13 minute read
Hình 2.1. Bài giảng trong khóa học
7 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL TT Bài (Chương trình cơ bản)
Số tiết dạy
Advertisement
Theo CV số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 20/08/2020 Nội dung điều chỉnh Hướng dẫn thực hiện
Bài 26: Luyện tập:
6
Nhóm halogen
2
Bài 27: Bài thực hành số 2. Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo Thí nghiệm 1, 2,
1
3 Tích hợp khi dạy chủ đề nhóm halogen
8
Bài 28: Bài thực hành số 3. Tính chất hóa học của brom và iot Thí nghiệm 1, 2,
1
3 Tích hợp khi dạy chủ đề nhóm halogen
2.1.1. Mục tiêu của chương Nhóm Halogen
Về kiến thức - Trình bày được vị trí của các nguyên tố thuộc nhóm halogen trong bảng tuần hoàn - Mô tả được công thức cấu tạo, tính chất vật lí của các đơn chất halogen và một số hợp chất của các halogen. - Trình bày được tính chất hóa học, phương pháp điều chế, ứng dụng của các đơn chất halogen và một vài hợp chất của các halogen. - Giải thích được mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử với tính chất hóa học của các nguyên tố halogen. - Giải thích được nguyên nhân quyết định tính oxi hóa mạnh của một số hợp chất có oxi của clo. - So sánh được tính chất của các đơn chất halogen, các axit halogenhidric. Về kỹ năng - Dự đoán tính chất hóa học của đơn chất, hợp chất halogen từ vị trí, cấu tạo nguyên tử, phân tử.
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL - Củng cố kỹ năng cân bằng phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron. - Vận dụng kiến thức hóa học để giải thích, kết luận các hiện tượng liên quan đến đời sống (như vai trò quan trọng của axit clohidric, sự cần thiết của muối clorua, iotua…) - Rèn kỹ năng quan sát, giải thích các hiện tượng thí nghiệm, kỹ năng thực hành thí nghiệm khi tiến hành một số thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất của đơn chất, hợp chất halogen. (nhận biết ion halogenua…) - Giải bài tập định tính và định lượng. Về thái độ - Có thái độ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm trong hoạt động tập thể và tự học trong quá trính học tập - Phòng bệnh do thiếu iot: Vận động gia đình và cộng đồng dùng muối iot. - Từ kiến thức đã học, có ý thức sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, có biện pháp bảo vệ môi trường. Về năng lực Ngoài các mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng kể trên, trong đề tài còn đặt ra mục tiêu bồi dưỡng cho HS các NLTH sau: - NL xây dựng kế hoạch TH - NL thực hiện kế hoạch TH. - NL đánh giá kết quả TH và điều chỉnh quá trình TH 2.1.2. Phân tích đặc điểm chung về phương pháp dạy học chương nhóm Halogen – Hóa học 10 Nhóm nguyên tố Halogen được nghiên cứu sau khi HS đã học xong kiến thức lí thuyết về cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa – khử, nên có vai trò quan trọng trong việc hình thành, hoàn thiện và phát triển các kiến thức, kĩ năng về hóa học. Cụ thể là: – Hoàn thiện và phát triển nội dung phần hóa học phi kim ở trường THCS ở mức độ mở rộng, sâu sắc, hiện đại, đi sâu vào bản chất các quá trình biến đổi của các nguyên tố và hợp chất của chúng. – Hoàn thiện và phát triển các kiến thức lí thuyết như khái niệm về các loại phản ứng oxi hóa – khử, các dạng liên kết hóa học. 39
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL – Vận dụng kiến thức lí thuyết chủ đạo để dự đoán, tìm hiểu và giải thích bản chất, nguyên nhân của các biến đổi hóa học, tính chất của các đơn chất, hợp chất của các nguyên tố và sự biến thiên tính chất của các nguyên tố trong nhóm, so sánh tính chất của các nguyên tố phi kim trong cùng chu kì. Cấu trúc chung khi dạy đa số các nội dung trong chủ đề này là trên cơ sở GV hướng dẫn HS phân tích về đặc điểm cấu tạo nguyên tử, phân tử, số oxi hóa của nguyên tử trung tâm trong phân tử và những kiến thức đã biết về tính chất axit – bazơ, phản ứng oxi hóa – khử để giúp HS dự đoán tính chất vật lí, tính chất hóa học của các chất. GV hướng dẫn HS đề xuất các ThN nghiên cứu tính chất của các chất, sau đó tiến hành ThN nghiên cứu hoặc kiểm chứng dự đoán và kết luận. Từ tính chất của các chất, HS có thể dự đoán và nêu ứng dụng của các chất trong cuộc sống. Đối với nội dung điều chế các chất, GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại tái hiện và tìm tòi để hướng dẫn HS vận dụng lí thuyết về mối quan hệ và biến đổi các chất cùng với kiến thức thực tiễn để nghiên cứu quá trình sản xuất các chất trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Như vậy khi áp dụng mô hình LHĐN để phát triển NLTH, GV có thể cho HS nghiên cứu tài liệu, bài giảng e-elearning để hệ thống hóa kiến thức, xem video thí nghiệm để rút ra tính chất hóa học và phương pháp điều chế các chất. 2.2. Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực tự học cho học sinh trường trung học phổ thông thông qua mô hình lớp học đảo ngược 2.2.1. Cấu trúc năng lực tự học của học sinh trung học phổ thông Dựa trên việc tổng quan tài liệu ở chương 1, chúng tôi xác định cấu trúc NLTH của HS gồm ba năng lực thành phần là: Xây dựng kế hoạch TH; Thực hiện kế hoạch tự học; Đánh giá và điều chỉnh quá trình tự học. - NL xây dựng kế hoạch TH là khảnăng xác định được nội dung cần TH, phương pháp, phương tiện TH, xác định được thời gian TH và dự kiến kết quả đạt được. - NL thực hiện kế hoạch TH là khả năng tìm kiếm nguồn thông tin TH, phân tích, xử lí thông tin và vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết tình huống/nhiệm vụ học tập. - NL đánh giá kết quả TH và điều chỉnh quá trình TH là khả năng phân tích, so sánh, đối chiếu kết quả TH với yêu cầu cần đạt được về chuẩn kiến thức, kĩ năng và NLTH để tự nhận xét và điều chỉnh quá trình TH giúp cho hoạt động TH ngày 40
3 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL càng hiệu quả hơn. Cấu trúc NLTH của HS được mô tả ở bảng 2.2 như sau: Bảng 2.2. Cấu trúc NLTH của HS trường THPT TT Các năng lực thành phần Biểu hiện NLTH 1 NL xây dựng kế hoạch TH
1. Xác định mục tiêu và nội dung cần TH. 2. Xác định phương pháp và phương tiện TH. 3. Xác định thời gian TH và dự kiến kết quả. 2 NL thực hiện kế hoạch TH.
4. Thu thập/Tìm kiếm nguồn thông tin TH 5. Phân tích và xử lí thông tin đã tìm kiếm. 6. Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết tình huống/ nhiệm vụ học tập. NL đánh giá kết quả TH và điều chỉnh quá trình TH
7. Đánh giá kết quả TH theo thang đánh giá nhiệm vụ. 8. Điều chỉnh và rút ra bài học kinh nghiệm cho nhiệm vụ TH tiếp theo.
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực tự học của học sinh trung học phổ thông
Trên cơ sở xác định cấu trúc NLTH (bảng 2.2), chúng tôi đã nghiên cứu và cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá NLTH của HS trường THPT như sau: NL xây dựng kế hoạch TH gồm các tiêu chí sau: - Tiêu chí 1: Xác định mục tiêu và nội dung cần TH là khả năng HS xác định kiến thức, kĩ năng và mức độ cần đạt được của từng nội dung. - Tiêu chí 2: Xác định phương pháp và phương tiện TH là khả năng HS xác định các biện pháp cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ TH trong đó đề xuất phương tiện và cách thức khai thác để lĩnh hội những nội dung TH đã xác định. - Tiêu chí 3: Xác định thời gian TH và dự kiến kết quả là khả năng HS xác định được quỹ thời gian cho mỗi hoạt động TH và đưa ra dự kiến sản phẩm đạt được sau TH. NL thực hiện kế hoạch TH gồm các tiêu chí sau: - Tiêu chí 4: Thu thập/Tìm kiếm nguồn thông tin TH là khả năng HS nghe, đọc, ghi chép, quan sát để lấy thông tin và chọn lọc nguồn thông tin qua sách giáo khoa, sách tham khảo, internet, website, khảo sát thực tiễn, thực nghiệm, giáo trình
1 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL điện tử, ... - Tiêu chí 5: Phân tích và xử lí thông tin đã tìm kiếm là khả năng HS so sánh, đối chiếu, phân tích, giải thích, chứng minh các thông tin thu thập được và rút ra kết luận. - Tiêu chí 6: Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết tình huống/ nhiệm vụ học tập là khả năng vận dụng kiến thức đã lựa chọn để giải quyết thành công các nhiệm vụ TH đã đề ra trong kế hoạch TH. NL đánh giá kết quả TH và điều chỉnh quá trình TH gồm các tiêu chí sau: - Tiêu chí 7: Đánh giá kết quả TH theo thang đánh giá nhiệm vụ là khả năng phân tích, so sánh, đối chiếu kết quả TH với với đáp án nhiệm vụ GV đưa ra để kết luận về mức độ NLTH và điểm số đạt được. - Tiêu chí 8: Điều chỉnh và rút ra bài học kinh nghiệm cho nhiệm vụ TH tiếp theo là khả năng nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình TH, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống/nhiệm vụ học tập khác. 2.2.3. Các mức độ biểu hiện năng lực tự học của học sinh trung học phổ thông Căn cứ vào cấu trúc NLTH và các biểu hiện NLTH chúng tôi xây dựng bảng mô tả mức độ biểu hiện NLTH của HS như bảng 2.3: Bảng 2.3. Mức độ biểu hiện của NLTH của HS THPT Biểu hiện
Mức độ biểu hiện
Mức 1 (1 điểm) Mức 2 (2 điểm) Mức 3(3 điểm) NL xây dựng kế hoạch TH
Xác định mục tiêu, nội dung TH chưa chính. xác. Xác định được mục tiêu, nội dung tự học nhưng chưa đầy đủ. Xác định được mục tiêu, nội dung tự học chính xác và đầy đủ. 2
Xác định chưa chính xác phương pháp/phương tiện TH Xác định được phương pháp/phương tiện nhưng chưa phù hợp với nội dung tự học Xác định được phương pháp/phương tiện phù hợp với nội dung tự học 3
Xác định thời gian tự học chưa hợp lí, chưa dự kiến kết quả đạt được. Xác định thời gian tự học hợp lí nhưng chưa Xác định thời gian tự học hợp lí và dự kiến kết quả đạt được.
5 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL dự kiến kết quả đạt được. NL thực hiện kế hoạch TH 4
Thu thập/tìm kiếm thông tin chưa chính xác, không phù hợp với nội dung TH Thu thập/ tìm kiếm thông tin chính xác, phù hợp với nội dung TH nhưng chưa đầy đủ. Thu thập/ tìm kiếm thông tin chính xác, đầy đủ, phù hợp với nội dung TH.
Phân tích, xử lí thông tin thu thập/tìm kiếm chưa chính xác. Phân tích, xử lí thông tin thu thập/tìm kiếm chính xác nhưng chưa đầy đủ. Phân tích, xử lí thông tin thu thập/tìm kiếm chính xác và đầy đủ. 6
Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết tình huống/nhiệm vụ học tập nhưng chưa chính xác. Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết tình huống/nhiệm vụ học tập chưa chính xác nhưng chưa đầy đủ.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết tình huống/nhiệm vụ học tập chính xác nhưng và đầy đủ.
NL đánh giá kết quả TH và điều chỉnh quá trình TH
7
Đánh giá kết quả TH theo thang đánh giá nhiệm vụ chưa chính xác Đánh giá kết quả TH theo thang đánh giá nhiệm vụ chính xác nhưng chưa đầy đủ. Đánh giá kết quả TH theo thang đánh giá nhiệm vụ chính xác và đầy đủ. 8
Điều chỉnh sai sót nhưng chưa phù hợp và chưa rút ra bài học kinh nghiệm cho nhiệm vụ TH tiếp theo. Điều chỉnh sai sót nhưng rút ra bài học kinh nghiệm chưa chính xác cho nhiệm vụ TH tiếp theo.
Điều chỉnh sai sót và rút ra bài học kinh nghiệm cho nhiệm vụ TH tiếp theo.
2.2.4. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh
Dựa vào tiêu chí và mức độ biểu hiện của NLTH đã thiết lập ở trên, chúng tôi đã xây dựng công cụ đánh giá năng lực của HS như sau: ➢ Đánh giá qua bài kiểm tra
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Sử dụng bài kiểm tra giữa kỳ II để đánh giá kiến thức, kỹ năng và một số biểu hiện NLTH của HS sau khi kết thúc chương Nhóm halogen, qua đó biết được kết quả học tập của HS, mức độ NLTH, giúp HS phát hiện và điều chỉnh những vấn đề lệch lạc trong kiến thức và phương pháp học tập. ➢ Đánh giá qua quan sát của GV với HS GV dựa trên bảng mô tả chi tiết các mức độ biểu hiện NLTH để đánh giá mức độ đạt được tiêu chí tương ứng của từng HS thông qua quan sát, thu thập các minh chứng được gợi ý trong suốt quá trình học tập của HS. Qua đó, GV có thể đánh giá được NLTH của mỗi HS (qua điểm TB của mỗi HS) hoặc đánh giá từng biểu hiện của tất cả các HS trong lớp học đã đạt được ở mức nào (qua điểm TB theo mỗi tiêu chí). Bảng 2.4: Phiếu đánh giá theo tiêu chí đánh giá năng lực tự học của giáo viên với học sinh Họ tên HS được đánh giá:………………………………………………………….. Trường THPT:……………………… Lớp………………….. Nhóm……………... Tên GV quan sát:…………………………………………………………………... GV đánh giá mức độ đạt được của các tiêu chí dưới đây của HS và cho điểm tương ứng vào ô trống. Mức 1: 1 điểm; Mức 2: 2 điểm; Mức 3: 3 điểm TT Tiêu chí
Mức độ Căn cứ Mức 1 Mức 2 Mức 3 đánh giá
1 Xác định mục tiêu và nội dung cần TH 2 Xác định phương pháp và phương tiện TH. Vở TH 3 Xác định thời gian TH và dự kiến kết quả. 4 Thu thập/Tìm kiếm nguồn thông tin TH. Kết quả thực hiện nhiệm 5 Phân tích và xử lí thông tin đã tìm vụ TH (phiếu kiếm. hướng dẫn 6 Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải TH)