7 minute read

3.3.3 Kỹ thuật trao - nhận tín gậy trong chạy tiếp sức 4 x 100m

số 4 chạy đoạn cuối cùng chỉ có trách nhiệm nhận tín gậy mà không phải trao cho ai. - Các bài tập bổ trợ cho xuất phát: + Xuất phát từ các tư thế ban đầu: Nằm, ngửa, nằm sấp chống tay, quỳ trên gối, ngồi, xuất phát cao… + Ngồi xuống, đứng lên với trọng lượng giới hạn và gần giới hạn + Bật cao lên trên khi có mang vật nặng + Bật cao lên trên từ tư thế ngồi trên 1 chân + Ngồi xuống đứng lên với tạ trên vai 4 đến 5 lần có tính thời gian. + Nhảy xa từ tư thế bàn đạp xuất phát hoặc từ tư thế xuất phát cao. 3.3.3 Kỹ thuật trao- nhận tín gậy trong chạy tiếp sức 4 x 100m. Có hai cách trao- nhận tín gậy: Từ trên xuống và từ dưới lên. Qua quá trình giảng dạy, huấn luyện và tìm hiểu về chạy tiếp sức tôi thấy kĩ thuật trao- nhận tín gậy từ trên xuống có nhiều điểm ưu việt hơn nên tôi đã hướng dẫn học sinh của mình tập luyện theo cách trao này. Đối vối cách trao từ trên xuống người nhận đưa tay ra sau, lòng bàn tay ngửa lên trời, ngón cái chĩa sang bên bốn ngón kia chụm lại với nhau. Người trao tín gậy đặt một đầu gậy từ trên xuống vào lòng bàn tay đồng đội mình.

Trong kĩ thuật chạy tiếp sức, khó nhất là việc trao và nhận được tín gậy trong khu vực quy định, khi cả người trao và người nhận tín gậy đều chạy với

Advertisement

tốc độ cao ( gần bằng tốc độ tối đa của mỗi người). Để đạt được điều này vận động viên cần làm tốt hai việc sau: + Xác định vạch báo hiệu chính xác: Đó là khi việc trao và nhận tín gậy được diễn ra trước khi người nhận ra khỏi khu vực quy định và người nhận được hoặc gần đạt được tốc độ tối đa của mình.

Đối với các thành viên của đội tuyển trường THPT Thịnh Long tôi thường áp dụng cách xác định vạch báo hiệu như sau: Từ vạch giới hạn đầu tiên của khu vực trao nhận gậy VĐV bước lùi về phía sau 3 bước thường, đánh dấu. Sau đó từ điểm đánh dấu tiến về phía trước 5 bước thường, từ điểm đó di chuyển sang mép bên kia của đường chạy di chuyển ngược lại 18 bàn chân đối với Nam, 22 bàn chân đối với Nữ đánh dấu bằng ký hiệu. Đó chính là vạch báo hiệu giữa hai người chạy.

- Trao và nhận tín gậy chính xác: Trao và nhận tín gậy đúng thời cơ mà không làm giảm tốc độ chạy. Để có được điều này, từng học sinh không chỉ biết thực hiện thuần thục kĩ thuật cá nhân mà còn phải phối hợp với đồng đội một cách nhuần nhuyễn. Để đạt được điều đó cần phải thực hiện một số bài tập sau: +Xác định vạch báo hiệu A : Để xác định được vạch báo hiệu A, ban đầu đặt vạch A cách vạch B khoảng 8 – 10m để học sinh chạy thử,sau đó điều chỉnh (tiến lên hay lùi xuống) cho phù hợp. Chỉ điều chỉnh vị trí của A tuyệt đối không thay đổi tốc độ chạy. Nếu với A ban đầu, người trao gậy đuổi không kịp

A

B

người nhận thì phải đưa A về gần B và ngược lại nếu đuổi kịp sớm, phải đưa A ra xa B hơn. + Phối hợp trao –nhận tín gậy : Trước hết phải xác định đó là kỹ thuật trao từ trên xuống. Từng học sinh trong đội tự tập theo nhiệm vụ được phân công. Nếu là người trao, tập đưa tín gậy về trước và phát tín hiệu bằng âm thanh (thường là “hấp” tuy nhiên để tránh tình trạng nhầm với tín hiệu của đối thủ nên ra tín hiệu bằng cách gọi tên đồng đội của mình ở vị trí nhận gậy, ví dụ “Lan”). Khi tay cầm gậy đánh về trước thì hô, sau khi hô vẫn đánh tay cầm gậy về sau, tiếp đó khi đánh tay về trước mới làm động tác trao. Sai lầm chủ yếu của học sinh trao gậy là ngay sau khi ra lệnh lập tức bắt đầu chuyển gậy tiếp sức cho đồng đội của mình mà không có quãng dừng. Điều này làm cho hai VĐV thực hiện động tác tay ngược nhau và hậu quả là thường làm rơi gậy. Để tránh sai lầm này giáo viên cần tạo thói quen cho người trao là sau khi ra lệnh cần nhất thiết phảu thấy rõ tay của đồng đội đã duỗi thẳng và thực hiện việc trao chính xác. Nếu là người nhận , trong khi đánh tay như đang chạy, làm động tác đưa tay về sau để nhận tín gậy với kỹ thuật tương ứng với kỹ thuật của người trao. Một trong những sai lầm lớn nhất của các em học sinh nhận gậy là dùng tay tìm gậy. Để khắc phục thì động tác phải nhanh và ổn định, để người trao luôn biết trước sẽ phải đưa gậy vào vị trí nào, để có sự ổn định đó khi đưa tay về sau cần phải duỗi thẳng và giữ im nó, đưa sát người, tuy nhiên đối với học sinh phổ thông thời gian tập luyện không nhiều thì động tác đưa tay ra sau bắt gậy cần giật khuỷu tay lên cao như thế người trao sẽ không bị cúi nhiều, mất thăng bằng cơ thể dễ bị ngã hoặc ảnh hưởng đến tốc độ.Việc tập của học sinh phải theo trình tự từ chậm đến nhanh, khi ổn định rồi thì cho tập theo từng nhóm hai người. +Tập phối hợp hai người: Ban đầu đứng tại chỗ, người nhận đứng trước người trao đứng sau ( hơi lệch sang bên cạnh để tay trao và tay nhận cùng trên

một mặt phẳng thẳng đứng, song song với hướng chạy ). Khoảng cách giữa hai người khoảng 1- 1,3m để khi trao và nhận tín gậy tay của hai người đều được duỗi thẳng. Khi tập tại chỗ nhịp nhàng rồi thì bắt đầu di chuyển từ chậm tới nhanh và cuối cùng tập phối hợp có xác định vạch báo hiệu để trao – nhận tín gậy trong khu vực 20m quy định. + Tập phối hợp cả đội : Ban đầu cả bốn vận động viên cùng chạy theo một hàng dọc, em nọ cách em kia khoảng 1- 1,3m. Em chạy cuối cùng là em chạy chặng đầu, có cầm tín gậy, sau khi cùng chạy vài bước tín gậy sẽ được chuyển từ em chạy chặng đầu lên em chạy chặng thứ 2. Từ em chạy chặng thứ 2 trao cho em chạy chặng thứ 3 và em chạy chặng thứ 3 trao cho em chạy chặng cuối cùng. Như vậy học sinh chạy chặng đầu chỉ tập trao gậy cho học sinh chạy chặng 2, còn VĐV chạy chặng 2, chặng 3 vừa tập nhận gậy của VĐV chạy chặng trước vừa tập trao gậy cho VĐV chạy chặng sau mình. VĐV chạy chặng 4 chỉ tập nhận gậy của VĐV chặng 3. sau khi đã phối hợp ăn ý thì giáo viên cho cả đội tập từ chậm đến nhanh và chạy hết cả quãng đường 4 x 100m.

Cũng phải cần lưu ý rằng trong quá trình chạy VĐV không được cầm gậy quá chặt nếu không sẽ ảnh hưởng đến tần số động tác đánh tay. Còn nếu cầm lỏng lẻo quá sẽ làm rơi gậy trong khi chạy. Trong chạy tiếp sức 4 x 100m ,số 1 cầm tín gậy ở tay phải , chạy lệch sang bên trái của ô chạy. số 2 cần chạy sát phía ngoài ô chạy và nhận tín gậy bằng tay trái và sau đó trao vào tay phải của số 3. Cũng như số 1 vì phải chạy ở đường vòng nên số 3 cũng chạy sát mép trong của ô chạy để không bị chạy cự li dài hơn quy định. Số 4 ( chạy trên đường thẳng ) chạy sát bên phải ô chạy và nhận tín gậy bằng tay trái. 3.3.4 Kỹ thuật chạy trên đường vòng

1

2 3

4

This article is from: