10 minute read

II. Đọc hiểu tâm trạng, tình cảm và cảm xúc của nhân vật trữ tình

cảnh bi đát của mình. Tuy vậy, nhà thơ vẫn biết ơn nàng. Để tạ lòng cố nhân, chàng soạn bài “Đây thôn Vĩ Dạ ” nhờHoàng Tùng Ngâm gửi tặng lại Hoàng Cúc.

II. Đọc hiểu tâm trạng, tình cảm và cảm xúc của nhân vật trữ tình. 1. Nét đẹp của phong cảnh và tâm trạng của tác giả:

Advertisement

Hình ảnh thôn Vĩ Dạ Bài thơ ba khổ, mười hai dòng, mới đọc tưởng là đơn giản, nhưng thật ra, giống như nhiều bài thơ khác của Hàn Mặc Tử, bài thơ này thật không dễ hiểu. Nó không đơn thuần là một bài thơ tả cảnh thôn Vĩ. Giữa câu này với câu khác, giữa khổ thơ nọ với khổ thơ kia có cảm giác đứt đoạn, như chẳng liên hệ gì với nhau. Từ trong mạch sâu của cảm xúc, trong toàn khối ý tứ thì đây là một bài thơ gửi gắm cả bầu tâm sự của nhà thơ bất hạnh, tha thiết gắn bó với con người, với cuộc đời, mà giờđây cảm thấy bệnh tật hiểm nghèo sắp chia lìa ông với tất cả. “Đây thôn Vĩ Dạ ”, cái tên của bài thơ nghe như một tiếng chào mời, một lời giới thiệu và bài thơ đã bắt đầu từ ý thư của Hoàng Cúc: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Câu thơ nghe như là một lời trách, nhưng có lẽ là trách yêu và chắc người bị trách cảm thấy rất hạnh phúc khi được trách. Hố sâu ngăn cách giữa Hàn Mặc Tử với mọi người vì bệnh tật hiểm nghèo khiến cho nhà thơ vô cùng cô đơn, tuyệt vọng. Nay lại có người quan tâm thăm hỏi chân thành, người đó lại là người mình thầm yêu trộm nhớ, lập tức kỉ niệm thôn Vĩ xa xưa hiện về bừng sáng và sống động. Đây là thôn Vĩ Dạ tươi đẹp, êm đềm trong kí ức của Hàn Mặc Tử.

Đây là thôn Vĩ được ngắm nhìn bởi “cặp mắt xanh non” và “cái nhìn biếc rờn”, một thuở trong trắng yêu đời của chàng thi sĩ Hàn Mặc Tử đang xây giấc mộng màu hồng ở tuổi vị thành niên. Cho nên “nắng” như là nắng cõi thần tiên: “nắng hàng cau nắng mới lên”, nó rất sáng, rất tươi bởi vì sương còn đọng đẫm trên lá cau, thân cau của thôn Vĩ Dạ. Cây cau thường đứng cao nhất trong vườn nên mới đón được ánh hồng ban mai để rực sáng lên. Nhưng đây cũng là ánh nắng buổi đầu đời của tuổi thanh xuân nên nó lưu lại trong tâm hồn thi sĩ một kỉ niệm không thể nhạt phai. Phải chăng đó là cái nắng rất sáng, rất tươi mà có lần Xuân Diệu đã thốt lên: “Tôi muốn tắt nắng đi - Cho màu đừng nhạt mất”. Có lẽ đấy cũng là “nắng mới” được nhắc đến hai lần trong bài thơ cùng tên của thi sĩ Lưu Trọng Lư:

- Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác gà trưa gáy não nùng. - Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước giậu phơi. Nắng kỉ niệm được nhắc tới hai lần: “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên” làm bừng sáng cả câu thơ và nghe như tiếng reo vui. Vườn cây thôn Vĩ Dạ trong “nắng mới”, trong kí ức và kỉ niệm cũng đẹp như tiên cảnh với lá ngọc cành vàng “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Hai từ “ mướt quá” làm cho câu thơ như một tiếng reo vui, trầm trồ thích thú. Thực tế màu xanh của lá có thể “mướt quá”, long lanh dưới ánh nắng, nhưng không thể “xanh như ngọc”. Đây vẫn là màu xanh trong kí ức, trong kỉ niệm của tuổi thanh xuân nên mới trong trẻo đến thế. Thuở xưa có một chàng thi sĩ trẻ trung, thiết tha gắn bó với đời, với người, chưa hề vương chút mặc cảm bệnh tật đau thương nên nhìn cảnh thôn Vĩ Dạ thấy cái gì cũng rực sáng, long lanh. Câu thơ có một từ “ai” nghe thật thiết tha như nói với người yêu. “Vườn ai” là vườn của nhà ai đó, nhưng “vườn ai” cũng có thể là vườn nhà người mình yêu, ở đó lưu giữ nhiều kỉ niệm như vườn Thúy từng lưu giữ bao nhiêu kỉ niệm đẹp giữa Thúy kiều và Kim Trọng. Cảnh thì đẹp thần tiên, người thì thật thân thiết, cho nên tình cảm với thôn Vĩ thật đằm thắm. Ẩn hiện sau khóm trúc, thấp thoáng trong “vườn ai” là khuôn “mặt chữ điền” thật hiền hậu.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Những câu thơ của Hàn Mặc Tử giàu sức tạo hình, hài hòa màu sắc, đường nét, ánh sáng, mảng khối, trước mắt chúng ta là bức tranh chân dung. Chiếc lá trúc che ngang làm cho khuôn mặt chữ điền phúc hậu, hiền hòa trở nên dễ mến thương. Biết rõ hoàn cảnh đau thương của Hàn Mặc Tử lúc viết bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, người đọc cảm động, xót thương và yêu quý ông hơn. Có cảm giác sau mỗi hình ảnh đẹp về cảnh, về người thôn Vĩ Dạ là những nỗi đau mà ông nén chịu để cố gắng bám lấy sự sống tươi đẹp. Kể từ khi bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ ” ra đời đến nay, nhiều thế hệ bạn đọc biết và yêu thương một vùng quê trù phú, cây trái, vườn tược bốn mùa xum xuê tươi tốt ngọt lành, con người hiền hòa, phúc hậu. Đằng sau cảnh thiên nhiên mĩ lệ ấy ẩn hiện một tấm lòng yêu đất nước quê hương. Đoạn thơ mở đầu “Đây thôn Vĩ Dạ ” không chỉ là nỗi nhớ thương tha thiết của nhà thơ về một vùng đất thơ mộng mà còn là khát khao hướng tới cái đẹp của cuộc đời, cái đẹp của tình người, đành rằng nó thấp thoáng, chập chờn, xa xôi, mờ ảo.

2. Hình ảnh gió, mây, sông, trăng và cảm xúc của tác giả:

Khổ thơ thứ nhất là sự bừng sáng của kỉ niệm, thi sĩ sống lại một thuở tâm hồn còn trong trắng, hồn nhiên, yêu đời, đang xây những giấc mộng đẹp và chưa hề mặc cảm về những hoạn nạn đau thương mà mình có thể gặp trong cuộc đời.

Sang đến khổ thơ thứ hai, thi sĩ trở về với thực trạng đau thương. Do trực cảm về bệnh tật hiểm nghèo sẽ dẫn đến sự chia lìa, vĩnh quyết giữa thi sĩ với người thân, với cuộc đời, cho nên ý thơ thoắt “buồn thiu”. Nắng mới hàng cau vừa bừng sáng bỗng vụt tắt, nhường chỗ cho những hình ảnh chia lìa, tan tác, buồn thương hiu hắt:

Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay. Khổthơ thấm đượm dư vị xót xa. Kỷniệm xưa vềthôn Vĩ Dạ, vềtình người càng đẹp bao nhiêu thì thực tại càng đau đớn buồn bã bấy nhiêu. Trên đời này không gì khổ bằng chuyện vui nhớ lại trong ngày đau thương. Thi sĩ là người hay mơ mộng “là thi sĩ nghĩa là ru với gió - Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” (Xuân Diệu). Trong khổ thơ của Hàn Mặc Tử cũng có đủ mây, gió, trăng, hoa, sông nước, thuyền bến…nhưng chỉ gợi lên nỗi buồn tan tác, chia li. Xưa nay gió mây thường gắn với nhau, gió cuốn mây bay; nhưng trong thơ của Hàn Mặc Tử, gió mây lại ngả đôi đường:” Gió theo lối gió, mây đường mây”. Sự chia li thật phũ phàng. Thôn Vĩ Dạ đối diện với Cồn Hến, một đồi đất nổi lên giữa dòng sông Hương, trên đó người dân trồng nhiều bắp. Dòng nước sông Hương trôi lững lờ, gió trên sông Hương nhẹ lay động hoa bắp, gợi lên cảm giác buồn hiu hắt. Cái buồn của cảnh vật hòa vào nỗi buồn xa vắng của lòng người. Phải chăng đó là sự im lặng vĩnh hằng khi ta chia lìa với cuộc đời. Trong nỗi tuyệt vọng, thi sĩ tìm đến bạn trăng tri kỉ. Trăng với thi nhân muôn thuở đã chia sẻ với nhau bao nhiêu nỗi niềm. Đặc biệt, trong thơ của Hàn Mặc Tử có hai nhân vật là Hồn và Trăng cũng biết khóc, biết cười, gào thét và quằn quại. Trăng của thi sĩ tình tứ, biết lả lơi: Trăng nằm sóng xoãi trên cành liễu Đợi gió đông về để lả lơi…

(Bẽn lẽn, 1936) Trong nỗi đau đớn, tuyệt vọng, thi sĩ cất lời gọi ai đó đem con thuyền chở trăng về với mình. Bến sông trăng và con thuyền của ai đó đang neo đậu cứ như là con thuyền và bến sông trong mơ mộng. Không còn là dòng sông của sóng nước

nữa, mà đây là dòng sông ánh sáng, lấp lánh ánh trăng vàng, tuôn chảy khắp đất trời, vũ trụ. Khổ thơ có một câu hỏi kèm theo với tiếng gọi thiết tha:

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? Trong câu hỏi đã có sẵn mầm tuyệt vọng, nếu chở trăng về kịp thì hồn đau thương của thi sĩ hoạn nạn sẽ được an ủi chút ít, thi sĩ muốn có người bạn thân thiết là vầng trăng để xoa dịu nỗi đau. Còn nếu không chở trăng về kịp thì “đêm nay” thi sĩ sẽ hết sức cô đơn, bởi vì điều thi sĩ muốn thổ lộ, chỉ có trăng mới thấu hiểu và cảm thông. Câu hỏi rơi vào hư vô bởi vì không có âm vọng hồi đáp. Thi sĩ muốn bám lấy vẻ đẹp của Thiên nhiên để an ủi tâm hồn đau thương, nhưng nỗi đau thương tăng lên gấp bội. Có thể coi những vần thơ này là những tín hiệu thẩm mĩ phát đi lời kêu cứu của một thi sĩ hoạn nạn nơi trần thế.

3. Tâm sự của nhà thơ:

Nhà thơ hướng về đồng loại, hướng về người xứ Huế để hi vọng được an ủi. Điệp ngữ “ khách đường xa”… nghe xót xa, khắc khoải như lời thi sĩ tự nói với mình, với người thiếu nữ thôn Vĩ, với cả người đời, thi sĩ chỉ là một vị “khách đường xa”, chợt đến, rồi chợt chia xa. Hơn thế nữa lại là người khách trong “mơ”, thực mà không là thực, tưởng là gần, trái lại, quá xa xôi mờ ảo. Trên con đường

đời xa lắc xa lơ, giờ đây thi sĩ ôm vết tử thương, đang lùi lại phía sau đồng loại, ở đây, ở trong hoạn nạn, người như mờ đi trong màn sương khói đau thương:

Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?

Trong khổ thơ xuất hiện em - áo - trắng, phải chăng là Người - Áo - Trắng mộng mơ của Hàn Mặc Tử thuở xa xôi nay hiện về trong tâm trạng đau thương? Giữa nhà thơ và cô gái thôn Vĩ là một khoảng mờ sương khói. Câu thơ cuối là một hoài nghi hòa lẫn với niềm thiết tha gắn bó với Đời và Người: “Ai biết tình ai có đậm đà?”. Ý tứ câu thơ đi - về cả hai chiều ý nghĩa với đại từ “ai” phiếm chỉ: liệu tình người thôn Vĩ có đậm đà, tình người đời thương kẻ hoạn nạn có chân thành, mặn mà, hay chỉ là một chút tình thương hại nhạt nhẽo, mờ ảo, chóng tan như màn sương khói kia? Người thôn Vĩ và cả người đời nữa, có thấu chăng lòng thi sĩ rất thiết tha với cảnh, với người, với tình xứ Huế, với cả cuộc đời. Cả hai chiều ý nghĩa hợp lại, tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng trong một hồn thơ đau thương khao khát được sống trong yêu thương của con người và cuộc đời. Khách quan, tiếng thơ nhắc nhở ta hãy biết yêu thương và bao dung, độ lượng với đồng loại. Ở đời này có biết bao người hoạn nạn cần đến sự cảm thông, chia sẻ ân tình của mỗi người chúng ta. Bài thơ đánh thức lòng trắc ẩn vốn tiềm tàng trong nhân thế.

This article is from: