đề trong cuộc sống có liên quan tới bài giảng, thu hút sự tò mò, khám phá. Việc khéo léo đưa một ví dụ thực tiễn để mở đầu bài giảng cũng dễ kích thích sự khám phá, tạo sự gần gũi và thiết thực của bài giảng.
18
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” Yêu cầu:
AL
- Phải đảm bảo tính chính xác, khoa học. - Gắn với nội dung bài giảng, ngắn gọn, xúc tích.
CI
- Nội dung đưa ra phải ngắn gọn, hấp dẫn, phù hợp với trình độ HS. - Thời gian phải hợp lý.
FI
- Những ứng dụng phải phổ biến trong cuộc sống có tính giáo dục tư tưởng, đạo đức, thế giới khoa học biện chứng.
OF
- Thông qua kiến thức, GV cần nhấn mạnh những bài học giáo dục cho HS như những đức tính của các nhà khoa học, những kinh nghiệm làm việc sinh học… 2.5. Gợi ý một số phương pháp KĐ áp dụng vào các bài học trong chương 1: chuyển hóa vật chất và năng lượng -sinh học 11
ƠN
CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT BÀI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ Phương pháp 1: Sử dụng bài hát
NH
Bước 1: GV cho hs xem video bài hát: tình cây và đất “Đất vắng cây đất ngừng ngừng hơi thở Cây thiếu đất cây sống sống với ai...! Chuyện trăm năm ân tình cây và đất
Y
Cây bám rễ sâu, đất ôm chặt tận đáy lòng...!
QU
…………………………………………….. Vinh phúc cho ai biết rằng từ đó mùa xuân vĩnh hằng.”
Ảnh cắt từ video
M
Bước 2: Tổ chức cho HS hoạt động trả lời câu hỏi: Đất và cây làm sao lại có mối quan hệ khăng khít như vây.
KÈ
Dự kiến sản phẩm: Cây cần nước và muối khoáng trong đất. Nhờ đó cây tươi tốt, đơm hoa trái ngọt. Đồng thời đất cần chất hữu cơ do cây cung cấp giúp mọi hoạt động sống trong đất diễn ra tích cực.
DẠ Y
Bước 3: Dẫn dắt vào bài: Vậy cây hấp thụ nước và muối khoáng như thế nào, chúng ta nghiên cứu bài mới. Phương pháp 2: Sử dụng thí nghiệm
Bước 1: GV cho HS làm thí nghiệm: lấy một cây nhỏ còn nguyên bộ rễ, nhúng bộ rễ đã rửa sạch vào dung dịch xanh mêtilen. Một lúc sau, lấy cây ra, rửa sạch bộ rễ và lại nhúng tiếp vào dung dịch CaCl2. Chúng ta thấy dung dịch CaCl2 chuyển thành màu xanh. Vì sao lại vậy? 19
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” Bước 2: Cho HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi
AL
Dự kiến câu trả lời: Khi ta ngâm bộ rễ vào dung dịch xanh mêtilen, các phân tử xanh mêtilen hút bám trên bề mặt rễ và chỉ dừng lại ở đó, không đi được vào trong tế bào, vì xanh mêtilen không cần thiết đối với tế bào.
FI
CI
Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất không cho xanh mêtilen đi qua. Khi ta nhúng bộ rễ vào dung dịch CaCl2 thì các ion Ca2+ và Cl− sẽ bị hút vào rễ và đẩy các phân tử xanh mêtilen hút bám trên bề mặt rễ vào dung dịch, làm cho dung dịch có màu xanh. Màu xanh đó chính là màu xanh của xanh mêtilen.
OF
Bước 3: GV dẫn dắt vào bài học: Vậy cụ thể rễ hấp thụ nước và ion như thế nào thì ta nghiên cứu bài mới. BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY Thí nghiệm: “hoa đổi màu”
ƠN
Phương pháp 1: Sử dụng video thí nghiệm (hoặc làm thí nghiệm thực) Bước 1: cho HS về nhà làm trước và đến tiết học đưa mẫu kết quả đi (hoặc chiếu video thí nghiệm).
NH
- Dụng cụ, hoá chất: Cốc thủy tinh, kéo, màu thực phẩm, vài bông hồng trắng. - Tiến hành thí nghiệm: Pha màu thực phẩm vào lọ nước. Sau đó cắt chéo cành hoa hồng để tăng diện tích tiếp xúc (tốt nhất là cắt trong nước để vết cắt không bị bít lại do nhưa cây khô). Chúng ta chờ một thời gian (khoảng 6 tiếng). - Hiện tượng: Bông hồng trắng đã chuyển màu. Màu của hoa hồng phụ
Y
thuộc vào màu chúng ta cho vào cốc nước.
QU
- Câu hỏi: Vậy làm sao bông hoa màu trắng lại có thể đổi màu thần kì như
vậy?
Bước 2: Cho HS hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi
M
Dự kiến câu trả lời: Chứng tỏ nước màu trong cốc đã được vận chuyển lên cánh hoa. Nước màu đã theo mạch gỗ trong cuống hoa đi lên đến cánh hoa.
DẠ Y
KÈ
Bước 3: Dẫn dắt vào bài: Nước, muối khoáng và các chất dinh dưỡng được vận chuyển trong cây như thế nào thì chúng ta nghiên cứu bài mới.
Trước TN
Sau TN Sản phẩm lớp 11A7 20
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” Trước TN
Sản phẩm lớp 11A5
OF
Phương pháp 2: Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề
FI
CI
AL
Sau TN
Bước 1: Gv đặt câu hỏi:
ƠN
Chúng ta biết nước và ion khoáng được hấp thụ ở rễ nhưng ở phía trên như chồi, lá và cành cũng cần có nước và ion khoáng. Vậy nước và ion khoáng làm sao đi lên được. Đồng thời chất hữu cơ được tổng hợp ở lá nhờ quá trình quang hợp nhưng chúng ta thấy trong củ của cây rất nhiều chất hữu cơ. Vậy chất hữu cơ trong củ lấy từ đâu, quá trình đó diễn ra như thế nào.
NH
Bước 2: GV cho HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi. Dự kiến câu trả lời: Nước và ion khoáng theo mạch gỗ đi lên thân lá, chất hữu cơ từ lá theo mạch rây vận chuyển xuống và tích lũy trong củ. Bước 3: Dẫn dắt vào bài mới.
Y
BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC
QU
Phương pháp 1: Sử dụng diễn kịch, đóng vai. Bước 1: Cho HS diễn kịch, đóng vai. Nhìn trời trưa nắng gắt chói chang, mẹ hỏi Mai: “Tại sao trời nắng chúng ta cần vào nơi râm mát nhưng cây vẫn đứng ngoài trời mà lá không bị cháy nắng?”.
M
Mai: Nhờ thoát hơi nước mẹ ạ. Mẹ: Đúng là kì diệu.
DẠ Y
KÈ
Mẹ nói tiếp: “Khi nói đến thoát hơi nước của cây, Macximop – nhà sinh lí thực vật người Nga đã viết: “Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây”, con có giải thích tại sao được không? Cây thoát nước nhiều hay ít? Sự thoát hơi nước của cây do bộ phận nào của cây thực hiện? Mẹ thấy lo lắng nếu cứ thoát hơi nước như vậy có thể dẫn đến hết nước trong cây. Cần làm gì để giúp cây đủ nước? GV: Em hãy giúp Lan giải đáp cho mẹ.
Bước 2: GV tổ chức cho HS phát hiện vấn đề cần giải quyết từ tình huống có vấn đề trong tiểu phẩm. HS hoạt động nhóm xác định được các vấn đề cần giải quyết: 21
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
AL
(1) Thoát hơi nước là gì? Vì sao thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây? (nhóm 1) (2) Sự thoát hơi nước qua những con đường nào? Cơ chế điều chỉnh ra sao? (nhóm 2)
CI
(3) Nghiên cứu cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước để có cách tưới nước hợp lí cho cây trồng? (nhóm 3)
FI
Bước 3: GV dẫn dắt vào bài mới
Phương pháp 2: Gắn kiến thức sinh học với thực tế
OF
Bước 1: GV đặt câu hỏi liên hệ kiến thức thực tế: Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng? Bước 2: Cho HS hoạt động cá nhân hoặc nhóm trả lời câu hỏi Dự kiến câu trả lời:
NH
ƠN
- Khoảng 90% lượng nước mà cây hút được đều được thoát hơi ra ngoài môi trường, và phần lớn là thoát ra qua khí khổng ở lá, việc này làm cho phía dưới tán cây, nhiệt độ thường thấp hơn khoảng 6-10oC so với môi trường, người dưới gốc cây sẽ thấy mát hơn. - Cùng với quá trình khí khổng mở ra để thoát hơi nước thì O2 cũng được khuếch tán ra môi trường và CO2 cũng khuếch tán vào lá. Việc có nhiều O2 và ít CO2 xung quanh sẽ khiến cho người đứng dưới tán cây dễ chịu hơn.
QU
Y
- Các mái che bằng vật liệu xây dựng không thể làm được hai điều trên, ngoài ra chúng còn hấp thu nhiệt độ môi trường và khó giải phóng nhiệt. Vì vậy người đứng dưới mái che sẽ luôn cảm thấy nóng hơn so với khi đứng dưới bóng cây. Bước 3: Dẫn dắt: Vậy thoát hơi nước quan trọng như thế nào đối với thực vật và nó diễn ra như thế nào thì chúng ta nghiên cứu bài mới Phương pháp 3: Sử dụng con số ấn tượng
M
Bước 1: GV thông báo cho HS
KÈ
Một cây ngô có thể thoát từ 2 - 4 lít nước/ngày. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển 1 ha ngô thoát khoảng 1800 tấn nước tương đương với lượng nước mưa khoảng 175mm. Vậy tại sao ngô cần thoát nhiều nước như vậy
DẠ Y
Bước 2: Cho HS nghiên cứu và trả lời (có thể HS trả lời chưa thật chính xác)
Bước 3: Từ câu trả lời của HS GV dẫn dắt vào bài mới.
Phương pháp 4: Sử dụng video thí nghiệm (hoặc cho HS làm thí nghiệm thật) Bước 1: GV chiếu video thí nghiệm “nước trong cây đi đâu” (hoặc cho HS về 22
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” nhà thực hiện thí nghiệm và đến tiết học mang lên lớp).
AL
- Dụng cụ, hóa chất, mẫu vật: Lọ thí nghiệm có cổ hẹp, túi nilon, dầu ăn, cây con còn nguyên bộ rễ.
CI
- Cách tiến hành: Cho nước vào trong lọ và cẩn thận để cây con vào mà không làm gãy rễ. Sau đó cho thêm chút dầu ăn vào trong nước để ngăn sự bốc hơi tự nhiên của nước trong lọ. Trùm túi nilon qua cây rồi cột kín miệng túi lại.
Bước 2: Cho HS nghiên cứu, trả lời
OF
- Câu hỏi: Vậy nước trong túi nilon do đâu mà có?
FI
- Hiện tượng: Sau một thời gian (6 tiếng), ta quan sát thấy có hơi nước xuất hiện trong túi.
QU
Y
NH
Bước 3: GV dẫn dắt vào bài mới.
ƠN
Dự kiến câu trả lời: Do chúng ta đã đổ dầu vào nước nên nước trong lọ không thể bốc hơi được. Vì vậy nước trong túi nilon là do quá trình thoát hơi nước ở lá tạo ra.
Khởi động bằng thí nghiệm cây thoát hơi nước CHỦ ĐỀ 2: DINH DƯỠNG KHOÁNG TRONG TRỒNG TRỌT
M
BÀI 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG Phương pháp 1: Sử dụng thơ
DẠ Y
KÈ
Bước 1: GV đọc cho HS nghe bài thơ: “phân bón hóa học” Đừng nghe tên gọi mà kinh "Phân bón hóa học" cho mình bội thu Chọn phân bón đúng từng khu Đúng lúc, đúng cách để bù cho cây Quả to, củ chắc, hạt dầy Sau mỗi mùa vụ chất đầy góc sân 23
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” Này là phân đạm, phân lân
AL
Kali, vi lượng cũng cần lắm thay Nhiều dinh dưỡng trong chất này em ơi Dùng thuốc kích thích sinh lời Để sự sống mãi bền lâu
FI
Coi thường tính mạng, con người hại nhau
CI
Phức hợp, hỗn hợp rất hay
OF
Dùng phân hợp lí là câu ghi lòng.
Bước 2: GV đặt câu hỏi: Qua bài thơ những nguyên tố nào cần thiết cho thực vật và bón phân hợp lý cho thực vật thì chúng ta phải làm gì? Bước 3: Cho HS hoạt động để trả lời câu hỏi
ƠN
Dự kiến câu trả lời: Đạm, lân, kali, vi lương…đây là các chất khoáng cần thiết cho cây. Còn bón phân hợp lý là: đúng lúc, đúng cách, đúng khu trồng cây...
NH
Bước 4: Dẫn dắt: Vậy phân bón hóa học có vai trò gì cách bón phân ra sao cho hợp lý chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn trong bài mới. Phương pháp 2: Sử dụng câu hỏi, bài tập tình huống. Bước 1: GV đưa ra tình huống
QU
Y
Bạn An trồng 2 chậu cây giống nhau. Theo bạn An thì phân bón là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho cây trồng, do đó càng bón nhiều phân bón thì cây trồng càng sinh trưởng, phát triển mạnh và cho năng suất cao. Vì vậy chậu 1 bạn bón rất nhiều phân bón còn chậu 2 bạn bón lượng phân bón vừa phải. Theo em kết quả 2 chậu cây sẽ như thế nào? Vì sao? Bước 2: GV cho HS hoạt động nhóm để trả lời
KÈ
M
Dự kiến câu trả lời: Chậu 2 cây phát triển tốt vì lượng phân bón vừa phải, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Còn châu 1 cây phát triển kém, thậm chí là cây bị chết do liều lượng phân bón cao quá mức sẽ gây hại cho cây trồng. Bước 3: Dẫn dắt vào bài: Vậy các nguyên tố khoáng trong phân bón có vai trò như thế nào thì chúng ta nghiên cứu bài mới.
DẠ Y
BÀI 5, 6: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT Phương pháp 1: Gắn kiến thức sinh học với thực tế *Thực tế: Hiện tượng trồng xen
Bước 1: GV đưa ra tình huống thực tế
24
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
AL
Trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương, các em thường thấy bà con nông dân trồng cây ngô, lúa xen canh với cây đậu tương. Việc làm này nhằm mục đích gì và dựa trên cơ sở khoa học nào?
CI
Bước 2: GV cho HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi
OF
FI
Dự kiến sản phẩm: Vì cây đậu có khả năng cố định nitơ phân tử nhờ vi khuẩn cố định đạm nên nó sẽ cung cấp thêm đạm cho đất. Vì vậy trồng xe cây ngô, cây lúa với cây đậu tương giúp cung cấp thêm đạm cho chúng để tăng năng suất. Đồng thời đây là biện pháp để tận dụng nguồn đất trồng hợp lý.
ƠN
Trồng xen canh đậu tương với lúa Bước 3: Vậy quá trình cố định nitơ diễn ra như thế nào, có ở những loại cây nào có khả năng này chúng ta cùng nghiên cứu bài mới. Hoặc thực tế: Hiện tượng sử dụng phân vi sinh cố định đạm
NH
Bước 1: GV đặt câu hỏi: Hiện nay để hạn chế tác dụng có hại của phân đạm đến đất trồng thì người ta đã thay phân đạm thành phân vi sinh cố định đạm. Theo em phân vi sinh cố định đạm có thành phần chính là gì? Vì sao có thể thay được phân đạm hóa học?
QU
Y
Bước 2: GV cho hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi. Sau đó gọi đại diện từng nhóm trả lời và bổ sung cho nhau. Dự kiến câu trả lời: Có thành phần chính là vi sinh vật sống cố định đạm. Các sinh vật này có thể cố định nitơ phân tử để cung cấp đạm cho đất nên có thể thay thế cho phân đạm hóa học.
M
Bước 3: Dẫn dắt vào bài: Vậy vi sinh vật cố định nitơ là những loại nào, điều kiện để xảy ra quá trình này là gì thì chúng ta cùng nghiên cứu bài mới.
KÈ
Phương pháp 2: Sử dụng tranh ảnh trực quan
DẠ Y
Bước 1: GV cho HS xem hình ảnh
25
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
Bước 2: GV cho HS nghiên cứu thảo luận để trả lời câu hỏi
AL
Sau đó GV đặt câu hỏi: Hãy cho biết hình ảnh này nói về cái gì? nó có thành phần chính là gì? Dự kiến câu trả lời: Đây là phân đạm, thành phần chính của nó là nitơ
CI
Bước 3: GV dẫn vào bài: Vậy nitơ quan trọng với thực vật như thế nào thì chúng ta cùng nghiên cứu bài mới. BÀI 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
OF
Phương pháp 1: Sử dụng bài tập tình huống
FI
CHỦ ĐỀ 3: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT VÀ ỨNG DỤNG
Bước 1: GV nêu tình huống
ƠN
Năm 1648, nhà khoa học Johannes Baptistavan Helmont, công bố thí nghiệm: Ông lấy 80 kg đất khô, cho vào một thùng gỗ và trong đó trồng một cây liễu nhỏ nặng 2 kg. Cây liễu chỉ được tưới bằng nước đã chưng cất. Sau 5 năm, cây liễu nặng lên thành 73 kg mà đất giảm đi có 57 g. Vậy cây lớn lên nhờ gì? Bươc 2: GV cho HS hoạt động cá nhân hoặc nhóm để trả lời câu hỏi
NH
Dự kiến câu trả lời: Trong quang hợp cây sử dụng nước để tổng hợp chất hữu cơ cần thiết cho cây. Bước 3: Dẫn dắt vào bài: Vậy ngoài nước thì cây cần thêm gì để thực hiện quang hợp, và quang hợp diễn ra như thế nào thì chúng ta nghiên cứu bài mới
Y
Phương pháp 2: Video thí nghiệm: Video thí nghiệm (hoặc thí nghiệm thực)
QU
* Video thí nghiệm “cây quang hợp khi nào”. Bước 1: GV cho HS về nhà làm thí nghiệm ở tiết trước và tiết này mang sản phẩm đến lớp (hoặc chiếu video thí nghiệm) - Dụng cụ, mẫu vật: Hai ống nghiệm, hai cốc thủy tinh, vài cành rong đuôi
M
chó.
- Tiến hành thí nghiệm:
KÈ
Đầu tiên bỏ cành rong đuôi chó vào ống nghiệm, sau đó đổ đầy nước vào ống và úp ống nghiệm vào cốc nước sao cho không có bọt khí lọt vào. Tiếp theo cho 1 lọ vào bóng tối và một lọ để ngoài sáng và chờ trong 6 tiếng.
DẠ Y
- Hiện tượng: quan sát kĩ ống nghiệm ngoài sáng, ta thấy có bọt khí hình thành và tích lại ở đáy lọ. Còn ống nghiệm trong tối không có hiện tượng gì xảy ra. Nếu ta đưa que đóm tàn vào ống có khí, que đóm sẽ hừng lên. Chứng tỏ khí tạo ra là khí oxi. - Câu hỏi: Tại sao lọ thí nghiệm ngoài sáng có bọt khí còn thí nghiệm trong tối lại không có hiện tượng này? Và khí tạo ra là khí gì? 26
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” Bước 2: GV cho hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi
AL
Dự kiến câu trả lời: Cây chỉ quang hợp ngoài sáng. Ta đưa que đóm tàn vào ống có khí, que đóm sẽ hừng lên. Chứng tỏ quang hợp tạo ra là khí oxi.
Thí nghiệm quang hợp lớp 11A7
NH
ƠN
Thí nghiệm quang hợp lớp 11A5
OF
FI
CI
Bước 3: Dẫn dắt vào bài mới: Để biết rõ hơn về quang hợp, chúng ta nghiên cứu bài mới.
M
QU
Y
HS tiến hành thí nghiệm tại lớp
KÈ
KĐ bằng video thí nghiệm cây quang hợp khi có ánh sáng
KĐ bằng video thí nghiệm quang hợp thải oxi
* Hoặc video thí nghiệm: “quang hợp tạo tinh bột”
DẠ Y
- Dụng cụ, mẫu vật: Chậu khoai lang, giấy đen, nước sôi, cồn, dung dịch iốt loãng. - Tiến hành thí nghiệm:
Lấy một chậu cây trồng khoai lang đặt vào trong tối 2-3 ngày. Dùng giấy đen bọc kín một phần của lá làm thực nghiệm (cả mặt trên và mặt dưới của lá). Đưa cây ra ngoài ánh sáng 1 ngày. Sau đó ngắt lá cây thực nghiệm và nhúng vào nước 27
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
AL
sôi vài phút, chuyển lá cây sang cốc thủy tinh có chứa cồn, đặt cốc lên nồi cách thủy đến khi lá hoàn toàn mất màu. Dùng nước rửa sạch lá rồi chuyển lá vào dung dịch iốt loãng.
CI
- Hiện tượng: Phần lá cây không bịt kín có màu xanh tím, còn phần lá cây bị bịt kín không có màu xanh tím.
FI
- Giải thích: Khi có ánh sáng thì cây quang hợp tạo tinh bột còn khi không có ánh sáng thì cây không quang hợp nên không tạo tinh bột. Bước 1: GV cho HS nghe bài hát: “Màu xanh” “Một màu xanh đã cho ta Thấy yêu đời yêu mọi người
ƠN
Những cảm giác ôi sao lạ quá
OF
Phương pháp 3: Sử dụng bài hát
Yêu quê hương thắm tươi màu xanh. ………………………………………
Ảnh chụp từ video
NH
Cho mọi người nhiều an vui vì màu xanh.”
Sau đó GV đặt câu hỏi: Màu xanh của thiên nhiên, cây cối thật kì diệu, vậy màu xanh đó do đâu mà có, có có ý nghĩa gì đối với cây xanh
Y
Bước 2: GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi
QU
Dự kiến câu trả lời: Màu xanh do diệp lục quy định và diệp lục chính là sắc tố thực hiện quang hợp Bước 3: Dẫn dắt: Vậy quang hợp là gì, bản chất của nó ra sao, để tìm hiểu kĩ hơn chúng ta cùng nghiên cứu bài mới. Phương pháp 4: Sử dụng bài tập tình huống
M
Bước 1: GV đưa ra tình huống thực tế.
DẠ Y
KÈ
Một bạn HS đã tiến hành một thực nghiệm như sau: Nhốt một con chuột nhắt trong một cái chuông thủy tinh và có đặt trong đó một cái cây nhỏ. Đặt chuông thủy tinh ra chỗ ánh sáng trong 5 giờ thấy con chuột vẫn sống bình thường, sau đó bạn dùng giấy đen (hoặc túi nilon đen) phủ kín chuông thủy tinh. Kết quả sau 5 giờ thì thấy con chuột bị chết. Các em hãy giải thích vì sao?
28
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” Bước 2: GV cho HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi
CI
Bước 3: Từ đó GV dẫn vào bài 8: quang hợp ở thực vật.
AL
Dự kiến câu trả lời: Khi có ánh sáng thì cây quang hợp tạo oxi, đây là nguồn khí cần thiết cho chuột hô hấp. Khi dùng túi đen phủ kín chuông thủy tinh thì cây không quang hợp nên thiếu oxi, chuột sẽ chết. BÀI 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM
FI
Phương pháp 1: Sử dụng thơ sinh học Bước 1: GV cho HS đọc thơ
OF
Anh nhớ em như quang hợp cần ánh sáng Như Calvin cần năng lượng ATP
Nhưng nếu lỡ không còn ATP nữa
ƠN
Calvin đành lặng lẽ đứng chờ trông Dẫu vẫn biết giữa ta là khoảng cách Em C.A.M còn anh C4 xa xôi
NH
Không dung hòa trong một cá thể đâu em Nhưng tình yêu sẽ mãi xanh màu lục lạp Bởi sắc tố của thần chlorophin a
Y
Anh mãi nhớ Stroma nơi ta hò hen Buổi ban đầu e thẹn khó nên câu
QU
Chính nơi ấy lời hẹn ước Rubisco làm chứng Nguyện yêu em cho đến hết chu trình
KÈ
M
Hoặc đoạn thơ ngắn
Em quyền quí với chu trình CAM Biết lựa chọn ai giữa C3 và C4 Anh chỉ là chàng sinh viên C3 thiếu thốn Làm sao sánh được với C4 giàu sang
DẠ Y
Bước 2: Dẫn dắt vào bài mới: Vậy bản chất quang hợp ở thực vật C3, C4 và CAM như thế nào thì chúng ta sẽ nghiên cứu bài mới. BÀI 10: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP Phương pháp: Gắn kiến thức sinh học với thực tế
29
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
AL
Bước 1: GV chiếu đoạn phim ngắn về trồng rau nhà kính (nhà lưới) và yêu cầu HS cho biết được lợi ích của nhà kính, khả năng điều chỉnh các tác nhân ảnh hưởng đến sư phát triển của cây trồng.
Hình ảnh cắt từ video
FI
Dự kiến câu trả lời: Có thể điều chỉnh các điều kiện như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, không khí ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.
CI
- Bước 2: GV cho HS hoạt động nhóm trả lời nội dung.
OF
- Bước 3: GV dẫn dắt nội dung chính đoạn phim vào bài mới. BÀI 11: QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG Phương pháp: Đóng vai, diễn kịch
ƠN
Bước 1: GV cho HS về nhà diễn đoạn tiểu phẩm: Bác Nam: Đang bón phân cho vườn cà chua trĩu quả.
NH
Minh (đi đến gần bác Nam): Bác Nam ơi, vườn cà chua nhà bác thật sai quả, cây tốt, quả nhiều và đẹp hơn những vườn bên canh. Bác có bí quyết gì không a?
Y
Bác Nam: À, giống cà chua nhà bác là giống mới, ngoài ra bác cũng có cách chăm sóc riêng. Cháu học thì cháu biết, năng suất cây trồng phụ thuộc nhiều vào quang hợp (quyết định 90 - 95% năng suất). Vậy bây giờ muốn tăng năng suất cây trồng chúng ta phải làm như thế nào để quang hợp đạt hiệu quả nhất. Cháu học ở trường rồi, giờ theo cháu chúng ta có những cách nào?
QU
Minh (gãi đầu): Dạ. quang hợp phụ thuộc vào lá, vậy chúng ta nên tăng diện tích lá đúng không ạ Bác Nam: Đúng rồi, còn gì nữa không?
M
Minh: chúng ta có thể bón phân tưới nước, chăm sóc hợp lý để cây quang hợp hiệu quả và chọn giống cây có phần sử dụng được chiếm tỉ lệ nhiều hơn phải ko bác.
KÈ
Bác Nam: Đúng rồi cháu ạ. Như vậy cháu học rất tốt.
Bước 2: Đến giờ học GV cho HS lên diễn
DẠ Y
Bước 3: Từ vở kịch GV dẫn dắt HS vào bài mới. CHỦ ĐỀ 4: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT VÀ BẢO QUẢN NÔNG SẢN
BÀI 12: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT Phương pháp 1: video thí nghiệm (hoặc làm thí nghiệm thật)
Bước 1: Cho HS xem video thí nghiệm “khi cây hô hấp” (có video kèm theo)Hoặc giao nhiệm vụ cho HS về nhà thực hiện thí nghiệm và mang kết quả lên lớp. 30
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
AL
- Dụng cụ, hóa chất, mẫu vật: 1 cây con, 2 hộp nhựa kín hơi, 2 cốc nước vôi trong.
CI
- Tiến hành thí nghiệm: Đặt cây con và cốc nước vôi trong vào hộp A và đậy kín lại. Hộp B, ta chỉ để một cốc nước vôi trong rồi đậy kín lại. Sau đó để cả 2 hộp vào bóng tối. Đợi trong vòng 6 tiếng. - Câu hỏi: Tại sao lại có hiện tượng như vậy. Bước 2: Cho HS hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi
FI
- Hiện tượng: Cốc nước vôi trong ở hộp A nổi váng dày hơn ở hộp B
ƠN
OF
Dự kiến câu trả lời: Nước vôi trong khi kết hợp với CO2 tạo ra kết tủa theo phương trình: Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 ↓+ H2O. ta thấy váng trắng của cốc nước vôi trong ở hộp A dạy hơn chứng tỏ khí CO2 trong hộp A nhiều hơn. Chứng tỏ cây trong hộp A đã sinh thêm khí CO2. Điều này khẳng định cây cũng thở như chúng ta, có nghĩa là cây hấp thụ O2 và thải CO2.
Y
NH
Bước 3: Dẫn dắt vào bài.
KÈ
M
QU
Khởi động bằng video TN hô hấp
Khởi động bằng TN hô hấp thải CO2 (HS làm TN ở nhà)
Phương pháp 2: Sử dụng câu hỏi tình huống
DẠ Y
Bước 1: GV nêu câu hỏi
Theo các em chúng ta có nên đặt nhiều hoa và cây xanh trong phòng ngủ không? Vì sao? Bước 2: GV cho HS làm việc nhóm hoặc làm việc cá nhân để trả lơi câu hỏi. 31
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
FI
CI
AL
Dự kiến câu trả lời: Ban đêm, hoa hoặc cây xanh ngừng quang hợp nhưng vẫn diễn ra quá trình hô hấp, cây xanh sẽ hấp thụ khí oxi trong không khí đồng thời thải ra hơi nước và khí Cacbonic. Con người và cây xanh sẽ đồng thời hấp thu khí oxi và thải ra khí cacbonic. Cộng với đó là thói quen đóng kính cửa phòng, khiến cho không khí trong phòng không thể trao đổi ra bên ngoài. Chính vì vậy, đặt cây xanh trong phòng ngủ sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn. Đây là một trong những nguy cơ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bạn hàng đêm. Bạn sẽ cảm thấy ngột ngạt, khó thở, khiến giấc ngủ không được sâu và có thể gây nên những cơn ác mộng.
CHỦ ĐỀ 5: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
OF
Bước 3: Dẫn dắt vào bài mới: Vậy để hiểu rõ hơn về quá trình hô hấp, chúng ta cùng nghiên cứu bài mới. Phương pháp 1: Gắn kiến thức sinh học với thực tế
ƠN
Bước 1: GV đưa ra kiến thức liên quan thực tế
- Vì sao khi nhai cơm trắng một lúc sau thì có vị ngọt?
NH
- Câu thành ngữ: "Nhai kĩ no lâu" có ý nghĩa gì về mặt sinh học và khuyên chúng ta điều gì. Bước 2: Gv tổ chức cho HS trả lời Dự kiến câu trả lời:
QU
Y
- Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt.
M
- Về mặt sinh học: khi nhai kĩ, thức ăn được nghiền nát thành những mảnh nhỏ, sẽ dễ thấm dịch vị và enzyme, dẫn tới hiệu quả tiêu hóa thức ăn cao, bổ sung nhiều năng lượng cho cơ thể nên no được lâu. Ngoài ra, thức ăn được nghiền nhỏ ở miệng sẽ góp phần giảm gánh nặng cho dạ dày, cơ thể đỡ tiêu tốn năng lượng cho hoạt động tiêu hóa cơ học ở dạ dày.
KÈ
Câu thành ngữ khuyên chúng ta: Nên nhai kĩ khi ăn thì sẽ tốt cho dạ dày vì dạ dày có sức chứa hạn chế nên nếu nhai trệu trạo, nuốt vội vàng thì rất dễ đầy dạ dày, tạo cảm giác chóng no, nhưng thực ra thì lượng dinh dưỡng lại ít, gây ra sự thiếu hụt nhanh dưỡng chất để nuôi cơ thể. Thêm nữa, nhai kĩ, thức ăn sẽ được dịch vị tiết ra thấm vào, quá trình
DẠ Y
Bước 3: Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài mới. Phương pháp 2: sử dụng bài hát Bước 1: GV cho HS hát bài hát “chiếc bụng đói”
“Người lớn hay hỏi tôi con có 32
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” Một ước mơ chi không?
AL
…………………………… Nào cá nào tôm nào cua rất ngon tôi ăn luôn cả rau
CI
Vì ba mẹ tôi dạy không lãng phí đồ ăn Vậy nên tôi thích một chiếc bụng đói
Sợ béo thì ăn xong tôi đi tập thể dục” Bước 2: Dẫn dắt vào bài mới.
OF
Nào bánh nào hoa quả thơm rất thơm không quên kem thật ngon
FI
bụng đói để ăn được hết tất cả món ngon cùng một lúc
Ảnh cắt từ video
ƠN
Phương pháp 3: sử dụng trò chơi
TRÒ TRÒCHƠI CHƠIÔÔCHỮ CHỮ
12 10 09 08 07 06 05 04 03 02 01 00 15 14 13 11 10 09 08 07 06 05 04 03 02 01 00 15 14 13 12 11
Y
ĐĐ ÔÔ NN GG VV ÂÂ TT ĐĐ ƠƠ NN BB AA OO 1313 RR UU ÔÔ TT NN OO NN 7 7 66 HH ÂÂ UUMMÔÔ NN 1010 TT ÊÊ BB AA OO TT UU YY ÊÊ NN 88 NN GG OO AA II BB AA OO 66 HH OO AA HH OO CC
QU
11 22 33 44 55 66
Thời Thờigian gian
NH
Bước 1: GV tổ chức trò chơi (giáo án pp, đĩa CD): GV giới thiệu: Từ hàng dọc có 6 chữ cái, tương ứng với nó là 6 hàng ngang, mỗi hàng ngang được mở ra sẽ xuất hiện 1 chữ cái của ô bí mật hàng dọc.
M
Khởi động bằng trò chơi ô chữ
KÈ
Hàng ngang số 1(13 chữ cái): Động vật nào chưa có cơ quan tiêu hóa?
- Đáp án: Động vật ơn bào (chữ T)
Hàng ngang số 2 (7 chữ cái): Đây là nơi diễn ra quá trình hấp thụ thức ăn ở động vật có ống tiêu hóa.
DẠ Y
- Đáp án: Ruột non (chữ R) Hàng ngang số 3 (6 chữ cái): Nơi thải chất bã của động vật có ống tiêu hóa
- Đáp án: Hậu môn (chữ Â)
Hàng ngang số 4 (10 chữ cái): Ở thủy tức, trên thành túi tiêu hóa có tế bào gì? 33
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” Hàng ngang số 5 (8 chữ cái): Đây là một trong 2 kiểu tiêu hóa? - Đáp án: Ngoại bào (chữ B)
CI
Hàng ngang số 6 (6 chữ cái): Tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì?
AL
- Đáp án: Tế bào tuyến (chữ U)
- Đáp án: Hóa học (chữ O)
FI
Đáp án ô hàng dọc: TRÂU BÒ
Bước 2: Dẫn dắt vào bài: Để biết đặc điểm tiêu hóa ở trâu bò có đặc điểm gì đặc biệt so với các loài thú khác thì chúng ta nghiên cứu bài mới.
OF
Phương pháp 4: Sử dụng tranh ảnh trực quan
NH
ƠN
Bước 1: GV chiếu hình ảnh về các loài động sau: Hổ, chó sói, hươu cao cổ, voi, báo, trâu và yêu cầu HS sắp xếp chúng vào 2 nhóm động vật là động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật
Hổ
Hươu cao cổ
Báo
Trâu
KÈ
M
Voi
QU
Y
Chó sói
Sử dụng trong tiết dạy
DẠ Y
Bước 2: GV cho HS hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi
Sản phẩm: Động vật ăn thịt là: hổ, chó sói, báo còn động vật ăn thực vật là: hươu cao cổ, voi, trâu. Bước 3: Từ câu trả lời của HS thì GV dẫn dắt vào bài
34
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” CHỦ ĐỀ 6: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
AL
Phương pháp 1: Sử dụng trò chơi Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi: “ai nhịn thở lâu nhất”
CI
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 đại diện có thể nhịn thở lâu nhất. Sau đó GV yêu cầu HS đại diện cho nhóm đứng dậy tham gia trò chơi
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
OF
FI
- GV nêu luận chơi: Khi GV hô bắt đầu thì HS sẽ nhịn thở, trong quá trình nhịn thở, HS không được nói, cười, người đứng thẳng, cố gắng nhịn thở được lâu nhất có thể. Người chiến thắng là người có khả năng nhịn thở lâu nhất. - GV hô bắt đầu đồng thời bấm giờ theo dõi thời gian nhịn thở của HS - HS thực hiện trò chơi.
ƠN
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV công bố thời gian nhịn thở của người thắng cuộc. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
NH
- GV nhận xét, đánh giá mức độ nghiêm túc và trung thực của HS khi tham gia trò chơi.
Y
- GV giới thiệu: Động vật có thể nhịn ăn 3 ngày mà không chết nhưng không thể nhịn thở 3 phút. Hoạt động hít thở liên quan chặt chẽ đến hô hấp. Điều đó chứng tỏ hô hấp có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của mọi sinh vật. Vậy hô hấp ở động vật là gì? Động vật có những hình thức hô hấp nào?
QU
Phương pháp 2: Lắp ghép mô hình: Phổi hoạt động như thế nào? Bước 1: Nhiệm vụ giao về nhà.
M
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm về nhà chuẩn bị nguyên vật liệu như sau: 3 quả bóng bay, 2 ống hút, 1 chai nhựa, đất nặn, kéo, dây chun, dao và nghiên cứu kiến thức bài mới.
DẠ Y
KÈ
Bước 2: Khi đến tiết học GV yêu cầu: Bằng các vật liệu đã có các em hãy thiết kế mô hình phổi và sự hoạt động của nó theo hướng dẫn: Chai nhựa cắt đôi, sử dụng phần phía trên, quả bóng bay 1 các em cắt ngang ra, sử dụng phần bên trên để bịt phần đã cắt của chai nhựa, quả bóng bay 2 và 3 thì luồn ống hút vào đưa dây chun cột chặt. Sau đó luồn 2 quả bóng vào chai nhưa, sử dụng đất nặn bịt kín miệng chai. Sau khi hoàn thành, mỗi bộ phận các em làm thể hiện cho những bộ phận nào, theo các em phổi sẽ hoạt động ra sao. Dự kiến câu trả lời: Quả bóng 1 mô phỏng cơ hoành, quả bóng 2,3 mô phỏng phổi, ống hút là đường dẫn khí. Khi chúng ta kéo quả bóng 1 xuống thì quả bóng 2, 3 phồng lên, khi ta thả ra thì quả bóng 2, 3 xẹp lại. Vậy hô hấp của phổi nhờ hoạt động của cơ hoành. 35
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
OF
FI
CI
AL
GV: Để đạt được hiệu quả hô hấp tốt nhất thì phổi có đặc điểm gì và ngoài hô hấp bằng phổi như vậy thì động vật còn hô hấp bằng các hình thức nào khác. Để biết những vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu bài mới.
Hình ảnh về mô hình phổi Phương pháp 3: Liên hệ kiến thức thực tế.
NH
ƠN
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi HS trong nhóm đếm số lần thở ra hít vào của mình trong vòng 1 phút, sau đó so sánh nhịp thở của mình với các bạn khác trong nhóm, cuối cùng tính trung bình nhịp thở từng người của nhóm mình. Sau dó GV so sánh nhịp thở của từng nhóm với nhau. Sau đó yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi: (1) Tại sao lại có người thở nhanh hơn người khác? (2) Thở có vai trò gì?
Y
(3) Chúng ta sẽ thế nào nếu ngừng thở?
Bước 2: Từ câu trả lời của HS thì GV dẫn dắt vào bài mới.
QU
CHỦ ĐỀ 7: TUẦN HOÀN MÁU VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI BÀI 18: TUẦN HOÀN MÁU. Phương pháp 1: Sử dụng phương pháp trò chơi
M
Trò chơi: trả lời nhanh * Giới thiệu thể lệ trò chơi
KÈ
- Lớp chia thành 4 nhóm
- Chiếu nhanh hình ảnh của động vật: trùng đế giày, thủy tức, ốc, cá, chó.
DẠ Y
Mỗi nhóm HS điền vào phiếu học tập cho mỗi hình với nội dung: cấu tạo cơ thể là đơn bào hay đa bào; có hay không có hệ tuần hoàn. Thời gian hoàn thành là 30 giây.
GV công bố đáp án, HS chấm chéo và báo cáo. HS chốt nhanh các đáp án, nhóm nào đúng hết lấy điểm cộng.
36
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” * Sản phẩm: Cơ thể
Trùng đế giày
Đa bào
Không có
x
x
Ốc
x
Cá
x
Chó
x
Trùng đế giày
x
x
FI
x
OF
Thủy tức
AL
Đơn bào
Có
CI
Tên loài vật
Hệ tuần hoàn
x x x
x
ƠN
Hoặc trò chơi: Hợp sức
Lớp chia thành 2 đội. Mỗi đội cử một đại diện trả lời 5 câu hỏi (có sự trợ giúp của các thành viên khác) trong gói câu hỏi của nhóm mình. Mỗi câu đúng được 10 điểm. Nhóm nào được nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc.
NH
Trường hợp 2 nhóm bằng điểm sẽ xét tới chỉ số phụ là thời gian kết thúc phần thi. Gói 1:
Y
Câu 1: Quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành chất đơn giản nhất mà cơ thể hấp thụ được gọi là….
QU
Đáp án: Quá trình tiêu hóa
Câu 2: Côn trùng thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường qua … Đáp án: Hệ thống ống khí
M
Câu 3: Răng sắc, nhọn; manh tràng kém phát triển là đặc điểm của nhóm động vật nào?
KÈ
Đáp án: Động vật ăn thịt
Câu 4: Thức ăn được biến đổi hóa học ở những bộ phận nào của ống tiêu hóa? Đáp án: Miệng, dạ dày, ruột non
DẠ Y
Câu 5: Sinh vật đơn bào là sinh vật mà cơ thể chỉ được cấu tạo từ…
Đáp án: Một tế bào
Gói 2: Câu 1: Tiêu hóa ngoại bào là hình thức tiêu hóa xẩy ra…
Đáp án: Bên ngoài tế bào 37
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” Câu 2: Động vật đơn bào thực hiện trao đổi khí với môi trường qua…
AL
Đáp án: bề mặt cơ thể (màng tế bào) Câu 3: Ruột non dài là đặc điểm của nhóm động vật nào?
CI
Đáp án: Động vật ăn thực vật
Câu 4: Tiết pepsin và HCl để biến đổi protein xẩy ra ở bộ phận nào trong ống tiêu hóa?
FI
Đáp án: Dạ dày
Câu 5: Trong cơ thể thực vật, sự vận chuyển các chất nhờ hệ thống mạch gì?
OF
Đáp án: Mạch gỗ và mạch rây.
BÀI 19: TUẦN HOÀN MÁU (TIẾP THEO)
Phương pháp 1: Sử dụng phương pháp trò chơi - Luật chơi: Chia lớp thành 2 đội
ƠN
Cho HS chơi trò chơi: LẬT MẢNH GHÉP
+ Có 1 bức tranh (ảnh) ẩn dưới 6 mảnh ghép.
NH
+ Mỗi đội có quyền lựa chọn 3 mảnh ghép. Mỗi mảnh ghép tương ứng với 1 câu hỏi. Trả lời đúng mảnh ghép sẽ được lật mở. Trả lời sai đội khác sẽ có quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm
QU
- Nội dung:
Y
+ Từ mảnh ghép thứ 3, đội nào có câu trả lời đúng về nội dung bức tranh sẽ được 20 điểm. Mảnh ghép 1: Trong hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực và vận tốc như thế nào: Đáp án: Áp lực thấp, vận tốc chậm
M
Mảnh ghép 2: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là
KÈ
A. Tim → Động mạch→ tĩnh mạch→ mao mạch→ tim B. Tim → động mạch→ mao mạch→ tĩnh mạch→ tim C. Tim → mao mạch→ động mạch→ tĩnh mạch→ tim
D. Tim → động mạch→ mao mạch→ động mạch→ tim
DẠ Y
Đáp án: B. Tim → động mạch→ mao mạch→ tĩnh mạch→ tim
Mảnh ghép 3: Trong các loài sau đây:
(1) tôm (2) cá
(3) ốc sên (4) ếch (5) trai (6) bạch tuộc (7) giun đốt
Hệ tuần hoàn hở có ở những động vật nào? 38
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” Đáp án: (1), (3) và (5)
AL
Mảnh ghép 4: Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực A. Cao, tốc độ máu chảy chậm
CI
B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh
FI
D. Cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh Đáp án: Cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh (1) Tôm
(2) mực ống
(3) ốc sên
(5) trai
(6) bạch tuộc
(7) giun đốt
OF
Mảnh ghép 5: Hệ tuần hoàn kín có ở những động vật nào? ( 4) ếch
ƠN
Đáp án: (2), (4), (6) và (7) Mảnh ghép 6: Hệ tuần hoàn kép chỉ có ở A. lưỡng cư và bò sát
NH
B. lưỡng cư, bò sát, chim và thú
C. mực ống, bạch tuộc, giun đốt và chân đầu D. mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và cá Đáp án: B. lưỡng cư, bò sát, chim và thú
Y
Đáp án bức ảnh: TRÁI TIM
Khởi động bằng trò chơi mảnh ghép
DẠ Y
KÈ
M
QU
Từ đáp án của bức ảnh GV dẫn dắt vào bài.
Phương pháp 2: Sử dụng video thí nghiệm Video thí nghiệm “tính tự động của tim” - Dụng cụ, hóa chất, mẫu vật: ếch sống, bộ đồ mổ, dung dịch muối sinh lý.
- Tiến hành thí nghiệm: Mổ ếch để lộ tim và cơ đùi ếch, sau đó cắt tim ếch và 39
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” cơ đùi ếch cho vào dung dịch muối sinh lý.
- Câu hỏi: Tại sao lại có hiện tượng như vậy
CI
- Giải thích: Do tim có tính tự động còn cơ đùi ếch thì không.
AL
- Hiện tượng: Tim ếch khi cắt rời khỏi cơ thể vẫn co dãn (đập) nhịp nhàng còn cơ đùi ếch thì không.
NH
ƠN
OF
FI
- Nhận xét: video thí nghiệm chủ yếu dùng để kích thích hứng thú học tập của HS nhờ hiện tượng lạ, tạo cho các em sự tò mò muốn biết vì sao lại có sự khác nhau giữa tim và cơ đùi ếch khi bỏ vào dung dịch muối sinh lý. Đồng thời giúp HS phát triển tư duy thông qua việc giải thích hiện tượng.
Ảnh từ video thí nghiệm
Tiết dạy sử dụng video thí nghiệm
Phương pháp 3: Sử dụng con số ấn tượng
QU
Y
Trái tim người lớn trung bình đập 75 lần một phút; 100.000 lần một ngày; 3.600.000 lần một năm và 2,5 tỷ lần trong suốt cuộc đời. Tim bơm khoảng 5 lít máu mỗi phút. Từ những con số ấn tượng GV dẫn dắt vào bài mới. Phương pháp 4: Diễn kịch, đóng vai
M
GV cho HS về nhà đóng vai tiểu phẩm: Chí Phèo, Thị Nở thời hiện đại Cảnh 1: Tại nhà Chí Phèo, Thị nở
KÈ
Thị Nở đang vừa ngồi nhặt rau vừa hát trong nhà thì Bá Kiến đến. Bá Kiến (gọi to): Anh Chí…Anh Chí…Anh Chí có ở nhà không?
DẠ Y
Thị Nở (chạy ra): Cụ Bá đấy à, anh Chí nhà tôi không có nhà, Cụ hỏi anh Chí nhà tôi có việc gì thế? Bá Kiến: Tao hỏi vài việc lặt vặt thôi
Bá Kiến: (nhìn kĩ Thị Nở với vẻ khinh khỉnh): Chà chà, tao khen cho thằng Chí giỏi, mày xấu ma chê quỷ hờn, mặt thì bề ngang dài hơn bề dọc, môi thì xám ngoét như thịt trâu chết, thế mà thằng Chí vẫn lấy mày được. Tài thật. 40
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” Từ ngoài cửa chí phèo đi vào, vừa đi vừa cầm chai rượu vừa chưởi
CI
AL
Chí Phèo (đi loạng choang): Tổ cha thằng Bá Kiến (làm một ngụm rượu), tổ cha thằng Bá Kiến, ông vừa chê ai đấy. Không được chê con Nở nhà tôi. Ông hiểu chưa. Với tôi con Nở đẹp nhất cái làng này. Đó là tình yêu. Ông thì biết quái gì về tình yêu. Tìm tôi có việc gì? Bá Kiến kéo Chí Phèo sát vào người và nói nhỏ
FI
Lúc này Thị Nở lại vào nhặt rau.
OF
Bá Kiến: Này anh Chí, con Nở nhà anh xấu như thế nhưng được cái nó khỏe, hay anh bán cho tôi về làm con sen, con ở. Tôi đưa anh tiền anh đi tìm con khác đẹp hơn mà làm vợ. Chí Phèo (giọng kích động): Tổ cha thằng Bá Kiến, ông dám nói thế à, cút ngay, cút ra khỏi nhà tôi ngay. C….u….ú…..t.
ƠN
Bá Kiến sợ và đi ra khỏi nhà. Vừa đi vừa nói: Cút thì cút, làm gì căng. Chí Phèo nói xong lấy tay ôm ngực và ngã quỵ.
NH
Thị Nở từ trong nhà chạy ra hốt hoảng: Anh chí, anh Chí ơi, anh làm sao vậy. Và ôm Chí đưa đi cấp cứu Cảnh 2: Tại phòng cấp cứu
Chí Phèo nằm trên giường, bác sĩ đo huyết áp cho Chí Phèo và thông báo với Thị Nở
QU
Y
Bác sĩ: Huyết áp 100 -160 mmHg. Anh Chí bị huyết áp cao cộng thêm kích động nên bị ngất. Về sinh hoạt điều độ, đủ chất, hạn chế ăn măn, thể dục thể thao, đặc biệt khuyên anh ấy bỏ rượu đi nha. Thị Nở: Huyết áp cao à bác sĩ, thế thế nào là huyết áp cao, thế nào là huyết áp bìn thường, em mơ hồ quá.
M
Bác sĩ: Để hiểu hơn về vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu bài tuần hoàn máu để biết chi tiết.
KÈ
Bước 2: Đến tiết học GV cho diễn trên lớp
DẠ Y
Bước 3: Từ vở kịch GV dẫn dắt vào bài mới.
Khởi động bằng diễn kịch 41
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” Phương pháp 5: Sử dụng câu hỏi, tình huống có vấn đề
AL
Bước 1: Gv nêu tình huống:
Khi tim ngừng đập (không thể phục hồi) thì cơ thể sẽ chết. Nhưng khi cơ thể chết thì có phải lúc nào tim cũng ngừng đập không?
CI
Bước 2: Cho HS hoạt động để trả lời câu hỏi
FI
Dự kiến câu trả lời: Một số trường hợp chết não nhưng tim vẫn còn đập. Vì vậy mới có việc ghép tim của người chết não cho bệnh nhân bị bệnh tim.
OF
Bước 3: Dẫn vào bài mới: Vì sao tim có thể tự động đạp được như vậy thì chúng ta nghiên cứu bài mới. BÀI 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI
Phương pháp 1: Sử dụng câu hỏi, bài tập tình huống.
ƠN
Bước 1: Gv đặt câu hỏi, nêu tình huống thực tế:
Khi vận động mạnh (chạy, nhảy...), các em thấy tim đập nhanh, thở dốc, huyết áp tăng cao. Ngồi nghỉ một thời gian, nhịp tim, nhịp thở lại trở về bình thường? Tại sao lại như vậy?
NH
Bước 2: cho HS hoạt động trả lời câu hỏi
Bước 3: từ câu trả lời của HS, GV dẫn vào bài Phương pháp 2: Sử dụng con số ấn tượng
Y
Bước 1: GV cho HS biết về những con số ấn tượng.
QU
Chúng ta có khoảng 3 triệu tuyến mồ hôi nằm khắp trên mặt da, tập trung nhiều nhất là ở vùng trán, lòng bàn tay bàn chân và quanh bụng, lưng. Trong môi trường khô ráo ở nhiệt độ 290C, người ta bắt đầu đổ mồ hôi. Trong môi trường nóng, hoạt động mạnh, mỗi người có thể tiết ra 3 lít mồ hôi mỗi giờ. Vậy tại sao chúng ta lại đổ nhiều mồ hôi như vậy?
M
Bước 2: GV cho HS hoạt động trả lời câu hỏi.
KÈ
Dự kiến câu trả lời: Đổ mồ hôi để hạ nhiệt độ cơ thể nhằm duy trì nhiệt độ ổn định (370C).
DẠ Y
Bước 3: Dẫn dắt vào bài: Duy trì nhiệt độ cơ thể là một biểu hiện của cân bằng nội môi. Vậy cân bằng nội môi là gì, cơ chế thế nào thì chúng ta nghiên cứu bài mới. Phương pháp 3: Kể chuyển sinh học
Bước 1: GV kể câu chuyện “lịch sử insulin”.
Insulin là một hoocmôn không thể thiếu trong cơ thể con người. Nó được sản suất bởi tuyến tụy, giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu. Đối với những 42
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
AL
người mắc bệnh tiểu đường type 1, tuyến tụy của họ không có khả năng sản xuất insulin. Điều này khiến lượng đường trong máu tăng giảm bất ngờ.
CI
Không có insulin trong cơ thể, bệnh nhân tiểu đường type 1 sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, trong ngắn hạn là hạ đường huyết, loạn nhịp tim, tê các chi… dài hại là hỏng mắt, suy thận và phá hủy hệ thần kinh.
OF
FI
Quay trở lại những năm 1920, các nhà khoa học lần đầu phát hiện tuyến tụy là bộ phận hết sức quan trọng đối với người mắc tiểu đường. Việc nghiên cứu tuyến tụy được coi là một nhiệm vụ hàng đầu. Các nhà khoa học và bệnh nhân tiểu đường đều nhìn vào tuyến tụy và thấy đó là nơi mà những hi vọng của mình được thắp lên.
ƠN
Thí nghiệm nổi tiếng nhất với tuyến tụy và tiểu đường được thực hiện bởi Tiến sĩ Frederick Banting người Canada và sinh viên y khoa Charles Best. Họ chọn một con chó và cắt bỏ tuyến tụy của nó. Sau đó, Tiến sĩ Banting và Charles Best quan sát được hiện tượng con chó mắc tiểu đường. Nhưng khi họ tiến hành tiêm insulin trở lại máu của nó, con chó trở lại bình thường.
NH
Không lâu sau, Tiến sĩ Banting và Charles Best thử nghiệm tiêm insulin trên người bệnh tiểu đường. Năm 1922, bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng phương pháp này. Một năm sau đó, Tiến sĩ Banting và Charles Best được trao giải Nobel cho khám phá về insulin. Ông bán bằng sáng chế của mình cho Đại học Toronto với mức giá tượng trưng chỉ vài đô la.
QU
Y
Từ đó, một kỷ nguyên dài bắt đầu với những người bệnh tiểu đường có thể nhận điều trị từ insulin trích xuất từ tuyến tụy của động vật. Mãi cho tới năm 1970, các nhà khoa học phát hiện họ có thể sử dụng DNA tái tổ hợp để sản xuất insulin của người bằng phương pháp nhân tạo. Điều này giúp bệnh nhân tiểu đường có cơ hội được điều trị với insulin giống “thật” hơn. Hỏi: Vậy tại sao insulin lại có tác dụng trong điều trị bệnh tiểu đường? Bước 2: GV tổ chức cho HS hoạt động trả lời câu hỏi
KÈ
M
Dự kiến câu trả lời: Dưới tác dụng của insulin thì glucozơ trong máu chuyển thành glycogen dự trữ trong gan và cơ. Bước 3: Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài mới.
3. Thực nghiệm sư phạm
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm.
DẠ Y
3.1.1. Mục đích thực nhiệm
Thực nghiệm sư phạm (TNSP) được tiến hành nhằm đánh giá tính khả thi, hiệu quả của việc sử dụng HĐKĐ để gây hứng thú cho HS tại trường tôi đang công tác và được tiến hành thực nghiệm sư phạm tại một số trường trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. 43
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm
AL
Với mục đích TNSP như trên, tôi đã xác định các nhiệm vụ TNSP như sau: - Chọn đối tượng để tổ chức TNSP.
CI
- Xác định nội dung và phương pháp TNSP.
- Chuẩn bị các kế hoạch bài học, phương tiện dạy học, bộ công cụ đánh giá…
FI
- Lập kế hoạch và tiến hành TNSP - Xử lí kết quả TNSP, rút ra kết luận.
OF
3.2. Phương pháp thực nghiệm 3.2.1. Chọn trường thực nghiệm
- Tôi chọn trường THPT Hoàng Mai 2 để thực nghiệm.
ƠN
- Sĩ số và trình độ HS ở các lớp là tương đương nhau.
- Trong quá trình TN, tôi kết hợp với các GV bộ môn ở các trường thảo luận thống nhất nội dung, số tiết, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá HS. 3.2.2. Bố trí thực nghiệm
NH
Tôi tiến hành thực nghiệm trên 3 lớp với số lượng 125 HS tương ứng với 3 lớp đối chứng có trình độ tương đương nhau với 124 HS. Sĩ Số
11A3
41
11A4
40
TN2
11A5
43
ĐC2
11A6
42
TN3
11A7
41
ĐC3
11A8
42
TN1 1
M
ĐC1
QU
STT Lớp TN-ĐC
Y
Lớp
KÈ
Bảng 4.1: Các lớp thực nghiệm và đối chứng
DẠ Y
2
3
GV, nơi công tác Nguyễn Thị Yến Trường THPT Hoàng Mai 2 Nguyễn Thị Yến Trường THPT Hoàng Mai 2 Nguyễn Thị Thủy Trường THPT Hoàng Mai 2 Nguyễn Thị Thủy Trường THPT Hoàng Mai 2 Nguyễn Thị Thủy Trường THPT Hoàng Mai 2 Nguyễn Thị Thủy Trường THPT Hoàng Mai 2 44
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” 3.3. Nội dung và thời gian thực nghiệm sư phạm
AL
3.3.1. Nội dung
- Trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi đã tiến hành thực nghiệm giảng dạy hai bài lí thuyết thuộc phần chuyển hóa vật chất và năng lượng, SH 11.
CI
- Mỗi lớp được chọn tiến hành dạy 2 bài trong 2 tiết: Tên bài
Tiết PPCT
Số tiết thực hiện
Địa điểm thực hiện
Bài 2
Vận chuyển các chất trong cây
2
1
Phòng học của lớp
Bài 19
Tuần hoàn máu
21
1
Phòng học của lớp
OF
ƠN
3.3.2. Thời gian
FI
TT
Thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm cuối tháng 9/2020- 1/2021. 3.4. Tiến hành thực nghiệm
NH
Bước 1: Chọn lớp thực nghiệm và đối chứng
Dựa trên cơ sở trình độ HS ở các lớp TN và ĐC đồng đều nhau. - Chuẩn bị giáo án.
Y
Bước 2: Chuẩn bị
QU
- Soạn đề kiểm tra 15 phút.
- Soạn phiếu tham khảo ý kiến GV, HS. Bước 3: Tiến hành giảng dạy ở các lớp TN và ĐC - Ở lớp TN: Sử dụng kết hợp một số biện pháp gây hứng thú đã nêu.
M
- Ở lớp ĐC: Không sử dụng hoặc lựa chọn sử dụng số ít biện pháp gây hứng thú theo điều kiện thực tế của lớp.
KÈ
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra ở 3 lớp TN và 3 lớp ĐC. Bước 5: Tham khảo ý kiến GV và HS
DẠ Y
Để nhận được những thông tin phản hồi về ưu điểm, hạn chế của các biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS thông qua các HĐKĐ trong giảng dạy sinh học ở trường THPT đã được đề xuất, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 165 HS. Bước 6: Xử lí kết quả thực nghiệm Xử lý kết quả thông qua các thống kê 45
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” 3.5. Kết quả thực nghiệm
AL
3.5.1. Kết quả định tính: * Ở lớp thực nghiệm:
FI
CI
Trong học tập các em tỏ ra rất hào hứng, nhanh chóng biết hợp tác, xử lí công việc thông minh, linh hoạt, biết đặt các câu hỏi thể hiện trí tò mò của mình, biết quan sát và phát hiện ra các tình huống có vấn đề để tìm hiểu và tìm phương án xử lí tình huống.
OF
Trong tiết học các em tỏ ra hào hứng và làm việc nhiều hơn, các em chủ động, sáng tạo hơn, giờ học diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, lôi cuốn HS hơn, các em hiểu bài nhanh hơn.
ƠN
Nhiều em học sinh ở các lớp thực nghiệm đã tìm ra nhiều tài liệu, nội dung phong phú và gắn liền với đời sống hàng ngày. Một số em HS có kĩ năng thông tin và xử lí tốt các tình huống đặt ra. Qua các tiết dạy, tôi thấy khả năng vận dụng các vấn đề thực tiễn của các em ở lớp thực nghiệm tiến bộ rõ rệt, khả năng phối hợp của các em trong các hoạt động nhóm cũng hiệu quả hơn.
NH
* Ở lớp đối chứng:
Trong tiết học, không khí học không lôi cuốn, hấp dẫn các em bằng ở tiết dạy của lớp thực nghiệm, các em tỏ ra khá thụ động khi liên hệ thực tiễn cũng như đề xuất phương án xử lí tình huống.
QU
Y
Hầu hết các em còn có tâm lí nặng nề trong việc tiếp thu kiến thức mới và việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề. 3.5.2. Kết quả định lượng: Sau khi thống kê tính toán thu được kết quả như sau:
KÈ
M
Cuối đợt thực nghiệm, phát phiếu tham khảo ý kiến HS nhằm tìm hiểu kết quả khi sử dụng các biện pháp gây hứng thú học tập trong dạy Học sinh học ở trường THPT. Bảng 4.2. Sở thích của HS đối với các biện pháp tạo hứng thú học tập Mức độ
DẠ Y
Biện pháp
Sử dụng các hoạt động tập thể (trò chơi, diến kịch, thiết
Rất thích
Thích
Bình thường
Ghét
Ý kiến
Tỷ lệ %
Ý kiến
Tỷ lệ %
Ý kiến
Tỷ lệ %
Ý kiến
Tỷ lệ %
93
56.4
67
40.6
5
3.2
0
0 46
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
91
55.2
65
39.4
9
5.4
Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, bài tập tình huống
95
57.6
65
39.4
5
FI
Sử dụng các con số ấn tượng
83
50.3
58
35.2
24
Giới thiệu kiến thức sinh học thông qua việc đọc thơ sinh học
104
63.0
55
33.3
Sử dụng các bài hát liên quan kiến thức
102
61.8
55
Phương pháp gắn kiến thức sinh học với thực tế
105
AL
Phương pháp trực quan: Sử dụng tranh ảnh, thí nghiệm, video thí nghiệm, mô hình…
NH
kế mô hình)
0
CI
0
63.6
0
0
15.6
0
0
6
3.6
0
0
33.3
8
4.8
0
0
25.5
18
10.9
0
0
ƠN
OF
3.2
42
Số HS
1
KÈ
Lớp
M
QU
Y
Từ bảng 4.2 cho thấy hầu hết các em đều cho rằng các em thích và rất thích học các giờ có sử dụng các biện pháp tạo hứng thú và 0% ghét việc sử dụng các biện pháp KĐ gây hứng thú đã đưa ra. Bảng 4.3 Kết quả bài kiểm tra 15p của các lớp TN và ĐC (Gồm 2 bài kiểm tra tính chung)
41
ĐC1
40
TN2
43
ĐC2
42
TN3
41
ĐC3
42
DẠ Y
TN1
Điểm 2
3
2
2
4
4
8
12
14
5
6
7
8
9
2
14
16
48
1
24
20
26
2
20
32
26
22
34
8
6
4
16
16
40
26
32
4
4
10
Điểm TB 7.4 5.8
6
7.2 5.6
6
7.3 5.4 47
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
CI
FI
TN1 ĐC1 TN2 ĐC2 TN3 ĐC3
Phân loại kết quả học tập của HS Trung bình Khá Giỏi 5 - 6 điểm 7 - 8 điểm 9 - 10 điểm Số HS Tỷ lệ Số HS Tỷ lệ Số HS Tỷ lệ 16 19.5 64 78.0 2 2.43 44 55.0 26 32.5 0 0 22 26.6 58 67.4 6 6.9 56 66.7 14 16.7 0 0 20 24.4 56 68.3 6 7.3 58 69.0 8 9.5 0 0
OF
Yếu kém 0 - 4 điểm Số HS Tỷ lệ 0 0 10 12.5 0 0 14 16.7 0 0 18 21.4
Lớp
AL
Bảng 4.4 phân loại kết quả bài kiểm tra
80
ƠN 40
55
TN1 ĐC1
32.5
20
16.7 6.9
0
0
Yếu kém
2.43 0
0
yếu kém
26.6
16.7
0
19.5
12.5
67.4
60
78
NH
90 80 70 60 50 40 30 20 10 0
66.7
Trung bình
68.3
24.4 9.5
7.3
0
KÈ
Yếu kém
Giỏi
Hình 4.2 Đồ thị phân loại kết quả kiểm tra của HS của lớp TN2, ĐC2
Y
QU
M
21.4
69
Khá TN1 ĐC1
Giỏi
khá
Hình 4.1 Đồ thị phân loại kết quả kiểm tra của HS của lớp TN1, ĐC1
80 70 60 50 40 30 20 10 0
Trung bình
0 TN3 Trung bình
ĐC3
Khá
Gi ỏi
Hình 4.3 Đồ thị phân loại kết quả kiểm tra của HS của lớp TN3, ĐC3
3.6. Kết luận về thực nghiệm
DẠ Y
Tuy sự đánh giá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng qua kết quả bài kiểm tra thu được, ta thấy việc sử dụng các hình thức tạo hứng thú học tập cho HS thông qua việc tổ chức HĐKĐ trong giảng dạy của GV bài kiểm tra các HS đạt điểm trung bình chung cao hơn, điều đó cho thấy việc áp dụng các biện pháp nhằm KĐ bài dạy tạo hứng thú cho HS đã đem lại sự hứng thú học tập cho HS từ đó giúp HS đạt được kết quả tốt hơn trong học tập. 48
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
AL
3.1. Kết luận
CI
Qua quá trình nghiên cứu và đối chiếu với các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, tôi có những kết luận sau:
FI
3.1.1. Góp phần hệ thống hóa, hoàn thiện cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề tạo hứng thú cho HS thông qua việc tổ chức HĐKĐ trong giảng dạy phần chuyển hoa vật chất và năng lượng- SH 11 THPT.
OF
3.1.2. Trên cơ sở phân tích nội dung phần chuyển hóa vật chất và năng lượng, dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng làm cơ sở khoa học, tôi đã xây dựng được hệ thống gồm 9 cách để áp dụng vào HĐKĐ nhằm tạo hứng thú cho HS, phục vụ quá trình đổi mới phương pháp dạy học.
NH
ƠN
3.1.3. Qua điều tra về tình hình hiểu biết và thực trạng việc sử dụng các phương pháp tích cực đề áp dụng vào HĐKĐ của các GV ở một số trường THPT trong địa bàn huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai, tôi nhận thấy: việc vận dụng nó chưa nhiều chủ yếu sử dụng việc vào bài bằng lời nói của GV mà chưa có sự hoạt động của HS. Thậm chí nhiều GV không cần HĐKĐ mà tiến hành dạy bài mới luôn. 3.1.4. Tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin để trao đổi thông tin với HS: Trao đổi qua điện thoại, tin nhắn, qua mail và nhiều em có khả năng khai thác thông tin internet rất tốt.
QU
Y
3.1.5. Quá trình thực nghiệm sư phạm ở các lớp 11 thuộc trường THPT Hoàng Mai 2 cho thấy tính khả thi của đề tài. Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm thì hứng thú học tập của HS tăng lên, trả lời tốt các kiến thức liên quan đến bài dạy đồng thời áp dụng kiến thức vào thực tế rất tốt, các bài kiểm tra của HS diểm cũng cao hơn.
DẠ Y
KÈ
M
Và trong phạm vi đề tài này tôi cũng đã áp dụng ở lớp 11 tại các trường THPT trong huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai, cụ thể: Lớp 11A1 (Cô giáo: Hồ Thị Kiều Oanh, Trường THPT Quỳnh Lưu 3); lớp 11A4 (Cô giáo: Nguyễn Thị Thu, tổ trưởng Tổ Tự nhiên, Trường THPT Quỳnh Lưu 3); lớp 11D3 (Cô giáo: Đậu Thị Thu Hà trường THPT Quỳnh Lưu 1). Sau quá trình thực nghiệm thì HS có điểm kiểm tra cao hơn, hứng thú, yêu thích môn sinh hơn. Điều đó cho thấy tính khả thi của đề tài. Trong quá trình áp dụng tại các cơ sở, tôi thấy các hoạt động dạy học mà tôi đưa ra là khả thi và hiệu quả, đi đúng hướng với mục tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay, chất lượng dạy và học trong trường được cải thiện rất nhiều. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học này không chỉ áp dụng được với phần “chuyển hóa vật chất và năng lượng” mà có thể áp dụng với nhiều chủ đề khác. Vì vậy, tôi rất hy vọng đề tài của tôi được áp dụng rộng rãi trong quá trình dạy và học. 49
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
AL
Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô để tôi có thể hoàn thiện và mở rộng đề tài hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! 3.2. Kiến nghị
FI
CI
Để có điều kiện nghiên cứu và phát triển nhiều về các phương pháp dạy học tích cực hơn nữa, tôi xin được trình bày một số kiến nghị chủ quan của mình như sau : 3.2.1. Với Ban giám hiệu:
OF
Cần tạo điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn cho hoạt động dạy học như: phòng thí nghiệm có đầy đủ thiết bị, hóa chất, dụng cụ dùng cho các thí nghiệm khó khăn, phức tạp… Sửa chữa kịp thời các ti vi, máy chiếu để phục vụ cho hoạt động dạy và học.
ƠN
3.2.2. Với GV:
GV cần thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn lẫn cập nhật những kiến thức sinh học thực tiễn, thời sự và vận dụng áp dụng chúng vào bài học một cách kích thích, hài hước, thân thiện.
NH
Trong quá trình dạy học, GV cần tạo không khí lớp học thoải mái thông qua sự hài hước, những câu chuyện, bài thơ sinh học đậm tính giáo dục, những thí nghiệm hay sự thân thiện của thầy trò.
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
Tôi hy vọng rằng những kiến nghị và những đóng góp của sáng kiến này sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quá trình dạy Học sinh học ở trường TPHT Hoàng Mai 2 nói riêng và các trường THPT khác nói chung.
50
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” TÀI LIỆU THAM KHẢO
AL
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, 2010, NXB Đại học Sư phạm.
CI
2. Bộ Giáo dục và đào tạo, Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, 2011, Hà Nội.
FI
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2014), tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS trong trường trung học phổ thông, Tài liệu tập huấn.
OF
4. Nguyễn Văn Hộ - Hà Thị Đức, Giáo dục học đại cương, Tập 1, 2002, NXB Giáo dục. 5. Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực. NXB Giáo dục.
ƠN
6. ThS Nguyễn Trọng Sửu CVC – Vụ Giáo dục Trung học: Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động học trên lớp trong dạy học cấp trung học
NH
7. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 120-123: HĐKĐ nhằm phát huy tính tích cực của HS trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông. 8. Trần Bá Hoành, Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, 2007, NXB Đại học Sư phạm.
Y
9. Trần Văn Thành (2011), “Tổ chức môi trường học tập tương tác trong dạy học dự án nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở phổ thông”, Tạp chí Giáo dục số 261.
QU
10. Sách Sinh học Lớp 10, 11, 12 - NXB GD 11. Sách Bài tập Sinh học Lớp 10,11, 12 - NXB GD. 12. Đề thi tuyển sinh Đại học cao đẳng từ 2007-2015
DẠ Y
KÈ
M
13. Mạng internet.
51
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” PHỤ LỤC
AL
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT (Đối với HS)
CI
Để có căn cứ khách quan, toàn diện về thực trạng hứng thú học tập môn sinh học phục vụ cho việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm. Xin các em HS vui lòng cho biết ý kiến của mình về các câu hỏi dưới đây:
C. Bình thường
B. Không thích
FI
A. Thích
OF
học:
1. Xin ý kiến HS cho biết các em cảm thấy như thế nào đối với môn sinh C. Sợ
Tình trạng
ƠN
2. Các em hãy cho biết tình trạng học tập của các em đối với môn sinh học hiện nay (điền dấu X vào ô trống) Yêu thích
Bình thường
Không thích
Nghe GV giảng và ghi chép một cách thụ động
NH
Không trao đổi với bạn, tự mình giải quyết vấn đề Đọc trong SGK để trả lời câu hỏi
QU
Ghi chép vào vở
Y
Trao đổi, thảo luận với bạn để giải quyết vấn đề nào đó
Làm thí nghiệm hoặc thực hành Quan sát tranh trong SGK hoặc trên bảng
M
Tự đưa ra vấn đề mà em quan tâm
KÈ
Đề xuất các hướng giải quyết vấn đề Giải quyết các vấn đề thực tiễn từ kiến thức đã học 3. Các em cho biết phương pháp dạy học nào của GV khiến các em thấy hứng thú?
DẠ Y
……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………
52
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” PHIẾU KHẢO SÁT
AL
(Đối với GV)
CI
Để có căn cứ khách quan, toàn diện về thực trạng dạy học ở Trường Trung học phổ thông phục vụ cho việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm. Xin các thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về các câu hỏi dưới đây:
FI
Câu 1: Hãy đánh dấu x vào mức độ mà thầy (cô) thấy đúng nhất về các hoạt động trong giờ Sinh học. Mức đánh giá
Nội dung câu hỏi
OF
Thường xuyên
Đọc cho HS chép bài
Đôi khi
Chưa bao giờ
ƠN
Cho HS ngồi học nghiêm túc, không di chuyển khỏi vị trí trong cả tiết học
NH
Đặt các câu hỏi lý thuyết liên quan đến kiến thức của bài Đặt ra các tình huống (câu hỏi thực tế) liên quan bài học Cho HS hoạt động nhóm
QU
Y
Sử dụng tranh ảnh, thiết bị dạy học Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sử dụng HĐKĐ trong dạy học
M
Lấy điểm thường xuyên và định kỳ thông qua các bài kiểm tra trên lớp
KÈ
Lấy điểm thông qua các hoạt động học khác của HS (hồ sơ học tập, thuyết trình, diễn kịch, quay video…) Câu 2: Sử dụng HĐKĐ trong dạy học, thầy (cô) thấy có cần thiết hay không? Vì sao?
DẠ Y
……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………
53
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 1 BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
CI
I. Mục tiêu bài học:
AL
PHỤ LỤC 2: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
1. Kiến thức: - Nêu được thành phần dịch vận chuyển.
OF
- Nêu được động lực đẩy của dòng vận chuyển.
FI
- Mô tả con đường vận chuyển các dòng vật chất trong cây.
2. Kỹ năng:
- Quan sát tranh hình, hiện tượng, thí nghiệm phát hiện kiến thức.
ƠN
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, kĩ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập.
3. Thái độ:
NH
- Vận dụng kiến thức giải thích được một số hiện tượng thực tế trong thiên nhiên. - Hiểu được cấu tạo và sự phát triển của cây, để biết cách chăm sóc cây xanh, góp phần làm trong sạch không khí xuang quanh mình. 4. Năng lực hình thành
Y
- Kĩ năng chung: tư duy, giao tiếp, hợp tác......
QU
- Kĩ năng chuyên biệt : tự thiết kế thí nghiệm và khả năng quan sát. II. Nội dung trọng tâm: - 2 con đường vận chuyển vật chất và động lực đẩy dòng vật chất di chuyển. III. Đồ dùng dạy học: Hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5, 2.6 SGK, phiếu học tập.
M
KÈ
đáp.
IV. Phương pháp dạy học: Trực quan, hoạt động nhóm, thảo luận và hỏi V. Tiến trình dạy học: 1. HĐKĐ: Mục đích:
DẠ Y
Xác định được có 2 dòng vận chuyển trong cây, chiều vận chuyển của 2 dòng
đó.
Nội dụng: Vận dụng kiến thức đã học ở lớp 10, và bài số 1 giải thích bông hoa trắng ngâm trong dung dịch nước màu sẽ đổi màu.
54
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” Sản phẩm:
AL
HS làm được thí nghiệm giao về nhà, thí nghiệm được tiến hành như sau:
CI
Lấy 2 cốc thủy tinh, cốc A chứa nước lã có hòa mực màu đỏ, cốc B chứa nước lã không pha màu. Cắm mỗi cốc một bông hoa lay ơn màu trắng rồi để ra chỗ ánh sáng khoảng 6 tiếng. Hiện tượng: Bông hoa màu trắng sẽ đổi màu.
FI
Tiến trình hoạt động:
Bước 2: Hs hoạt động nhóm trả lời cau hỏi
OF
Bươc 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 2 phút trả lời câu hỏi: Bông hoa màu trắng đổi màu chứng tỏ điều gì? Bước 3: Gọi đại diện các nhóm trình bày ý kiến
ƠN
Từ câu trả lời của HS GV dẫn dắt vào bài mới 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Mục đích:
NH
- Nêu được cấu tạo, thành phần dịch, động lực của các dòng mạch gỗ và mạch rây.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập. Nội dung
Y
Trong cây có những dòng vận chuyển nào?
QU
Nghiên cứu dòng mạch gỗ, nghiên cứu dòng mạch rây Dự kiến sản phẩm:
Mạch gỗ dòng đi lên vận chuyển nước, muối khoáng… Mạch rây dòng đi xuống vận chuyển sản phẩm quang hợp…
M
- Dòng mạch gỗ:
KÈ
Thành phần dịch mạch gỗ: Chủ yếu là nước và ion khoáng. Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (a.amin, amit, vitamin…)
DẠ Y
Động lực đẩy dòng mạch gỗ: Là sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy (áp suất rễ), lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. Dòng mạch rây:
Thành phần của dịch mạch rây: Chủ yếu là đường saccarozơ, các a.amin, hoocmon TV, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều kali. 55
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” - Động lực của dòng mạch rây:
AL
Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả …)
Hoạt động của GV và HS
CI
Cách thức tổ chức hoạt động:
Nội dung cần đạt
Giao nhiệm vụ:
FI
I. Dòng mạch gỗ
ƠN
OF
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao II. Dòng mạch rây nhiệm vụ: trong vòng 10 phút mỗi nhóm trả lời câu hỏi và sau đó cử dại diện lên bảng trình bày. Tiêu chí Mạch Nhóm 1: Phân biệt cấu tạo dòng mạch gỗ gỗ và dòng mạch rây. Cấu tạo Nhóm 2: Phân biệt thành phần dịch của 2 mạch.
Nhóm 4: Trình bày động lực của dòng mạch rây.
Động lực
Thực hiện nhiệm vụ
Y
NH
Nhóm 3: Trình bày động lực của dòng mạch gỗ.
Thành phần dịch
Mạch rây
QU
- HS nghiên cứu SGK, trao đổi trong nhóm để thống nhất ý kiến. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
M
- GV gọi đại diện 1 nhóm báo cáo từng chủ đề trước lớp, nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
KÈ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
DẠ Y
- GV đưa thông tin phản hồi, nhận xét, đánh giá, chuẩn hóa kiến thức.
56
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” PHIẾU HỌC TẬP: Phân biệt mạch gỗ và mạch rây Mạch gỗ
Mạch rây
AL
Tiêu chí
- Là những tế bào chết.
- Là những tế bào sống.
CI
- Gồm quản bào và mạch ống, các - Gồm ống rây và tế bào tế bào nối với nhau thành ống dài kèm. Các ống rây nối đầu từ rễ lên lá. với nhau thành ống dài từ lá xuống rễ. Thành tế bào được linhin hóa.
FI
Cấu tạo
OF
Là các sản phẩm được đồng Nước muối khoáng được hấp thụ Thành phần hóa ở lá: saccarôzơ và một ở rễ và các chất hữu cơ được tổng dịch số ion khoáng được sử dụng hợp ở rễ. lại. - Lực đẩy (áp xuất rễ)
ƠN
Là sự phối hợp của 3 lực:
Là do sự chênh lệch áp xuất thẩm thấu giữa cơ quan - Lực hút do thoát hơi nước ở lá. nguồn (lá)và cơ quan đích - Lực liên kết giữa các phân tử (rễ). nước với nhau và với thành mạch gỗ.
NH
Động lực
3. Hoạt động luyện tập/củng cố:
Y
Mục đích
Nội dung:
QU
Giúp HS hiểu rõ hơn, đồng thời biết cách chăm sóc cây như cung cấp nước, dinh dưỡng để đạt hiệu quả cao trong sản xuất. GV ra bài tập:
DẠ Y
KÈ
M
Bài tập: Dưới đây mô tả một thí nghiệm
a. Hãy cho biết thí nghiệm ở trên hình nhằm mục đích gì?
b. Hãy giải thích kết quả của thí nghiệm và rút ra kết luận? 57
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
AL
- Làm thí nghiệm sau, quan sát hiện tượng và giải thích:
+ Ươm cây lúa và trồng trong khay nhựa qua sát lá cây vào sáng sớm, ghi nhận hiện tượng và giải thích.
CI
Hiện tượng: vào sáng sớm trên đầu ngọn lá có giọt nước nhỏ, quan sát lâu sẽ thấy giọt nước rớt xuống và 1 giọt mới sẽ từ từ được hình thành.
OF
FI
Giải thích: đó là hiện tượng ứ giọt, thường xảy ra ở cây 1 lá mầm, hoặc cây thân thảo nhỏ, do lực đẩy của áp suất rễ (qua những đêm ẩm ướt độ ẩm không khí tương đối bão hòa hơi nước, không thể hình thành sự thoát hơi nước ở lá như ban ngày, do đó nước được ứ thành giọt ở tận các đầu cuối lá) 5. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………
ƠN
……………………………………………………………………………………… Sau TN
Sản phẩm lớp 11A5
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
Trước TN
Trước TN
Sau TN Sản phẩm lớp 11A7 58
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” BÀI 19: TUẦN HOÀN MÁU (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
CI
Sau bài học, HS đạt được:
AL
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 2:
1. Kiến thức:
- Nêu được các khái niệm: Tính tự động của tim, chu kỳ tim, huyết áp, vận tốc
FI
máu.
- Trình bày được hoạt động tự động của tim, chu kì tim.
OF
- Trình bày được trình tự và thời gian co dãn của tâm nhĩ và tâm thất. - Giải thích được tại sao nhịp tim của các loài thú lại khác nhau.
ƠN
- Trình bày được cấu trúc của hệ mạch, và quy luật vận chuyển máu trong hệ mạch. - Giải thích được các trị số của huyết áp, huyết áp giảm dần trong hệ mạch, sự biến động của vận tốc máu.
NH
- Biết được một số bệnh lý về tim mạch, cách phòng tránh và bảo vệ hệ tim mạch trong cơ thể. 2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng thực hành, quan sát, phân tích, so sánh,
Y
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
QU
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng. - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. 3. Thái độ:
- Có niềm tin vào tri thức khoa học của bài.
M
- HS nhận thức rõ vai trò quan trọng của hệ tuần hoàn.
KÈ
- Giáo dục ý thức bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tim mạch. 4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tư duy thông qua phân tích, so sánh
DẠ Y
- Năng lực chuyên biệt: khai thác hình ảnh, thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nghiên cứu khoa học: đề xuất giả thuyết, dự đoán kết quả… II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV: 59
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” - Thiết bị dạy học: Máy chiếu
AL
- Học liệu: SGK, SGV, PPCT. 2. Chuẩn bị của HS
CI
- Tài liệu: SGK, một số hình trong SGK
- Sưu tầm: một số bệnh lý của hệ tuần hoàn, biện pháp để giữ cho tim và hệ tuần hoàn khỏe mạnh.
FI
III. NỘI DUNG TRỌNG TÂM: - Cơ chế hoạt dộng của tim IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
OF
- Sự biến đổi của huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HĐKĐ (5 phút) Mục tiêu:
ƠN
Trực quan, hoạt động nhóm, thảo luận và hỏi đáp
NH
- Quan sát video thí nghiệm “tính tự động của tim” và trả lời các câu hỏi liên quan. - Gây hứng thú tìm tòi cho HS.
Y
Nội dung Sản phẩm:
QU
- Xem video thí nghiệm và hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi. - Câu trả lời của HS. Tổ chức thực hiện
M
Bước 1: GV chiếu video. Sau khi xem xong GV đặt câu hỏi:
KÈ
Video thí nghiệm “tính tự động của tim”: Mổ ếch để lộ tim và cơ đùi ếch, sau đó cắt tim ếch và cơ đùi ếch cho vào dung dịch muối sinh lý. - Hiện tượng: Tim ếch khi cắt rời khỏi cơ thể vẫn co dãn (đập) nhịp nhàng còn cơ đùi ếch thì không.
DẠ Y
- Câu hỏi: Tại sao lại có hiện tượng như vậy Bước 2: GV cho HS hoạt động nhóm (4 nhóm) trả lời câu hỏi
- Dự kiến câu trả lời: Do tim có tính tự động còn cơ đùi ếch thì không.
Từ câu trả lời của HS thì GV dẫn dắt vào bài mới.
60
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” Hoạt động 2.1: HOẠT ĐỘNG CỦA TIM Mục tiêu: - Trình bày được hoạt động tự động của tim, chu kì tim.
FI
Nội dung:
CI
- Nêu được các khái niệm: Tính tự động của tim, chu kỳ tim.
AL
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức
OF
- Báo cáo kết quả quan sát được từ video thí nghiệm, giải thích về tính tự động của tim theo tìm hiểu của nhóm, trả lòi được các câu hỏi do GV nêu ra. Sản phẩm:
- Tính tự động: là khả năng co dãn tự động theo chu kỳ của tim .
- Hoạt động của hệ dẫn truyền tim:
ƠN
- Tính tự động của tim là do hệ dẫn truyền tim, hệ dẫn truyền tim bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó his và mạng puôckin.
NH
Nút xoang nhĩ (tự phát xung điện sau một khoảng thời gian nhất định) → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm thất, tâm thất co. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
I. HOẠT ĐỘNG CỦA TIM:
Y
1. Tính tự động của tim
Nội dung cần đạt
KÈ
1 2 3
M
QU
- GV chiếu hình ảnh hệ dẫn truyền tim nhưng bị 1. Tính tự động của tim: che mất thành phần. Yêu cầu HS điền 1,2,3,4 là - Tính tự động: là khả năng co dãn tự động theo chu kỳ của tim . - Tính tự động của tim là do hệ dẫn truyền tim, hệ dẫn truyền tim bao gồm: Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó his và mạng puôckin.
DẠ Y
- Hoạt động của hệ dẫn truyền tim: Nút xoang nhĩ (tự phát xung điện sau một khoảng thời gian 4 nhất định) → hai tâm nhĩ tâm thành phần gì. nhĩ co nút nhĩ thất → bó His - HS: 1- Nút xong nhĩ, 2- Nút nhĩ thất, 3- Bó → mạng Puôckin → các tâm thất tâm thất co. His, 4- Mạng Puôckin 61
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
AL
- Gv cho HS xem hình ảnh động về cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyền tim. Vậy hệ dẫn truyền tim hoạt động như thế nào?
CI
- HS: nút xoang nhĩ (tự phát xung điện sau một khoảng thời gian nhất định) → hai tâm nhĩ tâm nhĩ co nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm thất tâm thất co.
OF
- HS: tạo máy tạo nhịp tim và sốc điện tim, ghép tim
FI
- GV: Vậy Người ta sử dụng tính tự động của tim vào y học để làm gi?
2. Chu kỳ hoạt động của tim:
2. Chu kỳ hoạt động của tim
NH
ƠN
- GV cho HS xem hình 19.1 SGK Chu kỳ - Mỗi chu kì tim gồm ba pha: hoạt động của tim gồm mấy pha và nhứng pha pha co tâm nhĩ→ pha co tâm thất → pha dãn chung. nào? - HS: Mỗi chu kì tim gồm ba pha: pha co tâm VD: Chu kì tim ở người trưởng thành: Pha co tâm nhĩ (0,1s) → nhĩ→ pha co tâm thất → pha dãn chung. pha co tâm thất (0,3s) → pha - GV: Một chu kỳ tim của người trưởng thành giãn chung (0,4s) là bao nhiêu?
QU
Y
- HS: Chu kì tim ở người trưởng thành: Pha co tâm nhĩ (0,1s) → pha co tâm thất (0,3s) → pha giãn chung (0,4s) - GV: Cho HS trả lời câu hỏi lệnh trong SGK - HS: Nghiên cứu và trả lời 2 câu hỏi
M
- GV: chốt lại kiến thức cần thiết.
KÈ
Hoạt động 2.2: HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu trúc của hệ mạch, và quy luật vận chuyển máu trong hệ mạch.
DẠ Y
- Giải thích được các trị số của huyết áp, huyết áp giảm dần trong hệ mạch, sự biến động của vận tốc máu.
- Biết được một số bệnh lý về tim mạch, cách phòng tránh và bảo vệ hệ tim mạch trong cơ thể.
62
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” Nội dung:
AL
Hoạt động nhóm kết hợp giảng giải. Sản phẩm:
CI
- Hệ mạch bao gồm hệ thống động mạch, hệ thống tĩnh mạch, hệ thống mao mạch. Đặc điểm
Tại sao có huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương?
Huyết áp tâm thu (ứng với lúc tim co), huyết áp tâm trương (ứng với lúc tim giãn).
Huyết áp là gì?
Là áp lực của máu tác động lên thành mạch.
OF
FI
Tiêu chí
ƠN
Theo em huyết áp có thay đổi không, lấy Có thay đổi, vd khi tập thể dục huyết ví dụ? áp tăng lên. Trọng lực,nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu.
NH
Những tác nhân làm thay đổi huyết áp?
QU
Y
Quan sát hình 19.2,19.3, Huyết áp thay đổi như nào trong hệ mạch?
Huyết áp giảm dần trong hệ mạch, cao nhất ở động mạch chủ→ động mạch lớn → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch →tĩnh mạch chủ.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt II. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH
KÈ
M
* GV: Chiếu slide về cấu trúc của hệ 1. Cấu trúc của hệ mạch: thống mạch, vấn đáp HS để tìm hiểu cấu - Hệ mạch bao gồm hệ thống động trúc của hệ mạch. mạch, hệ thống tĩnh mạch, hệ thống mao HS: nghiên cứu thông tin SGK, quan sát mạch slide để trả lời
DẠ Y
GV: nhấn mạnh thêm về thành của các loại mạch, vị trí, vai trò của từng loại hệ mạch *Giới thiệu một số con số lý thú về chiều dài của hệ mạch.
63
CI
GV: Giới thiệu về huyết áp của GV và yêu cầu HS điền vào phiếu học tập. 2. Huyết áp: (bảng 2) Bước 1: Quan sát ví dụ của GV
AL
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
Bước 2: Giới thiệu
- Thời gian thực hiện 7 phút. Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ
ƠN
- GV phát phiếu học tập (bảng 1), quan sát hỗ trợ các nhóm làm việc.
OF
FI
- GV phát phiếu học tập, HS tìm hiểu trang 83,84 SGK kết hợp với kiến thức thực tế hoàn thành phiếu học tập.
- Gọi 1 nhóm lên trình bày các nhóm khác nhận xét và bổ xung ý kiến. Bước 4: Đánh giá
NH
- GV công bố đáp án
- HS chốt nhanh các đáp án, báo cáo kết quả.
Y
- GV nhận xét.
QU
*Sản phẩm: - Bảng 2
- GV yêu cầu HS trả lời lệnh SGK
M
* GV giảng giải thêm bệnh huyết áp cao và huyết áp thấp
KÈ
- Giải thích tại sao huyết áp được đo chủ yếu ở cánh tay. 3. Vân tốc máu:
DẠ Y
GV: Yêu cầu HS xem clip máu chảy trong mạc treo ruột và nghiên cứu thông tin phần 3.SGK tr84 trả lời câu hỏi: - Vận tốc máu là gì
3. Vân tốc máu: - Vân tốc máu biến động như thế nào - Là tốc độ máu chảy trong 1 giây trong hệ mạch - Vận tốc máu phụ thuộc vào tiết diện 64
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” mạch và sự chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch
- So sánh tổng tiếc diện các loại mạch
CI
AL
- Mối liên quan giữa vận tốc máu và - Vận tốc máu nhỏ nhất ở mao mạch, tổng tiếc diện mạch. đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu với tế bào.
FI
Bảng 1
Đặc điểm
Tiêu chí
Huyết áp là gì
Những tác nhân làm thay đổi huyết áp
ƠN
Theo em huyết áp có thay đổi không, lấy ví dụ
OF
Tại sao có huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương
NH
QS hình 19.2,19.3, Huyết áp thay đổi như nào trong hệ mạch Bảng 2
Tiêu chí
Đặc điểm
Huyết áp là gì?
QU
Y
Tại sao có huyết áp tâm thu và Huyết áp tâm thu (ứng với lúc tim co), huyết huyết áp tâm trương. áp tâm trương (ứng với lúc tim giãn). Là áp lực của máu tác động lên thành mạch
Theo em huyết áp có thay đổi Có thay đổi, ví dụ khi tập thể dục huyết áp không, lấy ví dụ. tăng lên.
KÈ
M
Những tác nhân làm thay đổi Trọng lực, nhịp tim, khối lượng máu, độ huyết áp. quánh của máu.
DẠ Y
Huyết áp giảm dần trong hệ mạch, cao nhất ở Quan sát hình 19.2,19.3, Huyết áp Động mạch chủ → Động mạch lớn → tiểu thay đổi như nào trong hệ mạch. động mạch → Mao mạch → tiểu tĩnh mạch →Tĩnh mạch chủ. 3. Hoạt động luyện tập (4 phút) Mục tiêu:
- Vẽ sơ đồ tư duy về hoạt động của tim và hệ mạch 65
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” Nội dung:
AL
HS hoạt động nhóm tự vẽ hình trên giấy A0
Sản phẩm: Sơ đồ hệ thống kiến thức về hoạt động của tim và hệ mạch của
CI
HS. Tổ chức thực hiện:
FI
Bước 1: yêu cầu hs hệ thống bài bằng sơ đồ tư duy chú ý nhấn mạnh phần bệnh lý về huyết áp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
OF
Bước 3: Đánh giá nhanh
4. Vận dụng tìm tòi, mở rộng (bài tập theo nhóm) (3 phút)
ƠN
- Dựa vào clip máu chảy trong màng treo ruột, phân biệt động mạch, tĩnh mạch, mao mạch về độ dày của thành mạch, chiều dài, vận tốc máu, huyết áp (nhóm 1 và 2 cùng nghiên cứu) - Tại sao nói tăng huyết áp là kẻ thù giết người thầm lặng? (nhóm 3)
NH
- Cần phải làm gì để huyết áp ổn định? (nhóm 4) 5. Hướng dẫn tự học (1 phút)
- Học bài, đọc phần em có biết.
- Hệ thống kiến thức toàn bộ bài tuần hoàn máu tiết 1,2 bằng sơ đồ tư duy
Y
- Trả lời vào vở các câu hỏi lệnh SGK và câu hỏi phần vận dụng tìm tòi
DẠ Y
KÈ
M
QU
6. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………..
Tiết dạy thực nghiệm
Hoạt động khởi động 66
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” ĐỀ 1: KIỂM TRA 15 PHÚT BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
AL
PHỤ LỤC 4: ĐỀ KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM
CI
Câu 1. Động lực nào đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan khác A. Trọng lực của trái đất.
FI
B. Áp suất của lá.
C. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan rễ với môi trường đất.
OF
D. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa. Câu 2. Tế bào mạch gỗ của cây gồm quản bảo và A. tế bào nội bì.
B. tế bào lông hút.
C. mạch ống. D. tế bào biểu bì.
A. fructôzơ.
B. glucôzơ.
ƠN
Câu 3. Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là C. saccarôzơ.
D. ion khoáng.
Câu 4. Dòng mạch gỗ được vận chuyên nhờ
NH
(1). Lực đẩy (áp suất rễ)
(2). Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất (3). Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
Y
(4). Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (quả, củ…)
QU
(5). Lực hút do thoát hơi nước ở lá A. (1)-(3)-(5)
B. (1)-(2)-(4)
C. (1)-(2)-(3)
D. (1)-(3)-(4)
Câu 5. Cơ chế của sự vận chuyển nước ở thân là: A. khuếch tán, do chênh lệch áp suất thẩm thấu.
M
B. thẩm thấu, do chênh lệch áp suất thẩm thấu.
KÈ
C. thẩm tách, do chênh lệch áp suất thẩm thấu. D. theo chiều trọng lực của trái đất. Câu 6. Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là A. nước. B. ion khoáng. C. nước và ion khoáng D. Saccarôza và axit amin.
DẠ Y
Câu 7. Lực không đóng vai trò trong quá trình vận chuyển nước ở thân là: A. lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước). B. lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước). C. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch. 67
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” D. lực hút của quả đất tác động lên thành mạch gỗ.
AL
Câu 8. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu: A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
CI
B. từ mạch gỗ sang mạch rây. C. từ mạch rây sang mạch gỗ.
FI
D. qua mạch gỗ.
Câu 9. Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:
OF
A. lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).
B. lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước). C. lực liên kết giữa các phân tử nước. Câu 10. Áp suất rễ là: A. áp suất thẩm thấu của tế bào rễ.
NH
B. lực đẩy nước từ rễ lên thân.
ƠN
D. lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
C. lực hút nước từ đất vào tế bào lông hút. D. độ chênh lệch áp suát thẩm thấu tế bào lông hút với nồng độ dung dịch đất.
Y
Câu 11. Úp cây trong chuông thuỷ tinh kín, sau một đêm, ta thấy các giọt nước ứ ra ở mép lá. Đây là hiện tượng:
QU
A. rỉ nhựa và ứ giọt. B. thoát hợi nước. C. rỉ nhựa D. ứ giọt. Câu 12. Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng: A. rỉ nhựa. B. ứ giọt.
C. rỉ nhựa và ứ giọt.
D. thoát hơi nước.
Câu 13. Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do:
M
(1). Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra
KÈ
(2). Có sự bão hòa hơi nước trong không khí (3). Hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá
(4). Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá
DẠ Y
A. (1), (2).
B. (1), (3).
C. (2), (3).
D. (2), (4).
Câu 14. Trong một thí nghiệm chứng minh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, người ta tiến hành tiêm vào mạch rây thuộc phần giữa thân của một cây đang phát triển mạnh một dung dịch màu đỏ; đồng thời, một dung dịch màu vàng được tiêm
68
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
AL
vào mạch gỗ của thân ở cùng độ cao. Hiện tượng nào dưới đây có xu hướng xảy ra sau khoảng một ngày? A. Ngọn cây (phần xa mặt đất nhất) chỉ có thuốc nhuộm đỏ, còn chóp rễ (phần sâu nhất dưới đất) chỉ có thuốc nhuộm vàng.
CI
B. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
C. Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
FI
D. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm đỏ; chóp rễ có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng.
OF
Câu 15: Khi nói về nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1). Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra. (2). Có sự bão hòa hơi nước trong không khí.
ƠN
(3). Hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá.
(4). Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá. A. 1.
NH
Phương án trả lời đúng là: B. 4.
C. 3.
ĐÁP ÁN 1
2
3
4
Đáp án
D
C
C
A
5
6
Y
Câu
D
7
8
9
10
11
12
13
14 15
D
D
B
B
D
C
D
C
D
DẠ Y
KÈ
M
QU
A
D. 2.
69
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
BÀI 19: TUẦN HOÀN MÁU Câu 1: Ở người trưởng thành, nhịp tim thường vào khoảng B. 85 lần/phút C. 75 lần/phút
D. 65 lần/phút
CI
A. 95 lần/phút
AL
ĐỀ 2: KIỂM TRA 15 PHÚT
ƠN
OF
FI
Câu 2: Lượng hemoglopin trong máu của động vật có xương sống ở nước phụ thuộc vào nhiệt độ của nước nơi chúng sống. Đường cong nào của đồ thị dưới đây mô tả đúng sự biến đổi này?
B. Đường cong b
C. Đường cong c
D. Đường cong d
NH
A. Đường cong a
Câu 3: Động mạch là những mạch máu
Y
A. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.
QU
B. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan. C. Chảy về tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.
M
D. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan.
KÈ
Câu 4: Mao mạch là những
A. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào.
DẠ Y
B. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào. C. Mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.
70
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
AL
D. Điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào. Câu 5: Bệnh nhân bị hở van nhĩ thất (van nối giữa tâm nhĩ với tâm thất) sẽ dễ bị suy tim. Nguyên nhân chính là do
CI
A. Khi tâm thất co sẽ đẩy một phần máu chảy ngược lên tâm nhĩ, làm cho lượng máu chảy vào động mạch vành giảm nên lượng máu nuôi tim giảm
FI
B. Khi bị hở van tim thì sẽ dẫn tới làm tăng nhịp tim rút ngắn thời gian nghỉ của tim.
OF
C. Khi tâm thất co sẽ đẩy một phần máu chảy ngược lên tâm nhĩ làm cho lượng máu cung cấp trực tiếp cho thành tâm thất giảm, nên tâm thất bị thiếu dinh dưỡng và oxi
ƠN
D. Khi tâm thất co sẽ đẩy một phần máu chảy ngược lên tâm nhĩ ngăn cản tâm nhĩ nhận máu từ tĩnh mạch về phổi làm cho tim thiếu oxi để hoạt động Câu 6: Tĩnh mạch là những mạch máu từ
A. Mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim.
NH
B. Động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim. C. Mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.
Y
D. Mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.
QU
Câu 7: Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài A. 0,1 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây.
M
B. 0,8 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.
KÈ
C. 0,12 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây. D. 0,6 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.
DẠ Y
Câu 8: Điều không đúng khi nói về đặc tính của huyết áp là A. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.
B. Tim đập nhanh và mạch làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ. C. Càng xa tim, huyết áp càng giảm. 71
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
AL
D. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phần tử máu với nhau khi vận chuyển. Câu 9: Khi nói về mối quan hệ giữa huyết áp, tiết diện mạch máu và vận tốc máu, phát biểu nào sau đây sai?
CI
A. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện mạch tăng dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch nên vận tốc máu giảm.
FI
B. Mao mạch có tổng tiết diện mạch lớn nhất nên huyết áp thấp nhất.
OF
C. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện mạch giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ nên vận tốc máu tăng dần. D. Vận tốc máu phụ thuộc sự chênh lệch huyết áp và tổng tiết diện mạch máu. Câu 10: Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự
ƠN
A. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co. B. Nút nhĩ thất → hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co.
NH
C. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → mạng Puôckin → bó His → các tâm nhĩ, tâm thất co. D. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ → nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co.
Y
Câu 11: Huyết áp là lực co bóp của
QU
A. Tâm thất đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch. B. Tâm nhĩ đầy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch. C. Tim đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch. D. Tim nhận máu từ tĩnh mạch tạo ra huyết áp của mạch.
M
Câu 12: Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì
KÈ
A. Mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. B. Mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
DẠ Y
C. Mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. D. Thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. Câu 13: Ở mao mạch, máu chảy chậm hơn ở động mạch vì 72
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” A. Tổng tiết diện của mao mạch lớn.
AL
B. Mao mạch thường ở gần tim. C. Số lượng mao mạch ít hơn.
CI
D. Áp lực co bóp của tim tăng.
Câu 14: Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào dưới đây?
FI
1. Lực co tim. 2. Nhịp tim.
OF
3. Độ quánh của máu. 4. Khối lượng máu. 5. Số lượng hồng cầu.
ƠN
6. Sự đàn hồi của mạch máu. Phương án trả lời đúng là: A. (1), (2), (3), (4) và (5)
NH
B. (1), (2), (3), (4) và (6) C. (2), (3), (4), (5) và (6) D. (1), (2), (3), (5) và (6)
Câu 15: Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ
Y
A. Động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch
QU
B. Tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → động mạch C. Động mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → tĩnh mạch
Câu
ĐÁP ÁN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10 11 12 13 14 15
C
B
B
B
B
D
B
D
B
A
C
B
A
B
A
DẠ Y
KÈ
Đáp án
M
D. Mao mạch → tiểu động mạch → động mạch → tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch
73
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
OF
FI
CI
AL
PHỤ LỤC 5: MỘT SỐ HÌNH ẢNH
NH
ƠN
Kiểm tra 15 phút lần 1
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
Kiểm tra 15 phút lần 2
Khảo sát HS
Khảo sát GV 74
Học sinh tích cực
QU
Y
NH
ƠN
Tiết học có HĐKĐ gây hứng thú, hấp dẫn
OF
FI
CI
AL
“Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11”
DẠ Y
KÈ
M
Hoạt động nhóm sôi nổi
Hoạt động nhóm sôi nổi 75