4 minute read

học III. Đổi mới phương pháp dạy học Hóa học theo định hướng phát triển

4. Những năng lực đặc thù cần phát triển cho học sinh trong môn Hóa học Theo PGS.TS Đặng Thị Oanh - Giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội: Trong chương trình giáo dục phổ thông, mỗi môn học đều có đặc thù riêng và có thế mạnh để hình thành và phát triển năng lực đặc thù của môn học. Và môn Hóa học là môn học có điều kiện thuận lợi để triển khai đổi mới dạy học và đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Ngoài việc hình thành và phát triển năng lực chung thì môn Hóa học cũng nhằm mục tiêu phát triển 6 năng lực đặc thù sau: Bảng 3: Những năng lực đặc thù cần phát triển cho học sinh trong môn Hóa học

Những năng lực đặc thù Yêu cầu cần đạt

Advertisement

Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học - Qua các bài học, học sinh sẽ nghe và hiểu được nội dung các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và các biểu tượng hóa học (kí hiệu, hình vẽ, mô hình cấu trúc các phân tử các chất, các loại liên kết hóa học. - Các em sẽ viết và biễu diễn đúng công thức hóa học của các chất vô cơ và hữu cơ ở dạng công thức, đồng đẳng, đồng phân. - Ngoài ra, các em còn nhận biết và rút ra được các quy tắc đọc tên và đọc đúng tên theo các danh pháp khác nhau đối với các hợp chất hữu cơ. - Trình bày và vận dụng được các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và hiểu được ý nghĩa của chúng. - Năng lực này bao gồm các năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng và vận dụng thí nghiệm, năng lực quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng tự nhiên - Các bài học sẽ giúp các em sử dụng thành thạo đồ dùng thí nghiệm, sẽ tiến hành lắp đặt các bộ dụng cụ cần thiết cho từng thí nghiệm. Hiểu được tác dụng của từng bộ phận, biết phân tích đúng sai trong các thao tác lắp ghép. - Các em sẽ tiến hành độc lập các thí nghiệm, nghiên cứu, tìm kiếm và thu thập những kiến thức cơ bản để hiểu biết giới tự nhiên và kỹ thuật.

Năng lực tính toán

Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học - Thông qua các bài học, các em sẽ mô tả rõ ràng cách tiến hành thí nghiệm, mô tả chính xác các hiện tượng thí nghiệm, giải thích một cách khoa học các hiện tượng đã xẩy ra. Viết được phương trình hóa học từ đó rút ra những kết luận về tính chất của các chất.

- Thông qua các bài tập hóa học sẽ hình thành năng lực tính toán cho học sinh. Các em sẽ vận dụng thành thạo phương pháp bảo toàn (bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện tích, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn electron...) trong việc giải các bài tập. - Học sinh có thể sử dụng thành thạo phương pháp đại số trong toán học và mối liên hệ với kiến thức hóa học để giải các bài toán hóa học. Sử dụng nhiều thuật toán để biện luận và tính toán ở nhiều dạng bài tập hóa học khác nhau.

- Qua quá trình học tập trên lớp, học sinh sẽ phân tích được tình huống, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong đời sống. - Các em sẽ thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề. - Đề xuất và phân tích được một số giải pháp để giải quyết vấn đề, lựa chọn được giải pháp phù hợp. - Ngoài ra học sinh còn đề xuất được các giả thuyết khoa học khác nhau, lập kế hoạch chi tiết để giải quyết vấn đề đặt ra. Thực hiện các kế hoạch độc lập sáng tạo, hoặc hợp tác trên cơ sở giả thuyết đã đặt ra. - Môn hóa học sẽ giúp các em điều chỉnh các giải pháp cho phù hợp với bối cảnh xã hội. - Qua quá trình học tập sẽ giúp học sinh có năng lực hệ thống hóa kiến thức, phân loại kiến thức hóa học, hiểu rõ đặc điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến thức hóa học đó. - Học sinh phải biết lựa chọn kiến thức một cách phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống xẩy ra cụ thể trong thực tiễn.

This article is from: