5 minute read

1.2.2. Cơ sở về hoạt động trải nghiệm

- Ngƣời học phải có và sử dụng kĩ năng phân tích để khái quát hóa các kinh nghiệm DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL có đƣợc. - Ngƣời học phải ra quyết định và có kĩ năng giải quyết vấn đề để sử dụng những ý tƣởng mới thu đƣợc từ trải nghiệm. f. Nguyên tắc tổ chức học tập trải nghiệm - Đảm bảo tính trải nghiệm và phát huy khả năng sáng tạo của HS - Đảm bảo mục tiêu giáo dục - Đảm bảo tính vừa sức - Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên 1.2.2. Cơ sở về hoạt động trải nghiệm a. Khái niệm hoạt động trải nghiệm Theo từ điển Tiếng Việt thì “hoạt động” là sự tiến hành các công việc có quan hệ với nhau một cách chặt chẽ để đạt một mục đích nhất định trong đời sống xã hội; còn “trải nghiệm” chính là những gì ta thu nhận đƣợc trên hành trình sống, bắt nguồn từ sự quan sát, từ những va vấp và khám phá không ngừng. Từ những khái niệm trên, tôi đồng ý với quan điểm của các tác giả Trần Thị Gái và Phan Thị Thanh Hội về định nghĩa HĐTN: “Hoạt động trải nghiệm có thể định nghĩa là hành động trong đó chủ thể đƣợc tham gia trực tiếp một sự kiện hoặc tƣơng tác trực tiếp với các đối tƣợng nào đó, qua đó hình thành đƣợc kiến thức, kĩ năng, xúc cảm về sự kiện, đối tƣợng đó. HĐTN trong dạy học là học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập với sự tham gia trực tiếp, tích cực hoặc tƣơng tác trực tiếp với đối tƣợng học tập nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng, năng lực và xúc cảm với đối thƣợng học tập” (T.T.Gái & P.T.T.Hội, 2017). b. Bản chất hoạt động trải nghiệm Bản chất của hoạt động trải nghiệm chính là việc cụ thể hóa phƣơng thức học thông qua làm và phản ánh (học tập trải nghiệm). Khi đƣợc đƣa vào các HĐTN thực tế, HS sẽ có cơ hội nhìn vấn đề từ nhiều góc độ và quan điểm khác nhau, tránh bị áp đặt và có cơ hội đƣa ra giải pháp mang tính sáng tạo. c. Mô hình hoạt động trải nghiệm 11

Mô hình giáo dục trải nghiệm của David Kolb (1984) gồm bốn giai đoạn, trong đó DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ngƣời học điều chỉnh và thử nghiệm các khái niệm mới nhƣ là kết quả của các hoạt động phản hồi và hình thành khái niệm. Bốn giai đoạn cụ thể là: Giai đoạn 1: Pha trải nghiệm cụ thể Học tập thông qua các hoạt động, hành vi, thao tác cụ thể, trực tiếp gắn với bối cảnh thực tế, ngƣời học tham gia vào một trải nghiệm mới, kinh nghiệm có đƣợc thông qua làm, hoạt động trong hoàn cảnh cụ thể. Đây là lúc phát sinh dữ liệu của chu trình học tập. Giai đoạn 2: Quan sát phản ánh Ngƣời học suy nghĩ trở lại các hoạt động và kiểm tra một cách hệ thống những kinh nghiệm đã trải qua, phát hiện những đặc điểm, ý nghĩa của nó. Từ đó cùng nhau chia sẻ, phân tích, thảo luận để thống nhất quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề một cách hệ thống. HS cần có các phân tích, đánh giá các sự kiện, các kinh nghiệm qua việc tự mình suy ngẫm về kinh nghiệm đó. Giai đoạn 3: Trừu tƣợng hóa khái niệm Học tập thông qua việc xây dựng các khái niệm, tổng hợp và phân tích những gì quan sát đƣợc tạo ra các lý thuyết để giải thích các quan sát hay khái niệm trừu tƣợng là kết quả thu đƣợc từ sự tiếp nhận những gì cụ thể vốn có của hiện thực, qua thao tác tƣ duy của chủ thể để có đƣợc sự nhận biết đích thực, bản chất về đối tƣợng. Giai đoạn 4: Thử nghiệm tích cực Học tập thông qua những đề xuất, thử nghiệm các phƣơng án giải quyết vấn đề. Ngƣời học sử dụng lý thuyết để giải quyết vấn đề, ra quyết định. 12

Advertisement

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Hình 1.1. Mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của Kolb Bản chất mô hình học tập trải nghiệm của Kolb là một vòng xoắn ốc mô tả quá trình học tập, việc học có thể bắt đầu từ bất kì giai đoạn nào. Thông thƣờng ngƣời dạy sẽ tổ chức cho HS học bắt đầu từ trải nghiệm cụ thể, nó diễn ra liên tục theo hình xoắn ốc thúc đẩy sự phát triển liên tục kinh nghiệm của ngƣời học. Với sự lựa chọn điểm khởi đầu và chuyển một cách có chủ đích sự tập trung vào một giai đoạn nào đó sẽ làm nổi rõ phong cách học tập của từng ngƣời. Và đó chính là những phong cách cơ bản mà các giáo viên cần phải nhận thức khi thiết kế hoạt động học tập. Vận dụng chu trình của Kolb, có thể thiết kế hoạt động học tập cho học sinh trải qua 4 giai đoạn trải nghiệm. Việc bắt đầu từ giai đoạn nào cho phù hợp và có hiệu quả (bắt đầu từ thực tế công việc hay quan sát ngƣời khác hay học lý thuyết trƣớc) sẽ tùy vào nội dung, đặc điểm của ngƣời học (phong cách học) hoặc mục tiêu dạy học (hình thành kiến thức, kĩ năng gì cho ngƣời học). Nhiệm vụ của giáo viên là phải xác định kinh nghiệm vốn có của ngƣời học, từ đó thiết kế các nhiệm vụ học tập trong vùng phát triển gần và tạo ra môi trƣờng học tập tƣơng tác để HS tự lực học tập, chuyển hóa thành kinh nghiệm mới cho bản thân họ. d. Các dạng hoạt động trải nghiệm Khi bàn về HĐTN, có nhiều quan điểm phân loại HĐTN khác nhau. Sviciniki (1987) cho rằng trong chu trình trải nghiệm, mỗi giai đoạn sẽ có các hoạt động học tập tƣơng ứng theo định hƣớng phát triển năng lực HS, những hoạt động ở vành 13

This article is from: