7 minute read

Mô tả bản chất của sáng kiến 6

ngôn ngữ trong tác phẩm. Xét về quy mô loại rộng hơn thể, mỗi loại bao gồm một số thể. Vấn đề phân chia thể loại văn học đã được đề cập tới từ thời xa xưa. Sự phân chia thể loại văn học: Ở mỗi quốc gia và ở các giai đoạn lịch sử khác nhau các nhà nghiên cứu có cách phân chia khác nhau dựa trên một cơ sở nhất định nào đó. Ở Phương Tây ngay từ thời Hy Lạp cổ đại trong cuốn “Nghệ thuật thi ca” Aritxtot đã phân chia văn học gồm có ba thể loại chính là: Tự sự, trữ tình, kịch. Ông coi có là ba phương thức mô phỏng. Vai trò: Thểloại văn học thuộc phạm trù lí luận văn học, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động dạy và học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Mỗi tác phẩm văn học đều trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức. Nó có thể có dung lượng, nội dung, hình thức…khác nhau. Song chúng cùng thuộc một loại thể nhất định. Không có một tác phẩm văn học nào lại không thuộc vào một thể loại nào đó. Vì vậy người đọc tiếp nhận tác phẩm văn chương dựa trên tiêu chí thể loại là một hướng tiếp cận mới, khoa học, hiệu quả. Thể loại với những đặc trưng của nó có vai trò quan trọng đối với việc tiếp nhận tác phẩm văn học. Bởi lẽ nhà văn sáng tác theo thể loại thì cả người dạy và người học đều có thể cảm thụ theo loại thể. Phương thức nhà văn sử dụng để tái hiện hiện thực đời sống sẽ quy định phương thức cảm thụ của người đọc theo hướng mà nhà văn đã định ra. Từ đó nó có quy định phương hướng giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường. Bạn đọc muốn đi sâu tìm hiểu tác phẩm cần phải đi trên con đường mà nhà văn đã đi. Song để đi được trên con đường ấy, người đọc cần phải hiểu lý thuyết về tác phẩm, trong đó lý thuyết về thể loại là vấn đề cốt yếu. Nó là chìa khóa vàng để mở ra cánh cửa khám phá tác phẩm văn chương hiện thực.

1.2. Lí thuyết đọc- hiểu tác phẩm.

Advertisement

Khái niệm: Theo từ điển Tiếng việt: “Đọc là phát ra thành lời những điều đã được viết ra theo đúng trình tự, là tiếp nhận nội dung của một tập hợp kí hiệu bằng cách nhìn vào tập hợp kí hiệu đó. Đọc là hiểu thấu bằng cách nhìn vào biểu hiện bên ngoài” (tr.418). Đọc là một quá trình hoạt động tâm lí nhằm tiếp cận ý nghĩa kí hiệu ngôn ngữ được in hay được viết. Đọc là hoạt động đặc trưng của con người đểtiếp nhận

thông tin và truyền thông tin; là một hoạt động mang tính văn hóa, phản ánh đời sống và chất lượng. Đọc hiểu theo đặc trưng thể loại - một con đường tiếp nhận tác phẩm văn học. Vai trò: Đọc là con đường duy nhất để tiếp nhận tác phẩm văn học. Song bạn đọc không chỉ dừng lại ở lớp vỏ ngôn từ mà phải tìm ra tầng ý nghĩa sau câu chữ. Qua đó thấy được tư tưởng, tình cảm, thái độ mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm. Thực tế cho thấy trong qua trình đọc không phải ai cũng có thể tiếp nhận tác phẩm văn học đúng như ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ. Vì đọc không dừng lại ở biết mà còn phải hiểu. Do đó người đọc cần phải tìm ra cách đọc hữu hiệu nhất, con đường ngắn nhất để tìm hiểu tác phẩm văn chương. Phương pháp đọc - hiểu theo đặc trưng thể loại là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao, phù hợp với quan điểm dạy học tích cực phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học.

1.3. Đặc trưng thể loại trữ tình.

Khái niệm: Theo từ điển thuật ngữ Văn học “Trữ tình là một trong ba phương thức thể hiện đời sống bên cạnh loại tự sự và kịch”. Trữ tình là loại tác phẩm phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩa, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh. Ở đây nguyên tắc chủ quan là nguyên tắc cơ bản trong việc chiếm lĩnh hiện thực. Tương ứng với nó là phương thức phản ánh hiện thực bằng cách bộc lộ cảm xúc. Đặc trưng: Loại trữ tình biểu hiện trực tiếp thếgiới chủ quan của con người. Trong tác phẩm trữ tình, tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ… được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu của tác phẩm. Tác giả có thể biểu hiện cảm xúc cá nhân mình mà không cần kèm theo bất cứ một sự miêu tả biến cố, sự kiện nào. Tác phẩm trữ tình biểu hiện cảm xúc chủ quan của nhà thơ nhưng điều đó cũng được xác lập trong mối quan hệ giữa thực tại khách quan bởi vì mọi cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của con người bao giờ cũng đều là cảm xúc về cái gì, tâm trạng trước vấn đề gì… Do đó, hiện tượng cuộc sống vẫn được thể hiện trong tác

phẩm trữ tình. Tác phẩm trữ tình vẫn coi trọng việc miêu tả các sự vật, hiện tượng trong đời sống khách quan bằng các chi tiết chân thật, sinh động. Những chi tiết chân thật, sinh động trong đời sống dễ khêu gợi những tình cảm sâu sắc, mới mẻ. Có điều những chi tiết trong tác phẩm trữ tình bao giờ cũng hết sức cô đọng, súc tích.

Tác phẩm trữ tình bao giờ cũng mang đậm dấu ấn riêng của nhà thơ. Đó là những nỗi niềm chủ quan thầm kín nhưng khi sáng tác nhà thơ luôn luôn nâng mình lên thành người mang tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ cho một loại người, một thế hệ và cả những chân lí phổ biến… Người ta thường nói đến từ chân trời của cái “tôi” đến chân trời của cái “ta”, “Từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả” cũng trên ý nghĩa này. Trong tác phẩm trữ tình có nhân vật trữ tình và nhân vật trong tác phẩm trữ tình. Nhân vật trong tác phẩm trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tâm sự, cảm xúc, suy nghĩ của mình, là nguyên nhân trực tiếp khêu gợi nguồn cảm hứng cho tác giả. Nhân vật trữtình không phải là đối tượng đểnhà thơ miêu tảmà chính là những cảm xúc, ý nghĩa, tình cảm, tâm trạng, suy tư … về lẽ sống và con người được thể hiện trong tác phẩm. Phần lớn nhân vật trữ tình xuất hiện với tư cách là những tình cảm, tâm trạng, suy tư… của chính bản thân nhà thơ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp nhân vật trữ tình không phải là hiện thân của tác giả. Do tính chất tiêu biểu, khái quát của nhân vật trữ tình nên nhà thơ có thể tưởng tượng, hóa thân vào đối tượng để xây dựng nhân vật trữ tình theo qui luật điển hình hóa trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể coi đây là những nhân vật trữ tình nhập vai. Lời văn trong tác phẩm trữ tình đòi hỏi bộc lộ những tình cảm mạnh mẽ, những ý tập trung, hàm súc do đó nó phải tìm cho mình những lời văn phù hợp với yêu cầu gây ấn tượng mạnh, không phải chỉ bằng ý nghĩa của từ mà còn bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ nữa. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người khẳng định đặc điểm quan trọng nhất của lời văn trong tác phẩm trữ tình là giàu nhạc tính. Nhạc tính này, do đặc điểm ngôn ngữ của từng dân tộc. Do đó khi hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản giáo viên cần nắm vững các đặc trưng theo thể loại của văn bản đó.

This article is from: