2 minute read

Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 5

thường chung đúc vào hình ảnh điển hình nhất của cái tôi trong Lửa thiêng: kẻ lữ thứ bơ vơ trong không gian vô cùng vô tận, trôi dạt trong thời gian vô thủy vô chung. Đồng thời là sự hòa hợp giữa hệ thống thi pháp của Thơ Đường với những thi pháp của thơ tượng trưng Pháp. Vì những lẽ đó mà bước vào mỗi thi phẩm của Huy Cận ta đều thấy bàng bạc một phong vị Đường thi. Giai đoạn 1930- 1945, văn học công khai tuy được phép lưu hành nhưng chịu sự kiểm duyệt khắt khe của thực dân Pháp. Tinh thần yêu nước khó bộc bạch trực diện. Những nghệ sĩ chân chính thường phải bày tỏ tấc lòng với nước non kín đáo, bóng gió. Ở “Tràng Giang” Huy Cận đã kín đáo gửi lòng yêu nước vào nỗi buồn và niềm thiết tha trước thiên nhiên tạo vật. Đó là nỗi buồn sầu của một người dân thuộc địa trước giang sơn bị mất chủ quyền(nỗi buồn sông núi) đã hòa lẫn với nỗi bơ vơ trước tạo vật vô biên hoang vắng. Đây không chỉ là nỗi buồn của một cá thể mà còn là nỗi buồn bơ vơ của một thế hệ. Đồng thời thiết tha với thiên nhiên tạo vật cũng là thiết tha với giang sơn tổ quốc mình. Đối với học sinh điều này khó nhận ra vì nó không thể hiện qua ngôn từ cụ thể nào, mà khuất lấp sau cảm giác bơ vơ và thái độ tha thiết. Hơn nữa những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ cũng là một khía cạnh tương đối khó lĩnh hội đối với học sinh. Cùng chịu ảnh hưởng từ trường phái thơ tượng trưng siêu thực Pháp, trong rất nhiều sáng tác của Hàn Mặc Tử người ta không phân biệt được giữa hư và thực, giữa cái hữu hình và vô hình, giữa nội tâm và ngoại giới, giữa chủ thể và khách thể… Mọi giác quan bị trộn lẫn, mọi logic bình thường trong tư duy và ngôn ngữ, trong ngữ pháp và thi pháp bị đảo lộn bất ngờ. Thơ Hàn Mặc Tử có một diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn. Tuy nhiên, đằng sau thế giới hình ảnh phức tạp ấy vẫn hiện rõ một tâm hồn chứa chan lòng yêu sống, tha thiết và đau đáu hướng về cuộc đời và “Đây Thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ như thế. Mặc dù là một thi phẩm rất hay và độc đáo, thể hiện được cơ bản những đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử nhưng nó chưa nhận được sự quan tâm đúng mức cũng như vẫn còn có những cách tiếp cận chưa thỏa đáng của cả thầy và trò khi học tác phẩm này như: Chỉ xem tác phẩm như một bài thơ tả cảnh xứ Huế hoặc tiếp cận tác phẩm như một bài thơ tình thuần túy-Tình yêu đơn phương của thi sĩ với Hoàng Cúc.

Advertisement

This article is from: